Bản án về tranh chấp trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động số 01/2022/LĐ-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ

BẢN ÁN 01/2022/LĐ-PT NGÀY 03/03/2022 VỀ TRANH CHẤP TRƯỜNG HỢP BỊ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Trong các ngày 02 và 03 tháng 3 năm 2022, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý 02/2021/TLPT-LĐ ngày 20 tháng 10 năm 2021 về tranh chấp “Tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” Do Bản án lao động sơ thẩm số 01/2021/LĐ-ST ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Toà án nhân dân thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 01/2022/QĐ-PT ngày 04 tháng 01 năm 2022, Quyết định hoãn phiên tòa số 01/2022/QĐ-PT ngày 17/01/2022 và Quyết định hoãn phiên tòa số 02/2022/QĐ-PT ngày 18/02/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn:

1.1.Ông Nguyễn Quang V, sinh năm: 1979; Nơi cư trú: 5/8B M, phường P, thành phố N, tỉnh K.

1.2. Bà Huỳnh Thị Bích T, sinh năm: 1978; Nơi cư trú: 5/8B M, phường P, thành phố N, tỉnh K.

1.3. Ông Trần Viết T, sinh năm: 1988; Nơi cư trú: Thôn T, xã C, huyện C, tỉnh K.

1.4. Bà Trần Thị Trúc H - sinh năm: 1994; Nơi cư trú: Thôn L 3, xã C, huyện C, tỉnh K.

Người đại diện theo ủy quyền của bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T, bà Trần Thị Trúc H: Ông Nguyễn Quang V - sinh năm: 1979; nơi cư trú: 5/8B M, phường P, thành phố N, tỉnh K. (Văn bản ủy quyền ngày 15/4/2021 của bà Huỳnh Thị Bích T, ngày 25/5/2021 của ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H) Ông V có mặt tại phiên tòa.

2. Bị đơn: Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế C Địa chỉ: Cảng Hàng không Quốc tế C, phường C, thành phố C, tỉnh K.

Người đại diện theo pháp luật: Bà Lê Thị Hồng M - Tổng Giám đốc Đại diện theo ủy quyền:

1. Bà Huỳnh Việt H, sinh năm 1980 Địa chỉ: SHT 19.14 Đường 8C khu đô thị H 2, phường P, thành phố N, tỉnh K.Có mặt.

2. Bà Trần Nhật Hoàng K Địa chỉ: xã D, huyện D, tỉnh K. Có mặt.

Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư Đặng Thị Kim N – Văn phòng luật sư K thuộc Đoàn luật sự tỉnh K. Vắng mặt.

3. Người kháng cáo: Ông Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T, bà Trần Thị Trúc H là nguyên đơn trong vụ án.

NỘI DUNG VỤ ÁN

*Theo đơn khởi kiện ngày 03/02/2021, bản tự khai ngày 20/3/2021, các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và tại phiên tòa, nguyên đơn ông Nguyễn Quang V trình bày:

Ông Nguyễn Quang V và Công ty Cổ phần nhà ga quốc tế C (sau đây gọi tắt là Công ty) ký kết hợp đồng lao động thử việc 02 tháng (từ ngày 04/9/2018). Sau khi thử việc, hai bên ký kết hợp đồng lao động thời hạn 01 năm (từ ngày 04/11/2018) và tiếp tục ký hợp đồng lao động thời hạn 03 năm từ ngày (04/11/2019), vị trí công việc là Thư ký Hội đồng quản trị, Tổ trưởng Tổ Thư ký và pháp chế.

Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên sản lượng các chuyến bay quốc tế bị sụt giảm. Ngày 26/3/2020, Công ty tổ chức lấy ý kiến người lao động về phương án sử dụng lao động trong bối cảnh sụt giảm sản lượng do ảnh hưởng của dịch bệnh tại Nhà ga quốc tế C T2. Tại cuộc họp này, do nhận thấy một số nội dung của phương án sử dụng lao động chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, nên ông V đã có ý kiến không đồng ý với một số nội dung nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tuy nhiên biên bản họp đã được Công ty dự thảo sẵn và người lao động chỉ có thể ký xác nhận đồng ý hoặc không đồng ý đối với toàn bộ nội dung phương án. Tại biên bản có nêu "Trong trường hợp NLĐ không đồng ý thỏa thuận theo phương án sử dụng lao động trên thì phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và biên bản họp này được xem là một thông báo trước đến NLĐ và khả năng chi trả hiện nay đã được tính toán tối ưu nhất có thể, đã tìm mọi cách để khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm chi phí lao động” Trên cơ sở cuộc họp ngày 26/3/2020, lấy lý do ông V không đồng ý với thỏa thuận nêu tại biên bản, Công ty đã ban hành Thông báo số 19/2020/TB - CRTC ngày 31/3/2021 về chấm dứt hợp đồng lao động. Sau đó, ngày 22/4/2020, Công ty ban hành Quyết định số 16/2020/QĐ – CRTC về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông V, thời gian chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 27/4/2020.

Việc Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông V là trái với quy định của pháp luật về lao động vì các lý do sau:

Ông V luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không vi phạm Nội quy lao động hoặc bị bất cứ hình thức kỷ luật nào của Công ty. Hàng năm, kết quả làm việc của ông V được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ, ông V đã lãnh đạo bổ nhiệm tổ trưởng tổ Thư ký - pháp chế, đã có những đóng góp cho Công ty, được Tổng Giám đốc và Công đoàn tặng giấy khen, phần thưởng năm 2019. Ngoài ra, ông V là Thư ký Hội đồng quản trị nên Tổng Giám đốc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông V là không đúng với Nghị quyết của Hội đồng quản trị Công ty.

Công ty chưa tìm mọi phương án để khắc phục thiệt hại do dịch bệnh Covid – 19 gây ra mà đã vội vàng thực hiện biện pháp thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

Cuộc họp ngày 26/3/2020 do Công ty triệu tập người lao động nhưng không có người đại diện theo pháp luật của Công ty tham gia. Ông Nguyễn Nguyên T – Trưởng phòng Hành chính nhân sự được xác định vai trò là người đại diện người sử dụng lao động là không đúng thẩm quyền. Văn bản ủy quyền số 03/GUQ-CRTC ngày 25/3/2020 hiện nay công ty cung cấp cho Tòa án là không hợp lệ.

Tại Thông báo số 19/2020/TB – CRTC ngày 31/3/2020 về chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty viện dẫn vì lý do bất khả kháng, dịch bệnh Covid – 19 ảnh hưởng toàn cầu để đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động không đồng ý với phương án sắp xếp theo lao động là không đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Công ty còn vi phạm về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông V. Công ty căn cứ vào Biên bản cuộc họp ngày 26/3/2020 để xem như là một thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là không đúng quy định pháp luật về lao động. Thông báo ngày 31/03/2020 mới là văn bản chính thức của Công ty về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Do đó, đến ngày 27/4/2020, ông V bị Công ty cho nghỉ việc là chưa đủ thời hạn 30 ngày theo quy định của luật lao động.

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật đã trực tiếp gây thiệt hại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tinh thần và vật chất đối với ông Vinh. Do đó, ông V khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:

1. Tuyên hủy thông báo số 19/2020/TB-CRTC ngày 31/3/2020 về chấm dứt hợp đồng lao động, Quyết định số 16/2020/QĐ-CRTC ngày 22/4/2020 của Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế C về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông V;

2. Tuyên buộc Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế C nhận ông V vào làm việc lại và khôi phục chức vụ mà ông V đã đảm nhiệm trong thời gian làm việc.

3. Tuyên buộc Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế C phải bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, cụ thể:

- Tiền lương tính từ ngày 01/5/2020 đến ngày xét xử sơ thẩm 31/8/2021 là 546.000.000 đồng.

- Bồi thường 02 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động là 72.800.000 đồng; Bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước do vi phạm quy định về thời hạn báo trước là 6.618.000 đồng;

- Bồi thường tổn thất tinh thần: 36.400.000 đồng. Tổng cộng là 661.818.000 đồng.

