Quyết định giám đốc thẩm 14/2016/KDTM-GĐT ngày 02/08/2016 về tranh chấp hợp đồng tín dụng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 14/2016/KDTM-GĐT NGÀY 02/08/2016 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 

Quyết định giám đốc thẩm 14/2016/KDTM-GĐT ngày 02/08/2016 về tranh chấp hợp đồng tín dụng

Ngày 02/08 năm 2016 tại TAND tối cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp hợp đồng tín dụng, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần V; địa chỉ: 47 phố T, thành phố S, tỉnh S; do bà Kiều Vũ Thụy U làm đại diện theo Giấy ủy quyền số 14/UQ-PC.10 ngày 23/3/2010 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần V.

Bị đơn: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K; địa chỉ: 11A phố H, phường A, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh; do bà Nguyễn Thị A - Giám đốc Công ty làm đại diện.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ngân hàng N; địa chỉ: phố N, quận T, thành phố Hà Nội (địa chỉ hiện nay: phố L, quận B, thành phố Hà Nội); do bà Nguyễn Thị P - Giám đốc Chi nhánh A làm đại diện theo Quyết định số 1069/QĐ-HĐQT-PC ngày 13/7/2011 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng N.

2. Công ty TNHH Đ; địa chỉ: ấp K, xã KB, huyện T, tỉnh Bình Dương; do ông Nguyễn Hồ T - Giám đốc Công ty làm đại diện.

3. Công ty TNHH thương mại dịch vụ V; địa chỉ: phố X, phường A, quận T, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh phát triển P; địa chỉ: phố C, phường B, quận T, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Ông Nguyễn Hồ T, sinh năm 1965; địa chỉ: phố H, phường B, quậnN,  Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Bà Nguyễn Thị A, sinh năm 1964; địa chỉ: phố H, phường B, quận N, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Bà Vương Kiều Y, sinh năm 1966; địa chỉ: phố T, phường B, quận M, Thành phố Hồ Chí Minh; ủy quyền cho ông Phạm S làm đại diện theo Giấy ủy quyền ngày 7/3/2012.

8. Ông Nguyễn Văn M, sinh năm 1947; địa chỉ: đường C, phường M, quận B, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Bà Võ Thị B, sinh năm 1952; địa chỉ: đường C, phường M, quận B, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông M, bà B đều ủy quyền cho ông Nguyễn H làm đại diện theo Giấy ủy quyền ngày 22/12/2011,

NHẬN THẤY

Theo Đơn khởi kiện đề ngày 29/11/2011 của nguyên đơn và các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì thấy:

Ngân hàng thương mại cổ phần V (sau đây viết tắt theo tên giao dịch là Ngân hàng V) cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K (sau đây viết tắt là Công ty K) vay vốn theo các hợp đồng tín dụng sau:

Hợp đồng tín dụng trung - dài hạn số 42DN/HĐTD.VB.HCM.09 ngày 21/8/2009: Thực hiện hợp đồng, các bên ký kết 03 Phụ lục hợp đồng và Khế ước nhận nợ số 172DN/KUNN.VB.HCM.09 ngày 21/8/2009 để giải ngân số tiền 980.000.000 đồng (Giải ngân bằng Phiếu chuyển khoản và Ủy nhiệm chi ngày 21/8/2009);

Hợp đồng tín dụng trung-dài hạn số 48DN/HĐTD.VB.HCM.09 ngày 05/10/2009:

Thực hiện hợp đồng, các bên ký kết 04 Phụ lục hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ số 212DN/KUNN.VB.HCM.09 ngày 05/10/2009 để giải ngân số tiền 900.000.000 đồng (Giải ngân bằng Phiếu chuyển khoản và Ủy nhiệm chi ngày 05/10/2009);

Hợp đồng tín dụng trung-dài hạn 57DN/HĐTD.VB.HCM.09 ngày 08/12/2009:

Thực hiện hợp đồng, các bên ký kết 01 Phụ lục hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ số 57DN/KUNN.VB.HCM.09-01 ngày 11/01/2010 để giải ngân số tiền 1.284.000.000 đồng (Giải ngân bằng Phiếu chuyển khoản và Ủy nhiệm chi ngày 11/01/2010); Hợp đồng cấp tín dụng hạn mức số CHCM.HDDN.11.14 ngày02/03/2011: Việc giải ngân được thực hiện theo 11 Khế ước nhận nợ: số CHCM.HDDN.11.14-40 ngày 04/5/2011 với số tiền 29.999.850.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-41 ngày 04/5/2011 với số tiền 6.700.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-43 ngày 06/5/2011 với số tiền 3.299.884.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-49 ngày 13/5/2011 với số tiền 7.866.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-50 ngày 13/5/2011 với số tiền 3.980.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-51 ngày 14/5/2011 với số tiền 7.500.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-54 ngày 17/5/2011 với số tiền 4.000.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-55 ngày 17/5/2011 với số tiền 3.700.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-57 ngày 19/5/2011 với số tiền 5.000.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-59 ngày 20/5/2011 với số tiền 9.100.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.14-62 ngày 25/5/2011 với số tiền 19.999.512.000 đồng;

Hợp đồng cấp tín dụng hạn mức số CHCM.HDDN.11.16 ngày 02/03/2011(Việc giải ngân được thực hiện theo 8 Khế ước nhận nợCHCM.HDDN.11.16-02 ngày 13/4/2011 với số tiền 5.775.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.16-03 ngày 14/4/2011 với số tiền 9.500.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.16-04 ngày 16/4/2011 với số tiền 3.000.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.16-05 ngày 18/4/2011 với số tiền 6.287.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.16-06 ngày 23/4/2011 với số tiền 6.841.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.16-08 ngày 13/5/2011 với số tiền 10.000.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.16-09 ngày 13/5/2011 với số tiền 4.097.000.000 đồng; số CHCM.HDDN.11.16-10 ngày 19/5/2011 với số tiền 7.866.000.0000 đồng);

Hợp đồng hạn mức cấp tín dụng số CHCM.HDK.11.04 ngày 26/5/2011: Thực hiện hợp đồng, Công ty K và Ngân hàng V đã ký kết Hợp đồng cấp tín dụng hạn mức số CHCM.HDTD.11.41 ngày 27/5/2011 với hạn mức tín dụng 120.705.000.000 đồng, thời gian vay 12 tháng và Hợp đồng cấp tín dụng hạn mức số CHCM.HDTD.11.42 ngày 27/5/2011 với hạn mức tín dụng 489.297.000.000 đồng, thời gian vay 12 tháng. Việc giải ngân được thực hiện theo 3 Khế ước nhận nợ: số CHCM.HDTD.11.41-01 ngày 30/5/2011 với số tiền 23.000.000.000 đồng; số CHCM.HDTD.11.42-01 ngày 31/5/2011 với số tiền 14.300.000.000 đồng và số CHCM.HDTD.11.42-02 ngày 01/6/2011 với số tiền 9.999.884.000 đồng).

