TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
BẢN ÁN 44/2021/DS-PT NGÀY 17/12/2021 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN
Trong ngày 17 tháng 12 năm 2021 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 37/2021/TLPT-DS ngày 28 tháng 10 năm 2021 về tranh chấp thừa kế tài sản.
Do bản án dân sự sơ thẩm số: 06/2021/DS-ST ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 86/2021/QĐ-PT ngày 26 tháng 11 năm 2021giữa các đương sự:
- Nguyên đơn:Ông Nguyễn Văn B, sinh năm 1960; nơi cư trú: Thôn Văn H, xã T, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. (vắng mặt) Người đại diện theo ủy quyền của ông Bình: Bà Đặng Thị Th, sinh năm 1963;
nơi cư trú: Thôn Văn H, xã T, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.(có mặt) - Bị đơn: Bà Lưu Thị H2, sinh năm 1954; nơi cư trú: Thôn Văn H, xã T, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. (vắng mặt) Người đại diện theo ủy quyền của bà H2: Anh Nguyễn Văn L, sinh năm 1982;
nơi cư trú: Thôn Văn H, xã T, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.(có mặt)
- Người có quyền L2, nghĩa vụ liên quan:
+ Anh Nguyễn Văn L, sinh năm 1982; nơi cư trú: Thôn Văn H, xã T, Thái Thụy, Thái Bình. (có mặt)
+ Chị Nguyễn Thị P, sinh năm 1983; nơi cư trú: Thôn Lễ Thần Đông, xã Hòa An, huyện Thái Thụy, Thái Bình. (vắng mặt)
+ Chị Nguyễn Thị P2, sinh năm 1988; nơi cư trú: Thôn Văn H, xã T, huyện Thái Thụy, Thái Bình. (vắng mặt)
+ Chị Lại Thị Th, sinh năm 1980; nơi cư trú: Thôn Văn H, xã T, Thái Thụy, Thái Bình. (vắng mặt)
Người đại diện theo ủy quyền của chị P2, chị P và chị Th: Anh Nguyễn Văn L, sinh năm 1982; nơi cư trú: Thôn Văn H, xã T, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.(có mặt)
Người kháng cáo: Anh Nguyễn Văn L.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên toà, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
- Nguyên đơn ông Nguyễn Văn B và người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:
Cụ Nguyễn Văn X (sinh năm 1906, chết năm 1988) và cụ Nguyễn Thị Đ (sinh năm 1920, chết năm 1958) có một người con chung duy nhất là ông Nguyễn Văn L2. Khi cụ Đ chết, cụ X lấy cụ Đỗ Thị H2 (sinh năm 1923, chết năm 2010), sinh một người con duy nhất là ông Nguyễn Văn B. Ông Bình có vợ là bà Đặng Thị Th. Bố mẹ đẻ của cụ X, cụ Đ, cụ H2 đều đã chết từ lâu, không rõ năm chết. Ông Nguyễn Văn L2, sinh năm 1954, chết năm 2015. Ông L2 kết hôn với bà Lưu Thị H2, sinh được ba người con là Nguyễn Văn L, Nguyễn Thị P, Nguyễn Thị P2. Ông L2 và bà H2 không có con riêng, không có con nuôi nào khác.
