Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 83/2022/DS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 83/2022/DS-ST NGÀY 23/06/2022 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 23 tháng 6 năm 2022 tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 62/2021/TLST- DS ngày 07 tháng 6 năm 2021 về việc: Tranh chấp về thừa kế tài sản theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 39/2022/QĐXXST-DS ngày 16 tháng 5 năm 2022 và Quyết định hoãn phiên tòa số 47/2022/QĐST-DS ngày 07 tháng 6 năm 2022 giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Bà Chử Thị S, Sinh năm 1935; địa chỉ: Đội X, thôn C, xã V, huyện G, thành phố H. Vắng mặt.

Đại diện theo ủy quyền: Ông Trần Văn H, Sinh năm 1985; địa chỉ: thôn C, xã V, huyện G, thành phố H. Có mặt.

Bị đơn: Ông Chử Văn V, Sinh năm 1973; địa chỉ: thôn C, xã V, huyện G, thành phố H. Có mặt.

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Bà Chử Thị X, Sinh năm 1955; Nơi cư trú: Đội X, thôn C, xã V, huyện G, thành phố H. Vắng mặt.

- Bà Chử Thị Q, Sinh năm 1957; Nơi cư trú: Thôn T, xã V, huyện G, thành phố H. Vắng mặt.

- Bà Chử Thị C, Sinh năm 1961; Nơi cư trú: Thôn C, xã V, huyện G, thành phố H. Vắng mặt.

- Bà Chử Thị T, Sinh năm 1963; Nơi cư trú: Đội 15, thôn C, xã V, huyện G, thành phố H. Vắng mặt.

Người đại diện theo ủy quyền của bà Chử Thị X, bà Chử Thị Q, bà Chử Thị C và bà Chử Thị T là: ông Trần Văn H, Sinh năm 1985; Địa chỉ: Thôn C, xã V, huyện G, thành phố H.

- Ông Chử Văn T, Sinh năm 1959; ĐKHKTT: Thôn C, xã V, huyện G, thành phố H;

Nơi cư trú: Số nhà X phố N, phường T, quận H, thành phố H. Vắng mặt.

- Anh Chử Việt H, Sinh năm 2001; Nơi cư trú: Đội X, thôn C, xã V, huyện G, thành phố H. Vắng mặt.

- Anh Chử Mạnh H, Sinh năm 1980; Nơi cư trú: Thôn C, xã V, huyện G, thành phố H. Vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Theo đơn khởi kiện của nguyên đơn và lời khai của ông Trần Văn H – là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày tại Tòa án, như sau: Về quan hệ huyết thống:

Cụ Chử Thị S, Sinh năm 1935 và cụ Chử Văn Đ, Sinh năm 1934, chết năm 2008 kết hôn và cùng chung sống tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H từ năm 1954. Cụ Đ chỉ có duy nhất cụ S là vợ, ngoài ra, cụ Đ không chung sống như vợ chồng với bất kỳ người phụ nữ nào khác.

Cụ S và cụ Đ có 08 con chung gồm:

1. Bà Chử Thị X, Sinh năm 1955; ĐKHKTT: Đội X, thôn C, xã V, huyện G, thành phố H;

2. Bà Chử Thị Q, Sinh năm 1957; ĐKHKTT:Thôn T, xã V, huyện G, thành phố H;

3. Ông Chử Văn T, Sinh năm 1959; ĐKHKTT:Đội X, thôn C, xã V, huyện G, thành phố H;

4. Bà Chử Thị C, Sinh năm 1961; ĐKHKTT:Thôn C, xã V, huyện G, thành phố H;

5. Bà Chử Thị T, Sinh năm 1963; ĐKHKTT: Đội 15, thôn C, xã V, huyện G, thành phố H;

6. Ông Chử Văn T, Sinh năm 1967, đã chết năm 2006. Ông T không kết hôn với ai, không có con.

7. Ông Chử Văn T , Sinh năm 1971, đã chết năm 2012. Ông T không kết hôn với ai, không có con.

8. Ông Chử Văn V, Sinh năm 1973; Nơi cư trú: Thôn C, xã V, huyện G, thành phố H.

Ngoài những người con chung có tên nêu trên, cụ S và cụ Đ không có con chung nào khác, cụ Đ không có con riêng, không có con nuôi.

Bố đẻ cụ Đ là cụ Chử Văn Cao, Sinh năm 1912 đã chết từ lâu và chết trước cụ Chử Văn Đ. Mẹ đẻ của cụ Đ là cụ Khúc Thị Hậu, Sinh năm 1913, đã chết từ lâu và chết trước cụ Chử Văn Đ.

Cụ Cao và cụ Hậu cùng được an táng tại cánh đồng thôn Chử Xá, xã V, Gia Lâm, Hà Nội, hiện nay đều đã bị thất lạc mộ. Ngoài ra, cụ Đ không có bố mẹ nuôi. Cụ Chử Văn Đ chết không để lại di chúc, ông T và ông T chết cũng không để lại di chúc.

Về di sản thừa kế: S thời khi còn sống, cụ Đ và cụ S cùng tạo dựng được các tài sản sau:

+ Một ngôi nhà cấp 4 do cụ Chử Thị S và cụ Chử Văn Đ xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất trên thửa đất ở nông thôn số 21, tờ bản đồ số 06 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H. Thửa đất có nguồn gốc do các cụ lâu đời để lại đã được Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CA703292 ngày 28/8/2015 mang tên Hộ gia đình ông Chử Văn Đ.

+ 01 thửa đất ở diện tích khoảng 200m2, cụ S không nhớ số tờ, số thửa do Uỷ ban nhân dân xã V cấp đất ở giãn dân năm 1991 cho hộ gia đình cụ Chử Văn Đ. Đến năm 1996 gia đình thống nhất cho lại ông T. Cùng năm đó, ông T đã bán toàn bộ thửa đất trên cho ông Khoáng là người cùng xã V- huyện Gia Lâm.

+ 01 thửa đất ở diện tích 234m2 không nhớ số tờ số thửa được Uỷ ban nhân dân xã V cấp đất ở giãn dân năm 1994 tại địa chỉ: thôn C, xã V, huyện G, thành phố H. Năm 2015, gia đình thống nhất cho anh V. Sau đó, anh V đã bán cho ông Hoàn là người thôn Cửu Cao, thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, H Yên.

Do 02 thửa đất giãn dân được cấp năm 1991 và cấp năm 1994 hộ gia đình đã thống nhất cho tặng ông Chử Văn T và ông Chử Văn V, sau đó ông T và ông V đều đã chuyển nhượng cho người khác. Nên cụ S không có yêu cầu gì đối với 02 thửa đất giãn dân này.

+ Diện tích đất trồng cây hàng năm khác khác thuộc thửa đất 164 tờ bản đồ số 6, diện tích 744m2 và thửa đất số 1231 tờ bản đồ số 10 (đã được Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – chi nhánh huyện Gia Lâm Đ chính thông tin là thửa đất số 150 tờ bản đồ số 4) diện tích 1242 m2 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H, đã được Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất số CY591879 , số vào sổ cấp GCN: CH-02075 ngày 06/02/2020 đứng tên ông Chử Văn V và bà Chử Thị S, những người khác cùng sử dụng đất gồm: ông Chử Văn T (đã chết); ông Chử Văn T (đã chết); ông Chử Văn Đ (đã chết). Hai thửa đất này là hai thửa đất được Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm cấp lại sau khi đã thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp mà hộ gia đình cụ chử Văn Đ được cấp năm 1995 và đối trừ đi phần đất cụ S, ông V, bà X đã ký giấy bán cho ông Đông.

Hiện nay, thửa đất 164 tờ bản đồ số 6, diện tích 744m2, cụ S đang cho bà Chử Thị C (là con gái của cụ S) canh tác trên đất; còn thửa đất số 150 tờ bản đồ số 4 diện tích 1242 m2 cụ S đang cho ông Chử Mạnh H, Sinh năm 1980; nơi cư trú: Thôn C, xã V, huyện G, thành phố H thuê để trồng rau trên đất trong thời hạn 05 năm, từ ngày 30 tháng 6 (âm lịch) năm 2020, giá thuê: 04 triệu/01 năm/01 sào. Đối với phần đất trồng cây hàng năm khác khác mà cụ S đang cho ông H thuê, cụ S sẽ thống nhất tự thỏa thuận với ông H về việc bồi thường, và không yêu cầu, đề nghị Tòa án giải quyết.

Nay cụ S tuổi đã cao, gia đình cụ không thể tự thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế của cụ Đ và các con là ông T, ông T nên cụ S đề nghị Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm tách trả phần tài sản của cụ trong khối tài sản chung của gia đình, đồng thời chia thừa kế di sản của chồng cụ S là cụ Chử Văn Đ và di sản của 02 con của cụ S là ông Chử Văn T và ông Chử Văn T là phần di sản nằm trong khối tài sản chung là diện tích đất ở nông thôn và tài sản gắn liền với đất thuộc thửa đất số 21 tờ bản đồ số 06 địa chỉ tại thôn Chử Xá, xã V, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã được Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CA703292, số vào sổ cấp giấy chứng nhận: CS-GL 00836 ngày 28/8/2015 mang tên Hộ gia đình ông Chử Văn Đ, cụ S và di sản nằm trong khối tài sản chung là diện tích của 02 thửa đất là thửa đất 164 tờ bản đồ số 6, diện tích 744m2 và thửa đất số 150 tờ bản đồ số 4 diện tích 1242 m2 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H.

