Chào anh, ban biên tập xin giải đáp như sau:
Tại Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá XII khẳng định:
- Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Hệ thống mạng lưới y tế phải rộng khắp, gần dân; được chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Do đó, bệnh cạnh về y đức thì người học y phải có trình độ chuyên môn cao trong một lĩnh vực cụ thể của ngành y.
Bác sĩ chuyên khoa là gì?
Bác sĩ chuyên khoa là những người đã được đào tạo y khoa nâng cao sau khi tốt nghiệp đại học. Và được trao bằng tốt nghiệp chuyên khoa là văn bằng pháp lý xác nhận trình độ sau đại học trong lĩnh vực y tế.
Các văn bằng chuyên khoa trong lĩnh vực y tế gồm:
- Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I
- Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II
- Bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện
Trong văn bằng có ghi rõ chuyên ngành đào tạo, phương thức đào tạo, xếp loại kết quả học tập của người được cấp bằng. (Căn cứ Điều 2 Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT).
Người có bằng thạc sĩ y học, thạc sĩ dược học có nhu cầu học chuyển đổi tự định hướng và lựa chọn chương trình học tập thích hợp để phát triển năng lực phù hợp với lĩnh vực công tác thì vẫn có thể chuyển đổi sang bằng chuyên khoa cấp I. Tuy nhiên, người học chuyển đổi phải chấp hành các quy định về thi tuyển và hoàn thành chương trình đào tạo chuyển đổi.
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục III Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT về các điều kiện mà người có bằng thạc sĩ y học, thạc sĩ dược học muốn học chuyển đổi lấy bằng chuyên khoa cấp I phải đáp ứng:
- Chuyên ngành của bằng thạc sĩ y học, thạc sĩ dược học phù hợp với chuyên ngành của bằng chuyên khoa cấp I muốn chuyển đổi.
- Có công văn cử đi học chuyển đổi của cơ quan quản lý nhân lực.
- Dự thi đạt yêu cầu môn chuyên ngành còn thiếu trong kỳ thi tuyển sinh chuyên khoa cấp I hàng năm của cơ sở đào tạo sau đại học tổ chức và được Bộ Y tế công nhận trúng tuyển.
- Hoàn thành các môn học còn thiếu thuộc chương trình đào tạo chuyên khoa cấp I và thi tốt nghiệp thực hành theo Quy chế đào tạo chuyên khoa cấp I hiện hành của Bộ Y tế. Chương trình các môn học bổ sung và thực hành cho từng chuyên ngành đào tạo do cơ sở đào tạo xây dựng được Bộ Y tế chuẩn y.
Như vậy, người có bằng thạc sĩ hoàn toàn có thể chuyển đổi lấy bằng chuyên khoa cấp I. Tuy nhiên, người học chuyển đổi phải đủ điều kiện chuyển đổi, chấp hành các quy định về thi tuyển và hoàn thành chương trình đào tạo chuyển đổi.
- Môn thi: Từ thạc sĩ chuyển đổi sang chuyên khoa cấp I: Thi môn chuyên ngành (của chuyên ngành) mà thí sinh đăng ký học chuyển đổi. Trong trường hợp thí sinh đã thi và đạt điểm quy định môn chuyên ngành trong kỳ thi cao học thì không phải thi môn này.
- Thời điểm thi và nội dung thi
+ Thời điểm thi: Tổ chức thi cùng ngày với kỳ thi tuyển sinh sau đại học hàng năm ở những cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ tuyển sinh sau đại học.
+ Nội dung thi: Thi cùng đề thi với đối tượng dự thi vào chuyên ngành mà thí sinh sẽ chuyển đổi.
+ Bảo vệ đề cương luận án tiến sỹ cấp cơ sở
- Đối tượng tự thi
+ Thực hiện như điểm I của Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT.
+ Học viên có thể đăng ký dự thi ở bất kỳ trường đại học nào có tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngành chuyên môn phù hợp với nguyện vọng của học viên.
- Điều kiện trúng tuyền
+ Các môn thi phải đạt từ điểm 5 trở lên.
+ Điểm trúng tuyển được xây dựng căn cứ vào kết quả thi và chỉ tiêu kế hoạch đào tạo chuyển đổi của cơ sở đào tạo được giao hàng năm.
+ Việc công nhận trúng tuyển thực hiện như quy định của Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT.
- Học viên phải kê khai các môn học hoặc học phần đã học khi đăng ký thi tuyển sinh và phải học bổ sung các môn học còn thiếu theo kế hoạch của từng cơ sở đào tạo.
- Cơ sở đào tạo xác định các môn học mà học viên sẽ học bổ sung theo quy chế đào tạo hiện hành ở từng chuyên ngành, ở từng trình độ đào tạo.
- Cơ sở đào tạo tiến hành xây dựng chương trình đào tạo chuyển đổi cho từng chuyên ngành ở từng trình độ, trình Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy chế hiện hành.
Từ thạc sỹ, tiến sỹ sang chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II:
- Có đủ các chứng chỉ hoặc điểm các môn học hoặc học phần học bổ sung và đạt từ 5 điểm trở lên;
- Thi tốt nghiệp môn chuyên ngành theo quy chế đào tạo chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp II hiện hành.
- Việc công nhận tốt nghiệp thực hiện như Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT.
- Đơn xin học của người có nhu cầu học chuyển đổi.
- Công văn của cơ quan cử người đi học chuyển đổi:
+ Đối với học viên đang công tác tại cơ sở y tế công lập do Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố ký công văn cử người đi học.
+ Đối với học viên công tác tại các cơ sở y tế ngoài công lập do đơn vị trực tiếp sử dụng lao động cử đi học và có xác nhận của Sở Y tế địa phương nơi đăng ký hành nghề y - dược tư nhân.
- Bảng điểm hoặc chứng chỉ các môn học.
- Chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp ở trình độ sau đại học của người có nhu cầu học chuyển đổi.
- Giấy chứng nhận có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.
(Theo hướng dẫn tại Công văn 10964/YT-K2ĐT ngày 01/7/2003)
Trân trọng!