Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 48/2023/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VP

 BẢN ÁN 48/2023/DS-PT NGÀY 30/05/2023 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 30 tháng 5 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh VP xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 11/2023/TLPT- DS ngày 08 tháng 3 năm 2023, về việc “Tranh chấp thừa kế tài sản”. Do Bản án dân S sơ thẩm số 19/2022/DS-ST ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện SL bị kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 43/2023/QĐXX- ST ngày 15 tháng 5 năm 2023 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Bà Kim Thị H, sinh năm 1976; địa chỉ: Thôn TL, xã HL, huyện SL, tỉnh VP, có mặt;

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Nguyễn Minh D, sinh năm 1960; địa chỉ: Thôn Đ, xã N, huyện SL, tỉnh VP, có mặt;

- Bị đơn: Bà Đỗ Thị L, sinh năm 1964; địa chỉ: thôn NS, xã NT, huyện SL, tỉnh VP, có mặt;

Chị Hà Thị Tuyết N, sinh năm 1998; địa chỉ: thôn NS, xã NT, huyện SL, tỉnh VP, vắng mặt;

Chị Hà Thị A, sinh năm 2003; địa chỉ: thôn NS, xã NT, huyện SL, tỉnh VP, vắng mặt;

Người đại diện theo ủy quyền của chị N, chị A: Bà Đỗ Thị L, sinh năm 1964; địa chỉ: thôn NS, xã NT, huyện SL, tỉnh VP, có mặt;

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

Chị Hà Thị L, sinh năm 1990; địa chỉ: Khu 19, xã Đ, huyện T, tỉnh PT, vắng mặt;

Chị Hà Thị Khánh H, sinh năm 1993; địa chỉ: thôn Đ, xã B, huyện S, thành phố HN, vắng mặt;

Người đại diện theo ủy quyền của chị L, chị H: Bà Đỗ Thị L, sinh năm 1964; địa chỉ: thôn NS, xã NT, huyện SL, tỉnh VP, có mặt;

Bà Đỗ Thị S, sinh năm 1973; địa chỉ: thôn NS, xã NT, huyện SL, tỉnh VP, vắng mặt;

Cháu Hà Đình T, sinh ngày 25/6/2017;

Người đại diện hợp pháp của cháu T: Bà Kim Thị H, sinh năm 1976 (mẹ đẻ cháu T); địa chỉ: thôn TL, xã HL, huyện SL, tỉnh VP, có mặt;

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu T: Bà Trần Thị N- Trợ giúp viên pháp lý Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh VP, có mặt.

Người kháng cáo: Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông Nguyễn Minh D.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và các lời khai tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa nguyên đơn bà Kim Thị H đồng thời là người đại diện hợp pháp của cháu Hà Đình T trình bày: Bà và ông Hà Văn S kết hôn năm 2017, có đăng ký kết hôn tại UBND xã NT, huyện SL, tỉnh VP và có 01 con chung là Hà Đình T, sinh ngày 25/6/2017. Trước khi kết hôn với bà thì ông S có vợ là bà Đỗ Thị L nhưng đã ly hôn năm 2017. Ông S và bà L có 04 con chung gồm: Hà Thị L; Hà Thị Khánh H; Hà Thị Tuyết N và Hà Thị A. Sau khi kết hôn với ông S, do con ông S đánh đuổi không cho bà ở cùng nhà với ông S, nên ông S chuyển về ở cùng nhà với bà ở xã HL. Tuy nhiên, ông S và bà vẫn thường về nhà ở xã NT khi có công việc.

Ngày 08/3/2018, ông Hà Văn S chết, không để lại di chúc. Sau khi ông S chết, bà đưa con về nhà ông S ở thì bà L và các con ông S (của vợ trước ông S) đánh đuổi mẹ con bà ra khỏi nhà. Do vậy, bà và cháu T về ở hẳn trên xã HL, chỉ khi gia đình có công việc bà mới đưa cháu T về nhà ở xã NT. Hiện nay bố mẹ đẻ ông S đều đã chết trước ông S và ngoài 05 người con nêu trên thì ông S không có người con nuôi, con riêng nào khác.

Bà H xác định ông S chết có để lại di sản gồm: Diện tích đất đo đạc thực tế 1.272,5 m2 (trong đó đất ở: 100m2, đất vườn: 1172,5 m2) tại thửa đất số 147 và thửa 129, tờ bản đồ số 15 ở thôn NS, xã NT, huyện SL, tỉnh VP; các tài sản gắn liền với đất đã được định giá là 01 nhà cấp 4, bốn gian trị giá 32.758.725 đồng; 01 nhà bếp trị giá 3.002.000 đồng; chuồng lợn trị giá 2.686.705 đồng; công trình phụ khu vực giếng và giếng khơi trị giá 6.329.729 đồng; 01 bể nước trị giá 4.767.954 đồng; 01 đoạn tường rào sau nhà cấp bốn trị giá 3.145.212 đồng,01 tủ chè gỗ mít (theo bản án số 17/2017/HNGĐ-ST ngày 19/7/2017 của Tòa án nhân dân huyện SL) có giá trị 1.500.000 đồng. Hiện bà L, chị N, chị A đang quản lý, sử dụng toàn bộ tài sản nêu trên. Đối với tài sản là cây cối trên đất theo bản án số 17/2017/HNGĐ-ST mà bà L, chị A đã bán và cây cối còn lại trên hiện trạng đất bà H tự nguyện không đề nghị Tòa án giải quyết. Bà H đề nghị nếu chia đất cho ai được hưởng thì được hưởng tài sản là cây trên đất không bên nào phải thanh toán chênh lệch tài sản.