Riêng đối với phần đất trồng cây hàng năm khác mà cụ S, anh V và bà X đã ký giấy bán cho anh Đông, cụ S đề nghị đối trừ vào diện tích đất nông nghiệp bà được chia trả cũng như phần di sản thừa kế mà bà được hưởng, không đề nghị trừ vào phần di sản thừa kế của bà X được hưởng đối với diện tích đất trồng cây hàng năm khác.

Ngoài ra, trên thửa đất số 21 nêu trên còn có 01 bể nước bê tông, 01 khu vệ S, sân bê tông, tường gạch bao quanh, 01 cổng sắt bổ trụ, 01 nhà cấp 4 lợp ngói làm bếp và 01 nhà tạm lợp brô xi măng. Cụ S xác định những tài sản này giá trị không lớn nên khi chia thừa kế cụ S không yêu cầu Tòa án chia mà bà đề nghị Hội đồng xét xử tính giá trị đối với các tài sản đó để thanh toán lại cho ông T Trường hợp được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật, cụ S yêu cầu được hưởng di sản thừa kế bằng hiện vật. Cụ S đề nghị cho lại toàn bộ phần di sản thừa kế cụ S được hưởng và toàn bộ phần tài sản chung của cụ S trong khối tài sản của gia đình cho con trai là ông Chử Văn V. Ngoài ra, cụ S không yêu cầu Toà án giải quyết vấn đề gì khác.

* Bị đơn - ông Chử Văn V quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, ông V trình bày: Về quan hệ huyết thống, diện và hàng thừa kế, di sản thừa kế như mẹ tôi và người đại diện theo ủy quyền là ông Trần Văn H trình bày tôi hoàn toàn nhất trí và không có ý kiến gì.

Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, ông V đồng ý tách trả cụ S phần tài sản của cụ trong khối tài sản chung của gia đình, đồng thời đồng ý chia thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản thừa kế của cụ Đ, ông T, ông T và không có yêu cầu phản tố, không có yêu cầu, đề nghị nào khác với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Ông V đề nghị Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Ông V đồng ý đối trừ phần diện tích đất nông nghiệp mà ông đã ký giấy bán cho ông Đông vào phần đất trồng cây còn lại ông được hưởng khi Tòa án chia thừa kế đối với diện tích đất này. Trường hợp được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật thì ông V xin được hưởng di sản thừa kế bằng hiện vật. Nếu cụ S cho ông V toàn bộ phần tài sản của cụ S trong khối tài sản chung của gia đình và phần di sản thừa kế cụ S được hưởng đồng thời các chị là bà Chử Thị X, bà Chử Thị T, bà Chử Thị C và bà Chử Thị Q cho ông V toàn bộ phần di sản thừa kế của bà X, bà T, bà C, bà Q được hưởng thì ông V xin được nhận và chịu trách nhiệm thanh toán lại giá trị tài sản cho ông T như cụ S đã đề nghị.

Đối với 01 cây bưởi do tôi trồng trên đất, hiện cây bưởi đã chết và tôi cũng đã chặt bỏ nên tôi không yêu cầu, đề nghị gì.

Ngoài ra, ông V không có yêu cầu, đề nghị nào khác.

* Đại diện theo ủy quyền của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gồm bà Chử Thị X, bà Chử Thị T, bà Chử Thị C và bà Chử Thị Q là ông Trần Văn H trình bày trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa như sau:

Bà Chử Thị X, bà Chử Thị T, bà Chử Thị C và bà Chử Thị Q hoàn toàn thống nhất với phần trình bày của nguyên đơn về quan hệ huyết thống, về diện và hàng thừa kế, về di sản thừa kế và các vấn đề khác.

Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bà X, bà T, bà C, bà Q cũng nhất trí tách trả cụ S phần tài sản của cụ trong khối tài sản chung của gia đình, đồng thời chia thừa kế đối với tài sản còn lại là di sản thừa kế của cụ Đ, ông T và ông T.

Bà X xác định có ký vào giấy bán đất diện tích 737m2 đất trồng cây hàng năm khác khác cho ông Chử Văn Đông năm 2014. Thời điểm bà ký giấy bán mặc dù bà không có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nH do lúc đó đang ở cùng với mẹ là cụ Chử Thị S nên bà cũng ký. Nay cụ S và ông V cùng đề nghị đối trừ phần diện tích đất đã vào vào diện tích đất trồng cây hàng năm khác của cụ S và ông V, bà không có ý kiến gì. Trường hợp được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật, bà X đồng ý đối trừ với phần diện tích đất trồng cây hàng năm khác mà bà X đã bán.

Bà Chử Thị X, bà Chử Thị T, bà Chử Thị C và bà Chử Thị Q không có yêu cầu độc lập, không có yêu cầu nào khác với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, đề nghị Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Trường hợp được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật, bà Chử Thị X, bà Chử Thị T, bà Chử Thị C và bà Chử Thị Q xin được hưởng di sản thừa kế bằng hiện vật và cho lại toàn bộ phần di sản thừa kể được hưởng cho em trai là ông Chử Văn V. Trên thửa đất trồng cây hàng năm khác số 164 tờ bản đồ số 06 mà Tòa án đã xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 12/11/2(một phần hai)021 có bà Chử Thị C trồng cà tím. Hiện nay, bà C đã thu hoạch toàn bộ ruộng cà tím. Bà X, bà Q, bà C và bà T không có yêu cầu, đề nghị gì đối với việc trồng cà tím.

Đối với việc xây dựng, tôn tạo năm 2010 của cụ S và ông T, bà Q, bà X, bà T và bà C không có yêu cầu, đề nghị gì.

Đối với 01 cây bưởi do ông Chử Văn V trồng trên đất, ông V đã bán cây bưởi này, nay trên đất không còn cây bưởi này và 01 cổng sắt bổ trụ xây năm 1978 trị giá 171.200 đồng, do giá trị không đáng kể nên bà Chử Thị X, bà Chử Thị T, bà Chử Thị C và bà Chử Thị Q không yêu cầu, đề nghị gì.

Ngoài ra, bà Chử Thị X, bà Chử Thị T, bà Chử Thị C và bà Chử Thị Q không yêu cầu Toà án giải quyết vấn đề nào khác.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Chử Văn T: vắng mặt tại phiên tòa và có đơn xin xét xử vắng mặt, quá trình giải quyết vụ án, ông T có lời khai trình bày tại Tòa án như sau: Về quan hệ huyết thống, về diện và hàng thừa kế,như nguyên đơn đã trình bày.

Về di sản thừa kế: Lúc còn sống, khoảng năm 1977, cụ Đ, cụ S bỏ tiền ra xây nhà 5 gian trên thửa đất số 21 tờ bản đồ số 06, địa chỉ: Thôn C, xã V, huyện G, thành phố H, các con lúc đó còn bé nên không ai có công sức đóng góp gì. Đến năm 1980, 1982, 1986, bà C, bà Q, bà T lần lượt đi lấy chồng không ở cùng bố mẹ nữa. Năm 1986, tôi kết hôn và ở cùng bố mẹ đến năm 1993 thì vợ chồng tôi mua 01 thửa đất ở Văn Giang rồi cả gia đình chuyển về đó sống. Năm 1986, bà Chử Thị X vào Lâm Đồng làm ăn đến năm 2012 sau khi ông T chết thì lại về ở cùng mẹ tôi. Ông T và ông T từ khi S ra đến khi chết đều ở cùng bố mẹ.Ông V sau khi kết hôn năm 1983 thì được bố mẹ cho ra ở tại thửa đất giãn dân của gia đình. Do ông V chơi bời gây nên nợ nần nên sau khi ly hôn đã bán mảnh đất giãn dân của gia đình cho ông V rồi về ở với cụ S từ năm 2012. Khoảng năm 2010 do tường nhà cũ bong tróc nên ông T đã bỏ tiền ra sửa chữa, cải tạo lại nhà như xây công trình phụ, tường bao, xây sân lát gạch như hiện nay. Đối với việc sửa chữa, tôn tạo nhà đất năm 2010, ông T không có yêu cầu, đề nghị gì.

Hiện nay trên thửa đất số 21, tờ bản đồ số 06 tại thôn Chử Xá, xã V, Gia Lâm, Hà Nội có mẹ tôi, ông V, bà X và anh Chử Việt H là con của anh V đang S sống.

Đối với 02 thửa đất ruộng gồm: thửa đất 164 tờ bản đồ số 6, diện tích 744m2 và thửa đất số 1231 tờ bản đồ số 10 diện tích 1242 m2 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H có nguồn gốc: Năm 1995, hộ gia đình cụ Chử Văn Đ và cụ Chử Thị S được Nhà nước giao cho 7,5 sào ruộng ở nhiều vị trí khác nhau ở thôn Chử Xá để canh tác theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, lúc đó, hộ gia đình cụ Đ gồm: Cụ Đ, cụ S, ông T, ông T và ông V là những nhân khẩu thuộc hộ được giao đất trồng cây hàng năm khác khác nH chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2014, ông V đứng ra bán 737m2 đất trồng cây hàng năm khác khác cho ông Chử Văn Đông và đã sử dụng hết số tiền bán đất. Đến năm 2020, thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa của Chính phủ, cụ S đã nộp cho Uỷ ban nhân dân xã V giấy tờ mua bán 737m2 đất mà ông V bán năm 2014, sau đó Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm thu hồi toàn bộ diện tích đất trồng cây hàng năm khác khác còn lại, thay vào đó là Hộ gia đình cụ Đ được Uỷ ban nhân dân xã V giao cho quản lý, sử dụng, canh tác thửa đất số 164 tờ bản đồ số 6, diện tích 744m2 và thửa đất số 150 tờ bản đồ số 4 diện tích 1242 m2 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H đã được Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất số CY591879 , số vào sổ cấp GCN: CH-02075 ngày 06/02/2020 đứng tên ông Chử Văn V và cụ Chử Thị S, những người khác cùng sử dụng đất gồm: ông Chử Văn T (đã chết); ông Chử Văn T (đã chết); cụ Chử Văn Đ (đã chết).