Thửa đất số 153 bản đồ 299 (nay là thửa đất số 238, tờ bản đồ địa chính số 5) thôn Văn H, xã T có nguồn gốc do cụ X, cụ H2 mua khoảng vào năm 1962. Gia đình ông Bình, gia đình ông L2 và cụ X, cụ H2 ở tại thửa đất này. Năm 1988, sau khi cụ X chết, nhà ở đông người chật chội, vợ chồng ông Bình được bà Nụ, bà Xấp và ông Thăng là các hộ liền kề mỗi người cho một phần đất để ở - nay là thửa số 237, gia đình ông Bình làm nhà ở ổn định từ đó đến nay. Gia đình ông L2 ở tại thửa đất 238. Năm 2015, ông L2 chết, bà H2 là người quản lý sử dụng thửa đất này. Do thửa đất ông Bình đang ở chật chội, ông Bình nhiều lần yêu cầu bà H2 chia cho một phần đất của bố mẹ để lại nhưng bà H2 không đồng ý nên ông Bình khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế của cụ X, cụ H2 để lại là thửa đất số 153, theo bản đồ gốc 299 diện tích thửa đất là 430m2 nhưng nay đo lại chỉ còn 426,7m2,ông Bình yêu cầu phân chia cho ông Bình và ông L2 mỗi người một nửa. Đề nghị chia cho ông Bình phần đất giáp với thửa đất gia đình ông Bình đang ở, nếu không đủ thì thanh toán bằng giá trị cho ông Bình. Phần đất được chia có công trình nhà chăn nuôi và một số cây tạp nếu còn giá trị ông Bình sẽ trả tiền cho gia đình bà H2 và chấp nhận trả công sức quản lý di sản của bà H2, ông L2 theo quy định của pháp luật.
- Bị đơn, người đại diện theo ủy quyền của bị đơn, những người có quyền L2 nghĩa vụ liên quan thống nhất trình bày:
Về quan hệ gia đình như ông Bình trình bày. Bị đơn không thừa nhận nguồn gốc thửa đất 238 là của cụ X cụ H2, vì vậy bị đơn không đồng ý với toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; Bị đơn xác định trong thửa đất số 238 có 156m2 đất ông L2 mua năm 1994 của Ủy ban nhân dân xã, gia đình bị đơn sử dụng đất ổn định, hàng năm vẫn đóng đủ thuế cho Nhà nước, các tài sản gồm nhà mái bằng một tầng, bếp, chuồng lợn, giếng, bể nước, nhà tắm, tường dậu xây năm 1986, sân lát gạch đỏ, bể bioga như Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ là tài sản của ông L2, bà H2 xây dựng. Riêng một phần nhà mái bằng xây năm 2014 giáp ngõ là tài sản của anh L và vợ là chị Th xây. Bị đơn đề nghị Tòa án căn cứ vào bản đồ địa chính năm 2006, biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất và phiếu chuyển thông tin địa chính lập ngày 11/8/2015 có chữ ký của cán bộ địa chính xã có ghi tên người sử dụng thửa đất này là Nguyễn Văn L2 và Lưu Thị H2 nên ông L2, bà H2 là người sử dụng hợp pháp. Bị đơn không có yêu cầu phản tố, những người có quyền L2, nghĩa vụ liên quan là anh L, chị P2, chị P, chị Th không có yêu cầu độc lập; không đề nghị áp dụng thời hiệu đối với phần di sản của cụ X; đề nghị giải quyết bà H2 là người quản lý phần tài sản ông L2 để lại như hiện trạng chứ gia đình không yêu cầu phân chia phần thừa kế của ông L2.
Bản án số 06/2021/DS-ST ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã quyết định:
Áp dụng: Khoản 1 Điều 147; Điều 244; Điều 228; Điều 271; Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 611, 618, 623, 649, 650, 651, 658 và 660 Bộ luật Dân sự;Điều 100, Điều 179 Luật đất đai; Điều 12; khoản 2 Điều 26; điểm a khoản 2 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
1. Xử:
- Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế tài sản theo pháp luật của ông Nguyễn Văn B.
