TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
BẢN ÁN 30/2023/DS-PT NGÀY 29/03/2023 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN
Trong các ngày 17 và 29/03/2023, tại Tòa án nhân dân tỉnh N xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 76/2022/TLPT-DS ngày 25/10/2022 về tranh chấp tài sản thừa kế. Do bản án dân sự sơ thẩm số 23/2022/DS-ST ngày 08/6/2022 của Tòa án nhân dân huyện Anh S, tỉnh N bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 35/2023/QĐ-PT, ngày 13/02/2022, giữa các đương sự:
- N đơn: bà Bùi Thị B, sinh năm 1957; địa chỉ: Thôn 5, xã LS, huyện Anh S, tỉnh N. Có mặt.
- Bị đơn: ông Nguyễn Ngọc Đ, sinh năm 1957; địa chỉ: Thôn 6, xã LS, huyện Anh S, tỉnh N. Có mặt.
- Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị đơn: Ông Trần Đình Tý, Văn phòng luật sư số 3, Đoàn luật sư tỉnh N. Có mặt.
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Bùi Đình Q, sinh năm 1930; địa chỉ: Phòng 216 A2 gác 2, phường Qnh Mai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Vắng mặt.
Người đại diện theo ủy quyền của ông Q: ông Phạm Trọng H, sinh năm 1951; địa chỉ: Thôn 5, xã LS, huyện Anh S, tỉnh N. Có mặt.
2. Bà Bùi Thị H, sinh năm 1954; địa chỉ: Thôn 8, xã LS, huyện Anh S, tỉnh N. Có mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo Bản án dân sự sơ thẩm số 23/2022/DSST ngày 08/6/2022 của Tòa án nhân dân huyện Anh S, vụ án có nội dung như sau:
Theo đơn khởi kiện và các lời khai tiếp theo tại Tòa án, nguyên đơn bà Bùi Thị B trình bày: Bố bà là cụ Bùi Đình M – Sinh năm 1901 lấy vợ đầu là cụ Mai Thị H có được 05 người con, gồm Bùi Thị L (Tên gọi khác: T - đã chết), Bùi Thị B (đã chết), Bùi Thị Q (đã chết), Bùi Đình Q (đã chết lúc còn nhỏ), Bùi Đình Q (Sinh năm 1930). Năm 1951 cụ H mất. Đến năm 1952 cụ M lấy vợ thứ 2 là cụ Nguyễn Thị Đ – Sinh năm 1918. Cụ M, cụ Đ có với nhau 02 người con chung là Bùi Thị H và bà (Bùi Thị B). Trước khi lấy cụ M thì cụ Đ có 02 người con riêng là ông Nguyễn Văn Đ (đã chết) và bà Nguyễn Thị L.
Quá trình chung sống cụ M, cụ Đ tạo dựng được khối tài sản gồm: thửa đất số 117, tờ bản đồ 16, có diện tích 396 m2 và 01 ngôi nhà tranh (đã dỡ bỏ vào năm 1997) tại thôn 9, xã LS, huyện Anh S, N.
Năm 1983 bố bà là cụ M chết, đến năm 1994 cụ Đ chết đều không để lại di chúc. Sau khi cụ M, cụ Đ chết thì anh em thống nhất tạm giao thửa đất cho bà Nguyễn Thị L (con riêng cụ Đ) bảo quản. Bà L bảo quản trông coi được một thời gian thì không làm nữa. Đến năm 1998 ông Bùi Đình Q là con trai trưởng đã giao thửa đất trên lại cho ông Nguyễn Ngọc Đ (là con trai của bà Bùi Thị L) bảo quản, trông coi, tăng gia sản xuất. Năm 2015 ông Đ tự ý làm móng trên thửa đất với mục đích làm nhà cho con. Sau khi phát hiện sự việc thì các anh em trong gia đình đã báo cáo lên chính quyền địa phương xã LS để buộc ông Đ dừng ngay việc xây dựng nhà cửa và trả lại đất cho anh em làm nhà thờ. Sau đó UBND xã đã đình chỉ việc xây dựng của ông Đ và tiến hành hòa giải để giải quyết vụ việc nhưng vẫn không thành, ông Đ vẫn không chịu trả lại đất.
