Bản án về yêu cầu chia di sản thừa kế số 77/2021/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

BẢN ÁN 77/2021/DS-PT NGÀY 28/12/2021 VỀ YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Trong ngày 28 tháng 12 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, xét xử công khai vụ án dân sựphúc thẩm thụ lý số: 71/2020/TLPT-DS ngày 05 tháng 5 năm 2020 về việc “Yêu cầu chia di sản thừa kế”, do có kháng cáo của nguyên đơn ông Đào Văn X, bị đơn ông Đào Đại L và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Đào Thị Lim Anh đối với bản án số 43/2019/DS-ST ngày 19/12/2019 củaTòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Nghệ An.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 42/2020/QĐ-PT, ngày 01 tháng 4 năm 2021 và Quyết định hoãn phiên tòa số 98 ngày 30/11/2021, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Ông Đào Văn X (đã chết ngày 07/5/2020).

Địa chỉ: Số 105 Phố Huế, phường NTN, quận HBT, thành phố Hà Nội.

Người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn, gồm:

- Bà Phạm Thị L, sinh năm 1943. Vắng mặt.

- Bà Đào T H, sinh năm 1964. Vắng mặt.

- Bà Đào Phạm Kim T, sinh năm 1968. Vắng mặt.

- Ông Đào Quang G, sinh năm 1974.Có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Đều trú tại: Số 105 Phố Huế, phường NTN, quận HBT, thành phố Hà Nội. Người đại diện theo ủy quyền của bà L, bà H, bà T: Ông Đào Quang G, sinh năm 1974; Trú tại: Số 105 Phố Huế, phường Ngô Thị Nhậm, quận HBT, thành phố Hà Nội. Có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Đào Quang G: Ông Vi Văn A và ông Lê Cao Th – Luật sư Văn phòng Luật sư số VII - đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Có đơn từ chối tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Đào Quang G.

Địa chỉ văn phòng: Số 135 Trần Đăng Ninh, phường DV, quận CG, thành phố Hà Nội.

Bị đơn: Ông Đào Đại L, sinh năm 1952.có mặt.

Trú tại: Số 117A, đường NTMK, khối Tân Phong, phường LM, thành phố V, tỉnh Nghệ An.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, gồm:

1/ Ông Đào Công Th, sinh năm 1947.Vắng mặt.

Trú tại: Khối Tây Hồ 1, phường QT, thị xã TH, Nghệ An.

Người đại diện theo ủy quyền của ông Th, gồm:

- Bà Đào Thị Lệ H, sinh năm 1978. Vắng mặt.Trú tại: Số 135/15 đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, thành phố Hồ Chí M. Có đơn đề nghị xử vắng mặt.

- Bà Đặng Thị M, sinh năm 1953. Vắng mặt.

Trú tại: Khối Tây Hồ 1, phường QT, thị xã TH, Nghệ An.

2/ Ông Đào Mạnh Tr, sinh năm 1957.Có mặt.

Trú tại: Số 115, đường NTMK, khối Tân Phong, phường LM, thành phố V, tỉnh Nghệ An.

3/ Bà Đào Thị KA, sinh năm 1959. Có mặt.

Trú tại: Số 117B, đường NTMK, khối Tân Phong, phường LM, thành phố V, tỉnh Nghệ An.

4/ Bà Hồ Thị L1, sinh năm 1959.có mặt.

Trú tại: Số 117A, đường NTMK, khối Tân Phong, phường LM, thành phố V, tỉnh Nghệ An.

5/ Anh Đào Ngọc Th (Đào Đại Th) sinh năm 1982.Có mặt.

Trú tại: Số 117A, đường NTMK, khối Tân Phong, phường LM, thành phố V, tỉnh Nghệ An.

6/ Bà Nguyễn Thị Y, sinh năm 1958.Vắng mặt.

Trú tại: Số 115, đường NTMK, khối Tân Phong, phường LM, thành phố V, tỉnh Nghệ An.

Người kháng cáo: Ông Đào Văn X, ông Đào Đại L, bà Đào Thị KA.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theobản án sơ thẩm vụ án có nội dung như sau:

Theo đơn khởi kiện của nguyên đơn, lời khai trong quá trình tố tụng và tại phiên toà sơ thẩm, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:

Vợ chồng cụ Đào Văn Tiên và cụ Lê Thị Ninh có 6 người con đẻ (không có con riêng và con nuôi) gồm có:

1/ Ông Đào Văn X, sinh năm 1942; nơi cư trú: Số nhà 105, phường NTN, quận HBT, thành phố Hà Nội (đã chết ngày 07/5/2020) 2/ Ông Đào Duy Tước (tức Th), sinh năm 1947;nơi cư trú: Khối Tây Hồ, phường QT, thị xã TH, tỉnh Nghệ An;

3/ Ông Đào Đại L, sinh năm 1952; nơi cư trú: Số nhà 117, đường NTMK, phường LM, thành phố V, tỉnh Nghệ An;

4/ Ông Đào Hồng Ích, sinh năm 1954, chết năm 1979 (không có vợ con);

5/ Ông Đào Mạnh Tr, sinh năm 1957; nơi cư trú: Số nhà 115, đường NTMK, phường LM, thành phố V, tỉnh Nghệ An;

6/ Bà Đào Thị KA, sinh năm 1959; nơi cư trú: Số nhà 117, đường NTMK, phường LM, thành phố V, tỉnh Nghệ An.