- Xác định di sản thừa kế của cụ X, cụ H2 là 426,7m2đất, trong đó có 400m2 đất ở và 26,7m2 đất trồng cây lâu năm tại thửa đất số 238, tờ bản đồ địa chính số 5 thôn Văn H, xã T, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Hàng thừa kế thứ nhất của X, cụ H2 là ông Bình và ông L2. Phân chia như sau:
+ Chia cho ông Bình 200m2 đất ở và 13,35m2 đất cây lâu năm trong đó: 100m2 đất có tứ cận: Phía Đông dài 7,20m giáp đất nhà ông Nguyễn Văn Lâm; phía Tây dài dài 2,16m+3,48m+1,75m giáp ngõ đi vào thửa đất 237 ông Bình đang sử dụng; Phía Nam dài 14,84m giáp thửa đất 238 (bà H2 đang quản lý sử dụng); Phía Bắc dài 12,84m giáp thửa đất nhà ông Nguyễn Văn B và 100m2 đất ở, 13,35m2 đất cây lâu năm tính bằng giá trị. Buộc bà H2, anh L, chị P2, chị P là những thừa kế của ông L2 được hưởng phần di sản của cụ H2, cụ X chia cho ông L2 có nghĩa vụ thanh toán phần giá trị tương ứng với 100m2 đất ở và 13,35m2 đất cây lâu năm cho ông Bình. Cụ thể 100m2 đất ở có giá trị 48.000.000 đồng; 13,35m2 đất trồng cây lâu năm có giá trị 1.615.350 đồng. Tổng là 49.615.350 đồng, mỗi người có nghĩa vụ thanh toán cho ông Bình 12.403.837 đồng.(Có sơ đồ kèm theo bản án sơ thẩm) + Bà H2, anh L, chị P2, chị P được hưởng phần di sản của ông L2 gồm phần được chia là 200m2 đất ở và 13,35m2 đất cây lâu năm và phần đã thanh toán cho nguyên đơn bằng giá trị là 100m2 đất ở và 13,35m2 đất cây lâu năm, tổng là 300m2 đất ở và 26,7m2 đất cây lâu năm.
+ Buộc ông Bình phải thanh toán cho bà H2 công sức quản lý, tôn tạo di sản thừa kế là 20.000.000 đồng.
3. Về lệ phí xem xét thẩm định và định giá tài sản là 7.000.000 đồng: Ông Bình phải chịu 3.500.000 đồng; bà H2, anh L, chị P2, chị P mỗi người phải chịu 875.000 đồng. Ông Bình là người tạm ứng lệ phí nên buộc bà H2, anh L, chị P2, chị P mỗi người phải trả cho ông Bình số tiền 875.000 đồng.
4. Sau khi đối trừ thanh toán cho nhau các khoản thì ông Bình phải thanh toán cho bà H2 số tiền là 20.000.000 đồng (12.403.837+ 875.000) đồng = 6.721.163 đồng; Anh L, chị P2, chị P phải thanh toán cho ông Bình mỗi người 12.403.837+ 875.000 đồng = 13.278.837 đồng.
5. Về án phí: Do ông Bình và bà H2 là người cao tuổi nên miễn án phí cho ông Bình và bà H2. Anh L, chị P2, chị P mỗi người phải chịu án phí 5% tính trên phần giá trị tài sản được hưởng mỗi người là 24.403.800 đồng. Án phí mỗi người phải chịu là 1.220.000 đồng.
Ngoài ra , bản án còn tuyên quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luât.
Ngày 01/10/2021, người có quyền L2, nghĩa vụ liên quan - anh Nguyễn Văn L kháng c áo toàn bộ bản án sơ thẩm với nội dung: Anh đề nghị giữ nguyên đất đứng tên bố anh là ông Nguyễn Văn L2; anh không đồng ý trả bất cứ khoản chi phí nào.
Tại phiên tòa phúc thẩm, phía nguyên đơn trình bày: Nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện đề nghị chia di sản của cụ X và cụ H2. Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ án có căn cứ, đúng pháp luật và thấu tình đạt lý. Do đó đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Người có quyền L2, nghĩa vụ liên quan – anh Nguyễn Văn L trình bày: Anh vẫn giữ nguyên quan điểm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, không thừa nhận nguồn gốc đất mà ông Bình đang yêu cầu khởi kiện chia thừa kế là của cụ X, cụ H2, vì theo bản đồ năm 2006 và trích lục thửa đất năm 2015 đã mang tên ông L2, bà H2 nên là của ông L2, bà H2. Anh giữ nguyên yêu cầu kháng cáo đề nghị Tòa án giữ nguyên đất mang tên ông L2, bà H2. Anh L không xuất trình thêm tài liệu, chứng cứ gì mới và không tranh luận gì thêm.