Đối với nghĩa vụ tài sản của ông S để lại là: số tiền ông S phải thanh toán tiền chênh lệch tài sản cho bà L 63.070.333đ; trả nợ bà Đỗ Thị S 02 chỉ vàng 9999 trị giá 6.960.000đ; số tiền án phí phân chia tài sản chung do bà L nộp thay ông S là là 8.906.941. Tổng số tiền: 78.937.274 đồng.

Nay bà H đề nghị Tòa án chia di sản thừa kế của ông S theo pháp luật cho bà, cháu T và các con riêng của ông S. Do điều kiện bà và cháu T chưa có nơi ở vẫn phải đi ở nhờ tại xã HL, còn các con gái của ông S đã trưởng thành, chị H, chị L đã đi lấy chồng có nhà ở riêng, chị A, chị N đi làm công nhân thường xuyên không ở nhà nên bà đề nghị Tòa án giao toàn bộ phần đất có nhà cấp 4 và các công trình trên đất cho bà và cháu T quản lý, sử dụng để lấy nơi thờ cúng ông S và các cụ trong gia tiên. Đối với phần giá trị tài sản chênh lệch đất, ngôi nhà cấp 4 và các công trình trên đất bà và cháu T có trách nhiệm thanh toán cho các con gái của ông S theo quy định.

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn là ông Nguyễn Minh D trình bày: Đề nghị giải quyết chia các di sản của ông S theo quy định pháp luật và đề nghị cho mẹ con bà H được sử dụng toàn bộ đất và nhà, các tài sản gắn liền với đất và sẽ thanh toán tiền chênh lệch tài sản cho các con ông S.

Bị đơn bà Đỗ Thị L đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của chị N, chị A, chị L và chị H trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa trình bày: Bà kết hôn với ông Hà Văn S năm 1987, có 04 con là N, A, L và H. Vợ chồng bà đã ly hôn năm 2017 theo bản án Hôn nhân gia đình số 17/2017/HNGĐ-ST ngày 19/7/2017. Quyết định của bản án cho bà và ông S ly hôn, giải quyết về nuôi con chung và phân chia về tài sản chung của vợ chồng. Sau khi ly hôn với bà, ông S kết hôn với bà Kim Thị H ở xã HL và có 01 con chung là cháu Hà Đình T. Bà H, cháu T ở chung với ông S ít ngày tại xã NT, rồi về xã HL sinh sống. Khi ly hôn với bà L, cháu A được giao cho ông S nuôi dưỡng, ông S có nói miệng là để lại nhà cho cháu A ở, sử dụng. Do đó các con của ông S đã đuổi mẹ con bà H không cho ở chung nhà. Tháng 3 năm 2018, ông S chết không để lại di chúc, để lại toàn bộ tài sản nhà và đất đã được phân chia theo bản án Hôn nhân với bà là diện tích đất (theo bản án là 1.284,1m2, đo thực tế hiện nay là 1.272,5m2 và nhà đất và các tài sản khác đã được tòa án định giá. Hiện nay, toàn bộ nhà và đất của ông S do bà, chị N, chị A đang quản lý, sử dụng.

Bà đã yêu cầu Thi hành án và đã thực hiện xong việc chia đất (đất ở và đất vườn) của bà được chia có diện tích 356,5m2. Sau khi ông S chết bà đã thực hiện thay ông S nghĩa vụ nộp án phí phân chia tài sản cho cơ quan Chi cục Thi hành án dân S huyện SLsố tiền 8.906.941 đồng (nộp 3 lần vào ngày 06/01/2020, ngày 15/01/2020, ngày 17/01/2020); ông S chưa thanh toán tiền chênh lệch tài sản cho bà theo bản án số tiền là 63.070.333 đồng; ngoài ra ông S chưa thực hiện trả nợ bà S 02 chỉ vàng 9999 trị giá 6.960.000đ theo bản án ly hôn với bà. Bà yêu cầu bà H và các đương S được nhận kỷ phần thừa kế tài sản của ông S phải thực hiện thay nghĩa vụ của ông S là thanh toán tiền chênh lệch tài sản cho bà và trả lại tiền án phí phân chia tài sản mà bà nộp thay cho ông S.

Đối với tài sản là tường rào và cổng bà có trình bày các con bà cho bà số tiền 40.000.000 đồng để xây dựng. Tuy nhiên đa số phần tường rào và cổng mới xây thuộc về phần đất bà đã được chia và sử dụng theo bản án. Chỉ còn một đoạn tường rào phía sau nhà cấp bốn có chiều dài 14,2m thì trước đây đã có sẵn móng và một phần đã xây. Đến thời điểm xây tường và cổng bà chỉ xây thêm vài hàng gạch nâng cao đối với phần tường rào sau nhà cấp bốn và trát mới nên đồng ý theo giá trị định giá và tự nguyện đề nghị sáp nhập vào tài sản của ông S khi chia thừa kế.

Đối với yêu cầu khởi kiện của bà H về chia thừa kế tài sản của ông S cho bà H, cháu T và 04 con riêng của ông S với bà thì bà không đồng ý. Bà đề nghị tòa án giải quyết chia thừa kế cho chị A, chị H, chị N, chị L và cháu T còn bà H không được hưởng thừa kế. Bà đề nghị Tòa án xem xét khi giải quyết cho các con bà được hưởng toàn bộ tài sản là nhà, đất và sẽ thanh toán chênh lệch tài sản cho bà H. Vì trước khi chết ông S có nói miệng để cho cháu A đang bị bệnh tật được ở nhà và đất. Bà đồng thời đề nghị nếu phải chia thừa kế thì đối với 4 suất thừa kế của các con bà thành một tổng thể nhất định để các chị cùng quản lý và sẽ phân chia riêng sau khi nào có nhu cầu.