Sau khi nghỉ việc, Công ty đã thanh toán cho ông V đầy đủ các chế độ và các trách nhiệm liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động. Nay ông V không có yêu cầu, tranh chấp về các vấn đề này.

Tại phiên tòa sơ thẩm, ông V rút yêu cầu buộc Công ty khôi phục lại tất cả quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

* Theo đơn khởi kiện ngày 06/03/2021, bản tự khai ngày 20/3/2021, các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và tai phiên tòa, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn bà Huỳnh Thị Bích T là ông Nguyễn Quang V trình bày:

Bà Huỳnh Thị Bích T và Công ty Cổ phần nhà ga quốc tế C ký kết hợp đồng lao động thử việc 02 tháng (từ ngày 10/9/2018). Sau khi thử việc, hai bên ký kết hợp đồng lao động thời hạn 01 năm (từ ngày 10/11/2018) và tiếp tục ký hợp đồng lao động thời hạn 03 năm (từ ngày 10/11/2019), vị trí công việc ban đầu là Phó phụ trách phòng nhân sự, sau là Phó phòng hành chính nhân sự.

Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên sản lượng các chuyến bay quốc tế bị sụt giảm. Ngày 26/3/2020, Công ty tổ chức lấy ý kiến người lao động về phương án sử dụng lao động trong bối cảnh sụt giảm sản lượng do ảnh hưởng của dịch tại Nhà ga quốc tế C T2. Tại cuộc họp này, do nhận thấy một số nội dung của phương án sử dụng lao động chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đồng thời tuy bà Thuận phụ trách bộ phận nhân sự thuộc Phòng Hành chính nhân sự nhưng bà Thuận không được tham gia bàn bạc, thảo luận trước đó, nên bà Thuận đã có ý kiến không đồng ý đối với một số nội dung và đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tuy nhiên biên bản họp đã được Công ty dự thảo sẵn và người lao động chỉ có thể ký xác nhận đồng ý hoặc không đồng ý đối với toàn bộ nội dung phương án. Tại biên bản có nêu “Trong trường hợp NLĐ không đồng ý thỏa thuận theo phương án sử dụng lao động trên thì NSDLĐ buộc phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và biên bản họp này được xem là một thông báo trước đến NLĐ vì khả năng chi trả hiện nay đã được tính toán tối ưu nhất có thể, đã tìm mọi cách để khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm chi phí lao động”.

Trên cở sở cuộc họp ngày 26/3/2020, lấy lý do bà T không đồng ý với thỏa thuận nêu tại biên bản, Công ty đã ban hành Thông báo số 18/2020/TB – CRTC ngày 31/3/2021 về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Thuận. Sau đó, ngày 22/4/2020, Công ty ban hành Quyết định số 15/2020/QĐ – CRTC về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà T, thời gian chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 27/4/2020.

Việc Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà T là trái với quy định của pháp luật về lao động vì các lý do sau:

Bà Huỳnh Thị Bích T luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không vi phạm nội quy lao động của Công ty hoặc bị bất cứ hình thức kỷ luật nào. Ngoài ra, bà T còn là thành viên của Hội đồng nhân sự của công ty nên Tổng Giám đốc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Thuận là không đúng với Nghị quyết của Hội đồng quản trị Công ty.

Cuộc họp ngày 26/3/2020 do Công ty triệu tập người lao động nhưng không có người đại diện theo pháp luật của Công ty tham gia. Đại diện Công ty tham gia cuộc họp là ông Nguyễn Nguyễn T – Trưởng phòng Hành chính nhân sự được xác định vai trò là người đại diện người sử dụng lao động là không đúng thẩm quyền. Văn bản ủy quyền số 03/GUQ – CRTC ngày 25/3/2020 hiện nay công ty cung cấp cho Tòa án là không hợp lệ.

Tại Thông báo số 18/2020/TB – CRTC ngày 31/3/2020 về chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty viện dẫn vì lý do bất khả kháng, dịch bệnh Covid – 19 ảnh hưởng toàn cầu để đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động không đồng ý với phương án sắp xếp theo lao động là không đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Công ty còn vi phạm về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà T. Công ty căn cứ vào Biên bản cuộc họp ngày 26/3/2020 để xem như là một thông báo về việc Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là không đúng quy định pháp luật về lao động. Thông báo ngày 31/03/2020 mới là văn bản chính thức của Công ty về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Do đó, đến ngày 27/4/2020 bà T bị Công ty chính thức cho nghỉ việc là chưa đủ thời hạn 30 ngày theo quy định của luật lao động.

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với bà Thuận đã trực tiếp gây thiệt hại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tinh thần và vật chất đối với bà T. Do đó, bà T khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:

1/ Tuyên hủy Quyết định số 15/2020/QĐ-CRTC ngày 22/4/2020 của Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế C về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Huỳnh Thị Bích T;

2/ Buộc Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế C phải bồi thường cho bà Thuận khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, cụ thể:

- Tiền lương tính từ ngày 01/5/2020 đến ngày xét xử sơ thẩm là 546.000.000 đồng.

- Bồi thường 02 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động là 72.800.000 đồng;

- Bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước do vi phạm quy định về thời hạn báo trước là 6.618.000 đồng;

- Bồi thường tổn thất tinh thần là 36.400.000 đồng. Tổng cộng là 661.818.000 đồng.

Sau khi nghỉ việc, Công ty đã thanh toán cho bà T đầy đủ các chế độ và các trách nhiệm liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động. Nay bà T không có yêu cầu, tranh chấp về các vấn đề này.

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn bà Huỳnh Thị Bích T rút yêu cầu buộc Công ty Cổ phần nhà ga quốc tế C khôi phục lại tất cả quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với bà Thuận.

*Theo đơn khởi kiện ngày 12/03/2021, bản tự khai ngày 30/5/2021, các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và tại phiên tòa, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông Trần Viết T là ông Nguyễn Quang V trình bày:

Ông Trần Viết T và Công ty Cổ phần nhà ga quốc tế C ký kết hợp đồng lao động thử việc 02 tháng (từ ngày 22/01/2018). Sau khi thử việc, hai bên ký kết hợp đồng lao động thời hạn 01 năm (từ ngày 22/3/2018) và tiếp tục ký hợp đồng lao động thời hạn 03 năm từ (ngày 22/3/2019), vị trí công việc là Đội trưởng đội Công nghệ thông tin.

Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên sản lượng các chuyến bay quốc tế bị sụt giảm. Ngày 26/3/2020, Công ty tổ chức lấy ý kiến người lao động về phương án sử dụng lao động trong bối cảnh sụt giảm sản lượng do ảnh hưởng của dịch tại Nhà ga quốc tế C T2. Ông Thi có tham gia cuộc họp trực tuyến này và tại cuộc họp ông Thi có ý kiến không đồng ý với phương án sử dụng lao động của Công ty đưa ra, nên sau đó Công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông T. Lý do của Công ty đưa ra là biên bản có nêu "Trong trường hợp NLĐ không đồng ý thỏa thuận theo phương án sử dụng lao động trên thì NSDLĐ buộc phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và biên bản họp này được xem là một thông báo trước đến NLĐ vì khả năng chi trả hiện nay đã được tính toán tối ưu nhất có thể, đã tìm mọi cách để khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm chi phí lao động".

Trên cơ sở nội dung cuộc họp ngày 26/3/2020, Công ty ban hành Thông báo số 14/2020/TB – CRTC ngày 31/3/2020 về chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 01/4/2020. Sau đó, ngày 01/4/2020, Công ty ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ – CRTC về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông T, thời gian chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 01/4/2020.

Việc Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông Trần Viết T là trái với quy định của pháp luật về lao động vì các lý do sau:

Ông T luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm Nội quy lao động hoặc bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào của Công ty. Hằng năm, kết quả làm việc của ông Thi được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ, bên cạnh đó, ông T cũng được Tổng Giám đốc và Công đoàn Công ty tặng giấy khen, phần thưởng năm 2019.