Đai diên Viên kiêm sat phat biêu quan điêm : Trong qua trinh thu ly va giai quyêt vu an ơ câp phuc thâm , Thẩm phán và nhưng ngươi tiên hanh tô tung ; các đương sư đa châp hanh đung cac quy đinh cua Bô luât tố tụng dân sư. Căn cư vao các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm , Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ vào khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự, không chấp nhận kháng cáo của anh Nguyễn Văn L, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cưu cac tai liêu đa thu thâp co t rong hô sơ vu an cung như thâm tra tai phiên toa va căn cư vao kêt qua tranh tung tai phiên toa , Hôi đông xet xư nhân đinh:
[1] Vê thủ tục tô tung: Kháng cáo của anh Nguyễn Văn L làm trong thời hạn luật định, đã nộp tạm ứng án phí phúc thẩm do đó kháng cáo của anh L được thụ lý và đưa ra xet xư theo thu tuc phuc thâm.
[2] Xét yêu cầu kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của anh Nguyễn Văn L thấy:
[2.1] Về thời hiệu khởi kiện:
Cụ Nguyễn Văn X lấy cụ Nguyễn Thị Đ, đến năm 1958 thì cụ Đ chết, cụ X lấy Đỗ Thị H2. Cụ X chết năm 1988, theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, kể từ ngày 10/9/1990. Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên toà sơ thẩm nguyên đơn và bị đơn và những người có quyền L2, nghĩa vụ liên quan đều không đề nghị áp dụng thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế đối với phần di sản thừa kế của cụ X nên không áp dụng thời hiệu. Khi cụ X chết, cụ H2 trực tiếp quản lý di sản và chung sống cùng ông Bình, ông L2. Năm 2010 cụ H2 chết, đến tháng 11 năm 2020, nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa kế, do đó thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ X, cụ H2 vẫn còn. Cụ X, cụ H2 chết không để lại di chúc. Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý và giải quyết chia di sản thừa kế của cụ X và cụ H2 theo pháp luật là đúng theo các quy định tại khoản 2 Điều 149, Điều 623, 649, 650, 688 Bộ luật dân sự năm 2015
[2.2] Về hàng thừa kế: Cụ X và cụ Đ có con chung duy nhất là ông L2. Sau khi cụ Đ chết, cụ X lấy cụ H2 và có con chung duy nhất là ông Bình. Cụ X và cụ H2 không có con riêng, không có con nuôi nào khác. Ông L2 không phải con ruột của cụ H2 nhưng giữa cụ H2 và ông L2 có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con nên được thừa kế di sản của nhau. Ông L2 chết sau hai cụ, do đó hàng thừa kế thứ nhất của cụ X và cụ H2 là ông Bình và ông L2. Khi ông L2 chết, hàng thừa kế thứ nhất của ông L2 là bà H2, anh L2, chị P2, chị P. Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định đúng tư cách tố tụng của các đương sự trong vụ án. Ông Bình, ông L2 là hàng thừa kế thứ nhất của cụ X, cụ H2 nên yêu cầu khởi kiện của ông Bình về việc chia di sản thừa kế cho hai người là đúng với quy định tại các Điều 609, 613, 649, 650, 651 Bộ luật dân sự.
