TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
BẢN ÁN 299/2021/HS-ST NGÀY 27/09/2021 VỀ VI PHẠM QUY ĐỊNH BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
Ngày 27 tháng 9 năm 2021 tại Trụ sở Toà án nhân dân TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 257/2021/TLST- HS ngày 24 tháng 8 năm 2021 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 299/2021/QĐXXST-HS ngày 13 tháng 9 năm 2021, đối với bị cáo:
Họ và tên: Nguyễn Thành P; Sinh năm 1985; Tại: Tỉnh Đắk Lắk;
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số Q, phường T, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk;
Nơi cư trú: Số D, phường T1, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk;
Giới tính: Nam; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Phật giáo; Trình độ học vấn: 8/12; Nghề nghiệp: Buôn bán; Con ông Nguyễn Thành A; Con bà Trần Thị L; Có vợ Phạm Thị N, có 01 con sinh năm 2013; Tiền án: Không;
Tiền sự: 01. Ngày 02/10/2018 bị Công an tỉnh Đắk Lắk ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 485/QĐ-XPVPHC, về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” hình thức phạt tiền 40.000.000 đồng, bị cáo chưa nộp phạt.
Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 09/3/2021 cho đến nay. Có mặt tại phiên tòa.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
+ Chị Phạm Thị N, sinh năm 1990 (Có mặt) Nơi ĐKHKTT: Thôn A1, xã H, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Chỗ ở: Số D, phường T1, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.
+ Anh Ngô Duy S, sinh năm 1998 (Có mặt) Trú tại: Số B, xã H, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.
+ Anh Nguyễn Đức Đ (Tên gọi khác: C), sinh năm 1994 (Vắng mặt) Nơi ĐKHKTT: khối A2, phường E, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.
Chỗ ở: Số A3, phường E, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.
+ Chị Trương Thị Kiều O, sinh năm 1976 (Vắng mặt) Trú tại: Số L1, phường E, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.
+ Ông Nguyễn Đức U, sinh năm 1991 (Vắng mặt) Trú tại: Số Q, phường T2, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.
+ Anh Nguyễn Đức M, sinh năm 1989 (Vắng mặt) Trú tại: thôn N1, xã H1, huyện T2, thành phố Hà Nội.
+ Anh Hoàng Văn Á, sinh năm 1982 (Vắng mặt) Trú tại: thôn N1, xã H1, huyện T2, thành phố Hà Nội.
+ Anh Nguyễn Thanh T3, sinh năm 1988 (Vắng mặt) Trú tại: thôn V, xã Đ1, huyện T4, thành phố Hà Nội.
+ Anh Nguyễn Thế H2 (Vắng mặt) Trú tại: Số D1, phường T2, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.
- Người làm chứng: Anh Trần Quang T5, sinh năm 1993 (Vắng mặt) Trú tại: Số Đ2, phường T2, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng 10 giờ 15 phút ngày 27/8/2020, tại nãg ba đường L – N2, thuộc phường T2, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk, kiểm tra, phát hiện Nguyễn Đức Đ điều khiển xe mô tô biển số 47B1 – 70xxx vận chuyển 02 vòng và 08 nhẫn màu trắng đục là các sản phẩm được chế tác từ ngà voi, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ của Được 02 vòng, 08 nhẫn, 01 xe mô tô biển số 47B1 – 70xxx và 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone, màu xám, số Imei: 355691075406xxx. Được khai nhận toàn bộ số vòng và nhẫn trên đã mua của Nguyễn Thành P vào ngày 26/8/2020, để bán lại kiếm lời. Sau đó, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk, đã tiến hành kiểm tra, khám xét nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại chỗ ở của Nguyễn Thành P cùng vợ là Phạm Thị N tại nhà số D, phường T1, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk và phát hiện, lập biên bản tạm giữ của P 409 sản phẩm được chế tác từ ngà voi; 02 vật khô màu đen đựng trong túi nilon; 10 cuốn vở học sinh; 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 11 Pro Max, màu xanh rêu, số imei: 353926106239xxx; 01 điện thoại di động, nhãn hiệu Xiaomi Redmi note 9, màu hồng, số imei: 99001179540xxx; 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 6, loại 16Gb, màu xám, số imei: 359306064198xxx và 01 điện thoại di động, nhãn hiệu Iphone Xs Max, màu vàng, số imei: 35726094138xxx có liên quan đến việc mua bán các sản phẩm được chế tác từ ngà voi của P.
