Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 56/2022/DS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

BẢN ÁN 56/2022/DS-PT NGÀY 31/10/2022 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 31 tháng 10 năm 2022, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử công khai vụ án dân sự phúc thẩm thụ lý số: 16/2022/TLPT-DS ngày 07 tháng 4 năm 2022. Do Bản án dân sự sơ thẩm số: 01/2022/DS-ST ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc bị kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 63/2022/QĐ-PT ngày 03 tháng 10 năm 2022 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Lê Chí Đ (chết ngày 18/12/2021) Người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của ông Lê Chí Đ đồng thời là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

1.1. Bà Nguyễn Thị X, sinh năm 1967, (Có mặt).

1.2. Anh Lê Chí D, sinh năm 1998.

Đều cư trú tại: Thôn L, xã L1, huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc 1.3. Chị Lê Thị T, sinh năm 1991.

Nơi cư trú: Thôn N, xã X1, thị xã S1, thành phố Hà Nội Người đại diện theo ủy quyền của anh D, chị T: Bà Nguyễn Thị X (Văn bản ủy quyền ngày 23/12/202), (Có mặt).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà X: Bà Tạ Thị M - Luật sư Công ty Luật TNHH A – Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Phúc, (Có mặt).

2. Bị đơn: Bà Đỗ Thị Kim M, sinh năm 1958, (Có mặt).

Nơi cư trú: Thôn L, xã L1, huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

3.1. Ông Ngô Xuân C, sinh năm 1949, (Vắng mặt).

3.2. Anh Ngô Văn N, sinh năm 1978, (Có đơn xin xét xử vắng mặt).

3.3. Anh Ngô Văn T1, sinh năm 1984, (Vắng mặt).

Đều cư trú: Thôn H, xã B, huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc 3.4. Chị Ngô Thị Q, sinh năm 1974, (Vắng mặt).

Nơi cư trú: Thôn Đ1, xã X2, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc 3.5. Anh Đào Văn T2, sinh năm 1974, (Vắng mặt).

3.6. Anh Đào Văn V, sinh năm 1997, (Vắng mặt).

3.7. Cháu Đào Bích H1, sinh năm 2004, (Vắng mặt).

Đều cư trú: Thôn Đồng D1, xã Q, huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc.

Người đại diện theo ủy quyền của ông C, anh T1, chị Q, anh T2: Anh Ngô Văn N, sinh năm 1978 (Các văn bản ủy quyền ngày 11/3/2020; ngày 28/4/2020; ngày 29/4/2020; ngày 04/5/2020), (Có đơn xin xét xử vắng mặt).

3.8. Chị Ngô Thị T3, sinh năm 1981.

Nơi cư trú: Khu 5, xã A1, huyện P, tỉnh Phú Thọ.

Người đại diện theo ủy quyền của chị T3: Anh Nguyễn Văn H2, sinh năm 1977, (Có đơn xin xử vắng mặt) Nơi cư trú: Khu 5, xã A1, huyện P, tỉnh Phú Thọ.

3.9. Ông Lê Văn V, sinh năm 1962, (có mặt) 3.10. Anh Lê Văn H3, sinh năm 1985, (vắng mặt) 3.11. Anh Lê Thế A2, sinh năm 1989, (vắng mặt) Đều cư trú: Thôn H4, xã L1, huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc.

3.12. Chị Lê Thị L1, sinh năm 1983, (vắng mặt) Nơi cư trú: Thôn Y, xã L1, huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc.

Người đại diện theo ủy quyền của anh H3, chị L1, anh A2: Ông Lê Văn V, sinh năm 1962, (Văn bản ủy quyền ngày 31/01/2020), (Có mặt).

3.13. Chị Nguyễn Thị Bạch T4, sinh năm 1983, (Có mặt).

3.14. Chị Nguyễn Thị Hồng D2, sinh năm 1990, (Có mặt).

Đều cư trú: Thôn L, xã L1, huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc.

3.15. Chị Nguyễn Thị Ngọc A3, sinh năm 1985, (Có mặt).

Người đại diện theo ủy quyền của chị A3: anh Nguyễn Văn S1, sinh năm 1983 (Văn bản ủy quyền ngày 10/01/2022), (Có mặt).

Đều cư trú: Tổ V1, thị trấn L, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc.

3.16. Chị Nguyễn Thị Hoàng Y1, sinh năm 1988, (Có mặt).

Nơi cư trú: Xóm C, xã Đ2, thành phố V2, tỉnh Vĩnh Phúc.

3.17 Anh Nguyễn Văn P, sinh năm 1983, (Có mặt).

Nơi cư trú: Thôn L, xã L1, huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc.

4. Người kháng cáo: Bị đơn bà Đỗ Thị Kim M và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị Hồng D2, chị Nguyễn Thị Bạch T4, anh Nguyễn Văn P, chị Nguyễn Thị Ngọc A3, chị Nguyễn Thị Hoàng Y1, anh Ngô Văn N.

5. Viện kiểm sát kháng nghị: Viện kiểm sát nhân dân huyện S.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện đề ngày 11/12/2019, các lời khai tiếp theo trong quá trình tố tụng, nguyên đơn và người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn trình bày:

Cụ Lê Thị B2 (sinh năm 1922, chết ngày 23/01/2017) và cụ Nguyễn Văn S2 (chết năm 1965) là vợ chồng hợp pháp. Quá trình chung sống, hai cụ sinh được 06 người con chung gồm: bà Nguyễn Thị N1, ông Nguyễn Văn T3 (bà N1 và ông T3 đều đã chết khi khoảng 02-03 tuổi); ông Nguyễn Văn T4 (sinh năm 1948, liệt sỹ hy sinh năm 1969, chưa có vợ con); bà Nguyễn Thị S4 (sinh năm 1953, chết năm 1991); ông Nguyễn Mạnh H2, (sinh năm 1956, chết năm 2016); bà Nguyễn Thị L3 (sinh năm 1964 chết ngày năm 1990). Sau khi cụ S2 chết, cụ B2 sinh thêm 01 người con là ông Lê Chí Đ, sinh năm 1967 (không rõ cha ruột là ai, ông Đ chết ngày18/12/2021).

Cụ B2 và cụ S2 có tài sản chung là thửa đất số 70 tờ bản đồ 37 (bản đồ cũ là thửa 26 tờ bản đồ 13) tại Thôn L, xã L1, huyện S, có tổng diện tích ban đầu 1080 m2 (bao gồm 200m2 đất ở, còn lại là đất vườn). Nguồn gốc thửa đất là do ông cha cụ S2 để lại. Đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (viết tắt là GCNQSDĐ) ngày 03/8/1998, mang tên cụ Lê Thị B2. Theo kết quả đo đạc mới nhất, tổng diện tích đất hiện nay là 1.610,1m2 (tứ cận không thay đổi từ trước đến nay, đất không tranh chấp, không lấn chiếm). Hiện nay, bà Đỗ Thị Kim M (vợ của ông Nguyễn Mạnh H2) và các con gái của bà M, ông H2 đang quản lý, sử dụng toàn bộ thửa đất.