Theo các hợp đồng tín dụng thì lãi suất trong hạn được quy định trong từng khế ước nhận nợ cụ thể; lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Các khế ước nhận nợ đều quy định lãi suất vay được điều chỉnh 01 tháng hoặc 03 tháng/lần; lãi suất trong hạn sẽ được điều chỉnh trong toàn bộ thời gian vay thực tế của bên vay, kể cả thời gian vượt quá thời hạn vay (nếu bên vay không trả nợ đúng hạn). Khi đến ngày trả lãi theo các kỳ hạn đã thỏa thuận, nếu Bên được cấp tín dụng không trả lãi đúng hạn và không được Ngân hàng V cơ cấu lại thời hạn trả nợ lãi thì toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay đó bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất vay trong hạn quy định trong hợp đồng hoặc khế ước nhận nợ. Bên được cấp tín dụng phải chịu phạt chậm trả lãi vay tính trên số tiền lãi vay chậm trả và số ngày chậm trả với lãi suất phạt.

Để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của Công ty K, vợ chồng ông Nguyễn Hồ T và bà Nguyễn Thị A thế chấp 07 khối tài sản: (1) Bất động sản tại số 11A, đường H, phường B, quận N, TPHCM; 2) Bất động sản tại số 11B đường H, phường B, quận N, TPHCM; 3) Bất động sản tại số 374 Đường C, phường M, quận B, TPHCM; 4) Bất động sản tại thửa đất số 1061 tờ bản đồ số 12 , phường T, quận M, TPHCM; 5) Bất động sản tại thửa đất số 71 tờ bản đồ số 37, xã K, huyện T, tỉnh Bình Dương; 6) Bất động sản tại thửa đất số 799 tờ bản đồ số 38, xã K, huyện T, tỉnh Bình Dương; 7) Bất động sản tại thửa đất số 526 tờ bản đồ số 38, ấp K, xã K, huyện T, tỉnh Bình Dương); vợ chồng ông Nguyễn Văn M và bà Yõ Thị B thế chấp 02 khối tài sản: (8) Bất động sản tại thửa đất số 1229 tờ bản đồ số 12 (theo tài liệu 02/CT-UB), phường T, quận M, TPHCM; 9) Bất động sản tại 410/48 Đường C, phường M, quận B, TPHCM); bà Yương Kiều Y thế chấp 04 khối tài sản: (10) Bất động sản tại thửa đất số 04 (B) tờ bản đồ số 1, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương; 11) Bất động sản tại Thửa đất số 04 tờ bản đồ số 1, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương; 12) Bất động sản tại thửa đất số 47 (117), 47-48 (119), 48 (120), 48 (121) tờ bản đồ số 22, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương; 13) Bất động sản tại thửa đất số 199 tờ bản đồ số 22, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương); ông Nguyễn Hồ T, bà Nguyễn Thị K và Công ty TNHH Đ (sau đây viết tắt là Công ty Đ) còn có chứng thư bảo lãnh với Ngân hàng V về việc chịu trách nhiệm trả nợ thay cho Công ty K hoặc đồng ý vô điều kiện để Ngân hàng V xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp Công ty K không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng V; Các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng bán sim, thẻ cào của Công ty K với bên mua hàng được Ngân hàng N - Chi nhánh A (sau đây viết tắt là Ngân hàng N) phát hành 04 Bảo lãnh thanh toán (Thư bảo lãnh số 188/BL.NHNoAS.11 ngày 01/04/2011 bảo lãnh thanh toán10.000.000.000 đồng, hiệu lực từ 01/4/2011 đến 31/5/2011 (sau đây viết tắt là Thư bảo lãnh số 188); Thư bảo lãnh số  239/BL.NHNoAS.11 ngày 27/04/2011 bảo lãnh thanh toán 7.000.000.000 đồng, hiệu lực từ 27/4/2011 đến 30/6/2011 (sau đây viết tắt là Thư bảo lãnh số 239);Thư bảo lãnh 240/BL.NHNoAS.11 ngày 27/04/2011 bảo lãnh thanh toán  8.000.000.000 đồng, hiệu lực từ 27/4/2011 đến 30/6/2011 (sau đây viết tắt là Thư bảo lãnh số 240); Thư bảo lãnh số 330/BL.NHNoAS.11 ngày 01/06/2011 bảo lãnh thanh toán 10.000.000.000 đồng, hiệu lực từ 01/6/2011 đến 30/8/2011 (sau đây viết tắt là Thư bảo lãnh số 330).

Do Công ty K vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên Ngân hàng V khởi kiện yêu cầu Công ty K phải trả nợ theo các Hợp đồng tín dụng tính đến hết ngày 20/6/2012 gồm: nợ vốn 180.451.830.105 đồng; nợ lãi trong hạn 4.358.279.752 đồng; nợ lãi quá hạn 60.744.037.022 đồng; phạt chậm trả  lãi1.428.489.597 đồng; tổng số là 246.982.636.476 đồng và toàn bộ lãi phát sinh trên dư nợ vốn tương ứng kể từ ngày 21/6/2012 cho đến ngày trả hết nợ gốc theo mức lãi suất nợ quá hạn (150% mức lãi suất trong hạn) quy định tại Hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ tương ứng.

