TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TB
BẢN ÁN 38/2023/DS-PT NGÀY 26/09/2023 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN
Ngày 26 tháng 9 năm 2023 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh TB xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 09/TLPT-DS ngày 29 tháng 3 năm 2023 về việc “Tranh chấp về thừa kế tài sản” do Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2023/DS-ST ngày 13/01/2023 của Toà án nhân dân thành phố TB, tỉnh TB bị kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 57/2023/QĐ-PT ngày 18 tháng 8 năm 2023; Quyết định hoãn phiên tòa số 55/2023/QĐ-PT ngày 07 tháng 9 năm 2023 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: ông Hà Ngọc B sinh năm 1941. Địa chỉ: thôn NP, xã ĐH, thành phố TB, tỉnh TB.
Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: bà Nguyễn Thị H - Trợ giúp viên pháp lý Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh TB.
2. Bị đơn:
2.1. Bà Hà Thị L sinh năm 1948.
Địa chỉ: tổ 1, phường HD, thành phố TB, tỉnh TB.
2.2. Bà Hà Thị T sinh năm 1961.
Địa chỉ: tổ 2, phường HD, thành phố TB, tỉnh TB.
2.3. Bà Nguyễn Thị Đ sinh năm 1953.
Địa chỉ: tổ 1, phường HD, thành phố TB, tỉnh TB.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
3.1. Ông Hà Hữu K sinh năm 1940 (đã chết ngày 09/3/2023) Địa chỉ: đội 9, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của ông Hà Hữu K:
+ Bà Nguyễn Thị S sinh năm 1949 Địa chỉ: thôn NP, xã ĐH, thành phố TB, tỉnh TB.
+ Anh Hà Văn D sinh năm 1971 Địa chỉ: thôn NP, xã ĐH, thành phố TB, tỉnh TB.
+ Chị Hà Thị L2 sinh năm 1974 Địa chỉ: thôn An Liêm, xã Thăng Long, huyện Đông Hưng, tỉnh TB.
+ Anh Hà Mạnh H2 sinh năm 1978 Địa chỉ: đội 9, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
+ Chị Hà Thị Thu H3 sinh năm 1982 Địa chỉ: đội 9, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
(Người giám hộ của chị Hà Thị Thu H3 là anh Hà Mạnh H2, anh Hà Mạnh H2 uỷ quyền cho ông Hà Ngọc B sinh năm 1941; Địa chỉ: thôn NP, xã ĐH, thành phố TB, tỉnh TB tham gia tố tụng) + Chị Hà Thị LA sinh năm 1980 Địa chỉ: số nhà 57, tổ 19, phố Quyết Tiến, phường Tân Phong, thành phố Lai C3, tỉnh Lai C3.
3.2. Bà Hà Thị N sinh năm 1952.
Địa chỉ: thôn NP, xã ĐH, thành phố TB, tỉnh TB.
Người đại diện theo ủy quyền của bà Hà Thị N: ông Hà Ngọc B sinh năm 1941; Địa chỉ: thôn NP, xã ĐH, thành phố TB, tỉnh TB.
3.3. Anh Hà Mạnh K2 sinh năm 1982.
Địa chỉ: tổ 1, phường HD, thành phố TB, tỉnh TB.
3.4. Chị Hà Thị H4 sinh năm 1984.
Địa chỉ: tổ 1, phường HD, thành phố TB, tỉnh TB.
3.5. Ông Hà Mạnh T2 sinh năm 1945.
Địa chỉ: tổ 3, phường HD, thành phố TB, tỉnh TB.
3.6. Anh Hà Văn S2 sinh năm 1976.
Địa chỉ: tổ 1, phường HD, thành phố TB, tỉnh TB.
3.7. Ông Bùi Quốc T3 sinh năm 1954.
Địa chỉ: tổ 2, phường HD, thành phố TB, tỉnh TB.
* Người kháng cáo: ông Hà Ngọc B - Nguyên đơn.
(Có mặt: ông B; Vắng mặt bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan)
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
* Nguyên đơn - ông Hà Ngọc B trình bày:
Ông ngoại và bà ngoại của ông là cụ Hà Văn T4 (chết năm 1945 và cụ Phạm Thị B2 (chết năm 1946) sinh được 03 người con gồm: bà Hà Thị N2 (chết ngày 11/02/2004, là mẹ đẻ của ông), bà Hà Thị M (chết ngày 08/11/1958) và bà Hà Thị R(chết ngày 14/2/2018). Bà M và bà R đều không có con đẻ, không có con nuôi; còn bà N2 thì có 04 người con là Hà Hữu K, Hà Ngọc B, Hà Thị N và Hà Văn H5 (chết ngày 15/02/2012).
Khi bà R chết, bà R có để lại một số di sản gồm:
+ Một sổ tiết kiệm trị giá 12.900.000 đồng, bà Hà Thị T đang quản lí;
+ Một ngôi nhà cấp bốn và công trình phụ trên diện tích đất bà R mua của ông Hà Văn C năm 1987, địa chỉ thửa đất tổ 1, phường HD, thành phố TB, tỉnh TB; năm 2021, ông Hà Văn N5và bà Nguyễn Thị Đ là con của ông C tự ý tháo dỡ nhà cấp bốn của bà Hà Thị R để lấy đất sử dụng;
+ Hai thửa đất trồng lúa gồm: thửa số 40/6 diện tích 26m2 và thửa số 94/3 diện tích 230m2, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số K828076 ngày 05/7/1997 mang tên bà Hà Thị D (Hà Thị R), hiện nay bà Hà Thị L đang quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn đất ruộng của bà R thì bỏ hoang không ai sử dụng.
Chi phí mai táng của bà Hà Thị R hoàn toàn do tiền của bà R bỏ ra và tiền mọi người phúng viếng. Sau khi bà R chết được 40 ngày thì ông N5 đưa cho ông bản di chúc ngày 18/4/2014 có chữ ký tên bà R tại nhà ông. Bản di chúc ngày 18/4/2014 do ai lập ông không biết. Năm 2018, hài cốt của bà R được an táng cạnh mộ của bố mẹ bà là cụ T4 và cụ B2. Đến tháng 11/2021 âm lịch, bà Hà Thị L tự ý di dời mộ của bà Dần sang vị trí khác mà không thông báo cho ông biết. Hiện nay ông đang thờ cúng bà Hà Thị R; ông yêu cầu Tòa án: hủy bản di chúc ngày 18/9/2014 của bà Hà Thị R do trái pháp luật; buộc bà Hà Thị T trả lại 26.600.000 đồng (gồm 12.900.000 đồng tiền gốc và tiền lãi) và buộc bà Hà Thị L trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số K828076 ngày 05/7/1997 mang tên bà Hà Thị D cho những người thừa kế của bà Hà Thị R để quản L di sản; buộc ông Hà Văn N5 và bà Nguyễn Thị Đ bồi thường cho những người thừa kế theo pháp luật của bà Hà Thị R 30.000.000 đồng vì đã tự ý tháo dỡ ngôi nhà của bà R, việc ông N5 và bà Đ tự tháo dỡ nhà lấy đất phi tang chứng cứ là trái pháp luật; đồng thời yêu cầu xử lý việc bà Hà Thị L và bà Hà Thị T tự ý di dời mộ bà Hà Thị R.
