TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
BẢN ÁN 30/2022/DS-PT NGÀY 13/12/2022 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN
Ngày 13 tháng 12 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 12/2022/TLPT-DS ngày 06 tháng 10 năm 2022 về việc “Tranh chấp về thừa kế tài sản” Do bản án dân sự sơ thẩm số 05/2021/DS-ST ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Toà án nhân dân huyện K, tỉnh Ninh Bình bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 24/2022/QĐ-PT ngày 18 tháng 11 năm 2022 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: bà Trần Thị S, sinh năm 1963. Địa chỉ: Xóm 2, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình.
2. Bị đơn: ông Trần Văn Đ1, sinh năm 1975. Địa chỉ: Xóm 2, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
3.1. Bà Trần Thị B, sinh năm 1979. Địa chỉ: Xóm 2, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình.
3.2. Bà Hoàng Thị T H, sinh năm 1980. Địa chỉ: Xóm 2, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình.
3.3. Bà Trần Thị T, sinh năm 1982. Địa chỉ: Xóm 2, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình.
3.4. Bà Trần Thị R, sinh năm 1970. Địa chỉ: Số nhà 198, Đường TA, Tổ 2, Ấp TB, xã A, huyện C, thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện hợp pháp của bà Trần Thị R: ông Trần Văn Đ1, sinh năm 1975. Địa chỉ: Xóm 2, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình là người đại diện theo ủy quyền (Văn bản văn bản ủy quyền ngày 12 tháng 10 năm 2021).
3.5. Bà Trần Thị S1, sinh năm 1966. Địa chỉ: Xóm 2, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình.
Người đại diện hợp pháp của bà Trần Thị S1: ông Trần Văn Đ1, sinh năm 1975. Địa chỉ: Xóm 2, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình là người đại diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền ngày 05 tháng 12 năm 2021).
4. Người kháng cáo: ông Trần Văn Đ1 là bị đơn và bà Trần Thị S1, Trần Thị R, Trần Thị T là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Tại pH tòa phúc thẩm có mặt bà S, bà B, ông Đ1, bà S1, bà T, bà H. Vắng mặt bà R.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Tại đơn khởi kiện đề ngày 28/9/2021; bản tự khai ngày 05/10/2021, bản tự khai bổ sung các ngày 13/10/2021 và ngày 17/12/2021; đơn đề nghị ngày 15/11/2021 trong quá trình tố tụng tại Tòa án, nguyên đơn trình bày:
Bố mẹ bà Trần Thị S là cụ Trần Thế Đ2 và cụ Lê Thị B2. Cụ Đ2 chết năm 2005, cụ B2 chết năm 2021. Cụ Đ2 và cụ B2 sinh được 6 người con gồm: Bà Trần Thị S, bà Trần Thị B, ông Trần Văn Đ1, bà Trần Thị S1, bà Trần Thị T và bà Trần Thị R. Cụ Đ2 và cụ B2 không ai có con riêng, con nuôi. Quá trình chung sống cụ Đ2 và cụ B2 được nhà nước công nhận quyền sử dụng 775m2 đất. Trong đó có 260m2 đất ở, 210m2 đất ao và 305m2 đất vườn. Khi còn sống năm 2004 cụ Đ2 và cụ B2 đã chuyển nhượng cho ông Trần Văn Q 80m2 đất vườn và năm 2011 đã chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thanh C và bà Trần Thị T là 78,7m2 đất vườn. Các anh chị em trong gia đình đều nhất trí về việc cụ Đ2 và cụ B2 đã chuyển nhượng đất cho ông Q, ông C, bà T. Quá trình đo đạc khảo sát hiện trạng thửa đất cụ Đ2 và cụ B2 còn được công nhận quyền sử dụng diện tích đất là 630,3m2 trong đó có 260m2 đất ở lâu dài, 204,2m2 đất ao và 166,m2 đất vườn tại thửa đất số 44, tờ bản đồ số 12 lập năm 1995 nay là thuộc thửa đất số 372, tờ bản đồ số 16 lập năm 2017. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Trần Thế Đ2. Trước khi chết cụ Đ2 và cụ B2 chưa phân chia về tài sản. Toàn bộ di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của cụ Đ2 và cụ B2 hiện tại do ông Trần Văn Đ1 đang quản lý sử dụng. Đồng thời ông Đ1 cũng giữ cả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Anh chị em xảy ra tranh chấp do không thỏa thuận thống nhất được cách phân chia di sản thừa kế nên bà S đã có đơn khởi kiện đối với ông Trần Văn Đ1 về việc đề nghị Tòa án phân chia di sản thừa kế của cụ Đ2 và cụ B2 để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 44, tờ bản đồ số 12 lập năm 1995 nay là thửa đất số 372, tờ bản đồ số 16 lập năm 2017 tại xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình.