Tại Thông báo số 14/2020/TB – CRTC ngày 31/3/2020 về chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty viện dẫn vì lý do bất khả kháng, dịch bệnh Covid – 19 ảnh hưởng toàn cầu để đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động không đồng ý với phương án sắp xếp theo lao động là không đúng quy định của pháp luật.

Công ty vi phạm nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đ ng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau theo quy định của Bộ luật lao động khi không báo trước để ông Thi có thời gian chuẩn bị nội dung thương lượng. Vì bất ngờ nên tại cuộc họp ngày 26/3/2020, ông T đã không đồng ý với phương án sử dụng lao động của Công ty đưa ra.

Ngoài ra, Công ty còn vi phạm về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông T. Công ty căn cứ vào Biên bản cuộc họp ngày 26/3/2020 để xem như là một thông báo về việc Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là không đúng quy định pháp luật về lao động. Thông báo ngày 31/03/2020 mới là văn bản chính thức của Công ty về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Do đó, đến ngày 01/4/2020 ông T bị Công ty cho nghỉ việc là chưa đủ thời hạn báo trước 30 ngày theo quy định của luật lao động.

Sau khi ông T khởi kiện tại Tòa án thì Công ty đã ban hành thông báo số Thông báo số 120/CRTC – HCNS ngày 05/4/2021 về việc đính chính các Thông báo, Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty đã ban hành đối với ông T, ông T đã nhận được và không đồng ý với nội dung của thông báo này.

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật với ông T đã trực tiếp gây thiệt hại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tinh thần và vật chất đối với ông. Do đó, ông T khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:

1/ Yêu cầu Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế C công khai xin lỗi ông T và chấp nhận việc đã vi phạm vì đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông T;

2/ Tuyên buộc Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế C phải bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, cụ thể là:

- Tiền lương tính từ ngày 01/5/2020 cho đến ngày xét xử sơ thẩm là 428.000.000 đồng.

- Bồi thường 02 tháng tiền lương là 58.400.000 đồng.

- Bồi thường cho ông T khoản tiền lương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không thông báo trước do vi phạm quy định về thời hạn báo trước là 30 ngày, tương đương 29.200.000 đồng.

- Bồi thường tổn thất tinh thần là 29.200.000 đồng. Tổng cộng là: 544.800.000 đồng.

Sau khi nghỉ việc, Công ty đã thanh toán cho ông T đầy đủ các chế độ và các trách nhiệm liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động. Nay ông T không có yêu cầu, tranh chấp về các vấn đề này.

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông Trần Viết T rút yêu cầu buộc Công ty Cổ phần nhà ga quốc tế C khôi phục lại tất cả quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với ông T.

* Theo đơn khởi kiện ngày 10/3/2021, bản tự khai ngày 30/5/2021, các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và tại phiên tòa, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn bà Trần Thị Trúc H là ông Nguyễn Quang V trình bày:

Bà Trần Thị Trúc H và Công ty Cổ phần nhà ga quốc tế C ký kết hợp đồng lao động số 31/0719/HĐLĐ – NS ngày 15/7/2019, loại hợp đồng có thời hạn 24 tháng (từ ngày 15/7/2019), vị trí công việc là Nhân viên chăm sóc khách hàng, mức lương 16.200.000 đồng/tháng.

Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, ngày 26/3/2020, Công ty tổ chức lấy ý kiến người lao động về phương án sử dụng lao động trong bối cảnh sụt giảm sản lượng do ảnh hưởng của dịch tại Nhà ga quốc tế C T2. Tại cuộc họp bà H có ý kiến không đồng ý với phương án sử dụng lao động của Công ty đưa ra, nên sau đó Công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà H. Lý do của Công ty đưa ra là biên bản có nêu "Trong trường hợp NLĐ không đồng ý thỏa thuận theo phương án sử dụng lao động trên thì NSDLĐ buộc phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và biên bản họp này được xem là một thông báo trước đến NLĐ vì khả năng chi trả hiện nay đã được tính toán tối ưu nhất có thể, đã tìm mọi cách để khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm chi phí lao động".

Trên cơ sở nội dung cuộc họp ngày 26/3/2020, Công ty ban hành Thông báo số 15/2020/TB – CRTC ngày 31/3/2020 về chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 01/4/2020. Sau đó, ngày 01/4/2020, Công ty ban hành Quyết định số 14/2020/QĐ – CRTC về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà H, thời gian chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 01/4/2020.

Việc Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà Trần Thị Trúc H là trái với quy định của pháp luật về lao động vì các lý do sau:

Bà H luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm Nội quy lao động hoặc bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào của Công ty. Hằng năm, kết quả làm việc của bà H được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Công ty vi phạm nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đ ng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau theo quy định của Bộ luật lao động khi không báo trước để bà H có thời gian chuẩn bị nội dung thương lượng. Vì quá bất ngờ nên tại cuộc họp ngày 26/3/2020, bà H đã không đồng ý với phương án sử dụng lao động của Công ty đưa ra.

Tại Thông báo số 15/2020/TB – CRTC ngày 31/3/2020 về chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty viện dẫn vì lý do bất khả kháng, dịch bệnh Covid – 19 ảnh hưởng toàn cầu để đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động không đồng ý với phương án sắp xếp theo lao động là không đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Công ty còn vi phạm về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà H. Công ty căn cứ vào Biên bản cuộc họp ngày 26/3/2020 để xem như là một thông báo về việc Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là không đúng quy định pháp luật về lao động. Thông báo ngày 31/03/2020 mới là văn bản chính thức của Công ty về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Do đó, đến ngày 01/4/2020 bà H bị Công ty cho nghỉ việc là chưa đủ thời hạn 30 ngày theo quy định của luật lao động.

Sau khi bà H khởi kiện tại Tòa án thì Công ty đã ban hành thông báo số Thông báo số 120/CRTC – HCNS ngày 05/4/2021 về việc đính chính các Thông báo, Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty đã ban hành đối với bà H, bà H đã nhận được và không đồng ý với nội dung của thông báo này.

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật với bà H đã trực tiếp gây thiệt hại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tinh thần và vật chất đối với bà H. Do đó, bà H khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:

Tuyên buộc Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế C phải bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, cụ thể là:

- Tiền lương tính từ ngày 01/5/2020 cho đến ngày xét xử sơ thẩm là 243.000.000 đồng.

- Bồi thường 02 tháng tiền lương là 32.400.000 đồng.

- Bồi thường cho bà H khoản tiền lương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không thông báo trước do vi phạm quy định về thời hạn báo trước là 30 ngày, tương đương 16.200.000 đồng.

- Bồi thường tổn thất tinh thần là 16.200.000 đồng. Tổng cộng là: 307.800.000 đồng.

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn bà Trần Thị Trúc H rút yêu cầu buộc Công ty Cổ phần nhà ga quốc tế C nhận bà H trở lại làm việc; khôi phục lại tất cả quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với bà H.

* Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án bị đơn Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế C trình bày:

Về căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

Công ty Cổ phần nhà ga Quốc tế C là đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không và phi hàng không tại nhà ga hành khách quốc tế - Cảng hàng không quốc tế C, các hoạt động này thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, được Cục hàng không Việt Nam cấp phép khai thác.

Ngày 23/01/2020, Việt Nam ghi nhận ca dương tính với Virus Corona đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh, đó là hai con người Trung Quốc có lộ trình di chuyển đến và cư trú tại Nha Trang 04 ngày. Ngay lập tức, các chuyến bay Quốc tế được điều chỉnh giảm tần suất bay, các chuyến bay đến bị hạn chế và các chuyến bay đưa công dân nước ngoài về nước được kiểm soát chặt chẽ. Ngày 01/02/2020, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 173/QĐ – TTG về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra và đã chính thức xác nhận về việc có ca nhiễm ở Khánh Hòa.