* Bị đơn - bà Hà Thị T trình bày:
Bà Hà Thị R là em gái của bà Hà Thị N2 - mẹ đẻ của ông Hà Ngọc B, ông B gọi bà R là dì ruột; còn bà R là chị họ của bà do cụ Hà Văn T4 – bố đẻ của bà R với bố đẻ của bà là anh em con chú, con bác. Bà R không có chồng, không có con đẻ và con nuôi; bà R chết ngày 14/02/2018.
Năm 2014, bà R đưa cho bà số tiền là 12.900.000 đồng, nhờ bà gửi tiết kiệm, bà đã gửi tiết kiệm 12.900.000 đồng tại ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam chi nhánh TB. Ngày 18/9/2014, bà R đã lập di chúc, có chứng nhận của tổ trưởng tổ dân phố số 1 là ông Trần Văn Kỳ, bí thư chi bộ tổ dân phố số 1 và ông Bùi Hữu T5, với nội dung là bà R có gửi bà một sổ tiết kiệm 12.900.000 cho bà quản L sổ tiết kiệm để Năm 2014, bà R gửi cho bà số tiền là 12.900.000 đồng, bà đã gửi tiết kiệm số tiền này tại ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam chi nhánh TB. Đến thời điểm 25/11/2021, cả gốc và lãi là 26.600.000 đồng. Bà đã chi vào việc di dời và xây mộ, ốp lăng đá cho bà Hà Thị R hết số tiền là 20.762.000 đồng, còn lại 830.000 đồng bà chi vào việc làm giỗ và tiền cúng bái trong nhà thờ, còn 5.000.000 đồng bà gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Đại chúng. Hiện nay bà đang quản lý sổ tiết kiệm trên. Ngoài ra, bà R để lại đất ruộng diện tích 256m2, hiện nay đang do bà Hà Thị L quản lý bìa đỏ. Bà R mượn đất của ông Hà Văn C vào năm 1987, có xây lên 1 nhà cấp 4 trên diện tích đất ở. Ông C để lại đất cho con trai là ông Hà Văn N5 vào năm 2004, sau đó ông Hà Văn N5 cho con trai là ông Hà Văn K2. Sau khi ông Hà Văn K2 bán đất cho người khác thì người mua đất đã phá ngôi nhà cấp 4 trên. Từ khi bà R chết, toàn bộ chi phí thờ cúng, giỗ đều là chị em bà bỏ ra. Bà R được thờ cúng và giỗ tại nhà thờ họ Hà phái 3 tại tổ 4, phường HD. Hiện nay mộ của bà R đã hoàn thiện xong, chi phí mai táng và xây mộ đã thanh toán xong. Bà R không nợ ai và cũng không ai nợ gì bà R. Quan điểm của bà không đồng ý hủy di chúc vì di chúc của bà Hà Thị R đúng theo quy định pháp luật. Đối với số tiền 26.600.000 đồng bà đã lo liệu chi phí xây mộ, hương khói, mai táng còn lại 5.000.000 đồng bà không đồng ý trả lại ông Hà Ngọc B vì đó là số tiền để bà lo liệu hương khói, cúng giỗ cho bà R. Bà khẳng định di chúc ngày 18/9/2014 của bà Hà Thị R có chứng nhận của tổ trưởng tổ dân phố số 1 là ông Trần Văn Kỳ, bí thư chi bộ tổ dân phố số 1 là ông Bùi Hữu T5 là hợp pháp. Đối với các yêu cầu còn lại của ông Hà Ngọc B bà đều không đồng ý.
* Bị đơn - bà Hà Thị L trình bày: Năm 2014, bà Hà Thị R gửi bà Hà Thị T số tiền là 12.900.000 đồng, bà T gửi tiết kiệm số tiền này tại ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam chi nhánh TB đến thời Đ ngày 25/11/2021, cả gốc và lãi là 26.600.000 đồng. Chi tiêu như nào do bà T chi tiêu. Ngoài ra, bà R để lại đất ruộng diện tích 256m2, hiện nay đang do bà quản lý bìa đỏ đất ruộng và đóng ba khâu dịch vụ từ năm 2018 đến nay gồm tưới tiêu, thuốc sâu, kỹ thuật. Bà R mượn đất của ông Hà Văn C vào năm 1987, địa chỉ thửa đất là tổ 1, phường HD, thành phố TB, tỉnh TB, có xây lên một nhà cấp bốn diện tích đất ở. Ông C để lại đất cho con trai là ông Hà Văn N5 vào năm 2004, sau đó ông Hà Văn N5 cho con trai là ông Hà Văn K2. Sau khi ông Hà Văn K2 bán đất cho người khác thì người mua đất đã phá ngôi nhà cấp bốn trên. Từ khi bà R chết, toàn bộ chi phí thờ cúng, giỗ đều là chị em các bà bỏ ra và lo việc thờ cúng. Bà không yêu cầu tiền thờ cúng, giỗ. Bà R được thờ cúng và giỗ tại nhà thờ họ Hà phái 3 tại tổ 4, phường HD. Hiện giờ mộ của bà R đã hoàn thiện xong, chi phí mai táng và xây mộ đã thanh toán xong, bà không có ý kiến gì. Bà R không nợ ai và cũng không ai nợ gì bà R. Bà khẳng định di chúc của bà Hà Thị R là hợp pháp nên không đồng ý với toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Hà Ngọc B.
* Bị đơn - bà Nguyễn Thị Đ trình bày: Bà hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bà Hà Thị T và bà Hà Thị L.
Bị đơn không có yêu cầu phản tố.
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - anh Hà Mạnh K2 trình bày: Bà Hà Thị R là người không chồng, không con, khi còn sống khỏe mạnh, bà ở nhà đất của ông Hà Văn C có xây một ngôi nhà cấp bốn, bà có nguyện vọng sống thì ở, khi không còn thì thờ đến giỗ đầu sau đó gửi bà vào nhà thờ, còn nhà thì tháo dỡ và đất trả lại cho con cháu ông Hà Văn C. Từ khi bà R ốm đau đến khi mất lo hương hỏa chi bà tuần tiết và giỗ chạp đến nay vẫn là anh chị em con cháu họ hàng bên nội của bà R cũng như chuyển mộ cho bà và đưa bà vào nhà thờ, nhà chùa cũng đều do anh chị em bên nội lo chu toàn.
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - ông Hà Văn S2, ông Bùi Quốc T2 và anh Hà Văn T6 trình bày: Bản di chúc của bà Hà Thị R là có thật, di chúc khi bà R viết là khỏe mạnh và minh mẫn, có 04 người làm chứng gồm: ông Hà Văn N5, bà Hà Thị T, ông Trần Văn Kỳ, ông Bùi Hữu T4.
* Người làm chứng - ông Hà Minh C3 (là Trưởng phái 3 họ Hà) khai: Hiện nay cụ Hà Thị R và bố mẹ đẻ của cụ đang được ở thờ cúng tại nhà thờ phái 3 họ Hà. Sau khi bà R chết đã để lại di sản cho bên họ nội, di sản là do bà R làm ra, bố mẹ của bà không để lại di sản cho bà R. Ông khẳng định di chúc của bà R lập ngày 18/9/2014 là đúng và việc làm của bà L, bà T và bà Đ đều hợp L.
