Ngay từ thời kỳ đầu xây dựng Hải quân tiến lên chính quy, hiện đại, bộ đội Hải quân luôn nhận được sự quan tâm, chăm lo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Người vẫn dành thời gian đến thăm các đơn vị Hải quân và chỉ đạo công tác xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển lực lượng hải quân đối với công tác chi viện cho miền Nam trên tuyến vận tải biển sau này.
Hai tháng sau khi Cục Phòng thủ bờ bể chuyển thành Cục Hải quân, ngày 30, 31-3-1959, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm bộ đội Hải quân. Bác đi thăm Trường Huấn luyện Hải quân và Xưởng 46, hai cơ sở của Hải quân đào tạo về con người và đảm bảo an toàn về vật chất, kỹ thuật.
Bác nhắc nhở: “Bờ biển của ta có vị trí rất quan trọng. Vì vậy, nhiệm vụ của Hải quân trước mắt cũng như lâu dài rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Vừa qua các chú đã khắc phục khó khăn, đạt được một số thành tích bước đầu, Bác khen nhưng chớ chủ quan thỏa mãn, phải cố gắng tiến bộ nhiều hơn nữa”.
Ngay từ khi thành lập, Trường Huấn luyện Hải quân đã có nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo cán bộ, thuỷ binh cho các thuỷ đội và đài quan sát, đồng thời tham gia nghiên cứu kế hoạch huấn luyện và hoạt động của lực lượng thuỷ binh. Xưởng 46 có nhiệm vụ đóng mới, sửa chữa tàu thuyền và vũ khí trang bị kỹ thuật cho các đơn vị hoạt động trên biển.
Cùng đi với Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm các chiến sĩ Hải quân còn có đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Tổng thanh tra Ban Thanh tra của Chính phủ; đồng chí Nguyễn Khai, Bí thư Khu uỷ tả ngạn, đồng chí Vũ Kỳ, Chánh văn phòng Phủ Chủ tịch, thư ký của Người và bác sĩ Nhữ Thế Bảo…..
Như vậy, Bác Hồ đã lần đầu tiên đến thăm bộ đội Hải quân chỉ hai tháng sau ngày thành lập vào thời gian vào ngày 30 và 31-3-1959.
Theo quy định tại Điều 12 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được bổ sung bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 về tiêu chuẩn của sĩ quan như sau:
(1) Tiêu chuẩn chung:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
- Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
- Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
- Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
(2) Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ, chức danh của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.
Như vậy, tiêu chuẩn của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể. Đối với tiêu chuẩn chung thì sĩ quan phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, nhân dân, Đảng và Nhà nước; phẩm chất đạo đức cách mạng, gương mẫu, được quần chúng tín nhiệm; trình độ chính trị, khoa học quân sự, kiến thức tổng hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; lý lịch rõ ràng, sức khỏe và tuổi đời phù hợp. Tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức vụ,chức danh do cấp có thẩm quyền quy định.