Cụ Đào Văn Tiên chết năm 1991,cụ Lê Thị Ninh chếtnăm 2004 do tuổi già vàđều không để lại di chúc. Nhưng 2 cụ có nói với các con là bố mẹ cho ông Đào Mạnh Tr một khoảnh đất, ông X không nhớ là bao nhiêu m2 để lấy vợ làm nhà và sau này không được đòi hỏiquyền L gì về đất, vì đất ở còn lại đã giao cho con cả là Đào Văn X được toàn quyền quản lý và được bán hoặc xây dựng nhà trên đất khi 2 cụ chết.

Ông Đào VănX trình bày: Năm 1964 công tác tại nhà máy Cơ khí Quang Trung, Hà Nội, đến năm 1975 chuyển về công tác tại Bộ đại học Hà Nội, thường xuyên đi công tác tại các tỉnh phía bắc, sau giải phóng Miền Nam có cả các trường phía Nam; chủ yếu chuyên ngành thiết bị giảng dạy và vật tư xây dựng, được hưởng lương phó phòng có thu nhập cao. Mỗi lần đi công tác và các ngày nghỉ thường xuyên về thăm các cụ đều có đưa tiền cho 2 cụ để cải thiện đời sống sinh hoạt hàng ngày cho tới khi 2 cụ mất, ông X có mặt kịp thời cùng các em chôn cất và cải áo bằng chủ yếu là tiền của ông X.

Đến năm 1988, với mục đích đảm bảo cuộc sống của 2 cụ thật sự ổn định và bà KA có công ăn việc làm, ông X đã bỏ tiền san nền, làm móng, đổ đá lát xi măng và dựng quán bán hàng ăn tại khu đất trước nhà 2 cụ để giao cho bà KA quản lý và kinh doanh, diện tích khoảng 70 m2 mặt đường. Tại thời điểm mở quán 2 cụ ăn chung và quản lý giúp để cho bà KA phát triển cửa hàng tăng thêm thu nhập. Đến năm 1991 cụ ông mất, cụ bà ăn ở sinh hoạt riêng biệt không ở chung với ai cho tới khi cụ bà bị mù lòa. Hiện nay, móng và nền nhà vẫn còn do gia đình ông Đào Đại L và bà KA đang sử dụng lát gạch hoa trên nền cũ.

Năm 1997, ông X trực tiếp quản lý xây dựng cho 2 cụ một gian nhà khoảng 30 m2, 1 tầng tường gạch, đổ mái bằng bê tông cốt thép, bằng 5.000.000 đồng là tiền của 2cụ bán đất năm 1988, có vị Tr liền kề với bà KA cho bà Hòa có con trai tên là Hoài (trước khi chính quyền thu hồi một phần đất), còn lại 2.000.000 đồng tiền bán đất 2 cụ choông Đào Đại L, đang dạy học ở Nghĩa Đàn Nghệ An. Cùng thời điểm năm 1997 bà KimAnh cũng tự bỏ tiền ra xây dựng nhà ở có diện tích khoảng 30 m2 liền kề chung tường với nhà của 2 cụ.

Đến 100 ngày cúng giỗ cụ ông, có đầy đủ anh em trong gia đình, cụ bà đặt vấn đề xin ý kiến ông X là cho ông Đào Đại L về ở cùng với cụ Ninh, vì hoàn cảnh cuộc sống của vợ con ông Đào Đại L đang gặp rất nhiều khó khăn và về ở với cụ Ninh cho đỡ buồn. Xét thấy tình anh em là máu mủ, ông Đào Đại L dạy học ở Nghĩa Đàn vùng sâu vùng xa, thu nhập thấp, hoàn cảnh rất khó khăn nên ông X đồng ý để vợ chồng ông L về ở cùng cụ bà, bằng cách xây dựng trồng lên diện tích nhà của 2 cụ, có diện tích 30 m2 Th nhà 2 tầng, mái lợp tôn xi măng để ở bằng tiền của cụ bà, không ai đóng góp.

Ngày 19/4/2004, Ủy ban nhân dân thành phố V, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 190,20 m2 đất cho cụ Lê Thị Ninh, ở tại khối Tân Phong, phường LM, thành phố V, tỉnh Nghệ An. Có danh mục tờ bản đồ số 01, thửa đất số 08; trong đó có 150m2 đất ở và 40,20 m2 đất vườn. Về nguồn gốc quyền sử dụng đất: Khoảng năm 1973, nhà nước cấp 700 m2 đất cho cụ Đào Văn Tiên và cụ Lê Thị Ninh để làm nhàtại khối Tân Phong, phường LM, thành phố V. Đến năm 1993 chính quyền sở tại đã thu hồi lại đất, chỉ còn 190,20 m2 đất để 2 cụ quản lý và sử dụng.

Về công sức nuôi dưỡng 2 cụ: Bà KA có công sức chăm sóc 2 cụ nhiều hơn các anh trong gia đình. Riêng vợ chồng ông Đào Đại L, không hề có công sức, còn có hành vi đánh cụ bà là bất hiếu.

Căn cứ luật hôn nhân và gia đình đã quy định: Con cái phải thực hiện quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ. Ông X cho rằng mọi người không nên kể côngphụng dưỡng bố mẹ vì bố mẹ sinh ra các con không bao giờ kể công mà chỉ cho các con nhiều hơn.