* Người làm chứng - ông Bùi Hữu T4 khai: trước đây, bà R là cán bộ văn thư của UBND phường HD, khi còn sống bà R ở trong căn nhà cấp 4, lợp ngói và xây trên đất của ông Hà Văn C. Ngày 18/9/2014, lúc đó ông đang làm Bí thư, Trưởng ban công tác mặt trận phường HD; bà R đi một mình cầm theo bản di chúc đánh máy đến nhà ông xin chữ ký vào người làm chứng, chưa có chữ ký của ai ở trang cuối ông có đọc bản di chúc và xác nhận đúng họ tên người lập di chúc là bà Hà Thị R, đúng ngày tháng năm và những người hưởng di sản, bà R hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn, tự nguyện với ý chí của bản thân, không ai ép buộc, thể hiện rõ ý chí của bà chuyển tài sản của mình cho người khác; ông khẳng định bản di chúc hoàn toàn hợp lệ.
* Người làm chứng - ông Trần Văn K4 trình bày: trong thời gian ông làm tổ trưởng tổ 1 (cũ) phường HD, thành phố TB thì bà R có mang bản di chúc đánh máy sang nhà ông và nhờ ông ký làm chứng; lúc đó, bà R hoàn toàn tỉnh táo minh mẫn, không bị ép buộc.
* Người làm chứng - ông Trần Văn L6 và bà Hà Thị D7 khai: Bản di chúc của bà Hà Thị R lập ngày 18/9/2014 là thời Đ bà Hà Thị R còn khỏe mạnh và minh mẫn.
* Biên bản xác minh tại UBND phường HD thể hiện: bà Hà Thị R có 02 thửa đất trồng lúa, số thửa 40/6, tờ bản đồ số 12, diện tích 26m2; số thửa 94/3 tờ bản đồ số 12, diện tích 230m2 (theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số K828076 cấp ngày 05/7/1997, bà R không có đất ở, không có đất ao nào khác.
* Bản án sơ thẩm số 01/2023/DS-ST ngày 13/01/2023 của Tòa án nhân dân thành phố TB, tỉnh TB đã quyết định:
Căn cứ khoản 5 Điều 26, Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 616, Điều 617, Điều 624, Điều 628, Điều 630, Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về án phí và lệ phí Tòa án.
1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hà Ngọc B yêu cầu hủy bản di chúc ngày 18/9/2014 của bà Hà Thị R (D) do trái pháp luật.
2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hà Ngọc B buộc bà Hà Thị L trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số K828076 cấp ngày 05/7/1997 mang tên bà Hà Thị D cho các hàng thừa kế thứ ba của bà R để quản lý di sản.
3. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hà Ngọc B về việc buộc ông Hà Văn N5 và bà Nguyễn Thị Đ bồi thường cho những người thừa kế theo pháp luật của bà R số tiền 30 triệu đồng đối với nhà cấp 4 đã bị ông Hà Văn N5 và bà Nguyễn Thị Đ tháo dỡ năm 2021.
4. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hà Ngọc B về việc buộc bà Hà Thị T trả lại số tiền 26.600.000 đồng là di sản của bà Hà Thị R mà hiện nay bà Hà Thị T đang quản lý.
5. Không chấp nhận yêu cầu của ông Hà Ngọc B yêu cầu ông N5 và bà Đ tự tháo dỡ nhà lấy đất phi tang chứng cứ.
Ngoài ra còn tuyên về chi phí tố tụng, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.
* Kháng cáo của ông Hà Ngọc B:
- Ngày 16/01/2023, ông Hà Ngọc B nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, đề nghị sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, với các L do sau:
+ Bản di chúc ngày 18/9/2014 vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630, khoản 2 Điều 632, Điều 634 Bộ luật Dân sự, cụ thể: bản di chúc đánh máy gồm 02 trang nhưng không ghi số thứ tự, trang 1 không có chữ ký của bà R; ông Hà Văn N5, bà Hà Thị T ký đại diện gia đình; không có ai xác nhận chữ ký của bà R; phần nội dung bản di chúc bà R gọi ông C là chú ruột nhưng thực tế ông C là chú họ; bà R nói là ngôi nhà 2 gian cấp 4 bị dột nát, cho dỡ nhà lấy đất sử dụng nhưng thực tế ngôi nhà này bà R vẫn sử dụng bình thường từ năm 2014 đến năm 2020 mới bị ông N5, bà Đ phá dỡ để lấy đất, bà R cho dỡ nhà thì cúng giỗ ở đâu, thực tế bà R gửi bà T 12.900.000 đồng tiền mặt nhưng lại ghi là sổ tiết kiệm 12.900.000 đồng, tổng diện tích đất ruộng của bà R là 256m2 nhưng lại ghi là 10 thước (240m2), bà R chỉ nói là xây mộ của bà bên cạnh mộ của bố mẹ bà mà không nói xây nâng cấp mộ bố mẹ bà - chứng tỏ bà R không minh mẫn, không sáng suốt, có sự lừa dối, cưỡng ép là vi phạm vào Điều 631 Bộ luật Dân sự; ông yêu cầu Toà án huỷ bản di chúc nhưng Toà án cấp sơ thẩm vẫn công nhận di chúc của bà R là hợp pháp, không chấp nhận yêu cầu của ông.
+ Bà T sử dụng tiền tiết kiệm của bà R để di dời mộ, xây mộ lăng đá cho bà R là không đúng di chúc vì trong di chúc bà Dần dặn lại là sổ tiết tiệm bà T lấy về lo hậu sự cho bà; ông yêu cầu Toà án buộc bà T phải trả lại 26.600.000 đồng tiền tiết kiệm của bà R cho ông và những người thừa kế của bà R nhưng Toà án cấp sơ thẩm vẫn xác định việc bà T làm là phù hợp, không chấp nhận yêu cầu của ông.
+ Bà T và bà L tự ý di dời mộ của bà R là trái ý muốn của bà R, ông và những người thừa kế của bà R không biết, không đồng ý; ông yêu cầu bà T và bà L phải bồi thường cho ông và những người thừa kế của bà R theo quy định tại Điều 607 Bộ luật Dân sự nhưng Toà án cấp sơ thẩm không chấp yêu cầu của ông.
+ Ông Hà Văn N5 (con trai ông C) cùng vợ là bà Nguyễn Thị Đ tự ý phá dỡ ngôi nhà cấp 4 của bà R để lấy đất sử dụng; việc vợ chồng ông N5 tự phá dỡ nhà của bà R nhằm mục đích phi tang chứng cứ nên ông yêu cầu bà T và bà L phải bồi thường cho ông và những người thừa kế của bà R là phải nhưng Toà án cấp sơ thẩm không chấp yêu cầu của ông.
+ Ngoài ra ông còn yêu cầu Toà án làm rõ số tiền 1.000.000 đồng bà R đưa cho ông C từ năm 1987, khi đó tiền rất có giá trị, có thể mua được đất nhưng ông C chỉ xây cho bà R 2 gian nhà cấp 4 vậy số tiền đó ông C để làm gì? Nhà ở của bà R xây trên thửa đất số bao nhiêu và diện tích là bao nhiêu mét vuông nhưng Toà án cấp sơ thẩm không xem xét. Các chứng cứ mà ông giao nộp gồm 05 bức ảnh về nhà ở, công trình phụ, sân cổng nhà bà R nhưng Toà án cấp sơ thẩm cho là không có căn cứ; lời khai của ông Hà Minh C3 không khách quan nhưng Toà án cấp sơ thẩm vẫn coi là chứng cứ.