Bị đơn là chị Hà Thị Tuyết N, chị Hà Thị A vắng mặt tại phiên tòa nhưng trong quá trình giải quyết vụ án có quan điểm trình bày: Các chị là con đẻ của ông S và bà L. Tại bản án số 17/2017/HNGĐ-ST ngày 19/7/2017, của Tòa án nhân dân huyện SL đã giải quyết cho ông S và bà L được ly hôn, giao chị Hà Thị A cho ông S nuôi dưỡng và chia tài sản như sau: giao 01 ngôi nhà cấp 4, diện tích đất 1284,1m2, đo thực tế hiện nay là 1272,5m2 và các tài sản gắn liền trên đất cho ông S sử dụng; bà L được sử dụng 356,5m2 đất (trong đó có 100m2 đất ở còn lại là đất vườn). Ông S phải thanh toán tiền chênh lệch tài sản cho bà L là 63.070.333 đồng; ông S phải trả nợ bà S 02 chỉ vàng 9999 trị giá 6.960.000 đồng. Ngoài ra bà L có nộp thay ông S tiền án phí phân chia tài sản là:

8.906.941 đồng.

Ông S có kết hôn với bà Kim Thị H ở xã HL, khi đó thì các chị em chị không cho về ở chung nhà mà bố mẹ chị đã xây dựng từ trước khi chưa ly hôn. Tháng 3/2018, thì ông S chết không để lại di chúc, để lại toàn bộ tài sản nhà và đất do bà L và chị em chị quản lý sử dụng.

Sau khi ông S chết, bà L có xây dựng cổng và tường rào bao L phía trước (xây dựng trên phần đất của ông S đã được chia theo bản án), tổng số tiền là 40.000.000đ và chị A có cho bà L 30.000.000đ để xây dựng cổng và tường rào. Đối với tài sản này thì chị A để cho bà L sử dụng và không phải thanh toán tiền cho chị.

Nay bà H khởi kiện bà L và các chị về yêu cầu chia thừa kế tài sản và kiện đòi lại tài sản của ông S thì các chị không đồng ý. Nếu phải chia thừa kế thì các chị xin hưởng kỷ phần là nhà, đất và thanh toán tiền cho bà H.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chị Hà Thị L và chị Hà Thị Khánh H vắng mặt tại phiên tòa nhưng trong quá trình giải quyết vụ án có quan điểm trình bày: Các chị thống nhất với lời trình bày của chị A và chị N về mối quan hệ, tài sản của ông S, nghĩa vụ về tài sản do ông S để lại, thời điểm ông S chết và không để lại di chúc cũng như người đang trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản do ông S để lại. Đối với các tài sản trên đất các chị không có đóng góp gì chỉ có bà L, chị N và chị A đóng góp xây dựng cổng và tường rào.

Nay bà H khởi kiện bà L và chị A, chị N về yêu cầu chia thừa kế tài sản và kiện đòi lại tài sản của ông S thì các chị không đồng ý. Nếu phải chia thừa kế thì các chị xin hưởng kỷ phần là nhà, đất và thanh toán tiền cho bà H.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Đỗ Thị S vắng mặt tại phiên tòa nhưng trong quá trình giải quyết vụ án trình bày: Bà là em gái bà L. Tại bản án số 17/2017/HNGĐ – ST ngày 19/7/2017 của Tòa án nhân dân huyện SLđã giải quyết buộc ông S phải trả nợ cho bà 02 chỉ vàng 9999 trị giá 6.960.000đ. Tháng 3 năm 2018, ông S chết và chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bà. Nay bà H khởi kiện chia thừa kế tài sản của ông S, bà đề nghị bà H và các đồng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ thay ông S là trả nợ cho bà 02 chỉ vàng 9999 trị giá 6.960.000đ.

Tại phiên tòa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu T là bà Trần Thị N trợ giúp viên pháp lý có quan điểm: Đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Kim Thị H chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản do ông Hà Văn S để lại là nhà đất cho các đồng thừa kế của ông S trong đó có cháu Hà Đình T. Do cháu T nhỏ tuổi nên giao cho người đại diện hợp pháp của cháu T là bà Kim Thị H có trách nhiệm quản lý toàn bộ kỷ phần thừa kế của cháu T được hưởng đồng thời bà H phải có trách nhiệm thực hiện thay nghĩa vụ về tài sản của cháu T.

Tòa án sơ thẩm đã tiến hành định giá tài sản trong vụ án: đất ở = 1.200.000đ/m2 (100m2 đất ở có trị giá 120.000.000đ), đất vườn 500.000đ/m2 (1.127,5m2 đất vườn có giá trị là 586.250.000đ); 01 ngôi nghà cấp 4, trị giá 32.758.725đ; 01 nhà bếp hai gian, trị giá 3.002.000đ; 01bể nước trị giá 4.767.954đ; 01 giếng nước + nền sân giếng, trị giá 6329.729đ; 01 chuồng lợn trị giá 2.686.705đ; 01 đoạn tường rào trị giá 4.813.750đ; 01 tủ che gỗ mít trị giá 1.500.000đ. Tổng tài sản trên đất trị giá 55.858.863đ. Tổng giá trị tài sản đất và các tài sản trên là 762.108.863đ.