Do đó nay bà khởi kiện ông Nguyễn Ngọc Đ để yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế do cụ M, cụ Đ để lại là thửa đất số 117, tờ bản đồ 16, có diện tích 396 m2 tại thôn 9, xã LS, huyện Anh S, N theo quy định của pháp luật. Đồng thời bà B yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự về việc chuyển nhượng đất xác lập ngày 19/10/1998 giữa ông Nguyễn Ngọc Đ và ông Bùi Đình Q vô hiệu vì đó là di sản do cha mẹ để lại chưa được phân chia, ông Q không có quyền tự ý chuyển nhượng thửa đất nói trên. Trường hợp Tòa án chia thừa kế thì bà B có nguyện vọng được chia pH cho mình, đồng thời bà giao lại pH của mình được hưởng cho ông Bùi Đình Q là con trai trưởng để mục đích sau này làm nhà thờ.
Bị đơn ông Nguyễn Ngọc Đ trình bày:
Ông Đ là con đẻ của bà Bùi Thị T. Bà T là con đẻ của cụ Bùi Đình M và cụ Mai Thị H. Cụ M và cụ H lấy nhau vào thời điểm trước năm 1945 và sinh được 05 người con, gồm: Bùi Thị T (đã chết), Bùi Thị Bưởi (đã chết), Bùi Thị Quý (đã chết), Bùi Đình Quỵ (đã chết lúc còn nhỏ), Bùi Đình Q (Sinh năm 1930). Quá trình chung sống cụ M, cụ H có tạo dựng được khối tài sản chung là thửa đất số 117, tờ bản đồ 16 tại thôn 9, xã LS và 01 ngôi nhà (Ngôi nhà tranh đã phá bỏ vào năm 1997).
Năm 1951 cụ H chết, đến năm 1952 cụ M lấy vợ hai là cụ Nguyễn Thị Đ. Cụ M và cụ Đ sinh được 02 người con chung là bà Bùi Thị B và Bùi Thị Hòa. Năm 1983 cụ M chết, năm 1997 cụ Đ mất đều không để lại di chúc. Sau khi cụ Đ mất thì tại giỗ đầu của cụ Đ (năm 1998) thì do tài sản của ông bà để lại không có ai trông coi nên ông Bùi Đình Q (con trai trưởng, là cậu ruột của ông) quyết định bán thửa đất hương hỏa lại cho ông. Lúc mua bán ông Q và ông có làm giấy tờ mua bán viết tay, có xác nhận của UBND xã LS, huyện Anh S. Số tiền ông mua thửa đất là 2.400.000 đồng. Ông đã giao tiền cho ông Q tại nhà bà Nguyễn Thị L (con riêng cụ Đ) tại thôn 9, xã LS. Sau khi mua thửa đất ông đã trồng hoa màu, cho đến tháng 5/2015 do con trai lập gia đình chưa có nơi ở nên ông đã quyết định làm móng để xây nhà cho con. Lúc đó một số anh em trong gia đình đã làm đơn gửi lên UBND xã LS để đòi lại đất. Ông đã tự nguyện dừng việc thi công lại để chờ cơ quan chức năng giải quyết. Sau đó UBND xã LS đã tiến hành hòa giải nhưng không thành. Nay bà Bùi Thị B khởi kiện ông để yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế thửa đất số 116, tờ bản đồ 16 tại thôn 9, xã LS, huyện Anh S, tỉnh N do cụ M, cụ Đ để lại thì ông không đồng ý vì thửa đất đó ông đã mua lại của ông Bùi Đình Q. Ông Đ cho rằng giao dịch chuyển nhượng giữa ông Q và ông là hợp pháp nên ông không chấp nhận yêu cầu tuyên bố giao dịch trên vô hiệu. Trường hợp Tòa án tuyên bố giao dịch giữa ông Q và ông vô hiệu thì ông đề nghị ông Q phải thanh toán lại cho ông số tiền chuyển nhượng trước đây ông đã trả cho ông Q theo giá trị hiện nay. Trường hợp Tòa án chia di sản thừa kế thì ông đề nghị được chia theo hiện vật đồng thời tính công sức tôn tạo bảo quản làm tăng giá trị thửa đất cho gia đình ông.