[2.3] Về di sản thừa kế và chia thừa kế:
Theo bản đồ 299, Sổ mục kê và tài liệu, chứng cứ đã thu thập tại giai đoạn sơ thẩm thì thửa đất số 153 bản đồ 299 có nguồn gốc của cụ X và cụ H2 mua. Khi nhà nước lập bản đồ, ghi tên trong sổ gốc người sử dụng là cụ X, diện tích thửa đất là 430m2. Quá trình sử dụng, cụ X, cụ H2, gia đình ông Bình, gia đình ông L2 ở tại thửa đất này đến năm 1988 thì gia đình ông Bình xin các hộ liền kề mỗi người một phần đất (ở giáp thửa đất của các cụ) để ra ở riêng còn gia đình ông L2 vẫn ở tại thửa đất này. Quá trình sử dụng ông L2 bà H2 đã xây nhà và các công trình phụ mới, nhà ở và các công trình của các cụ không còn. Vì vậy xác định di sản thừa kế của các cụ để lại là thửa đất số 153 bản đồ 299 (nay là thửa đất số 238, tờ bản đồ số 5) tại thôn Văn H, xã T, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Tại bản đồ địa chính năm 2006 thể hiện thửa đất này có diện tích là 557m2;
quá trình Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ ngày 17/8/2021, diện tích thửa đất là 582,7m2. Theo Ủy ban nhân dân xã T cung cấp, có sự biến động về số đo diện tích là vì trong thửa đất số 238 có phần diện tích đất do Uỷ ban nhân dân xã giao đất có đóng tiền cho ông Nguyễn Văn L2, diện tích giao riêng cho ông L2 là 156m2, vị trí phần đất này giáp với trục đường DH87, khi nhà lập bản đồ địa chính hiện trạng 2006 thì ông L2 bà H2 đang sử dụng thửa đất của các cụ nên đã cộng dồn 156m2 ông L2 mua thêm vào thửa đất của của các cụ, một phần do năm 1988 mở ngõ để có ngõ đi vào thửa đất số 237 mà ông Bình, bà Th đang ở, một phần là do sai số trong quá trình đo đạc giữa bản đồ 299, đo đạc năm 2006 và đo đạc theo thực tế ngày 17/8/2021. Hiện nay thửa đất số 238, tờ bản đồ số 5, diện tích 582,7m2 gồm 2 phần: Phần đất giáp trục đường DH87 là phần đất ông L2 mua thêm năm 1994, diện tích là 156m2 trong đó có 150m2 là đất ở, còn lại 6m2 là đất cây lâu năm. Diện tích đất còn lại trong thửa chính (thửa đất số 153 bản đồ 299) là 426,7m2 ở vị trí phía đằng sau (giáp thửa 237 của ông Bình đang ở). Trong đó có 400m2 là đất ở có giá 480.000 đồng/m2 và 26,7m2 đất trồng cây lâu năm có giá 121.000 đồng/m2. Đồng thời, trên thửa đất trên không xác định được vị trí đất ở, đất trồng cây lâu năm (đất nông nghiệp). Tổng giá trị tài sản theo định giá tài sản tại giai đoạn sơ thẩm là 195.230.000 đồng. Phía bị đơn và những người có quyền L2, nghĩa vụ liên quan đề nghị Tòa án căn cứ vào bản đồ địa chính năm 2006, biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất và phiếu chuyển thông tin địa chính lập ngày 11/8/2015 để xác định ông L2, bà H2 là người sử dụng hợp pháp vì những tài liệu này đều ghi tên chủ sử dụng đất là ông L2, bà H2. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử nhận thấy thửa đất này chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chính quyền địa P2 chỉ xác định chủ sử dụng đất thực tế (hiện trạng), không phải là căn cứ xác lập những người đứng tên trên những tài liệu này có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa phúc thẩm anh L không thừa nhận nguồn gốc diện tích đất 426,7m2 là của cụ X, cụ H2 nhưng không đưa ra chứng cứ chứng minh nguồn gốc thửa đất đó của ai? Quá trình sử dụng như thế nào? L khai của anh L mâu thuẫn với chính L khai của bà H2 khi thừa nhận toàn bộ diện tích trên nguồn gốc là của X, cụ H2, vợ chồng bà chỉ sử dụng cùng cụ H2 sau khi các cụ chết, L khai của bà H2 phù hợp với L khai của nguyên đơn cũng như các tài liệu do Ủy ban nhân dân xã T quản lý, cung cấp, do đó quan điểm của anh L không có căn cứ chấp nhận. Tòa án cấp sơ thẩm xác định số diện tích còn lại sau khi trừ đi phần đất mà ông L2 đã mua riêng: 582,7m2 - 156m2 = 426,7m2 đất là di sản của cụ X, cụ H2 là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật.