Ngày 29/8/2020 Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk ra Quyết định trưng cầu số 203 và số 204/QĐ-TCGĐ đến Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công An tại thành phố Hồ Chí Minh giám định đối với toàn bộ tang vật đã tạm giữ của Nguyễn Đức Đ và Nguyễn Thành P.
Tại công văn số 416/CV/C09B ngày 10/9/2020 và công văn số 417/CV/C09B ngày 11/9/2020 của Phân viện Khoa học hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh xác định tang vật tạm giữ của Nguyễn Đức Đ được chế tác từ Ngà voi Châu phi (Loxodonta Africana), tổng khối lượng là 121,77 gam; Tang vật tạm giữ của của Nguyễn Thành P được chế tác từ Ngà voi Châu phi (Loxodonta Africana), tổng khối lượng là 2564,9 gam và Mật gấu ngựa (Ursus Thibetanus), tổng khối lượng 183,87 gam.
Ngày 26/10/2020 Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk, chuyển hồ sơ liên quan đến hành vi mua bán sản phẩm chế tác từ Ngà voi của Nguyễn Đức Đ và Nguyễn Thành P cùng phương tiện, công cụ, tang vật còn lại sau giám định đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột, để điều tra theo thẩm quyền.
Kết quả điều tra xác định: Khoảng đầu năm 2018, thông qua trang mạng xã hội Zalo, Nguyễn Thành P liên hệ một số đối tượng có hoạt động buôn bán các sản phẩm được chế tác từ Ngà voi (P chỉ biết các đối tượng này ở thành phố Hà Nội, không biết nhân thân, lai lịch) và đã nhiều lần sử dụng tài khoản Zalo cá nhân có tên “Bé Bi Bi”, đăng ký bằng số điện thoại 0964.232.xxx của P liên hệ mua các sản phẩm chế tác từ Ngà voi như: Vòng, nhẫn, chuỗi hạt, mặt dây chuyền và các sản phẩm mỹ nghệ khác với mục đích bán lại cho người khác để kiếm lời. Việc chuyển hàng (các sản phẩm) được thực hiện thông qua dịch vụ chuyển phát, giao nhận hàng hóa của các nhà xe trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Vào cuối năm 2019, P thuê Ngô Duy S chuyển hàng, nhận và chuyển tiền cho P trong việc mua bán các sản phẩm và trả cho S số tiền công 3.000.000 đồng/01 tháng. Công việc của S hằng ngày là mang các hộp hàng (sản phẩm) mà P đã đóng gói sẵn, đưa ra các nhà xe hoặc bưu điện để gửi chuyển hàng cho khách là người mua ở tỉnh khác, còn người mua trong tỉnh thì S sẽ liên lạc giao hàng, nhận tiền trực tiếp và ra các ngân hàng để chuyển tiền vào các tài khoản của người khác theo sự chỉ dẫn của P. Quá trình mua bán các sản phẩm, P sử dụng tài khoản ngân hàng số 0231000667xxx (mở tại ngân hàng Vietcombank) và số 5201205103xxx (mở tại ngân hàng Agribank) do vợ của P là Phạm Thị N đứng tên chủ tài khoản để giao dịch. Sau khi mua được các sản phẩm chế tác từ Ngà voi, P mang cất giấu tại nhà số D, phường T1, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk rồi sử dụng điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 6, điện thoại di động, nhãn hiệu Iphone Xs Max của P và điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 11 Pro Max, điện thoại di động, nhãn hiệu Xiaomi Redmi note 9 của Phạm Thị N chụp ảnh, quay video, đăng quảng cáo bán hàng lên mạng xã hội Zalo, Facebook. Việc mua bán các sản phẩm chế tác từ Ngà voi, số tiền nợ của người bán và người mua được P ghi chép vào 10 cuốn vở học sinh để theo dõi. Khi S thực hiện việc chuyển hàng, nhận và chuyển tiền cho P; N có lúc giúp P ghi chép việc mua bán hàng vào sổ học sinh, cho P mượn điện thoại di động và sử dụng tài khoản ngân hàng chuyển tiền giúp cho P thì S, N không biết các công việc trên liên quan đến hoạt động mua bán các sản phẩm chế tác từ ngà voi.