Đối với toàn bộ các tài sản gắn liền với đất như nhà ở hai tầng, nhà bếp, sân bê tông, bể nước và các công trình kiến trúc khác bà Trần Thị S xác định toàn bộ tài sản trên đất là của vợ chồng ông Trần Văn Đ1 và bà Hoàng Thị T H, mới xây dựng năm 2021 nên thuộc quyền sở hữu của bà H, ông Đ1. Bà Trần Thị S không có yêu cầu đề nghị Tòa án chia tài sản trên đất. Bà Trần Thị S chỉ đề nghị chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.
Đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp cụ Đ2 và cụ B2 được chia 3.270m2 đất hai lúa và 325m2 đất mạ. Bao gồm định xuất đất nông nghiệp của hai cụ và các con. Thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, đất nông nghiệp định xuất của ai người đó sử dụng. Anh chị em trong gia đình không tranh chấp. Bà Trần Thị S không đề nghị Tòa án chia quyền sử dụng đất nông nghiệp, bà S không có yêu cầu gì đối với phần diện tích đất này.
Đối với bản di chúc ngày 29 tháng 10 năm 2018 của cụ Lê Thị B2 định đoạt toàn bộ tài sản của cụ B2 trong khối tài sản chung với cụ Đ2 và tài sản mà cụ B2 được thừa kế của cụ Đ2 cho ông Trần Văn Đ1 được quyền sở hữu và sử dụng bà Trần Thị S hoàn toàn đồng ý và không có ý kiến gì. Phần tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cụ B2, bà S nhất trí đề nghị giao và chia lại cho ông Đ1 theo đúng nội dung di chúc, tôn trọng di nguyện của cụ B2.
Bà Trần Thị S đề nghị chia phần di sản thừa kế của cụ Trần Thế Đ2 là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật cho các hàng thừa kế. Bà Trần Thị S được nhận kỷ phần thừa kế bằng hiện vật là quyền sử dụng đất. Hiện ông Đ1 xây dựng nhà cửa và các công trình kiến thiết phục vụ cho gia đình ông Đ1 trên toàn bộ phần đất ở, đất vườn. Vì vậy, bà S đề nghị chia cho ông Đ1 phần đất ở, đất vườn để đảm bảo giá trị cho các công trình xây dựng của ông Đ1. Bà Trần Thị S đề nghị Tòa án phân chia quyền sử dụng đất cho bà Trần Thị S phần đất ao còn lại. Mặt khác, để thuận tiện cho việc sử dụng, quản lý và đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bà Trần Thị S đã thống nhất với bà B đề nghị Tòa án chia kỷ phần thừa kế của bà S và bà B chung nhau thửa đất. Nếu giá trị phần đất bà S và bà B được chia nhỏ hơn giá trị kỷ phần thừa kế bà S và bà B không yêu cầu ông Đ1 phải thanh toán tiền chênh lệch khi phân chia di sản.
Tại bản tự khai ngày 05/11/2021; đơn đề nghị ngày 02/11/2021 và trong quá trình tố tụng tại Tòa án bị đơn đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị R, Trần Thị S1, ông Trần Văn Đ1 trình bày:
Về mối quan hệ huyết thống và khối tài sản của cụ Đ2 cụ B2 tạo dựng được khi còn sống, ông Đ1 thống nhất như nội dung bà S đã trình bày. Năm 2018 cụ Lê Thị B2 đã lập bản di chúc thể hiện nội dung “cụ B2 định đoạt toàn bộ tài sản là quyền sử dụng đất của cụ B2 trong khối tài sản chung với cụ Đ2 và phần tài sản cụ B2 được thừa kế của cụ Đ2 chia giao lại cho ông Trần Văn Đ1 được quyền quản lý, sở hữu và sử dụng”. Nội dung di chúc đã rõ ràng thể hiện ý chí của cụ B2 trước khi chết, Bản di chúc đã tuân thủ về mặt nội dung và hình thức đã được công chứng chứng thực theo quy định của pháp luật và có giá trị pháp lý. Nay bà S kiện chia thừa kế di sản của cụ B2 và cụ Đ2, ông Trần Văn Đ1 đề nghị Tòa án công nhận hiệu lực của bản di chúc mà cụ B2 lập ngày 29 tháng 10 năm 2018 và phân chia di sản thừa kế theo nội dung bản di chúc. Phần tài sản còn lại của cụ Đ2 đề nghị chia theo quy định cuả pháp luật.
Đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp cụ Đ2 và cụ B2 được chia 3270m2 đất hai lúa và 325m2 đất mạ, bao gồm định xuất đất nông nghiệp của hai cụ và các con, đất nông nghiệp định xuất của ai người đó sử dụng. Ông Trần Văn Đ1 không đề nghị chia về quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Về cách thức phân chia tài sản của cụ Đ2, ông Trần Văn Đ1 đề nghị Tòa án phân chia đều tài sản của cụ Đ2 làm 8 kỷ phần bao gồm: Cụ B2, ông Đ1, bà B, bà T, bà R, bà S1, bà S và 01 kỷ phần của ông Trần Văn Đ1 là người trực tiếp trông coi, quản lý di sản thừa kế. Do toàn bộ nhà và các tài sản công trình trên đất thuộc quyền sở hữu của ông Trần Văn Đ1 và bà H nên di sản thừa kế của cụ Đ2 để lại chỉ có quyền sử dụng đất. Ông Trần Văn Đ1 đề nghị chia đều các loại đất cho các kỷ phần được thừa kế đối với phần của bà S1 sẽ giao lại cho ông Trần Văn Đ1 quản lý sử dụng.
Trong bản tự khai ngày 12/10/2021, bản tự khai bổ sung ngày 13/10/2021 và ngày 17/12/2021 trong quá trình tố tụng tại Tòa án người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Trần Thị B trình bày:
Về mối quan hệ huyết thống và khối tài sản của cụ Đ2 cụ B2 tạo dựng được khi còn sống, bà B thống nhất như nội dung bà S đã trình bày. Trước khi chết cụ Đ2 và cụ B2 chưa phân chia về tài sản của bố mẹ cho các con. Toàn bộ di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của cụ Đ2 và cụ B2 do ông Trần Văn Đ1 đang quản lý sử dụng. Anh chị em xảy ra tranh chấp do không thỏa thuận thống nhất được cách phân chia di sản thừa kế nên bà S đã có đơn khởi kiện đối với ông Trần Văn Đ1 về việc đề nghị Tòa án phân chia di sản thừa kế của cụ Đ2 và cụ B2 để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 44, tờ bản đồ số 12 lập năm 1995 nay thuộc thửa đất số 372, tờ bản đồ số 16 lập năm 2017 tại xã Đ. Việc bà S kiện ông Đ1 về việc phân chia di sản thừa kế của cụ Đ2 bà Trần Thị B hoàn toàn nhất trí bà Trần Thị B không có ý kiến gì. Đối với bản di chúc mà cụ B2 lập ngày 29 tháng 10 năm 2018 trong đó nội dung di chúc thể hiện nguyện vọng của cụ B2 để lại phần tài sản thuộc quyền sở hữu của cụ B2 trong khối tài sản chung của cụ Đ2 và cụ B2 và phần tài sản của cụ B2 được hưởng thừa kế của cụ Đ2 giao lại cho ông Đ1 quyền sở hữu và sử dụng. Bà Trần Thị B cũng nhất trí với nội dung bản di chúc, bà Trần Thị B đề nghị Tòa án phân chia di sản thừa kế của cụ Đ2 theo quy định của pháp luật. Đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp cụ Đ2 và cụ B2 được chia 3270m2 đất hai lúa và 325m2 đất mạ. Bao gồm định xuất đất nông nghiệp của hai cụ và các con. Hiện quyền sử dụng đất nông nghiệp định xuất của ai người đó anh tác sử dụng. Các ông bà không tranh chấp gì do vậy bà Trần Thị B cũng không đề nghị chia về quyền sử dụng đất nông nghiệp. Do toàn bộ nhà và các tài sản công trình trên đất thuộc quyền sở hữu của ông Đ1 và bà H nên di sản thừa kế của cụ Đ2 để lại chỉ có quyền sử dụng đất. Bà Trần Thị B đề nghị chia di sản thừa kế bằng hiện vật là quyền sử dụng đất, toàn bộ đất ở,đất vườn ông Đ1 đã làm nhà kiên cố chỉ còn lại phần đất ao là đang chưa sử dụng vào việc gì nên bà đề nghị được nhận phần đất ao và chia quyền sử dụng đất của bà Trần Thị B chung với quyền sử dụng đất của bà S để hai bà đồng sử dụng thuận tiện cho việc khai thác lợi ích kinh tế của đất ao cũng như làm thù tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong đơn đề nghị ngày 18/10/2021 và trong quá trình tố tụng tại Tòa án người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Trần Thị T trình bày:
