Bản án về tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu số 27/2024/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

BẢN ÁN 27/2024/DS-PT NGÀY 30/01/2024 VỀ TRANH CHẤP YÊU CẦU TUYÊN BỐ VĂN BẢN CÔNG CHỨNG VÔ HIỆU

Ngày 30 tháng 01 năm 2024, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh V xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 134/2023/TLPT- DS ngày 13 tháng 11 năm 2023 về việc “Tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” Do Bản án dân sự sơ thẩm số 18/2023/DS-ST ngày 25 tháng 8 năm 2023 của Tòa án nhân dân huyện D, tỉnh V bị kháng cáo, kháng nghị.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 157/2023/QĐ - PT ngày 14 tháng 12 năm 2023, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Vương Văn T, sinh năm 1960.

Địa chỉ: Tổ dân phố L 1, phường H, tHnh phố Vĩnh Yên, tỉnh V, (có mặt).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông T: Ông Lương văn C - Luật sư Công ty Luật TNHH V và Cộng sự, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh V, (có mặt).

2. Bị đơn: Văn phòng Công chứng P.

Địa chỉ: Tổ dân phố G, thị trấn H, huyện D, tỉnh V.

Người đại diện hợp pháp: Ông Hoàng Kim N, sinh năm 1994 (Theo văn bản ủy quyền ngày 22/02/2023 của bà P - Trưởng văn phòng) Địa chỉ nơi làm việc: Văn phòng Công chứng P - Tổ dân phố G, thị trấn H, huyện D, tỉnh V, (có mặt).

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan:

- Ông Vương N S, sinh năm 1958, (có mặt).

- Cụ Lê Thị X, sinh năm 1921.

Người đại diện theo ủy quyền của cụ X là: Ông Vương N S (theo văn bản ủy quyền ngày 06/7/2023 của cụ Lê Thị X).

Cùng địa chỉ: Thôn X, xã H, huyện D, tỉnh V.

- Bà Vương Thị T, sinh năm 1969.

Địa chỉ: Thôn C, xã H, huyện D, tỉnh V.

- Bà Vương Thị H, sinh năm 1970.

Địa chỉ: Tổ dân phố L 1, phường H, tHnh phố Vĩnh Yên, tỉnh V. Người đại diện theo ủy quyền của bà T, bà H: Ông Vương Văn T, sinh năm 1960 (Theo văn bản ủy quyền ngày 06/7/2023 của bà Vương Thị T và bà Vương Thị H), (có mặt).

- Bà Trương Thị T1, sinh năm 1967, (có mặt).

- Chị Vương Thùy T2, sinh năm 1993.

- Chị Vương Thị Quỳnh T3, sinh năm 1996.

Cùng địa chỉ: Thôn C, xã H, huyện D, tỉnh V.

Người đại diện theo ủy quyền của chị T2 và chị T3 là: Bà Trương Thị T1 (Theo văn bản ủy quyền ngày 06/7/2023 của chị Vương Thùy T2 và chị Vương Thị Quỳnh T3), (có mặt).

- Ông Vương N G, sinh năm 1962, (có mặt).

- Ông Vương Văn D, sinh năm 1964, (có mặt).

Cùng địa chỉ: Thôn C, xã H, huyện D, tỉnh V.

- Bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1956, (vắng mặt).

- Chị Vương Thị H L, sinh năm 1987, (vắng mặt).

- Anh Vương Mạnh C, sinh năm 1992, (vắng mặt).

Cùng địa chỉ: Tổ dân phố M, thị trấn H, huyện D, tỉnh V.

4. Người làm chứng: Ông Bùi Đại T, sinh năm 1977.

Địa chỉ: Thôn C, xã H, huyện D, tỉnh V, (vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Trong đơn khởi kiện đề ngày 28 tháng 11 năm 2022, trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, nguyên đơn ông Vương Văn T đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan là bà Vương Thị T và bà Vương Thị H trình bày:

Cụ Vương Văn Quất (đã chết năm 1992) và cụ Lê Thị X sinh được 05 người con gồm ông Vương N S, ông Vương Văn T, ông Vương N G, bà Vương Thị T, bà Vương Thị H.

Trước khi chung sống với cụ X, cụ Quất đã có vợ là cụ Đỗ Thị Dinh (đã chết) và sinh được 03 người con gồm ông Vương N Hùng (đã chết năm 1996), bà Vương Thị Cúc (Bà Vương Thị Cúc không lập gia đình, không có cH, không có con ruột, không có con nuôi đã chết năm 2021) và ông Vương Văn D.

Ông Hùng có vợ là bà Nguyễn Thị H và 02 người con là chị Vương Thị H L và anh Vương Mạnh C.

Thửa đất số 53, tờ bản đồ số 34, diện tích 518,2m2 (trong đó có 300m2 đất ở và 218,2m2 đất trồng cây lâu năm); địa chỉ thửa đất: Thôn Cầu, xã H, huyện D, tỉnh V, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số DG 351873 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh V cấp ngày 16/8/2022, mang tên người sử dụng hộ cụ Lê Thị X.

Nguồn gốc thửa đất trên là do bố mẹ cụ Quất để lại. Cụ Quất và cụ X ở tại thửa đất trên từ thời điểm trước năm 1955. Cụ Dinh không có thời gian nào ở tại thửa đất trên.

