Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan, Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023) quy định, cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an là Đại tướng.
Sau đây là 22 vị Đại tướng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ:
STT |
Họ và tên |
Quê quán |
Năm được phong |
Đại tướng trong Quân đội nhân dân Việt Nam |
|||
1 |
Võ Nguyên Giáp |
Quảng Bình |
1948 |
2 |
Nguyễn Chí Thanh |
Thừa Thiên Huế |
1959 |
3 |
Văn Tiến Dũng |
Hà Nội |
1974 |
4 |
Hoàng Văn Thái |
Thái Bình |
1980 |
5 |
Chu Huy Mân |
Nghệ An |
1980 |
6 |
Lê Trọng Tấn |
Hà Nội |
1984 |
7 |
Lê Đức Anh |
Thừa Thiên Huế |
1984 |
8 |
Nguyễn Quyết |
Hưng Yên |
1990 |
9 |
Đoàn Khuê |
Quảng Trị |
1990 |
10 |
Phạm Văn Trà |
Bắc Ninh |
2003 |
11 |
Lê Văn Dũng |
Bến Tre |
2007 |
12 |
Phùng Quang Thanh |
Hà Nội |
2007 |
13 |
Đỗ Bá Tỵ |
Hà Nội |
2015 |
14 |
Ngô Xuân Lịch |
Hà Nam |
2015 |
15 |
Lương Cường |
Phú Thọ |
2019 |
16 |
Phan Văn Giang |
Nam Định |
2021 |
17 |
Nguyễn Tân Cương |
Hà Nam |
2024 |
Đại tướng trong Công an nhân dân Việt Nam |
|||
18 |
Mai Chí Thọ |
Nam Định |
1989 |
19 |
Lê Hồng Anh |
Kiên Giang |
2005 |
20 |
Trần Đại Quang |
Ninh Bình |
2012 |
21 |
Tô Lâm |
Hưng Yên |
2019 |
22 |
Lương Tam Quang |
Hưng Yên |
2024 |
Căn cứ Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định về thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan như sau:
Điều 25. Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
Như vậy, Chủ tịch nước là người có thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng. Do đó, quân hàm Đại tướng quân đội sẽ do Chủ tịch nước phong.
Ngoài ra, người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
Thẩm quyền phong hàm sĩ quan Công an nhân dân được quy định tại Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
Điều 26. Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân
1. Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
4. Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.
Theo quy định trên, Chủ tịch nước cũng sẽ là người có thẩm quyền phong hàm Đại tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
Ngoài việc phong hàm Đại tướng thì Chủ tịch nước cũng có quyền giáng, tước cấp bậc Đại tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
Lưu ý: Mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm.
Việc phong hàm cấp bậc Đại tướng sẽ do Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Công an nhân dân 2018.