Về nguồn gốc số sản phẩm được chế tác từ ngà voi mà Phòng Cảnh sát môi trường tạm giữ vào ngày 27/8/2020, P khai nhận mua của một số đối tượng (chưa xác định rõ nhân thân lai lịch) thông qua mạng xã hội Zalo vào khoảng thời gian từ đầu năm 2020 với tổng số tiền khoảng 44.000.000 đồng, cụ thể: Mua 168 mảnh có hình dạng, kích thước khác nhau, 119 chiếc nhẫn có kích thước khác nhau, 10 chiếc vòng, có kích thước khác nhau, thanh toán bằng hình thức chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng của Nguyễn Thanh T3, sinh năm 1988, trú tại số: Á1, huyện T2, thành phố Hà Nội (số điện thoại: 0981.243.xxx, số tài khoản: 0021000255xxx mở tại Ngân hàng Vietcombank); mua 102 chiếc vòng, có kích thước khác nhau và 03 chuỗi hạt, mỗi chuỗi có 16 hạt, thanh toán bằng hình thức chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng của Nguyễn Đức M, sinh năm 1989, trú tại thôn N1, xã H1, huyện T2, thành phố Hà Nội (số điện thoại: 0986.914xxx, số tài khoản: 020077349xxx mở tại Ngân hàng Sacombank); mua 02 chiếc vòng, thanh toán bằng hình thức chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng của Cung Đình T6, sinh năm 1985, trú tại xã H3, huyện Y, tỉnh Nghệ An (số tài khoản: 020076259xxx mở tại Ngân hàng Sacombank); mua 02 vật có hình tẩu thuốc, thanh toán bằng hình thức chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng của Hoàng Văn Á, sinh năm 1982, trú tại thôn N1, xã H1, huyện T2, thành phố Hà Nội (số tài khoản: 2208205288xxx mở tại Ngân hàng gribank và số tài khoản 020084514xxx mở tại Ngân hàng Sacombank). Số lượng sản phẩm chế tác từ ngà voi còn lại là 01 vật có hình cây bút, 01 chuỗi hạt có 108 hạt và 01 chiếc nhẫn đường kính 20mm, P không nhớ mua của người nào. Ngoài ra, 02 túi mật động vật màu đen, P khai nhận mua của Nguyễn Thế H2 (thuê nhà và sinh sống bên cạnh nhà P) với số tiền 600.000 đồng. Ngày 26/8/2020, Nguyễn Đức Đ sử dụng tài khoản Zalo tên “Nguyễn Đ” liên hệ với P qua tài khoản Zalo của P tên “Bé Bi Bi” đặt mua 02 chiếc vòng và 08 chiếc nhẫn được chế tác từ Ngà voi. Sau đó, P đặt dịch vụ Grab (xe ôm công nghệ, không nhớ biển số xe) chuyển 02 chiếc vòng, 08 chiếc nhẫn cho Đ tại thành phố B nhưng Đ chưa thanh toán tiền cho P. Đến ngày 27/8/2020, sau khi mua sản phẩm của P, Đ vận chuyển số sản phẩm trên đi bán thì bị Phòng Cảnh sát môi trường phát hiện tạm giữ. Số sản phẩm còn lại P cất giấu tại nhà chưa kịp bán thì bị Phòng Cảnh sát môi trường phát hiện, tạm giữ.
Ngày 18/12/2020 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột Quyết định trưng cầu giám định đến Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật để giám định mẫu vật xác định là sản phẩm của loài động vật nào, tình trạng bảo tồn và tên gọi của loài động vật đó theo quy định của pháp luật đối với số sản phẩm chế tác từ ngà voi và mật gấu đang tạm giữ (là tang vật còn lại sau giám định do Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk chuyển đến).