Đối với 02 sào ruộng đã bán cho ông Chử Văn Đông thì ông Đông cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 02 sào đất này. Bản thân ông T cũng biết việc ông V đã bán đất cho ông Đông nên ông T không yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết đối với 02 sào đất ruộng đã bán.

Ông T đề nghị Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm xác định: toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp 1986m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên không còn đất của ông V nữa mà của ông Chử Văn T, cụ Chử Thị S, cụ Chử Văn Đ và ông Chử Văn T.

Việc cụ S cho ông H thuê đất và cho bà C canh tác đất nông nghiệp thì ông T cũng biết, ông T không yêu cầu, đề nghị Tòa án giải quyết.

Quá trình giải quyết vụ án, ông T đã giao nộp cho Tòa án các tài liệu chứng cứ gồm bản phô tô di chúc của cụ Chử Thị S lập ngày 22/5/2019, tại trụ sở Văn phòng luật sư Vũ Đức, Bản phô tô văn bản thỏa thuận của cụ Chử Thị S và ông Chử Văn T lập ngày 20/5/2019 có chứng nhận của luật sư Bùi Đức Vũ, bản phô tô biên bản họp gia đình ngày 28/4/2015 có xác nhận chữ ký của Ủy ban nhân dân xã V, bản phô tô giấy chứng nhận số nhà ngày 22/10/2013, bản viết tay của ông T về việc „Thu chi ngày ông nội mất 09.01.2008 (bản phô tô), bản phô tô đơn xin trình báo viết tay ghi tên người làm đơn Chử Thị S ghi ngày 28/6/2017, bản photo biên bản thỏa thuận viết tay ngày 26/7/2017. Ông T trình bày không có yêu cầu, đề nghị Tòa án xem xét vấn đề gì đối với các văn bản trên vì ông chỉ giao nộp các tài liệu đó để Tòa án nắm được hoàn cảnh gia đình ông T.

Đối với Di chúc cụ Chử Thị S lập ngày 22/5/2019 tại Văn phòng luật sư Vũ Đức và Văn bản thỏa thuận giữa ông T và cụ Chử Thị S ngày 24/5/2019 có chứng nhận của Luật sư Bùi Đức Vũ, ông T trình bày: Thời điểm đó cụ S đồng ý cho ông T đất, nH đến nay cụ S không cho ông T nữa mà khởi kiện yêu cầu chia thừa kế tại Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, nay ông T không yêu cầu, đề nghị gì đối với Di chúc cụ Chử Thị S lập ngày 22/5/2019 tại Văn phòng luật sư Vũ Đức và Văn bản thỏa thuận ngày 24/5/2019 giữa ông T và cụ Chử Thị S.

Đối với yêu cầu khởi kiện của cụ Chử Thị S, ông T không có yêu cầu độc lập, không có yêu cầu nào khác với yêu cầu khởi kiện của cụ S.

Ông T không mong muốn việc chia chác đất cát xảy ra, vì ông T muốn giữ gìn nhà đất như hiện trạng để làm tài sản thờ cúng. Trường hợp mà cụ S vẫn yêu cầu Tòa án chia thừa kế thì ông T cũng chấp nhận, ông T đề nghị được hưởng di sản thừa kế bằng hiện vật để ông T có chỗ về quê thờ cúng các cụ và cha mẹ. Nếu trong trường hợp ông V đã bán hơn 02 sào đất nông nghiệp cho ông Đông thừa phần đất của ông V trong tổng số 7,5 sào đất nông nghiệp của gia đình, thì khi ông V được chia di sản thừa kế, đề nghị Tòa án đối trừ phần đất ruộng mà ông V bán vượt quá vào phần di sản mà ông V được hưởng.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Chử Việt H vắng mặt tại phiên tòa và có đơn xin xét xử vắng mặt. Quá trình giải quyết vụ án, anh H có lời khai trình bày tại Tòa án như sau: Về quan hệ huyết thống, về diện và hàng thừa kế, về di sản thừa kế như nguyên đơn đã trình bày. Nay, cụ Chử Thị S khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm giải quyết “chia thừa kế”, anh H xác định anh chỉ là phận con cháu, không có công sức đóng góp gì vào tài sản chung của gia đình mà chỉ là người sống trên đất. Anh H xác định bản thân không có quyền gì nên không có yêu cầu, đề nghị gì.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Chử Mạnh H vắng mặt tại phiên tòa và có đơn xin xét xử vắng mặt. Quá trình giải quyết vụ án, anh H có lời khai trình bày tại Tòa án như sau: Anh H có thuê 3,4 sào đất nông nghiệp hộ gia đình cụ S tại địa chỉ Sứ Đồng sau làng thời hạn thuê là 05 năm, giá thuê là 4.000.000 đồng/sào/năm. Khi thuê có làm giấy viết tay với cụ S có chữ ký của anh H và cụ S. Anh H đã giao cho cụ S tiền thuê đất 05 năm tổng cộng là 68.000.000 đồng. Sau khi thuê đất, anh H đã cải tạo đất để trồng rau mầu, cụ thể: đổ đất: 25 xe x 400.000 đồng = 10.000.000 đồng, thuê máy san lấp mặt bằng: 1.500.000 đồng. Tổng số tiền cải tạo đất là 11.500.000 đồng. Nay cụ S yêu cầu Tòa án giải quyết chia thừa kế đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, anh H đề nghị được tiếp tục thuê đất đã thỏa thuận cho đến khi hết thời hạn thuê trong giấy thuê đất ngày 02/6/2020(âm lịch). Trường hợp Tòa án chia thừa kế cho các đồng thừa kế vào phần đất anh H đã thuê của cụ S, anh H đồng ý tự nguyện giao đất cho người thừa kế theo phán quyết của Tòa án. Đối với việc hoàn trả tiền thuê đất và cải tạo đất đối với phần đất phải trả cho các đồng thừa kế, anh H sẽ tự thỏa thuận với cụ S, không yêu cầu Tòa án giải quyết. Ngoài ra, anh H không có yêu cầu, đề nghị gì khác.

* Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm phát biểu quan điểm về việc chấp hành pháp luật tố tụng và quan điểm về việc giải quyết vụ án như sau:

Toà án nhân dân huyện Gia Lâm thụ lý vụ án là đúng pháp luật, đúng thẩm quyền. Quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán thực hiện đầy đủ các thủ tục tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Tại phiên toà, Hội đồng xét xử đã thực hiện đầy đủ và đúng các thủ tục tố tụng. Các đương sự tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ và đúng các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Về quan điểm giải quyết vụ án: Đề nghị chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

- Về án phí: Vụ án này Tòa án thụ lý ngày 07 tháng 06 năm 2021 nên áp dụng Nghị quyết số 326 của UBTVQH để giải quyết. Mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản, phần di sản mà họ được hưởng, được chia trong khối di sản thừa kế.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được xem xét tại phiên toà và căn cứ kết quả tranh tụng, Hội đồng xét xử nhận định:

- Về quan hệ huyết thống và hàng thừa kế:

[1] Về quan hệ huyết thống, các đương sự thống nhất xác định: Cụ Chử Thị S và cụ Chử Văn Đ kết hôn và cùng chung sống tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H từ năm 1954. Cụ Đ không chung sống như vợ chồng với bất kỳ người phụ nữ nào khác ngoài cụ S. Cụ S và cụ Đ có 08 con chung gồm: Bà Chử Thị X- Sinh năm 1955; bà Chử Thị Q- Sinh năm 1957; ông Chử Văn T- Sinh năm 1959; bà Chử Thị C- Sinh năm 1961; bà Chử Thị T- Sinh năm 1963; ông Chử Văn T- Sinh năm 1967, đã chết năm 2006 không có vợ con; ông Chử Văn T- Sinh năm 1971, đã chết năm 2012 không có vợ con và ông Chử Văn V. Ngoài ra, cụ S và cụ Đ không có con chung nào khác, cụ Đ không có con riêng, không có con nuôi. Bố đẻ cụ Đ là cụ Chử Văn Cao, Sinh năm 1912 đã chết từ lâu và chết trước cụ Chử Văn Đ. Mẹ đẻ của cụ Đ là cụ Khúc Thị Hậu, Sinh năm 1913, đã chết từ lâu và chết trước cụ Chử Văn Đ. Ngoài ra, cụ Đ, ông T và ông T không có bố mẹ nuôi. Cụ Đ, ông T và ông T chết đều không để lại di chúc.

[2] Về hàng thừa kế theo pháp luật: Căn cứ Điều 613, 649, Điều 650 và Điều 651 của Bộ luật Dân sự xác định hàng thừa kế theo quy định của pháp luật của cụ Đ, ông T và ông T như sau:

- Năm 2006, ông Chử Văn T chết, không có vợ con. Hàng thừa kế thứ nhất của ông T gồm: Bố mẹ đẻ của ông T là cụ Chử Thị S và cụ Chử Văn Đ.