Với nội dung trên, tại Bản án dân S sơ thẩm số 19/2022/DSST ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện SLđã quyết định:

Căn cứ các Điều 609; Điều 610; Điều 611; Điều 612; Điều 613; Điều 614;

615, Điều 623; Điều 649; Điều 650; Điều 651; Điều 660; Điều 357; Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 26; Điều 227; Điều 228; Điều 147; Điều 157; Điều 161; Điều 165 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 12; Điều 26; Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Kim Thị H.

1. Xác định di sản của ông S để lại đất và các tài sản trên đất là: quyền sử dụng đất tại thửa đất số 147 và thửa số 129 tờ bản đồ số 15, diện tích đất đo đạc hiện trạng là 1272,5 m2 (trong đó 100 m2 đất ở và 1127,5m2 đất vườn) tại thôn NS, xã NT, huyện SL, tỉnh VPcó trị giá 706.250.000đồng. Các tài sản gắn liền với đất gồm: 01 nhà cấp bốn gian trị giá 32.758.725 đồng; 01 nhà bếp hai gian trị giá 3.002.000 đồng; 01 bể nước trị giá 4.767.954 đồng; 01 giếng nước + nền sân giếng: trị giá 6.329.729 đồng; 01 chuồng lợn trị giá 2.686.705 đồng; 01 đoạn tường rào trị giá 4.813.750 đồng; 01 tủ chè gỗ mít trị giá 1.500.000đ. có trị giá tài sản là 55.858.863 đồng. Tổng trị giá tài sản đất và các tài sản gắn liền với đất là 762.108.863 đồng (bảy trăm sáu mươi hai triệu một trăm linh chín nghìn hai trăm sáu mươi sáu đồng).

Các nghĩa vụ tài sản của ông S để lại: Thanh toán tiền chênh lệch tài sản cho bà L 63.070.333đ; trả nợ bà Đỗ Thị S 02 chỉ vàng 9999 trị giá 6.960.000đ; trả bà L số tiền bà L nộp thay ông S án phí phân chia tài sản là 8.906.941đ. Tổng cộng: 78.937.274 đồng (bảy mươi tám triệu chín trăm ba mươi bảy nghìn hai trăm bảy mươi tư đồng).

Xác định di sản của ông S để lại sau khi đối trừ nghĩa vụ tài sản của ông S để lại thì di sản còn lại là: 683.171.589 đồng (Sáu trăm tám mươi ba triệu một trăm bảy mươi mốt nghìn năm trăm tám mươi chín đồng).

2. Xác định ông S chết không để lại di chúc nên di sản của ông S có giá trị tài sản là 683.171.589 đồng. Chia di sản ông S cho bà H, chị L, chị H, chị N, chị A và cháu T mỗi kỷ phần được hưởng là 683.171.589 đồng : 6 = 113.861.931 đồng (một trăm mười ba triệu tám trăm sáu mươi mốt nghìn chín trăm ba mươi mốt đồng).

3. Chia di sản thừa kế của ông S theo pháp luật cho bà Kim Thị H và cháu Hà Đình T được quản lý, sử dụng diện tích đất 95,2m2 (gồm 33,32 m2 đất ở và 61,88 m2 đất vườn) có các chỉ giới 21A, 22, 22A, 22B, 21A; (có sơ đồ chi tiết kèm theo). Trên đất có một số cây cối, tường rào bà H và cháu T được sở hữu, sử dụng không phải thanh toán chênh lệch tài sản.

4. Chia di sản thừa kế của ông S theo pháp luật cho chị Hà Thị A, chị Hà Thị Tuyết N, chị Hà Thị L và chị Hà Thị Khánh H được quản lý, sở hữu, sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất gồm: Diện tích đất 1.177,24 m2 (gồm 66,68 m2 đất ở và 1.110,56 m2 đất vườn) có các chỉ giới 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13, 14,15,16,17,18,19,20, 21, 21A, 22B,22A,23,1( có sơ đồ chi tiết kèm theo); trên đất có một số tài sản là 01nhà cấp bốn, 01 nhà bếp, 01 bể nước, 01 giếng khơi + sân giếng, 01 bể nước, 01 chuồng lợn, 01 đoạn tường rào và 01 tủ chè gỗ mít. Trên đất có một số cây cối chị A, chị N, chị H và chị L được sở hữu, sử dụng không phải thanh toán chênh lệch tài sản.

5. Chị A, chị N, chị H và chị L phải thanh toán chênh lệch giá trị tài sản cho bà H và cháu T tổng số tiền là 178.276.000đồng (một trăm bảy mươi tám triệu hai trăm bảy mươi S nghìn đồng, đã làm tròn).

6. Bà H và cháu T phải thanh toán nghĩa vụ tài sản của ông S để lại gồm: Thanh toán cho bà L tổng số tiền là 23.992.424 đồng (hai mươi ba triệu chín trăm chín mươi hai nghìn đồng, đã làm tròn). Thanh toán cho bà S tổng số tiền là 2.320.000 đồng (hai triệu ba trăm hai mươi nghìn đồng).

7. Chị A, chị N, chị L và chị H phải thanh toán nghĩa vụ tài sản của ông S để lại gồm: Thanh toán cho bà L tổng số tiền là 47.984.848 đồng (bốn mươi bảy triệu chín trăm tám mươi lăm nghìn đồng, đã làm tròn). Thanh toán tổng số tiền cho bà S là 4.460.000 đồng (bốn triệu bốn trăm sáu mươi nghìn đồng).