Ngày 27/3/2020, Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị số 15/CT – TTG về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid – 19, dừng các hoạt động hội họp, sự kiện trên 20 người. Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT – TTG về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid – 19, chính thức cách ly toàn xã hội 15 ngày kể từ ngày 01/4/2020. Cùng ngày 31/3/2020, Bộ Giao thông vận tải ban hành văn bản số 2991/BGTVT – VT về việc dừng vận chuyển hành khách đến Việt Nam.

Dịch bệnh Covid – 19 bùng phát đã tác động nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành hàng không. Công ty đã bị những tổn thất nghiêm trọng khi đường bay quốc tế bị giảm dần tần suất và ngưng các chuyến bay quốc tế dẫn đến Công ty không có nguồn thu, nợ đọng không thể thu hồi, gánh nặng các nghĩa vụ phải trả với các cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng, thuế…. Bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo công tác phòng chống dịch tại các cửa khẩu Sân bay hàng không quốc tế C theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan quản lý ngành hàng không.

Tại thời điểm đầu tháng 3/2020, một tháng sau khi dịch bệnh xuất hiện, sản lượng hành khách của sân bay sụt giảm 70% so với tháng 01/2020, hoạt động sản xuất bị thu hẹp. Song song với các công tác phòng dịch, Công ty phải ngay lập tức triển khai hàng loạt các biện pháp nhằm đối phó với các khó khăn xảy ra dồn dập, đối phó với cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử ngành hàng không, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của công ty như sau:

- Điều chỉnh ngay kế hoạch tài chính năm 2020: Điều chỉnh sản lượng khách dự báo năm 2020 là 7,5 triệu lượt khách giảm xuống 1,2 triệu lượt khách, giảm 84% (và thực tế năm 2020 chỉ đạt 967 nghìn lượt khách, giảm 87%), rà soát tất cả các khoản chi phí để điều chỉnh giảm ngay và lập kế hoạch làm việc với đối tác, nhà cung cấp để đàm phán hợp đồng.

- Tìm nguồn vật tư y tế dự phòng cho công tác phòng chống dịch theo yêu cầu bắt buộc của đơn vị chống dịch tuyến đầu.

- Tổ chức họp với tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ để đàm phán điều chỉnh hợp đồng, giảm tần suất thực hiện dịch vụ, giám giá dịch vụ,… nhằm giảm thiểu tối đa chi phí và thiệt hại.

- Theo dõi, nghiên cứu các chính sách của nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid, làm việc với các cơ quan nhà nước xin phê duyệt các chính sách hỗ trợ giảm nợ, giãn nợ đối với các nghĩa vụ với nhà nước.

- Làm việc với Ngân hàng về các chính sách hỗ trợ, giảm lãi, giãn nợ đối với Công ty.

Mặc dù các giải pháp đàm phán với đối tác đều đạt được thỏa thuận trên, tuy nhiên, trong bối cảnh Công ty gần như không có các hoạt động khai thác (không có chuyến bay để phục vụ, các quầy hàng, mặt bằng cho thuê đều bị trả), việc duy trì chi phí lương cao, số lượng lao động lớn tại thời điểm lúc bấy giờ là không phù hợp.

Trước tình hình số lượng hành khách sụt giảm đột ngột, dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, Công ty bắt buộc phải thu hẹp hoạt động, giảm chỗ làm việc của người lao động, giảm chi phí lao động.

Vì vậy, ngày 09/3/2020, ban Lãnh đạo Công ty đã chính thức họp với Công đoàn cơ sở và các đại diện lãnh đạo phòng để thống nhất các phương án sắp xếp lao động, điều chỉnh chi phí lao động. Các phương án được đưa ra để phân tích Cuối cùng, Ban Lãnh đạo Công ty thống nhất phương án thỏa thuận với người lao động là tạm ngừng việc, nhận mức lương là 5.500.000 đồng/tháng, áp dụng chung cho cả Công ty và đi làm ít hơn ngày công chuẩn được áp dụng cho các trường hợp đặc biệt bao gồm Ban Tổng Giám đốc, Ban quản lý dự án, các trường hợp thai sản và mỗi phòng có một cán bộ chủ chốt. Trong trường hợp người lao động không đồng ý thỏa thuận theo phương án sử dụng lao động nói trên thì người sử dụng lao động buộc phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thỏa thuận với người lao động là biện pháp sắp xếp của Công ty nhằm giảm chi phí tiền lương, khi không thể thỏa thuận, tức là không thể sắp xếp được thì Công ty bắt buộc phải thực hiện giảm việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động; chủ trương này được nêu tại Kết luận của cuộc họp và được 100% người dự họp thống nhất và cùng ký vào biên bản.

Sau cuộc họp ngày 09/3/2020, Công ty trong quá trình triển khai các phương án tại cuộc họp vừa cân nhắc xem xét tình hình dịch bệnh. Khi tất cả các chuyến bay quốc tế đều bị ngưng khai thác thì ngay lập tức ngày 26/3/2020, Công ty và Công đoàn tiến hành làm việc với 100% người lao động để chính thức thông báo các phương án của Công ty, giải đáp các thắc mắc của người lao động; cuộc họp được lập Biên bản họp và có đầy đủ chữ ký.

Tại cuộc họp ngày 26/3/2020, 241 người lao động đồng ý với phương án sử dụng lao động của công ty, chỉ có 07 người trong đó có ông Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H không đồng ý với phương án sử dụng lao động mà Công ty đưa ra.

Riêng đối với ông Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, tại cuộc họp ngày 09/3/2020, ông V với tư cách là Tổ trưởng Tổ pháp chế, bà T với tư cách là Phó Phòng Hành chính nhân sự, cả hai không chỉ đồng thuận mà còn có nhiệm vụ tư vấn về các phương án, trong đó có phương án: Nếu người lao động không đồng ý thỏa thuận theo sắp xếp của Công ty thì Công ty phải chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên tại cuộc họp ngày 26/3/2020, thì ông V và bà T lại thay đổi ý kiến, không đồng ý với phương án mà Công ty đưa ra.

Trong hoàn cảnh Công ty không có nguồn thu, khối lượng công việc giảm, Công ty không thể chi trả mức lương như cũ cho toàn bộ các cán bộ, công nhân viên và cũng không thể giải quyết riêng cho bất cứ trường hợp nào. Việc Công ty đưa ra phương án giảm lương, giảm thời gian làm việc, ngừng việc nhận mức lương 5.500.000 đồng/tháng là thể hiện sự nhân văn, bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên, người lao động thì có mức lương tốt hơn mức lương tối thiểu để trang trải cuộc sống trong thời gian ngừng việc tại Công ty và Công ty sẽ giảm bớt phần nào gánh nặng chi phí cao và không bị áp lực phải tuyển dụng mới khi dịch bệnh được khống chế, các đường bay quốc tế được khai thác. Vì ông Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H không đồng ý sắp xếp về lao động, tiền lương của Công ty nên Công ty buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động với ông V, bà T ông T và bà H.

Tóm lại, Công ty Cổ phần Nhà Ga Quốc tế C chấm dứt hợp đồng lao động đối với Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H vì lý do dịch bệnh – bất khả kháng, các chuyến bay quốc tế không được khai thác, Công ty phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc là đúng với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động 2012 và điểm a khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 05/2015/NĐ – CP của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật lao động năm 2012.

- Về thời hạn thông báo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: Thứ nhất, về hình thức thông báo: Bộ luật lao động năm 2012 chỉ quy định người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chứ không quy định phải thông báo bằng văn bản. Vì vậy, Công ty đã chọn hình thức thông báo công khai tại cuộc họp và được ghi nhận bằng cách người lao động ký vào biên bản cuộc họp. Cách thức này đã được thống nhất tại Biên bản họp số 08/2020 – CRTC ngày 09/3/2020, phù hợp với yêu cầu giãn cách xã hội của Thủ tướng Chính phủ.