- Năm 2008, cụ Chử Văn Đ chết. Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Đ gồm cụ S và các con là bà Chử Thị X, bà Chử Thị Q, bà Chử Thị C, bà Chử Thị T, ông Chử Văn T, ông Chử Văn V và ông Chử Văn T. Ông T là con của cụ Đ nH chết trước cụ Đ, không có con nên ông T không được hưởng thừa kế di sản của cụ Đ và không có người thừa kế thế vị.

- Ông Chử Văn T chết năm 2012, không có vợ con. Hàng thừa kế thứ nhất của ông T là cụ Chử Thị S.

- Về thời hiệu khởi kiện:

[3] Ông T chết năm 2006, cụ Đ chết năm 2008, ông T chết năm 2012. Căn cứ Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời điểm mở thừa kế di sản của ông T là năm 2006, thời điểm mở thừa kế di sản của cụ Đ là năm 2008, thời điểm mở thừa kế di sản của ông T là năm 2012. Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản đối với bất động sản là 30 năm. Ngày 27/01/2021, cụ Chử Thị S nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Đ, ông T và ông T đã chết để lại. Như vậy, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế là trong thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật.Tại Tòa, các đương sự không có yêu cầu xem xét thời hiệu khởi kiện nên HĐXX không đặt vấn đề giải quyết.

- Về di sản thừa kế:

[4] Các đương sự thống nhất di sản thừa kế của Cụ Chử Văn Đ, ông Chử Văn T, ông Chử Văn T để lại như sau:

Thửa đất ở nông thôn thuộc thửa đất số 21, tờ bản đồ số 06 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H đã được Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CA703292 ngày 28/8/2015 mang tên Hộ gia đình ông Chử Văn Đ, diện tích 291m2. Hộ gia đình cụ Chử Văn Đ thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm các thành V: cụ Chử Văn Đ, cụ Chử Thị S, ông Chử Văn V, ông Chử Văn T và ông Chử Văn T. Qua xem xét các tài liệu chứng cứ mà Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – chi nhánh huyện Gia Lâm và Uỷ ban nhân dân xã V cung cấp, Hội đồng xét xử có đủ căn cứ xác định: Nguồn gốc thửa đất số 21, tờ bản đồ số 06 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H do các cụ lâu đời để lại cho vợ chồng cụ Đ và cụ S từ trước năm 1980.

Theo kết quả xem xét thẩm định tại chỗ ngày 12/11/2021, hiện trạng thửa đất các bên đang tranh chấp chia thừa kế là 303,9m2 nhiều hơn diện tích so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CA703292, số vào sổ cấp giấy chứng nhận: CS-GL 00836 ngày 28/8/2015 đã cấp là 303,9 - 291= 12,9m2. So sánh và đối chiếu giữa sơ đồ thửa đất theo hiện trạng thực tế và sơ đồ thửa đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các đại diện hộ liền kề cũng như qua trao đổi với Uỷ ban nhân dân xã V xác định: Diện tích hiện trạng nhiều hơn so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do sai số về đo đạc, thửa đất này vẫn nguyên hiện trạng từ trước năm 1980, sử dụng ổn định, không lấn chiếm đất công, không tranh chấp ranh giới với các hộ liền kề, UBND xã V và đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn cũng là đại diện theo ủy quyền của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm bà C, bà X, bà Q, bà T là ông Trần Văn H và bị đơn là ông Chử Văn V thống nhất đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Do đó, căn cứ vào khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013, Hội đồng xét xử xác định diện tích đất tranh chấp chia tài sản chung và chia thừa kế là diện tích thực tế hộ gia đình cụ Chử Văn Đ sử dụng được xác định theo số liệu đo đạc thực tế là 303,9m2.

Đối với ngôi nhà cấp 4 diện tích xây dựng 77,5m2 xây dựng trên thửa đất số 21, tờ bản đồ số 06 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H các đương sự thống nhất xác định do cụ Chử Văn Đ và cụ Chử Thị S cùng xây dựng.

Căn cứ Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Điều 213 của Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định thửa đất số 21, tờ bản đồ số 06 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H và 01 ngôi nhà cấp 4 diện tích 77,5m2 xây trên đất là tài sản chung vợ chồng cụ Đ và cụ S. Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Vì vậy, Hội đồng xét xử xác định quyền sử dụng 303,9m2 đất thuộc thửa đất số 21, tờ bản đồ số 06 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H và 01 ngôi nhà cấp 4 xây trên đất diện tích 77,5m2 là tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân của cụ Đ và cụ S, mỗi cụ có ½ giá trị đất, nhà, cụ thể: Cụ Đ và cụ S mỗi người được hưởng 151,95m2 đất, trị giá theo biên bản định giá tài sản trong Tố tụng dân sự của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm ngày 12/11/2021 là: 151,95m2 x 12.000.000đồng/1m2 = 1.823.400.000 đồng và 38,75m2 nhà, trị giá: 38,75m2 x 1.415.000 đồng/1m2 x 20% = 10.966.250 đồng. Tổng giá trị tài sản của mỗi cụ là 1.834.366.250 đồng.

Đối với 01 nhà lợp ngói xây năm 2010, 01 nhà tạm lợp brô ximăng xây năm 2010, 01 bể nước bê tông, 01 khu vệ S, 01 mái vẩy tôn diện tích 6,2m2, 01 sân bê tông, 01 tường bao giáp đường làng và 01 tường gạch bao quanh giáp nhà ông Chử Văn Thư, 01 cổng sắt bổ trụ có tổng giá trị là 30.656.600 đồng. Cụ S xác định những tài sản này giá trị không lớn nên khi chia thừa kế di sản của cụ S không yêu cầu Tòa án chia mà đề nghị Hội đồng xét xử tính giá trị đối với các tài sản đó để cụ S thanh toán lại cho ông Chử Văn T. Hội đồng xét xử thấy đề nghị của cụ S là không trái với các quy định của pháp luật, bị đơn và những người thừa kế khác của cụ Đ là bà X, bà Q, bà C, bà T đều đồng ý với đề nghị của cụ S và không có yêu cầu nào khác nên Hội đồng xét xử thấy cần ghi nhận sự tự nguyện của cụ S.

Đối với 01 cây bưởi trên đất do ông V trồng, hiện cây đã chết, ông V và các đương sự đều không có đề nghị gì nên Hội đồng xét xử không xem xét

[5] Đối với việc tôn tạo, sửa chữa nhà đất năm 2010 của ông Chử Văn T và cụ Chử Thị S các đương sự đều không có yêu cầu đối với việc tôn tạo, sửa chữa nhà đất nên Hội đồng xét xử không xem xét.

Đối với 02 thửa đất giãn dân gồm: 01 thửa đất ở diện tích khoảng 200m2, các đương sự không nhớ số tờ, số thửa gia đình cụ Đ và cụ S được Uỷ ban nhân dân xã V cấp đất ở giãn dân ở địa chỉ: thôn C, xã V, huyện G, thành phố H năm 1991, gia đình cụ Đ và cụ S đã thống nhất cho ông Chử Văn T, sau đó ông Chử Văn T đã chuyển nhượng cho người khác và 01 thửa đất ở diện tích 234m2 không nhớ số tờ số thửa được Uỷ ban nhân dân xã V cấp đất ở giãn dân ở địa chỉ: thôn C, xã V, huyện G, thành phố H cấp năm 1994, gia đình cụ Đ và cụ S đã thống nhất tặng cho ông Chử Văn V, sau đó ông V đã chuyển nhượng cho người khác. Nay các đương sự đều không yêu cầu, đề nghị gì nên Tòa án không xem xét.