Nếu Công ty K không thực hiện thanh toán các khoản nợ trên thì Ngân hàng N phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã được Công ty K chuyển nhượng quyền thụ hưởng cho Ngân hàng V theo các Thư bảo lãnh với số tiền 44.129.102.735 đồng, trong đó bao gồm số tiền nợ gốc của nghĩa vụ bảo lãnh là 34.993.318.000 đồng và tiền lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tính từ ngày Ngân hàng N phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo các Thư bảo lãnh cho đến ngày 20/6/2012 theo mức lãi suất nợ quá hạn 25,5%/năm, số tiền lãi phải trả là 9.135.784.735 đồng; lãi tiếp tục được tính trên số nợ gốc nghĩa vụ thanh toán tương ứng theo mức lãi suất nợ quá hạn 25,5%/năm từ ngày 21/6/2012 đến khi hoàn tất nghĩa vụ thanh toán.

Ngân hàng V còn yêu cầu Tòa án tuyên phát mại các tài sản bảo đảm để thu hồi nợ (gồm 7 khối tài sản do bà A và ông T đứng tên chủ sở hữu; 02 khối tài sản do bà Bvà ông M đứng tên chủ sở hữu; 04 khối tài sản do bà Yđứng tên chủ sở hữu).

Đồng thời, yêu cầu bà A, ông T, Công ty Đ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bằng cách thanh toán ngay cho Ngân hàng V toàn bộ các khoản nợ trong trường hợp Công ty K không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Trường hợp bà A, ông T, Công ty Đ không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì đề nghị cho phát mại ngay tất cả các tài sản thuộc sở hữu của bà A, ông T, Công ty Đ để thu hồi nợ cho Ngân hàng V.

Bị đơn trình bày:

1. Về quan hệ hợp đồng tín dụng và số dư nợ vốn và lãi:

Công ty K xác nhận có ký các hợp đồng tín dụng hạn mức với Ngân hàng V để vay vốn kinh doanh sim và thẻ cào nạp tiền điện thoại di động. Hợp đồng hạn mức tín dụng sau cùng được ký kết vào ngày 26/5/2011, với tổng hạn mức cấp tín dụng là 620.000.000.000 đồng. Tổng số dư nợ gốc chưa thanh toán theo tạm tính là 180.000.000.000 đồng. Công ty K đề nghị được đối chiếu số dư nợ với Ngân hàng V.

Việc Công ty K không thể thanh toán số nợ của Ngân hàng V vì một mặt do tình hình thị trường kinh doanh thẻ cào có nhiều khó khăn, doanh nghiệp bị thua lỗ do chạy gói hàng cuối năm 2010 của công ty bưu chính viễn thông (2.550 tỷ đồng), nhưng về khách quan, do phía Ngân hàng V đã ngưng giải ngân, không tiếp tục cho vay đến hạn mức 620.000.000.000 đồng như đã cam kết. Vì vậy, vòng xoay vốn lưu động bị cắt đứt, việc kinh doanh của Công ty K bị đình trệ hoàn toàn và Công ty đã phải ngưng họat động từ ngày 26/5/2011 đến nay.

Về các khoản tiền lãi, Công ty K cho rằng Ngân hàng V chỉ có thể tính lãi khoản vay đến ngày 26/05/2011, vì đến thời điểm này, khi bà Y đưa 04 lô đất tại Bình Dương vào thế chấp theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ngày 26/5/2011 là để Công ty K được tiếp tục nhận vốn vay, nhưng sau khi nhận thế chấp tài sản thì Ngân hàng V lại không thực hiện giải ngân khoản vay như đã cam kết. Ngân hàng V đã vi phạm hợp đồng tín dụng nên không có quyền tính lãi đối với Công ty K từ thời điểm 26/05/2011.

Công ty K xác nhận đã chuyển nhượng quyền thụ hưởng các Thư bảo lãnh của Ngân hàng N cho Ngân hàng V, gồm 04 Thư bảo lãnh: Thư bảo lãnh số 188, được chuyển nhượng ngày 01/04/2011; Thư bảo lãnh số 239, được chuyển nhượng ngày 27/04/2011; Thư bảo lãnh số 240, được chuyển nhượng ngày 27/04/2011; Thư bảo lãnh số 330, được chuyển nhượng ngày 03/06/2011. Nhưng Thư bảo lãnh số 330 đã thay thế cho Thư bảo lãnh số 188, nên chỉ còn 03 Thư bảo lãnh là số 239, 240 và 330.

2/ Về việc xử lý tài sản bảo đảm:

- Hiện nay do Công ty K không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, vì vậy Công ty K đề nghị cho xử lý các các tài sản đảm bảo đối với các hợp đồng thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ cho Ngân hàng V. Công ty K đề nghị việc xử lý tài sản đảm bảo phải thực hiện tại Trung tâm đấu giá tài sản thành phố H nhằm đảm bảo việc đấu giá được khách quan, trung thực, đúng pháp luật và đạt được giá cao nhất nhằm thu hồi công nợ cho Ngân hàng V, giảm dư nợ cho Công ty K.

- Đối với tài sản thế chấp là 04 thửa đất tại thị xã T thuộc quyền sử dụng của bà Y, Công ty K yêu cầu không xử lý, trả lại tài sản thế chấp cho bà Y, bởi thực chất khi nhận thế chấp tài sản này Ngân hàng V đã không giải ngân số tiền cho vay. Trước đây, bà Y cũng đã có văn bản phản đối việc này.

- Căn nhà 410/18 Đường C, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh và miếng đất 65m2 ở Quận M, Thành phố Hồ Chí Minh là tài sản do bố mẹ của bà A cho mượn để thế chấp. Hiện nay, vì lý do nhân đạo, do tuổi đã cao, sức khỏe và tinh thần của ông M và bà B không ổn định nên Công ty K đề nghị xem xét cho xác định riêng khoản nợ gốc của khế ước nhận nợ mà tài sản này đảm bảo để gia đình thân nhân ông Minh, bà B trả nợ vay để giải chấp các tài sản này.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:

- Công ty Đ tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vì có hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty K. Nguyên đơn không xác định yêu cầu cụ thể nào đối với Công ty Đ trong vụ kiện này nên Công ty Đ không có trách nhiệm tài sản gì trong vụ kiện.

Công ty Đ xác nhận Ngân hàng N có phát hành 4 Thư bảo lãnh thanh toán cho Công ty Đ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với Công ty K theo Hợp đồng mua bán số 01/2011/HĐMB-KA-DUCHOA ngày 02/01/2011 như Công ty K trình bày nhưng Thư bảo lãnh số 330 đã thay thế cho thư bảo lãnh số 188, nên Ngân hàng N chỉ còn bảo lãnh cho Công ty Đ 03 thư bảo lãnh là: Thư bảo lãnh số 239, Thư bảo lãnh số 240 và Thư bảo lãnh số 330.