Về mối quan hệ huyết thống và khối tài sản của cụ Đ2 cụ B2 tạo dựng được khi còn sống, bà T thống nhất như nội dung bà S đã trình bày. Bà T trình bày thêm về nguồn gốc, quá trình biến động tài sản và quyền sử dụng đất của các cụ Đ2, cụ B2. Khi cụ Đ2 và cụ B2 còn sống thì đã chia cho bà S diện tích 62m2 đất. Đến năm 2004 cụ Đ2 và cụ S bán cho ông Trần Văn Quân diện tích 5x16m = 80m2 với giá là 25 triệu đồng, trong đó cho bà Trần Thị R 10 triệu đồng tương ứng với 2m mặt đường. Cho bà Trần Thị B 10 triệu đồng tương ứng với 2m mặt đường. Năm 2011 cụ B2 và các anh chị em trong nhà đã thỏa thuận thống nhất chia cho bà 5x15,5m = 77,5m2 hiện bà Trần Thị T đã xây nhà để ở. Bà Trần Thị T đề nghị Tòa án phân chia khối tài sản sau khi cụ B2 chết để lại như sau: Đối với bản di chúc mà cụ B2 lập ngày 29 tháng 10 năm 2018 trong đó nội dung di chúc thể hiện nguyện vọng của cụ B2 phần tài sản thuộc quyền sở hữu của cụ B2 trong khối tài sản chung của cụ Đ2 và cụ B2 và phần tài sản của cụ B2 được hưởng thừa kế của cụ Đ2 giao lại cho ông Đ1 quyền sở hữu và sử dụng. Bà Trần Thị T cũng nhất trí với nội dung bản di chúc; phần di sản thừa kế của cụ Đ2 do không có di chúc nên bà đề nghị Tòa án phân chia cho ông Đ1 4m mặt đường, chia cho bà Trần Thị S1 4m mặt đường, chia cho bà Trần Thị R 3m mặt đường, chia cho bà Trần Thị S 1m, chia cho bà Trần Thị B 3m mặt đường, chia cho bà Trần Thị T 3m mặt đường. Vị trí đất chia như nào do ông Đ1 quyết định và phân chia. Đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp cụ Đ2 và cụ B2 được chia 3270m2 đất hai lúa và 325m2 đất mạ. Bao gồm định xuất đất nông nghiệp của hai cụ và các con. Hiện nay đất nông nghiệp định xuất của ai người đó sử dụng. Các ông bà không tranh chấp gì. bà Trần Thị T cũng không đề nghị chia về quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Trong đơn đề nghị ngày 12/11/2021 và trong quá trình tố tụng tại Tòa án người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Hoàng Thị T H trình bày:
Về mối quan hệ huyết thống và khối tài sản của cụ Đ2 cụ B2 tạo dựng được khi còn sống, bà H thống nhất như nội dung bà S đã trình bày. Khi cụ Đ2 và cụ B2 còn sống thì đã chia cho bà S diện tích 66m2 đất. Đến năm 2004 cụ Đ2 và cụ S bán cho ông Trần Văn Q diện tích 5x16m = 80m2 với giá là 25 triệu đồng, trong đó cho bà Trần Thị R 10 triệu đồng tương ứng với 2m mặt đường. Cho bà Trần Thị B 10 triệu đồng tương ứng với 2m mặt đường. Năm 2011, cụ B2 và các anh chị em trong nhà đã thỏa thuận thống nhất chia cho bà T 5x15,5m = 77,5m2 hiện bà T đã xây nhà để ở. Năm 2018 cụ B2 di chúc toàn bộ phần tài sản mà cụ B2 được chia trong phần tài sản chung với cụ Trần Thế Đ2 cho con trai là Trần Văn Đ1. Năm 2020, được sự đồng ý của cụ B2 vợ chồng bà H đã xây nhà hai tầng với diện tích mặt sàn là 130m2 và ngôi nhà ngang mái bằng với diện tích mặt sàn là 34m2 làm nơi sinh hoạt của gia đình. Toàn bộ kinh phí xây nhà là của bà H và ông Đ1. Không có sự đóng góp nào từ phía cụ B2 hay người con nào khác. Khi cụ B2 già yếu, vợ chồng bà H là người chăm sóc chính, khi cụ B2 chết vợ chồng bà H là người tổ chức tang lễ, lo chi phí toàn bộ cho tang lễ (có bà Trần Thị R và Trần Thị T trả nghĩa cho cụ B2, còn bà Trần Thị S và Trần Thị B không trả nghĩa cho cụ B2). Sau này bà H và ông Đ1 là người thờ cúng, trực tiếp trông coi, quản lý di sản và tiếp tục lo phần lăng mộ cho bố mẹ. Nay bà H đề nghị Tòa phân chia phần di sản của cụ Đ2 không phân chia vào phần đất mà bà và ông Đ1 đã xây nhà vì đây là tài sản hoàn toàn của bà và ông Đ1, không liên quan đến đến cụ B2 hay bất kỳ người con nào khác.