Khi cụ Quất còn sống, cụ Quất và cụ X chưa định đoạt thửa đất trên cho ai. Khi cụ Quất chết không để lại di chúc gì L quan đến thửa đất trên. ½ thửa đất trên là phần di sản thừa kế của cụ Quất để lại. Những người thuộc Hng thừa kế thứ nhất của cụ Quất gồm vợ cụ Quất là cụ X và các con cụ Quất là ông S, ông T, ông G, bà T, bà H, ông D, ông Hùng. Ông Hùng đã chết năm 1996 nên phần di sản ông Hùng được thừa kế sẽ được chia cho vợ và các con ông Hùng là bà H, chị L, anh C.

Sau khi cụ Quất chết, cụ X là người đã quản lý thửa đất trên. Cụ X ở với vợ cH ông G, bà T1 từ khoảng năm 2000 cho đến khoảng năm 2020, cụ X về ở với vợ cH ông S.

Ngày 23/9/2022, cụ X, bà T1, chị T2, chị T3 đã ký Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình. Văn bản này được công chứng số 5243, quyển số 06/2022-TP/CC-SCC/HĐGD tại Văn phòng Công chứng P. Nội dung văn bản thỏa thuận là phân chia và tặng cho bà T1 thửa đất số 53, có thông tin cụ thể như trên, có sự tham gia của ông T với tư cách là người làm chứng.

Vì vậy, việc cụ X, bà T1, chị T2, chị T3 đã ký Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình và văn bản đã được công chứng cụ thể như ông vừa trình bày ở trên có nội dung xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người thuộc Hng thừa kế thứ nhất của cụ Quất là vi phạm điều cấm của pháp luật và cụ X đã trên 100 tuổi không còn minh mẫn khi tham gia ký văn bản thỏa thuận này.

Nay ông yêu cầu Tòa án giải quyết tuyên bố Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình số công chứng 5243, quyển số 06/2022-TP/CC-SCC/HĐGD của Văn phòng Công chứng P vô hiệu. Ngoài ra, ông không có yêu cầu gì khác.

Bị đơn Văn phòng Công chứng P, người đại diện theo ủy quyền ông Hoàng Kim N trình bày:

Ngày 23/9/2022, Văn phòng công chứng P nhận được yêu cầu công chứng Văn bản thoả thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình giữa các tHnh viên trong hộ gia đình cụ X gồm cụ X, bà T1, chị T2, chị T3. Tài sản chung của hộ gia đình cụ X là quyền sử dụng thửa đất số 53, tờ bản đồ số 34, diện tích 518,2m2 tại thôn Cầu, xã H, huyện D, tỉnh V.

Quá trình làm việc, hộ gia đình cụ X cung cấp các giấy tờ gồm: Bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số DG 351873 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh V cấp ngày 16/8/2022 mang tên người sử dụng đất là hộ cụ Lê Thị X; bản chính căn cước công dân của các tHnh viên trong hộ; bản chính sổ hộ khẩu gia đình được lập ngày 20/3/2001; bản sao Trích lục khai tử của cụ Quất; bản chính giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của cụ X và các giấy tờ có L quan khác.

Kiểm tra hồ sơ pháp lý, Công chứng viên nhận thấy như sau:

Thứ nhất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số DG 351873 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh V cấp ngày 16/8/2022, được cấp đổi từ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số U 527323 do UBND huyện D, tỉnh V cấp ngày 28/11/2001 cho “Hộ bà Lê Thị X” được quyền sử dụng đất. Thời điểm UBND huyện D, tỉnh V cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 28/11/2001, hộ gia đình cụ X có 04 tHnh viên theo sổ hộ khẩu do Công an xã H, huyện D, tỉnh V cấp ngày 20/3/2001 gồm cụ X, bà T1, chị T2, chị T3.

Căn cứ quy định tại Điều 118 Bộ luật Dân sự năm 1995 thì “Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ gia đình cũng là tài sản chung của hộ”. Như vậy, Công chứng viên xác định những người có L quan đến quyền sử dụng thửa đất số 53 nêu trên là các tHnh viên trong hộ gia đình cụ X thời điểm ngày 28/11/2001 gồm có 04 tHnh viên như đã trình bày ở trên.

Thứ hai: Thực hiện Điều 218 Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền định đoạt tài sản chung, Công chứng viên đánh giá năng lực Hnh vi dân sự của các tHnh viên trong hộ gia đình, nhận định các giấy tờ, tài liệu mà các bên cung cấp là đầy đủ, các tHnh viên đều có năng lực Hnh vi dân sự và xác định yêu cầu soạn T và công chứng Văn bản thoả thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình giữa các tHnh viên trong hộ gia đình cụ X, Công chứng viên tiến Hnh làm thủ tục công chứng soạn T Văn bản thoả thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình. Do cụ X không ký được nên gia đình đã mời người làm chứng là ông T đến chứng kiến sự việc theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014.

Sau khi hoàn tHnh việc soạn T văn bản, Công chứng viên đã yêu cầu các tHnh viên trong hộ gia đình tự đọc lại văn bản thoả thuận, người làm chứng đã đọc lại văn bản cho cụ X nghe; Công chứng viên đã giải thích rõ quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của việc giao kết văn bản thoả thuận cho các bên. Các bên đã tự đọc, đồng ý toàn bộ nội dung của văn bản thoả thuận, hiểu rõ những nội dung Công chứng viên đã giải thích, bà T1, chị T2, chị T3 đã ký tên vào từng T2 của văn bản, đồng thời điểm chỉ vào văn bản trước sự chứng kiến của Công chứng viên; cụ X đã điểm chỉ vào từng T2 của văn bản trước sự chứng kiến của người làm chứng và Công chứng viên. Việc ký, điểm chỉ vào văn bản của người yêu cầu công chứng được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 48 Luật Công chứng năm 2014.