Quá trình sử dụng đất, cụ B2 đã 03 lần chuyển nhượng đất: Năm 2001, chuyển nhượng cho ông Trần Văn N3 100m2 đất vườn, sau đó ông N3 đã chuyển nhượng lại cho ông Nguyễn Văn T5 năm 2014, chuyển nhượng cho bà Phạm Thị C3 90m2 đất vườn và chuyển nhượng cho chị Nguyễn Thị Bạch T4 90m2 (trong đó có 70m2 đất ở, 20m2 đất vườn). Các bên nhận chuyển nhượng đã được cấp GCNQSDĐ nên không đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết đối với phần diện tích đã chuyển nhượng.

Cụ B2 và cụ S2 chết đều không để lại di chúc. Do đó, nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ B2 và cụ S2 để lại theo quy định của pháp luật, nguyên đơn đề nghị được nhận một phần đất để làm nơi thờ cúng vì hiện nay chỉ duy nhất nguyên đơn có con trai. Cụ thể, nguyên đơn yêu cầu:

1. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật là thửa đất hiện nay có diện tích 1.330,1m2; tại thửa số 70 tờ bản đồ 37 (bản đồ cũ là thửa 26 tờ bản đồ 13) tại Thôn L, xã L1 cho những người thừa kế.

2. Một nửa diện tích đất của cụ S2 là 805,05m2 sẽ chia cho cụ B2, bà S4, ông H2, bà L3 (nếu có người đã chết thì người thừa kế của người đó hưởng).

3. Một nửa còn lại của cụ B2 (bao gồm cả suất hưởng từ cụ S2) sẽ chia cho bà X (và 02 con), ông H2, bà S4, bà L3 (nếu có người đã chết thì người thừa kế của người đó hưởng).

4. Suất thừa kế của ông Lê Chí Đ, đề nghị chia toàn bộ cho bà X bằng hiện vật là quyền sư dụng đất do chỉ ông Đ có con trai, nên cần có diện tích đất để làm nơi thờ cúng.

Bị đơn bà Đỗ Thị Kim M trình bày: Bà không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, vì ông Đ không phải là con của cụ B2. Ngoài ra, năm 2016, trước khi cụ B2 và ông H2 chết, cụ B2 đã làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ cụ B2 sang cho ông H2, đơn đề ngày 15/02/2016. Vì vậy, bà đề nghị công nhận quyền sử dụng toàn bộ thửa đất ông Đ yêu cầu chia thừa kế cho bà và các con bà. Bởi lẽ, tài sản đã được cụ B2 định đoạt cho ông H2 từ năm 2016, đã có hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Trường hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu chia thừa kế, bà đề nghị: Giao cho bà thừa kế toàn bộ phần di sản của ông H2 (các con gái là T4, D2, A3, Y1 và bà sẽ tự phân chia với nhau sau).

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chị T4, chị D2, chị A3, chị Y1, anh P: Xác nhận những lời trình bày, quan điểm giải quyết vụ án của bà M là đúng. Nếu được chia di sản thừa kế, đồng ý chia toàn bộ di sản cho bà M (các bên sẽ tự thỏa thuận phân chia với nhau sau).

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Vượng, anh H3, anh A2, chị L1 (là chồng và các con của bà L3): Xác nhận mối quan hệ gia đình, hàng thừa kế, di sản thừa kế như ông Đ trình bày là đúng. Đề nghị phân chia di sản thừa kế tài sản của cụ B2, cụ S2 theo quy định của pháp luật. Suất thừa kế của bà L3, đều thống nhất giao đất cho bà M sử dụng, thanh toán bằng tiền cho anh H3.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Nam, ông C, anh T1, chị Q, chị T3, anh T2, anh V, chị H1 xác nhận mối quan hệ gia đình, hàng thừa kế, di sản thừa kế như bà M trình bày là đúng và đề nghị chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Suất thừa kế của bà S4 (do đã chết nên chuyển giao cho anh Nam, ông C, anh T1, chị Q, chị T3, chị Ngô Thị K (đã chết năm 2019, nên chuyển giao cho anh T2, anh V, chị H1): Các đương sự đều thống nhất và đề nghị chia suất thừa kế của bà S4 cho chị D2, bà M và các con của ông H2. Bà M và các con của ông H2 không phải thanh toán giá trị gì cho các đương sự.

Với nội dung như trên, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2022/DS-ST ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định: Căn cứ Điều 613; Điều 649; Điều 651; Điều 652; Điều 660; Điều 357 Bộ luật Dân sự. Điều 26 Luật thi hành án dân sự. Nghị quyết: 326/NQ – UBTVQH14 quy định về án phí, lệ phí.

1. Chấp nhận về việc yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cụ Nguyễn Văn S2 và cụ Lê Thị B2; di sản thừa kế là thửa đất số thửa số 70 tờ bản đồ 37 (bản đồ cũ là thửa 26 tờ bản đồ 13) tại Thôn L, xã L1, huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc. Di sản được chia cho bà Nguyễn Thị X, bà Đỗ Thị Kim M, anh Lê Văn H3, cụ thể như sau:

1.1. Chia cho bà Nguyễn Xuân được quản lý, sử dụng, sở hữu 180m2 đất (13,75m2 đất ở và 166,25m2 đất vườn) và toàn bộ tài sản gắn liền với đất. Kí hiệu 1,2,3,4,5,6,7,34,33 (có sơ đồ đất kèm theo).

Buộc bà Nguyễn Thị X phải thanh toán giá trị tài sản trên đất cho bà Đỗ Thị Kim M là 19.399.000đồng (29,88m tường rào, 01 cổng phụ).

Buộc bà Đỗ Thị Kim M phải tháo dỡ, di rời toàn bộ tài sản, cây cối còn lại trên đất để bàn giao diện tích đất cho bà X.

1.2. Chia cho Bà Đỗ Thị Kim M được quản lý, sử dụng, sở hữu 1.150,1m2 đất (trong đó có 116,25m2 đất ở và 1.033,85m2 đất vườn) và toàn bộ tài sản gắn liền với đất. Kí hiệu 7,8,9,10,11 … 21,22,24,25,30,28, có sơ đồ đất kèm theo.

Buộc bà Đỗ Thị Kim M phải thanh toán giá trị đất (suất thừa kế) cho anh Lê Văn H3 là 2.093.750.000đồng.