Ngoài ra Bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí, chi phí tố tụng, nghĩa vụ chấp hành bản án và quyền kháng cáo cho các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 14 tháng 10 năm 2022 ông Nguyễn Minh D là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn bà Kim Thị H, kháng cáo. Nội dung đơn kháng cáo ông cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm, thẩm phán chia thiếu diện tích đất để chia (bỏ 45m2 không chia cho ai); thẩm phán tự định giá tài sản, tự ký bản đồ đất; không chia đất nông nghiệp khi đương sự có yêu cầu; không tính giá trị tài sản là cây trên đất để phân chia và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại Bản án theo quy định và phân chia cho bà H ngôi nhà do ông S để lại làm nơi thờ cúng.

Tại biên bản làm việc với Tòa án ngày 31/3/2023 ông Nguyễn Minh D đại diện cho bà H không đề nghị chia đất nông nghiệp trong vụ án này mà giải quyết bằng vụ án khác.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Bà Kim Thị H và ông Nguyễn Minh D là người đại diện theo ủy quyền của bà H chỉ đề nghị kháng cáo 01 nội dung đó là Tòa án cấp phúc thẩm xét xử phân chia cho bà H được ở trên ngôi nhà do ông S để lại làm nơi thờ cúng và nuôi con nhỏ và đất vườn, không nhận thanh toán bằng tiền, rút kháng cáo những nội dung khác đã trình bày trong đơn kháng cáo. Hiện tại mẹ con bà H không có chỗ ở và phải đi ở nhờ. Con riêng của ông S với bà L là chị L, chị H, chị N và chị A, hiện nay các chị đã trưởng thành (chị L, chị H đã kết hôn còn chị N và chị A đã đi làm ở công ty). Việc Tòa án SLgiao nhà cho cháu A là không đúng vì cháu A đang đi làm ở công ty và không mắc bệnh động kinh.

Bị đơn bà Đỗ Thị L trình bày đối với số tiền bà đã bỏ ra để lo mai táng cho ông S, bà L không đề nghị Tòa án giải quyết và cũng không yêu cầu các hàng thừa kế phải trả cho bà số tiền trên vì các con bà phải có nghĩa vụ và trách nhiệm lo cho bố là ông S. Bà Nguyễn Thị L đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của bà H và người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn và giữ nguyên bản án sơ thẩm; vì cháu A bị ốm đau bệnh tật nên phải có chỗ ở và hiện nay các cháu vẫn lo việc thờ cúng cho ông S.

Về phần đất nông nghiệp là di sản của ông S: Các bên đương sự đều thống nhất, đồng ý không giải quyết trong vụ án này, nếu không thỏa thuận được thì sẽ đề nghị Tòa án giải quyết sau.

Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và không xuất trình chứng cứ mới và giữ nguyên đề nghị của mình.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu T đề nghị tòa án xem xét chia di sản đảm bảo quyền lợi cho cháu T.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh VP:

- Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án và các đương S như sau: Trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm, Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án và các đương sự như đã chấp hành đúng và đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự;

Về nội dung vụ án: Không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Văn D là người đại diện theo ủy quyền của bà H. Đề nghị Hội đồng xét xử: Áp dụng khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 giữ nguyên bản án sơ thẩm số 19/2022/DS-ST ngày 30/9/2022 của Tòa án nhân dân huyện SL.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng:

Đơn kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của bà Kim Thị H là ông Nguyễn Minh D làm trong hạn luật định, được chấp nhận xem xét theo trình tự phúc thẩm.

[2] Xét kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của bà Kim Thị H trên thấy:

Tháng 3/2018, thì ông Hà Văn S chết không để lại di chúc. Ông S có vợ là Kim Thị H và có 01 con với bà H là Hà Đình T. Ngoài ra ông S còn có 04 con với bà L (đã ly hôn năm 2017) là chị L, chị H, chị N và chị A.

Bản án xác định diện tích đất là 1.272,5m2 là di sản thừa kế của ông S (trong đó có 100m2 đất ở còn lại là 1.172,5m2 là đất vườn). Đơn kháng cáo cho rằng tòa sơ thẩm bỏ ra (Thiếu 45m2) không chia vì trong bản án có chỗ ghi 1.127,5m2, tuy nhiên đây chỉ là ghi sai tại dòng thứ 11 từ trên xuống của trang 7 và tại dòng 05 từ dưới lên trang 9 còn lại là ghi đúng và đã phân chia đúng diện tích thực tế là 1.272,5m2. Ông D đại diện cho bà H cũng rút nội dung kháng cáo này. Tuy nhiên đây là sai sót của cấp sơ thẩm nhưng không ảnh hưởng tới quyền lợi của đương sự, cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm và sẽ được xem xét sửa lại số liệu trong bản án Phúc thẩm.

Về kháng cáo việc định giá tài sản, cho rằng thẩm phán tự định giá tài sản và giá trị thấp; thẩm phán không có thẩm quyền đóng dấu trích đo đất; về việc tòa án cấp sơ thẩm không phân chia giá trị tài sản là cây trên phần đất các đương sự được hưởng, thấy rằng: ông D, bà H tại phiên tòa phúc thẩm xác định Tòa án làm theo quy định và không kháng cáo nội dung này nữa, nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không xem xét.

Về kháng cáo tòa án cấp sơ thẩm không chia đất nông nghiệp khi đương sự có yêu cầu, thấy rằng: việc này một phần là do thẩm phán sơ thẩm và một phần do đương sự cũng không thống nhất khai và đề nghị giải quyết tại cấp sơ thẩm. Tại buổi làm việc với tòa án phúc thẩm ngày 31/3/2023 và tại phiên tòa phúc thẩm, ông D, bà H đề nghị tách phần đất nông nghiệp để giải quyết sau; bà L cũng đồng ý. Do vậy, phần đất nông nghiệp là di sản thừa kế của ông S sẽ tách ra giải quyết bằng vụ án khác nếu đương sự có yêu cầu, việc này cũng không ảnh hưởng tới quyền lợi của các đương sự và cũng để không phải kéo dài vụ án.