+ Về công sức cá nhân đóng góp tu bổ, tôn tạo, giữ gìn mảnh đất của 2 cụ, được xác định như sau: Đối với vợ chồng ông Đào Đại L, không hề có bất kỳ công sức gì đối với mảnh đất của 2 cụ. Nếu có yêu cầu chia hưởng công sức, đề nghị Tòa bác yêu cầu; đối với ông Đào Mạnh Tr, đã được 2 cụ cho đất làm nhà là đã có kỷ phần như các hàng thừa kế khác nên không được đòi hỏi tranh dành theo lời 2 cụ đã căn dặn. Nếu ông Đào Mạnh Tr, có yêu cầu đòi chia thừa kế, đề nghị Tòa bác yêu cầu; đối với ông Đào Công Th, đã có thời gian đi bộ đội xa nhà, khi phục viên ở chung với 2 cụ, sau đó lập gia đình đi ở nơi khác, không có công giữ gìn và ông Th cũng không có yêu cầu khai tại Tòa. Nên Tòa không xét; đối với bà Đào Thị KA: Không có công cải tạo, phục hóa gì đối với đất. Đã được hưởng L từ đất ở xây dựng nhà và hưởng L từ kinh doanh trên mảnh đất của 2 cụ, do ông X san nền. Nếu bà KA có yêu cầu chia hưởng công sức tôn tạo và giữ gìn đất, đề nghị Tòa bác yêu cầu; đối với ông Đào Văn X: Là người có công sức đóng góp tu bổ, tôn tạo, giữ gìn mảnh đất của 2 cụ nhiều nhất như đã nêu ở trên, được các em ghi nhận. Ông Đào Văn X không yêu cầu chia vì không muốn anh em bất hòa.

Ông Đào Văn X đồng ý theo nội dung Thông báo về kết quả định giá tài sản ngày 30/7/2019. Giá đất mua bán chuyển nhượng theo thị trường tại thời điểm là: 17.890.000.000 đồng, cụ thể: Phần diện tích sâu 20m bám đường NTMK: 156,1 m2 x 100.000.000 đồng/m2 = 15.610.000.000 đồng; Phần diện tích sâu 20m tiếp theo: 38 m2 x 60.000.000 đồng/m2 = 2.280.000.000 đồng; đề nghị Tòa án chia đều kỷ phần giá trị quyền sử dụng đất cho các hàng thừa kế, gồm có: Ông Đào Văn X, ông Đào Công Th, ông Đào Đại L và bà Đào Thị KA.

Cụ thể mỗi kỷ phần được hưởng: 17.890.000.000 đồng: 04 người = 4.472.500.000 đồng. Ông ĐàoVăn X đề nghị Tòa án phân chia cho ông X được quyền sử dụng diện tích đất vườn phía bên trong theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của cụ Lê Thị Ninh, có diện tích chỉ số là 40,20 m2 đất vườn và buộc các hàng thừa kế phải dành cho ông X một lối đi tính từ mặt đường vào có chiều rộng là 1,2 m, chiều dài tới phần đất vườn, còn lại thừa thiếu sẽ bù đắp cho các hàng thừa kế do Tòa quyết định.

Lý do ông X xin được hưởng thừa kế mảnh vườn của 2 cụ được trình bày như sau: Ngày 19/8/2019 Tòa án nhân dân quận HBT, Hà nội, có gửi cho ông X một thông báo về việc ông Đặng Hữu An, sinh năm 1920, có HKTT tại số 105 phố Huế, Hà Nội, có đơn khởi kiện đòi nhà cho thuê đối với gia đình ông X đang ở tại số 105 phố Huế, Hà Nội. Thực chất gia đình ông X ở tại địa chỉ trên là do xí nghiệp quản lý nhà quận HBT cho ở, không có Hợp đồng. Khả năng buộc phải trả nhà, không có nơi ở nào khác. Nơi ông X ở tính bình quân 3,6 m2/1 đầu người là quá chật hẹp so với quy định của nhà nước là không đảm bảo cuộc sống. Bản thân ông X là người có công với cách mạng, không được phân chia nhà đất. Vì lẽ đó ông X rất mong muốn Tòa án đi xác M để phân chia thừa kế cho ông X được hưởng quyền sử dụng mảnh vườn nêu trên, để gia đình ông X về ở lấy nơi thờ cúng các cụ vì ông X là con trưởng trong gia đình phải thực hiện đúng tâm linh của 2 cụ đã giao quyền.

Ông Đào Đại L và bà Đào Thị KA, đang chiếm dụng, xây nhà trái phép trên diện tích 70 m2 đất của 2 cụ từ nhiều năm nay. Đề nghị Tòa án phân chia xử buộc ôngĐào Đại L và bà Đào Thị KA, phải phá dỡ nhà để trả lại diện tích đất cũ cho các hàng thừa kế.

Quá trình tố tụng bị đơn vắng mặt nhưng có văn bản trình bày ý kiến gửi cho Tòa án, ý kiến của ông Đào Đại L như sau: Anh trai Đào Văn X (anh cả), anh trai: Đào Công Th (Tước), em gái: Đào KA.Từ khi bố mẹ còn sống đã đồng ý cho ông Đào Đại L, vợ là Hồ Thị L1, em trai là Đào Mạnh Tr, em gái là Đào Thị KA được dựng mỗi gia đình anh em một căn nhà trên diện tích đất của bố mẹ là 360m2.Riêng gia đình ông Đào Đại L, bà Hồ Thị L1 tham gia kháng chiến chống Mỹ, chuyển ngành giáo viên hơn 20 năm, nay đã nghỉ hưu, đã được bố mẹ khi còn sống đồng ý cho vợ chồng ông Đào Đại L làm nhà phụng dưỡng mẹ già và vợ chồng ông ở từ năm 1991 tới nay. Tiền xây dựng nhà là do vợ chồng ông Đào Đại L bỏ ra với diện tích khoảng 65m2, nhà 2 tầng, mặt đường NTMK.Phía Tây Nam G móng nhà anh Đào Văn X (anh cả) và anh Đào Công Th (anh hai). Phía Đông Nam G móng nhà em Đào Mạnh Tr (em trai), phía Tây Bắc G móng nhà bà Đào Thị KA (em gái), hướng Đông Bắc G với trục đường MKhai.