Ngoài ra bản án còn tuyên về chi phí tố tụng, án phí, quyền kháng cáo, nghĩa vụ thi hành án theo quy định của pháp luật cho các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, bị đơn bà Đỗ Thị Kim M và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chị Nguyễn Thị Hồng D2, chị Nguyễn Thị Bạch T4, anh Nguyễn Văn P, chị Nguyễn Thị A3 Ngọc A3, chị Nguyễn Thị Hoàng Y1, anh Ngô Văn N có đơn kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm vì quá trình xét xử của Tòa án sơ thẩm xử có nhiều thiếu sót trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ; chưa làm rõ về nguồn gốc đất, công lao duy trì, tôn tạo thửa đất; không xác định và trích công sức duy trì, tôn tạo, chăm sóc, thờ cúng. Đồng thời, chia di sản cho nguyên đơn được hưởng phần lợi về vị trí xâm phạm đến quyền lợi của các thừa kế khác; vi phạm nghiêm trọng về trình tự tố tụng cũng như việc đA3 giá chứng cứ và giải quyết xét xử, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc hủy bản án sơ thẩm số 01/2022/DS-ST ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Toà án nhân dân huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 04/12/2020, Viện kiểm sát nhân dân huyện S ban hành Quyết định kháng nghị phúc thẩm số: 01/QĐ-VKS-DS, đề nghị cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm do vi phạm về xác định hàng thừa kế thứ nhất dẫn đến cách phân chia di sản thừa kế không đúng và xác định phần di sản của cụ B2 không đúng; vi phạm về việc không xác định những người thuộc diện được hưởng thừa kế thế vị và xác định những người được hưởng thừa kế là không đúng; xác định sai tư cách tham gia tố tụng; đưa thiếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng; vi phạm trong việc xác minh, thu thập chứng cứ.

Tại phiên tòa phúc thẩm: Nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện; bị đơn bà Đỗ Thị Kim M và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chị Nguyễn Thị Hồng D2, chị Nguyễn Thị Bạch T4, anh Nguyễn Văn P, chị Nguyễn Thị Ngọc A3, chị Nguyễn Thị Hoàng Y1, anh Ngô Văn N vẫn giữ nguyên quan điểm như nội dung đơn kháng cáo, đề nghị Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kế thừa quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn bà Nguyễn Thị X đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa phúc thẩm: Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Hội đồng xét xử đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục tố tụng theo quy định; các đương sự đều chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Về đường lối giải quyết vụ án: Do cấp phúc thẩm đã khắc phục được những thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm nên không cần thiết phải hủy bản án sơ thẩm. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 308; Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự, chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện S và một phần kháng cáo của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Sửa toàn bộ bản án sơ thẩm số 01/2022/DS-ST ngày 14/01/2022 của Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc, theo hướng:

Xác định tổng diện tích quyền sử dụng đất của cụ S2 và cụ B2 tạo lập được trước khi chết có diện tích 1611,9m2. Phần diện tích cụ B2 đã chuyển nhượng cho ông N3 năm 2001 (nay ông N3 đã chuyển nhượng cho ông Tình) có diện tích hiện trạng đo đạc là 103,7m2 (tăng so với khi chuyển nhượng là 3,7m2); phần diện tích đã chuyển nhượng cho bà Cúc có hiện trạng đo đạc là 93,6m2 (tăng 3,6m2); hiện trạng bà M cùng các con đang quản lý sử dụng theo mốc giới 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 19, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 1 có tổng diện tích là 1414.6m2 (trong đó phần diện tích cụ B2 đã chuyển nhượng cho chị T4 có hiện trạng đo đạc là 91.6m2 nằm trong mốc giới 25B, 25, 26, 26A, 25B). (Có sơ đồ chi tiết kèm theo) Phần diện tích 1611,9m2 chia cho cụ S2, cụ B2 mỗi người 1/2, do đó cụ S2, cụ B2 mỗi người được chia là: 805,95 m2 đất (Trong đó có 100 m2 đất ở + 705,95 m2 đất vườn).

Phần của cụ B2 đã bán 288,9m2 (Trong đó: 70m2 đất ở + 218,9m2 đất vườn), do đó phần của cụ B2 còn lại là: 517,05 m2 đất (Trong đó có 30 m2 đất ở + 487.05m2 đất vườn).

Di sản của cụ S2 để lại được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của cụ S2 là: Cụ B2, ông Tiến, bà S4, ông H2 và bà L3, mỗi người được hưởng là 805,95m2 (Trong đó có 100m2 đất ở + 705,95m2 đất vườn)/5 = 161,19m2 (Trong đó có: 20m2 đất ở + 141,19m2 đất vườn), có trị giá = 643.570.000 đồng.

Di sản của cụ B2 để lại gồm quyền sử dụng đất 161,19 m2 (Trong đó có:

20m2 đất ở + 141,19m2 đất vườn) + 517,05m2 (Trong đó có 30m2 đất ở + 487,05m2 đất vườn) = 678,24m2 (Trong đó có: 50m2 đất ở + 628,24m2 đất vườn;

được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của cụ B2 gồm: ông Đ; các con của bà S4; các con của bà L3; các con của ông H2, tổng là 04 suất thừa kế, mỗi suất sẽ được chia là: 678,24 m2 ( Trong đó có: 50m2 đất ở + 628,24m2 đất vườn)/4 = 169,56m2 (Trong đó có: 12,5m2 đất ở + 157, 06m2 đất vườn). Có tổng trị giá là:

12,5m2 x 11.000.000 đồng/ 1m2 + 157,06 m2 x 3.000.000 đồng/1m2 = 137.500.000đồng + 471.180.000 đồng = 608.680.000 đồng.

Phần của ông Tiến được hưởng của cụ S2 là 161,19 m2 (trong đó có: 20m2 đất ở + 141,19m2 đất vườn). Có tổng trị giá là: 643.570.000 đồng, các con của ông H2, bà M là hàng thừa kế thứ hai của ông Tiến đang quản lý di sản của ông Tiến để lại nên sẽ được hưởng phần di sản của ông Tiến để lại.

Ghi nhận phần mà các con của bà S4 được hưởng giao cho bà M và các con của bà M.

Như vậy, bà M và các con của bà M sẽ được hưởng: Phần di sản của ông Tiến được hưởng từ cụ S2 là 161,19 m2 ( Trong đó: 20m2 đất ở + 141,19m2 đất vườn) + Phần của bà S4 được hưởng của cụ S2 là 161,19 m2 (Trong đó: 20m2 đất ở + 141,19 m2 đất vườn) + Phần của ông H2 được hưởng của cụ S2 là 161,19 m2 ( Trong đó: 20m2 đất ở + 141,19 m2 đất vườn) + Phần của các con ông H2 được hưởng của cụ B2 là 169,56 m2 ( Trong đó: 12,5m2 đất ở + 157, 06 m2 đất vườn) + Phần các con bà S4 được hưởng từ cụ B2 là 169,56 m2 (Trong đó: 12,5 m2 đất ở + 157,06 m2 đất vườn) = 822,69 m2 (Trong đó: 85 m2 đất ở + 737,69 m2 đất vườn). Có tổng trị giá là: 85 m2 đất ở x 11.000.000 đồng/1 m2 + 737,69 m2 đất vườn x 3.000.000 đồng/ 1m2 = 935.000.000 đồng + 2.213.070.000 đồng = 3.148.070.000 đồng.