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Bùi Đình Q trình bày: Ông là con đẻ của cụ Bùi Đình M và cụ Mai Thị H. Trong quá trình sống chung cụ M, cụ H sinh được 05 người con, gồm: Bùi Thị L (đã chết), Bùi Thị Bưởi (đã chết), Bùi Thị Quý (đã chết), Bùi Đình Quỵ (đã chết lúc còn nhỏ), Bùi Đình Q (Sinh năm 1930). Quá trình sống chung cha mẹ ông đã tạo dựng được khối tài sản chung là 01 thửa đất, nay là thửa đất số 117, tờ bản đồ 16 tại thôn 9, xã LS, huyện Anh S và 01 ngôi nhà (hiện tại đã bị phá bỏ). Năm 1951 mẹ tôi là cụ Mai Thị H mất. Đến năm 1952 cụ Bùi Đình M lấy vợ hai là cụ Nguyễn Thị Đ và có với nhau 02 người con chung. Cụ Bùi Đình M chết năm 1983, cụ Nguyễn Thị Đ chết năm 1994, khi mất các cụ không để lại di chúc. Sau khi cụ M, cụ Đ chết do không có con cái ở cùng trông coi cho nên ông là con trai trưởng lại không sống ở quê nên lúc đầu đã cho em gái là Nguyễn Thị L mượn để vừa trông coi vừa tăng gia sản xuất. Tuy nhiên được một thời gian bà L không làm nữa. Lúc đó có cháu là Nguyễn Ngọc Đ (Con trai chị gái ruột là bà Bùi Thị T) có đề xuất ông xin mượn đất để chăn nuôi, tăng gia sản xuất cho gia đình. Ông Đ nhờ ông viết giấy chuyển nhượng cho ông Đ mà không mua bán tiền nong gì cả, ông đồng ý viết và đưa cho ông Đ giữ. Ông Q thừa nhận giấy ghi nội dung chuyển nhượng là do ông viết. Ông không hề nhận một đồng nào từ ông Đ. Bản thân ông nhận thức hiểu rằng pháp luật quy định ông không có quyền tự ý bán hay chuyển nhượng gia sản của cha mẹ để lại mà anh chị em ông chưa thống nhất. Năm 2015 ông Q về quê nhân dịp UBND xã mời về đón nhận Huân chương anh hùng lực lượng vũ trang ông đã thấy ông Đ làm móng nhà nên đã báo chính quyền địa phương. Nay bà Bùi Thị B yêu cầu chia di sản thừa kế của Cụ M, cụ Đ để lại là thửa đất số 117, tờ bản đồ 16 tại thôn 9, xã LS, huyện Anh S, tỉnh N thì ông hoàn toàn thống nhất, về pH mình ông Q xin nhận pH của mình và đề nghị Tòa án chia cho ông theo hiện vật là quyền sử dụng đất. Trường hợp có ai trong hàng thừa kế cho ông pH của họ được hưởng thì ông cũng xin nhận, để có điều kiện sau này tôi làm nhà thờ, thờ cúng tổ tiên, cha mẹ. Còn đối với yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự chuyển nhượng đất năm 1998 theo giấy viết tay giữa ông và ông Nguyễn Ngọc Đ vô hiệu thì ông cũng không có ý kiến gì cả, vì ông biết mình không có quyền tự ý định đoạt tài sản của cha mẹ khi anh em chưa đồng ý thống nhất. Ông Q khẳng định là không có việc giao nhận tiền giữa ông Đ và ông.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Ngọc T2, bà Nguyễn Thị Đ, Nguyễn Thị Đ1 (Con đẻ bà Bùi Thị T) trình bày: Bố của các ông, bà là ông Nguyễn Ngọc Đ1 (đã chết), và bà Bùi Thị T (đã chết). Mẹ các ông bà là con của cụ Bùi Đình M và cụ Mai Thị H. Trong quá trình sống chung cụ M, cụ H đã tạo dựng được khối tài sản chung là 01 thửa đất, nay là thửa đất số 117, tờ bản đồ 16 tại thôn 9, xã LS, huyện Anh S và 01 ngôi nhà (hiện tại đã bị phá bỏ). Năm 1951 cụ Mai Thị H chết. Đến năm 1952 cụ Bùi Đình M lấy vợ hai là bà Nguyễn Thị Đ và có với nhau 02 người con chung. Năm 1983 cụ Bùi Đình M chết, năm 1994 cụ Nguyễn Thị Đ chết đều không để lại di chúc. Sau khi cụ M, cụ Đ chết do không có con cái ở cùng trông coi cho nên con trai trưởng là ông Bùi Đình Q đã giao toàn bộ tài sản đất đai, nhà cửa cho ông Nguyễn Ngọc Đ trông coi và quản lý cho đến nay. Nay bà Bùi Thị B yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ M, cụ Đ để lại là thửa đất số 117, tờ bản đồ 16 tại thôn 9, xã LS, huyện Anh S, tỉnh N, với tư cách là người được hưởng pH thừa kế do bà Bùi Thị T để lại thì các ông bà đều từ chối nhận pH của mình.