12/02/2022 14:27

05 bản án về tranh chấp yêu cầu di dời tài sản trên đất

05 bản án về tranh chấp yêu cầu di dời tài sản trên đất

Các tranh chấp yêu cầu buộc di dời tài sản trên đất thường phát sinh sau khi xảy các tranh chấp quyền sử dụng đất. Khi đó, sau khi có kết quả tranh chấp, xác định được đất đai thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ai thì người sử dụng đất hợp pháp có quyền yêu cầu các bên còn lại có tài sản trên đất của họ phải tiến hành thủ tục di dời tài sản, trả lại hiện trạng vốn có.

Dưới đây, là tổng hợp các bản án về tranh chấp yêu cầu di dời tài sản trên đất, mời các bạn tham khảo:

1. Bản án 14/2021/DS-ST ngày 22/06/2021 về tranh chấp di dời tài sản trên đất

- Cấp xét xử: Sơ thẩm

- Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

- Trích đẫn nội dung: “Năm 2002 Công ty TNHH nay là Công ty C đã tiến hành xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước theo dự án tuyến đường Trương Pháp đi qua phần đất của vợ chồng ông Hoàng Quốc B và bà Phạm Thị Thu H. Phần đường ống nước đi qua phần đất này của gia đình ông có chiều dài 20,4m và chiều rộng 1,2m. Theo cam kết, việc mượn đất này của Công ty trong thời hạn là 03 năm. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay đã gần 10 năm kể từ khi công trình đường ống này được xây dựng. Hệ thống đường ống này đem đến không ít bất tiện cho gia đình ông trong quá trình sử dụng đất hay sửa chữa hoặc tiến hành các hoạt động khác trên phần đất này. Ông nhiều lần gửi đơn đề nghị phía Công ty C cho di dời đường ống này nhưng đều không nhận được giải quyết thỏa đáng.”

2. Bản án 69/2019/DS-PT ngày 16/11/2019 về buộc tháo dỡ và di dời tài sản trên đất

- Cấp xét xử: Phúc thẩm

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn

- Trích đẫn nội dung: “Gia đình ông chỉ có lối đi duy nhất này đã được sử dụng liên tục ổn định từ trước năm 1980 (từ khi bố mẹ ông còn sống), do vậy ông đã nhiều lần yêu cầu ông Hoàng Văn M trả lại nguyên hiện trạng không được lấn chiếm và thu hẹp lối đi, chỉ sử dụng đúng phần đất của mình nhưng ông Hoàng Văn M không hợp tác.ông Hoàng Văn M tiếp tục có hành động hàn một chiếc cổng sắt có lắp khóa ngay đầu lối đi nơi tiếp giáp với đường bê tông của xóm để thể hiện chủ quyền của mình và kiểm soát việc đi lại của gia đình ông, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại vận chuyển đồ đạc của gia đình ông.”

3. Bản án về tranh chấp quyền sử dụng đất và buộc di dời tài sản trên đất số 51/2021/DS-PT

- Cấp xét xử: Phúc thẩm

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn

- Trích đẫn nội dung: “Sự việc lấn chiếm diễn ra suốt từ năm 2013 cho đến hiện tại có 06 hộ dân đã tranh chiếm đất của Công ty, cố tình thực hiện trồng cây Na làm ảnh hưởng đến việc khai thác quản lý và sử dụng. Công ty đã nhiều lần đề nghị chính quyền địa phương giải quyết; UBND xã Y cũng đã nhiều lần họp với các hộ dân để thương lượng, giải quyết tình cảm giữa các hộ dân với Công ty thực hiện dự án bằng hình thức hỗ trợ một phần tiền công trồng cây Na, nhưng do các hộ dân đòi hỏi tiền hỗ trợ quá cao, nên không giải quyết được. Các hộ dân đều không cung cấp được bất cứ tài liệu, giấy tờ liên quan đến số diện tích đất chiếm dụng. Để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho Công ty trong việc thực hiện dự án Công ty TNHH A khởi kiện đề nghị Tòa án nhân dân huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn giải quyết.”

4. Bản án về tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu di dời tài sản trên đất số 31/2021/DSPT

- Cấp xét xử: Phúc thẩm

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Trích đẫn nội dung: “Sau khi cha mẹ qua đời ông C là người trực tiếp quản lý, sử dụng đất và kê khai thời kỳ năm 1983. Đến năm 1986, bà Thạch Thị B và chồng là ông Thạch X đến xin ở chung với ông C tại căn nhà 03 gian trên diện tích đất cha mẹ để lại, năm 1989 do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên vợ chồng ông C đi làm xa. Năm 1991 vợ chồng bà Thạch Thị B kê khai phần đất này. Năm 2001 ông Thạch S có đăng ký kê khai. Năm 2000 bà Thạch Thị B chuyển nhượng cho bà Sơn Thị Đ diện tích 298m2, cho bà Thạch Thị S diện tích 425,5m2, và tặng cho bà Thạch Thị L diện tích 658,5m2, thuộc thửa số 40, tờ bản đồ số 4, tọa lạc tại khóm 2, thị trấn T, huyện T, sự việc này các anh em trong gia đình không ai hay biết. Hiện nay bà Thạch Thị L đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển nhượng phần đất này cho vợ chồng ông Trầm Minh S và bà Trần Thị Tr nhưng chưa làm thủ tục sang tên. Nay ông Thạch C khởi kiện bà Thạch Thị L yêu cầu trả lại phần đất tranh chấp diện tích 658,5m2 (thực đo 682.1m2) thuộc thửa 40, tờ bản đồ số 4, tọa lạc tại khóm 2, thị trấn T, huyện T, tỉnh Trà Vinh cho ông và buộc vợ chồng ông Trầm Minh S di dời nhà và các tài sản khác trên đất để trả lại phần đất cho ông quản lý, sử dụng.”

5. Bản án về tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu di dời tài sản trên đất số 13/2021/DS-PT

- Cấp xét xử: Phúc thẩm

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang

- Trích đẫn nội dung: “Năm 2000, trên cơ sở rà soát hiện trạng đất thực tế sử dụng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp đất đồng loạt cho dân của xã TK, trong đó có gia đình ông được cấp 25.100m2 đất vườn rừng tại đội 2 thôn K, xã TK, thuộc thửa số 24, tờ bản đồ số 13 bản đồ xã TK, đã được UBND huyện BQ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GNQSDĐ) số S044494, vào sổ cấp GNQSDĐ số 00452/QSDĐ/517/QĐ-UB, ngày 15/12/2000 đứng tên hộ ông Triệu Văn N. Trong quá trình sử dụng, gia đình ông đã phát quang, tu bổ và chăm sóc vườn rừng. Trên diện tích đất gia đình ông được cấp GNQSDĐ còn có ngôi mộ của cụ ông là cụ Hoàng Thị L. Đến năm 2016, ông Nguyễn Văn T tự ý vào khai thác cây giàng giàng, cây mỡ, cây tự nhiên và trồng cam trên đất của ông thì mới phát sinh tranh chấp, ông đã yêu cầu UBND xã hòa giải nhưng không thành nên ông khởi kiện buộc ông T di dời toàn bộ cây trồng trên đất để trả lại diện tích đất lấn chiếm lại cho ông.”

Như Ý
5238

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]