Cần chia cho các hàng thừa kế di sản thừa kế bằng hiện vật, tuy nhiên cần chia cho bà M và các con bà M phần đất có nhà và các công trình của bà M đã xây dựng trên đất. Còn đối với những người khác được chia phần đất là di sản thừa kế mà có phần tài sản của bà M trên đất thì những người đó phải thanh toán cho bà M giá trị tài sản trên đất.

Về chi phí tố tụng, về án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự phúc thẩm các đương sự phải chịu theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Đơn kháng cáo của bị đơn bà Đỗ Thị Kim M và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị Hồng D2, chị Nguyễn Thị Bạch T4, anh Nguyễn Văn P, chị Nguyễn Thị Ngọc A3, chị Nguyễn Thị Hoàng Y1, anh Ngô Văn N và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc được làm trong hạn luật định; đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị hợp lệ nên được Hội đồng xét xử chấp nhận để xem xét.

[2] Về nội dung vụ án: Ông Lê Chí Đ và người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của ông Đ đề nghị Tòa án chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn S2 và cụ Lê Thị B2 để lại là thửa đất số 70 tờ bản đồ 37 (bản đồ cũ là thửa 26 tờ bản đồ 13) tại Thôn L, xã L1, huyện S, có tổng diện tích ban đầu 1080 m2 (bao gồm 200m2 đất ở, 880m2 đất vườn), đã được Ủy ban nhân dân huyện L cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 03/8/1998 đứng tên cụ Lê Thị B2. Quá trình quản lý sử dụng, năm 2001 cụ B2 đã chuyển nhượng cho ông Trần Văn N3 100m2 đất vườn; năm 2011 chuyển nhượng cho bà Phạm Thị C3 90m2 đất vườn và chuyển nhượng cho chị Nguyễn Thị Bạch T4 90m2 (trong đó có 70m2 đất ở).

Đến nay các bên nhận chuyển nhượng đã được cấp GCNQSDĐ. Ngày 24/11/2017, cơ quan có thẩm quyền đã đăng ký biến động thì thửa đất 70, tờ bản đồ 37 có diện tích 1319m2.

Quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm cũng như tại cấp phúc thẩm, người kế thừa quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn đề nghị:

1. Xác nhận di sản của cụ S2 và cụ B2 để lại là thửa đất số 70, tờ bản đồ 37 (bản đồ cũ là thửa 26 tờ bản đồ 13) tại Thôn L, xã L1, huyện S gồm thửa đất hiện trạng theo đo đạc khi Tòa án đã về thẩm định cùng với diện tích đất mà cụ B2 đã chuyển nhượng cho ông N3, bà Cúc và chị T4.

2. Xác định di sản của cụ S2 và cụ B2 mỗi người ½ thửa đất nêu trên.

3. Đề nghị chia di sản thừa kế theo pháp luật của cụ S2 (do cụ S2 đã chết trước cụ B2).

4. Phần của cụ B2 được hưởng từ cụ S2 cộng với phần di sản của cụ B2 để lại (sau khi đã trừ phần cụ B2 chuyển nhượng cho cho ông N3, bà Cúc và chị T4) thì đề nghị chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất của cụ B2 gồm: bà S4, ông H2, bà L3 và ông Đ. Đồng thời đề nghị chia bằng hiện vật.

Tại cấp phúc thẩm, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng nhất trí với di sản mà cụ S2 và cụ B2 để lại như nguyên đơn trình bày. Tuy nhiên, đề nghị Tòa án xem xét đến công sức duy trì, tôn tạo của vợ chồng bị đơn.

[3] Xét nội dung kháng cáo của bị đơn, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện S, Hội đồng xét xử xem xét toàn bộ vụ án:

[3.1] Về quyền khởi kiện: Căn cứ Giấy khai sinh của ông Lê Chí Đ; Biên bản ủy quyền của ông Đ cho bà M về việc đứng ra làm tờ khai mai táng phí và nhận hưởng trợ cấp mai táng phí của cụ B2 ngày 17/02/2017; biên bản xác minh của Tòa án với chính quyền địa phương; lời khai của những người trong dòng họ cụ B2 và con, cháu của cụ B2 có cơ sở khẳng định ông Đ là con của cụ B2, do đó ông Đ có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ S2, cụ B2 để lại. [3.2]. Về thời hiệu chia di sản thừa kế: Năm 1964 cụ S2 chết, năm 2017 cụ B2 chết. Căn cứ vào khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015, Tòa án cấp sơ thẩm xác định vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện là đúng pháp luật. Khi chết, cụ S2 và cụ B2 không để lại di chúc nên di sản của cụ S2 và cụ B2 được chia thừa kế theo pháp luật.

[3.3] Về xác định tư cách và người tham gia tố tụng:

Ngày 16/12/2019, Tòa án nhân dân huyện S thụ lý vụ án dân sự số 44/2019/TLST-DS về việc tranh chấp di sản thừa kế theo đơn khởi kiện đề ngày 11/12/2019 của ông Nguyễn Chí Đức và xác định ông Đ là nguyên đơn.

Trong quá trình giải quyết vụ án, ngày 18/12/2021 ông Nguyễn Chí Đức chết. Ngày 24/12/2021, Tòa án cấp sơ thẩm ban hành Thông báo số 02/2021/TB-TA về việc xác định bà Nguyễn Thị X (vợ của ông Đ), anh Lê Chí D và chị Lê Thị T (con của ông Đ) là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của ông Đ là có căn cứ. Tuy nhiên, tại bản án sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm lại xác định bà X, anh D và chị T là nguyên đơn là không đúng quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự. Trong vụ án này, nguyên đơn vẫn là ông Đ, còn bà X, anh D và chị T chỉ là người kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông Đ, đồng thời là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Do đó, nội dung Viện kiểm sát kháng nghị về việc xác định sai tư cách đương sự của bà X, anh D và chị T là có căn cứ.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm xác định UBND xã L1 là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không đúng, bởi lẽ UBND xã L1 là cơ quan quản lý đất đai ở địa phương, không có quyền và nghĩa vụ gì trong vụ án này. Mặc dù Tòa án cấp sơ thẩm có sai sót về xác định tư cách đương sự như trên, nhưng chưa xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, do đó Tòa án cấp phúc thẩm xác định lại tư cách tham gia tố tụng của bà X, anh D, chị T, đồng thời không đưa UBND xã L1 tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm cần nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Đối với kháng nghị cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đưa thiếu người tham gia tố tụng là ông N3, bà Cúc là những người đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ cụ B2 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vi phạm khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án các đương sự đều thống nhất và khẳng định không yêu cầu giải quyết đối với phần diện tích của cụ B2 đã chuyển nhượng cho ông N3, bà Cúc cũng như chị T4 do những người đó đều đã được cấp GCNQSDĐ. Các đương sự đều thống nhất trừ đi phần diện tích đó trong phần di sản của cụ B2 để lại nên Tòa án không đưa ông N3, bà Cúc vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là có cơ sở, do đó nội dung kháng nghị này của Viện kiểm sát không được chấp nhận.