Sau đó, Công chứng viên P đã công chứng Văn bản thoả thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình số 5243; quyển số 06/2022-TP/CC- SCC/HĐGD. Việc công chứng Văn bản thoả thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình số 5243 được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về công chứng và Bộ luật Dân sự.

Nay ông T khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết cụ thể như ông T trình bày ở trên, đề nghị Tòa án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn ông Vương Văn T. Đối với việc giải quyết hậu quả của văn bản công chứng vô hiệu, Văn phòng Công chứng P không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan là Ông Vương N S và là người đại diện theo ủy quyền của cụ Lê Thị X trình bày: Cụ Vương Văn Quất (đã chết năm 1992) và cụ Lê Thị X, sinh năm 1921, sinh được 05 người con, cụ thể như ông T đã trình bày ở trên.

Trước khi chung sống với cụ X, cụ Quất đã có vợ là cụ Đỗ Thị Dinh (đã chết năm 2008) và sinh được 03 người con, cụ thể như ông T đã trình bày ở trên.

Ông Hùng có vợ là bà Nguyễn Thị H và 02 người con; bà Vương Thị Cúc không lập gia đình, không có cH, không có con ruột, không có con nuôi, cụ thể như ông T trình bày.

Thửa đất số 53, tờ bản đồ số 34, mang tên người sử dụng hộ cụ Lê Thị X và có nguồn gốc như ông T trình bày.

Khi cụ Quất còn sống, cụ Quất và cụ X chưa định đoạt thửa đất trên cho ai. Khi cụ Quất chết không để lại di chúc gì L quan đến thửa đất trên. ½ thửa đất trên là phần di sản thừa kế của cụ Quất để lại. Những người thuộc Hng thừa kế thứ nhất của cụ Quất như ông T trình bày ở trên.

Sau khi cụ Quất chết, cụ X là người đã quản lý thửa đất trên. Cụ X có thời gian ở với vợ cH ông G, bà T1 từ năm 1990 đến tháng 9/2021, cụ X về ở với vợ cH ông S.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện cấp cho hộ cụ Lê Thị X vì khi đó cụ Quất đã chết nên không thể thể hiện tên cụ Quất mà chỉ thể hiện tên cụ X.

Ngày 23/9/2022, cụ X, bà T1, chị T2, chị T3 đã ký Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình và nội dung văn bản thỏa thuận cụ thể như ông T trình bày.

Ông cho rằng việc cụ X, bà T1, chị T2, chị T3 thỏa thuận phân chia và tặng cho bà T1 toàn bộ thửa đất trên là đúng theo quy định của pháp luật.

Nay ông T yêu cầu Tòa án giải quyết cụ thể như ông T trình bày ở trên đề nghị Tòa án giải quyết không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T. Ông không có yêu cầu độc lập và không yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề gì khác.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan là ông Vương Văn D trình bày:

Ông xác nhận toàn bộ nội dung như ông S trình bày về cơ bản là đúng. Cụ Dinh có ở cùng cụ Quất và cụ X tại thửa đất trên một thời gian, sau đó cụ Dinh chuyển đi ở chỗ khác.

Ông cho rằng việc cụ X, bà T1, chị T2, chị T3 thỏa thuận phân chia và tặng cho bà T1 toàn bộ thửa đất trên là không đúng theo quy định của pháp luật. Nếu theo quy định của pháp luật, để làm thủ tục tặng cho thửa đất trên cho bà T1 phải được sự đồng ý của tất cả những người thuộc Hng thừa kế thứ nhất của cụ Quất thì bà T1 mới nhận phân chia và tặng cho thửa đất trên được.

Nay ông T yêu cầu Tòa án giải quyết cụ thể như ông T trình bày ở trên đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T, ông không đồng ý. Ông không có yêu cầu độc lập và không yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề gì khác.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan là ông Vương N G, bà Trương Thị T1 và là người đại diện theo ủy quyền của chị Vương Thùy T2, chị Vương Thị Quỳnh T3 trình bày:

Ông, bà xác nhận về cơ bản như ông S trình bày là đúng. Ông, bà xác định thửa đất số 53 có thông tin cụ thể như ông T trình bày là của cụ Quất, cụ X. Khi cụ Quất còn sống, cụ Quất và cụ X chưa định đoạt cho ai. Khi cụ Quất chết không để lại di chúc gì L quan đến thửa đất trên. Cụ X đã cho vợ cH ông, bà thửa đất trên từ khoảng năm 1994. Việc tặng cho không thể hiện bằng văn bản mà chỉ thể hiện bằng lời nói. Ngày 23/9/2022, cụ X, bà T1, chị T2, chị T3 đã ký Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình cụ thể như ông T trình bày. Sau khi ký văn bản trên, vợ cH ông, bà chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất trên. Nay ông T yêu cầu Tòa án giải quyết cụ thể như ông T trình bày ở trên đề nghị Tòa án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T. Ông, bà không có yêu cầu độc lập và không yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề gì khác. Đối với việc giải quyết hậu quả của văn bản công chứng vô hiệu, bà T1 không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan bà Nguyễn Thị H, chị Vương Thị H L, anh Vương Mạnh C trình bày:

Cụ Vương Văn Quất (đã chết năm 1992) và cụ Lê Thị X, sinh năm 1921, sinh được 05 người con, cụ thể như ông T đã trình bày ở trên.

Trước khi chung sống với cụ X, cụ Quất đã có vợ là cụ Đỗ Thị Dinh (đã chết năm 2008) và sinh được 03 người con, cụ thể như ông D đã trình bày ở trên.

Ông Hùng có vợ là bà Nguyễn Thị H và 02 người con là chị Vương Thị H L, anh Vương Mạnh C; bà Vương Thị Cúc không lập gia đình, không có cH, không có con ruột, không có con nuôi, cụ thể như ông S trình bày.