Vợ chồng ông Đào Đại L đang sống hoà thuận với bà con khối xóm chưa tranh chấp, tranh cãi gì với ai. Nay đột xuất có giấy triệu tập xử về tranh chấp tài sản thừa kế của bố mẹ để lại, ông Đào Đại L rất bàng hoàng và ngạc nhiên, nếu có tranh chấp thì trước tiên anh em ông Đào Đại L phải họp gia đình lại bàn bạc, thống nhất, biết lý do tại sao tranh chấp, ai tranh chấp với ai, tranh chấp về cái gì. Theo ông Đào Đại L thì luật di sản của bố mẹ để lại là được bố mẹ đồng ý cho con cái khi còn sống cũng như lúc qua đời. Nhưng khi bố mẹ còn sống, là nhà tranh vách đất, đã đồng ý cho vợ chồng ông Đào Đại L cải tạo, xây dựng nhà ở cố định như bây giờ. Còn đất đai, ông Đào Đại L hiểu Nhà nước giao cho bố mẹ ông với diện tích 360m2 (thời chủ tịch thành phố là Đinh Căn, chủ tịch phường LM là Chu Niên).Bố mẹ để lại cho ông Đào Đại L diện tích khoảng 65m2 trong tổng số 360m2.

Ông Đào Đại L không tranh chấp chiếm đoạt với ai cả, ông L dùng mảnh đất để sống cố định, lâu dài và hương khói cho bố mẹ, không buôn bán, không cầm cố. Thực tế có cộng đồng khối xóm làm chứng. Nay ông Đào Đại L không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Ông Đào Đại L muốn giải quyết phải họp gia đình, anh em con cháu, có chứng giám của đại diện tổ, khối, phường xã. Nếu không thoả thuận được mới khởi kiện ra Toà.

Phần trình bày của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

Ông Đào Mạnh Tr trình bày: Họ tên bố: Đào Văn Tiên, chết năm: 1991, họ tên mẹ: Lê Thị Ninh, chết năm 2004. Các anh chị em ruột bao gồm: anh trai : Đào Văn X (anh cả), anh trai: Đào Công Th (Tước), em gái: Đào KA.

Nguồn gốc khu đất của bố mẹ ông Đào Mạnh Tr như sau:Từ năm 1973 bố của ông Đào Mạnh Tr công tác tại Công ty muối Nghệ An có xin thành phố cấp một khu đất để làm nhà vừa ở vừa làm việc, không rõ bao nhiêu m2. Sau đó thành phố thu hồi bớt diện tích, các cụ có kêu gọi các con về ở cho đỡ mất diện tích nhưng không có ai về ở cả. Sau đó các cụ làm ngôi nhà cấp bốn để ở cho đến nayđất chỉ còn 190,20m2. Hiện tại gia đình ông L và bà Anh đang ở. Còn ông Đào Mạnh Tr hiện tại đang sinh sống riêng biệt bên cạnh nhà ông bà. Mọi giấy tờ đất đai hoàn toàn riêng biệt mang tên vợ chồng ông Đào Mạnh Tr. Hiện nay bố mẹ đã chết có để lại di sản là 01 bìa đất có mang tên mẹ là Lê Thị Ninh, diện tích là 190,20m2 và không để lại di chúc cho các con. Nên nay anh em trong gia đình có đơn khởi kiện phân chia tài sản bố mẹ để lại. Theo ý kiến nguyện vọng của bản thân ông Đào Mạnh Tr thì muốn anh em trong nhà tự thoả thuận phân chia thuận hoà, hợp lý, còn nếu không được thì đề nghị Toà án phân chia theo pháp luật.

+ Phần trình bày của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Th (đại diện theo ủy quyền) trình bày: Bố, mẹ, anh chị em ruột của ông Th là: ông Đào Văn Tiên, chết năm 1991, bà Lê Thị Ninh, chết năm 2004, anh trai Đào Văn X, sinh năm 1942, anh trai Đào Đại L, sinh năm 1952, em trai Đào Mạnh Tr, sinh năm 1957, em gái Đào KA, sinh năm 1959. Tổng diện tích đất ông bà để lại là 360m2 đã chia cho ông Tr, nay còn lại 190,20m2 là quyền sở hữu của bốn anh em. Sau khi ông bà qua đời và giao quyền cho bác cả là ông Đào Văn X không có di chúc. Khối tài sản này bây giờ là toàn quyền của bác cả. Thay mặt ông bà đã qua đời. Ông Th là con thứ trong gia đình nguyện vọng của bản thân theo ý của anh cả là chia đều tài sản còn lại của ông bà cho mọi người 190,20m2.

+ Phần trình bày của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà KA trình bày: Bố là ông Đào Văn Tiên sinh năm 1918, chết năm 1991, mẹ là bà Lê Thị Ninh sinh năm 1918, chết năm 2004, anh trai Đào Văn X, sinh năm 1942, anh trai Đào Công Th (Th) sinh năm 1948, anh trai Đào Đại L sinh năm 1952, anh trai Đào Mạnh Tr, sinh năm 1957và bà Đào Thị KA, sinh năm 1959. Hiện nay bà Đào Thị KA là người đang sinh sống trên mảnh đất của bố mẹ để lại và đang bị ông Đào Văn X khởi kiện.