[2.3] Về việc chia di sản Di sản của cụ X, cụ H2 để lại là 426,7m2 trị giá là 195.230.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm chia cho ông L2 và ông Bình mỗi người được 200m2 đất ở và 13,35m2 đất cây lâu năm tại thửa đất số 153 bản đồ 299 (nay là thửa số 238), xác định trị giá phần tài sản mỗi người được hưởng là 97.615.350 đồng; xét thấy hiện trạng vị trí của các phần đất đang sử dụng, sự thuận tiện khi các đương sự sử dụng đất, không làm ảnh hưởng đến phần công trình nhà ở mà bị đơn đang sử dụng để quyết định chia cho ông Bình 100m2 phần đất giáp với đất của ông đang ở là phù hợp và đúng quy định của pháp luật. Do đó, đối với phần còn lại 100m2 đất ở và 13,35m2 đất cây lâu năm buộc bà H2, anh L, chị P2, chị P là hàng thừa kế thứ nhất của ông L2 thanh toán cho ông Bình bằng giá trị; cụ thể 100m2 đất ở có giá trị 480.000 đồng/m2= 48.000.000 đồng; 13,35m2 đất trồng cây lâu năm có giá trị 121.000đồng/m2 = 1.615.350 đồng. Tổng là 49.615.350 đồng, mỗi người có nghĩa vụ thanh toán cho ông Bình 12.403.837 đồng là phù hợp.
Theo trình bày của các đương sự và quá trình xác minh tại giai đoạn sơ thẩm thể hiện: Gia đình bà H2 ở tại thửa đất này, thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước trong nhiều năm, có công sức quản lý, tôn tạo di sản nên tính cho bà H2 tiền công sức tôn tạo, quản lý di sản là 20.000.000 đồng. Buộc ông Bình phải trả cho bà H2 số tiền 20.000.000 đồng công sức tôn tạo, quản lý di sản như bản án sơ thẩm đã quyết định là có căn cứ và phù hợp.
[2.4] Từ những phân tích đánh giá nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn B về việc chia di sản thừa kế do các cụ để lại, bản án sơ thẩm chia cho ông Bình 100m2 đất ở; buộc bà H2, anh L, chị P2, chị P2 thanh toán cho ông Bình phần giá trị đối tương ứng với100m2 đất ở, 13,35m2 đất cây lâu năm phần còn lại ông Bình được hưởng thừa kế là có căn cứ.
Tại giai đoạn phúc thẩm, không phát sinh các tình tiết, tài liệu, chứng cứ nào mới, người kháng cáo không đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp. Do đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của anh L như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình tại phiên tòa là phù hợp và đúng pháp luật.
[3]Vê an phi và chi phí tố tụng: Yêu cầu kháng cáo của anh Nguyễn Văn L không được chấp nhận nên anh L phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào khoản 1 Điêu 308, khoản 1 Điều 148 Bộ luật tố tụng Dân sự ; Điêu 24; khoản 1 Điêu 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thương vu Quôc Hôi quy đinh vê mưc thu , miên, giảm, thu, nôp, quản lý và sử dụng án phí, lê phi Toa an.
1. Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của anh Nguyễn Văn L. Giữ nguyên bản án sơ thẩm số 06/2021/DS-ST ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Cụ thể:
Áp dụng: Khoản 1 Điều 147; Điều 244; Điều 228; Điều 271; Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 611, 618, 623, 649, 650, 651, 658 và 660 Bộ luật Dân sự; Điều 100, Điều 179 Luật đất đai; Điều 12, khoản 2 Điều 26, điểm a khoản 2 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
1.1. Xử:
- Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế tài sản theo pháp luật của ông Nguyễn Văn B.