- Tại phiên toà phúc thẩm, ông Hà Ngọc B không rút kháng cáo; không thay đổi, bổ sung nội dung khách cáo.
* Ý kiến của Bị đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đối với kháng cáo của ông Hà Ngọc B:
- Tại Đơn đề nghị viết ngày 08/6/2023, bị đơn bà Hà Thị L, bà Nguyễn Thị Đ và bà Hà Thị T trình bày: “Mối quan hệ giữa chúng tôi và bà Hà Thị R: Chúng tôi với bà Hà Thị R là chị em họ (cháu bác, cháu chú, ông nội của bà R là anh trai của ông nội chúng tôi). Về thân thế - hoàn cảnh: Bố mẹ bà R sinh được 4 người con: 3 gái, 1 trai. Gồm: Bà Hà Thị N2 (mẹ ông B), bà Hà Thị R, bà Hà Thị M và ông Hà Văn C. Bà Hà Thị N2 đi lấy chồng trước năm 1945, năm 1946 bố mẹ và em trai bà R đều chết hết, bà M và bà R còn nhỏ nên bố mẹ ông B đón 2 chị em lên sống chung với anh chị. Đến năm 1947 không rõ nguyên nhân thế nào bà M và bà R bỏ về, lúc này nhà đất đã bán hết không nơi nương tựa nên bố mẹ chúng tôi đã đưa 2 chị em về nhà cưu mang. Đến năm 1950 bà R lên ở nhà cụ Dương Văn C8 (cụ C8 là anh trai mẹ chúng tôi), nhà cũng gần nhà bố mẹ chúng tôi. Đến năm 1955 bà R lại về ở với bố mẹ chúng tôi. Bà M vẫn ở với bố mẹ chúng tôi cho đến lúc đi lấy chồng. Đến năm 1958 bố chúng tôi đã xin được công việc cho bà R làm đưa thư (sau này gọi là văn thư) cho UBND xã HD. Năm 1962 bà R xin ra ở riêng, xét thấy điều kiện của bà R đã có công ăn việc làm tự lo cho bản thân được; bố mẹ chúng tôi cùng họ tộc đã cất dựng cho bà căn nhà nhỏ tường đất, lợp rạ làm nhờ trên thửa đất của ông Hà Văn T9 người trong họ (Gia đình ông T9 đi thoát ly, vườn đất bỏ hoang) để ở tạm. Năm 1983, ông T9 về quê bán đất để đi định cư nơi khác lúc này bà R phải rỡ nhà trả lại đất cho ông T9 đi ở nhờ gian kho của đội sản xuất số 2. Đến năm 1987 bà R lại về làm nhờ 2 gian nhà cấp 4 trên phần đất thổ cư của bố chúng tôi là ông Hà Văn C để ở cho đến lúc chết. Hoàn cảnh bà R thật là éo le, bố mẹ, em trai mất sớm, 2 chị đi lấy chồng, (bà M sau khi đi lấy chồng cũng mất sớm vào năm 1958) bản thân bà R lại bị dị tật người lùn, không có chồng con. Thấy hoàn cảnh của bà như vậy nên bố mẹ chúng tôi khi còn sống và chị em chúng tôi coi bà như người ruột thịt. Vì điều kiện của mỗi người mà giúp đỡ mong cho bà bớt đi nỗi cô đơn, bất hạnh của cuộc đời. Bà R chết vào ngày 14/02/2018 (tức ngày 29/12 âm lịch), trong lúc mọi người đang tất bật hân hoan đón chào năm mới, thì chị em, con cháu chúng tôi cùng họ tộc và chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương đứng ra lo hậu sự cho bà rất chu đáo, đảm bảo đầy đủ các nghi thức theo phong tục tập quán của địa phương. Theo ước nguyện của bà R lúc còn sống và theo phong tục tập quán của người Việt Nam; sau giỗ đầu của bà họ tộc chúng tôi đã làm các thủ tục về lĩnh vực tâm linh để đưa bát hương của bà vào từ đường phái 3 họ Hà phường HD để thờ cúng (cũng tại từ đường từ trước đến nay vẫn đang thờ hương hồn của bố mẹ và em trai bà R). Hàng năm vào ngày giỗ bà, chị em con cháu chúng tôi tự nguyện đóng góp tiền mua vật phẩm, hương hoa, mâm cỗ đạm bạc để cúng bà. Việc chúng tôi cúng giỗ bà R chúng tôi xin hứa với quý Tòa sẽ theo đuổi đến hết đời chúng tôi và chuyển giao tiếp cho con cháu chúng tôi tiếp tục thực hiện. Cho dù nguồn tiền có hay không điều đó không phải điều quan trọng, trong lĩnh vực này cái tâm, cái tình nghĩa mới là trên hết.
Ông B là con trai bà Hà Thị N2, gọi bà R là dì ruột. Nhà tuy khác xã phường xong dì cháu ở cách nhau khoảng 1km. Thấy hoàn cảnh của dì mình như vậy sao ông không đón bà về để phụng dưỡng chăm sóc mà để dì mình phải đi ở nhờ nay đây mai đó. Bà R ở với bố mẹ và chị em chúng tôi thời gian khoảng 40 năm, chưa lần nào chúng tôi thấy ông xuống nhà xem dì mình sống ra sao? Sức khỏe có tốt không để có viên thuốc, cân gạo, đồng tiền biếu dì. Ngay khi bà R mất gia đình ông không có lấy một đồng để cúng viếng, ngày cúng lễ 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu của bà R ông B cũng không thèm đến. Lúc còn sống hàng năm vào ngày 25/12 âm lịch, 20/4 âm lịch là bà R có sắp mấy mâm cơm để cúng bố mẹ. Khi chưa có nhà riêng thì tổ chức cúng giỗ tại nhà ông C, từ năm 1987 đến năm bà chết thì cúng giỗ tại nhà riêng của bà. Bà N2 (mẹ ông B) lúc còn sống và khỏe mạnh có theo đuổi giỗ chạp đều đặn. Kể từ khi bà N2 yếu và chết (khoảng năm 2005) anh em con cháu nhà ông B không có ai theo đuổi nữa.
Những nội dung chúng tôi nêu trên đều chứng minh ông B thoái thác không thực hiện nghĩa vụ của mình, của một người cháu đối với dì ruột của mình.
Ý kiến của chúng tôi về nội dung kháng cáo: Tất cả các tài liệu liên quan, các ý kiến trình bày chúng tôi đã gửi trình cấp Tòa sơ thẩm. Nay chúng tôi bổ sung ý kiến vào nội dung thứ nhất (phần 1) nội dung kháng cáo như sau: Bản di chúc ngày 18/9/2014 của bà Hà Thị R là chính do bà R tự lập khi bà R còn khỏe mạnh bà hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt. Điều này 2 người làm chứng trong bản di chúc đã khẳng định và cam đoan trước cơ quan pháp luật.
Bản di chúc ngày 18/9/2014 của bà Hà Thị R là có sự cưỡng ép. Vậy chúng tôi hỏi lại ông B ai là người cưỡng ép, bằng chứng ở đâu? về nội dung này theo chúng tôi là rất nghiêm trọng trước cơ quan pháp luật ông không thể bịa đặt vu khống.