Tại Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 02 tháng 12 năm 2021, chứng thư thẩm định giá ngày 20 tháng 12 năm 2021 xác định:
Giá trị quyền sử dụng đất tại thửa đất số 44, tờ bản đồ số 12 nay là thửa đất số 372, tờ bản đồ số 16, bản đồ địa chính xã Đ có giá trị: 1.272.911.500 đồng. Trong đó: giá trị quyền sử dụng đất ở là: 260m2 x 4.750.000 đồng/m2 = 1.235.000.000 đồng; giá trị quyền sử dụng đất vườn là: 146,3m2 x 105.000 đồng/m2 = 15.361.000 đồng; giá trị quyền sử dụng đất ao là: 225,5m2 x100.000 đồng/m2 = 22.550.000 đồng.
Giá trị các tài sản gắn liền với thửa đất số 372, tở bản đồ số 16, bản đồ địa chính xã Đ là: 1.995.035.661 đồng Tại bản án số: 05/2022/DS -ST ngày 30 - 6 - 2022 của Toà án nhân dân huyện K, tỉnh Ninh Bình đã quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị S về việc chia di sản thừa kế của cụ Trần Thế Đ2 theo pháp luật và chia di sản thừa kế của cụ Lê Thị B2 theo bản di chúc lập ngày 29 tháng 10 năm 2018 đối với diện tích đất theo hiện trạng sử dụng là là 631,8m2 trong đó có 260m2 đất ở, 146,3m2 đất vườn và 225,2m2 đất ao tại thửa đất số 44, tờ bản đồ số 12 lập năm 1995 nay thuộc thửa đất số 372, tờ bản đồ số 16 lập năm 2017. Bản đồ địa chính xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cụ Trần Thế Đ2 có giá trị quyền sử dụng đất là:
1.272.911.500 đồng . Làm tròn là 1.272.912.000 đồng.
2. Phân chia di sản thừa kế như sau:
2.1 Chia và giao cho ông Trần Văn Đ1 được quyền sử dụng diện tích 458,6m2 đất bao gồm 260m2 đất ở, 146,3m2 đất vườn và 52,3m2 đất ao tại thửa đất số 44, tờ bản đồ số 12 lập năm 1995 nay thuộc thửa đất số 372, tờ bản đồ số 16 lập năm 2017. Bản đồ địa chính xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ thửa đất tại xóm 2, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình.
Thửa đất có chiều cạnh kích thước cụ thể như sau: phía Đông giáp với đất ông H1 có chiều dài: 7,57m + 9,31m + 0,84m + 8,99m + 3,64m; phía Tây giáp đường Đồng Đắc có chiều dài 16,89m + 9,87m + 3,63m; phía Nam giáp phần đất chia và giao cho bà S và bà B sử dụng dài 14,23m; phía B giáp với đất hộ ông Cảnh được dài 15,51m.
Giá trị quyền sử dụng đất giao cho ông Trần Văn Đ1 là 1.255.592.000đ (Một tỷ hai trăm năm mươi lăm triệu năm trăm chín mươi hai nghìn đồng) (Có sơ đồ hiện trạng kèm theo ký hiệu S1).