Bản thân bà Đào Thị KA từ khi nhỏ đến lúc lớn lên xây dựng gia đình và đã có một con trai cho đến nay vẫn đang ở trên mảnh đất bố mẹ để lại, sau khi bố mẹ của bà được về hưu thì cơ quan chi cục muối Nghệ An cũ hoá giá cho mảnh đất trụ sở hiện nay. Từ khi nhỏ cho đến nay bà KA vẫn sống và nuôi dưỡng bố mẹ cho đến khi bố mẹ chết và đã làm nhà cho bố mẹ ở. Các anh đều thoát ly chỗ ở, còn bà KA cùng ông Đào Mạnh Tr, Đào Đại L ở bên cạnh. Đến đến năm 1991 bà bỏ việc cơ quan bánh kẹo V về mở quán trên đất bố mẹ, vào năm bố mất và mở quán hàng ăn uống, bà Anh ly hôn chồng ở với mẹ và phụng dưỡng mẹ. Rồi bà bán hàng cùng ông Đào Đại L làm nhà, bà KA chưa biết có giấy tờ nhà. Lúc đó ông Đào Mạnh Tr tự làm nhà và tự làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mẹ và ông Tr, bà KA không biết, khi bà Ninh chết không để lại di chúc. Đến nay bà KA bị các anh bàn về việc chia di sản của bà Ninh để lại, bà Đào Thị KA không mong muốn, vì đây là tài sản của bố mẹ để lại, nhưng nếu các anh cương quyết giải quyết chia di sản của bố mẹđể lại thì bà Đào Thị KA yêu cầu giải quyết theo pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bà KA.

Quá trình tố tụng người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (bà Hồ Thị L1) vắng mặt nhưng có văn bản trình bày ý kiến gửi cho Tòa án, bà L1 trình bày: Bố chồng bà L1 là ông Đào Văn Tiên, sinh năm 1918, quê quán Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, trú quán 117A NTMK, phường LM, thành phố V, Nghệ An, chết năm 1991. Mẹ chồng là bà Lê Thị Ninh, sinh năm 1918, quê quán: Yên Mô, Ninh Bình, chết năm 2004.Gia đình chồng bà L1 gồm có anh em: anh Đào Văn X, sinh năm 1942, chồng bà L1: Đào Đại L, sinh năm 1957, anh trai Đào Công Th, sinh năm 1948, anh trai Đào Mạnh Tr, sinh năm: 1957, em chồng: Đào KA, sinh năm:

1959.Những năm bố chồng bà L1 còn sống, nhiều lần ông lên trường yêu cầu chồng bà L1 về để cho đất làm nhà, nhưng hồi đấy vợ chồng bà L1 là bộ đội mới xuất ngũ chuyển công tác, kinh tế khó khăn, không có kinh tế làm nhà. Đến năm 1991 bố chồng bà L1mất, 2 anh lớn không về, mẹ chồng và chồng bà L1 bàn bạc khuyên bà L1 về để sớm khuya. Tháng 10 năm 1991 theo yêu cầu và nhiệm vụ bà L1 nghỉ việc (chế độ) về V ở với mẹ, những tháng ngày ở với mẹ chồng bà L1 hiểu và thương mẹ, 70 tuổi rồi mà bị người ta nói suốt đời ở nhà tranh. Bà L1 nghỉ chế độ được 2.700 đồng vay mượn lúc đó làm được một gian nhà chừng 26m2 trở lại, lúc đó vì khó khăn nên mẹ con bữa no bữa đói, bằng chứng là phải mua gạo nợ để sống qua ngày, đến năm 1993 bà L1 lại xây chồng lên được 1 gian. Năm 1996 trở lại vợ chồng bà L1 tiết kiệm xây thêm được hai gian nhà.

Năm 2004 mẹ chồng bà L1 mất, ít nhiều bà L1 cũng đã làm tròn được trách nhiệm của người con dâu. Cho đến giờ phút này chính bà L1 cũng bị sốc. Khi chưa có nhà, không có lương không ai nhòm ngó đứng mũi chịu sào, vợ chồng bà L1 gánh vác. Còn bây giờ đất đai giá trị thì yêu cầu chia. Từ năm 1992 bà Ninh đã để lại di chúc cho vợ chồng bà L1, bà L1 không đồng ý phân chia.

Tại bản án số 43/2019/DS-ST ngày 19/12/2019 củaTòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Nghệ An đã quyết định:

Căn cứ các Điều 611, 612,613, 650, 651 Bộ luật dân sự; Điều 167, Điều 179 Luật đất đai; khoản 5 điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39, Điều 85, 86, 147, 227, Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; Xử:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đào Văn X về chia di sản thừa kế theo pháp luật đối với khối di sản của cụ Lê Thị Ninh và cụ Đào Văn Tiên.

Xác định di sản thừa kế của cụ Đào Văn Tiên và cụ Lê Thị Ninh là quyền sử dụng đất diện tích 190,2 m2, thửa đất số 08, tờ bản đồ số 01, khối Tân Phong, phường LM, thành phố V, tỉnh Nghệ An, đất đã được UBND thành phố V cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ 318371 ngày 19/04/2004 mang tên Lê Thị Ninh (theo hiện trạng sử dụng đất là 194,1m2).

Xác định hàng thừa kế thứ nhất gồm: ông Đào Văn X, ông Đào Công Th, ông Đào Đại L, bà Đào Thị KA và ông Đào Mạnh Tr.

Trch trả công duy trì, tu bổ, bảo quản cho ông Đào Đại L, bà Hồ Thị L1 là 10 m2 đất tương đương số tiền 1.000.0000.000 đồng (tại thời điểm định giá);

Trch trả công duy trì, tu bổ, bảo quản cho bà Đào Thị KA là 10m2 đất tương đương số tiền 1.000.0000.000 đồng (tại thời điểm định giá).