Trong bản di chúc của bà R không có một nội dung nào nói về quyền lợi dành cho chúng tôi và họ tộc chúng tôi mà chỉ nhờ cậy họ tộc chúng tôi làm giúp bà một số công việc khi bà đã ra đi về cõi vĩnh hằng. Số tài sản của bà R hiện nay còn 256m2 đất nông nghiệp, tiền mặt còn 5.000.000 đồng. Họ tộc chúng tôi không chấp nhận giao lại cho bất cứ ai mà giữ lại để sau này lo tiếp các công việc cho bà R theo ước nguyện của bà như trong di chúc.
Nay chúng tôi làm đơn này đề nghị cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm vì bản án sơ thẩm xử vụ án trên đúng, hợp tình, hợp L và khách quan”.
- Những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông Hà Hữu K là bà Nguyễn Thị S, anh Hà Văn D, chị Hà Thị L2, anh Hà Mạnh H2, chị Hà Thị Thu H3, chị Hà Thị LA không nộp văn bản trình bày ý kiến của mình đối với kháng cáo của ông Hà Ngọc B cho Toà án.
* Ngoài ra Toà án cấp phúc thẩm còn nhận được Đơn tường trình viết ngày 14/6/2023 của chị Lại Thị N sinh năm 1981, địa chỉ: tổ 1, phường HD, thành phố TB, tỉnh TB là con dâu bà Hà Thị L, chị N trình bày: “Nhà tôi ở gần nhà bà Hà Thị R cách nhà bà Đ tôi ở gần bác từ lúc bác còn sống cho đến lúc bác mất. Tôi là con dâu bà Hà Thị L (là vợ ông Vũ Hồng Ha). Tôi về làm dâu từ tháng 01/2005. Tôi về làm dâu nhưng rất gần gũi với bà Hà Thị R: Bà là người khuyết tật, bà cao có 1m là người cô đơn không chồng, không con, không họ hàng ruột thịt ở gần. Bà thường xuyên sang nhà tôi chơi lấy nước để sinh hoạt và nhà tôi cũng mắc điện thắp sáng cho bác đến rỡ nhà mới thôi và không lấy tiền phí của bác. Khi nhà tôi phá vòi nước ngoài sân chuyển chỗ khác tôi đã sách nước sang cho bác dùng. Từ khi còn khỏe bác cháu rất gần gũi và thân thiết như họ hàng ruột thịt. Cháu có bát canh cũng mời bác rồi giặt giũ phơi phong giường chiếu, chăn ga, gối đệm, quần áo vì bác là người khuyết tật nên thỉnh thoảng tôi cũng tự may cho bác tấm áo mùa hè, mùa đông. Những khi mưa to, mưa bão vợ chồng tôi thường xuyên qua nhà bác buộc cửa, chèn cửa lo chỗ dột cho bác cho đến khi mái nhà bị dột to đúng giữa giường thì tôi tự mua bạt che cho bác. Về mùa hè rất nóng nhưng lại hay mưa đột xuất mà vẫn phải mắc bạt nên rất nóng và tH3 bác. Đến khi bà T sang chơi thăm bác ốm vào nhà thì nhìn thấy rất tH3 tâm nên đã về bàn với chồng và đã xin trợ cấp từ xã tiền để thay ngói cho bác. Vậy là một lần nữa anh em, con cháu chúng tôi lại chung tay giúp bà với tinh thần rất vui vẻ, đoàn kết và tự nguyện. Vậy lúc đó ông B ở đâu có biết hay không? Đã là tuổi già thì nay đau chỗ này, mai đau chỗ kia thường xuyên đi bệnh viện khám chữa bệnh nhưng chưa bao giờ tôi thấy ông B quan tâm hỏi thăm. Cho đến khi cuối đời thì bác bị ốm phải đi viện thì ông N4, bà L, bà T mới nói là gọi ông B đến. Thực sự lúc đó sau 12 năm ở gần bác tôi mới biết mặt ông B là cháu ruột bác. Đến khi đưa bác nhập viện cô ý tá hỏi là khi cần liên hệ với người nhà thì liên hệ với ai: Ông B bảo liên hệ với cái N. Trong quá trình bà nhập viện về kinh phí ông cũng không lo, không cho, không biếu vì tôi là người được bác giao cho cầm tiền và ghi chép lại mua những gì, ai cho bao nhiêu tôi cũng công khai với bác. Tôi trông bác từ sáng đến 7 giờ tối có khi đến 8, 9 giờ tối mới được về. Ông B cũng có cho bà vợ của ông sang trông đêm thay nhau với các bà L, T, D, S3, Ph. Còn ông thì ngày nào cũng sang chỉ được 10 hay 15 phút thì về hay hỏi bà xem có nhiều tiền không để ở đâu nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ là ông nói đùa chứ không nghĩ đến cơ sự này. Bà R vẫn nói với tôi và mọi người trong phòng bệnh là sang chẳng hỏi gì toàn hỏi tiền. Nghĩ lại mà tôi thấy thương bác vô cùng. Cho đến lúc bác lâm chung và theo đuổi đến tận bây giờ tôi luôn làm theo tâm nguyện của bác mặc dù tôi không có tên trong di chúc nhưng từ khi bác mất đến 49 ngày, 100 ngày tôi đều cúng cơm lo tuần tự H3 hoa đến khi đưa bác và gia đình vào nhà thờ, nhà chùa tôi theo đúng 3 năm (mãn tang), còn bây giờ tôi vẫn theo giỗ cho bác với tinh thần tự nguyện, không đòi hỏi giữa tôi và bác không ruột thịt thân thích nhưng tôi rất tH3 bác tự hỏi sao lúc sống bác đã khổ đến bây giờ bác mất rồi bác vẫn không được yên. Về việc chuyển mộ và 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu đưa bát H3 của bác vào nhà thờ, nhà chùa. Các bà T, Đ, L đều cho mời ông B xuống tham gia nhưng chưa bao giờ ông ấy xuống còn về việc ông ý kiện ông Hà Văn C không phải là chú ruột nhưng vì khi còn sống ông C là người sống có tình, có đạo đức rất đáng tôn trọng cho nên từ là người chú họ mà bà quý trọng thân thiết và coi ông như chú ruột là đúng. Vì lúc đó tôi đã về làm dâu và chứng kiến tận mắt. Bà R là người rất tốt và hòa đồng với mọi người nên tôi cũng rất quý trọng và yêu thương chăm sóc bác từ lúc còn khỏe cho đến tận bây giờ.
Theo phong tục tập quán của người Việt Nam nói chung và phường HD nói chung là xảy cha còn chú. Một khi người như bác vừa khuyết tật, cô đơn thì ai mà không tH3 thế nên từ khi còn trẻ bà đã ở với ông Hà Văn C là chú họ (nhưng là bên nội) đến khi già cả ốm đau và lâm chung cũng là anh em họ hàng con cháu bên nội lo toan hậu sự giúp bà. Tôi thiết nghĩ việc bà lập di chúc không có tên ông B là đúng vì ông không quan tâm đến sức khỏe của bà. Rồi từ khi bà mất liên quan đến bìa đỏ ruộng đất ông cũng không đóng thuế, không thực hiện nghĩa vụ gì (vì tôi là người đóng thuế).
Ông B là người có quan hệ ruột thịt với bà Hà Thị R vậy sao ông không quan tâm đến sức khỏe của bác và tất cả những việc liên quan đến bác vậy ông kiện cái gì nữa.