[3.4]. Về hàng thừa kế: Quá trình giải quyết vụ án, các đương sự đều thừa nhận cụ S2 và cụ B2 có 06 con đẻ gồm: bà Nguyễn Thị N1, ông Nguyễn Văn T3 (bà N1 và ông T3 đều đã chết khi khoảng 02-03 tuổi); ông Nguyễn Văn T4 (sinh năm 1948, liệt sỹ hy sinh năm 1969, chưa có vợ con); bà Nguyễn Thị S4 (chết năm1991); ông Nguyễn Mạnh H2, (chết năm 2016); bà Nguyễn Thị L3 (chết năm1990). Sau khi cụ S2 chết, năm 1967 cụ B2 sinh thêm 01 người con là ông Lê Chí Đ (không rõ cha ruột là ai, ông Đ chết ngày 18/12/2021).

Cụ S2 chết năm 1965 nên cụ B2, ông Tiến, bà S4, ông H2 và bà L3 là hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng thừa kế tài sản của cụ S2. Do ông Tiến chết năm 1969 khi chưa có vợ, con nên kỷ phần thừa kế của ông Tiến do ai đang quản lý tiếp tục quản lý (do không ai yêu cầu khởi kiện và nay cũng đã hết thời hiệu khởi kiện); bà S4 chết năm đã chết năm 1991 nên chồng, con bà S4 là ông C, anh Nam, anh T1, chị Q, chị T3, chị Khuyên là những người được hưởng kỷ phần thừa kế của bà S4; ông H2 chết năm 2016 nên vợ con ông H2 là bà M, chị T4, chị A3, chị Y1, chị D2 là những người được hưởng kỷ phần thừa kế của ông H2; bà L3 chết năm 1990 nên chồng con của bà L3 là ông Vượng, anh H3, anh A2 và chị L1 là những người được hưởng kỷ phần của bà L3.

Cụ B2 chết năm 2017 (khi này ông Tiến đã chết khi chưa có vợ, con; bà S4, ông H2 và bà L3 đã chết trước cụ B2) nên các con của bà S4 là anh Nam, anh T1, chị Q, chị T3, chị Khuyên (đã chết) là thừa kế thế vị của bà S4; các con của ông H2 là chị T4, chị A3, chị Y1, chị D2 là thừa kế thế vị của ông H2; các con của bà L3 là anh H3, anh A2 và chị L1 là thừa kế thế vị của bà L3; và ông Đ là hàng thừa kế thứ nhất của cụ B2, do ông Đ chết năm 2021 nên vợ, con của ông Đ là bà X, anh D, chị T là những người hưởng phần thừa kế của ông Đ.

[3.5]. Về di sản thừa kế:

Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự đều thống nhất cụ S2 và cụ B2 có khối tài sản chung là thửa đất số 70, tờ bản đồ số 37, tại Thôn L, xã L1, huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo yêu cầu của các đương sự, ngày 18/8/2022 Tòa án cấp phúc thẩm đã tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá lại tài sản đang có tranh chấp. Trên cơ sở kết quả thẩm định xác định: Tổng diện tích quyền sử dụng đất cụ S2 và cụ B2 tạo lập được trước khi chết có diện tích 1611.9m2. Phần diện tích cụ B2 đã chuyển nhượng cho ông N3 năm 2001 (nay ông N3 đã chuyển nhượng cho ông Tình) có diện tích hiện trạng đo đạc là 103.7m2 (tăng so với khi chuyển nhượng là 3.7m2); phần diện tích đã chuyển nhượng cho bà Cúc có hiện trạng đo đạc là 93.6m2 (tăng 3.6m2); hiện trạng bà M cùng các con đang quản lý sử dụng theo mốc giới 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 19, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 1 có tổng diện tích là 1414.6m2 (trong đó phần diện tích cụ B2 đã chuyển nhượng cho chị T4 có hiện trạng đo đạc là 91.6m2 nằm trong mốc giới 25B, 25, 26, 26A, 25B). (Có sơ đồ chi tiết kèm theo) Căn cứ theo địa phương cung cấp và các hộ giáp ranh thì các hộ sử dụng diện tích đất ổn định, không tranh chấp, không lấn chiếm ra đường công, diện tích tăng là do sai số đo đạc. Địa phương và các đương sự đề nghị Tòa án căn cứ theo hiện trạng quyền sử dụng đất giải quyết.

Tại cấp phúc thẩm, các đương sự thống nhất tài sản chung của cụ S2, cụ B2 là quyền sử dụng đất có diện tích 1611,9m2 (trong đó gồm 200m2 đất ở và 1411,9m2 đất vườn) được chia làm 2 phần, mỗi cụ có một phần tương đương 805,95m2 (gồm 100m2 đất ở và 705,95m2 đất vườn). Do đó, di sản của cụ S2 để lại trước khi chết là 805,95m2 (gồm 100m2 đất ở và 705,95m2 đất vườn) được chia đều cho hàng thừa kế của cụ S2. Di sản của cụ B2 trước khi chết để lại gồm phần được hưởng từ việc được chia thừa kế của cụ S2 và phần tài sản của cụ B2.

Sau khi phần di sản của cụ B2 trừ đi phần diện tích cụ B2 đã chuyển nhượng thì đề nghị chia đều cho hàng thừa kế của cụ B2.

Kết quả định giá lại tài sản ngày 18/8/2022 của Hội đồng định giá thể hiện: Đất ở có giá 11.000.000đồng/01m2 và đất vườn có giá 3.000.000 đồng/01m2. Trên hiện trạng đất bà M đang sử dụng là toàn bộ tài sản do bà M cùng các con tạo lập có tổng trị giá 1.379.721.716 đồng. Các đương sự đều nhất trí với kết quả định giá trên và không có ý kiến gì.