Do vậy, đến cuộc họp ngày 26/3/2020, Công ty lựa chọn hình thức thông báo công khai tại cuộc họp có nội dung nếu người lao động không đồng ý với sự sắp xếp của Công ty thì Công ty phải chấm dứt hợp đồng lao động và thời hạn báo trước kể từ ngày 26/3/2020. Vì lẽ đó, việc thông báo trước người lao động tại cuộc họp không trái với quy định của pháp luật.

Đối với Thông báo số 14/2020/TB – CRTC ngày 31/3/2020 về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Trần Viết T và Thông báo số 15/2020/TB – CRTC ngày 31/3/2020 về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Trần Thị Trúc H:

Công ty hiểu rõ quy định của pháp luật lao động về việc phải đảm bảo thời gian báo trước ít nhất 30 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động có hợp đồng xác định thời hạn. Vì ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H là người lao động khối trực tiếp thuộc diện phải chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty cho phép người lao động không đến nơi làm việc từ ngày 01/4/2020 nhưng vẫn chưa chấm dứt hợp đồng lao động vì chưa đủ thời gian báo trước. Vì vậy, Công ty vẫn trả lương cho ông T và bà H đến ngày 26/4/2020.

Sở dĩ Công ty chấm dứt hợp đồng lao động với ông T và bà H từ ngày 27/4/2020 nhưng ông T và bà H không phải đi làm kể từ ngày 01/4/2020 là vì:

- Công ty không có việc làm để sắp xếp cho người lao động (vì không có chuyến bay để phục vụ).

- Tránh tập trung đông người theo Chỉ thị số 16/CT – TTG về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid – 19, yêu cầu cách ly xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 00 giờ 00 phút ngày 01/4/2020 trên phạm vi toàn quốc.

Như vậy, hợp đồng lao động giữa Công ty với ông T và bà H chính thức chấm dứt là ngày 27/4/2020.

Đối với Thông báo số 18/2020/TB – CRTC ngày 31/3/2020 về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Huỳnh Thị Bích T và Thông báo số 19/2020/TB – CRTC ngày 31/3/2020 về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Nguyễn Quang V:

Ông Nguyễn Quang V và bà Huỳnh Thị Bích T là người lao động khối gián tiếp thuộc diện phải chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, ông V và bà T phải có trách nhiệm bàn giao công việc và hồ sơ xong thì công ty mới thanh toán lương hết và thực tế công ty đã thanh toán cho ông V và bà T lương đến ngày 26/4/2020 theo bảng lương tháng 4 của công ty.

Tại các Thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Nguyễn Quang V và bà Huỳnh Thị Bích T cũng có nội dung là ngày báo trước tính từ ngày 26/3/2020.

Vì vậy, Công ty kh ng định đã thực hiện báo trước việc chấm dứt hợp đồng lao động đến ông Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực tại thời điểm ra thông báo.

Khi nhận thấy có sự hiểu nhầm trong Thông báo và Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H, phía Công ty đã có Thông báo số 120/CRTC – HCNS ngày 05/4/2021 về việc đính chính các Thông báo, Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty đã ban hành cho các trường hợp nghỉ việc thuộc khối trực tiếp.

Theo đó nội dung "Thời gian chấm dứt: kể từ ngày 01/4/2020" tại các Thông báo 14/2020/TB – CRTC ngày 31/3/2020, Thông báo số 15/2020/TB – CRTC ngày 31/3/2020, Quyết định số 13/2020/QĐ – CRTC ngày 01/4/2020, Quyết định số 14/2020/QĐ – CRTC ngày 01/4/2020” được đính chính lại thành "Thời gian chấm dứt hợp đồng lao động: kể từ ngày 27/4/2020".

Về vấn đề ông Nguyễn Quang V và bà Huỳnh Thị Bích T cho rằng cuộc họp ngày 26/3/2020 do Công ty triệu tập người lao động không có đại diện theo pháp luật của Công ty tham gia. Đại diện Công ty tham gia cuộc họp là ông Nguyễn Nguyên T – Trưởng phòng Hành chính – nhân sự được xác định với vai trò là người đại diện người sử dụng lao động là không đúng thẩm quyền:

Do điều kiện công tác, người đại diện theo pháp luật của Công ty đã chỉ đạo giao quyền cho phòng Hành chính nhân sự triển khai kết luận cuộc họp (được nêu rõ tại Mục 6 – Tổ chức thực hiện biên bản họp 08/2020 – CRTC ngày 09/3/2020). Mặt khác Tổng Giám đốc Công ty có giấy ủy quyền cho Trưởng phòng Hành chính nhân sự. Việc ủy quyền trên không vi phạm điều cấm của luật. Vì vậy lý do mà ông V và bà T đưa ra là không có căn cứ.

Từ đó, đại diện bị đơn Công ty cổ phần Nhà ga quốc tế C đề nghị Tòa án tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn ông Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H.

Tại Bản án lao động sơ thẩm số 01/2021/LĐ-ST ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Toà án nhân dân thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đã áp dụng các điểm a Khoản 1 Điều 32, điểm c khoản 1 Điều 35, điểm a Khoản 1 Điều 39, Điều 147, Khoản 2 Điều 227, Khoản 2 Điều 244, Điều 271, Điều 273 và Điều 280 của Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015; Điều 38 của Bộ luật Lao động năm 2012; điểm a khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 05/2015/NĐ – CP của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật lao động năm 2012; Khoản 1 Điều 12, Khoản 1 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của y ban thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

Tuyên xử:

1. Đình chỉ xét xử đối phần yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn ông Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T, bà Trần Thị Trúc H đối với các yêu cầu cụ thể như sau:

- Yêu cầu của nguyên đơn bà Trần Thị Trúc H về việc buộc bị đơn Công ty Cổ phần Nhà ga quốc tế C nhận bà Trần Thị Trúc H trở lại làm việc;

-Yêu cầu của các nguyên đơn ông Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H buộc bị đơn Cổ phần Nhà ga quốc tế C khôi phục các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của các nguyên đơn ông Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H đối với bị đơn Công ty Cổ phần Nhà ga quốc tế C.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của đương sự.

Ngày 10/9/2021, ông Nguyễn Quang V có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với tư cách là nguyên đơn và đại diện theo ủy quyền của các nguyên đơn bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H.

Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Nguyễn Quang V vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa phát biểu ý kiến: Về tố tụng: đơn kháng cáo của các nguyên đơn còn trong hạn luật định nên được xem xét theo thủ tục phúc thẩm. Về nội dung kháng cáo: về căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty cổ phần Nhà ga Quốc tế C là đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không và phi hàng không tại nhà ga hành khách quốc tế T2- Cảng hàng không quốc tế C, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sản lượng các chuyến bay giảm sút nên để chia sẻ khó khăn giữa Doanh nghiệp và người lao động, Công ty có đưa ra phương án cho người lao động ngừng việc và nhận mức lương ngừng việc 5.500.000đồng/tháng. Tại ngày 26/3/2020, Công ty tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến với người lao động và có thông báo về về việc nếu ai không đồng công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động. Kết quả cuộc họp có có 97,3% người lao động đồng ý, 7 người không đồng ý trong đó có các nguyên đơn. Do đó, Công ty chấm dứt hợp đồng lao động đối với các nguyên đơn vì lý do dịch bệnh bất khả kháng là có căn cứ.