2.2 Giao cho ông Trần Văn Đ1 và bà Hoàng Thị T H quyền sở hữu các tài sản gắn liền với phần đất được giao quyền sử dụng bao gồm: cổng chính có giá trị là 18.028.091đồng; hàng rào phía tây của nhà ở là 42.943.881đồng; cổng phụ có giá trị là: 1.705.947đồng; bể nước có giá trị là 34.109.805 đồng; sân bê tông có giá trị là 22.572.184 đồng; cổng bờ ao có giá trị là 295.733 đồng; cột bê tông có giá trị: 604.213 đồng; nhà ở hai tầng có giá trị là: 1.739.871.501đồng; nhà bếp có giá trị là 100.665.786 đồng; lán tôn có giá trị là 26.010.159 đồng; cây cối có giá trị là 1.150.000 đồng. Tổng giá trị tài sản công trình xây trên phần đất giao cho ông Đ1, bà H quyền sở hữu là: 1.987.957.300 đồng. Làm tròn là: 1.987.957.000 đồng (Một tỷ chín trăm tám mươi bảy triệu chín trăm năm mươi bảy nghìn đồng) 2.3 Chia và giao cho bà Trần Thị S và bà Trần Thị B được quyền sử dụng chung diện tích 173,2m2 đất ao tại thửa đất số 44, tờ bản đồ số 12 lập năm 1995 nay là thửa đất số 372, tờ bản đồ số 16 lập năm 2017. Bản đồ địa chính xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ thửa đất tại xóm 2, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Thửa đất có chiều cạnh kích thước cụ thể như sau: phía Đông giáp với đất ngõ nhà ông H1 có chiều dài là 12,58m; phía Tây giáp với đường Đồng Đắc dài là 11,55m + 1,54m; phía Nam giáp với đường dong xóm dài là 12,29m; phía B giáp phần đất chia và giao cho ông Đ1 quyền sử dụng dài là 14,23m. Giá trị quyền sử dụng đất giao cho bà Trần Thị S và bà Trần Thị B sử dụng chung là: 17.230.000 đồng (Mười bảy triệu hai trăm ba mươi nghìn đồng) (Có sơ đồ hiện trạng kèm theo ký hiệu S2).
2.4 Giao cho bà Trần Thị S và bà Trần Thị B quyền sở hữu chung các tài sản gắn liền với phần đất ao được chia quyền sử dụng bao gồm: hàng rào sắt bờ ao có giá trị là 270.742 đồng; hàng rào quanh bờ ao phía Tây và phía Nam của ao có giá trị là 3.307.065 đồng; kè bờ ao có giá trị là: 3.500.556 đồng.
Giá trị tài sản trên phần đất ao giao cho bà S và bà B sở hữu chung là 7.078.363 đồng. Làm tròn là 7.078.000 đồng (Bảy triệu không trăm bảy mươi tám nghìn đồng) Tổng giá trị quyền sử dụng đất ao và tài sản gắn liền với đất chia và giao cho bà Trần Thị S và bà Trần Thị B là: 17.230.000đ + 7.078.000đ = 24.308.000đ (Hai mươi ba triệu ba trăm linh tám nghìn đồng) 2.5. Ông Trần Văn Đ1 phải thanh toán giá trị về tài sản cho các kỷ phần của các bà: Bà Trần Thị T là 79.557.000 đồng, bà Trần Thị S1 là 79.557.000 đồng và bà Trần Thị R là 79.557.000 đồng. Ông Trần Văn Đ1 không phải thanh toán tiền chênh lệch tài sản cho bà Trần Thị S và bà Trần Thị B.
Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu Thi hành án người phải thi hành án còn phải chịu một khoản tiền lãi theo quy định tại Điều 357 và khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành án.
Ông Trần Văn Đ1, bà Trần Thị B, bà Trần Thị S có nghĩa vụ liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo diện tích mà mình được chia và giao quyền sử dụng.
Ngoài ra bản án sơ thẩm còn quyết định án phí và quyền kháng cáo cho các đương sự.
Tại Đơn kháng cáo đề ngày 12/7/2022, ông Trần Văn Đ1, bà Trần Thị S1 kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 05/2022/DS-ST ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện K, tỉnh Ninh Bình với lý do Hội đồng xét xử đã quyết định phân chia phần di sản của ông Trần Thế Đ2 cho các con chưa hợp lý, chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng người đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án về việc phân chia thừa kế di sản của cụ Trần Thế Đ2 theo hướng chia di sản thành hiện vật, cho bà Trần thị S1 được nhận phần đất ao, 4 người con khác là Trần Thị S, Trần Thị R, Trần Thị B, Trần Thị T được nhận phần đất giáp thửa đất của nhà ông Cảnh.