- Ngày 27/01/2021 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật có Kết luận giám định động vật số 101/STTNSV kết luận:
+ Toàn bộ mẫu vật màu trắng dạng ngà đựng trong các gói ký hiệu 1A, 1B, 2, 3 , 3B, 4 , 4B, 5 , 5B, 6, 8 được làm từ ngà loài Voi. Mỗi gói mẫu phân tích trình tự phân tử ADN ngẫu nhiên của 01 mẫu là ngà loài Voi châu phi có tên khoa học Loxodonta africana;
+ Ngà Voi là bộ phận răng của loài Voi.
+ Loài Voi châu phi có tên trong phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp CITES (Ban hành kèm theo Thông báo số 296/TB- CTVN- HTQT ngày 27/11/2019, của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
+ Cơ quan giám định không xác định được các mẫu sản phẩm làm từ ngà Voi châu phi thuộc quần thể của nước nào. Tuy nhiên theo ghi chú số 2 của Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019, của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì Quần thể Voi của Botswana, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe (quy định trong phụ lục II) có giới hạn trong các hoạt động buôn bán. Tất cả các mẫu vật ngà Voi khác được coi là mẫu vật của loài thuộc Phụ lục I và việc buôn bán phải tuân thủ theo quy định của loài thuộc Phụ lục I. Viện sinh thái để trích 40,9 gam mẫu và hoàn trả 2099,24 gam mẫu vật giám định.
+ 02 mẫu vật màu đen trong gói số 7 (bao gồm vỏ chứa và chất bên trong) là túi mật và mật của loài Bò nuôi có tên khoa học Bos taurus).
+ Loài B nuôi là loài động vật nuôi thông thường không có tên trong các Nghị định của Chính phủ và Công ước CITES. Viện sinh thái đ trích 0,1 gam mẫu và hoàn trả 122,14 gam mẫu vật giám định.
- Ngày 27/01/2021 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật có Kết luận giám định động vật số 100/STTNSV kết luận:
+ 01 vòng màu trắng, được đánh số ký hiệu 10 là được làm từ ngà loài Voi Châu Phi có tên khoa học Loxodonta fricana.
+ 05 nhẫn màu trắng, được đánh số ký hiệu 1,3,4,5,8 là được làm từ ngà loài Voi Châu Phi có tên khoa học Loxodonta fricana.
+ Ngà voi là bộ phận răng của loài Voi.
+ Loài Voi châu phi có tên trong phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp CITES (Ban hành kèm theo Thông báo số 296/TB- CTVN- HTQT ngày 27/11/2019, của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Viện sinh thái đ trích 0,6 gam mẫu và hoàn trả 93,71 gam mẫu vật giám định.
Cáo trạng số 290/CT-VKS-HS ngày 20 tháng 8 năm 2021 của Viện kiểm sát nhân dân TP. Buôn Ma Thuột truy tố bị cáo Nguyễn Thành P về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự.
- Tại phiên toà bị cáo Nguyễn Thành P khai nhận: Hành vi phạm tội của bị cáo như nội dung bản cáo trạng đã nêu là đúng.
- Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP. Buôn Ma Thuột giữ nguyên nội dung bản Cáo trạng, phân tích, đánh giá tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của bị cáo, đề nghị Hội đồng xét xử:
Tuyên bố bị cáo Nguyễn Thành P phạm tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”.
Áp dụng điểm c khoản 1 Điều 244; điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Xử phạt bị cáo Nguyễn Thành P từ 18 tháng đến 24 tháng tù.
Các biện pháp tư pháp: Áp dụng Điều 46, Điều 47 Bộ luật Hình sự; Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Tịch thu tiêu hủy: Đối với 409 sản phẩm được chế tác từ ngà voi còn lại sau khi giám định, có tổng trọng lượng 2099,24 gam đã tạm giữ của bị cáo Nguyễn Thành P; 02 túi mật B Bos taurus có tổng trọng lượng 122,04 gam, là mật của động vật nuôi thông thường bị cáo P không yêu cầu nhận lại; 06 sản phẩm được chế tác từ Ngà voi còn lại sau khi giám định, có tổng trọng lượng 93,71 gam tạm giữ của Nguyễn Đức Đ. Đây là tang vật của vụ án, không có giá trị sử dụng.