Thửa đất số 53, tờ bản đồ số 34, mang tên người sử dụng hộ cụ Lê Thị X và có nguồn gốc như ông S trình bày.

Khi cụ Quất còn sống, cụ Quất và cụ X chưa định đoạt thửa đất trên cho ai. Khi cụ Quất chết không để lại di chúc gì L quan đến thửa đất trên. ½ thửa đất trên là phần di sản thừa kế của cụ Quất để lại. Những người thuộc Hng thừa kế thứ nhất của cụ Quất như ông S trình bày ở trên.

Sau khi cụ Quất chết, cụ X là người đã quản lý thửa đất trên. Cụ X có thời gian ở với vợ cH bà T1, vợ cH ông S như bà T1, ông G và ông S trình bày.

Ngày 23/9/2022, cụ X, bà T1, chị T2, chị T3 đã ký Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình và nội dung văn bản thỏa thuận cụ thể như ông T trình bày. Bà H, chị L, anh C cho rằng việc cụ X, bà T1, chị T2, chị T3 thỏa thuận phân chia và tặng cho bà T1 toàn bộ thửa đất trên là không đúng theo quy định của pháp luật, cụ thể như ông D trình bày ở trên. Vì chị T2, chị T3 không có quyền lợi gì đối với thửa đất này.

Nay ông T yêu cầu Tòa án giải quyết cụ thể như ông T trình bày ở trên, bà H, chị L, anh C đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Bà H, chị L, anh C không có yêu cầu độc lập và không yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề gì khác.

Người làm chứng ông Bùi Đại T trình bày:

Ông làm dịch vụ lái xe taxi. Ngày 23/9/2022, bà T1 thuê ông chở bà T1, ông G, ông S, cụ X đến Văn phòng Công chứng P để bà T1 làm thủ tục công chứng. Khi ông đưa những người này đến Văn phòng công chứng để làm việc, ông ngồi đợi ở ngoài xe khoảng 05 đến 10 phút thì bà T1 ra xe nói với ông là nhờ ông vào văn phòng công chứng ký xác nhận giúp bà T1 để bà T1 tách sổ đỏ nên ông vào văn phòng công chứng và được nhân viên văn phòng công chứng hướng dẫn ông ký vào một văn bản duy nhất, văn bản đó có một số T2 nên ông phải ký nháy vào các T2. Ông không đọc mà chỉ ký theo hướng dẫn của nhân viên văn phòng công chứng nên ông không xác định được ông ký vào văn bản gì. Tòa án cho ông xem Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình ngày 23/9/2022, số công chứng 5243, quyển số 06/2022-TP/CC- SCC/HĐGD của Văn phòng Công chứng P, ông xác nhận chữ ký, chữ viết Bùi Đại T tại mục người làm chứng và chữ ký nháy tại các T2 của văn bản này là chữ ký và chữ viết của ông. Việc ông ký vào văn bản thỏa thuận như trên là do ông tự nguyện và do ông cả nể chứ ông hoàn toàn không biết gì về tài sản là quyền sử dụng đất như thể hiện tại văn bản thỏa thuận. Khi ông ký văn bản thỏa thuận chỉ có chữ ký của cụ X, bà T1, không có chữ ký của chị T2, chị T3. Sau khi ông ký văn bản xong, ông chở cụ X, bà T1, ông S, ông G về. Cụ X ở thời điểm làm việc tại Văn phòng công chứng, ông thấy cụ bình thường về sức khỏe, còn cụ X khi đó có minh mẫn không thì ông không rõ.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 18/2023/DS-ST ngày 25 tháng 8 năm 2023 của Tòa án nhân dân huyện D, tỉnh V đã quyết định:

Căn cứ Điều 117, Điều 122, Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015; khoản 4 Điều 2, điểm b khoản 1 Điều 7, khoản 5 Điều 40 Luật Công chứng số 07/VBHN- VPQH ngày 29/6/2018; khoản 11 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 147, Điều 271, Điều 273, Điều 278, khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

Xử:

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Vương Văn T về việc yêu cầu tuyên bố Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình số công chứng 5243, quyển số 06/2022-TP/CC-SCC/HĐGD ngày 23/9/2022 của Văn phòng Công chứng P vô hiệu.

Tuyên bố “Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình” số công chứng 5243, quyển số 06/2022-TP/CC-SCC/HĐGD ngày 23/9/2022 của Văn phòng Công chứng P vô hiệu.

- Về án ph : Văn phòng Công chứng P phải nộp 300.000đồng (ba trăm nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

Ngoài ra Bản án còn tuyên về quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 12 tháng 9 năm 2023 Văn phòng Công chứng P có đơn kháng cáo, đề nghị Toà án cấp phúc thẩm: Sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận đơn khởi kiện của ông Vương Văn T. Tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp của Văn phòng Công chứng P có quan điểm giữ nguyên nội dung kháng cáo.

Ngày 14 tháng 9 năm 2023 bà Trương Thị T1 có đơn kháng cáo, đề nghị Toà án cấp phúc thẩm: Sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận đơn khởi kiện của ông Vương Văn T. Tại phiên tòa, bà T1 giữ nguyên nội dung kháng cáo.