Đối với diện tích đất trồng cây hàng năm khác, căn cứ vào trình bày của các đương sự, tài liệu do Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm thu thập được có trong hồ sơ vụ án cũng như biên bản trao đổi ngày 15/4/2022 giữa Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm với Ủy ban nhân dân xã V, Hội đồng xét xử xác định: Năm 1995, hộ gia đình cụ Chử Văn Đ và cụ Chử Thị S được Nhà nước giao cho 7,5 sào ruộng ở nhiều vị trí khác nhau ở thôn Chử Xá để canh tác theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, lúc đó, hộ gia đình cụ Đ có các nhân khẩu gồm: Cụ Đ, cụ S, ông T, ông T và ông V là những nhân khẩu thuộc hộ được giao đất sản xuất nông nghiệp, mỗi khẩu được cấp 1,5 sào = 583,5m2. Năm 2014, ông V, bà X và cụ S đã cùng đứng ra bán 737m2 đất ruộng ở vị trí Xứ đồng Thứ 7, thôn C, xã V, huyện G, thành phố H cho vợ chồng ông Chử Văn Đông, Sinh năm 1971 là người cùng thôn Chử Xá. Việc mua bán 737m2 đất sản xuất nông nghiệp này giữa ông V, bà X và cụ S với vợ chồng ông Đông có lập hợp đồng mua bán, không có công chứng, chứng thực lập ngày 22/11/2014 có chữ ký của bà X, cụ S, ông V, ông Đông và bà Thúy là vợ của ông Đông. Đến năm 2020, thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa thì Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm thu hồi toàn bộ số diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn lại đã giao từ năm 1995 cho Hộ gia đình cụ Đ và cụ S. Hộ gia đình cụ S đã nộp cho Uỷ ban nhân dân xã V giấy tờ mua bán 737m2 đất mà ông V, cụ S và bà X đã bán năm 2014. Vì vậy, sau khi đối trừ phần diện tích mà cụ S, ông V và bà X đã bán 737m2 đất sản xuất nông nghiệp thì UBND xã V đã giao cho Hộ gia đình cụ S quản lý, sử dụng, canh tác thửa đất số 164 tờ bản đồ số 6, diện tích 744m2 và thửa đất số 150 tờ bản đồ số 4 diện tích 1242m2 tại Đội X thôn C, xã V, huyện G, thành phố H đã được Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm cấp cho Hộ gia đình ông Chử Văn V và cụ Chử Thị S theo Giấychứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất số CY591879, số vào sổ cấp GCN: CH-02075 ngày 06/02/2020 đứng tên ông Chử Văn V và bà Chử Thị S, những người khác cùng sử dụng đất gồm: ông Chử Văn T (đã chết); ông Chử Văn T (đã chết); ông Chử Văn Đ (đã chết). Như vậy, xác định cụ Chử Văn Đ, cụ Chử Thị S, ông Chử Văn T, ông Chử Văn T và ông Chử Văn V mỗi người được cấp 583,5m2 đất sản xuất nông nghiệp năm 1995 theo Nghị định 64/CP. Cụ S, ông V đề nghị đối trừ phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp được cấp vào phần diện tích đất 737m2 đã bán cho ông Đông. Tại phiên tòa, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn là ông Trần Văn H và bị đơn là ông Chử Văn V cùng xác định trong tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cụ Đ, ông T và ông T mỗi người được giao 583,5m2, phần còn lại được chia đều cho cụ S và ông V. Xét thấy đây là sự tự nguyện của nguyên đơn và bị đơn và không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của các thành V khác trong hộ gia đình nên Hội đồng xét xử cần chấp nhận. Do vậy, xác định tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cụ Đ, ông T và ông T trong khối tài sản chung của gia đình là thửa đất số 164 tờ bản đồ số 6, diện tích 744m2 và thửa đất số 150 tờ bản đồ số 4 diện tích 1242 m2 tại Đội X thôn C, xã V, huyện G, thành phố H là: 583,5m2 x 3 = 1750,5m2. Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm khác của cụ S và ông V còn lại trong khối tài sản chung của gia đình là: (744 m2 + 1242 m2 ) - 1750,5m2 = 235,5m2. Do đó, diện tích đất trồng cây hàng năm khác của cụ S và của ông V, mỗi người được chia: 235,5m2 : 2 = 117,75m2/1 người. Trị giá: 117,75 m2 x 400.000 đồng/1m2 = 47.100.000 đồng.

Đối với phần diện tích đất 737m2 mà ông V, cụ S và bà X đã bán cho ông Chử Văn Đông năm 2014, các đương sự không yêu cầu, đề nghị gì nên Hội đồng xét xử không xem xét.

Như vậy, xác định di sản thừa kế mà ông Chử Văn T đã chết để lại gồm:

583,5m2 đất trồng cây hàng năm khác.

[6] Xác định di sản thừa kế mà cụ Chử Văn Đ đã chết để lại gồm: 151,95m2 đất ở nông thôn thuộc thửa đất số 21, tờ bản đồ số 06 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H và 38,75m2 nhà cấp 4 xây trên thửa đất; 583,5m2 đất trồng cây hàng năm khác và kỷ phần thừa kế hưởng di sản của ông Chử Văn T.

[7] Xác định di sản thừa kế mà ông Chử Văn T đã chết để lại gồm: 583,5m2 đất trồng cây hàng năm khác và kỷ phần thừa kế mà ông T được hưởng di sản thừa kế của cụ Chử Văn Đ.

[8] Đối với các tài liệu, chứng cứ mà ông T đã giao nộp cho Tòa án gồm: Giấy ủy quyền ghi ngày 29/3/2019 điểm chỉ và viết tên Chử Thị S; Biên bản làm việc giải quyết đất nông nghiệp của gia đình cụ Chử Thị S ngày 22/3/2019( gồm 03 trang); Biên bản họp gia đình phân chia, cho tặng tài sản của gia đình ngày 28/4/2015; Biên bản họp gia đình (về việc kiểm điểm những sai trái của em V) ngày 28/4/2015; Bản kiểm điểm ghi ngày 28/4/2015 của ông Chử Văn V; Đơn xin trình báo của cụ Chử Thị S và ông Chử Văn T ghi ngày 06/3/2019; Bản viết tay của ông T về việc “Thu chi ngày ông nội mất 09.01.2008”; Bản photo Đơn xin trình báo viết tay ghi tên người làm đơn Chử Thị S, ghi ngày 28/6/2017; Bản photo Biên bản thỏa thuận viết tay ngày 26/7/2017; Bản photo Di chúc của cụ Chử Thị S lập ngày 22/5/2019 tại Trụ sở Văn phòng luật sư Vũ Đức – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội gồm 05 trang giấy A4(đã đối chiếu bản chính); Bản photo Văn bản thỏa thuận của cụ Chử Thị S và ông Chử Văn T lập ngày 20/5/2019 có chứng nhận của Luật sư Bùi Đức Vũ - Trưởng văn phòng Luật sư Vũ Đức gồm 03 trang giấy A4 (đã đối chiếu bản chính); Bản photo Biên bản họp gia đình ngày 28/4/2015 có xác nhận chữ ký của Uỷ ban nhân dân xã V gồm 02 trang giấy A4 (đã đối chiếu bản chính); Bản photo giấy chứng nhận số nhà ngày 22/10/2013 của UBND quận Hai Bà Trưng (đã đối chiếu bản chính), ông T không có yêu cầu, đề nghị gì vì ông T chỉ giao nộp các tài liệu đó để Tòa án nắm được hoàn cảnh gia đình ông T. Ông T cũng không yêu cầu, đề nghị gì đối với Di chúc cụ Chử Thị S lập ngày 22/5/2019 tại Văn phòng Luật sư Vũ Đức và Văn bản thỏa thuận giữa ông T và cụ Chử Thị S lập ngày 24/5/2019. Mặt khác, đại diện theo ủy quyền của cụ S là ông H đề nghị Tòa án không công nhận bản Di chúc lập ngày 22/5/2019 và Văn bản thỏa thuận ngày 24/5/2019 có chứng kiến của Luật sư Bùi Đức Vũ.

Ngày 22/5/2019, cụ S đã lập di chúc tại Văn phòng luật sư Vũ Đức để cho ông T toàn bộ tài sản. Tuy nhiên, ngày 26/12/2020 cụ S đã lập Di chúc tại Văn phòng công chứng Vĩnh Xuân để cho lại toàn bộ tài sản của cụ S cho ông Chử Văn V. Cụ S đề nghị Tòa án xem xét, hủy bỏ Di chúc cụ S lập ngày 22/5/2019 tại Văn phòng luật sư Vũ Đức. Căn cứ Điều 640 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào” và “Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”. Và Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, tại thời điểm giải quyết vụ án, cụ S còn sống nên di chúc chưa có hiệu lực. Cụ S có quyền lập di chúc khác đối với di sản của mình để lại thừa kế. Nay, cụ S yêu cầu hủy bỏ nên di chúc cụ S lập ngày 22/5/2019 tại Văn phòng luật sư Vũ Đức bị không còn hiệu lực pháp luật.

Đối với Văn bản thỏa thuận giữa ông Chử Văn T và cụ Chử Thị S lập ngày 24/5/2019 có xác nhận của Luật sư Vũ Đức là văn bản thỏa thuận về việc tặng cho bất động sản. Căn cứ Điều 459 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tặng cho bất động sản phải có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật” và Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng. Do đó, Văn bản thỏa thuận về việc tặng cho bất động sản là di sản thừa kế giữa cụ S và ông T lập ngày 24/5/2019 chỉ có xác nhận của Luật sư Vũ Đức (không phải là tổ chức hành nghề công chứng) mà không thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực là văn bản không hợp pháp và tại Tòa án, cụ S yêu cầu không công nhận thỏa thuận trên nên Văn bản thỏa thuận giữa cụ S và ông T lập ngày 24/5/2019 là không có hiệu lực pháp luật.

Do đó, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản của ông T, cụ Đ và ông T đã chết để lại là có căn cứ nên được chấp nhận.

- Xác định kỷ phần thừa kế:

[9] Cụ Đ và cụ S mỗi người được hưởng 151,95m2 đất, trị giá: 151,95m2 x 12.000.000đồng/1m2 = 1.823.400.000 đồng và 38,75m2 nhà, trị giá: 38,75m2 x 1.415.000 đồng/1m2 x 20% = 10.966.250 đồng. Tổng giá trị tài sản của mỗi cụ là 1.834.366.250 đồng.

[10] Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật của ông Chử Văn T là cụ Chử Văn Đ và cụ Chử Thị S. Di sản thừa kế ông T để lại cho cụ S và cụ Đ, mỗi người được hưởng là: 583,5m2 đất trồng cây hàng năm khác : 2 = 291,75m2/1 kỷ phần, trị giá theo Biên bản định giá tài sản ngày 12/11/2021 của Hội đồng định giá trong tố tụng dân sự huyện Gia Lâm: 291,75m2 x 400.000 đồng/1m2 = 116.700.000 đồng.