Tịch thu sung Ngân sách nhà nước: Đối với 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 6, loại 16Gb, màu xám, số imei: 359306064198xxx và 01 điện thoại di động, nhãn hiệu Iphone Xs Max, màu vàng, số imei: 35726094138xxx là tài sản thuộc quyền sở hữu của bị cáo Nguyễn Thành P đã sử dụng vào việc phạm tội.
Đối với 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 11 Pro Max, màu xanh rêu, số imei: 353926106239xxx và 01 điện thoại di động, nhãn hiệu Xiaomi Redmi note 9, màu hồng, số imei: 99001179540xxx là tài sản thuộc quyền sở hữu của Phạm Thị N (vợ bị cáo P) không liên quan đến hành vi phạm tội. Do vậy, cần trả lại cho Phạm Thị N nhưng tiếp tục tạm giữ để đảm bảo công tác xét xử.
Đối với 10 cuốn vở học sinh tạm giữ của bị cáo Nguyễn Thành P là công cụ bị cáo sử dụng vào việc phạm tội. Cần tiếp tục lưu giữ trong hồ sơ vụ án để đảm bảo công tác xét xử.
Bị cáo không có ý kiến tranh luận, bào chữa gì, chỉ đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Buôn Ma Thuột, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân TP. Buôn Ma Thuột, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo, những người tham gia tố tụng khác không ai có khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó các hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.
[2] Lời khai của bị cáo tại phiên tòa phù hợp với nội dung bản cáo trạng, phù hợp các tài liệu, chứng cứ khác được thu thập có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử có đủ cơ sở kết luận: Khoảng đầu năm 2020 thông qua mạng xã hội Zalo, bị cáo Nguyễn Thành P đã mua các sản phẩm mỹ nghệ trong đó có sản phẩm được chế tác từ ngà voi Châu Phi (tên khoa học là Loxodonta Africana, loài Voi châu phi có tên trong phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp CITES, ban hành kèm theo Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) với tổng khối lượng 2686,67 gam của một số người không rõ nhân thân lai lịch. Sau đó bị cáo lấy ra 121,77 gam (từ số sản phẩm đ mua) bán cho Nguyễn Đức Đ, số sản phẩm còn lại có tổng khối lượng 2564,9 gam bị cáo mang về nơi ở số D, phường T1, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk cất giấu để bán thì bị phát hiện, xử lý.
Hành vi của bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự.
[3] Viện kiểm sát nhân dân TP. Buôn Ma Thuột truy tố bị cáo Nguyễn Thành P về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự là đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
Điều 244 Bộ luật Hình sự quy định:
“1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a)…………… c) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;
……………”.
[4] Xét tính chất của vụ án, xét hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và quy định của nhà nước về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm. Khi phạm tội bị cáo có đầy đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi, bị cáo biết và buộc phải biết mọi hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi, các sản phẩm chế tác từ ngà voi đều bị pháp luật nghiêm cấm. Nhưng do ý thức coi thường pháp luật và động cơ vụ lợi, bị cáo đã mua bán trái phép các sản phẩm được chế tác từ ngà voi Châu Phi (tên khoa học là Loxodonta Africana) với tổng khối lượng 2686,67 gam. Vì vậy, bị cáo hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình gây ra.
[5] Về nhân thân, tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Bị cáo có 01 tiền sự: Ngày 02/10/2018 bị Công an tỉnh Đắk Lắk ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 485/QĐ-XPVPHC, về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” hình thức phạt tiền 40.000.000 đồng, bị cáo chưa nộp phạt. Tuy nhiên bị cáo không lấy đó làm bài học để tự sửa chữa, cải tạo bản thân trở thành người tốt, có ích cho gia đình và xã hội mà tiếp tục phạm tội.
Về tình tiết tăng nặng: Không.
Về tình tiết giảm nhẹ: Xét thấy trong quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội nên bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự, thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của pháp luật đối với người phạm tội.
Với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, Hội đồng xét xử xét thấy cần áp dụng mức hình phạt cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian để cải tạo, giáo dục bị cáo trở thành công dân tốt, đồng thời có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm chung trong xã hội.