- Giao cho ông Đào Đại L quyền sử dụng đất có diện tích 75,2m2 trị giá 7.520.000.000 đồng, tại thửa đất số 08, tờ bản đồ số 01, khối Tân Phong, phường LM, thành phố V, Nghệ An (quyền sử dụng đất 75,2m2 được giới hạn bởi các điểm 11,12,12’,13,14, 23,20,19,21,22,11 có sơ đồ kèm theo);

- Giao cho bà ĐàoThị KA quyền sử dụng đất 103,4m2 trị giá 9.428.000.000 đồng, tại thửa đất số 08, tờ bản đồ số 01, khối Tân Phong, phường LM, thành phố V, Nghệ An (quyền sử dụng đất 103,4 m2 được giới hạn bởi các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 6’, 7, 8, 9, 9’, 10, 11, 22, 21, 20, 19, 18, 1 (có sơ đồ kèm theo);

- Giao cho ông Đào Mạnh Tr quyền sử dụng đất 15,7m2 trị giá 942.000.000 đồng, tại thửa đất số 08, tờ bản đồ số 01, khối Tân Phong, phường LM, thành phố V, Nghệ An (quyền sử dụng đất 15,7m2 được giới hạn bởi các điểm 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 23, 14 (có sơ đồ kèm theo).

Ông Đào Đại L có nghĩa vụ T toán bằng tiền mặt cho ông Đào Mạnh Tr số tiền 2.236.000.000 đồng; Ông Đào Đại L có nghĩa vụ T toán bằng tiền mặt cho ông Đào Công Th số tiền 1.106.000.000 đồng;

Bà Đào Thị KA có nghĩa vụ T toán bằng tiền mặt cho ông ĐàoVăn X số tiền 3.178.000.000 đồng; Bà Đào Thị KA có nghĩa vụ T toán bằng tiền mặt cho ông Đào Công Th số tiền 2.072.000.000 đồng.

Giao cho ông ĐàoVăn X được nhận 01 suất thừa kế bằng tiền mặt là 3.178.000.000 đồng từ bà ĐàoThị KA.

Giao cho ông Đào Công Th được nhận 01 suất thừa kế bằng tiền mặt là 3.178.000.000 đồng, từ bà Đào Thị KA số tiền 2.072.000.000 đồng và từ ông Đào Đại L là 1.106.000.000 đồng (một tỷ, một trăm linh sáu triệu đồng).

Giao cho ông Đào Mạnh Tr được nhận 01 phần chênh lệch của suất thừa kế bằng tiền mặt là 2.236.000.000 đồng (hai tỷ, hai trăm ba mươi sáu triệu đồng) từ ông Đào Đại L.

Các đương sự có nghĩa vụ làm thủ tục theo quy định để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài ra bản án còn tuyên về nghĩa vụ chịu án phí, quyền kháng cáo.

Ngày 23/12/2019, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Đào Thị KA kháng cáo với nội dung: Đề nghị Tòa án chỉ giao cho bà diện tích đất khoảng 50m2 bằng với diện tích nhà xây dựng trên đất vì bà không có tiền để giao cho các đồng thừa kế khác. Không chia thừa kế cho ông Đào Mạnh Tr. Nếu ông Tr vẫn yêu cầu chia thừa kế thì đề nghị Tòa án hủy giấy CNQSDĐ đã cấp cho ông Đào Mạnh Tr và bà Nguyễn Thị Y và chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Ngày 30/12/2019, nguyên đơn ông Đào Văn X kháng cáo toàn bộ nội dung vụ án.Ngày 28/01/2021 tại phiên tòa anh Đào Quang G là người đại diện theo ủy quyền của những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông Đào Văn X đã rút toàn bộ nội dung kháng cáo của ông Đào Văn X.

Ngày 03/3/2020, bị đơn ông Đào Đại L kháng cáo toàn bộ nội dung vụ án cho rằng di sản thừa kế do bố mẹ để lại là 360m2 đất chứ không phải 190m2 như trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Đào Thị KA và ông Đào Đại Lvẫn giữ nguyên nội dung đơn kháng cáo;

Ý kiến đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An:

Đơn kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được làm trong hạn luật định, nội dung và hình thức đơn phù hợp với quy định của pháp luật. Tòa án đã thụ lý và đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm là đúng quy định của pháp luật.

Về nội dung:Căn cứ vào khoản 1 Điều 289của Bộ luật tố tụng dân sự. Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với nội dung kháng cáo của ông Đào Văn X;

Căn cứ vào Điều 308, Điều 310 của Bộ luật tố tụng dân sự. Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Đào Đại L và bà Đào Thị KA. Hủybản án sơ thẩm do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]Về tố tụng: Sau khi xét xử, ông Đào Văn X, bà Đào Thị KA và ông Đào Đại L làm đơn kháng cáo trong thời hạn luật định, hình thức và nội dung đơn kháng cáo đúng quy định nên việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm là đúng quy định của pháp luật.

[2] Về nội dung vụ án: Cụ Đào Văn Tiên sinh năm 1918 chết năm 1991, cụ Lê Thị Ninh sinh năm 1918 chết năm 2004 do tuổi già và đều không để lại di chúc. Hai cụ có 6 người con đẻ (không có con riêng và con nuôi) gồm có: ông Đào Văn X, sinh năm 1942; ông Đào Công Th (tức Tước), sinh năm 1947; ông Đào Đại L, sinh năm 1952; ông Đào Hồng Ích, sinh năm 1954 đã chết năm 1979 (không có vợ con); ông Đào Mạnh Tr, sinh năm 1957 và bà Đào Thị KA, sinh năm 1959, hai cụ đều không có con riêng, con nuôi. Do đó xác định hàng thừa kế thứ nhất tại thời điểm mở thừa kế gồm có 5 người gồm ông Đào Văn X, ông Đào Công Th (tức Tước), ông Đào Đại L, ông Đào Mạnh Tr, và bà Đào Thị KA.