[11] Di sản thừa kế của cụ Đ là 151,95m2 đất ở nông thôn trị giá: 1.823.400.000 đồng; 38,75m2 nhà cấp 4 xây trên đất trị giá: 10.966.250 đồng; 583,5m2 đất trồng cây hàng năm khác trị giá: 233.400.000 đồng; 291,71m2 đất trồng cây hàng năm khác được hưởng của ông T trị giá 116.700.000 đồng. Tổng cộng, di sản thừa kế của cụ Đ bằng tiền trị giá là: 1.823.400.000đ+ 10.966.250đ + 233.400.000đ + 116.700.000đ = 2.184.466.250 đồng được chia thừa kế theo pháp luật cho cụ S và các con gồm: ông V, ông T, ông T, bà X, bà Q, bà C và bà T, mỗi kỷ phần được hưởng:

2.184.466.250đ : 8 = 273.058.281,3 đồng.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 618 của Bộ luật Dân sự 2015 thì khi phân chia di sản thừa kế cần trích ra 1 phần để chi phí cho việc bảo quản di sản thừa kế. Quá trình chuẩn bị xét xử vụ án, qua thu thập chứng cứ thể hiện cụ S là người trực tiếp quản lý, duy trì và sử dụng di sản do cụ Đ để lại là nhà, đất ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại thửa đất số 21, tờ bản đồ số 06 tại thôn Chử Xá – xã V- huyện Gia Lâm- thành phố Hà Nội nên cần trích trả công sức duy trì, cải tạo, quản lí di sản của cụ Đ để lại bằng 1 kỷ phần thừa kế cho cụ S là có căn cứ. Như vậy, đối với di sản của cụ Đ để lại là đất ở và nhà trong khối tài sản chung với cụ S sẽ được chia làm 09 phần bằng nhau trong đó 01 kỷ phần được trích để chi cho việc bảo quản di sản của cụ S. Cụ thể: (1.823.400.000đ+ 10.966.250đ) : 9= 203.818.472đ/01 kỷ phần. Chia bằng hiện vật, mỗi kỷ phần thừa kế được: 151,95m2 : 9 = 16,883m2 đất ở và 38,75m2:9= 4,305 m2 nhà. Như vây, cụ S được hưởng 02 kỷ phần thừa kế, trị giá:

203.818.472đ x 2= 407.636.944 đồng; bà Chử Thị X, bà Chử Thị Q, ông Chử Văn T, bà Chử Thị C, bà Chử Thị T, ông Chử Văn T, ông Chử Văn V mỗi người được hưởng 203.818.472 đồng.

Chia bằng hiện vật, cụ S được hưởng 16,883m2 x 2 = 33,766m2 đất ở và 4,305m2 x 2 = 8,61m2 nhà. Các đồng thừa kế khác là bà Chử Thị X, bà Chử Thị Q, ông Chử Văn T, bà Chử Thị C, bà Chử Thị T, ông Chử Văn T, ông Chử Văn V mỗi người được hưởng 16,883 m2 đất ở và 4,305 m2 nhà.

Đối với diện tích đất trồng cây hàng năm khác là di sản của cụ Đ được chia đều cho 08 đồng thừa kế. Cụ thể kỷ phần của mỗi người thừa kế được hưởng là: (233.400.000đ+ 116.700.000đ):8= 43.762.500 đồng/01 kỷ phần. Như vậy cụ Chử Thị S, bà Chử Thị X, bà Chử Thị Q, ông Chử Văn T, bà Chử Thị C, bà Chử Thị T, ông Chử Văn T, ông Chử Văn V mỗi người được hưởng 43.762.500đ giá trị đất trồng cây hàng năm khác là di sản của cụ Đ để lại.

Chia bằng hiện vật, mỗi kỷ phần được hưởng: (583,5 m2+ 291,7 m2): 8= 109,4 m2 đất trồng cây hàng năm khác. Cụ thể, cụ Chử Thị S, bà Chử Thị X, bà Chử Thị Q, ông Chử Văn T, bà Chử Thị C, bà Chử Thị T, ông Chử Văn T, ông Chử Văn V mỗi người được hưởng 109,4 m2 đất trồng cây hàng năm khác.

Như vậy, tổng giá trị di sản thừa kế mỗi người thừa kế được hưởng của cụ Đ như sau: Cụ Chử Thị S được hưởng giá trị 407.636.944 đ+ 43.762.500đ= 451.399.444 đồng; bà Chử Thị X, bà Chử Thị Q, ông Chử Văn T, bà Chử Thị C, bà Chử Thị T, ông Chử Văn T, ông Chử Văn V mỗi người được hưởng: 203.818.472đ+ 43.762.500đ= 247.580.972 đ.

Chia bằng hiện vật, tổng giá trị di sản thừa kế của cụ Đ các đương sự được hưởng như sau:

Cụ S được hưởng 33,766 m2 đất ở, 8.61 m2 nhà ở và 109.4 m2 đất trồng cây hàng năm khác; Bà Chử Thị X được hưởng 16,883 m2 đất ở, 4.305 m2 nhà ở và 109.4 m2 đất trồng cây hàng năm khác; bà Chử Thị Q được hưởng 18,883 m2 đất ở, 4.305 m2 nhà ở và 109.4 m2 đất trồng cây hàng năm khác, ông Chử Văn T được hưởng 16,883 m2 đất ở, 4.305 m2 nhà ở và 109.4 m2đất trồng cây hàng năm khác, bà Chử Thị C được hưởng 18,883 m2 đất ở, 4.305 m2 nhà ở và 109.4 m2 đất trồng cây hàng năm khác, bà Chử Thị T được hưởng 16,883 m2 đất ở, 4.305 m2 nhà ở và 109.4 m2 đất trồng cây hàng năm khác, ông Chử Văn T được hưởng 16,883 m2 đất ở, 4.305 m2 nhà ở và 109.4 m2 đất trồng cây hàng năm khác, ông Chử Văn V được hưởng 16,883 m2 đất ở, 4.305 m2 nhà ở và 109.4 m2 đất trồng cây hàng năm khác.

[12] Đối với di sản thừa kế của ông Chử Văn T đã chết để lại gồm: Diện tích 583,5m2 đất trồng cây hàng năm khác của ông T trị giá 233.400.000 đồng;

247.580.972đ là giá trị di sản ông Chử Văn T được hưởng của cụ Đ, tổng cộng giá trị di sản thừa kế của ông T là: 233.400.000đ + 247.580.972đ= 480.980.972đ. Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật của ông Chử Văn T là cụ Chử Thị S được hưởng toàn bộ di sản thừa kế của ông T.

- Về phân chia di sản thừa kế:

[13] Thứ tự ưu tiên thanh toán:

Đối với tiền chi phí mai táng, chăm sóc ông T, cụ Đ và ông T trước khi chết, các đương sự đều không yêu cầu Tòa án giải quyết nên Hội đồng xét xử không xem xét.

Qua xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 12/11/2021 thì trên thửa đất trồng cây hàng năm khác số 164 tờ bản đồ số 06 do bà Chử Thị C trồng cà tím. Theo lời trình bày của ông H là đại diện theo ủy quyền của bà Chử Thị C thì hiện nay, bà Chử Thị C đã thu hoạch toàn bộ ruộng cà tím. Bà Chử Thị C và các đương sự không có yêu cầu, đề nghị gì đối với việc trồng cà tím trên thửa đất này, nên Hội đồng xét xử không xem xét.

Đối với việc tôn tạo, xây dựng công trình trên đất của cụ S và ông T năm 2010, các đương sự không có yêu cầu, đề nghị gì nên Hội đồng xét xử không xem xét.

Đối với việc quản lý di sản thừa kế: Ông T, cụ Đ và ông T chết đều không để lại di chúc, trước khi chết cũng không giao cho ai quản lý di sản thừa kế của mình. Kể từ thời điểm ông T, cụ Đ và ông T chết, di sản thừa kế của ông T, cụ Đ và ông T đều do cụ S trực tiếp quản lý, sử dụng. Hội đồng xét xử đã xem xét tính công sức quản lý di sản cho cụ S như đã nhận định ở trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

[14] Quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa, cụ S đề nghị Hội đồng xét xử tách trả phần tài sản của cụ S trong khối tài sản chung của gia đình đồng thời chia di sản thừa kế của chồng cụ S là cụ Chử Văn Đ và các con là Chử Văn T và Chử Văn T. Như vậy, tài sản cụ S và di sản thừa kế cụ S được chia gồm:

+ 151,95m2 đất ở là tài sản của cụ S trị giá: 151,95m2 x 12.000.000đồng/1m2 = 1.823.400.000 đồng.

+ 38,75m2 nhà cấp 4 là tài sản của cụ S, trị giá: 38,75m2 x 1.415.000 đồng/1m2 x 20% = 10.966.250 đồng.

+ 117,75 m2 đất trồng cây hàng năm khác là tài sản của cụ S, trị giá:

47.100.000 đồng.

+ Cụ S được hưởng di sản thừa kế của ông T trị giá 480.980.972 đồng gồm 583,5 m2 đất trồng cây hàng năm khác của ông T và phần tài sản ông T được hưởng của cụ Đ là 16,883m2 đất ở, 4,305 m2 nhà ở và 109,4 m2 đất trồng cây hàng năm khác.

+ Di sản thừa kế của cụ Đ là 451.399.444 đồng tương đương 33,766 m2 đất ở, 8,61 m2 nhà và 109,4 m2 đất trồng cây hàng năm khác.

+ Di sản thừa kế của ông T trị giá 116.700.000 đồng, tương đương với 291,75m2 đất trồng cây hàng năm khác.

Tổng trị giá tài sản và di sản thừa kế cụ S được nhận là là: 2.930.546.667 đồng.

Tổng giá trị tài sản và di sản thừa kế ông V được nhận là: Di sản của cụ Đ là 247.580.972 đồng, giá trị tài sản là đất trồng cây hàng năm khác của ông V là 47.100.000 đồng, tổng cộng = 294.680.972 đồng.