Về thời hạn thông báo trước: Do hợp đồng lao động giữa các nguyên đơn và bị đơn là loại hợp đồng lao động có xác định thời hạn, ngày 26/3/2020 tại cuộc họp giữa người lao động có nội dung thông báo nếu người lao động không đồng ý với sự sắp xếp của Công ty thì Công ty phải chấm dứt hợp đồng lao động và thời hạn báo trước kể từ ngày 26/3/2020 nên có căn cứ xác định ngày 26/3/2020 là ngày thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Các thông báo số 14, 15, 18 và 19 ngày 31/3/2020 là nhắc lại nội dung cuộc họp ngày 26/3/2020. Ông T, bà H nghỉ việc từ ngày 01/4/2020 nhưng các Thông báo số 14, 15 ngày 31/3/2020 đã nêu chi trả lương và các chế độ khác đến ngày 26/4/2020 và thực tế công ty đã chi trả theo thông báo. Do đó, Công ty chấm dứt hợp động lao động với bà H và ông T đảm bảo thời hạn báo trước theo quy định. Tại phiên tòa phúc thẩm, các nguyên đơn không bổ sung các tài liệu, chứng cứ nào chứng minh cho yêu cầu khởi kiện nên Bản án cấp sơ thẩm xét xử không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ. Tuy nhiên, trong phần quyết định cấp sơ thẩm chỉ tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn ông V, bà T, ông T, bà H về việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không bác các yêu cầu khác của nguyên đơn về bồi thường tiền lương, tiền tổn thất tinh thần… theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là chưa đầy đủ, thiếu sót nên cấp phúc thẩm cần khắc phục. Về án phí phúc thẩm, trường hợp này theo quy định của Nghị quyết 326 về án phí các nguyên đơn không phải chịu án phí nhưng cấp sơ thẩm thu tạm ứng án phí phúc thẩm của nguyên đơn là không đúng nên cần phải trả lại án phí phúc thẩm cho nguyên đơn. Từ những phân tích trên đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự bác toàn bộ kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, luật sư và đương sự;

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng: Tại phiên tòa, luật sư Đặng Thị Kim N bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị đơn vắng mặt. Đại diện theo ủy quyền của bị đơn yêu cầu xét xử vắng mặt luật sư N. Do đó, căn cứ khoản 2 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn.

Đơn kháng cáo của các nguyên đơn còn trong thời hạn luật định nên có căn cứ để Hội đồng xét xử xem xét.

Ngày 04/11/2019, ông Nguyễn Quang V có ký hợp đồng lao động thời hạn 03 năm kể từ ngày 04/11/2019 đến ngày 03/11/2022, vị trí công việc là Thư ký Hội đồng quản trị, Tổ trưởng Tổ Thư ký và pháp chế với mức lương 36.400.000đồng. Ngày 22/4/2020, Công ty cổ phần Nhà ga Quốc tế C ra quyết định số 16/2020/QĐ-CRTC chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Nguyễn Quang V kể từ ngày 27/04/2020.

Ngày 10/11/2019, bà Huỳnh Thị Bích T ký hợp đồng lao động số 79/1119/HDLD36-NS với thời hạn 03 năm kể từ ngày 10/11/2019 đến ngày 09/11/2022, vị trí công việc ban đầu là Phó phụ trách phòng nhân sự, sau là Phó phòng hành chính nhân sự với mức lương 36.400.000đồng. Ngày 22/4/2020 Công ty cổ phần Nhà ga Quốc tế C ra quyết định số 15/2020/QĐ-CRTC chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Huỳnh Thị Bích T kể từ ngày 27/04/2020.

Ngày 22/3/2019, ông Trần Viết T ký hợp đồng lao động số 10/0319/HĐLĐ36-NS-CRTC với thời hạn 36 tháng kể từ ngày 22/03/2019 đến ngày 21/03/2022, vị trí công việc ban đầu là Đội phó Đội công nghệ thông tin, sau là Đội trưởng đội công nghệ thông tin với mức lương 25.900.000đồng. Ngày 01/4/2020 Công ty cổ phần Nhà ga Quốc tế C ra quyết định số 13/2020/QĐ- CRTC chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Trần Viết T kể từ ngày 01/4/2020.

Ngày 15/07/2019, bà Trần Thị Trúc H ký hợp đồng lao động số 31/0719/HĐLĐ24-NS-C với thời hạn 24 tháng kể từ ngày 15/7/2019 đến ngày 14/7/2021, vị trí công việc nhân viên chăm sóc khách hàng với mức lương 16.200.000đồng. Ngày 01/4/2020 Công ty cổ phần Nhà ga Quốc tế C ra quyết định số 14/2020/QĐ-CRTC chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Trần Thị Trúc H kể từ ngày 01/4/2020.

Không đồng ý với các quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên các nguyên đơn khởi kiện Công ty cổ phần Nhà ga Quốc tế C tại Tòa án nhân dân thành phố C về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tòa án nhân dân thành phố C có thụ lý các vụ án lao động số 01/2021/TLST-LĐ, 02/2021/TLST-LĐ, số 03/2021/TLST-LĐ, số 04/2021/TLST-LĐ. Sau đó, có quyết định nhập vụ án số 01/2021/QĐST-DS ngày 10/6/2021 về việc nhập các vụ án nêu trên để giải quyết trong cùng 01 vụ án “Tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” là có căn cứ, đúng quy định.

[2] Xét kháng cáo của các nguyên đơn:

[2.1] Về căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động. Hội đồng xét xử xét thấy: Công ty Cổ phần nhà ga Quốc tế C là đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không và phi hàng không tại nhà ga hành khách quốc tế - Cảng hàng không quốc tế C. Ngày 01/02/2020, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 173/QĐ – TTG về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra có nêu tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch là nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu. Ngày 17/3/2020, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 102/TB-VPCP, trong đó có nội dung tiếp tục hạn chế các chuyến bay từ vùng dịch đến Việt Nam. Tại thời điểm đầu tháng 3/2020, một tháng sau khi dịch bệnh xuất hiện, sản lượng hành khách của sân bay sụt giảm 70% so với tháng 01/2020, hoạt động sản xuất bị thu hẹp, theo báo cáo doanh thu của Công ty, tháng 01/2020, doanh thu Công ty là 150.096.072.305 đồng, tháng 02/2020 là 42.683.476.606 đồng và tháng 3/2020 là 23.416.260.306 đồng (BL 611). Như vậy, doanh thu có sự sụt giảm đáng kể buộc Công ty phải triển khai hàng loạt các biện pháp nhằm đối phó với các khó khăn xảy ra như: Điều chỉnh ngay kế hoạch tài chính năm 2020: Điều chỉnh sản lượng khách dự báo năm 2020 là 7,5 triệu lượt khách giảm xuống 1,2 triệu lượt khách, giảm 84% (và thực tế năm 2020 chỉ đạt 967 nghìn lượt khách, giảm 87%), rà soát tất cả các khoản chi phí để điều chỉnh giảm ngay và lập kế hoạch làm việc với đối tác, nhà cung cấp để đàm phán hợp đồng, đàm phán điều chỉnh hợp đồng, giảm tần suất thực hiện dịch vụ, giám giá dịch vụ,… nhằm giảm thiểu tối đa chi phí và thiệt hại...

Cùng với các biện pháp trên thì ngày 09/3/2020, Đại diện người sử dụng lao động đã tổ chức cuộc họp với đại diện công đoàn, đại diện các phòng ban để bàn về phương án sắp xếp lại nhân sự, việc làm, điều chỉnh lương nhưng trên cơ sở vẫn phải đảm bảo lợi ích của người lao động, và cùng người sử dụng lao động cùng nhau chia sẻ trong giai đoạn khó khăn. Cuộc họp thống nhất theo phương án tạm ngừng việc với mức lương thỏa thuận là 5.500.000đồng/tháng, nhận thêm hỗ trợ nếu được đi làm đột xuất. Biên bản họp được tất cả những người tham dự nhất trí đồng ý và ký tên (trong đó có ông V, bà T). Đến ngày 26/3/2020, Công ty đã chính thức họp với người lao động để thông báo và lấy ý kiến về phương án sắp xếp lao động, điều chỉnh chi phí lao động nhằm giảm chi phí lương với nội dung :

- Phương án sử dụng lao động ở khối gián tiếp: Đối với quản lý trực tiếp các phòng ban (Trưởng phòng hành chính nhân sự, kế toán trưởng, phó phòng hành chính nhân sự đang phụ trách công việc của phòng kế hoạch kinh doanh, tổ trưởng tổ thư ký pháp chế) đảm bảo trực lãnh đạo 24/24 để duy trì hoạt động của Nhà ga và điều động người lao động lên làm việc, giữ nguyên chế độ và đảm bảo ngày công được tính tối đa không quá 15 ngày/tháng. Phương án này Công ty áp dụng đối với trường hợp ông Nguyễn Quang V - tổ trưởng tổ thư ký pháp chế.