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Ngọc Tùng, bà Nguyễn Thị Đướng (Con đẻ bà Bùi Thị T) trình bày: Bố mẹ của ông là ông Nguyễn Ngọc Đ1 (đã chết), và bà Bùi Thị T (đã chết). Mẹ ông là con của cụ Bùi Đình M và cụ Mai Thị H. Trong quá trình sống chung cụ M, cụ H đã tạo dựng được khối tài sản chung là thửa đất số 117, tờ bản đồ 16 tại thôn 9, xã LS, huyện Anh S và 01 ngôi nhà (hiện tại đã bị phá bỏ). Năm 1951 cụ Mai Thị H mất. Đến năm1952 cụ Bùi Đình M lấy vợ hai là bà Nguyễn Thị Đ và có với nhau 02 người con chung. Năm 1983 cụ Bùi Đình M chết, năm 1994 cụ Nguyễn Thị Đ chết đều không để lại di chúc. Sau khi cụ M, cụ Đ chết do không có con cái ở cùng trông coi cho nên con trai trưởng là ông Bùi Đình Q đã giao toàn bộ tài sản đất đai, nhà cửa cho ông Nguyễn Ngọc Đ trông coi và quản lý cho đến nay. Nay bà Bùi Thị B yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ M, cụ Đ để lại là thửa đất số 117, tờ bản đồ 16 tại thôn 9, xã LS, huyện Anh S, tỉnh N, với tư cách là người được hưởng pH thừa kế do bà Bùi Thị T để lại thì ông Tùng xin giao pH của mình được hưởng cho ông Nguyễn Ngọc Đ.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Đoàn Thị Mỹ trình bày: Bà Mỹ hoàn toàn thống nhất nội dung mà bị đơn ông Nguyễn Ngọc Đ trình bày, không có ý kiến gì thêm. Tại phiên tòa bà Mỹ từ chối nhận công sức bảo quản tôn tạo và đề nghị giao giá trị tài sản trên đất cho ông Đ.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Bùi Thị Hòa, Nguyễn Thị Thanh, Lê Văn Hảo, Lê Văn Anh, Lê Thị Hải Y, Lê Văn S, Nguyễn Văn V, Nguyễn Thị Th, Lê Châu L, Lê Xuân S, Lê Châu A, Đào Văn X, Đào Thị H, Đào Thị H, Nguyễn Thị L1, Nguyễn Thị L, Nguyễn Văn X, Nguyễn Thị P, Nguyễn Văn C, Nguyễn Văn N, Nguyễn Thị N, Nguyễn Thị L, Trương Thị Thu H, Trương Tuấn H, Trương Tuấn H, Trương C Hợp đều thống nhất trình bày: Trường hợp Tòa án chia di sản thừa kế của cụ Bùi Đình M, Mai Thị H, Nguyễn Thị Đ là thửa đất số 117, tờ bản đồ 16 tại thôn 9, xã LS, huyện Anh S thì đề nghị giao pH của mình được hưởng theo quy định pháp luật cho ông Bùi Đình Q, để ông Q làm chỗ ở, thờ cúng tổ tiên ông bà.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 23/2022/DSST ngày 08/6/2022 của Tòa án nhân dân huyện Anh S đã quyết định: Căn cứ vào các Điều 26, 35, 39, 147, 207, 227, 228, 233, 235 và 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Các Điều 123, 132, 357, 609, 610, 611,612, 613, 623, 649, 650, 651, 652,660, và Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 15 Luật Hôn nhân gia đình 1959; Các điều 25, 26, 27, 28, 36 Pháp lệnh thừa kế 1990; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án. Tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Bùi Thị B. Vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập ngày 20/10/1998 giữa ông Bùi Đình Q và ông Nguyễn Ngọc Đ về việc chuyển nhượng thửa đất số 454, tờ bản đồ số 01 (Nay là thửa đất số 117, tờ bản đồ 16) tại thôn 9, xã LS, huyện Anh S, tỉnh N. Chia di sản thừa kế do các cụ Bùi Đình M, Nguyễn Thị Đ để lại như sau: Ông Nguyễn Ngọc Đ có nghĩa vụ giao lại cho ông