[3.6]. Về công sức giữ gìn, tôn tạo tài sản: Theo đơn kháng cáo và tại cấp phúc thẩm, bà M cho rằng để có hiện trạng sử dụng như hiện nay là do vợ chồng bà đã gìn giữ, cải tạo, san lấp mặt bằng và khai hoang phục hóa nên mới có diện tích bằng phẳng như hiện nay, do đó, bà M đề nghị Tòa án trích cho vợ chồng bà một phần công sức trong việc tôn tạo tài sản. Hội đồng xét xử thấy rằng: Sau khi cụ S2 chết thì cụ B2 là người trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản, năm 2017 cụ B2 chết thì bà M cùng các con mới tiến hành san lấp và hạ đất để kiến thiết xây dựng tài sản như hiện nay. Đồng thời, quá trình sinh sống trên đất thì năm 2005 cụ B2 được nhà nước xây cho nhà tình nghĩa để cụ sinh sống, khi sống cụ vẫn được hưởng chế độ mẹ liệt sỹ, và khi cụ chết thì bà M đã được hưởng trợ cấp mai táng phí của cụ B2. Do đó, không chấp nhận yêu cầu trích công sức giữ gìn, tôn tạo tài sản cho vợ chồng bà M như kháng cáo của bà M.

[3.7]. Về phân chia di sản thừa kế: Di sản thừa kế của cụ S2 và cụ B2 để lại là thửa đất số 70, tờ bản đồ số 37 có tổng diện tích theo hiện trạng đo đạc là 1611.9m2 (trong đó 200m2 đất ở và 1411.9m2 đất vườn) tại Thôn L, xã L1, huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc.

Năm 1965 cụ S2 chết nên di sản của cụ S2 là ½ tài sản chung với cụ B2 là 805,95m2 đất (gồm 100m2 đất ở và 705,95m2 đất vườn) có trị giá 3.217.850.000 đồng được chia làm 05 kỷ phần bằng nhau cho cụ B2, ông Tiến, bà S4, ông H2 và bà L3. Mỗi kỷ phần được hưởng 161,19m2 quyền sử dụng đất (gồm 20m2 đất ở và 141,19m2 đất vườn) có giá trị 643.570.000đồng.

Năm 2017 cụ B2 chết nên di sản của cụ B2 để lại gồm ½ tài sản chung với cụ S2 là 805,95m2 đất (gồm 100m2 đất ở và 705,95m2 đất vườn) có trị giá 3.217.850.000 đồng và suất thừa kế cụ B2 được hưởng từ cụ S2 là 161,19m2 quyền sử dụng đất (gồm 20m2 đất ở và 141,19m2 đất vườn) có giá trị 643.570.000 đồng. Tổng di sản của cụ B2 là quyền sử dụng đất có diện tích 967,14m2 (trong đó có 120m2 đất ở và 847,14m2 đất vườn). Do cụ B2 đã chuyển nhượng cho ông Nhu (nay là ông Tình sử dụng), bà Cúc và chị T4 theo hiện trạng đo đạc là 288.9m2 (gồm 70m2 đất ở và 188.9m2 đất vườn) nên các đương sự thống nhất đề nghị trừ đi phần diện tích cụ B2 đã chuyển nhượng (không yêu cầu giải quyết đối với phần diện tích cụ B2 đã chuyển nhượng), phần còn lại là 678,24m2 (gồm 50m2 đất ở và 628,24m2 đất vườn) có giá trị 2.434.720.000 đồng chia đều cho 04 kỷ phần thừa kế bằng nhau là thừa kế thế vị của bà S4, thừa kế thế vị của ông H2, thừa kế thế vị của bà L3 và ông Đ, mỗi kỷ phần được hưởng là 169,56m2 (gồm 12,5m2 đất ở và 157,06m2 đất vườn) có giá trị 608.680.000 đồng.

Quá trình giải quyết vụ án, hàng thừa kế chuyển tiếp và thừa kế thế vị của bà S4 là ông C, anh Nam, anh T1, chị Q, chị T3, chồng con của chị Khuyên tự nguyện cho bà M cùng các con của bà M toàn bộ kỷ phần được hưởng của bà S4 từ việc chia di sản của cụ S2 là 161,19m2 quyền sử dụng đất (gồm 20m2 đất ở và 141,19m2 đất vườn) có giá trị 643.570.000đồng và của cụ B2 169,56m2 (gồm 12,5m2 đất ở và 157,06m2 đất vườn) có giá trị 608.680.000đồng, tổng là 330,75m2 (gồm 32,5m2 đất ở và 298.25m2 đất vườn) có giá trị 1.252.250.000 đồng Các con của bà M là chị T4, chị A3, chị D2, chị Y1 tự nguyện và thống nhất đề nghị giao cho bà M toàn bộ kỷ phần được hưởng của ông H2 cũng như kỷ phần mà hàng thừa kế chuyển tiếp và thừa kế thế vị của bà S4 cho từ việc chia di sản của cụ S2, cụ B2 .

Như vậy, tổng cộng bà M được hưởng 02 kỷ phần thừa kế gồm của ông H2 và của bà S4. Cụ thể bà M được hưởng 661,5m2 (gồm 65m2 đất ở và 596,5m2 đất vườn) có giá trị 2.504.500.000 đồng.

Ngoài ra, đối với kỷ phần thừa kế của ông Tiến được hưởng khi chia di sản của cụ S2 để lại, tính đến nay không có ai yêu cầu chia và hiện đã quá 30 năm nên thuộc trường hợp đã hết thời hiệu khởi kiện. Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Trường hợp hết thời hiệu chia di sản thừa kế thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó”. Do bà M đang trực tiếp quản lý, sử dụng đối với kỷ phần của ông Tiến được chia và là di sản của ông Tiến để lại nên bà M được hưởng 161,19m2 quyền sử dụng đất (gồm 20m2 đât ở và 141,19m2 đất vườn) có giá trị 643.570.000đồng của ông Tiến để lại.

Hàng thừa kế chuyển tiếp và thừa kế thế vị của bà L3 là ông Vượng, anh H3, anh A2 và chị L1 đề nghị giao cho anh H3 toàn bộ kỷ phần được hưởng của bà L3 từ việc chia di sản của cụ S2, cụ B2 và tại phiên tòa phúc thẩm xin được nhận bằng hiện vật là 330,75m2 đất (gồm 32,5m2 đất ở và 298.25m2 đất vườn) có giá trị 1.252.250.000 đồng.

Bà X (vợ ông Đ), cùng anh D, chị T (con ông Đ) tự nguyện và thống nhất đề nghị giao cho bà X toàn bộ kỷ phần ông Đ được hưởng từ việc chia di sản của cụ B2 là 169,56m2 (gồm 12,5m2 đất ở và 157,06m2 đất vườn) có giá trị 608.680.000 đồng, Việc tự nguyện cho và thống nhất giao kỷ phần được hưởng của các đương sự là tự nguyện nên Hội đồng xét xử ghi nhận.