- Ngân hàng N trình bày: Ngân hàng N đã phát hành 04 Thư bảo lãnh thanh toán cho Công ty Đ thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với Công ty K theo Hợp đồng mua bán số 01/2011/HĐMB-KA-DUCHOA ngày 02/01/2011. Tuy nhiên, Thư bảo lãnh số 330 đã thay thế cho Thư bảo lãnh số 188 nên Ngân hàng N chỉ còn bảo lãnh cho Công ty Đ theo 03 Thư bảo lãnh là: số 239, số 240 và số 330.

Ngân hàng N khẳng định không phát hành Thư bảo lãnh vay vốn cho Công ty K, không liên quan và không có trách nhiệm đối với các khoản nợ tiền vay theo các Hợp đồng tín dụng giữa Công ty K với Ngân hàng V. Do đó, Ngân hàng N không chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng V về việc buộc Ngân hàng N thanh toán số tiền 44.129.102.735 đồng và tiền lãi phát sinh cho Ngân hàng V.

- Bà Nguyễn Thị A cam kết chịu trách nhiệm về các hợp đồng bảo lãnh do Bà ký kết và đồng ý phát mại các tài sản thế chấp (do bà và chồng bà là ông Hồ T cùng đứng tên chủ quyền) để Ngân hàng V thu hồi nợ.

- Ông Nguyễn Hồ T cam kết chịu trách nhiệm đối với các hợp đồng thế chấp tài sản đã ký và đồng ý phát mại các tài sản thế chấp (do ông đứng tên và cùng với vợ ông là bà A đứng tên chủ quyền) để Ngân hàng V thu hồi nợ.

- Ông Nguyễn Văn M và bà Yõ Thị B thừa nhận trách nhiệm bảo lãnh, nhưng có nguyện vọng cho xác định riêng khoản nợ gốc của khế ước nhận nợ mà tài sản này bảo đảm để gia đình trả nợ và giải chấp các tài sản này.

- Bà Vương Kiều Y với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã có đơn yêu cầu độc lập. Bà thừa nhận có ký kết Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo lãnh cho Công ty K vay vốn theo Hợp đồng tín dụng số CHCM.HDK.11.04 ngày 26/5/2011. Tổng trị giá tài sản thế chấp là 54.764.000.000 đồng. Tuy nhiên, bà yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng thế chấp nêu trên và yêu cầu Ngân hàng V phải trả lại toàn bộ hồ sơ giấy tờ về những tài sản đã thế chấp mà Ngân hàng V đang giữ vì sau khi ký kết Hợp đồng thế chấp thì cả bà và Công ty K mới biết Ngân hàng V đã lừa bà và Công ty K, thực tế Ngân hàng V đã không giải ngân một khoản tiền nào cho Công ty K theo Hợp đồng hạn mức cấp tín dụng số CHCM.HDK.11.04 ngày 26/5/2011 giữa Ngân hàng V và Công ty K, do đó không làm phát sinh nghĩa vụ của người bảo lãnh.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 871/2012/KDTM-ST ngày 20/6/2012, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

1- Chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng TMCP V, buộc Công ty TNHH TM DV K có trách nhiệm thanh toán cho Ngân hàng TMCP V số nợ của các Hợp đồng tín dụng tính đến ngày 20/06/2012 là 246.982.636.476 đồng, bao gồm:

- Nợ vốn: 180.451.830.105 đồng

- Nợ lãi trong hạn: 4.358.279.752 đồng

- Nợ lãi quá hạn: 60.744.037.022 đồng

- Phạt chậm trả lãi:1.428.489.597 đồng

Lãi được tiếp tục tính trên số nợ vốn từ ngày 21/6/2012 cho đến khi Công ty K trả hết nợ vốn theo mức lãi suất 25,5%/năm.

Thời hạn thanh toán ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Quá hạn mà Công ty TNHH TM DV K không thanh toán đầy đủ cáckhoản nợ trên thì áp dụng các biện pháp tài sản sau đây:

1- Ngân hàng N phải thanh toán cho Ngân hàng TMCP V khoản tiền theo 03 Thư bảo lãnh đã được Công ty TNHH TM DV K chuyển nhượng cho Ngân hàng TMCP V quyền thụ hưởng của bên nhận bảo lãnh với số tiền 31.366.750.780đồng, trong đó tiền nợ gốc của nghĩa vụ bảo lãnh là 24.993.434.000 đồng, tiền lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnhlà 6.373.316.780 đồng. Ngân hàng N phải tiếp tục trả lãi cho Ngân hàngTMCP V trên số nợ gốc của số tiền nghĩa vụ bảo lãnh từ ngày 21/6/2012 cho đến khi trả hết số tiền nợ gốc của nghĩa vụ bảo lãnh, theo mức lãi suất nợ quá hạn là 25,5%/năm.

2- Phát mãi các tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật hiện hành để Ngân hàng TMCP V thu hồi nợ:

2.1) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ đường H, phường B, quận N TPHCM theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC, vào sổ số H do UBND Quận N, TPHCM cấp ngày 28/04/2006, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị K và ông Nguyễn Hồ T.

2.2) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ số 11B Đường H, phường B, quận N, TPHCM theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số  BC, vào sổ số CH do UBND Quận N, TPHCM cấp ngày 23/08/2010, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Hồ T.

2.3) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ số 374 Đường C, phường M, quận B, TPHCM theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBND TPHCM cấp ngày 19/09/2002, cập nhật thay đổi chủ sử dụng ngày 21/09/2007, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị K, ông Nguyễn Hồ T.

2.4)Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 1061 tờ bản đồ số 12 , phường T, quận M, TPHCM theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số X, vào sổ số 4BQSDĐ/1139.QLĐT 12 do UBND Quận M, TPHCM cấp ngày 17/12/2003, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Hồ T.

2.5) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 71 tờ bản đồ số 37, xã K, huyện T, tỉnh Bình Dương theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP, vào sổ số H do UBND huyện T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 24/09/2009, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Hồ T.

2.6) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 799 tờ bản đồ số 38, xã K, huyện T, tỉnh Bình Dương theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP, vào sổ số H do UBND huyện T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 24/09/2009, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Hồ T.