Bùi Đình Q được quyền sử dụng các tài sản gồm: - Thửa đất số 117, tờ bản đồ số 16 tọa lạc tại thôn 9, xã LS, huyện Anh S, tỉnh N có diện tích 396 m2. Có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc tiếp giáp với thửa đất số 118, thửa 2010, dài 25,23 m. Phía Nam tiếp giáp với thửa đất số 121 dài 25,64 m. Phía Đông tiếp giáp với Đ nội thôn, dài 17,76 m. Phía Tây tiếp giáp với thửa đất số 34, dài 12,66 m. Thửa đất có giá là: 435.600.000 đồng. (Tạm giao lại cho ông Q vì thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Ông Bùi Đình Q có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định). Giao cho ông Q các tài sản trên đất gồm có: 01 móng nhà được ông Nguyễn Ngọc Đ xây dựng vào năm 2015 là loại móng đá hộc và dầm bê tông cốt thép, diện tích 78 m2, có giá 38.892.000 đồng. PH đất đổ trên móng là 94 m3, có giá 2.400.000 đồng. Cây cối trên đất: 20 cây chuối có giá 245.000 đồng; 01 cây bưởi có giá 200.000 đồng. Tổng giá trị tài sản ông Bùi Đình Q được nhận là 477.337.000 đồng (Bốn trăm bảy mươi bảy triệu, ba trăm ba mươi bảy nghìn đồng). Ông Bùi Đình Q được nhận lại toàn bộ số tài sản trên từ ông Nguyễn Ngọc Đ. Ông Bùi Đình Q có nghĩa vụ phải thanh toán lại cho ông Nguyễn Ngọc Đ số tiền 189.841.000 đồng (Một trăm tám mươi chín triệu, tám trăm bốn mươi mốt nghìn đồng). Trong đó: Tiền công sức bảo quản tôn tạo di sản 87.120.000 đồng, pH di sản thừa kế ông Đ được chia 60.984.000 đồng, tài sản trên đất do ông Đ tạo dựng 41.737.000 đồng. Ông Đ được quyền nhận lại toàn bộ số tiền trên từ ông Bùi Đình Q. Ngoài ra bản án còn tuyên án phí sơ thẩm, quyền kháng cáo của các đương sự.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 19/06/2022, ông Bùi Đình Q kháng cáo: Đề nghị không tính công sức tôn tạo thửa đất cho ông Nguyễn Ngọc Đ; Buộc ông Đ di dời, tháo gỡ các công trình trên đất tổ tiên; Không đồng ý trả tiền cho bà Bùi Thị L mà buộc ông Đ nhận đất và nhận tiền; Yêu cầu Tòa án chia lại di sản thừa kế theo nguyện vọng của anh chị em.
Tại phiên tòa phúc thẩm đại diện của ông Bùi Đình Q là ông Phạm Trọng H trình bày giữ nguyên nội dung kháng cáo, đối với nội dung kháng cáo: (Yêu cầu Tòa án chia lại di sản thừa kế theo nguyện vọng của anh chị em) được xác định là tính lại giá trị tài sản các bên được phân chia sau khi không chấp nhận công sức tôn tạo thửa đất của ông Nguyễn Ngọc Đ, cũng như bồi thường pH giá trị tài sản trên đất. Bị đơn là ông Nguyễn Ngọc Đ trình bày thửa đất ông có được là trên cơ sở nhận chuyển nhượng của ông Bùi Đình Q, các bên có viết làm Giấy chuyển nhượng và ông đã giao 2.400.000 đồng cho ông Q vào thời điểm năm 1998. Ông yêu cầu được nhận pH đất tương đương với giá trị tài sản thừa kế và công sức, bồi thường ông được hưởng.
Tại phiên tòa các đương sự đã thống nhất thỏa thuận việc phân chia tài sản tranh chấp như sau: đồng ý chia tài sản thửa đất theo hai pH; ranh giới phân chia là Đ cách bờ móng đã xây dựng 01 mét; ông Bùi Đình Q nhận pH đất có bờ móng; ông Nguyễn Ngọc Đ nhận pH đất còn lại; diện tích mỗi bên được nhận theo kết quả đo đạc ngày 27/03/2023; các tài sản trên đất thuộc pH đất của ai thì người đó được quyền quản lý sử dụng; các bên không phải bù trừ thanh toán pH tài sản trên đất hoặc giá trị chênh lệch tài sản.
Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm: Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa, Thư ký Tòa án, Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm; các đương sự đã thực hiện đúng các quy định tại Điều 70, Điều 71, Điều 72, Điều 73, Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự. Về nội dung kháng cáo: Quá trình giải quyết phúc thẩm, các đương sự đã thống nhất được việc giải quyết tranh chấp. Đây là thỏa thuận tự nguyện, nhù hợp với quy định pháp luật, đề nghị xem xét công nhận.
Ngoài ra Tòa án cấp cơ sở còn có một số vi phạm: Tại khoản 2 Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Việc từ chối nhận di sản phải được thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết”. Trong vụ án này những người được hưởng suất thừa kế của bà L là ông Nguyễn Ngọc T2, bà Nguyễn Thị Đ, bà Nguyễn Thị Đướng từ chối nhận di sản. Tuy nhiên việc từ chối này không được lập văn bản gửi cho tòa án và những người thuộc hàng thừa kế là không đúng quy định.
Về án phí: Trong vụ án này thì Lê Văn Anh, Lê Thị Hải Y, Lê Văn S, Nguyễn Văn V, Nguyễn Th, Lê Châu A, Đào Văn X, Đào Thị H, Đào Thị H, Nguyễn Thị L1, Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị P, Nguyễn Văn C, Nguyễn Văn N, Trương Thị Thu H, Trương Tuấn Hg, Trương Tuấn H, Trương C Hợp, Nguyễn Ngọc Tùng là những người không được miễn án phí theo quy định pháp luật mà phải chịu án phí tương ứng với phần di sản mà họ được hưởng. Tòa án không buộc các đương sự phải chịu án phí đối với phần di sản mà họ được hưởng là không đúng quy định.
Về chi phí xem xét thẩm định: Theo quy định tại khoản 1, Điều 156 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “1. Người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án”. Tài liệu trong hồ sơ không thể hiện Tòa án ra Thông báo cho các đương sự phải nộp tạm ứng chi phí xem xét thẩm định và định giá tài sản, không thể hiện nguyên đơn đã nộp tạm ứng chi phí xem xét thẩm định và định giá tài sản. Tuy nhiên, theo đơn yêu cầu Tòa án xem xét thẩm định và định giá tài sản thì bà Bùi Thị Bình có đơn tự nguyện chịu toàn bộ chi phí này do đó Tòa án cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm về nội dung này.
Đề nghị áp dụng Điều 300, khoản 2 Điều 308 BLTTDS năm 2015, sửa bản án dân sự sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và án phí.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, lời trình bày của các bên đương sự đã được thẩm tra tại phiên toà, căn cứ vào kết quả tranh tụng, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh N tại phiên toà phúc thẩm; xét kháng cáo của ông Bùi Đình Q, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về các nội dung kháng cáo:
Sau khi xét xử sơ thẩm, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Bùi Đình Q kháng cáo. Nội dung kháng cáo của đương sự chỉ liên quan đến việc phân chia giá trị tài sản và thanh toán bù trừ nghĩa vụ, không kháng cáo về hàng thừa kế, di sản thừa kế. Tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự đã thống nhất được phương án giải quyết, phân chia tài sản tranh chấp; các nội dung kháng cáo đã được thống nhất thỏa thuận giải quyết. Vì vậy, cần công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, giao cho ông Nguyễn Ngọc Đ và ông Bùi Đình Q pH diện tích đất như các đương sự đã thống nhất thỏa thuận. Cụ thể, ông Bùi Đình Q được nhận pH diện tích đất như kết quả đo đạc ngày 27/03/2023 là 254,6 m2 và toàn bộ tài sản trên pH diện tích đất tương ứng, mục đích là để làm nhà thờ như các đương sự đã giao pH thừa kế của mình cho ông Q; ông Nguyễn Ngọc Đ được nhận pH diện tích đất 141,4 m2 và toàn bộ tài sản trên pH diện tích đất tương ứng.
