Theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, Viện kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì bảng lương Kiểm sát viên tính từ thời điểm hiện nay đến hết ngày 30/6/2024 được quy định cụ thể như sau:
* Bảng lương Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước ngày 30/6/2024:
Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: VNĐ) |
6,20 | 11.160.000 |
6,56 | 11.808.000 |
6,92 | 12.456.000 |
7,28 | 13.104.000 |
7,64 | 13.752.000 |
8,00 | 14.400.000 |
* Bảng lương Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trước ngày 30/6/2024:
Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: VNĐ) |
4,40 | 7.920.000 |
4,74 | 8.532.000 |
5,08 | 9.144.000 |
5,42 | 9.756.000 |
5,76 | 10.368.000 |
6,10 | 10.980.000 |
6,44 | 11.592.000 |
6,78 | 12.204.000 |
* Bảng lương Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trước ngày 30/6/2024:
Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: VNĐ) |
2,34 | 4.212.000 |
2,67 | 4.806.000 |
3,00 | 5.400.000 |
3,33 | 5.994.000 |
3,66 | 6.588.000 |
3,99 | 7.182.000 |
4,32 | 7.776.000 |
4,65 | 8.370.000 |
4,98 | 8.964.000 |
Tuy nhiên, theo Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Báo cáo 329/BC-CP thì từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở cũng sẽ được tăng lên từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Khi đó bảng lương Kiểm sát viên từ ngày 01/7/2024 sẽ có sự thay đổi như sau:
Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: VNĐ) |
6,20 | 14.508.000 |
6,56 | 15.350.000 |
6,92 | 16.192.800 |
7,28 | 17.035.200 |
7,64 | 17.877.600 |
8,00 | 18.720.000 |
Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: VNĐ) |
4,40 | 10.296.000 |
4,74 | 11.091.600 |
5,08 | 11.887.000 |
5,42 | 12.682.000 |
5,76 | 13.478.400 |
6,10 | 14.274.000 |
6,44 | 15.069.600 |
6,78 | 15.865.200 |
Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: VNĐ) |
2,34 | 5.475.600 |
2,67 | 6.247.800 |
3,00 | 7.020.000 |
3,33 | 7.792.200 |
3,66 | 8.564.400 |
3,99 | 9.336.600 |
4,32 | 10.108.800 |
4,65 | 10.881.000 |
4,98 | 11.653.200 |
Theo Điều 76 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có 4 ngạch. cụ thể:
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm sát viên cao cấp;
- Kiểm sát viên trung cấp;
- Kiểm sát viên sơ cấp.
Trong đó ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp;
Còn các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên được quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
- Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
- Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng;
Trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.
Đối với nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp thì sẽ do luật định.
Trân trọng!