Ngày 18/9/2023, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh V có Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 1479/QĐ-VKS-DS đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 18/2023/DS-ST ngày 25 tháng 8 năm 2023 của Tòa án nhân dân huyện D, đề nghị Toà án cấp phúc thẩm: Hủy bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa Kiểm sát viên – Đại diện cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh V sửa đổi nội dung kháng nghị, từ đề nghị hủy bản án sơ thẩm sang đề nghị sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Tại phiên tòa nguyên đơn là ông T cho rằng Văn phòng công chứng P “Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình” số công chứng 5243, quyển số 06/2022-TP/CC-SCC/HĐGD ngày 23/9/2022 khi cụ Lê Thị X không có năng lực Hnh vi dân sự, cụ đã bị teo não từ nhiều năm, không biết gì nữa. Cụ X không biết chữ nên không thể đọc văn bản công chứng để xác nhận nội dung văn bản. Đề nghị Hội đồng xét xử “Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình” số công chứng 5243, quyển số 06/2022-TP/CC-SCC/HĐGD ngày 23/9/2022 của Văn phòng công chứng P vô hiệu.

Tại phiên tòa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày quan điểm:

- Tòa án cấp sơ thẩm không thu thập, xác minh, đánh giá chứng cứ, xác định tư cách đương sự trong vụ án:

+ Văn bản công chứng không ghi rõ địa chỉ cư trú của cụ Lê Thị X là “Thôn C” theo đúng căn cước công dân của cụ mà chỉ ghi chung chung: “HKTT xã H, huyện D…” che dấu chứng cứ quan trọng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ cụ Lê Thị X ghi xóm Cầu, xã H để tránh sự phát hiện sự bất hợp lý trong “Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình” và lời chứng của công chứng viên ngày 23/9/2022. Chưa làm rõ cụ Lê Thị X ở thôn C và thôn Cầu có phải là một người không? + Chưa làm rõ có phải ông T ký vào văn bản tự khai ngày 27/02/2023 hay người khác khai hộ, có thể không phải chữ ký của ông T, không đối chất giữa ông T với các đương sự khác.

+ Cấp sơ thẩm không xem xét, thẩm định để làm rõ xem hộ cụ Lê Thị X ở thôn Cầu đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó là seri U 527323 ngày 28/11/2001, số thửa 162.1, tờ bản đồ 20, diện tích 720m2 với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất seri DG 351873 ngày 16/8/2022, thửa đất số 53, tờ bản đồ số 34, diện tích 518,2m2 có phải là cùng một thửa đất, cùng một tờ bản đồ hay không để làm căn cứ chứng minh và đưa ra kết luận “Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình” và lời chứng của công chứng viên ngày 23/9/2022 là đúng hay sai.

+ Cấp sơ thẩm không làm rõ có niêm yết hay không niêm yết về chia di sản, tặng cho di sản. Ai là người của Văn phòng công chứng trực tiếp giải thích, đọc văn bản. Không đánh giá chứng cứ xem bà T1 (con dâu cụ Quất), chị T2, chị T3 (cháu nội cụ Quất) có phải là người thừa kế đang quản lý di sản.

Đề nghị không chấp nhận kháng cáo của những người kháng cáo, không chấp nhận kháng nghị sửa bản án sơ thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh V. Đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện D.

Quan điểm đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh V tại phiên tòa phúc thẩm:

- Về việc tuân thủ pháp luật tố tụng: Thông qua kiểm sát việc giải quyết vụ án từ khi thụ lý vụ án đến trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án, Thẩm phán và các đương sự đã chấp Hnh đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử và Thư ký phiên tòa đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về phiên tòa phúc thẩm. Việc chấp Hnh pháp luật của người tham gia tố tụng đúng quy định pháp luật.

- Về nội dung vụ án: Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 308, 309 Bộ luật TTDS, đề nghị HĐXX phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của bà T1, kháng cáo của Văn phòng công chứng P, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND tỉnh V, sửa bản án sơ thẩm số 18/2023/DS-ST ngày 25/8/2023 của Tòa án nhân dân huyện D, tỉnh V, theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Về án ph : Theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về thủ tục tố tụng: Văn phòng Công chứng P và bà Trương Thị T1 có đơn kháng cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh V có Quyết định kháng nghị trong thời hạn luật định nên được Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét theo trình tự phúc thẩm.

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan là bà Nguyễn Thị H, chị Vương Thị H L, anh Vương Mạnh C đã được Tòa án tống đạt hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, người làm chứng là ông Bùi Đại T có đơn xin xét xử vắng mặt nên căn cứ khoản 3 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Hội đồng xét xử phúc thẩm tiến Hnh xét xử vụ án vắng mặt họ.

[2] Về nội dung:

[2.1] Xét kháng nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh V về việc đề nghị sửa bản án sơ thẩm:

Đối với kháng nghị của Viện kiểm sát cho rằng bản án sơ thẩm vi phạm trong việc đánh giá chứng cứ, Hội đồng xét xử thấy rằng: Cụ Lê Thị X có cH là cụ Vương Văn Quất (đã chết năm 1992). Thửa đất số 53, tờ bản đồ số 34, diện tích 518,2m2; địa chỉ thửa đất: Thôn Cầu, xã H, huyện D, tỉnh V, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số DG 351873 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh V cấp ngày 16/8/2022, mang tên người sử dụng “Hộ cụ Lê Thị X” (Được cấp đổi từ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số U 527323 do UBND huyện D, tỉnh V cấp ngày 28/11/2001 cho “Hộ bà Lê Thị X”) có nguồn gốc là của vợ cH cụ Vương Văn Quất (đã chết năm 1992) và cụ Lê Thị X. Hiện thửa đất do cụ Lê Thị X quản lý.

Cụ Quất chết ngày 17/7/1992, sau khi cụ Quất chết, cụ X là người quản lý di sản cho đến nay. Cụ Quất chết không để lại di chúc. Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự thì: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Như vậy t nh đến ngày 17/7/1992 thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đối với di sản thừa kế của cụ Quất đã hết.