[2] Đối với việc từ chối nhận di sản của các đương sự Trong vụ án này những người được hưởng suất thừa kế của bà L là ông Nguyễn Ngọc T2, bà Nguyễn Thị Đ, bà Nguyễn Thị Đướng từ chối nhận di sản. Nhưng việc từ chối này không được lập văn bản gửi cho tòa án và những người thuộc hàng thừa kế là không đúng quy định nêu trên. Tuy nhiên, ông Đ đồng ý nhận pH này và tại phiên tòa phúc thẩm đã bổ sung tài liệu là đơn trình bày của ông Nguyễn Ngọc T2, bà Nguyễn Thị Đ, bà Nguyễn Thị Đướng về việc giao pH thừa kế được hưởng cho ông Đ.
[3] Về chi phí tố tụng Án phí: Trong vụ án này thì Lê Văn Anh, Lê Thị Hải Y, Lê Văn S, Nguyễn Văn V, Nguyễn Th, Lê Châu A, Đào Văn X, Đào Thị H, Đào Thị H, Nguyễn Thị L1, Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị P, Nguyễn Văn C, Nguyễn Văn N, Trương Thị Thu H, Trương Tuấn Hg, Trương Tuấn H, Trương C Hợp, Nguyễn Ngọc Tùng là những người không được miễn án phí theo quy định pháp luật mà phải chịu án phí tương ứng với phần di sản mà họ được hưởng. Tòa án không buộc các đương sự phải chịu án phí đối với phần di sản mà họ được hưởng là không đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, mục đích của các đương sự là nhận pH thừa kế và giao lại cho ông Bùi Đình Q để làm nhà thờ dòng họ, không hưởng lợi ích vật chất trực tiếp, vì vậy việc miễn án phí cũng phù hợp.
Chi phí xem xét thẩm định: Theo quy định tại khoản 1, Điều 156 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “1. Người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án”. Tài liệu trong hồ sơ không thể hiện Tòa án ra Thông báo cho các đương sự phải nộp tạm ứng chi phí xem xét thẩm định và định giá tài sản, không thể hiện nguyên đơn đã nộp tạm ứng chi phí xem xét thẩm định và định giá tài sản. Tuy nhiên, theo đơn yêu cầu Tòa án xem xét thẩm định và định giá tài sản thì bà Bùi Thị Bình có đơn tự nguyện chịu toàn bộ chi phí này do đó Tòa án cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm về nội dung này.
Án phí dân sự phúc thẩm: Kháng cáo của ông Bùi Đình Q được chấp nhận, ông Q không phải chịu án phí phúc thẩm.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
[1] Căn cứ Điều 300, khoản 1 Điều 308, Bộ luật tố tụng dân sự: sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Căn cứ các Điều 26, 35, 39, 147, 207, 227, 228, 233, 235 Bộ luật Tố tụng dân sự; các Điều 123, 132, 357, 609, 610, 611,612, 613, 623, 649, 650, 651, 652, 660, và Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 15 Luật Hôn nhân gia đình 1959; các Điều 25, 26, 27, 28, 36 Pháp lệnh thừa kế 1990; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.
Giao cho ông Bùi Đình Q được quyền sử dụng thửa đất số 117 (cũ) pH đo đạc mới ngày 27/03/2023 là thửa số 2032, tờ bản đồ số 16, diện tích 254,6 m2 được giới hạn bởi các điểm: 1, 2, 3, 4, 5, 13, 12 về 1 (mục đích để làm nhà thờ) và toàn bộ tài sản trên pH đất ông Bùi Đình Q được nhận.
Giao cho ông Nguyễn Ngọc Đ được quyền sử dụng thửa đất số 117 (cũ) pH đo đạc mới ngày 27/03/2023 là thửa số 2033, tờ bản đồ số 16, diện tích 141,4 m2 được giớ hạn bởi các điểm: 5, 6, 7, 8, 9, 10,11, 12, 13 về 5 và toàn bộ tài sản trên pH đất ông Nguyễn Ngọc Đ được nhận.
(Sơ đồ pH chia thừa kế kèm theo).
Ông Bùi Đình Q và Nguyễn Ngọc Đ có nghĩa vụ đến cơ quan có thẩm quyền để làm các thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai. [2] Án phí:
Án phí sơ thẩm: Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho nguyên đơn là bà Bùi Thị B, bị đơn là ông Nguyễn Ngọc Đ và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Bùi Đình Q. H trả cho nguyên đơn là bà Bùi Thị B 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí bà B đã nộp tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Anh S theo biên lai số 00001903, ngày 10/12/2019.
Án phí phúc thẩm: Ông Bùi Đình Q không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 30/2023/DS-PT
Số hiệu: | 30/2023/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Nghệ An |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 29/03/2023 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về