Tại Đơn kháng cáo đề ngày 13/7/2022 bà Trần Thị T và Đơn kháng cáo đề ngày 12/7/2022 bà Trần Thị R kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 05/2022/DS- ST ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện K, tỉnh Ninh Bình với lý do Hội đồng xét xử đã quyết định phân chia phần di sản của cụ Trần Thế Đ2 cho các con chưa hợp lý, chưa đúng. Bà T, bà R đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án về việc phân chia thừa kế di sản của ông Trần Thế Đ2 theo hướng chia di sản thành hiện vật, phần bà T, bà R được nhận từ di sản xin được nhận bằng hiện vật là đất ao. Bà T, bà R không nhất trí nhận bằng tiền thay cho diện tích đất được phân chia.
Tại đơn bổ sung kháng cáo ngày 01/8/2022 ông Trần Văn Đ1, bà Trần Thị S1, bà Trần Thị T, bà Trần Thị R đề nghị: Trích một phần di sản của ông Trần Thế Đ2 để lại cho người tàn tật là bà Trần Thị S1 vì bà S1 không có khả năng lao động và không thể tự phục vụ được bản thân. Về phần phân chia tài sản thừa kế của cụ Đ2 nếu chia bằng hiện vật thì mọi người phải được hưởng các phần như nhau. Không thể bên nguyên được nhận hiện vật còn các ông bà thì được nhận bằng giá trị tiền.
Tại phiên tòa phúc thẩm: Nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm. Bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan kháng cáo giữ nguyên yêu cầu kháng cáo và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án về việc phân chia thừa kế di sản của cụ Trần Thế Đ2 theo hướng chia di sản thành hiện vật cho mỗi người được hưởng một phần. Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình tại pH tòa phúc thẩm đã phân tích các tình tiết của vụ án và đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm áp dụng: khoản 2 Điều 308, khoản 1 Điều 148 và điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 xử: sửa bản án dân sự sơ thẩm số 05/2022/DS-ST ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện K, tỉnh Ninh Bình về phần án phí dân sự sơ thẩm. Không chấp nhận nội dung kháng cáo của ông Trần Văn Đ1, bà Trần Thị S1, bà Trần Thị T và bà Trần Thị R. Tuyên miễn án phí dân sự sơ thẩm cho bà Trần Thị S1. Các đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi ngH cứu toàn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, kết quả tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm và ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tham gia pH tòa, Hội đồng xét xử nhận định các tình tiết của vụ án như sau:
[1] Về tố tụng:
[1.1] Đơn kháng cáo của bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan làm và nộp trong thời hạn luật định nên nội dung kháng cáo được xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
[1.2] Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị R vắng mặt tại pH tòa nhưng có mặt người đại diện theo ủy quyền. Do đó, Tòa án xét xử vắng mặt bà R theo quy định của pháp luật.
[2] Về nội dung vụ án:
[2.1] Về mối quan hệ gia đình, huyết thống:
Các đương sự đều thừa nhận cụ Trần Tiến Đ2 và cụ Lê Thị B2 là vợ chồng hợp pháp. Cụ Trần Tiến Đ2 và cụ Lê Thị B2 có 6 người con gồm: bà Trần Thị S, bà Trần Thị B, ông Trần Văn Đ1, bà Trần Thị S1, bà Trần Thị T và bà Trần Thị R. Cụ Đ2 và cụ B2 không ai có con riêng, con nuôi.
[2.2] Về thời điểm mở thừa kế:
Tại Trích lục khai tử số 554/TLKT-BS ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình, cụ Trần Tiến Đ2 chết ngày 14 tháng 12 năm 2005. Như vậy, theo quy định tại Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ Đ2 là ngày 14 tháng 12 năm 2012.
Tại Trích lục khai tử số 528/TLKT-BS ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình, cụ Lê Thị B2 chết ngày 19 tháng 6 năm 2021. Như vậy, tại thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ Đ2, cụ B2 còn sống theo quy định tại Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ B2 là người được hưởng di sản thừa kế di sản của cụ Đ2.
[2.3] Về xác định những người thừa kế:
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Trần Tiến Đ2 gồm: cụ Lê Thị B2, bà Trần Thị S, bà Trần Thị B, ông Trần Văn Đ1, bà Trần Thị S1, bà Trần Thị T và bà Trần Thị R.