Ngày 23/9/2022, cụ Lê Thị X, bà Trương Thị T1, chị Vương Thùy T2 và chị Vương Thị Quỳnh T3 là những người cùng hộ gia đình lập “Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình” Văn phòng công chứng P với nội dung cụ Lê Thị X, bà Trương Thị T1, chị Vương Thùy T2 và chị Vương Thị Quỳnh T3 thỏa thuận cho bà bà Trương Thị T1 được sử dụng thửa đất số 53, tờ bản đồ số 34, diện tích 518,2m2; địa chỉ thửa đất: Thôn Cầu, xã H, huyện D, tỉnh V. Văn bản này được lập sau khi cụ Quất chết 30 năm 01 tháng 12 ngày. Nếu xác định ½ diện t ch đất của thửa đất số 53 là di sản thừa kế của cụ Quất chưa chia, trường hợp này di sản của cụ Quất thuộc về cụ X.

Xét việc Văn phòng công chứng P “Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình” số công chứng 5243, quyển số 06/2022- TP/CC-SCC/HĐGD ngày 23/9/2022 là phù hợp về hình thức, đúng pháp luật. Về nội dung: Do cụ X có cùng hộ khẩu với bà Trương Thị T1, chị Vương Thùy T2 và chị Vương Thị Quỳnh T3 nên Văn phòng công chứng xác định những người này đều có quyền sử dụng tài sản chung là thửa đất số 53, tờ bản đồ số 34 vì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người sử dụng “Hộ cụ Lê Thị X”. Tuy nhiên, việc xác định như vậy là chính xác bởi mặc dù bà Trương Thị T1, chị Vương Thùy T2 và chị Vương Thị Quỳnh T3 cùng hộ khẩu với nhau (cụ X ở cùng gia đình bà X từ năm 2001 nên cùng hộ khẩu) nhưng quyền sử dụng đất bản chất là của cụ X và cụ Quất. Nay đã hết thời hiệu chia di sản thừa kế đối với di sản của cụ Quất thì toàn bộ thửa đất thuộc quyền sử dụng của cụ X (Bà T1 là con dâu, chị T2, chị T3 là cháu nội không phải là người thừa kế đang quản lý di sản). Cụ X có toàn quyền định đoạt đối với toàn bộ thửa đất số 53. Chị T2, chị T3 ký vào văn bản không có ý nghĩa trong việc định đoạt thửa đất mà chỉ có ý nghĩa là người tham gia làm chứng cho việc tặng cho quyền sử dụng thửa đất số 53 của cụ X cho bà T1. Nội dung văn bản công chứng nói trên đã thể hiện cụ X cho bà T1 thửa đất nên văn bản này có hiệu lực.

Khi đánh giá chứng cứ, Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét thời điểm cụ Quất chết để áp dụng thời hiệu thừa kế theo qui định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự là có thiếu sót. Kháng nghị của Viện kiểm sát cho rằng bản án sơ thẩm vi phạm trong việc đánh giá chứng cứ là đúng được chấp nhận để xem xét trong quá trình giải quyết phúc thẩm.

Đối với kháng nghị của Viện kiểm sát cho rằng bản án sơ thẩm vi phạm trong việc thu thập chứng cứ, đó là quá trình giải quyết Tòa án cấp sơ thẩm không tiến Hnh yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh cho lời trình bày của mình là có căn cứ; không xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ để xác định thời điểm lập Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình số công chứng 5243, quyển số 06/2022-TP/CC- SCC/HĐGD của Văn phòng Công chứng P ngày 23/9/2022 để phân chia và tặng cho bà T1 thửa đất số 53 thì cụ X có tỉnh táo, minh mẫn hay không? Như vậy là chưa thu thập, xác minh đầy đủ chứng cứ để giải quyết vụ án, vi phạm khoản 2 Điều 97, khoản 2 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự. Hội đồng xét xử thấy rằng:

Khi Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án thì người làm chứng là ông Bùi Đại T đã có văn bản trình bày quan điểm, sau khi Tòa án xét xử sơ thẩm thì ông T cũng có văn bản trình bày quan điểm L quan đến việc làm chứng tại Văn phòng công chứng. Nhưng các lời trình bày của ông T có nhiều mâu thuẫn nên ngày 27/12/2023 Tòa án tỉnh V đã lấy lời khai của ông T để làm rõ những nội dung mâu thuẫn. Ông T khẳng định ngày 23/9/2022 tại thời điểm cụ Lê Thị X có mặt ở Văn phòng công chứng P thì cụ X có minh mẫn hay không thì ông không biết, tuy nhiên cụ vẫn đi lại được. Như vậy người làm chứng cũng không xác định cụ không minh mẫn. Việc ông T trình bày không ai giải th ch quyền, nghĩa vụ, không ai đọc văn bản ông nghe khi làm chứng là không có cơ sở bởi nếu ông không có mặt từ đầu và không cung cấp căn cước công dân cho văn phòng công chứng thì không thể có thông tin của ông để đánh máy vào văn bản và nếu không hiểu gì, không biết gì về nọi dung thì không bao giờ ông ký va lời khai của ông mâu thuẫn với những lời khai của những người có mặt tại văn phòng và công chứng viên.