Đối với người lao động còn lại ở khối gián tiếp và khối trực tiếp thì tạm ngừng việc và hưởng lương, bảo hiểm xã hội theo mức lương ngừng việc thỏa thuận là 5.500.000đồng/tháng, cắt giảm toàn bộ các loại phụ cấp; trong trường hợp được điều động hỗ trợ chuyến bay hoặc giải quyết một số trường hợp đột xuất thì nhận hỗ trợ các mức sau: đối với nhân viên có mức lương từ 8.000.000đống đến 12.000.000đồng hỗ trợ 100.000đồng/ngày, nhân viên/ chuyên viên/ kỹ thuật viên/kỹ sư từ 12.000.000đồng đến 18.000.000đồng được hỗ trợ 300.000đồng; nhân viên/chuyên viên/kỹ thuật viên/kỹ sư trên 18.000.000đồng được hỗ trợ 400.000đồng/ngày; đội phó là 600.000đồng/ngày; đội trưởng là 900.000đồng/ngày và phó phòng là 1.200.000đồng/ngày. Phương án này áp dụng cho trường hợp của ông T, bà H và bà T tùy vào vị trí công việc. Như vậy, có thể cho thấy, Công ty đã đưa ra biện pháp vừa bảo đảm lợi ích của người lao động nhưng cũng phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất, khai thác của Công ty tại thời điểm này. Công ty vẫn duy trì mức lương trên mức lương vùng tối thiểu cho người lao động, đồng thời cũng điều đồng người lao động lên làm việc khi có chuyến bay và hỗ trợ theo ngày.

Tại cuộc họp này, Công ty cũng thông báo cho người lao động biết là nếu trường hợp người lao động không đồng ý theo phương án sử dụng lao động trên thì Công ty buộc phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và biên bản họp này được xem là một thông báo trước đến người lao động vì khả năng chi trả hiện nay đã dược tính toán tối ưu nhất có thể… Tại cuộc họp có 241người, có 234 người (tỉ lệ 93,75%) đồng ý, 07 người (trong đó có 04 nguyên đơn) không đồng ý. Các nguyên đơn cũng thừa nhận dịch Covid ảnh hưởng đến chuyến bay quốc tế giảm sút, doanh thu giảm nhưng không đồng ý với phương án ngừng việc và nhận lương ngừng việc. Việc dịch bệnh Covid- 19 xảy ra là lý do bất khả kháng được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động và điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 1201/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động năm 2012. Công ty đã triển khai hàng loạt các biện pháp nhưng Công ty vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm nên việc Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với các nguyên đơn vì lý do bất khả kháng (dịch covid 19) là có căn cứ, đúng quy định pháp luật.

[2.2] Về thời hạn báo trước.

Xét thấy: Hợp đồng lao động giữa Công ty cổ phần nhà ga quốc tế C là loại hợp đồng có thời hạn 24 tháng và 36 tháng nên thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này là ít nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo.

Ngày 26/3/2020, ông Nguyễn Nguyên T đại diện cho Tổng giám đốc theo giấy ủy quyền số 03/GUQ-CRTC ngày 25/3/2020 và bà Huỳnh Việt H, chủ tịch công đoàn Công ty có triển khai cuộc họp lấy ý kiến người lao động về phương án sắp xếp lao động, điều chỉnh chi phí lao động nhằm giảm chi phí lương và có nội dung thông báo trong trường hợp người lao động không đồng ý thỏa thuận theo phương án sử dụng lao động trên thì người sử dụng lao động buộc phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và biên bản họp này được xem là một thông báo trước đến người lao động…. Theo quy định của Bộ luật lao động chỉ có quy định thời hạn báo trước mà không quy định hình thức người sử dụng lao động báo trước bằng văn bản hay bằng hình thức thông báo công khai. Tại cuộc họp ngày 26/3/2020, các nguyên đơn ông V, bà H và ông T đều có mặt, có được nghe nội dung này và đều ký vào biên bản không đồng ý với phương án. Đối với bà T đã ủy quyền cho ông V theo nội dung giấy ủy quyền ngày 25/3/2020 nên ông V ký thay không đồng ý với phương án. Các Thông báo ngày 31/3/202 gửi cho các nguyên đơn có nội dung là nhắc lại cuộc họp ngày 26/3/2020 và nêu giải quyết chi trả các chế độ, lương không phải ngày để xác tính thời hạn báo trước cho người lao động như nguyên đơn trình bày. Do đó, có căn cứ để xác định ngày 26/3/2020 là ngày bị đơn Công ty thông báo về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cho các nguyên đơn.

Do vậy, Công ty ban hành các Quyết định số 16/2020/QĐ-CRTC chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Nguyễn Quang V kể từ ngày 27/04/2020; Quyết định số 15/2020/QĐ-CRTC chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Huỳnh Thị Bích T kể từ ngày 27/04/2020 là đảm bảo thời hạn báo trước theo quy định (tính từ ngày 26/3/2020 đến ngày 27/4/2020).

Đối với ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H, Công ty có ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-CRTC chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Trần Viết T kể từ ngày 01/4/2020 và Quyết định số 14/2020/QĐ-CRTC chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Trần Thị Trúc H kể từ ngày 01/4/2020. Mặc dù theo quyết định thời hạn chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 01/4/2020 nhưng Công ty có chi trả lương cho bà Hà và ông Thi đến hết ngày 26/4/2020. Hơn nữa, trong các Thông báo số 14/2020/TB-CRTC và số 15/2020/TB-CRTC ngày 31/3/2020 đều có nêu nội dung tuân thủ quy định về thời gian báo trước khi Công ty chấm dứt hợp đồng lao động theo Luật lao động và nội dung báo trước đã thông báo trong biên bản họp 09/2020-CRTC ngày 26/03/2020: Công ty phải đảm bảo thời hạn báo trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày 26/3/2020. Tại thời điểm ngày 01/4/2020 cũng là thời điểm giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị 16/TT-CP nên hạn chế tụ tập đông người, Công ty cho ông T bà H không lên Công ty từ ngày 01/4/2020. Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông T, bà H cũng như Thông báo số 14, 15 ngày 31/3/2020 gửi cho ông T và bà H có nêu ngày chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 01/4/2020 là có thiếu sót nhưng không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Sau khi phát hiện có thiếu sót gây nhầm lẫn, Công ty đã ban hành các Thông báo đính chính số 120/CRTC-HCNS ngày 05/4/2021 về việc đính chính các Thông báo và quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, thời hạn báo trước chấm dứt hợp đồng lao động với ông T và bà H đảm bảo theo quy định (tính từ ngày 26/3/2020 đến ngày 27/4/2020).

[2.3] Việc thẩm quyền ký quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Nguyễn Quang V và bà Huỳnh Thị Bích T. Theo nguyên đơn trình bày ông V, bà T là người được Hội đồng quản trị bổ nhiệm nên theo Điều lệ Công ty thì Hội đồng quản trị mới có quyền miễn nhiệm. Xét thấy, đây là trường hợp Tổng giám đốc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nên không thuộc trường hợp miễn nhiệm như nguyên đơn trình bày. Hơn nữa tại điểm d mục 35.3 Điều 35 Điều lệ Công ty có quy định Hội đồng quản trị có quyền ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Ban điều hành. Ông V, bà T không phải là đối tượng thuộc Ban Điều hành nên Tổng giám đốc chấm dứt hợp đồng đối với ông V, bà T là đúng thẩm quyền.