[6] Trong vụ án này, vợ của bị cáo là chị Phạm Thị N đã có hành vi giúp bị cáo ghi chép việc mua bán hàng vào sổ học sinh, cho bị cáo mượn điện thoại di động và sử dụng tài khoản ngân hàng chuyển tiền giúp cho bị cáo. Tuy nhiên, khi chị N ghi chép việc mua bán hàng, chỉ ghi số tiền mua bán do bị cáo đọc cho chị N ghi; khi chị N chuyển tiền giúp bị cáo thì chỉ biết là tiền mua bán hàng mỹ nghệ và việc bị cáo mượn điện thoại chị N không biết bị cáo sử dụng vào việc phạm tội, bị cáo không nói cho chị Phạm Thị N biết các công việc giúp bị cáo có liên quan đến việc mua bán các sản phẩm chế tác từ ngà voi; việc bị cáo cất giấu các sản phẩm chế tác từ ngà voi có tổng khối lượng 2686,67 gam tại số D, phường T1, thành phố B, chị Phạm Thị N không biết. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột không đề cập xử lý đối với chị Phạm Thị N là phù hợp.
Đối với anh Ngô Duy S có hành vi nhận hành, chuyển hàng và nhận tiền về đưa cho bị cáo. Tuy nhiên, khi nhận hàng bị cáo đã đóng gói sẵn, anh Ngô Duy S không kiểm tra và bị cáo không nói cho anh Ngô Duy S biết các công việc giúp bị cáo có liên quan đến việc mua bán các sản phẩm chế tác từ ngà voi. Do vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột không đề cập xử lý đối với chị anh Ngô Duy S là phù hợp.
Đối với Nguyễn Đức Đ có hành vi vận chuyển 02 chiếc vòng và 08 chiếc nhẫn được chế tác từ ngà voi có tổng trọng lượng 121,77 gam, sau khi mua của bị cáo Nguyễn Thành P. Nguyễn Đức Đ chưa có tiền án, tiền sự về hành vi trên nên hành vi của Nguyễn Đức Đ vi phạm hành chính theo điểm d khoản 9 Điều 23 Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, mức phạt từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với hành vi “Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật”. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột chuyển hồ sơ Nguyễn Đức Đ cùng xe môtô biển số 47B1 – 70xxx và 01 điện thoại di động nh n hiệu Iphone, màu xám, số Imei: 355691075406xxx (là công cụ, phương tiện mà Nguyễn Đức Đ đã sử dụng trong quá trình vận chuyển trái phép sản phẩm chế tác từ ngà voi) đến Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đề nghị xử phạt vi phạm hành chính, là phù hợp (Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 2546/QĐ-XPVPHC ngày 15/9/2021 bằng hình thức phạt tiền, tổng mức tiền phạt là 390.000.000đ và tịch thu sung công quỹ nhà nước xe mô tô biển kiểm soát 47B1 – 70xxx; điện thoại di động nh n hiệu Iphone 6S).
Đối với Trần Quang T5 là người mà đối tượng Nguyễn Đức Đ khai nhận có hành vi mua các sản phẩm chế tác từ ngà voi từ Nguyễn Đức Đ. Qúa trình làm việc Trần Quang T5 khai nhận không quen biết, không giao dịch mua bán các sản phẩm chế tác từ ngà voi với Nguyễn Đức Đ. Hiện Nguyễn Đức Đ đã đi khỏi nơi cư trú nên chưa làm rõ nội dung mua bán giữa Nguyễn Đức Đ và Trần Quang T5. Cơ quan điều tra tách hành vi của Trần Quang T5 ra khỏi vụ án tiếp tục xác minh, làm rõ xử lý sau là phù hợp.
Đối với Nguyễn Thế H2 là người có hành vi mua, bán các sản phẩm chế tác từ ngà voi với bị cáo Nguyễn Thành P; Nguyễn Thanh T3 là người đứng tên tài khoản ngân hàng giao dịch mua bán các sản phẩm chế tác từ ngà voi với bị cáo. Cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra, xác minh nhưng chưa làm việc được với Nguyễn Thế H2, Nguyễn Thanh T3 nên tách hành vi của Nguyễn Thế H2, Nguyễn Thanh T3 ra khỏi vụ án tiếp tục xác minh và xử lý sau là phù hợp.