Chia theo hiện vật ông V được hưởng 16,883m2 đất ở, 4,305m2 nhà ở, 227,15m2 đất trồng cây hàng năm khác.

Tổng giá trị tài sản các đồng thừa kế khác là bà Chử Thị X, bà Chử Thị Q, bà Chử Thị C, bà Chử Thị T, ông Chử Văn T, mỗi người được hưởng là: 247.580.972 đồng. Chia bằng hiện vật mỗi người được hưởng 16,883m2 đất ở; 4,035m2 nhà ở và 109,4m2 đất trồng cây hàng năm khác.

[15] Quá trình giải quyết vụ án, cụ Chử Thị S có đề nghị được hưởng toàn bộ di sản thừa kế bằng hiện vật và cụ S cho lại toàn bộ tài sản của cụ S trong khối tài sản chung của gia đình và di sản thừa kế cụ được nhận của cụ Đ, ông T, ông T cho con trai là Chử Văn V, ông V đồng ý nhận.

Tại Tòa án, bà Q, bà T, bà X và bà C yêu cầu được hưởng di sản thừa kế bằng hiện vật và cho toàn bộ kỷ phần thừa kế của mình cho ông Chử Văn V, ông V đồng ý nhận. Xét thấy, đây là sự tự nguyện của các đương sự nên Hội đồng xét xử thấy cần chấp nhận sự tự nguyện trên. Do vậy, ông V được hưởng tổng giá trị tài sản là:

294.680.972đ + 247.580.972đ x 4 + 2.930.546.667đ= 4.215.551.528 đồng.

Tại phiên tòa, đại diện theo ủy quyền của cụ Chử Thị S, bà Chử Thị X, bà Chử Thị T, bà Chử Thị Q, bà Chử Thị C là ông Trần Văn H đều thống nhất thanh toán lại toàn bộ giá trị các tài sản trên diện tích đất ở tại thửa đất số 21 tờ bản đồ số 06 cho ông Chử Văn T bao gồm: 01 nhà lợp ngói xây năm 2010, 01 nhà tạm lợp brô ximăng xây năm 2010, 01 bể nước bê tông, 01 khu vệ S, 01 mái vẩy tôn diện tích 6,2m2, 01 sân bê tông, 01 tường bao giáp đường làng và 01 tường gạch bao quanh giáp nhà ông Chử Văn Thư, 01 cổng sắt bổ trụ có tổng giá trị là 30.656.600 đồng. Do vậy, tổng giá trị tài sản ông T được hưởng là: 247.580.972đ+30.656.600đ= 278.237.572 đồng.

Hội đồng xét xử thấy rằng diện tích đất ở mà ông Chử Văn T được hưởng kỷ phần thừa kế là 16,883m2; 4,305m2 nhà ở và 109,4 m2 đất trồng cây hàng năm khác mà ông T được hưởng kỷ phần thừa kế không đảm bảo việc tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nên không chia di sản thừa kế bằng hiện vật là đất ở và nhà ở cho ông T mà chia trị giá kỷ phần bằng tiền là có căn cứ; mặt khác, ông T không trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại xã V. Thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa để tạo điều kiện cho nhân dân thuận tiện trong canh tác và sản xuất nông nghiệp theo Hướng dẫn số 29 ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội nên không chia di sản thừa kế bằng hiện vật là đất trồng cây hàng năm khác cho ông T mà tính giá trị diện tích đất trồng cây hàng năm khác ông T được hưởng để chia bằng tiền là có căn cứ.

Việc chia bằng hiện vật phải đảm bảo việc sử dụng hợp lý và thuận tiện các công trình kiến trúc các bên đã tạo dựng trên đất cũng như quy định của pháp luật về việc tách thửa. Cụ S đề nghị tặng cho ông V toàn bộ tài sản của cụ S trong khối tài sản chung và toàn bộ kỷ phần thừa kế của cụ S được hưởng. Đồng thời, bà T, bà Q, bà C và bà X cùng thống nhất cho ông V toàn bộ kỷ phần thừa kế mà bà Q, bà T, bà C và bà X được hưởng. Ông V đồng ý nhận tài sản và đề nghị được hưởng tài sản bằng hiện vật. Đây là sự tự nguyện của các đương sự nên ghi nhận. Xét, ông V là người đang trực tiếp sống trên đất, ông V không có chỗ ở nào khác, ông V có hộ khẩu thường trú tại địa phương, là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại địa phương nên việc phân chia bằng hiện vật là quyền sử dụng đất ở, nhà ở, đất trồng cây hàng năm khác cho công V là có căn cứ.

Căn cứ vào hiện trạng thực tế thửa đất, diện tích thửa đất được công nhận theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và kỷ phần thừa kế các bên được hưởng, Hội đồng xét xử phân chia như sau:

- Chia cho ông V được quyền quản lý, sử dụng và định đoạt toàn bộ 303,9m2 đất ở của thửa đất số 21 tờ bản đồ số 06 địa chỉ tại thôn Chử Xá, xã V, huyện Gia Lâm, Hà Nội trị giá đất theo Biên bản định giá tài sản ngày 12/11/2021 là 3.646.800.000 đồng và toàn bộ các tài sản gắn liền với đất gồm: 01 nhà cấp 4 diện tích 77,5m2 trị giá 21.932.500 đồng, 01 nhà lợp ngói xây năm 2010 diện tích 16,3m2 trị giá 4.612.900 đồng, 01 nhà tạm lợp broximang xây năm 2010 diện tích 52,1m2 trị giá 14.744.300 đồng, 01 bể nước bê tông xây năm 2010 trị giá 2.176.000 đồng, 01 khu phụ xây năm 2010, trị giá: 862.500 đồng, 01 mái vẩy tôn xây năm 2010 trị giá 549.300 đồng, 01 sân bê tông xây năm 2010 trị giá 5.613.800 đồng, toàn bộ tường bao quanh khuôn V thửa đất xây năm 2010 trị giá: 1.926.600 đồng, 01 cổng sắt bổ trụ xây năm 1978 trị giá 171.200 đồng và toàn bộ diện tích đất trồng cây hàng năm khác là: thửa đất 164 tờ bản đồ số 6, diện tích 744m2 và thửa đất số 1231 tờ bản đồ số 10 (đã được Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – chi nhánh huyện Gia Lâm Đ chính thông tin là thửa đất số 150 tờ bản đồ số 4 )diện tích 1242 m2 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H, đã được Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất số CY591879 , số vào sổ cấp GCN: CH-02075 ngày 06/02/2020 trị giá là 794.400.000 đồng. Tổng trị giá tài sản là: 4.493.789.100 đồng.

(Có sơ đồ đo vẽ kèm theo) - Chia trị giá bằng tiền cho ông T diện tích 16,883m2 đất ở, 4,305m2 nhà ở cấp 4 trên đất và 109,4 m2 đất trồng cây hàng năm khác, tổng trị giá là: 247.580.972 đồng ; 01 nhà lợp ngói xây năm 2010 diện tích 16,3m2 trị giá 4.612.900 đồng, 01 nhà tạm lợp broximang xây năm 2010 diện tích 52,1m2 trị giá 14.744.300 đồng, 01 bể nước bê tông xây năm 2010 trị giá 2.176.000 đồng, 01 khu phụ xây năm 2010, trị giá:

862.500 đồng, 01 mái vẩy tôn xây năm 2010 trị giá 549.300 đồng, 01 sân bê tông xây năm 2010 trị giá 5.613.800 đồng, toàn bộ tường bao quanh khuôn V thửa đất xây năm 2010 trị giá: 1.926.600 đồng, 01 cổng sắt bổ trụ xây năm 1978 trị giá 171.200 đồng.

- So với kỷ phần và tài sản được hưởng, ông Chử Văn V được chia thừa 16,883m2 đất ở; 4,305m2 nhà ở và 109,4 m2 đất trồng cây hàng năm khác; 01 nhà lợp ngói xây năm 2010 diện tích 16,3m2 trị giá 4.612.900 đồng, 01 nhà tạm lợp broximang xây năm 2010 diện tích 52,1m2 trị giá 14.744.300 đồng, 01 bể nước bê tông xây năm 2010 trị giá 2.176.000 đồng, 01 khu phụ xây năm 2010, trị giá: 862.500 đồng, 01 mái vẩy tôn xây năm 2010 trị giá 549.300 đồng, 01 sân bê tông xây năm 2010 trị giá 5.613.800 đồng, toàn bộ tường bao quanh khuôn V thửa đất xây năm 2010 trị giá: 1.926.600 đồng, 01 cổng sắt bổ trụ xây năm 1978 trị giá 171.200 đồng, tổng trị giá là 278.237.572 đồng. Do vậy, ông V phải thanh toán chênh lệch cho ông Chử Văn T số tiền 278.237.572 đồng.

[16] Quá trình giải quyết vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Chử Việt H là người sống trên thửa đất số 21 tờ bản đồ số 06, thôn C, xã V, huyện G, thành phố H không có yêu cầu độc lập, không có yêu cầu nào khác nên Tòa án không xem xét giải quyết. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Chử Mạnh H là người thuê thửa đất trồng cây hàng năm khác số 150 tờ bản đồ số 4 diện tích 1242 m2 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H để canh tác không có yêu cầu độc lập, ông H đề nghị việc thuê đất và vấn đề bồi thường theo hợp đồng cho thuê đất hai bên sẽ thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án giải quyết nên Hội đồng xét xử không đặt vấn đề giải quyết. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau về vấn đề cho thuê đất và bồi thường, các bên có quyền khởi kiện vụ án dân sự khác theo quy định tại khoản 2 Điều 73 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

[17] Đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm tại phiên tòa là phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử.