Chính vì thế mà hôm nay tôi viết bản tường trình này muốn nói lên suy nghĩ và sự thật của mình trong suốt thời gian qua ở gần bác. Tôi kính mong hội đồng xét xử xem xét giải quyết và giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố, không có cơ sở nào để chấp nhận kháng cáo của ông Hà Ngọc B. Vì tôi nhận thấy bản án của Tòa án nhân dân thành phố phán quyết rất thấu đáo, hợp tình, hợp L. Tôi cũng đề nghị với Hội đồng xét xử có những phán quyết thấu tình đạt L, hợp lòng người dương, đúng lòng người âm”.
* Phát biểu của Kiểm sát viên:
- Về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên toà, các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án: Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên toà, các đương sự (gồm: ông B, bà L, bà T, bà Đ, bà N, anh H2, anh K2, ông Hà Mạnh T2, ông Bùi Quốc T2 và ông S2) đã tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; các đương sự còn lại (gồm: bà S, anh H2, chị L2) không tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự là đúng pháp luật.
- Về việc giải quyết vụ án: kháng cáo của ông Hà Ngọc B không có căn cứ, đề nghị Họi đồng xét xử căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng Dân sự, không chấp nhận kháng cáo của ông B, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu đã thu thập có trong hồ sơ vụ án, cũng như thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[1]. Về tố tụng:
- Hội đồng xét xử thấy, Toà án cấp sơ thẩm có đưa bà Phạm Thị C5, anh Hà Văn H4, chị Hà Thị H9 là vợ, con của ông Hà Văn H10 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và xác định họ là người thừa kế của cụ Hà Thị R là không đúng vì ông Hà Văn H10 tuy là cháu ruột của cụ Hà Thị R, ông Hải gọi cụ R là dì ruột nhưng ông Hà Văn H10 chết ngày 15/02/2012 – chết trước cụ R nên theo quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự, ông H10 không phải là người thừa kế của cụ R; ngày 18/7/2023, bà C5, chị H9, anh H10 đều có văn bản trình bày ý kiến là họ không nắm được nội dung, bản chất của vụ kiện, không liên quan gì đến tất cả các tài sản do cụ R để lại; việc xử L, phân chia các tài sản đó với bất kỳ hình thức, kết quả như thế nào, họ cũng không có ý kiến; đề nghị Toà án không triệu tập họ tham gia phiên toà với bất kỳ tư cách nào và dù Toà án có tuyên án như thế nào thì họ cũng không có quyền lợi hoặc trách nhiệm liên quan trong việc thi hành án. Vì vậy Toà án cấp phúc thẩm không đưa bà C5, chị H9, anh H10 vào tham gia tố tụng.
- Ngày 09/3/2023, ông Hà Văn K là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chết; Toà án cấp phúc thẩm đã đưa bà Nguyễn Thị S (là vợ của ông K) và anh Hà Văn D, chị Hà Thị L2, anh Hà Mạnh H2, chị Hà Thị Thu H3, chị Hà Thị LA (là các con của ông K) vào tham gia tố tụng với tư cách là những người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của ông K theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng anh H2 đã uỷ quyền cho ông B tham gia tố tụng, còn bà S, anh D, chị L2, chị LA vẫn vắng mặt nên Toà án vẫn xét xử vắng mặt họ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 228 Bộ luật tố tụng Dân sự.
[2]. Về nội dung:
[2.1]. Xét kháng cáo của ông Hà Ngọc B, yêu cầu tuyên bố Bản di chúc ngày 18/9/2014 không hợp pháp, Hội đồng xét xử thấy:
Bản di chúc đề ngày 18/9/2014, gồm 02 trang nhưng được in 2 mặt trên 1 tờ giấy khổ A4, có nội dung như sau:
“ Tên tôi là Hà Thị D.
Trú quán: Tổ 1, phường HD, thành phố TB, tỉnh TB.
Nay tôi viết lời di chúc xin nhờ tất cả các người có tên sau đây để làm ma cho tôi khi tôi qua đời.
1. Tôi nhờ Chi ủy, Ban mặt trận, Tổ sản xuất 1,2; Phụ nữ, tất cả các cụ ban người cao tuổi, đoàn thể thanh niên và dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo phường HD, Thành phố TB. Bản thân tôi là người mồ côi từ bé chỉ có các chú và các em họ; hiện tôi có đưa cho ông Hà Văn C là chú ruột 1.000.000 đ (Một triệu đồng) năm 1987 để làm hai gian nhà cấp 4 lên ở. Hiện nay nhà cũng bị dột nát, tôi xin viết lại lời di chúc như sau:
- Trần Thị S cùng các con.
- Hà Thị L cùng các con.
- Hà Văn N5 cùng các con và Nguyễn Thị Đ.
- Vợ chồng Bùi Quốc T2 và Hà Thị T.
- Vợ chồng Trần Văn L và Hà Thị D.
- Về phía các anh em họ tôi có nhờ vợ chồng Hà Văn T2 (C).
Hôm nay tôi viết bản di chúc này tinh thần minh mẫn. Hiện nay tôi có gửi cô Hà Thị T và chồng là Bùi Quốc T2 một sổ tiết kiệm là 12.900.000 đồng (Mười hai triệu chín trăm ngàn Việt Nam đồng). Và một ngôi nhà hai gian cấp 4 được xây nhờ trên đất nhà ông Hà Văn C và một thửa ruộng 10 thước (240m2).
Khi tôi qua đời thì thiêu. Các anh chị em, các cháu đưa vào chùa để làm lễ ngày 49, ngày 100. Sau khi tôi mất 01 năm, nếu tháo dỡ thì tôi trả lại đất cho trai gái các con ông C (Vì ông C đã mất). Tất cả các lời di chúc trên tôi nhờ các cấp và các cháu, các anh chị em đứng ra làm ma cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Còn số tài sản:
1. Sổ tiết kiệm gửi cô Hà Thị T lấy về lo hậu sự cho tôi.
2. Hai gian nhà cấp 4 để thờ cúng tôi trong hết giỗ đầu rồi do quyền của toàn thể anh chị em để lại hay dỡ phá.
Lý do trước khi tôi đưa cho ông Hà Văn C một triệu, nói là sống thì ở chết thì thờ cúng. Nhưng hiện nay ông C đã mất, nếu khi dỡ thì tôi trả lại tất cả con trai, con gái ông C.
3. Mười thước (240m2) nguyện vọng của tôi nếu nhà nước mua thì ông Hà Văn T2, Hà Văn N4, Hà Văn S2 cùng con cháu lấy tiền giỗ tết và xây mộ cho tôi bên mộ của bố mẹ tôi.
Tôi viết di chúc này thông qua trình duyệt Uỷ ban phường HD, Ban tư pháp, chính quyền và mặt trận, Ban lãnh đạo tổ 1,2 xác nhận và giúp đỡ tôi theo đúng nguyện vọng vì hoàn cảnh tôi lớn lên là mồ côi từ bé. Tôi rất cảm ơn Đảng, nhà nước quan tâm đến tôi, giúp đỡ tôi.
Hiện nay tôi viết di chúc này trong lúc tôi tỉnh táo và minh mẫn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả Đảng uỷ, chính quyền, bà con thôn xóm trong xã ngoài làng, họ tộc hai bên nội ngoại cùng các đoàn thể phụ nữ nông thôn…Tôi gửi lời chào, lời cảm ơn chân thành.