Đối với Nguyễn Đức M và Hoàng Văn Á là người đứng tên tài khoản ngân hàng giao dịch mua bán các sản phẩm chế tác từ ngà voi với bị cáo Nguyễn Thành P. Do bị cáo chưa gặp và không rõ lai lịch của Nguyễn Đức M, Hoàng Văn Á. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột, ủy thác điều tra đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội ghi lời khai nhưng Nguyễn Đức M và Hoàng Văn Á không thừa nhận có giao dịch mua bán các sản phẩm chế tác từ ngà voi với bị cáo Nguyễn Thành P. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột đã tiến hành triệu tập, làm việc nhưng hiện Nguyễn Đức M và Hoàng Văn Á đã đi khỏi địa phương nên tách hành vi của Nguyễn Đức M và Hoàng Văn Á ra khỏi hồ sơ vụ án tiếp tục điều tra và xử lý sau.
Đối với Cung Đình T6 là người đứng tên tài khoản ngân hàng giao dịch mua bán các sản phẩm chế tác từ ngà voi với bị cáo Nguyễn Thành P. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột đã ủy thác điều tra cho Công an huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An nhưng chưa có kết quả trả lời nên tách hành vi của Cung Đình T6 ra khỏi hồ sơ vụ án, khi nào có kết quả trả lời sẽ xác minh, xử lý sau.
Đối với các đối tượng có giao dịch mua bán các sản phẩm chế tác từ ngà voi, mỹ nghệ mà bị cáo Nguyễn Thành P ghi chép trong 10 cuốn vở học sinh, gồm các tên: Mạnh, Hoàn, Sơn, Phức, Sang, Hằng, Bình, Liên, Đàn, Tuấn, Tý Đắk Mil, Khắc Hy, Kim Chung, Tiến nh, Cường Mập, Hồng nh, Minh, Duy Võ, Lộc Phát, Quốc V , Đức, Hoàng, Ngân, n, Hạ, Nghĩa, Thông Hu nh, Tiến, Đăng, Kim, Hoà, Sang, Toàn, ến, Bảo, Đạt, Thoa, Văn Nhóc, Sơn, Phú, Phúc, Văn Thanh, Tân Tiến Phát, Cần, Thơ, Nga Phát, Sầm Văn Cường, Hạnh Vespa, Bo Trần, Hồng, Huỳnh Như, chị Vy, Lam, Hoài Sơn, Công Dương, Kim Chung, Tân Lợi, Huê, Bình Cận, Nguyễn, Khắc K , Tiến nh, Tuấn nh và người tên Vỹ là người gia công sản phẩm chế tác từ ngà voi, mỹ nghệ. Bị cáo Nguyễn Thành P khai nhận có giao dịch, mua bán với những người trên và ghi vào sổ theo dõi việc mua bán, theo dõi nợ nhưng không rõ nhân thân lai lịch. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột chưa làm việc được với những người trên, không thu giữ được vật chứng, chưa xác định được các sản phẩm mua bán có phải là ngà voi hay không nên tách ra khỏi hồ sơ vụ án, tiếp tục xác minh và xử lý sau.
Đối với những người giao dịch mua bán với bị cáo Nguyễn Thành P qua tài khoản ngân hàng, Cơ quan điều tra đã gửi yêu cầu đến các ngân hàng đề nghị cung cấp thông tin nhưng chưa có kết quả trả lời nên tách hành vi của những người trên ra khỏi hồ sơ vụ án tiếp tục chờ kết quả làm việc và xử lý sau.
Đối với người lái xe dịch vụ Grab đã được bị cáo Nguyễn Thành P thuê để vận chuyển, giao sản phẩm chế tác từ ngà voi cho Nguyễn Đức Đ, do bị cáo Nguyễn Thành P không rõ đặc điểm người điều khiển xe và biển số xe nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột tách ra khỏi vụ án để tiếp tục xác minh, xử lý sau.
Đối với căn nhà nơi cất giấu các sản phẩm được chế tác từ ngà voi tại chỗ ở của bị cáo số D, phường T1, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Căn nhà trên là tài sản của ông Nguyễn Đức U cho bị cáo và chị Phạm Thị N thuê, việc bị cáo cất giấu các sản phẩm được chế tác từ ngà voi tại đây ông Nguyễn Đức U không biết. Nên không đề cập xử lý là phù hợp.