- Về án phí: Vụ án được thụ lý ngày 07 tháng 6 năm 2021 nên áp dụng Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội để giải quyết.

[18] Ông Chử Văn V phải chịu án phí đối với giá trị tài sản được hưởng là 4.215.551.528 đồng. Ông Chử Văn T là người cao tuổi nH không có đơn xin miễn tiền án phí nên vẫn phải chịu án phí trên giá trị tài sản được nhận là 278.237.572 đồng.

- Về quyền kháng cáo:

[19] Các đương sự được quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

- Căn cứ khoản 5 Điều 26, Điều 147, Điều 271, Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

- Căn cứ các Điều 688, 611, 612, 613, 616, 618, 623, 643, 650, 651, 658, 660 của Bộ luật Dân sự 2015;

- Căn cứ Điều 98; Điều 167 của Luật đất đai năm 2013;

- Căn cứ Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí lệ phí Tòa án.

Xử:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa kế theo pháp luật của cụ Chử Thị S đối với ông Chử Văn V.

2. Xác định Di chúc của cụ Chử Thị S lập ngày 22/5/2019 tại Văn phòng luật sư Vũ Đức và Văn bản thỏa thuận giữa cụ Chử Thị S và ông Chử Văn T lập ngày 24/5/2019 không còn hiệu lực pháp luật.

3. Xác định thời điểm mở thừa kế của ông Chử Văn T là năm 2006; thời điểm mở thừa kế của cụ Chử Văn Đ là năm 2008; thời điểm mở thừa kế của ông Chử Văn T là năm 2012.

4. Năm 2006, ông T chết; hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của ông T gồm: cụ Chử Thị S và cụ Chử Văn Đ. Năm 2008, cụ Chử Văn Đ chết; hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của cụ Đ gồm: Cụ Chử Thị S, bà Chử Thị X, bà Chử Thị Q, bà Chử Thị C, bà Chử Thị T, ông Chử Văn T, ông Chử Văn V và ông Chử Văn T. Năm 2012, ông Chử Văn T chết; hàng thừa kế thứ nhất của ông T là cụ Chử Thị S.

5. Di sản thừa kế ông Chử Văn T để lại gồm: 583,5m2 đất trồng cây hàng năm khác thuộc thửa đất 164 tờ bản đồ số 6, và thửa đất số 150 tờ bản đồ số 4 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H, đã được Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất số CY591879, số vào sổ cấp GCN: CH-02075 ngày 06/02/2020, trị giá là: 233.400.000 đồng.

Di sản thừa kế của cụ Chử Văn Đ để lại gồm: 151,95m2 đất ở nông thôn thuộc thửa đất số 21 tờ bản đồ số 06, trị giá: 1.823.400.000 đồng; 38,75m2 nhà cấp 4 xây trên đất, trị giá: 10.966.250 đồng; 583,5m2 đất trồng cây hàng năm khác trị giá:

233.400.000 đồng và 291,75m2 đất trồng cây hàng năm khác mà cụ Đ được hưởng di sản từ ông T trị giá 116.700.000 đồng. Tổng trị giá là: 2.184.466.250 đồng.

Di sản thừa kế của ông Chử Văn T để lại gồm: 583,5m2 đất trồng cây hàng năm khác trị giá 233.400.000 đồng; 43.762.500 đồng ông T được hưởng di sản thừa kế theo kỷ phần trong diện tích đất trồng cây hàng năm khác của cụ Đ; 203.818.472 đồng ông T được hưởng kỷ phần thừa kế đất ở và nhà ở của cụ Đ. Tổng trị giá là:

480.980.972 đồng.

6. Trích trả công sức bảo quản duy trì di sản cho cụ Chử Thị S bằng 01 kỷ phần thừa kế đất ở và nhà ở.

7. Tài sản của cụ S trong khối tài sản chung gồm: 151,95m2 đất ở nông thôn thuộc thửa đất số 21 tờ bản đồ số 06, trị giá: 1.823.400.000 đồng; 38,75m2 nhà cấp 4 xây trên đất, trị giá: 10.966.250 đồng; 117,75m2 đất trồng cây hàng năm khác trị giá: 47.100.000 đồng. Tổng trị giá tài sản của cụ S là: 1.881.466.250 đồng.

8. Tài sản của ông Chử Văn V trong khối tài sản chung của hộ gia đình là:

117,75m2 đất trồng cây hàng năm khác trị giá: 47.100.000 đồng.

9. Ghi nhận sự tự nguyện của cụ S cho tặng cho ông Chử Văn V toàn bộ tài sản của cụ S trong khối tài sản chung gồm: 151,95m2 đất ở nông thôn thuộc thửa đất số 21 tờ bản đồ số 06, trị giá: 1.823.400.000 đồng; 38,75m2 nhà cấp 4 xây trên đất, trị giá: 10.966.200 đồng; 117,75m2 đất trồng cây hàng năm khác trị giá: 47.100.000 đồng. Tổng trị giá tài sản của cụ S là: 1.881.466.200 đồng; tính theo hiện vật gồm:

50,65m2 đất ở, 12,9m2 nhà ở và 1094,06m2 đất trồng cây hàng năm khác.

Ghi nhận sự tự nguyện của cụ S và các đồng thừa kế khác là ông V, bà Q, bà X, bà C, bà T thống nhất thanh toán lại cho ông Chử Văn T toàn bộ giá trị các tài sản gắn liền với đất gồm 01 nhà lợp ngói xây năm 2010 diện tích 16,3m2 trị giá 4.612.900 đồng, 01 nhà tạm lợp broximang xây năm 2010 diện tích 52,1m2 trị giá 14.744.300 đồng, 01 bể nước bê tông xây năm 2010 trị giá 2.176.000 đồng, 01 khu phụ xây năm 2010, trị giá: 862.500 đồng, 01 mái vẩy tôn xây năm 2010 trị giá 549.300 đồng, 01 sân bê tông xây năm 2010 trị giá 5.613.800 đồng, toàn bộ tường bao quanh khuôn V thửa đất xây năm 2010 trị giá: 1.926.600 đồng, 01 cổng sắt bổ trụ xây năm 1978 trị giá 171.200 đồng, tổng giá trị là: 30.656.600 đồng.

Chia kỷ phần thừa kế bằng hiện vật cho cụ S được hưởng 50,649 m2 đất ở, 12,915 m2 nhà và 1094,05 m2 đất trồng cây hàng năm khác.

Chia kỷ phần thừa kế bằng hiện vật cho bà Q, bà X, bà C và bà T mỗi người được hưởng 16,883m2 đất ở; 4,035m2 nhà ở và 109,4m2 đất trồng cây hàng năm khác.

Ghi nhận sự tự nguyện của cụ S, bà Q, bà X, bà C và bà T tặng cho toàn bộ kỷ phần thừa kế được hưởng cho ông Chử Văn V.

10. Chia cụ thể như sau:

10.1. Chia cho ông Chử Văn V được quyền quản lý, sử dụng và định đoạt toàn bộ 303,9m2 đất ở của thửa đất số 21 tờ bản đồ số 06 địa chỉ tại thôn Chử Xá, xã V, huyện Gia Lâm, Hà Nội và toàn bộ các tài sản gắn liền với đất gồm: 01 nhà cấp 4 diện tích 77,5m2, 01 nhà lợp ngói xây năm 2010 diện tích 16,3m2, 01 nhà tạm lợp broximang xây năm 2010 diện tích 52,1m2, 01 bể nước bê tông xây năm 2010, 01 khu phụ xây năm 2010, 01 mái vẩy tôn xây năm 2010, 01 sân bê tông xây năm 2010, toàn bộ tường bao quanh khuôn V thửa đất xây năm 2010, 01 cổng sắt bổ trụ xây năm 1978 và toàn bộ diện tích đất trồng cây hàng năm khác là: Thửa đất 164 tờ bản đồ số 6, diện tích 744m2 và thửa đất số 1231 tờ bản đồ số 10 (đã được Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – chi nhánh huyện Gia Lâm Đ chính thông tin là thửa đất số 150 tờ bản đồ số 4) diện tích 1242m2 tại thôn C, xã V, huyện G, thành phố H, đã được Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất số CY591879, số vào sổ cấp GCN: CH-02075 ngày 06/02/2020. Tổng trị giá 4.493.789.100 đồng.

(Có sơ đồ đo vẽ kèm theo) 10.2. Chia thừa kế cho ông Chử Văn T được hưởng giá trị di sản thừa kế bằng tiền trị giá 278.237.600 đồng. Ông Chử Văn V có trách nhiệm thanh toán cho ông Chử Văn T chênh lệch tài sản số tiền 278.237.600 đồng.

11. Về án phí:

+ Ông Chử Văn V phải chịu 112.215.500 đồng án phí DSST.

+ Ông Chử Văn T phải chịu 13.911.800 đồng án phí DSST.

Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong khoản tiền hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015.

12. Quyền kháng cáo:

Các đương sự có mặt tại phiên toà có quyền làm đơn kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Các đương sự vắng mặt tại phiên toà có quyền làm đơn kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được tống đạt bản án hoặc bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

154
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 83/2022/DS-ST

Số hiệu:83/2022/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Gia Lâm - Hà Nội
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 23/06/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về