(Bản di chúc này được lập thành 10 bản, có giá trị pháp lý như nhau)” Phần cuối bản di chúc đều có chữ ký của Người viết di chúc: Hà Thị R; Chứng nhận của tổ dân phố: ông Trần Văn K và ông Bùi Hữu T; Đại diện gia đình: Hà Văn N4, Hà Thị T.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “... di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”, việc cụ R không đánh số thứ tự và không ký vào trang 1 của bản di chúc là chưa đảm bảo quy định nhưng xét thấy bản di chúc này tuy gồm có 2 trang nhưng được in hai mặt trên cùng 1 tờ giấy khổ A4 nên vẫn được coi là hợp pháp.
Ông Bùi Hữu T và ông Trần Văn K đủ điều kiện là người làm chứng theo quy định tại Điều 654 Bộ Luật Dân sự năm 2005, ông B cho rằng lời khai của ông Thường và ông K không khách quan và việc cụ R lập di chúc có sự ép buộc nhưng ông không đưa ra được chứng cứ chứng minh.
Trong bản di chúc, cụ R có viết: “Hôm nay tôi viết bản di chúc này tinh thần minh mẫn”, “Hiện nay tôi viết di chúc này trong lúc tôi tỉnh táo và minh mẫn”; lời khai những người làm chứng là ông Bùi Hữu T, ông Trần Văn K, ông Trần Văn L và bà Hà Thị D đều cho thấy, tại thời điểm lập di chúc, cụ R còn khỏe mạnh và minh mẫn.
Đọc Bản di chúc của bà R và lời trình bày trong Đơn đề nghị viết ngày 08/6/2023, bị đơn bà Hà Thị L, bà Nguyễn Thị Đ và bà Hà Thị T, lời trình bày trong Đơn tường trình viết ngày 14/6/2023 của chị Lại Thị N là con dâu bà Hà Thị L cho thấy, cụ R là người có hoàn cảnh khó khăn, cụ là người khuyết tật bẩm sinh, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có chồng, con; chị em ruột của cụ đều mất sớm nên từ nhỏ bà đã sống nương nhờ vào họ hàng nội tộc họ Hà, cụ được mọi người trong họ tH3 yêu, đùm bọc như người ruột thịt; nhất là đối với gia đình cụ Hà Văn C, cụ C đã cho cụ R mượn đất làm nhà, cụ C cùng con cháu của cụ đã đứng ra xây nhà cho cụ R ở và hỗ trợ, giúp đỡ cụ R trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như lúc cụ R ốm đau nên việc cụ R viết di chúc “nhờ Chi ủy, Ban mặt trận, Tổ sản xuất 1,2; Phụ nữ, tất cả các cụ ban người cao tuổi, đoàn thể thanh niên và dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo phường HD, Thành phố TB” và anh em họ hàng bên nội làm ma, xây mộ, thờ cúng cho cụ khi cụ qua đời… và cụ gọi ông C gọi cụ Hà Văn C là chú ruột là phù hợp với đạo đức truyền thống của người Việt Nam. Những tài sản của cụ R để lại được ghi trong di chúc gồm 01 sổ tiết kiệm, 01 ngôi nhà và đất ruộng đều là tài sản hợp pháp của cụ R nên cụ R có quyền tự định đoạt. Ông B không đưa ra được chứng cứ nào chứng minh việc cụ R lập di chúc là do bị người khác ép buộc.
Tuy diện tích đất nông nghiệp mà cụ R viết trong bản di chúc là 240m2 là không chính xác với số liệu mà UBND phường HD cung cấp là 256m2 nhưng Hội đồng xét xử thấy, với trình độ văn hoá và hiểu biết của cụ R, cụ viết như thế cũng là tương đối chính xác; còn việc ông B cho rằng số tiền 12.900.000 đồng cụ R đưa cho bà T là tiền mặt, không phải là sổ tiết kiệm như cụ R ghi trong di chúc để chứng minh là thời Đ cụ R lập di chúc, cụ không còn minh mẫn, tỉnh táo là không có căn cứ .
Như vậy, Hội đồng xét xử thấy nội dung Bản di chúc đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2005 và được coi là di chúc hợp pháp quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005; Toà án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông B về việc yêu cầu Toà án tuyên bố di chúc vô hiệu là có căn cứ; kháng cáo của ông B là không có căn cứ.
[2.2]. Xét kháng cáo của ông Hà Ngọc B, yêu cầu Toà án buộc bà Hà Thị T trả lại 26.600.000 đồng cho ông B và những người thừa kế theo pháp luật của cụ R quản L; yêu cầu Toà án xử L đối với bà Hà Thị T và bà Hà Thị L về hành vi tự ý di dời mộ của cụ R và buộc và T, bà L phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả cho ông B và những người thừa kế theo pháp luật của cụ R theo quy định tại Điều 607 Bộ luật Dân sự năm 2015, Hội đồng xét xử thấy:
Trong bản di chúc, cụ R viết: “Hiện tôi có 01 sổ tiết kiệm 12.900.000 đồng gửi cô Hà Thị T và chồng là Bùi Quốc T2, tôi xác định số tiền này cô T lấy về lo hậu sự về sau cho tôi”, cụ R không định đoạt cho ông B quản L. Lời khai của bà T và các tài liệu trong hồ sơ thể hiện đến thời điểm tranh chấp, tổng số tiền gốc và lãi là 26.600.000 đồng, bà T đã sử dụng để di dời và xây mộ của bà R, ốp lăng đá và chi vào giỗ tết cho bà R, có bảng thanh toán chi tiết với họ hàng việc bà T quản L sử dụng số tiền trên là đúng di nguyện của bà R, hiện nay còn 5.000.000 đồng bà T và các thành viên trong họ đã thống nhất là nhờ chị Lại Thị N gửi tiết kiệm để tiếp tục sử dụng vào việc thờ cúng cụ R và bố mẹ đẻ của cụ. Việc di dời mộ của cụ R không phải do vợ chồng bà T tự ý làm mà được cả họ nội thống nhất di dời vì phần mộ của cụ R trước đây được xây cạnh mộ bố mẹ của cụ theo di nguyện của cụ nhưng do mộ cụ R ở ngay lối đi, về mặt tâm linh không được tốt. Nhìn bức ảnh chụp ngôi mộ của cụ R mà bà T giao nộp, cho thấy: ngôi mộ của cụ R là lăng mộ đá rất đẹp đẽ, khang trang mà ít người có được. Đọc bản di chúc thấy, cụ R tha thiết nhờ vả những người trong họ quản L di sản của cụ để dùng vào việc lo hậu sự và thờ cúng chứ không để lại tài sản cho bất cứ ai, bà T cũng như các thành viên khác trong họ Hà không được hưởng bất kỳ lợi ích gì về tài sản của cụ R; tài sản của cụ R để lại không đáng kể, nhưng bà T cùng các thành viên trong họ Hà vẫn đang tiếp tục thờ cúng, chăm sóc phần mộ của cụ R và bố mẹ đẻ của cụ R; trong khi đó ông B mặc dù là cháu ruột gọi cụ R bằng dì nhưng kể từ sau khi làm đám tang cho cụ R ít ngày, ông B không tham gia vào việc hậu sự, cúng lễ cho cụ R nữa, kể cả lễ 49 ngày, lễ 100 ngày cụ R; tại phiên toà, ông B đã thừa nhận điều này. Điều đó chứng tỏ, việc bà T cùng những họ hàng nội tộc của cụ R đã làm là một nghĩa cử cao đẹp, cần phải được mọi người trân trọng và noi theo. Toà án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông B về việc yêu cầu Toà án buộc bà Hà Thị T trả lại 26.600.000 đồng cho ông B và những người thừa kế theo pháp luật của cụ R quản L và không giải quyết yêu cầu của ông B đề nghị Toà án xử L đối với bà Hà Thị T và bà Hà Thị L về hành vi tự ý di dời mộ của cụ R vì yêu cầu này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án là có căn cứ; tuy nhiên, Toà án cấp sơ thẩm không quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của ông B đề nghị Toà án xử L đối với bà Hà Thị T và bà Hà Thị L về hành vi tự ý di dời mộ của cụ R là thiếu sót.