Tòa án cấp phúc thẩm tiến Hnh xác minh, lấy lời khai ông Nguyễn Văn Sự, SN 1963, địa chỉ: Thôn Cầu, xã H, huyện D, tỉnh V, ông Sự trình bày: Ông Sự là Hng xóm nH cụ X và là Chi hội trưởng hội người cao tuổi thôn Cầu. Trước đây cụ X ở cùng ông G, bà T1 ở thôn C, đến năm 2021 cụ mới về sinh sống tại nH ông S ở thôn Cầu. Tôi hiện là công an viên xã H, thỉnh thoảng vẫn sang nH ông S chơi nên vẫn thường xuyên gặp cụ X. Năm 2023 sức khỏe của cụ yếu hơn trước, do tuổi cao hơn nên sức khỏe không bằng năm 2021, 2022. Tôi đến chơi cụ vẫn nhận ra, vẫn nói chuyện với cụ bình thường. Tôi chưa bao giờ nghe thấy ai bảo cụ bị teo não hay bệnh tật gì. Cụ vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường. Nói chung tôi thấy khi cụ nói chuyện với tôi thì tôi thấy vẫn minh mẫn, còn khi cụ tiếp xúc nói chuyện với những người khác thì cụ có minh mẫn hay không thì tôi không rõ.

Tòa án cấp phúc thẩm tiến Hnh xác minh, lấy lời khai của bà Phan Thị Luận, SN 1955, địa chỉ: Thôn Cầu, xã H, huyện D, tỉnh V, bà Luận trình bày: Bà là Hng xóm nH cụ X. Mặc dù là Hng xóm liền kề nhưng do cụ X đã cao tuổi nên tôi cũng không mấy khi tiếp xúc với cụ. Năm 2021, 2022 cụ X đã tuổi cao, sức yếu, qua tiếp xúc thì tôi thấy có những lúc cụ rất minh mẫn, có những lúc cụ không còn minh mẫn. Năm 2023 cụ X sức khỏe yếu hơn trước nhưng tôi thấy cụ vẫn ra được sân, vườn, cổng, còn tinh thần thì lúc nhớ lúc quên. Tôi không có chuyên môn nên không xác định được cụ có minh mẫn hay không nhưng sức khỏe cụ tương đối tốt. Tôi cũng không biết cụ bị bệnh gì hay không hay đi chữa bệnh ở đâu không.

Tòa án cấp phúc thẩm tiến Hnh xác minh, lấy lời khai bà Vũ Thị L, địa chỉ: Thôn Cầu, xã H, huyện D, tỉnh V, bà L trình bày: Bà là trưởng thôn Cầu từ năm 2020 đến nay, nH bà cách nH ông S, cụ X đang ở khoảng 200m. Tôi thỉnh thoảng có công có việc vẫn đến nH ông S và thấy cụ. Khi gặp thì cHo hỏi vẫn thấy cụ trả lời bình thường. Còn cụ có bị teo não, ốm đau hay bệnh tật gì thì không rõ, thực chất cụ có minh mẫn hay không thì cũng không nắm được.

Như vậy, tại cấp phúc thẩm, Tòa án đã tiến Hnh xác minh bổ sung, lấy lời khai của trưởng thôn cũng như một số người dân là Hng xóm của gia đình cụ X để xác định tình trạng sức khỏe, tinh thần của cụ X thì những người này đều khẳng định cụ X sức khỏe bình thường, nói chuyện bình thường, ngoài ra không có đương sự nào cung cấp được tài liệu chứng cứ về việc cụ X bị teo não hay ốm đau, bệnh tật, không minh mẫn tại thời điểm công chứng. Do đó, tại thời điểm lập Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình ngày 23/9/2022 thì không có căn cứ xác định cụ X không còn minh mẫn tỉnh táo, nguyên đơn cho rằng thời điểm này cụ X không còn minh mẫn nhưng cũng không xuất trình được tài liệu chứng minh. Cụ X điểm chỉ vào văn bản và có người làm chứng là anh T chứng kiến việc điểm chỉ của cụ theo khoản 2 Điều 47 Luật công chứng năm 2014. Do vậy, xác định Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình ngày 23/9/2022 không trái quy định của pháp luật, không vi phạm điều cấm, việc công chứng đảm bảo đúng quy định của Luật công chứng nên có hiệu lực. Cần chấp nhận sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn như quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát.

[2.2] Xét kháng cáo của Văn phòng Công chứng P và bà Trương Thị T1, Hội đồng xét xử thấy rằng:

Kháng cáo của bà T1, kháng cáo của đại diện Văn phòng công chứng P đề nghị sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, trùng với quan điểm đề nghị của Viện kiểm sát tại cấp phúc thẩm nên được chấp nhận.

[3] Đối với quan điểm của ông T và người bảo vệ quyền và lợi ch hợp pháp của ông T cho rằng cụ Lê Thị X đã bị teo não từ nhiều năm, không biết gì nữa, không có năng lực Hnh vi dân sự. Cụ X không biết chữ nên không thể đọc văn bản công chứng để xác nhận nội dung văn bản. Hội đồng xét xử thấy rằng: Mặc dù trình bày như vậy nhưng bên nguyên đơn không cung cấp được bất cứ tài liệu, chứng cứ nào cho thấy cụ X không có năng lực Hnh vi dân sự. Tại phiên tòa thì bà T1, ông S, ông G là những người có mặt tại Văn phòng công chứng khi lập văn bản công chứng thì đều khẳng định cụ X minh mẫn, đã thỏa thuận và hiểu rõ các nội dung của văn bản, tự nguyện điểm chỉ vào văn bản không bị ai cưỡng ép. Tại phiên tòa, đại diện hợp pháp của Văn phòng công chứng cũng khẳng định việc lập văn bản công chứng hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện cảu các đương sự. Công chứng viên P đã phổ biến quyền, nghĩa vụ của những người tham gia công chứng, khi có mặt tại văn phòng, cụ X hoàn toàn minh mẫn, hiểu và trình bày rành mạch quan điểm của cụ như đã được ghi nhận trong văn bản công chứng, không có chuyện cụ lẫn lộn, nhầm lẫn, mất năng lực Hnh vi dân sự. Do cụ X không biết chữ nên bà T1 và Công chứng viên đề nghị ông Bùi Đại T, sinh năm 1977 ở thôn C, xã H, huyện D, tỉnh V là người làm chứng và ông này đã được giải th ch đầy đủ quyền, nghĩa vụ, xuất trình căn cước công dân để ghi vào văn bản, đã được nghe công chứng viên đọc toàn bộ nội dung văn bản và sau đó ký vào văn bản, ông T cũng trực tiếp chứng kiến cụ X điểm chỉ vào văn bản trước mặt ông. Như vậy, không có cơ sở để xác định cụ X không có năng lực Hnh vi dân sự như ông T trình bày. Còn việc Cụ X không biết chữ nên Công chứng viên đã đề nghị ông T chứng kiến việc lập văn bản công chứng như đã phân t ch ở trên, việc có người làm chứng là phù hợp khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014. Việc cụ X được nghe văn bản và điểm chỉ vào văn bản là thực hiện đúng theo quy định tại Điều 48 Luật Công chứng năm 2014.