Về yêu cầu của bà H kháng cáo muốn được phân chia ngôi nhà do ông S để lại cho bà H quản lý và sử dụng để làm nơi thờ cúng và nuôi con nhỏ, và vì hiện tại mẹ con bà H không có chỗ ở và phải đi ở nhờ. Bên cạnh đó, các con riêng của ông S với bà L là chị L, chị H, chị N và chị A, đã trưởng thành (chị L, chị H đã kết hôn còn chị N và chị A đã đi làm ở công ty); chị A đang đi làm ở công ty và không mắc bệnh động kinh.

Hội đồng xét xử thấy rằng:

Về phần di sản thừa kế là quyền sử dụng đất 1.272,5 m2 và các tài sản trên đất: Ông S chết không để lại di chúc nên phần di sản của S là quyền sử dụng đất 1.272,5 m2 (100 m2 đất ở và 1.172,5 m2 đất vườn) được chia theo pháp luật cho bà H, cháu T, chị N, chị A, chị H và chị L là 1.272,5 m2 : 6 = 212,08 m2/suất (mỗi suất thừa kế có 16,66 m2 đất ở và 195,41 m2 đất vườn). Đối với các tài sản gắn liền với đất nếu giao cho ai được hưởng thì có trách nhiệm thanh toán giá trị chênh lệch tài sản cho người không được trực tiếp sử dụng theo quy định.

Cả nguyên đơn và bị đơn đều có nguyện vọng được chia kỷ phần thừa kế có phần nhà để sử dụng và ở.

Quá trình sử dụng đất bà H cũng như các đương sự khác đều thừa nhận hiện nay có chị N và chị A và bà L là người trực tiếp ở trên đất là di sản của ông S. Chị L, chị H đã kết hôn và có nơi cư trú ổn định, chị N đi làm công nhân thường xuyên vắng nhà. Bà H và cháu T đang ở xã HL từ trước và sau khi ông S chết. Sau khi ly hôn với bà L thì chị A ở cùng ông S, do sức khỏe yếu (chuẩn đoán bị bệnh động kinh, không làm những công việc nặng nhọc). Như vậy thực tế chị A, N, bà L vẫn ở tại nhà, đất là di sản do ông S để lại; chị N, chị A không có nhà nào khác để ở; hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật không đủ điều kiện tạo L nơi ở khác trong khi đó bà H từ khi kết hôn với ông S, bà H và cháu T lại ở nơi khác chứ không ở trên nhà đất của ông S. Do vậy, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã giao kỷ phần thừa kế có nhà và các công trình xây dựng trên đất cho chị A, chị N, chị H và chị L được trực tiếp quản lý sử dụng để đảm bảo về điều kiện nơi ăn chốn ở cho chị A, chị N là phù hợp.

Khi xem xét chia di sản thừa kế để đáp ứng nguyện vọng của nguyên đơn và phù hợp với thuần phong mĩ tục cần giao cho bà H và cháu T một phần diện tích nhất định để có thể làm nhà ở có điều kiện thực hiện nghĩa vụ thờ cúng người để lại di sản theo phong tục. Do hiện nay cháu T còn nhỏ tuổi nên cần giao cho người đại diện hợp pháp của cháu T là bà Kim Thị H có trách nhiệm quản lý toàn bộ kỷ phần thừa kế của cháu T được hưởng đồng thời bà H phải có trách nhiệm thực hiện thay nghĩa vụ về tài sản của cháu T.

Xét hình thể thửa đất là méo, phần tiếp giáp với mặt đường ít, Tòa án cấp sơ thẩm đã chia cho bà H và cháu T một phần lớn diện tích đất ở phía trước mặt đường để tiện việc sử dụng, quản lý và chia phần còn lại một phần đất ở và đất vườn từ phía sau ngôi nhà cho Chị L, chị H, N, A sử dụng là phù hợp. Vì nếu phân chia cho chị H, cháu T một phần ở phía trước và chừa một phần đất làm lối đi để cho hai gia đình đi và chia thêm cho chị H, cháu T một phần diện tích đất vườn nữa thì cũng không hợp lý để quản lý, sử dụng, phải xé lẻ đất và phải chừa một phần lối đi sẽ gây lãng phí. Tòa án cũng phân tích nếu chị H và cháu T nhận phần đất ở phía sau cho đủ kỷ phần thừa kế (sau khi bỏ lại một phần đất làm đường đi vào phía sau) thì chị H lại không đồng ý nhận phần đất ở phía sau để sử dụng mà chị lại yêu cầu nhận phần đất phía ngoài và phần có nhà.

Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét và chia di sản thừa kế của ông S theo pháp luật cho bà Kim Thị H và cháu Hà Đình T được quản lý, sử dụng diện tích đất 95,2m2 (gồm 33,32 m2 đất ở và 61,88 m2 đất vườn) có các chỉ giới 21A, 22, 22A, 22B, 21A (có sơ đồ chi tiết kèm theo) là phần đất tiếp giáp mặt đường tiện cho việc quản lý, sử dụng mà không xé lẻ thửa đất ra là phù hợp. Trên đất có một số cây cối, tường rào bà H và cháu T được sở hữu, sử dụng không phải thanh toán chênh lệch tài sản là phù hợp.