Khoảng năm 1973, cụ Đào Văn Tiên và cụ Lê Thị Ninh được nhà nước cấp 700 m2 đất cho để làm nhàtại khối Tân Phong, phường LM, thành phố V. Sau đó chính quyền sở tại đã thu hồi lại một phần đất nên còn lại khoảng 360m2.Năm 1988 hai cụ cH nhượng một phần đất cho cho bà Hòa có con trai tên là Hoài. Năm 2004 thửa đất còn lại được tách Th hai thửa, một thừa cấp quyền sử dụng đất cho ông Đào Mạnh Tr, thửa còn lại cấp cho cụ Lê Thị Ninh 190,20 m2.

Theo bản án sơ thẩm xác định di sản củacụ Đào Duy Tiên (Đào Văn Tiên) và cụ Lê Thị Ninh để lại là quyền sử dụng đất diện tích 190,2m2, trong đó 150m2 đất ở và 40,2m2 đất vườn, thửa đất số 08, tờ bản đồ số 01, khối Tân Phong, phường LM, thành phố V, Nghệ An, đất đã được UBND thành phố V cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) số Đ 318371 ngày 19/04/2004 mang tên Lê Thị Ninh. Theo thực trạng đã được xem xét thẩm định tại chỗ thì di sản hai cụ để lại là thửa đất số 08, diện tích 194,1m2 (trong đó có 4m2 là diện tích đất nằm trong quy hoạch mở đường chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Khối di sản thừa kế xác định là quyền sử dụng đất có diện tích 194,1 m2, trị giá 17.890.000.000 đồng (mười bảy tỷ, tám trăm chín mươi triệu đồng chẵn).Xác định về công duy trì, tu bổ bảo quản quyền sử dụng đất cho ông Đào Đại L, bà Hồ Thị L1 10 m2 đất tương đương số tiền 1.000.000.000 đồng và cho bà Đào Thị KA 10 m2 đất tương đương số tiền 1.000.000.000 đồng. Quyền sử dụng đất còn lại để chia thừa kế theo pháp luật là 194,1m2 – 20m2 = 174,1 m2, kỷ phần mỗi suất thừa kế bằng hiện vật là 174,1m2/5 suất = 34,82m2. Trị giá khối di sản thừa kế để chia theo quy định của pháp luật là 15.890.000.000 đồng.Kỷ phần mỗi suất thừa kế trị giá bằng tiền mặt là 15.890.000 đồng/5 = 3.178.000.000 đồng (ba tỷ, một trăm bảy mươi tám ngàn đồng).

[3] Về nội dung kháng cáo: Sau khi kháng cáo ông Đào Văn X chết ngày 07/5/2020. Tại phiên tòa ngày 28/01/2021 anh Đào Quang G là người đại diện theo ủy quyền cho những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông Đào Văn Xđã rút toàn bộ nội dung kháng cáo của ông Đào Văn X. Do đó Đình chỉ xét xử phúc thẩm nội dung kháng cáo của ông Đào Văn X.

Ông Đào Đại L kháng cáo toàn bộ nội dung vụ án cho rằng di sản thừa kế do bố mẹ để lại là 360m2 đất, không phải 190m2 như trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Bà Đào Thị KA kháng cáo với nội dung: Đề nghị Tòa án chỉ giao cho bà diện tích đất khoảng 50m2 bằng với diện tích nhà xây dựng trên đất vì bà không có tiền để giao cho các đồng thừa kế khác. Không chia thừa kế cho ông Đào Mạnh Tr. Nếu ông Tr vẫn yêu cầu chia thừa kế thì đề nghị Tòa án hủy giấy CNQSDĐ đã cấp cho ông Đào Mạnh Tr và bà Nguyễn Thị Y và chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Xét thấy, về hàng thừa kế thứ nhất của cụ Đào Văn Tiên và cụ Lê Thị Ninh có 6 người con đẻ (không có con riêng và con nuôi) gồm có: ông Đào Văn X, sinh năm 1942; ông Đào Công Th (tức Tước), sinh năm 1947; ông Đào Đại L, sinh năm 1952; ông Đào Hồng Ích, sinh năm 1954 đã chết năm 1979 (không có vợ con); ông Đào Mạnh Tr, sinh năm 1957 và bà Đào Thị KA, sinh năm 1959, hai cụ đều không có con riêng, con nuôi. Do đó xác định hàng thừa kế thứ nhất tại thời điểm mở thừa kế gồm có 5 người gồm ông Đào Văn X, ông Đào Công Th (tức Tước), ông Đào Đại L, ông Đào Mạnh Tr, và bà Đào Thị KA.

Theo ông X trình bày cụ Đào Văn Tiên và cụ Lê Thị Ninh được Nhà nước cấp cho mảnh đất ông không nhớ rõ bao nhiêu m2để làm nhà ở tại khối Tân Phong, phường LM, thành phố V. Sau đó hai cụ đã cho ông Đào Mạnh Tr một phần đất để làm nhà ở riêng và bán một phần cho bà Hòa có con trai tên là Hoài (trước khi chính quyền thu hồi một phần đất)vào năm 1988, có vị Tr liền kề với nhà bà KA. Đến năm 2004 thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ Lê Thị Ninh190,20 m2, trong đó 150m2 đất ở và 40,2m2 đất vườn, thửa đất số 08, tờ bản đồ số 01, khối Tân Phong, phường LM, thành phố V, Nghệ An, đã được UBND thành phố V cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) số Đ 318371 ngày 19/04/2004 mang tên Lê Thị Ninh.