[4] Đối với việc người bảo vệ quyền và lợi ch hợp pháp của ông T cho rằng cấp sơ thẩm không xem xét, thẩm định để làm rõ xem hộ cụ Lê Thị X ở thôn Cầu đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó là seri U 527323 ngày 28/11/2001, số thửa 162.1, tờ bản đồ 20, diện tích 720m2 với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất seri DG 351873 ngày 16/8/2022, thửa đất số 53, tờ bản đồ số 34, diện tích 518,2m2 có phải là cùng một thửa đất, cùng một tờ bản đồ hay không để làm căn cứ chứng minh và đưa ra kết luận “Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình” và lời chứng của công chứng viên ngày 23/9/2022 là đúng hay sai. Hội đồng xét xử thấy rằng: Hiện cụ X đang sử dụng thửa đất số 53, tờ bản đồ số 34, diện tích 518,2m2 địa chỉ thửa đất: Thôn Cầu, xã H, huyện D, tỉnh V đều được các đương sự thừa nhận và đã được cơ quan NH nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không phải chứng minh.

[5] Đối với việc người bảo vệ quyền và lợi ch hợp pháp của ông T cho rằng cấp sơ thẩm không làm rõ có niêm yết hay không niêm yết về chia di sản, tặng cho di sản. Hội đồng xét xử thấy rằng: Đây không phải văn bản phân chia di sản thừa kế nên không cần niêm yết.

[6] Đối với việc người bảo vệ quyền và lợi ch hợp pháp của ông T cho rằng cấp sơ thẩm không làm rõ ai là người của Văn phòng công chứng trực tiếp giải th ch, đọc văn bản. Hội đồng xét xử thấy rằng: Tại phiên tòa phúc thẩm đại diện hợp pháp của Văn phòng công chứng, bà T1, ông S, ông G là những người đưa cụ X đến văn phòng công chứng ngày 23/9/2022 đều khẳng định Công chứng viên P đã phổ biến quyền, nghĩa vụ của những người tham gia công chứng và đọc toàn bộ văn bản công chứng cho mọi người tham gia ký kết văn bản và người làm chứng nghe và đều nhất tr nội dung văn bản.

[7] Việc Tòa án sơ thẩm xác định ông T là người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan trong vụ án là chưa đúng nên cần rút kinh nghiệm, nay cần xác định lại ông T là người làm chứng trong vụ án này.

[8] Miễn toàn bộ án ph dân sự sơ thẩm cho ông Vương Văn T do là người cao tuổi và có đơn miễn nộp tiền tạm ứng án ph (đơn ngày 13/01/2023).

[9] Về án ph dân sự phúc thẩm:

Do kháng cáo được chấp nhận nên Văn phòng Công chứng P và bà Trương Thị T1 không phải chịu án phí phúc thẩm. Tiền tạm ứng án ph phúc thẩm được trả lại cho đương sự.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 2 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 18/2023/DS-ST ngày 25/8/2023 của Tòa án nhân dân huyện D, tỉnh V.

Căn cứ Điều 117, Điều 122, Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015; khoản 2 Điều 47 Luật công chứng năm 2014; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án, xử:

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Vương Văn T về việc đề nghị Tòa án tuyên bố Văn bản thỏa thuận phân chia và tặng cho tài sản chung của hộ gia đình số công chứng 5243, quyển số 06/2022-TP/CC-SCC/HĐGD của Văn phòng Công chứng P vô hiệu.

2. Về án ph dân sự sơ thẩm: Miễn toàn bộ án ph dân sự sơ thẩm cho ông Vương Văn T.

3. Về án ph dân sự phúc thẩm: Văn phòng Công chứng P và bà Trương Thị T1 không phải chịu án ph phúc thẩm. Hoàn trả Văn phòng công chứng P 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng án ph dân sự phúc thẩm đã nộp theo biên lai thu số 0001300 ngày 20 tháng 9 năm 2023 của Chi cục thi Hnh án dân sự huyện D, tỉnh V và hoàn trả bà Trương Thị T1 300.000đồng (ba trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng án ph dân sự phúc thẩm đã nộp theo biên lai thu số 0001301 ngày 26 tháng 9 năm 2023 của Chi cục thi Hnh án dân sự huyện D, tỉnh V.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

26
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu số 27/2024/DS-PT

Số hiệu:27/2024/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Vĩnh Phúc
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 30/01/2024
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về