[3.8 ] Trên cơ sở hiện trạng sử dụng, kỷ phần được chia và nhu cầu thực tế của các bên, Hội đồng xét xử thấy rằng:

Bà M và các con hiện nay đã xây nhà, công trình và đang sinh sống trên đất nên cần giao cho bà M phần có tài sản là các công trình xây dựng trên đất. Cụ thể bà M được giao 661,5m2 (gồm 65m2 đất ở và 596,5m2 đất vườn) và được hưởng phần di sản của ông Tiến để lại gồm 161,19m2 (gồm 20m2 đất ở và 141,19m2 đất vườn), tổng giao cho bà M diện tích 822,69m2 (gồm 85m2 đất ở và 737,69m2 đất vườn) theo mốc giới 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 19, 21,22,23,24,25,25B, 26A,1. (Có sơ đồ chi tiết kèm theo).

Giao cho anh H3, bà X phần diện tích có cây trồng và tường bao loan do bà M đã kiến thiết, anh H3, bà X có nghĩa vụ thanh toán giá trị tài sản trên đất cho bà M. Cụ thể:

Giao cho bà X diện tích 169,56m2 (gồm 12,5m2 đất ở và 157,06m2 đất vườn) theo mốc giới 11A, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 17A, 11A. Bà X được sở hữu, sử dụng 36,12m3 (44,24m dài) tường bao loan và 01 cây ổi, 03 cây na, 01 cây hồng xiêm, 01 cây hồng, 01 cây bưởi, 01 cây mít và thanh toán giá trị tài sản cho bà M 103.802.200đồng (trong đó giá trị tường bao loan là 101.497.200đồng; giá trị cây trên đất là 2.305.000đồng).

Giao cho anh H3 diện tích 330,75m2 (gồm 32,5m2 đất ở và 298.25m2 đất vườn) theo mốc giới 11A, 17A, 18, 19, 8A, 9, 10, 11, 11A. Anh H3 được sở hữu, sử dụng 14,1m3 (17,24m dài) tường bao loan và 08 cây mít, 01 cây na, 01 cây chanh, 02 cây bưởi, 01 cây vú sữa và thanh toán giá trị tài sản cho bà M 43.871.000đồng (trong đó giá trị tường bao loan là 39.621.000đồng; giá trị cây trên đất là 4.250.000đồng).

[4] Từ những phân tích trên, thấy rằng cấp sơ thẩm có sai phạm trong việc xác định hàng thừa kế, di sản của cụ B2 cũng như chia thừa kế cho hàng thừa kế. Do đó, cần chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện S; kháng cáo của bà M và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

[5] Về chi phí tố tụng: Toàn bộ chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản tại cấp sơ thẩm bà X tự nguyện chịu không đề nghị giải quyết; tại cấp phúc thẩm bà M tự nguyện chịu và không đề nghị giải quyết nên Hội đồng xét xử không xét.

[6]. Về án phí sơ thẩm:

Bà X được hưởng kỷ phần thừa kế có giá trị 608.680.000đồng nên bà X phải chịu án phí [20.000.000đồng + (608.680.000đồng - 400.000.000 đồng) x 4%] = 28.347.200 đồng.

Bà M được hưởng 02 kỷ phần thừa kế gồm của ông H2 và của bà S4 nên bà M phải chịu án phí của mỗi kỷ phần [36.000.000đồng + (1.252.250.000đồng - 800.000.000đồng) x 3%) = 49.567.500đồng x 2 = 99.135.000 đồng.

Đối với kỷ phần bà M được hưởng từ ông Tiến có giá trị 643.570.000 đồng bà M không phải chịu án phí.

Anh H3 được hưởng kỷ phần thừa kế có giá trị 1.252.250.000đồng nên anh H3 phải chịu án phí [36.000.000đồng + (1.252.250.000đồng – 800.000.000 đồng) x 3%) = 49.567.500đồng.

[7]. Về án phí dân sự phúc thẩm:

Do kháng cáo được chấp nhận một phần nên bị đơn bà Đỗ Thị Kim M và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chị Nguyễn Thị Hồng D2, chị Nguyễn Thị Bạch T4, anh Nguyễn Văn P, chị Nguyễn Thị Ngọc A3, chị Nguyễn Thị Hoàng Y1, anh Ngô Văn N không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308; Điều 309; các Điều 613; Điều 649; Điều 651; Điều 652; Điều 660; Điều 357 Bộ luật Dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc; một phần kháng cáo của bị đơn bà Đỗ Thị Kim M và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chị Nguyễn Thị Hồng D2, chị Nguyễn Thị Bạch T4, anh Nguyễn Văn P, chị Nguyễn Thị Ngọc A3, chị Nguyễn Thị Hoàng Y1, anh Ngô Văn N.

Sửa toàn bộ bản án sơ thẩm số 01/2022/DS-ST ngày 14/01/2022 của Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc.

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Lê Chí Đ (người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của ông Đ là bà Nguyễn Thị X, anh Lê Chí D, chị Lê Thị T) về việc chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn S2 và cụ Lê Thị B2 theo pháp luật.

1.1. Di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn S2 là là 805,95m2 (gồm 100m2 đất ở và 705,95m2 đất vườn) thuộc thửa đất số 70, tờ bản đồ số 37 tại Thôn L, xã L1, huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc có giá trị 3.217.850.000đồng.

Hàng thừa kế của cụ Nguyễn Văn S2 gồm: Cụ Lê Thị B2, ông Nguyễn Văn T4, bà Nguyễn Thị S4, ông Nguyễn Mạnh H2 và bà Nguyễn Thị L3.

Ông Ngô Xuân C, anh Ngô Văn N, anh Ngô Văn T1, chị Ngô Thị Q, chị Ngô Thị T3, chị Ngô Thi Khuyên (đã chết nên chồng, con của chị Khuyên là anh Đào Văn T2, cháu Đào Văn V và cháu Đào Bích H1) là người được hưởng kỷ phần thừa kế của bà Nguyễn Thị S4.

Bà Đỗ Thị Kim M, chị Nguyễn Thị Hồng D2, chị Nguyễn Thị Bạch T4, chị Nguyễn Thị Ngọc A3 và chị Nguyễn Thị Hoàng Y1 là người được hưởng kỷ phần thừa kế của ông Nguyễn Mạnh H2.