Chia di sản thừa kế của ông S theo pháp luật cho chị L, chị H, chị N và chị A được quản lý, sở hữu, sử dụng tài sản gồm: Quyền sử dụng đất có tổng diện tích 1.177,22 m2 (gồm 66,64 m2 đất ở và 1.110,568 m2 đất vườn) có các chỉ giới 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21, 21A,22B,22A,23,1 (có sơ đồ chi tiết kèm theo). Như vậy, chị A, chị N, chị H và chị L sử dụng vượt quá kỷ phần được hưởng nên phải thanh toán chênh lệch tài sản về đất cho bà H và cháu T là 328,94 m2 đất vườn x 500.000 đồng = 164.470.000 đồng (một trăm sáu mươi tư triệu bốn trăm bảy mươi nghìn đồng).

Đối với các tài sản xây dựng trên đất gồm 01 nhà cấp bốn trị giá 32.758.725 đồng, 01 nhà bếp trị giá 3.002.000 đồng, 01 bể nước trị giá 4.767.954 đồng, 01 giếng khơi + sân giếng trị giá 6.329.729 đồng, 01 chuồng lợn trị giá 2.686.705 đồng, 01 đoạn tường rào sau nhà cấp bốn trị giá 4.813.750 đồng và 01 tủ chè gỗ mít trị giá 1.500.000 đồng. Tổng giá trị là 55.858.863 đồng : 6 = 9.309.810 đồng/suất thừa kế. Hội đồng xét xử chia cho chị A, chị N, chị H và chị L được sử dụng toàn bộ các tài sản xây dựng trên đất trừ đoạn tường rào giao cho chị H và cháu T được sử dụng. Do vậy chị N, chị A, chị H và chị L phải thanh toán giá trị chênh lệch tài sản cho bà H và cháu T sau khi đã đối trừ đoạn tường rào còn phải thanh toán là 13.805.870đ (mười ba triệu tám trăm linh sáu nghìn đồng, đã làm tròn).

Quá trình giải quyết vụ án tại sơ thẩm, bà H không yêu cầu phân chia tài sản cây cối lâm lộc trên đất nên trên phần đất giao cho các chị A, chị N, chị H và chị L được sử dụng các chị được tiếp tục được sở hữu, sử dụng các cây cối, lâm lộc đó mà không phải thanh toán chênh lệch tài sản cho bà H, cháu T.

Đối với các nghĩa vụ về tài sản của ông S phải thực hiện đối với bà L, bà S, thấy rằng bà H, cháu T, chị N, chị A, chị H và chị L đều được hưởng di sản thừa kế nên mỗi người đều phải có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của ông S để lại gồm: Thanh toán cho bà L số tiền là 71.977.274 đồng : 6 = 11.996.212 đồng/người (mười một triệu chín trăm chín mươi S nghìn đồng, đã làm tròn). Thanh toán cho bà S số tiền là 6.960.000 đồng : 6 = 1.160.000 đồng/ người (một triệu một trăm S mươi nghìn đồng).

Với phân tích, nhận định trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn.

[3] Các nội dung khác của bản án Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét thấu đáo và không có kháng cáo, kháng nghị nên Tòa cấp phúc thẩm không xem xét. [4] Về án phí phúc thẩm: Do kháng cáo của bà Kim Thị H không được Hội đồng xét xử chấp nhận nên bà H phải chịu án dân sự phúc thẩm theo quy định.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ khoản 1 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân S.

Không chấp nhận kháng cáo của bà Kim Thị H. Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 19/2022/DS-ST ngày 30 tháng 5 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện SL.

Căn cứ các Điều 609; Điều 610; Điều 611; Điều 612; Điều 613; Điều 614;

615, Điều 623; Điều 649; Điều 650; Điều 651; Điều 658; Điều 660; Điều 357; Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 26; Điều 227; Điều 228; Điều 147; Điều 157; Điều 161; Điều 165 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 12; Điều 26; Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện về việc chia di sản thừa kế của bà Kim Thị H.

1. Xác định di sản của ông Hà Văn S để lại đất và các tài sản trên đất là: quyền sử dụng đất tại thửa đất số 147 và thửa số 129 tờ bản đồ số 15, diện tích đất đo đạc hiện trạng là 1.272,5 m2 (trong đó 100m2 đất ở và 1.172,5m2 đất vườn) tại thôn NS, xã NT, huyện SL, tỉnh VPcó trị giá 706.250.000 đồng. Các tài sản gắn liền với đất gồm: 01 nhà cấp bốn gian trị giá 32.758.725 đồng; 01 nhà bếp hai gian trị giá 3.002.000 đồng; 01 bể nước trị giá 4.767.954 đồng; 01 giếng nước + nền sân giếng: trị giá 6.329.729 đồng; 01 chuồng lợn trị giá 2.686.705 đồng; 01 đoạn tường rào trị giá 4.813.750 đồng; 01 tủ chè gỗ mít trị giá 1.500.000đ. có trị giá tài sản là 55.858.863 đồng.

Tổng trị giá tài sản đất và các tài sản gắn liền với đất là 762.108.863 đồng (bảy trăm sáu mươi hai triệu một trăm linh tám nghìn tám trăm sáu mươi ba đồng).

Các nghĩa vụ tài sản của ông Hà Văn S để lại: Thanh toán tiền chênh lệch tài sản cho bà Đỗ Thị L 63.070.333đ; trả nợ bà Đỗ Thị S 02 chỉ vàng 9999 trị giá 6.960.000đ; trả bà Đỗ Thị L số tiền bà L nộp thay ông S án phí phân chia tài sản là 8.906.941đ. Tổng cộng: 78.937.274 đồng (bảy mươi tám triệu chín trăm ba mươi bảy nghìn hai trăm bảy mươi tư đồng).