Việc ông B yêu cầu Toà án buộc bà T phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả theo quy định tại Điều 607 Bộ luật Dân sự năm 2015 phát sinh trong giai đoạn xét xử phúc thẩm không thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm, nên Hội đồng xét xử không giải quyết.
[2.3]. Xét kháng cáo của ông Hà Ngọc B, yêu cầu Toà án buộc bà Hà Thị L trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số K828*** cấp ngày 05/7/1997 mang tên Hà Thị D cho ông B và những người thừa kế theo pháp luật của cụ R quản L, Hội đồng xét xử thấy:
Tuy cụ R không chỉ định cụ thể ai là người quản L Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trong bản di chúc, cụ R có viết: “...một thửa ruộng 10 thước (240m2), nguyện vọng của tôi nếu Nhà nước mua thì ông Hà Văn T2, Hà Văn N4, Hà Văn S2 cùng con cháu lấy tiền giỗ tết và xây mộ cho tôi bên mộ của bố mẹ tôi” nhưng thực tế, từ khi cụ R còn sống, cụ đã nhờ bà L quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng toàn bộ đất nông nghiệp để cấy lúa lấy thóc cho cụ ăn và đóng nghĩa vụ với nhà nước thay cho cụ ; sau khi cụ R chết, ông T2, ông N5và ông S2 và các thành viên trong nội tộc họ Hà đã họp và thống nhất giao cho bà Hà Thị L quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ruộng mang tên cụ R và từ đó đến nay bà L là người nộp các khoản phí cho HTXNNDV xã HD (có phiếu thu và xác nhận của HTX), thửa đất ruộng không mua bán chuyển nhượng cho ai, không bị nhà nước thu hồi. Như vậy, việc bà Hà Thị L quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ruộng mang tên cụ R là hợp pháp để tiếp tục thực hiện di nguyện của cụ; Toà án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hà Ngọc B về việc yêu cầu Toà án buộc bà Hà Thị L trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số K828076 cấp ngày 05/7/1997 mang tên Hà Thị D cho ông B và những người thừa kế theo pháp luật của cụ R quản L là có căn cứ; kháng cáo của ông B là không có căn cứ.
[2.4]. Xét kháng cáo của ông Hà Ngọc B, yêu cầu Toà án buộc ông N5 bà Đ bồi thường cho ông B và những người thừa kế theo pháp luật của cụ R 30.000.000 đồng vì đã tự ý tháo dỡ căn nhà cấp 4 của cụ R, Hội đồng xét xử thấy:
Trong bản di chúc, cụ R có viết: “Hiện nay tôi có ... và ngôi nhà 02 gian cấp 4 được xây nhờ trên đất nhà ông Hà Văn C”, “hiện nay nhà cũng bị dột nát”, “Hai gian nhà cấp 4 để thờ cúng tôi trong hết giỗ đầu rồi do quyền toàn thể anh chị em để lại hay phá dỡ.... nếu khi dỡ thì tôi trả lại tất cả cho con trai, con gái ông C”. Theo Biên bản xác minh ngày 18/10/2022 tại Ủy ban nhân dân phường HD thể hiện: nhà cấp bốn của bà R xây dựng trên đất của ông C, phần đất là của ông C đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông C. Năm bức ảnh mà ông B giao nộp chỉ có giá trị chứng minh là khi bà R chết, bà R có để lại 01 ngôi nhà cấp 4.
Như vậy, có đủ cơ sở để xác định là gia đình cụ Hà Văn C cho cụ R mượn đất để làm nhà ở; gia đình ông Ninh, bà Đ đã tháo dỡ căn nhà là thực hiện theo di chúc của cụ R, không phải là hành vi xâm phạm tài sản; Toà án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hà Ngọc B về việc yêu cầu Toà án buộc ông N5 bà Đ bồi thường cho ông B và những người thừa kế theo pháp luật của cụ R 30.000.000 đồng là có căn cứ; kháng cáo của ông B là không có căn cứ.
Việc ông B cho rằng ông N4, bà Đ tự tháo dỡ ngôi nhà của bà R là để phi tang chứng cứ chỉ là căn cứ, lập luận của ông B để chứng minh cho yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản chứ không phải là một trong những yêu cầu khởi kiện nhưng Toà án cấp sơ thẩm đã quyết định: “5. Không chấp nhận yêu cầu của ông Hà Ngọc B yêu cầu ông N5và bà Đ tự tháo dỡ nhà lấy đất phi tang chứng cứ” là không phù hợp, Hội đồng xét xử cần phải sửa phần quyết định của bản án cho phù hợp.
[3] Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy kháng cáo của ông Hà Ngọc B là không có căn cứ nên không được chấp nhận nhưng do Toà án cấp sơ thẩm có một số thiếu sót như đã nêu trên nên cần căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự, sửa bản án sơ thẩm.
[4] Về án phí: Do bản án sơ thẩm bị sửa nên theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự, ông B không phải chịu án phí phí dân sự phúc thẩm; miễn án phí dân sự sơ thẩm cho ông B vì ông B là người cao tuổi theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Toà án.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự; sửa Bản án sơ thẩm số 01/2023/DS-ST ngày 13 tháng 01 năm 2023 của Tòa án nhân dân thành phố TB, tỉnh TB như sau:
- Áp dụng Điều 26, Đ d khoản 1 Điều 192, Đ g khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự; đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu của ông Hà Ngọc B về việc yêu cầu Toà án xử L đối với bà Hà Thị T và bà Hà Thị L về hành vi tự ý di dời mộ của cụ R.
- Áp dụng Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005; không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Hà Ngọc B về việc ông B yêu cầu Toà án tuyên bố di chúc lập ngày 18/9/2014 của cụ Hà Thị R là vô hiệu; yêu cầu Toà án buộc bà Hà Thị T trả lại 26.600.000 đồng, buộc bà Hà Thị L trả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số K828*** cấp ngày 05/7/1997 mang tên Hà Thị D cho ông B và những người thừa kế theo pháp luật của cụ R quản L; yêu cầu Toà án buộc ông Hà Văn N4, bà Nguyễn Thị Đ bồi thường cho ông B và những người thừa kế theo pháp luật của cụ R 30.000.000 đồng do tháo dỡ ngôi nhà cấp 4 của cụ R.
- Áp khoản 2 Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Toà án; miễn án phí dân sự sơ thẩm cho ông Hà Ngọc B, ông Hà Ngọc B không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 38/2023/DS-PT
Số hiệu: | 38/2023/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Thái Bình |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 26/09/2023 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về