2.7) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 526 tờ bản đồ số 38, ấp K, xã K, huyện T, tỉnh Bình Dương theo Giấy chứng nhận quyền sử  dụngđất số AP do UBND huyện T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 23/10/2009, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Hồ T.

2.8) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 1229 tờ bản đồ số 12 (theo tài liệu 02/CT-UB), phường T, quận M, TPHCM theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB, vào sổ số H do UBND Quận M, TPHCM cấp ngày 02/03/2005, cập nhật thay đổi tài sản gắn liền với đất ngày 08/10/2008, cập nhật thay đổi thông tin chủ sử dụng ngày 21/11/2008, chủ sở hữu là bà Võ Thị B và ông Nguyễn Văn M.

2.9) Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ 410/48 đường C, phường M, quận B, TPHCM theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBND TPHCM cấp ngày 03/08/2001, chủ sở hữu là bà Võ Thị B và ông Nguyễn Văn M.

2.10) Bất động sản tọa lạc tại thửa đất số 04 (B) tờ bản đồ số 1, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sổ số 7 QSDĐ/PC do UBND thị xã T, tỉnh Sông Bé (nay thuộc tỉnh Bình Dương) cấp ngày 06/09/1996, cập nhật thay đổi chủ sở hữu ngày 31/05/2006, chủ sở hữu là bà Vương Kiều Y.

2.11) Bất động sản tọa lạc tại thửa đất số 04 tờ bản đồ số 1, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sổ số …/CN QSDĐ/PC do UBND thị xã T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 24/02/1999, cập nhật thay đổi chủ sở hữu ngày 31/05/2006, chủ sở hữu là bà Vương Kiều Y.

2.12) Bất động sản tọa lạc tại thửa đất số 47 (117), 47-48 (119), 48 (120), 48 (121) tờ bản đồ số 22, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số V… vào sổ số …/CN QSDĐ/H do UBND thị xã T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 16/07/2002, cập nhật thay đổi chủ sở hữu ngày 31/05/2006, chủ sở hữu là bà Yương Kiều Y.

2.13) Bất động sản tọa lạc tại thửa đất số 199 tờ bản đồ số 22, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH vào sổ số H do UBND thị xã T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 23/07/2007, chủ sở hữu là bà Vương Kiều Y.

3- Bác yêu cầu độc lập của bà Vương Kiều Y về việc hủy hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba số CHCM.HĐTC.11.131 ngày 26/5/2011 giữa bà Vương Kiều Y với Ngân hàng TMCP V và việc buộc Ngân hàng TMCP V phải trả lại cho bà Vương Kiều Y toàn bộ hồ sơ giấy tờ về những tài sản đã thế chấp của hợp đồng thế chấp số CHCM.HĐTC.11.131 ngày 26/5/2011 mà Ngân hàng TMCP V đang giữ.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền thi hành án và quyền kháng cáo của đương sự theo quy định của pháp luật.

Ngày 03/7/2012, Ngân hàng V có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.

Ngày 02/7/2012, Công ty K có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.

Ngày 02/7/2012, bà Yương Kiều Y có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.

Ngày 02/7/2012, Ngân hàng N có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 76/2013/KDTM-PT ngày 01/4/2013, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

1/Chấp nhận một phần kháng cáo của Ngân hàng N và một phần kháng cáo của bà Vương Kiều Y; không chấp nhận kháng cáo của Ngân hàng thương mại cổ phần V và không chấp nhận kháng cáo của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K; sửa bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 871 ngày 20/06/2012 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1.1/Chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng thương mại cổ phần V, buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K phải thanh toán số tiền nợ  của các hợp đồng tín dụng đã ký kết, tính đến ngày 20/06/2012, là 246.982.636.476 đồng, bao gồm các khoản tiền như sau:

- Nợ vốn: 180.451.830.105 đồng;

- Nợ tiền lãi trong hạn: 4.358.279.752 đồng;

- Nợ tiền lãi quá hạn: 60.744.037.022 đồng;

- Nợ tiền phạt chậm trả lãi: 1.428.489.597 đồng.

Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K còn phải tiếp tục trả tiền lãi cho Ngân hàng thương mại cổ phần V, số tiền lãi được tính trên số nợ vốn, kể từ ngày 21/06/2012 trở đi cho đến khi Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K trả hết số nợ vốn theo lãi suất 25,5%/năm.

Quá hạn mà Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K không thanh toán đầy đủ các khoản nợ nêu trên cho Ngân hàng thương mại cổ phần V, thì áp dụng các biện pháp tài sản như sau:

a/ Trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K không thanh toán đầy đủ các khoản nợ đối với Ngân hàng thương mại cổ phần V thì Ngân hàng N phải thanh toán cho Ngân hàng thương mại cổ phần V khoản tiền theo 03 Thư bảo lãnh đã được Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K chuyển nhượng cho Ngân hàng thương mại cổ phần V quyền thụ hưởng của bên nhận bảo lãnh, gồm có Thư bảo lãnh số 239/BL.NHNoAS.11 ngày 27/04/2011 với số tiền là 6.999.412.500 đồng; Thư bảo lãnh số 240/BL.NHNoAS.11 ngày 27/04/2011 với số  tiền là 7.994.137.500 đồng và Thư bảo lãnh số 330/BL.NHNoAS.11 ngày 01/06/2011 với số tiền 9.999.884.000 đồng; tổng cộng số tiền nợ gốc của nghĩa vụ bảo lãnh là 24.993.434.000 đồng.

b/ Phát mãi các tài sản đã thế chấp theo quy định của pháp luật hiện hành để Ngân hàng thương mại cổ phần V thu hồi nợ, gồm có:

- Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ đường H, phường B, quận N, thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC, vào sổ số H do Ủy ban nhân dân quận N, Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 28/04/2006, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Hồ T;

Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ số 11B Đường H, phường B, quận N, thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BC, vào sổ số CH do Ủy ban nhân dân quận N, Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 23/08/2010, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Hồ T.

Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ số 374 Đường C, phường M, quận B, Thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh  cấp ngày 19/09/2002, cập nhật thay đổi chủ sử dụng ngày 21/09/2007, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị K và ông Nguyễn Hồ T.

- Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 1061 tờ bản đồ số 12, phường T, quận M, Thành phố Hồ Chí Minh theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số X, vào sổ số BQSDĐ/1139.QLĐT 12 do Ủy ban nhân dân quận M, Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 17/12/2003, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị K và ông Nguyễn Hồ T.

Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 71 tờ bản đồ số 37, xã K, huyện T, tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP, vào sổ số H do Ủy ban nhân dân huyện T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 24/09/2009, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Hồ T.

Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 799 tờ bản đồ số 38, xã K, huyện T, tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP, vào sổ số H do Ủy ban nhân dân huyện T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 24/09/2009, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị K và ông Nguyễn Hồ T.

- Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 526 tờ bản đồ số 38, ấp K, xã K, huyện T, tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP do Ủy ban nhân dân huyện T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 23/10/2009, chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Hồ T.

- Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ thửa đất số 1229 tờ bản đồ số 12 (theo tài liệu 02/CT-UB), phường T, quận M, thành phố Hồ Chí Minh theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB, vào sổ số H do Ủy ban nhân dân quận M, Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/2005, cập nhật thay đổi tài sản gắn liền với đất ngày 08/10/2008, cập nhật thay đổi thông tin chủ sử dụng ngày 21/11/2008, chủ sở hữu là bà Võ Thị B và ông Nguyễn Văn M

- Bất động sản tọa lạc tại địa chỉ 410/48 Đường C, phường M, quận B, Thành phố Hồ Chí Minh theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp  ngày 03/08/2001, chủ sở hữu là bà Võ Thị B và ông Nguyễn Văn M.

- Bất động sản tọa lạc tại thửa đất số 04 tờ bản đồ số 1, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sổ số CN QSDĐ/PCdo Ủy ban nhân dân thị xã T, tỉnh Bình Dương cấp ngày 24/02/1999, cập nhật thay đổi chủ sở hữu ngày 31/05/2006, chủ sở hữu là bà Vương Kiều Y.

- Bất động sản tọa lạc tại thửa đất số 199 tờ bản đồ số 22, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH, vào sổ số H do  Ủy ban nhân dân thị xã T, tỉnh Bình Dương  cấp ngày 23/07/2007, chủ sở hữu là bà Vương Kiều Y.

1.2/ Hủy một phần hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba mang số CHCM-HĐTC 11.131 ngày 26/05/2011 ký kết giữa Ngân hàng thương mại cổ phần V–chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K và bà Vương Kiều Y liên quan đến tài sản bảo đảm là tài sản thế chấp số 01 và tài sản thế chấp số 03 (xác định theo thứ tự liệt kê tại hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba mang số CHCM-HĐTC 11.131 ngày 26/05/2011), cụ thể là: Tài sản thế chấp số 01 là phần đất có diện tích 990,1m2 thuộc thửa số 04(B) tờ bản đồ số 01 phường P, thị xã T, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) và tài sản thế chấp số 03 là phần đất có diện tích 377,41mthuộc các thửa số 47(117), 47-48(119), 48(120) và 48(121) tờ bản đồ số 22, khu 1, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương; trả lại cho bà Vương Kiều Y quyền sử dụng hợp pháp đối với 02 phần đất này.

Ngân hàng thương mại cổ phần V phải trả lại toàn bộ các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng hợp pháp của 02 phần đất nêu trên cho bà Vương Kiều Y (các giấy tờ được liệt kê tại hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba mang số CHCM-HĐTC 11.131 ngày 26/05/2011).

2/ Các phần khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí, về hiệu lực của bản án phúc thẩm và quyền thi hành án.

Sau khi xét xử phúc thẩm, Ngân hàng V, Ngân hàng N, ông Trần Đình Tiệp và bà Nguyễn Thị Kim Hồng có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án phúc thẩm nêu trên.

Tại Quyết định kháng nghị số 10/2016/KN-KDTM ngày 07/3/2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy toàn bộ Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 76/2013/KDTM-PT ngày 01/4/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy toàn bộ Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 871/2012/KDTM-ST ngày 20/6/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với Quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,

XÉT THẤY

Trong quá trình giải quyết vụ án, Ngân hàng V đã xuất trình được đầy đủ tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đối với số nợ gốc 180.451.830.105 đồng và lãi trong hạn, lãi quá hạn theo các Hợp đồng tín dụng. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng V, buộc Công ty K phải thanh toán số nợ gốc 180.451.830.105 đồng, nợ lãi trong hạn 4.358.279.752 đồng và nợ lãi quá hạn 60.744.037.022 đồng là có căn cứ.

Đối với số tiền phạt chậm trả lãi thì thấy rằng: Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào điểm 12.2 Điều 12 của các Hợp đồng tín dụng đã được Công ty K và Ngân hàng V ký kết: “Khi đến ngày trả lãi theo các kỳ hạn đã thỏa thuận, nếu Bên được cấp tín dụng không trả lãi đúng hạn và không được Ngân hàng V cơ cấu lại thời hạn trả nợ lãi thì toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay đó bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất vay trong hạn quy định trong hợp đồng hoặc khế ước nhận nợ. Bên được cấp tín dụng phải chịu phạt chậm trả lãi vay tính trên số tiền lãi vay chậm trả và số ngày chậm trả với lãi suất phạt theo công thức sau: Số tiền phạt = Số tiền lãi chậm trả X lãi suất phạt (150% lãi suất vay trong hạn) X số ngày chậm trả /30. Số ngày chậm trả được tính từ ngày kế tiếp của ngày đến hạn trả lãi vay cho đến ngày khoản vay được tính lãi suất nợ quá hạn hoặc đến ngày Bên được cấp tín dụng trả hết phần lãi vay vi phạm” để chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng V buộc Công ty K phải trả tiền phạt chậm trả lãi 1.428.489.597 đồng (tính đến ngày 20/6/2012) là không đúng vì buộc Công ty K phải chịu thêm khoản tiền lãi tính trên số tiền lãi chậm trả là lãi chồng lãi.

Về trách nhiệm chịu lãi do chậm thi hành án: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Ngân hàng V có điều chỉnh lãi suất cho vay theo thỏa thuận của các bên tại các hợp đồng tín dụng khi có quy định về việc điều chỉnh mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Cho nên, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên “…Lãi được tiếp tục tính trên số nợ vốn từ ngày 21/6/2012 cho đến khi Công ty K trả hết nợ vốn theo mức lãi suất 25,5%/năm…”; còn Tòa án cấp phúc thẩm tuyên “…Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K còn phải tiếp tục trả tiền lãi cho Ngân hàng thương mại cổ phần V, số tiền lãi được tính trên số nợ vốn, kể từ ngày 21/06/2012 trở đi cho đến khi Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ K trả hết số nợ vốn theo lãi suất 25,5%/năm…” đều là không đúng.

Đối với tài sản thế chấp là 7 khối tài sản là bất động sản do bà Nguyễn Thị K và ông Nguyễn Hồ T đứng tên chủ sở hữu, sử dụng; 02 khối tài sản là bất động sản do bà Võ Thị B và ông Nguyễn Văn M đứng tên chủ sở hữu, sử dụng; đều để bảo đảm cho toàn bộ khoản nợ của Công ty K tại Ngân hàng V. Các hợp đồng thế chấp đã được công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, nộidung hợp đồng không trái pháp luật nên hợp pháp. Tòa án cấp sơ thẩm  và Tòa án cấp phúc thẩm đều tuyên xử lý tài sản thế chấp của ông Nguyễn Hồ T, bà Nguyễn Thị K, ông Nguyễn Văn M và bà Võ Thị B trong trường hợp Công ty K không thực hiện nghĩa vụ trả nợ là có căn cứ.

Riêng đối với tài sản thế chấp của bà Vương Kiều Y thì thấy: Ngày 26/5/2011, bà Vương Kiều Y ký kết Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba số CHCM.HĐTC.11.131 để thế chấp quyền sử dụng 04 thửa đất tại phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương do bà Y đứng tên chủ quyền để bảo đảm cho khoản vay của Công ty K tại Ngân hàng V; tổng trị giá tài sản thế chấp theo định giá là 54.764.000.000 đồng.

Tại Điều 2 của Hợp đồng thế chấp có quy định về nghĩa vụ được bảo đảm như sau: “Nghĩa vụ được bảo đảm của TSTC bao gồm một phần các nghĩa vụ trả nợ của Bên vay/Bên được cấp tín dụng với Ngân hàng V (gồm nợ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn, phí, các khoản khác phải trả) theo các hợp đồng tín dụng/hợp đồng cấp tín dụng, bảo lãnh số CHCM.HDK.11.04 ngày 26/5/2011 và tất cả các hợp đồng sửa đổi, bổ sung, phụ lục hợp đồng, khế ước nhận nợ, các cam kết của Bên vay/ Bên được cấp tín dụng khi được Ngân hàng V cấp tín dụng dưới hình thức khác (chiết khấu, cấp thẻ tín dụng, mởL/C…) và các cam kết khác của Bên vay/Bên được cấp tín dụng với  Ngân hàng V…Các nghĩa vụ được bảo đảm là các nghĩa vụ của Bên vay/Bên được cấp tín dụng với Ngân hàng V bao gồm cả các nghĩa vụ phát sinh trước hoặc sau thời điểm ký kết hợp đồng này”. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo.

Theo Biên bản làm việc đề ngày 24/5/2011 giữa bà Y với đại diện Ngân hàng V về trách nhiệm của bên bảo lãnh thì khi làm thủ tục thế chấp, bà Y có cam kết “1. Đã được nhân viên của Ngân hàng V tư vấn và hoàn toàn hiểu rõ về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi dùng tài sản bảo lãnh cho bên vay…”. Trong khi bản thân bà Y cũng làm cán bộ trong ngành Ngân hàng (lời khai của bà Y tại phiên tòa phúc thẩm). Đồng thời, ông Nguyễn Văn H (chồng bà Y) cũng đã ký Bản cam kết ngày 25/5/2010 và Văn bản thỏa thuận tài sản riêng ngày 14/2/2008 (tài liệu này đều có công chứng, chứng thực) cũng đều xác định các tài sản mà bà Y thế chấp tại Ngân hàng V là tài sản riêng của bà Y. Quá trình thực hiện Hợp đồng hạn mức cấp tín dụng CHCM.HDK.11.04ngày 26/5/2011, Ngân hàng V đã giải ngân47.299.884.000 đồng cho Công ty K theo 03 Khế ước nhận nợ số CHCM.HDTD.11.41-01 ngày 30/5/2011; số CHCM.HDTD.11.42-01 ngày 31/5/2011 và CHCM.HDTD.11.42-02 ngày 01/6/2011. Cho nên, trình bày của Công ty K và bà Y cho rằng đã bị Ngân hàng V lừa ký hợp đồng thế chấp, sau khi nhận thế chấp tài sản của bà Y thì Ngân hàng V không giải ngân số tiền cho vay theo Hợp đồng hạn mức cấp tín dụng số CHCM.HDK.11.04 ngày 26/5/2011 nên không phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là không có cơ sở để chấp nhận. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng V về việc xử lý tài sản bảo đảm của bà Y trong trường hợp Công ty K không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ với Ngân hàng V theo hợp đồng tín dụng, đồng thời bác yêu cầu độc lập của bà Yvề việc hủy hợp đồng thế chấp là có cơ sở; còn Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận một phần yêu cầu độc lập của bà Y để hủy một phần của hợp đồng thế chấp là không đúng.

Về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng N thì thấy: Công ty K thế chấp cho Ngân hàng V các khoản phải thu phát sinh từ Hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/2011/HĐMB-KA-DUCHOA ngày 02/01/2011 giữa Công ty K và Công ty Đ theo Hợp đồng thế chấp số CHCM.HĐTC.11.79 ngày 31/03/2011 và các Phụ lục Hợp đồng thế chấp (Hợp đồng thế chấp đã được đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định). Các khoản phải thu này được bảolãnh bằng các Bảo lãnh thanh toán do Ngân hàng N phát hành (Bên nhận bảo lãnh là Công ty K).

Thực tế, Ngân hàng N đã phát hành 04 Bảo lãnh thanh toán gồm Thư bảo lãnh số 188, Thư bảo lãnh số 239, Thư bảo lãnh số 240, Thư bảo lãnh số 330 để Công ty Đ thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với Công ty K theo Hợp đồng mua bán số 01/2011/HĐMB-KA-DUCHOA ngày 02/01/2011.

Tại các Bảo lãnh thanh toán trên đều ghi “Thư bảo lãnh này có thể chuyển nhượng. Khi chuyển nhượng phải thông báo bên nhận chuyển nhượng cho Ngân hàng N – Chi nhánh A được biết, bên nhận chuyển nhượng được kế thừa tất cả các quyền của bên thụ hưởng và/hoặc bên nhận bảo lãnh theo thư bảo lãnh thanh toán này” và Ngân hàng N có cam kết trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu thanh toán bằng văn bản sẽ chuyển trả toàn bộ số tiền theo đúng yêu cầu thanh toán.

Ngay sau khi nhận được Bảo lãnh thanh toán, Công ty K đã chuyển nhượng quyền thụ hưởng các Bảo lãnh thanh toán nêu trên cho Ngân hàng V. Trong hồ sơ có các Biên bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng Thư bảo lãnh giữa 3 bên là Ngân hàng V, Công ty Đ và Công ty K; trong quá trình giải quyết vụ án, các bên đương sự cũng đều xác nhận về việc chuyển nhượng này; chính Ngân hàng N cũng đã biết và có xác nhận đồng ý về việc chuyển nhượng này.

Như vậy, việc chuyển nhượng này là hợp pháp nên với tư cách là bên thụ hưởng quyền của bên nhận bảo lãnh thì Ngân hàng V có quyền yêu cầu Ngân hàng N thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo các Bảo lãnh thanh toán đã phát hành trong trường hợp Công ty Đ không thực hiện thanh toán theo đúng Hợp đồng mua bán với Công ty K.

Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án, Công ty K, Công ty Đ và Ngân hàng N đều xác định Thư bảo lãnh số 330 đã thay thế cho Thư bảo lãnh số 188 và việc thay thế này đã được Công ty K và Công ty Đ thông báo bằng Văn bản cho Ngân hàng V biết (cụ thể là Văn bản số 08/CV ngày 8/8/2011 của Công ty K gửi Ngân hàng V, Công văn ngày 24/6/2011 của Công ty Đ gửi Ngân hàng V).

Trong khi đó, Ngân hàng V cho rằng 04 Bảo lãnh thanh toán nêu trên đều đã được Công ty K chuyển nhượng hợp pháp cho Ngân hàng V; Thư bảo lãnh số 188 và số 330 tồn tại độc lập, không có việc thay thế. Chính Ngân hàng N cũng xác nhận sự tồn tại của Thư bảo lãnh số 188 tại Công văn số 133/NHNoAS- KHKD ngày 3/6/2011 (Công văn phát hành sau ngày phát hành Bảo lãnh thanh toán số 330) là Ngân hàng N xác nhận đã nhận được yêu cầu thanh toán đối với Thư bảo lãnh số 188 và cam kết chậm nhất ngày 30/7/2011 nếu Công ty Đ, Công ty K không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo Thư bảo lãnh số 188 thì Ngân hàng N sẽ thanh toán.

Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa làm rõ mâu thuẫn lời khai giữa các đương sự như đã nêu trên; chưa làm rõ xác nhận ngày 01/4/2011 của Ngân hàng N là đồng ý việc chuyển nhượng Thư bảo lãnh số 188 thì Thư bảo lãnh số 188 được phát hành để bảo lãnh thanh toán cho lô hàng hoặc phụ lục hợp đồng mua bán nào đã được Công ty K và Công ty Đ ký kết, thực hiện; nếu có việc thay thế Bảo lãnh thanh toán thì vì lý do gì mà Ngân hàng N không thể hiện nội dung thay thế tại Thư bảo lãnh số 330 hoặc có văn bản thông báo cho các bên liên quan về việc thay thế này; tại sao đến ngày 03/6/2011 Ngân hàng N vẫn xác nhận với Ngân hàng V sẽ thanh toán cho Thư bảo lãnh số 188; cũng chưa thu thập chứng cứ chứng minh thực tế có việc “Ngân hàng V đã thu tiền thanh toán nhầm”, Ngân hàng V không chấp nhận tu chỉnh chứng thư khi chứng thư hết thời hạn”, mà đã xác định Thư bảo lãnh số 330 đã thay thế cho Thư bảo lãnh số 188 là chưa đủ cơ sở vững chắc.

Về nghĩa vụ bảo lãnh của Công ty Đ, ông Nguyễn Hồ T, bà Nguyễn Thị A theo các Chứng thư bảo lãnh thì thấy rằng: Cá nhân ông Nguyễn Hồ T và bà Nguyễn Thị A đã ký nhiều Chứng thư bảo lãnh cam kết chịu trách nhiệm trả các khoản nợ của Công ty K tại Ngân hàng V. Ngày 25/5/2011, Công ty Đ (do ông Nguyễn Hồ T đại diện) có lập Chứng thư bảo lãnh cam kết chịu trách nhiệm trả các khoản nợ của Công ty K tại Ngân hàng V. Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng V về việc buộc bà Nguyễn Thị A, ông Nguyễn Hồ T và Công ty Đ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp Công ty K không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ để thu hồi nợ cho Ngân hàng V; sau khi xét xử sơ thẩm, Ngân hàng V có kháng cáo về vấn đề này nhưng Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét, nhận định về vấn đề này cũng là có sai sót. Khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cần xem xét nghĩa vụ bảo lãnh của Công ty Đ, ông Nguyễn Hồ T, bà Nguyễn Thị A theo đúng quy định tại Điều 361 Bộ luật dân sự.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343 và Điều 345 Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị quyết 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự.

1. Chấp nhận Quyết định kháng nghị số 10/2016/KN-KDTM ngày07/3/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Hủy toàn bộ Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 76/2013/KDTM-PT ngày 01/4/2013 của Tòa phúc thẩmTòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy toàn bộ Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 871/2012/KDTM-ST ngày 20/6/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vụ án“Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần V với bị đơn là Công ty TNHH thương mại dịch vụ K và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng N, Công ty TNHH Đ, Công ty TNHH thương mại dịch vụ V, Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh P, ông Nguyễn Hồ T, bà Nguyễn Thị A, bà Vương Kiều Y, ông Nguyễn Văn M, bà Võ Thị B.

3. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1365
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Quyết định giám đốc thẩm 14/2016/KDTM-GĐT ngày 02/08/2016 về tranh chấp hợp đồng tín dụng

Số hiệu:14/2016/KDTM-GĐT
Cấp xét xử:Giám đốc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành:02/08/2016
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về