Theo ông Đào Đại L, nguồn gốc quyền sử dụng đất là vào khoảng năm 1973, nhà nước cấp 700 m2 đất cho cụ Đào Duy Tiên và cụ Lê Thị Ninh khoảng 700m2. Sau đó nhà nước thu hồi nên chỉ còn lại khoảng 360m2, năm 1988 hai cụ đã bán một ít đất cho bà Hòa, đến năm 2004 ông Đào Mạnh Tr không được sự thống nhất của các đồng thừa kế, đã tự ý tách thửa đất cho ông Tr một phần, còn lại 190,2m2 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ Ninh. Do đó di sản của hai cụ để lại là 360m2 đất .

Theo ông Đào Mạnh Tr nguồn gốc quyền sử dụng đất của cụ Đào Duy Tiên và cụ Lê Thị Ninh khoảng 700m2. Sau đó bị nhà nước thu hồi nên chỉ còn lại 190,2m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ Lê Thị Ninh. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Tr và cụ Ninh là do chính quyền tự làm, ông Tr chỉ đi nộp lệ phí và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về. Nên di sản của hai cụ để lại là 190,2m2tại thửa đất số 08, tờ bản đồ số 01, khối Tân Phong, phường LM, thành phố V, Nghệ An, đã được UBND thành phố V cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtsố Đ 318371 ngày 19/04/2004 mang tên Lê Thị Ninh. Thửa đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Tr là do chính quyền thu hồi đất của các cụ rồi cấp cho ông mà không phải của bố mẹ cho.

Theo ông Đào Công Th và bà Đào Thị KA nguồn gốc thửa đất của bố mẹ sau khi nhà nước thu hồi có diện tích khoảng 360m2, hai cụ đã bán một ít đất cho bà Hòa để lấy tiền làm nhà, cho ông Đào Mạnh Tr một phần đất hiện nay ông Tr đang sử dụng.Ngoài ra ông L, ông Th và bà KA đều không biết việc ông Tr đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các ông bà chỉ biết ông Tr được bố mẹ cho ở trên đất còn việc ông Tr được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không ai biết và cũng chưa có ai đồng ý cho ông Tr đất. Đến khi ông X khởi kiện ra Tòa án thì mọi người mới biết.

Theo bản án sơ thẩm Hội đồng xét xử đã xác định di sản di sản thừa kế của của cụ Đào Văn Tiên và cụ Lê Thị Ninh để lại là 194,2 m2 (trong đó 190,2 m2 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 04 m2 đất lưu không).

Theo hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cụ Lê Thị Ninh và ông Đào Mạnh Tr do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chi nhánh thành phố V cung cấp: Hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông Đào Mạnh Tr và cụ Lê Thị Ninh có nguồn gốc là cùng một thửa đất thuộc quyền sử dụng đất của cụ Đào Duy Tiên và cụ Lê Thị Ninh. Năm 2004,sau khi cụ Tiên, cụ Ninh chết thửa đất được tách Th hai thửa cho cụ Lê Thị Ninh và ông Đào Mạnh Tr,do ông Đào Mạnh Tr trực tiếp đi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chữ ký của cụ Lê Thị Ninh được xác nhận sau khi cụ đã chết, chưa có sự đồng ý của hàng thừa kế thứ nhất, là chưa đúngtrình tự thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự không thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được với nhau. Ông Đào Đại L và bà Đào Thị KA cho rằng di sản của bố mẹ để lại bao gồm cả thửa đất đã cấp cho ông Đào Mạnh Tr, đề nghị hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại nhằm đảm bảo quyền lợi của các đương sự. Ông Đào Mạnh Tr cho rằng thửa đất ông được cấp là do nhà nước thu hồi đất của cụ Tiên và cụ Ninh rồi cấp cho ông chứ không phải hai cụ cho ông đất, mọi thủ tục về hồ sơ đất là do chính quyền làm, đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Từ những căn cứ trên cho thấy,những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, đều chưa thống nhất về nguồn gốc và di sản thừa kế của cụ Đào Duy Tiên và cụ Lê Thị Ninh chết để lại. Ông Tr không thừa nhận thửa đất được bố mẹ cho.Tòa án cấp sơ thẩm khôngxác M, thu thập chứng cứ về nguồn gốc hai thửa đất, về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,không xem xét giải quyết hết các yêu cầu của các đương sựmà chỉ căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho cụ Lê Thị Ninhsau khi cụ đã chết để xác định di sản thừa kế, dẫn đến chưa xem xét hết di sản thừa kế, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung, khắc phục được. Do đó cần hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An là có căn cứ.

[8] Về án phí: Được xử lý khi xét xử lại vụ án theo thủ thục sơ thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 289 của Bộ luật tố tụng dân sự. Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với nội dung kháng cáo của ông Đào Văn X;

Căn cứ vào Điều 308, Điều 310 của Bộ luật tố tụng dân sự. Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Đào Đại L và bà Đào Thị KA. Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 43/2019/DS-ST ngày 19/12/2019 của Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Nghệ An. Chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo quy định của pháp luật.

Về án phí: Các đương sự không phải chịu án phí phúc thẩm. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

721
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về yêu cầu chia di sản thừa kế số 77/2021/DS-PT

Số hiệu:77/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Nghệ An
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:28/12/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về