[2.4] Đối với việc nguyên đơn cho rằng Tổng giám đốc chấm dứt Hợp đồng lao động với các nguyên đơn không qua Hội đồng nhân sự. Theo Quyết định số 01/QĐ-HĐNS ngày 28/5/2019 Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nhà Ga Quốc tế C về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế của Hội đồng nhân sự và ngày 14/6/2019 có ban hành Nghị quyết số 17A/2019/NQ- HĐQT ngày 14/6/2019 về việc kiện toàn Hội đồng nhân sự do ông Lưu Thanh B là chủ tịch. Ngày 09/3/2020, tại cuộc họp của Ban điều hành và lãnh đạo các phòng ban Công ty đã tiến hành họp để thống nhất các phương án tổ chức lao dộng, có ¾ thành viên hội đồng nhân sự tham gia và ký xác nhận đồng ý với phương án gồm bà Lê Thị Hồng M, ông Đào Duy T và bà Huỳnh Thị Bích T. Đến ngày 23/3/2020, đại diện Ban điều hành bà Huỳnh Thị Việt H (kế toán trường) đã gửi mail cho các thành viên Hội đồng nhân sự về nội dung báo cáo ngày 20/3/2020 của tổng giám đốc đối với phương án tổ chức lại lao động. Sau cuộc họp trực tiếp lấy ý kiến người lao động ngày 26/3/2020 thì ngày 02/4/2020, Tổng giám đốc Công ty, bà Lê Thị Hồng M cũng báo cáo về việc chấm dứt Hợp đồng lao động đối với các nguyên đơn qua mail cho Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng nhân sự. Theo bản trình bày ngày 16/02/2022, ông Lưu Thanh Bình- Chủ tịch hội đồng nhân sự cũng đã xác nhận ngày 26/3/2020, ngay sau khi có kết quả thỏa thuận của Công ty và người lao động, Hội đông nhân sự gồm ông Lưu Thanh B, bà Lê Thị Hồng M, ông Đào Duy T họp trực tuyến để nghe Ban điều hành báo cáo kết quả và được Hội đồng nhân sự thông qua việc chấm dứt Hợp đồng lao động với những ai không đồng ý với phương án. Bà T không được mời tham gia họp vì bà T đã không đồng ý với phương án của Công ty. Do tình hình dịch Covid-19 nên tất cả các cuộc họp của Hội đồng nhân sự, Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông đều được thực hiện trực tuyến. Như vậy, Tổng giám đốc chấm dứt Hợp đồng lao động đối với các nguyên đơn đều thực hiện đúng quy định.

Việc nguyên đơn ông V cho rằng Công ty lợi dụng việc giảm lương để trù dập, hạ thấp danh dự, uy tín của người lao động nhưng trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa, ông V không có tài liệu, chứng cứ nào để chứng minh cho lời trình bày của mình.

Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử cần bác toàn bộ kháng cáo của các nguyên đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Do cấp sơ thẩm chỉ tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là chung chung, chưa cụ thể. Cấp phúc thẩm khắc phục nêu rõ các yêu cầu của các nguyên đơn không được chấp nhận cho phù hợp.

[3] Về án phí: Các nguyên đơn được miễn nộp án phí lao động phúc thẩm và sơ thẩm

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự; Căn cứ vào Điều 38 của Bộ luật Lao động năm 2012;

Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 05/2015/NĐ – CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật lao động năm 2012;

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 12, Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của y ban thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

Không chấp nhận kháng cáo của các nguyên đơn ông Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T, bà Trần Thị Trúc H. Giữ nguyên Bản án sơ thẩm.

Tuyên xử:

1. Đình chỉ xét xử đối phần yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn ông Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T, bà Trần Thị Trúc H đối với các yêu cầu cụ thể như sau:

- Yêu cầu của nguyên đơn bà Trần Thị Trúc H về việc buộc bị đơn Công ty Cổ phần Nhà ga quốc tế C nhận bà Trần Thị Trúc H trở lại làm việc;

-Yêu cầu của các nguyên đơn ông Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H buộc bị đơn Cổ phần Nhà ga quốc tế C khôi phục các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của các nguyên đơn ông Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H đối với bị đơn Công ty Cổ phần Nhà ga quốc tế C. Cụ thể:

2.1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Quang V về việc:

- Tuyên hủy Thông báo số 19/2020/TB-CRTC ngày 31/3/2020, Quyết định số 16/2020/QĐ-CRTC ngày 22/4/2020 của Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế C về việc chấm dứt hợp đồng lao động với ông Nguyễn Quang V.

- Tuyên buộc Công ty cổ phần Nhà ga Quốc tế C nhận ông V vào làm việc lại và khôi phục các chức vụ mà ông đã đảm nhiệm trong thời gian làm việc.

- Buộc Công ty cổ phần Nhà ga Quốc tế C phải bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Cụ thể: tiền lương tính từ ngày 01/5/2020 đến ngày xét xử sơ thẩm 31/8/2021 là 546.000.000đồng; bồi thường hai tháng tiền lương theo hợp đồng lao động là 72.800.000đồng; bồi thường khoản tiền do vi phạm quy định về thời hạn báo trước là 6.618.000đồng; bồi thường tổn thất tinh thần là 36.400.000đồng.

2.2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Huỳnh Thị Bích T về việc:

- Tuyên hủy Quyết định số 15/2020/QĐ-CRTC ngày 22/4/2020 của Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế C về việc chấm dứt hợp đồng lao động với bà Huỳnh Thị Bích T.

- Buộc Công ty cổ phần Nhà ga Quốc tế C phải bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Cụ thể: tiền lương tính từ ngày 01/5/2020 đến ngày xét xử sơ thẩm 31/8/2021 là 546.000.000đồng; bồi thường hai tháng tiền lương theo hợp đồng lao động là 72.800.000đồng; bồi thường khoản tiền do vi phạm quy định về thời hạn báo trước là 6.618.000đồng; bồi thường tổn thất tinh thần là 36.400.000đồng.

2.3. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Trần Viêt T về việc:

- Yêu cầu Công ty Cổ phần Nhà Ga Quốc tế C công khai xin lỗi vì đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

- Buộc Công ty cổ phần Nhà ga Quốc tế C phải bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Cụ thể: tiền lương tính từ ngày 01/5/2020 đến ngày xét xử sơ thẩm 31/8/2021 là 428.000.000đồng; bồi thường hai tháng tiền lương theo hợp đồng lao động là 58.400.000đồng; bồi thường khoản tiền do vi phạm quy định về thời hạn báo trước là 29.200.000đồng; bồi thường tổn thất tinh thần là 29.200.000đồng.

2.4. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Trần Thị Trúc H về việc:

Buộc Công ty cổ phần Nhà ga Quốc tế C phải bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Cụ thể: tiền lương tính từ ngày 01/5/2020 đến ngày xét xử sơ thẩm 31/8/2021 là 243.000.000đồng; bồi thường hai tháng tiền lương theo hợp đồng lao động là 32.400.000đồng; bồi thường khoản tiền do vi phạm quy định về thời hạn báo trước là 16.200.000đồng; bồi thường tổn thất tinh thần là 16.200.000đồng.

3. Về án phí:

Án phí lao động sơ thẩm: Các nguyên đơn ông Nguyễn Quang V, bà Huỳnh Thị Bích T, ông Trần Viết T và bà Trần Thị Trúc H được miễn nộp tiền án phí lao động sơ thẩm.

Án phí lao động phúc thẩm: Các nguyên đơn được miễn nộp án phí lao động phúc thẩm.

Hoàn lại cho ông Nguyễn Quang V 300.000đồng tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo biên lai thu tiền số AA/2021/0006562 ngày 15/9/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố C.

Hoàn lại cho bà Huỳnh Thị Bích T 300.000đồng tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo biên lai thu tiền số AA/2021/0006561 ngày 15/9/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố C.

Hoàn lại cho ông Trần Viết T 300.000đồng tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo biên lai thu tiền số AA/2021/0006560 ngày 15/9/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố C.

Hoàn lại cho bà Trần Thị Trúc H 300.000đồng tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo biên lai thu tiền số AA/2021/0006563 ngày 15/9/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố C.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

260
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động số 01/2022/LĐ-PT

Số hiệu:01/2022/LĐ-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Khánh Hoà
Lĩnh vực:Lao động
Ngày ban hành: 03/03/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về