[7] Về xử lý vật chứng: Căn cứ Điều 47 Bộ luật Hình sự; Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
- Đối với: 409 sản phẩm được chế tác từ ngà voi còn lại sau khi giám định, có tổng trọng lượng 2099,24 gam đ tạm giữ của bị cáo Nguyễn Thành P; 02 túi mật B Bos taurus có tổng trọng lượng 122,04 gam, là mật của động vật nuôi thông thường của bị cáo Nguyễn Thành P, bị cáo không có yêu cầu nhận lại; 06 sản phẩm được chế tác từ ngà voi còn lại sau khi giám định, có tổng trọng lượng 93,71 gam tạm giữ của Nguyễn Đức Đ. Đây là tang vật của vụ án, không còn giá trị sử dụng nên cần tịch thu tiêu hủy.
- Đối với: 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 6, loại 16Gb, màu xám, số imei: 359306064198xxx và 01 điện thoại di động, nhãn hiệu Iphone Xs Max, màu vàng, số imei: 35726094138xxx, là tài sản của bị cáo Nguyễn Thành P đ sử dụng vào việc phạm tội, cần tịch thu sung công quỹ nhà nước.
- Đối với: 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 11 Pro Max, màu xanh rêu, số imei: 353926106239xxx và 01 điện thoại di động, nhãn hiệu Xiaomi Redmi note 9, màu hồng, số imei: 99001179540xxx là tài sản của chị Phạm Thị N không liên quan đến hành vi phạm tội. Do vậy, cần trả lại cho chị Phạm Thị N.
- Đối với 10 cuốn vở học sinh tạm giữ của bị cáo Nguyễn Thành P là công cụ bị cáo sử dụng vào việc phạm tội. Cần tiếp tục lưu giữ trong hồ sơ vụ án để đảm bảo công tác xét xử.
[8] Về án phí: Bị cáo Nguyễn Thành P phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 244; điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự.
- Tuyên bố: Bị cáo Nguyễn Thành P phạm tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”.
Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Thành P 01 (Một) năm 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam ngày 09/3/2021.
- Về xử lý vật chứng: Căn cứ Điều 47 Bộ luật Hình sự; Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
+ Tịch thu tiêu hủy gồm: 409 sản phẩm được chế tác từ ngà voi còn lại sau khi giám định, có tổng trọng lượng 2099,24 gam và 02 túi mật, có tổng trọng lượng 122,04 gam còn lại sau khi giám định của bị cáo Nguyễn Thành P, trong phong bì niêm phong số 101/STTNSV ngày 27/01/2021 của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; 06 sản phẩm được chế tác từ ngà voi còn lại sau khi giám định, có tổng trọng lượng 93,71 gam của Nguyễn Đức Đ, trong phong bì niêm phong số 100/STTNSV ngày 27/01/2021 của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, là tang vật của vụ án.
+ Tịch thu sung công quỹ nhà nước gồm: 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 6, loại 16Gb, màu xám, số imei: 359306064198xxx, bị vỡ màn hình và 01 điện thoại di động, nhãn hiệu Iphone Xs Max, màu vàng, số imei: 357262094138xxx của bị cáo Nguyễn Thành P sử dụng vào việc phạm tội.
+ Tuyên trả gồm: 01 điện thoại di động, nhãn hiệu Iphone 11 Pro Max, màu xanh rêu, số imei: 353926106239xxx, bị vỡ kính mặt sau và 01 điện thoại di động, nhãn hiệu Xiaomi Redmi, số imei: 99001179540xxx cho chị Phạm Thị N.
(Vật chứng nêu trên có đặc điểm như biên bản giao nhận vật chứng, tài sản ngày 24/8/2021 giữa Cơ quan cảnh sát Điều tra Công an TP. Buôn Ma Thuột với Chi cục thi hành án dân sự TP. Buôn Ma Thuột).
- Về án phí: Căn cứ khoản 2 Điều 136 Bộ luật Tố tụng Hình sự; Điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.
Buộc bị cáo Nguyễn Thành P phải chịu 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.
Bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc niêm yết bản án hợp lệ
Bản án về vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm số 299/2021/HS-ST
Số hiệu: | 299/2021/HS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Thành phố Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 27/09/2021 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về