25/06/2024 18:47

Bảng lương giáo viên mầm non theo lương cơ sở từ ngày 01/7/2024

Bảng lương giáo viên mầm non theo lương cơ sở từ ngày 01/7/2024

Bộ Chính trị vừa thống nhất tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, khi đó lương giáo viên mầm non sẽ thay đổi thế nào theo mức lương cơ sở mới?

1. Bảng lương giáo viên mầm non theo lương cơ sở từ ngày 01/7/2024

Cách tính lương giáo viên mầm non như sau:

Lương giáo viên mầm non = Hệ số lương x Lương cơ sở

Theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non áp dụng bảng lương được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể:

- Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến 4,89;

- Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến 4,98;

- Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến 6,38. 

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP). tăng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng từ ngày 01/7/2024. 

Căn cứ Kết luận 83-KL/TW 2024 của Bộ Chính trị và Báo cáo 329/BC-CP của Chính phủ, Quốc hội thống nhất thực hiện các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.

Theo đó, tăng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng từ ngày 01/7/2024.

Như vậy, bảng lương giáo viên mầm non theo lương cơ sở năm 2024 như sau:

 

Hạng I

Hạng II

Hạng III

Hệ số lương

Đến 30/6/2024

Từ 1/7/2024

Hệ số lương

Đến 30/6/2024

Từ 1/7/2024

Hệ số lương

Đến 30/6/2024

Từ 1/7/2024

Bậc 1

4,00

7,200

9,360

2,34

4,212

5,476

2,10

3,780

4,914

Bậc 2

4,34

7,812

10,156

2,67

4,806

6,248

2,41

4,338

5,639

Bậc 3

4,68

8,424

10,951

3,00

5,400

7,020

2,72

4,896

6,365

Bậc 4

5,02

9,036

11,747

3,33

5,994

7,792

3,03

5,454

7,090

Bậc 5

5,36

9,648

12,542

3,66

6,588

8,564

3,34

6,012

7,816

Bậc 6

5,70

10,260

13,338

3,99

7,182

9,337

3,65

6,570

8,541

Bậc 7

6,04

10,872

14,134

4,32

7,776

10,109

3,96

7,128

9,266

Bậc 8

6,38

11,484

14,929

4,65

8,370

10,881

4,27

7,686

9,992

Bậc 9

-

-

-

4,98

8,964

11,653

4,58

8,244

10,717

Bậc 10

-

-

-

-

-

-

4,89

8,802

11,443

(Bảng lương giáo viên mầm non theo mức lương cơ sở - đơn vị: trăm nghìn đồng)

2. Phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên đối với giáo viên mầm non ngày 01/7/2024

Ngoài tiền lương, hàng tháng giáo viên còn được nhận thêm phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp thâm niên theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ Kết luận 83-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị và Báo cáo số 329/BC-CP ngày 21/6/2024 của Chính phủ, Quốc hội thống nhất tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, nên các khoản phụ cấp nhà giáo cũng tăng lên đáng kể, cụ thể:

(1) Phụ cấp ưu đãi nghề đối với giáo viên mầm non từ ngày 01/7/2024

Mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với giáo viên mầm non được thực hiện theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC

Theo đó, mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;

Đồng thời, mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.

Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề đối với giáo viên mầm non như sau:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

(2) Phụ cấp thâm niên đối với giáo viên mầm non ngày 01/7/2024 

Phụ cấp thâm niên đối với giáo viên mầm non được thực hiện theo quy định tại Nghị định 77/2021/NĐ-CP. Theo đó, mức phụ cấp thâm niên hiện nay như sau:

- Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

- Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng X Mức lương cơ sở X Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

Bùi Thị Như Ý
1735

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn