Quyết định GĐT về tranh chấp hợp đồng thi công số 13/2023/KDTM-GĐT

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 13/2023/KDTM-GĐT NGÀY 23/09/2023 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Ngày 23 tháng 9 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án “Tranh chấp hợp đồng thi công”, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Công ty cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R.

Địa chỉ: 364 C, phường 13, T, TP. Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo pháp luật: ông Phạm Công P - Chức vụ: Giám đốc.

Người đại diện theo ủy quyền: ông Nguyễn Tấn D và ông Lê Tấn Anh K (theo văn bản uỷ quyền lập ngày 15/02/2022).

2. Bị đơn: Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T.

Địa chỉ trụ sở: 36 H, phường Ô, quận Đ, Thành phố Hà Nội.

Địa chỉ giao dịch: Tòa nhà T, 614 Bis đường L, phường N, quận T, Thành phố Hà Nội.

Người đại diện theo pháp luật: ông Nguyễn Đức T - Tổng Giám đốc.

Người đại điện theo ủy quyền: ông Lê Thanh S và bà Đỗ Thị N (theo văn bản ủy quyền số 128/2022/GUQ-TĐ ngày 18/5/2022).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư Phạm Hồng Q và Luật sư Trần Thị Phương N1 - Luật sư Công ty Luật TNHH Hồng Minh Đ, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; địa chỉ liên hệ: Tầng 6 Tòa nhà S, số 78, phố D, phường D, quận C, thành phố Hà Nội.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện ngày 06/7/2020, các bản trình bày trong quá trình giải quyết vụ án người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn Công ty Cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R do ông Nguyễn Tấn D trình bày:

Vào ngày 25/01/2017, Công ty Cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R (sau đây gọi là Công ty R) và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T (sau đây gọi là Công ty T) ký Hợp đồng số: CBD.100.THD.REE.HDTB 0038 (Hợp đồng 100). Tổng giá trị Hợp đồng 100 tại thời điểm ký kết là: 206.580.000.000 đồng. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng 100, có nhiều hạng mục công việc phát sinh, thay đổi so với hợp đồng cần phải điều chỉnh tăng, giảm số lượng vật tư, thiết bị, nhân công, nên hai bên đã đồng ý ký kết các Phụ lục Hợp đồng để điều chỉnh giá của Hợp đồng 100. Theo đó, tổng giá trị của Hợp đồng 100 sau khi điều chỉnh theo các Phụ lục đã được hai bên ký kết là: 224.918.699.841đồng.

Đến thời điểm hiện tại, Công ty R đã thực hiện hoàn thành khối lượng công việc theo các Hồ sơ thanh toán (IPC). Do việc Công ty T không, chậm thanh toán kéo dài các IPC của Hợp đồng 100 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tài chính của Công ty R .

Ngoài ra, vào ngày 26/04/2017, Công ty R và Công ty T ký Hợp đồng số: CBD.200.THD.REE.HDTB 0078 (Hợp đồng 200). Tổng giá trị Hợp đồng 200 tại thời điểm ký kết là: 226.875.000.000 đồng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty T đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán và đã có văn bản yêu cầu dừng việc thực hiện hợp đồng.

Vì vậy, Công ty R yêu cầu Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng giải quyết buộc Công ty T thanh toán một lần toàn bộ số tiền còn nợ và tiền lãi phát sinh cũng như các khoản phạt do vi phạm các điều khoản đã được thỏa thuận trong các Hợp đồng 100 và Hợp đồng 200 tính đến ngày 28/02/2022 là 179.599.757.380 đồng (sau khi đã rút một phần yêu cầu khởi kiện về chi phí thiệt hại do việc dừng hợp đồng 16.358.259.189 đồng).

Chi tiết cụ thể của yếu cầu khởi kiện như sau:

1. Tiền nợ gốc của Hợp đồng 100 và Hợp đồng 200 là 131.277.440.380 đồng, trong đó:

a. Tiền nợ gốc Hợp đồng 100 là 65.985.934.461 đồng.

Đây là tiền còn nợ (thanh toán đến 100%) khối lượng công việc của Hợp đồng 100 mà nguyên đơn đã thực hiện và được bị đơn xác nhận, phê duyệt tại 31 hồ sơ thanh toán (IPC 01 đến 31). Cụ thể:

- Tổng giá trị theo Hợp đồng 100 (bao gồm phát sinh) là: 224.918.699.841 đồng.

- Tổng giá trị khối lượng đã thực hiện là: 220.468.282.400 đồng (bao gồm VAT), bao gồm giá trị khối lượng từ IPC 01 đến IPC 31, chi tiết:

- Giá trị khối lượng IPC 01: 6.974.151.657 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 02: 1.639.855.346 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 03: 14.151.016.369 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 04: 1.875.485.565 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 05: 1.714.036.532 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 06: 12.303.710.804 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 15: 7.191.104.170 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 16: 15.341.100.521 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 17: 2.850.243.833 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 18:12.994.643.494 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 19: 2.301.869.548 đồng;

- Giá tộ khối lượng IPC 20: 4.129.074.581 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 21: 4.144.896.620 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 22: 4.342.419.599 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 23: 5.317.690.689 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 24: 6.712.822.523 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 25: 18.310.596.042 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 26: 7.771.214.399 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 27: 5.228.008.876 đồng;

- Giá trị khôi lượng IPC 28: tạm ứng thêm 5%, không xuất hóa đơn;

- Giá trị khối lượng IPC 29: 3.345.281.388 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 30: 2.230.375.040 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 31: 921.604.398 đồng (Chưa xuất hóa đơn VAT).

Tổng số tiền đã thanh toán đến ngày 28/02/2022 là: 154.482.347.939 đồng; Số tiền nợ gốc còn phải thanh toán là: 65.985.934.461 đồng, bao gồm:

Tiền nợ gốc đã quá hạn thanh toán theo quy định của khoản 3.3 và 3.4 của Hợp đồng 100 mà bị đơn còn phải thanh toán Công ty R để đạt đến 85% giá trị các IPC (từ 01 đến 30) là 37.956.038.362 đồng;

Tiền nợ gốc trong hạn mà bị đơn phải thanh toán cho Công ty R để đạt 100% giá trị của tất cả IPC (từ 01 đến 31) là 28.029.896.099 đồng.

b. Tiền nợ gốc Hợp đồng 200 là 65.291.505.919 đồng. Đây là tiền còn nợ (thanh toán đến 100%) của khối lượng công viẹc của Hợp đồng 200 mà Nguyên đơn đã thực hiện và đã được Bị đơn xác nhận, phê duyệt tại 13 Hồ sơ thanh toán (IPC 01 đến 13). Cụ thể:

- Tổng giá trị theo Hợp đồng 200 (đã bao gồm phát sinh) là: 235.712.129.796 đồng.

- Tổng giá trị khối lượng đã thực hiện là: 180.825.068.626 đồng (bao gồm VAT), bao gồm giá trị khối lượng từ IPC 01 đến IPC 13, chi tiết:

- Giá trị khối lượng IPC 01: 11.924.770.524 đồng;

- Giá trị khối lượng 1PC 02: 11.844.564.728 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 03: 7.744.074.792 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 04: 14.147.551.353 đồng;

- Giá trị khối lượng IPC 13: 28.154.858.925 đồng(Chưa xuất hóa đơn VAT). Tồng số tiền đã thanh toán đến ngày 18/02/2022 là: 115.533.562.707 đồng. Số tiền (nợ gốc) phải thanh toán của Hợp đồng 200 là: 65.291.505.919 đồng, bao gồm: Số tiền nợ gốc đã quá hạn thanh toán là 30.431.892.630 đồng; số tiền nợ gốc còn lại (trong hạn) là 34.859.613.289 đồng.

l.Tiền lãi chậm thanh toán Hợp đồng 100 và Hợp đồng 200 là 42.451.283.000 đồng (làm tròn số), trong đó:

a. Tiền lãi chậm thanh toán của Hợp đồng 100: 19.931.371.000 đồng, bao gồm:

- Tiền lãi chậm thanh toán đối với các khoản tiền nợ gốc quá hạn (của IPC 08 đến 23) nhưng đã được bị đơn thanh toán tiền nợ gốc, được tính từ thời điểm đến hạn thanh toán cho tới ngày thanh toán thực tế, tổng số tiền là 4.536.301.000 đồng;

chi tiết bao gồm:

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 08 = 1.949.032.555 đồng x 11,6%/năm x 187 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 16/12/2017 đến ngày thanh toán thực tế 21/06/2018) = 115.831.272 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 09 = 8.891.137.730 đồng x 11,6%/năm x 121 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 27/12/2017 đến ngày thanh toán thực tế 27/04/2018) = 341.906.874 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 10 = 1.119.097.110 đồng x 11,6%/năm x 121 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 27/12/2017 đến ngày thanh toán thực tế 27/04/2018) = 46.111.033 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 11 = 4.789.019.366 đồng x 11,6%/năm x 113 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 04/01/2018 đến ngày thanh toán thực tế 27/04/2018) = 171.984.838 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 12 = 5.107.541.579 đồng x 11,6%/năm x 75 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 14/01/2018 đến ngày thanh toán thực tế 30/03/2018) = 121.741.402 đồng;

Tiện lãi chậm thanh toán của IPC 13 = 10.437.195.825 đồng x 11,6%/năm x 220 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 09/03/2018 đến ngày thanh toán thực tế 15/10/2018) = 729.745.856 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 14 = 4.901.320.754 đồng x 11,6%/năm x 104 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 09/03/2018 đến ngày thanh toán thực tế 21/06/2018) = 161.998.722 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 15 = 3.955.107.294 đồng x 11,6%/năm x 207 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 19/04/2018 đến ngày thanh toán thực tế 12/11/2018) = 260.191.880 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của 1PC 16 = {6.044.892.706 đồng x 11,6%/năm x 207 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 19/04/2018 đến ngày thanh toán thực tế 12/11/2018)} + {2.392.712.581 đồng x 11,6%/năm x 236 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 19/04/2018 đến ngày thanh toán thực tế 11/12/2018)} = 577.131.132 đồng.

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 17 = 1.557.689.108 đồng x 11,6%/năm x 156 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 02/08/2018 đến ngày thanh toán thực tế 05/01/2019) = 77.227.239 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 18 = 7.147.053.922 đồng x 11,6%/năm x 66 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 06/10/2018 đến ngày thanh toán thực tế 11/12/2018) = 149.911.904 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 19 = 1.266.028.252 đồng x 11,6%/năm x 83 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 26/12/2018 đến ngày thanh toán thực tế 19/03/2019) = 33.395.397 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 20 = 2.270.991.020 đồng x 11,6%/năm x 66 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 11/01/2019 đến ngày thanh toán thực tế 19/03/2019) = 48.356.554 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 21 = {1.462.980.728 đồng x 11,6%/năm x 67 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán -11/01/2019 đến ngày thanh toán thực tế - 19/03/2019)} + {816.712.413 đồng x 11,6%/năm x 245 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán -11/01/2019 đến ngày thanh toán thực tế -13/09/2019)} = 94.743.159 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 22 = 2.388.330.779 đồng x 11,6%/năm x 1018 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 29/03/2019 đến ngày thanh toán thực tế-10/01/2022) = 772.693.712 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 23 = 2.611.669.221 đồng x 11,6%/năm x 1004 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 12/04/2019 đến ngày thanh toán thực tế 10/01/2022) = 833.329.984 đồng;

Tiền lãi chậm thanh toán đối với các khoản tiền nợ gốc quá hạn (của IPC từ 23 đến 30), được tính từ thời điểm đến hạn thanh toán cho tới ngày xét xử sơ thầm 28/02/2022, tổng số tiền là 15.395.070.000 đồng. Tính theo lãi suất nợ quá hạn mà 02 bên đã thỏa thuận là (11,6%/năm x 150%). Chi tiết bao gồm:

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 23 = 313.060.658 đồng x (11,6%/năm xl50%) x 1053 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 12/04/2019 đến ngày xét xử sơ thẩm 28/02/2022) = 157.149.589 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 24 = 1.923.604.578 đồng x (11,6%/năm x 50%) x 966 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 08/07/2019 đến ngày xét xử sơ thẩm 28/02/2022) = 885.827.813 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 25 = 14.048.515.375 đồng x (11,6%/năm x l50%) x 920 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 23/08/2019 đến ngày xét xử sơ thẩm 28/02/2022) = 6.161.332.442 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 26 = 6.605.532.23 9 đồng x (11,6%/năm x 150%) x 863 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 19/10/2019 đến ngày xét xử sơ thẩm 28/02/2022) = 2.717.534.060 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 27 = 4.443.807.545 đồng x (11,6%/năm x l50%) x 795 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 26/12/2019 đến ngày xét xử sơ thẩm 28/02/2022) = 1.684.142.185 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 28 = 5.882.210.003 đồng x (11,6%/năm x l50%) x 795 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 26/12/2019 đến ngày xét xử sơ thẩm 28/02/2022) = 2.229.277.013 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 29 = 2.843.489.180 đồng x (11,6%/năm x150%) x 730 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 29/02/2020 đến ngày xét xử sơ thẩm 28/02/2022) = 989.534.235 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 30 = 1.895.818.784 đồng x (11,6%/năm x l50%) x 631 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 07/06/2020 đến ngày xét xử sơ thẩm 28/02/2022) = 570.272.678 đồng.

b. Tiền lãi chậm thanh toán của Hợp đồng 200: 22.519.912.000 đồng, bao gồm:

Tiền lãi chậm thanh toán đối với các khoản tiền nợ gốc quá hạn (của IPC từ 02 đến 08) nhưng đã được bị đơn thanh toán tiền nợ gốc, được tính từ thời điểm đến hạn thanh toán cho tới ngày thanh toán thực tế, tổng số tiền là 4.914.179.000 đồng; chi tiết bao gồm:

- Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 02 = 6.514.510.601 đồng x 11,6%/năm x 221 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 12/11/2017 đến ngày thanh toán thực tế 21/06/2018) = 457.550.668 đồng;

- Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 03 = 4.243.141.135 đồng x 11,6%/năm x 132 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 09/02/2018 đến ngày thanh toán thực tế 21/06/2018) = 178.002.677 đồng;

- Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 04 = 7.781.153.244 đồng x 11,6%/năm x 330 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 09/02/2018 đến ngày thanh toán thực tế 05/01/2019) = 816.061.770 đồng;

- Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 05 = {661.157.648 đồng x 11,6%/năm x 273 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 07/04/2018 đến ngày thanh toán thực tế 05/01/2019)} + {5.000.000.000 đồng x 11,6%/năm x 327 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 07/04/2018 đến ngày thanh toán thực tế 28/02/2019)}+ {3.000.000.000 đồng x 11,6%/năm x 361 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 07/04/2018 đến ngày thanh toán thực tế 03/04/2019)} + {501.377.604 đồng x 11,6%/năm x 377 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 07/04/2018 đến ngày thanh toán thực tế 19/04/2019)} = 981.237.768 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 06 = {4.500.000.000 đồng x 11,6%/năm x 340 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 05/05/2018 đến ngày thanh toán thực tế 10/04/2019)} + {1.998.622.396 đồng x 11,6%/năm x 349 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 05/05/2018 đến ngày thanh toán thực tế 19/04/2019)} + {1.497.224.699 đồng x 11,6%/năm x 395 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 05/05/2018 đến ngày thanh toán thực tế 04/06/2019)} = 895.876.890 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 07 = {1.081.524.004 đồng x 11,6%/năm x 314 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 25/07/2018 đến ngày thanh toán thực tế 04/06/2019)} + {2.900.008.985 đồng x 11,6%/năm x 415 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 25/07/2018 đến ngày thanh toán thực tế 13/09/2019)} = 490.410.583 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 08 = {2.283.278.602 đồng x 11,6%/năm x 401 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 08/08/2018 đến ngày thanh toán thực tế 13/09/2019)} + {5.000.000.000 đồng x 11,6%/năm x 506 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 08/08/2018 đến ngày thanh toán thực tế 27/12/2019)} = 1.095.038.322 đồng.

Tiền lãi chậm thanh toán đối với các khoản tiền nợ gốc quá hạn (của IPC từ 08 đến 12), được tính từ thời điểm đến hạn thanh toán cho tới ngày xét xử sơ thẩm 28/02/2022, tổng số tiền là 17.605.733.000 đồng. Tính theo lãi suất nợ quá hạn mà 02 bên đã thỏa thuận là (11,6%/năm x 150%); chi tiết bao gồm:

Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 08 = 1.963.766.336 đồng x (11,6%/năm x l50%) x 1300 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 08/08/2018 đến ngày xét xử sơ thẩm 28/02/2022) = 1.216.997.110 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán cùa IPC 09 = 5.768.477.079 đồng x (11,6%/năm x 150%) x 1244 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 03/10/2018 đến ngày xét xừ sơ thẩm 28/02/2022) = 3.420.880.752 đồng;

- Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 10 = 9.147.345.180 đồng x (11,6%/năm x l50%) x 1216 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 31/10/2018 đến ngày xét xử sơ thẩm 28/02/2022) = 5.302.553.103 đồng;

-Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 11 = 8.752.193.465 đồng x (11,6%/năm x l50%) x 1201 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 15/11/2018 đến ngày xét xử sơ thẩm 28/02/2022) = 5.010.906.513 đồng;

- Tiền lãi chậm thanh toán của IPC 12 = 4.800.110.570 đồng x (11,6%/năm x l50%) x 1160 ngày (tính từ ngày đến hạn thanh toán 26/12/2018 đến ngày xét xử sơ thẩm 28/02/2022) = 2.654.395.390 đồng.

3.Tiền phạt vi phạm nghĩa vụ của Hợp đồng 100 và Hợp đồng 200 là 5.871.034.000 đồng, trong đó:

- Tiền phạt vi phạm của Hợp đồng 100: 3.436.483.000 đồng.

- Tiền phạt của Hợp đồng 100 = Giá trị chậm thanh toán đến 85% khối lượng của các IPC của Hợp đồng 100 tính đến thời điểm nộp đơn khởi kiện x 8% = 42.956.038.362 đồng x 8% = 3.436.483.000 đồng.

- Tiền phạt vi phạm của Hợp đồng 200: 2.434.551.000 đồng.

-Tiền phạt của Hợp đồng 200 = Giá trị chậm thanh toán đến 85% khối lượng của các IPC của Hợp đồng 200 tính đến thời điểm nộp đơn khởi kiện x 8% = 30.431.892.630 đồng x 8% = 2.434.551.000 đồng.

- Bị đơn Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T - ông Lê Thanh S trình bày:

Đối với yêu cầu khởi kiện mà Công ty Cồ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R đưa ra tại phiến tòa hôm nay, theo đó phía nguyên đơn yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T phải trả số tiền còn nợ và tiền lãi phát sinh cũng như các khoản phạt do vi phạm các điều khoản đã được thỏa thuận trong các Hợp đồng 100 và Hợp đồng 200 tính đến ngày 28/02/2022 là 179.599.757.380 đồng thì bị đơn không đồng ý.

Tính đến ngày 10/01/2022, Công ty T đã nghiệm thu, xác nhận giá trị thi công và thanh toán cho Công ty R như sau:

Hợp đồng số CBD.100.THD.REE.HĐTB.0038 ngày 25/01/2017 (Hợp đồng 100): Giá trị đã nghiệm thu, xác nhận đủ điều kiện thanh toán: 192.438.386.303 đồng.

Giá trị đã thanh toán: 154.482.347.941đồng.

Giá trị còn phải thanh toán: 37.956.038.362 đồng.

Hợp đồng số CBD.200.THD.REE.HĐTB.0078 ngày 26/04/2017 (Hợp đồng 200); giá trị đã nghiệm thu, xác nhận, đủ điều kiện thanh toán: 145.965.455.336 đồng.

Giá trị đã thanh toán: 115.533.562.706 đồng.

Giá trị còn phải thanh toán: 30.431.892.630 đồng.

Như vậy, giá trị còn phải thanh toán của cả 2 Hợp đồng là 68.387.930.992 đồng cộng với tiền lãi chậm thanh toán là 16.883.089.000 đồng.Tổng cộng: 85.271.019.992 đồng. Đồng thời, bị đơn đề nghị được trả lãi cho số tiền nợ gốc tính đến 31/01/2020 là 11.6%/năm; kể từ 01/02/2020 đến khi thanh toán hết là 8%/năm và không đồng ý với cách tính của nguyên đơn cả về tính nợ gốc và nợ quá hạn 150%.

Đối với các yêu cầu của nguyên đơn về việc buộc bị đơn phải thanh toán 100% giá trị hợp đồng; số tiền lãi phát sinh của 02 hợp đồng, tạm tính đến ngày 28/02/2022 là 42.451.283.000 đồng và tiền phạt vi phạm nghĩa vụ của cả 02 hợp đồng là 5.871.034.000 đồng thì bị đơn không đồng ý.

Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2022/KDTM-ST ngày 28/02/2022 của Tòa án nhân dân quận N, quyết định:

Áp dụng: Điều 300, 301, 306 Luật Thương mại 2005, Điều 357 Bộ luật Dân sự;

Điều 271, Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án.

Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T.

Tuyên xử:

[1] Buộc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T phải trả cho Công ty cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R số tiền 179.599.757.380 đồng (một trăm bảy mươi chín tỷ, năm trăm chín mươi chín triệu, bảy trăm năm mươi bảy nghìn, ba trăm tám mươi đồng). Trong đó số tiền nợ gốc 131.277.440.380 đồng; tiền lãi 42.451.283.000 đồng và phạt vi phạm Hợp đồng là 5.871.034.000 đồng.

[2] Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự.

[3] Đình chỉ yêu cầu của Công ty Cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật cơ điện lạnh R về việc buộc Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T phải trả chi phí thiệt hại phát sinh do việc dừng hợp đồng 16.358.259.189 đồng.

[4] Đình chỉ yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và Xây dựng T về việc buộc Công ty cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R phải tiếp tục thực hiện hợp đồng.

[5] về án phí dân sự sơ thẩm: 287.599.757 đồng (hai trăm tám mươi bảy triệu, năm trăm chín mươi chín nghìn, bảy trăm năm mươi bảy đồng) Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T phải chịu.

- Hoàn trả lại cho Công ty cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R 141.927.526 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 0009986 ngày 16/7/2020 tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

- Hoàn trả lại cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T 3.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 0007255 ngày 08/4/2021 tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn thông báo về quyền kháng cáo, nghĩa vụ thi hành án theo qui định của pháp luật.

Ngày 08/3/ 2022, bị đơn Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T kháng cáo toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2022/KDTM-ST ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Tòa án nhân dân quận N, thành phố Đà Nẵng.

Ngày 14/3/2022, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận N, thành phố Đà Nẵng có kháng nghị số 01/QĐ-VKS-KDTM, kháng nghị một phần đối với Bản án sơ thẩm số 01/2022/KDTM-ST ngày 28/02/2022 của Tòa án nhân dân quận N, thành phố Đà Nẵng đối với phần tiền bổ sung áp dụng phạt quá hạn chậm thanh toán đối với các khoản tiền nợ gốc quá hạn với mức lãi suất 11,6%/năm x 150% của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Kỹ thuật Cơ điện lạnh R tương ứng với tổng số tiền là 11.000.268.000 đồng. Trong đó, hợp đồng số 100 từ IPC 23 đến 30 tương ứng với số tiền 5.131.690.000 đồng, hợp đồng số 200 từ IPC 08 đến 12 tương ứng với số tiền 5.868.578.000 đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, rút yêu cầu đối với khoản tiền nợ gốc quá hạn với mức lãi suất 11,6%/năm x 150% tương ứng với tổng số tiền là 11.000.268.000 đồng. Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T giữ nguyên nội dung kháng cáo. Các đương sự không thỏa thuận được vơi nhau về việc giải quyết vụ án.

Tại Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 16/KDTM-PT ngày 15/6/2022 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định:

Căn cứ vào khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 357 Bộ luật Dân sự; Điều 144, 145 Luật xây dựng năm 2014; Điều 300 Luật thương mại năm 2005; khoản 2 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn giảm thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí của Tòa án.

Chấp nhận một phần kháng cáo của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dụng T.

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện về việc “Tranh chấp hợp đồng thi công” của Công ty Cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dụng T đối với số tiền nợ gốc và lãi phát sinh của 02 Hợp đồng.

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện đối với khoản tiền phạt vi phạm của 02 Hợp đồng với số tiền là 5.871.034.000 đồng của Công ty Cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T.

Sửa một phần bản án số 01/2022/ST-KDTM ngày 28 tháng 02 nám 2022 của Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Xử:

1.Buộc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dụng T có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty Cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R số tiền là 157.793.749.534 đồng (một trăm năm mươi bảy tỷ, bảy trăm chín mươi ba triệu, bảy trăm bốn mươi chín nghìn, năm trăm ba mươi tư đồng).Trong đó số tiền nợ gốc là 129.645.152.678 đồng và tiền lãi là: 28.148.596.856 đồng.

Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án mà người phải thi hành án không thi hành thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự, tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

2. Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với số tiền lãi là 11.000.268.000 đồng do Công ty Cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R rút yêu cầu và Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng rút toàn bộ kháng nghị số 01/QĐ-VKS- KDTM ngày 14 tháng 3 năm 2022 của Viện kiểm sát nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

3.Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dụng T phải chịu là 265.793.749 đồng.

Công ty Cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R phải chịu là 5.000.000 đồng nhưng được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí 141.927.526 đồng do Công ty Cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R đã nộp theo biên lai thu số 0009986 ngày 16/7/2020 tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Hoàn trả lại cho Công ty Cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R số tiền là 136.927.526 đồng.

4. Án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T không phải chịu. Hoàn lại tiền tạm ứng án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dụng T đã nộp 2.000.000 đồng tại biên lai thu số 0001222 ngày 31/3/2022 của Cục Thi hành án dân sự quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Các phần quyết định khác của Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị Hội đồng xét xử không giải quyết, có hiệu lực pháp luật kế từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

- Ngày 18/4/2023, Công ty cổ phần đầu tư phát triến và xây dụng T (gọi tắt là Công ty T) có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm và bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm nêu trên.

- Tại Quyết định số 59/QĐ-VKS-KDTM ngày 24/8/2023,Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 16/2022/KDTM-PT ngày 15/6/2022 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng; Đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm, hủy một phần Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm, với lý do:

+ Nguyên đơn Công ty cố phần dịch vụ và kỹ thuật cơ điện lạnh R (gọi tắt là Công ty REE) chưa có hồ sơ thanh toán, chưa xuất hóa đơn VAT đối với hồ sơ IPC 31 của Hợp đồng 100, với số tiền là: 921.604.398 đồng (Công ty REE đã đệ trình ngày 06/7/2020) và hồ sơ IPC 13 của Hợp đồng 200 với số tiền là: 28.154.858.925 đồng (Công ty REE đã đệ trình ngày 31/3/2020) và 02 hồ sơ IPC 31, IPC 13 nêu trên chưa được bị đơn Công ty T nghiệm thu, phê duyệt; nguyên đơn chỉ gửi hồ sơ đề nghị thanh toán qua gmail nên chưa được xem là hợp lệ nhưng Tòa án không tiến hành thẩm định, định giá khối lượng hoàn thành và vật tư đưa vào công trình của 02 hồ sơ số: IPC 31 của Hợp đồng 100, IPC 13 của Hợp đồng 200 làm cơ sở buộc bị đơn Công ty T thanh toán mà lại căn cứ vào khoản 3.4 Điều 3 Hợp đồng 100 và Hợp đồng 200 để buộc Công ty T thanh toán toàn bộ số tiền 921.604.398 đồng của hồ sơ số: IPC 31 và số tiền 28.154.858.925 đồng của hồ sơ số: IPC 23 là chưa đủ căn cứ.

+ Tòa án cấp phúc thẩm tính án phí sơ thẩm đối với số tiền nguyên đơn yêu cầu không được chấp nhận và không tuyên án phí phúc thẩm đối với số tiền nguyên đơn rút yêu cầu tại phiên tòa phúc thẩm là không đúng quy định của khoản 1, khoản 4 Điều 26 và khoản 6 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn giảm thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí của Tòa án.

Tại Phiên Tòa giám đốc thẩm, đại diện việm kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có ý kiến: Do có sai sót trong quá trình đánh máy nên số liệu về án phí tại phần xét thấy của quyết định kháng nghị giám đốc thẩm chưa chính xác, nay điều chỉnh lại như sau:

Theo đơn khởi kiện số tiền nguyên đơn yêu cầu là 175.855.052.571 đồng, nay điều chỉnh đúng là 179.599.757.380 đồng; số tiền nguyên đơn không được chấp nhận là 11.805.740.746 đồng; án phí sơ thẩm nguyên đơn phải chịu: 112.000.000đ + 0,1%(7.805.740.746 đồng) = 119.805.707 đồng, nay thay đổi, điều chỉnh đúng là:

112.000.000đ + 0,1% (6.808.739.846 đồng) = 118.808.739 đồng. Tại mục 2 của Quyết định ghi “theo thủ tục sơ thẩm”, nay điều chỉnh đúng là “theo thủ tục phúc thẩm”.

Tòa án cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm nhưng tuyên án phí đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không được chấp nhận với số tiền án phí sơ thẩm là 5.000.000 đồng là không đúng qui định tại khoản 1, khoản 4 Điều 26, khoản 6 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Toà án;

Tại phần quyết định của bản án phúc thẩm tuyên đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với số tiền lãi 11.000.268.000 đồng do nguyên đơn rút yêu cầu và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng rút toàn bộ kháng nghị nhưng lại không tuyên án phí là không đúng qui định tại khoản 6 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Toà án.

Đồng thời, việc Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty R buộc bị đơn Công ty T thanh toán số tiền đối với IPC 13 và IPC 31 là 29.076.463.323 đồng là chưa đủ cơ sở.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng căn cứ khoản 3 Điều 343 và Điều 345 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 59/QĐKN-VKS-KDTM của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng hủy một phần Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 16/2022/KDTM-PT ngày 15/6/2022 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng để giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]. Vào ngày 25/01/2017, Công ty T với Công ty R ký Hợp đồng số CBD.100.THD.REE.HDTB 0038 (gọi tắt Hợp đồng 100); theo hợp đồng thì Công ty R là nhà thầu thi công hệ thống cơ điện của công trình Tòa nhà căn hộ khách sạn C 1 (Coco Ocean Resort) thuộc dự án khu nghĩ dưỡng và nhà ở cao cấp The Empire tại đường Trường Sa, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng do Công ty T làm chủ đầu tư.

Tổng giá trị Hợp đồng 100 tại thời điểm ký kết là 206.580.000.000 đồng; trong quá trình thực hiện Hợp đồng 100, hai bên đã ký kết các phụ lục Hợp đồng điều chỉnh tăng, giảm số lượng vật tư, thiết bị, nhân công và giá cả (các phụ lục hợp đồng từ A1 đến A14) nên tổng giá trị của Hợp đồng 100 sau khi điều chỉnh theo các phụ lục là: 224.918.699.841 đồng. Đến ngày 06/7/2020, Công ty R đã thực hiện hoàn thành khối lượng công việc của Hợp đồng 100 theo các hồ sơ thanh toán (gọi tắt IPC) từ số 01 đến số 31 và các hồ sơ IPC từ 01 đến 30 đã được Công ty T phê duyệt và đã thanh toán 85% giá trị khối lượng phê duyệt số tiền là 154.482.347.941 đồng. Đối với hồ sơ thanh toán IPC số 31 với số tiền là 921.604.398 đồng, Công ty R đã gửi hồ sơ đề nghị thanh toán qua gmail cho Công ty T vào ngày 06/7/2020.

Ngày 26/04/2017, Công ty T và Công ty R tiếp tục ký Hợp đồng số CBD.200.THD.REE.HDTB 0078 (gọi tắt Hợp đồng 200); theo hợp đồng thì Công ty R là nhà thầu thi công hệ thống cơ điện của Công trình Tòa nhà căn hộ khách sạn C 2 (Coco Ocean Resort) thuộc dự án khu nghĩ dưỡng và nhà ở cao cấp The Empire tại đường Trường Sa, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng do Công ty T làm chủ đầu tư.

Tổng giá trị Hợp đồng 200 tại thời điểm ký kết là 226.875.000.000 đồng.

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng 200, hai bên đã ký kết các phụ lục hợp đồng để điều chỉnh giá của Hợp đồng 200 (các phụ lục hợp đồng từ A1 đến A7) nên tổng giá trị của Hợp đồng 200 sau khi điều chỉnh theo các phụ lục là 235.712.129.796 đồng.

Công ty R đã thực hiện hoàn thành khối lượng công việc của Hợp đồng 200 theo các hồ sơ thanh toán (IPC) từ số 01 đến số 13 và các hồ sơ IPC từ 01 đến 12 đã được Công ty T phê duyệt và đã thanh toán 85% giá trị khối lượng phê duyệt với số tiền là 115.533.562.707 đồng. Đối với hồ sơ thanh toán IPC số 13 với số tiền là 28.154.858.925 đồng, Công ty R đã gửi hồ sơ đề nghị thanh toán qua gmail cho Công ty T vào ngày 31/3/2020.

Việc Công ty T và Công ty R ký kết Hợp đồng số 100 ngày 25/01/2017 và Hợp đồng số 200 ngày 26/04/2017 nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào sự thỏa thuận tại các điều khoản của Hợp đồng số 100 và Hợp đồng số 200 để giải quyết vụ án là có cơ sở và đúng quy định của khoản 2 Điều 3, Điều 11, Điều 116, Điều 117 và Điều 401 Bộ luật dân sự.

[2]. Trong thời gian Công ty R đang thực hiện các hợp đồng nêu trên; Công ty T đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán như Công ty T đã thừa nhận tại các lời khai, biên bản hòa giải, phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Đồng thời, việc ngừng thi công của Công ty R là do Công ty T không tiếp tục xây dựng Công trình Tòa nhà căn hộ khách sạn C 1, C 2 để Công ty R thi công hệ thống cơ điện theo các hợp đồng nêu trên; vấn đề này được thể hiện tại Công văn số CBĐ.100.PMU.ALL.LET.OUT.10613 ngày 14/02/2020 của Công ty T gửi Công ty R “Về kế hoạch thanh toán công nợ: T đang xây dựng kế hoạch khả thi nhất về thanh toán cho Quý Công ty và sẽ có văn bản chính thức gửi nhà thầu vào đầu tháng 3 năm 2020. Về thi công tòa CSR: Hiện nay T chưa có kế hoạch triển khai thi công. Do đó, nếu nhà thầu R muốn chấm dứt không triển khai tiếp thì hai bên sẽ tiến hành nhiệm thu thực tế tại hiện trường để tiến hành thanh quyết toán, thanh lý chấm dứt hợp đồng. T không chấp nhận bất kỳ chi phí phát sinh nào của R tại CSR vì không có bất cứ hoạt động nào tại đây”.

Tại biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 02/4/2021 về kết quả xây dựng của Công ty T tại Công trình Tòa nhà căn hộ khách sạn C 1 và Tòa nhà căn hộ khách sạn C 2 thể hiện “Tòa nhà COR có 02 tháp, trong đó tháp A có 28 tầng đã hoàn thành xây dựng 95%.... Tòa nhà CSR có 02 tháp, tháp S1 có 28 tầng và tháp S2 có 23 tầng, các bên ghi nhận đã hoàn thành xây dựng 50%”.

Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định Công ty T vi phạm Điều 11 của các Hợp đồng và buộc Công ty T phải thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành cho Công ty R là có căn cứ và bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của Công ty R.

[3] Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào các biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình của Hợp đồng 100, đã được Công ty T ký xác nhận đồng ý nghiệm thu đưa vào sử dụng (từ ngày 11/10/2019 đến ngày 07/11/2019) để buộc Công ty T phải thanh toán 100% giá trị khối lượng công việc cho Công ty R với số tiền nợ gốc còn lại của Hợp đồng 100 là đúng theo thỏa thuận tại Điều 3.5 của Hợp đồng 100 và Điều 144 Luật xây dựng năm 2014. Đồng thời, do Công ty T chưa ký biên bản nghiệm thu và chưa đưa vào sử dụng các hạng mục công trình của hợp đồng 200 (Công ty T có văn bản dừng thi công) nên chưa có đủ căn cứ xác định thời gian để thanh toán 2,5% giá trị bảo hành công trình. Vì vậy, Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty T phải thanh toán 97,5% giá trị khối lượng công việc cho Công ty R với số tiền nợ gốc còn lại là có căn cứ và đúng theo thỏa thuận tại Điều 3.5 của Hợp đồng 200 “Thanh toán 2,5% giá trị quyết toán để bảo hành công trình sẽ được thanh toán sau một (01) năm kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa hạng mục công trình vào sử dụng”.

Căn cứ vào số tiền nợ gốc còn lại của Hợp đồng 100 và số tiền nợ gốc còn lại của Hợp đồng 200, Tòa án cấp phúc thẩm xác định số tiền lãi chậm thanh toán đối với các khoản tiền nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất 11,6%/năm là đúng theo thỏa thuận tại khoản 1.1 và 1.2 Điều 1 của phụ lục hợp đồng số CBD.100.THD.REE.HDTB. 0038 A6 của Hợp đồng 100 và phụ lục hợp đồng số CBD.200.THD.REE.HDTB.0078.A4 của Hợp đồng 200 cùng ngày 15/01/2018.

Tại Hợp đồng số 100 ngày 25/01/2017 và Hợp đồng số 200 ngày 26/04/2017 cùng các phụ lục hợp đồng giữa Công ty R với Công ty T không có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng nên Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của Công ty R đối với số tiền 5.871.034.000 đồng là đúng quy định của Điều 300 Luật thương mại “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận....”.

[4]. Đối với hồ sơ IPC 31 của Hợp đồng 100 (số tiền là 921.604.398 đồng), Công ty R đã gửi hồ sơ đề nghị thanh toán qua gmail cho Công ty T vào ngày 06/7/2020 và hồ sơ thanh toán IPC số 13 của Hợp đồng 200 (số tiền là 28.154.858.925 đồng), Công ty R đã gửi hồ sơ đề nghị thanh toán qua gmail cho Công ty T vào ngày 31/3/2020:

[4.1]. Hồ sơ IPC số 31 của Hợp đồng 100 và IPC số 13 của Hợp đồng 200 của Công ty R nêu khối lượng và giá trị do Công ty R thực hiện (lần cuối cùng) sau khi Công ty T có Công văn số CBĐ.100.PMU.ALL.LET.OUT.10613 ngày 14/02/2020 đề nghị Công ty R dừng thi công. Công ty R đã gửi hồ sơ đề nghị thanh toán qua gmail, có ghi rõ “A Lâm kiểm tra và phản hồi giúp e …”. Đồng thời, theo các tài liệu chứng cứ do Công ty R cung cấp là các biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để đưa vào sử dụng đã được Công ty T ký xác nhận đồng ý nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để đưa vào sử dụng kể từ ngày 11/10/2019 đến ngày 07/11/2019 (của hồ sơ IPC số 31 của Hợp đồng 100) và các Bảng tổng hợp chi tiết gía trị đề nghị thanh toán khối lượng công việc Công ty R đã hoàn thành đợt 31 và đợt 13; khối lượng vật tư tương ứng với phần công việc lắp đặt đã được duyệt … (của hồ sơ IPC số 31 Hợp đồng 100 và IPC số 13 Hợp đồng 200 - kèm theo gmail) đã thể hiện đầy đủ khối lượng Công ty R đã thực hiện, giá trị thanh toán trước thuế và thuế VAT. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng Công ty T đã cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, giám sát và xác nhận khối lượng thực hiện (điểm a, khoản 5.1 Điều 5 của Hợp đồng 100, 200) nhưng cho đến thời điểm giải quyết vụ án Công ty T không có ý kiến phản hồi hoặc đề nghị gì đối với 02 hồ sơ này. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 28/02/2022, bị đơn Công ty T đã thừa nhận nguyên đơn Công ty R đã hoàn thành từ IPC 01 đến IPC 13 của Hợp đồng 200 và không tranh chấp khối lượng do Công ty R thực hiện. Vì vậy, căn cứ vào thỏa thuận tại khoản 3.4 Điều 3 của Hợp đồng 100 và khoản 3.4 Điều 3 của Hợp đồng 200 “Về thanh toán khối lượng đã thực hiện” thì 02 hồ sơ IPC số 13 của Hợp đồng 200 và IPC số 31 của Hợp đồng 100 đã được xem là hợp lệ và Công ty T đã chấp nhận phê duyệt 02 hồ sơ IPC của Công ty R đã gửi qua gmail.

Mặt khác, trong trường hợp Công ty R chậm nộp hoặc không nộp các tài liệu kèm theo hồ sơ đề nghị thanh toán IPC số 13 của Hợp đồng 200 và IPC số 31 của Hợp đồng 100 theo yêu cầu của bị đơn như bị đơn Công ty T trình bày thì theo thỏa thuận tại khoản 3.5 Điều 3 của Hợp đồng 100 và khoản 3.5 Điều 3 của Hợp đồng 200 “Công ty T có quyền thuê đơn vị có chuyên môn/kinh nghiệm tiến hành nghiệm thu, xác định giá trị thực hiện hoặc tự nghiệm thu, tính toán khối lượng, giá trị Công ty R đã thực hiện của IPC số 13, IPC số 31 và việc nghiệm thu, tính toán khối lượng, xác định giá trị thực hiện này của Công ty T đối với IPC số 13, IPC số 31 có hiệu lực để làm căn cứ thanh toán” nhưng Công ty T không có tài liệu, chứng cứ để chứng minh đã yêu cầu Công ty R bổ sung, cung cấp tài liệu kèm theo hồ sơ đề nghị thanh toán cũng như việc Công ty T đã thực hiện nghiệm thu, xác định giá trị khối lượng Công ty R thực hiện của hồ sơ IPC số 13, IPC số 31 theo thỏa thuận tại các hợp đồng hai bên đã ký kết nêu trên. Do đó, việc Công ty T khai nại cho rằng hồ sơ IPC số 13 của Hợp đồng 200 và IPC số 31 của Hợp đồng 100 chưa được nghiệm thu để không thanh toán cho Công ty R là không đúng, gây thiệt hại cho Công ty R; Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu thanh toán của Công ty R đối với 02 hồ sơ IPC số 13 của Hợp đồng 200 và IPC số 31 của Hợp đồng 100 là có cơ sở và bảo bảm quyền lợi ích hợp pháp của Công ty R.

[4.2]. Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng cho rằng nguyên đơn Công ty R chưa xuất hóa đơn VAT đối với hồ sơ IPC 31 (số tiền 921.604.398 đồng) và hồ sơ IPC 13 (số tiền 28.154.858.925 đồng); 02 hồ sơ IPC 31 và IPC 13 nêu trên chưa được bị đơn Công ty T nghiệm thu, phê duyệt; nguyên đơn chỉ gửi hồ sơ đề nghị thanh toán qua gmail nên chưa được xem là hợp lệ. Hội đồng xét xử thấy rằng:

+ Về 02 hồ sơ IPC 31, IPC 13 chưa được bị đơn Công ty T nghiệm thu, phê duyệt:

Như đã nhận định tại phần [4.1]. Mặc dù, hợp đồng chưa chấm dứt và Công ty R chỉ tạm ngưng thực hiện hợp đồng nhưng việc tạm ngưng thực hiện hợp đồng là do “Hiện nay T chưa có kế hoạch triển khai thi công” mà Công ty T đã nêu tại Công văn số CBĐ.100.PMU.ALL.LET.OUT.10613 ngày 14/02/2020 và việc Công ty T rút yêu cầu phản tố về đề nghị Công ty R tiếp tục thực hiện hợp đồng của Công ty T (đã tạm ngưng hơn 02 năm) tại Tòa án cấp sơ thẩm đã cho thấy, việc không thi công xây dựng Công trình Tòa nhà khách sạn C 1, C 2 của Công ty T (để làm cơ sở cho Công ty R thi công hệ thống cơ điện theo các hợp đồng 100 và 200) tại các Tòa nhà căn hộ khách sạn C 1, C 2 là không có thời hạn.

Như vậy, giá trị Công ty R đã chi phí cho thực hiện khối lượng tại hồ sơ IPC 31, IPC 13 không thể chờ đợi cho đến khi Công ty T tiếp tục thi công xây dựng Tòa nhà khách sạn C 1, C 2 nên Công ty R phải được thanh toán khối lượng đã thực hiện tại hồ sơ IPC 31, IPC 13 mới bảo đảm được quyền lợi cho Công ty R như Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận định: “Nhà thầu đã đệ trình hồ sơ nhưng Chủ đầu tư không ký là do Chủ đầu tư thiếu thiện chí chứ không phải việc thi công của Nhà thầu tồn tại bất cứ vấn đề gì dẫn đến Chủ đầu tư không ký. Theo đó, Chủ đầu tư đã có văn bản dừng thi công là do ý chí hoàn toàn độc lập của Chủ đầu tư chứ không phải là do lỗi của Nhà thầu” là phù hợp thực tế và có cơ sở;

+ Về hóa đơn VAT: Theo thỏa thuận tại khoản 3.4 Điều 3 Hợp đồng và phụ lục B đính kèm hợp đồng thì hóa đơn VAT là tài liệu kèm theo hồ sơ thanh toán và phải “tương ứng 100% giá trị vật tư được xác nhận/ nghiệm thu”. Tuy nhiên, 02 hồ sơ IPC 31, IPC 13 bị đơn Công ty T không chịu xác nhận/nghiệm thu; đồng thời, theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2000/NĐ-CP ngày 19/10/2020 củ Chính phủ thì thời điểm lập hóa đơn đối với 02 Hợp đồng này là:

4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

a)… c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.” nên Công ty R chưa thể lập hóa đơn VAT để cung cấp cho Công ty T.

+ Về hồ sơ đề nghị thanh toán qua gmail: Theo Điều 12 của Luật giao dịch điện tử thì Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết.” và Điều 119 Bô luật dân sự năm 2015 quy định Hình thức giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.” Do đó, giao dịch qua gmail có giá trị pháp lý được pháp luật công nhận nên nội dung kháng nghị cho rằng nguyên đơn gửi hồ sơ đề nghị thanh toán qua gmail chưa được xem là hợp lệ là không đúng quy định của pháp luật.

[5]. Về án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm:

[5.1]. Theo đơn khởi kiện ngày 06/7/2020 và thông báo thụ lý vụ án trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, thể hiện Công ty R không có yêu cầu Công ty T phải thanh toán đối với các khoản tiền nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất 11,6%/năm x 150% (tương ứng với số tiền 11.000.268.000 đồng) nhưng Bản án sơ thẩm đã giải quyết và buộc bị đơn Công ty T phải thanh toán là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu của Công ty R nên Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng mức lãi suất chậm trả 11,6% theo thỏa thuận tại khoản 1.1 và 1.2 Điều 1 của phụ lục hợp đồng số CBD.100.THD.REE.HDTB. 0038 A6 của Hợp đồng 100 và phụ lục hợp đồng số CBD.200.THD.REE.HDTB.0078.A4 của Hợp đồng 200, cùng ngày 15/01/2018. Việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc Công ty T phải thanh toán đối với các khoản tiền nợ gốc quá hạn với mức lãi suất 11,6%/năm x 150% (số tiền 11.000.268.000 đồng) cho Công ty R là do Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng pháp luật không đúng nên Tòa án cấp phúc thẩm không buộc các đương sự chịu án phí phúc thẩm đối với số tiền 11.000.268.000 đồng là phù hợp và có căn cứ.

[5.2]. Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm và chấp nhận kháng cáo của bị đơn Công ty T nên theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì phải tính lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016.

Trong vụ án này, nguyên đơn Công ty R yêu cầu Công ty T phải trả cho Công ty R số tiền 179.559.757.380 đồng (đã bao gồm số tiền 11.000.268.000 đồng yêu cầu bổ sung); yêu cầu của Công ty R được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận số tiền 157.793.749.534 đồng và số tiền lãi vượt quá yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn 11.000.268.000 đồng. Như vậy, yêu cầu của Công ty R không được chấp nhận số tiền 10.765.739.846 đồng và theo danh mục án phí lệ phí Tòa án (ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016) thì số tiền án phí sơ thẩm mà nguyên đơn Công ty R phải chịu là: 112.000.000 đồng + 6.765.739 đồng (6.765.739.846 đồng x 0,1%) = 118. 765.739 đồng nhưng Tòa án cấp phúc thẩm chỉ tuyên buộc Công ty R chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm 5.000.000 đồng là không đúng.

Do đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chấp nhận nội dung kháng nghị về phần án phí, sửa bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm và buộc Công ty R phải chịu số tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là 118.765.739 đồng.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 337, khoản 5 Điều 343 và Điều 347 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

1. Chấp nhận một phần kháng nghị số 59/QĐ - VKS-KDTM ngày 24/8/2023 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đối với Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 16/2022/KDTM-PT ngày 15/6/2022 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, về vụ án “Tranh chấp hợp đồng thi công” giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R với bị đơn là Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T.

2. Sửa một phần Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 16/2022/KDTM-PT ngày 15/6/2022 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng về phần án phí sơ thẩm như sau:

- Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng T phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là 265.793.749 đồng.

- Công ty Cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là 118.765.739 đồng. Được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí 141.927.526 đồng do Công ty Cổ phần Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R đã nộp theo biên lai thu số 0009986 ngày 16/7/2020 của Chi cục Thi hành án dân sự quận N, thành phố Đà Nẵng.

3. Các phần quyết định khác của bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

377
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Quyết định GĐT về tranh chấp hợp đồng thi công số 13/2023/KDTM-GĐT

Số hiệu:13/2023/KDTM-GĐT
Cấp xét xử:Giám đốc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 23/09/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về