- Xác định di sản thừa kế của cụ X, cụ H2 là 426,7m2 đất, trong đó có 400m2 đất ở và 26,7m2 đất trồng cây lâu năm tại thửa đất số 238, tờ bản đồ địa chính số 5 thôn Văn H, xã T, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Hàng thừa kế thứ nhất của X, cụ H2 là ông Bình và ông L2. Phân chia như sau:
+ Chia cho ông Bình 200m2 đất ở và 13,35m2 đất cây lâu năm trong đó:
100m2đất có tứ cận: Phía Đông dài 7,20m giáp đất nhà ông Nguyễn Văn Lâm; phía Tây dài dài 2,16m+3,48m+1,75m giáp ngõ đi vào thửa đất 237 ông Bình đang sử dụng; Phía Nam dài 14,84m giáp thửa đất 238 (bà H2 đang quản lý sử dụng); Phía Bắc dài 12,84m giáp thửa đất nhà ông Nguyễn Văn B vàa 100 m2 đất ở, 13,35 m2 đất cây lâu năm tính bằng giá trị. Buộc bà H2, anh L, chị P2, chị P là những thừa kế của ông L2 được hưởng phần di sản của cụ H2, cụ X chia cho ông L2 có nghĩa vụ thanh toán phần giá trị tương ứng với 100m2 đất ở và 13,35m2 đất cây lâu năm cho ông Bình. Cụ thể 100m2 đất ở có giá trị 48.000.000 đồng; 13,35m2 đất trồng cây lâu năm có giá trị 1.615.350 đồng. Tổng là 49.615.350 đồng, mỗi người có nghĩa vụ thanh toán cho ông Bình 12.403.837 đồng. (Có sơ đồ kèm theo bản án) + Bà H2, anh L, chị P2, chị P được hưởng phần di sản của ông L2 gồm phần được chia là 200m2 đất ở và 13,35m2 đất cây lâu năm và phần đã thanh toán cho nguyên đơn bằng giá trị là 100m2 đất ở và 13,35m2 đất cây lâu năm, tổng là 300m2 đất ở và 26,7m2 đất cây lâu năm.
+ Buộc ông Bình phải thanh toán cho bà H2 công sức quản lý, tôn tạo di sản thừa kế là 20.000.000 đồng.
1.2. Về lệ phí xem xét thẩm định và định giá tài sản là 7.000.000 đồng: Ông Bình phải chịu 3.500.000 đồng; bà H2, anh L, chị P2, chị P mỗi người phải chịu 875.000 đồng. Ông Bình là người tạm ứng lệ phí nên buộc bà H2, anh L, chị P2, chị P mỗi người phải trả cho ông Bình số tiền 875.000 đồng.
1.3. Sau khi đối trừ thanh toán cho nhau các khoản thì ông Bình phải thanh toán cho bà H2 số tiền là 20.000.000 đồng - (12.403.837+ 875.000) đồng = 6.721.163 đồng; Anh L, chị P2, chị P phải thanh toán cho ông Bình mỗi người 12.403.837 + 875.000 đồng = 13.278.837 đồng.
1.4. Về án phí: Do ông Bình và bà H2 là người cao tuổi nên miễn án phí cho ông Bình và bà H2. Anh L, chị P2, chị P mỗi người phải chịu án phí 5% tính trên phần giá trị tài sản được hưởng mỗi người là 24.403.800 đồng. Án phí mỗi người phải chịu là 1.220.000 đồng.
Quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án và thời hiệu thi hành án: Trong trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, điều 9 Luật thi hành án dân sự; điều 7 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.
2. Vê an phi dân sự phúc thẩm: Anh Nguyễn Văn L phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm. Đối trừ với số tiền 300.000 đồng anh L đã nộp tạm ứng tại biên lai số 0003998 ngày 12/10/2021 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, anh L2 đã chấp hành xong nghĩa vụ án phí.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án ngày 17/12/2021.
Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 44/2021/DS-PT
Số hiệu: | 44/2021/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Thái Bình |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 17/12/2021 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về