Ông Lê Văn V, anh Lê Văn H3, anh Lê Thế A2 và chị Lê Thị L1 là người được hưởng kỷ phần thừa kế của bà Nguyễn Thị L3 1.2. Di sản thừa kế của cụ Lê Thị B2 là 678,24m2 (gồm 50m2 đất ở và 628,24m2 đất vườn) thuộc thửa đất số 70, tờ bản đồ số 37 tại Thôn L, xã L1, huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc có giá trị 2.434.720.000đồng Hàng thừa kế của cụ Lê Thị B2 gồm: Thừa kế thế vị của bà Nguyễn Thị S4 là anh Ngô Văn N, anh Ngô Văn T1, chị Ngô Thị Q, chị Ngô Thị T3, thừa kế thế vị của chị Khuyên là cháu Viên, cháu Hằng; thừa kế thế vị của ông Nguyễn Mạnh H2 là chị Nguyễn Thị Hồng D2, chị Nguyễn Thị Bạch T4, chị Nguyễn Thị Ngọc A3 và chị Nguyễn Thị Hoàng Y1; thừa kế thế vị của bà Nguyễn Thị L3 là anh Lê Văn H3, anh Lê Thế A2 và chị Lê Thị L1.

Bà Nguyễn Thị X, anh Lê Chí D và chị Lê Thị T là người được hưởng kỷ phần thừa kế của ông Lê Chí Đ.

1.3. Ghi nhận sự tự nguyện của bà Nguyễn Thị X, anh Lê Chí D và chị Lê Thị T về việc giao toàn bộ kỷ phần thừa kế của ông Lê Chí Đ được hưởng cho bà X.

Ghi nhận sự tự nguyện của ông Ngô Xuân C, anh Ngô Văn N, anh Ngô Văn T1, chị Ngô Thị Q, chị Ngô Thị T3, chồng con của chị Khuyên là anh Đào Văn T2, cháu Đào Văn V và cháu Đào Bích H1 về việc cho bà Đỗ Thị Kim M và các con bà M là chị Nguyễn Thị Hồng D2, chị Nguyễn Thị Bạch T4, chị Nguyễn Thị Ngọc A3 và chị Nguyễn Thị Hoàng Y1 toàn bộ kỷ phần thừa kế của bà S4.

Ghi nhận sự tự nguyện của bà Đỗ Thị Kim M, Nguyễn Thị Hồng D2, chị Nguyễn Thị Bạch T4, chị Nguyễn Thị Ngọc A3 và chị Nguyễn Thị Hoàng Y1 giao toàn bộ kỷ phần thừa kế của ông H2, bà S4 được hưởng cho bà M.

Ghi nhận sự tự nguyện của ông Lê Văn V, anh Lê Văn H3, anh Lê Thế A2 và chị Lê Thị L1 giao toàn bộ kỷ phần thừa kế của bà L3 được hưởng cho anh H3.

1.4. Bà Nguyễn Thị X có quyền quản lý, sử dụng diện tích 169,56m2 (gồm 12,5m2 đất ở và 157,06m2 đất vườn) theo mốc giới 11A, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 17A, 11A có trị giá 608.680.000đồng (Sáu trăm linh tám triệu sáu trăm tám mươi nghìn đồng). Bà X được sở hữu, sử dụng 36,12m3 (44,24m dài) tường bao loan và 01 cây ổi, 03 cây na, 01 cây hồng xiêm, 01 cây hồng, 01 cây bưởi, 01 cây mít và thanh toán giá trị tài sản cho bà Đỗ Thị Kim M 103.802.200đồng (Một trăm linh ba triệu tám trăm linh hai nghìn hai trăm đồng), trong đó giá trị tường bao loan là 101.497.200đồng (Một trăm linh một triệu bốn trăm chín mươi bảy nghìn hai trăm đồng); giá trị cây trên đất là 2.305.000đồng (Hai triệu ba trăm linh lăm nghìn đồng).

Bà Đỗ Thị Kim M có quyền quản lý, sử dụng diện tích 822,69m2 (gồm 85m2 đất ở và 737,69m2 đất vườn) theo mốc giới 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 19, 21,22,23,24,25,25B, 26A,1 có trị giá 3.148.070.000đồng (Ba tỷ một trăm bốn mươi tám triệu không trăm bảy mươi nghìn đồng).

Anh Lê Văn H3 có quyền quản lý, sử dụng diện tích 330,75m2 (gồm 32,5m2 đất ở và 298.25m2 đất vườn) theo mốc giới 11A, 17A, 18, 19, 9, 10, 11, 11A có trị giá 1.252.250.000đồng (Một tỷ hai trăm năm mươi hai triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng). Anh H3 được sở hữu, sử dụng 14,1m3 (17,24m dài) tường bao loan và 08 cây mít, 01 cây na, 01 cây chanh, 02 cây bưởi, 01 cây vú sữa và thanh toán giá trị tài sản cho bà Đỗ Thị Kim M 43.871.000đồng (Bốn mươi ba triệu tám trăm bảy mươi mốt nghìn đồng), trong đó giá trị tường bao loan là 39.621.000đồng (Ba mươi chín triệu sáu trăm hai mươi mốt nghìn đồng); giá trị cây trên đất là 4.250.000đồng (Bốn triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng).

(Có sơ đồ hiện trạng chi tiết thửa đất và tài sản gắn liền quyền sử dụng đất kèm theo bản án).

Các đương sự có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật sau khi thực hiện xong nghĩa vụ trả tiền theo quyết định của bản án.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, người phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 Bộ luật Dân sự.

3. Về án phí:

Bà Đỗ Thị Kim M phải chịu án phí sơ thẩm là 99.135.000đồng (Chín mươi chín triệu một trăm ba mươi lăm nghìn đồng); không phải chịu án phí phúc thẩm.

Bà Nguyễn Thị X phải chịu án phí sơ thẩm là 28.347.200đồng (Hai mươi tám triệu ba trăm bốn mươi bảy nghìn hai trăm đồng). Được trừ vào số tiền 5.500.000đồng (Năm triệu năm trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 0001655 ngày 11/12/2019 của Chi cục thi hành án dân sự huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc. Bà Nguyễn Thị X phải tiếp tục nộp 22.847.200đồng (Hai mươi hai triệu tám trăm bốn mươi bảy nghìn hai trăm đồng) án phí sơ thẩm.

Anh Lê Văn H3 phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 49.567.000đồng (Bốn mươi chín triệu năm trăm sáu mươi bảy nghìn đồng).

Trả lại chị Nguyễn Thị Hồng D2, chị Nguyễn Thị Bạch T4, anh Nguyễn Văn P, chị Nguyễn Thị Ngọc A3, chị Nguyễn Thị Hoàng Y1, anh Ngô Văn N mỗi người 300.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm theo các biên lai thu tiền số 0002282, 0002280, 0002284, 0002281, 0002287, 0002286 ngày 26/01/2022 của Chi cục thi hành án dân sự huyện S, tỉnh Vĩnh Phúc.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

13
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 56/2022/DS-PT

Số hiệu:56/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Vĩnh Phúc
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:31/10/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về