Xác định di sản của ông Hà Văn S để lại sau khi đối trừ nghĩa vụ tài sản của ông S để lại thì di sản còn lại là: 683.171.589 đồng (Sáu trăm tám mươi ba triệu một trăm bảy mươi mốt nghìn năm trăm tám mươi chín đồng).

2. Xác định ông Hà Văn S chết không để lại di chúc nên di sản của ông S có giá trị tài sản là 683.171.589 đồng. Chia di sản ông Hà Văn S cho bà Kim Thị H, chị Hà Thị L, chị Hà Thị Khánh H, chị Hà Thị Tuyết N, chị Hà Thị A và cháu Hà Đình T mỗi kỷ phần được hưởng là 683.171.589 đồng : 6 = 113.861.931 đồng (một trăm mười ba triệu tám trăm sáu mươi mốt nghìn chín trăm ba mươi mốt đồng).

3. Chia di sản thừa kế của ông S theo pháp luật cho bà Kim Thị H và cháu Hà Đình T được quản lý, sử dụng diện tích đất 95,2m2 (gồm 33,32 m2 đất ở và 61,88 m2 đất vườn) có các chỉ giới 21A, 22, 22A, 22B, 21A; (có sơ đồ chi tiết kèm theo). Trên đất có một số cây cối, tường rào bà H và cháu T được sở hữu, sử dụng không phải thanh toán chênh lệch tài sản.

4. Chia di sản thừa kế của ông S theo pháp luật cho chị Hà Thị A, chị Hà Thị Tuyết N, chị Hà Thị L và chị Hà Thị Khánh H được quản lý, sở hữu, sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất gồm: Diện tích đất 1.177,22 m2 (gồm 66,64m2 đất ở và 1.110,58m2 đất vườn) có các chỉ giới 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13, 14,15,16,17,18,19,20, 21, 21A, 22B,22A,23,1 (có sơ đồ chi tiết kèm theo); trên đất có một số tài sản là 01 nhà cấp bốn, 01 nhà bếp, 01 bể nước, 01 giếng khơi + sân giếng, 01 bể nước, 01 chuồng lợn, 01 đoạn tường rào và 01tủ chè gỗ mít.

Trên đất có một số cây cối lâm lộc, chị A, chị N, chị H và chị L được sở hữu, sử dụng không phải thanh toán chênh lệch tài sản.

5. Chị Hà Thị A, chị Hà Thị Tuyết N, chị Hà Thị L và chị Hà Thị Khánh H phải thanh toán chênh lệch giá trị tài sản cho bà Kim Thị H và cháu Hà Đình T tổng số tiền là 178.276.000 đồng (Một trăm bảy mươi tám triệu hai trăm bảy mươi sáu nghìn đồng, đã làm tròn).

6. Bà Kim Thị H và cháu Hà Đình T phải thanh toán nghĩa vụ tài sản của ông Hà Văn S để lại gồm: Thanh toán cho bà Đỗ Thị L tổng số tiền là 23.992.424 đồng (hai mươi ba triệu chín trăm chín mươi hai nghìn đồng, đã làm tròn). Thanh toán cho bà Đỗ Thị S tổng số tiền là 2.320.000 đồng (hai triệu ba trăm hai mươi nghìn đồng).

7. Chị Hà Thị A, chị Hà Thị Tuyết N, chị Hà Thị L và chị Hà Thị Khánh H phải thanh toán nghĩa vụ tài sản của ông Hà Văn S để lại gồm: Thanh toán cho bà Đỗ Thị L tổng số tiền là 47.984.848 đồng (bốn mươi bảy triệu chín trăm tám mươi lăm nghìn đồng, đã làm tròn). Thanh toán tổng số tiền cho bà Đỗ Thị S là 4.640.000 đồng (bốn triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng).

8. Về chi phí tố tụng: Chị Hà Thị A, chị Hà Thị Tuyết N, chị Hà Thị L và chị Hà Thị Khánh H và cháu Hà Đình T mỗi người phải thanh toán trả lại bà Kim Thị H số tiền 1.300.000 đồng (một triệu ba trăm nghìn đồng) chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản.

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có đơn yêu cầu T hành án cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền thì hàng tháng người phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất được quy định tại Điều 357 và Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

9. Về án phí dân sự sơ thẩm:

Cháu Hà Đình T được miễn án phí dân sự sơ thẩm.

Bà Kim Thị H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 6.351.000đồng (đã làm tròn) nhưng được trừ vào khoản tiền tạm ứng án phí 9.000.000đồng đã nộp theo biên lai số: 0002377 ngày 24/3/2022 tại Chi cục thi hành án dân S huyện SL. Trả lại bà Kim Thị H số tiền 2.649.0000 đồng (hai triệu sáu trăm bốn mươi chín ngìn đồng).

Chị Hà Thị A, chị Hà Thị Tuyết N, chị Hà Thị Khánh H và chị Hà Thị L mỗi người phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 6.351.000 đồng (đã làm tròn).

Án phí dân S phúc thẩm: Bà Kim Thị H phải chịu 300.000đ (ba trăm nghìn đồng) án phí dân sự phúc thẩm, nhưng được trừ vào tiền tạm ứng án phí đã nộp theo các biên lai số 0002603 ngày 22/11/2022 của Chi cục thi hành án dân sự huyện SL. Xác nhận bà H đã nộp đủ án phí dân sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực T hành kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

83
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 48/2023/DS-PT

Số hiệu:48/2023/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Vĩnh Phúc
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 30/05/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về