[2.4] Về xác định di sản của cụ Trần Tiến Đ2 và cụ Lê Thị B2:
Các đương sự đều thừa nhận di sản thừa kế của cụ Trần Tiến Đ2 và cụ Lê Thị B2 là giá trị quyền sử dụng 630,3 m2 đất tại thửa đất số 44, tờ bản đồ số 12 nay là thửa đất số 372, tở bản đồ số 16, bản đồ địa chính xã Đ có giá trị theo chứng thư thẩm định giá là 1.272.911.500 đồng. Các đương sự thống nhất di sản của cụ Lê Thị B2 được chia cho ông Đ1 theo bản di chúc ngày 29 tháng 10 năm 2018. Do đó, di sản của cụ Đ2 để chia thừa kế có giá trị bằng ½ giá trị khối tài sản chung của cụ Đ2 và cụ B2 là 636.455.750 đồng.
[2.5] Về phân chia di sản theo giá trị:
Bản án sơ thẩm đã chia giá trị di sản của cụ Đ2 làm 8 kỷ phần (trị giá mỗi kỷ phần là 79.557.000 đồng) cho 07 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Đ2 và 01 kỷ phần cho ông Đ1 là người trong coi bảo quản di sản là có cơ sở, đúng quy định của pháp luật.
[2.6] Về phân chia di sản bằng hiện vật:
Theo biên bản thẩm định tại chỗ và sự thừa nhận của các đương sự quyền sử dụng đất cụ Trần Tiến Đ2 và cụ Lê Thị B2 là 630,3 m2 đất tại thửa đất số 44, tở bản đồ số 12 nay là thửa đất số 372, tờ bản đồ số 16, bản đồ địa chính xã Đ. Ông Đ1 được hưởng thừa kế theo di chúc của cụ Lê Thị B2 là ½ diện tích đất, 01 kỷ phần của cụ B2, 01 kỷ phần trông coi bảo quản di sản và 03 kỷ phần do các bà T, bà S1, bà R đề nghị Tòa án chia vào phần đất giao cho ông Đ1. Mặt khác, trên thửa đất này ông Đ1 đã xây dựng công trình nhà ở, công trình phụ trên diện tích đất cây lâu năm và diện tích đất ở nông thôn nên cấp sơ thẩm đã chia và giao cho ông Trần Văn Đ1 được quyền sử dụng diện tích 458,6m2 đất bao gồm 260m2 đất ở, 146,3m2 đất vườn và 52,3m2 đất ao là phù hợp với thực tế sử dụng đất, bảo đảm giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất đáp ứng nguyện vọng của bà T, bà S1, bà R.
Đối với phần đất ao còn lại bản án sơ thẩm đã chia cho bà Trần Thị S và bà Trần Thị B được quyền sử dụng chung diện tích 173,2m2 đất ao là hợp lý phù hợp với hiện tR sử dụng đất và nguyện vọng của bà S, bà B.
Bản án sơ thẩm buộc ông Trần Văn Đ1 phải thanh toán giá trị về tài sản cho các kỷ phần của các bà: Bà Trần Thị T là 79.557.000 đồng, bà Trần Thị S1 là 79.557.000 đồng và bà Trần Thị R là 79.557.000 đồng và giao các tài sản trên phần đất được giao cho bà S và bà B là có cơ sở đảm bảo cho việc thi hành án được thuận tiện.
[2.7] Đối với yêu cầu kháng của ông Đ1, bà T, bà R, bà S1:
Ông Đ1, bà T, bà R, bà S1 cùng yêu cầu chia đều các loại đất bao gồm cả đất ở, đất ao cho các bên liên quan và mỗi người một kỷ phần độc lập. Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy, nếu chia đều các loại đất cho các kỷ phần thừa thì các thửa đất sẽ không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Quyết định số 24 ngày 28 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Ninh Bình, không phù hợp với thực tế sử dụng đất của các đương sự. Do đó, các yêu cầu kháng cáo này không phù hợp nên không được chấp nhận.
[2.8] Đối với nội dung đề nghị chia phần đất ao cho bà S1 là người nhiễm chất độc mầu da cam để bà S1 có điều kiện lo cuộc sống. Hội đồng xét xử xét thấy tại bản di chúc ngày 29 tháng 10 năm 2018 cụ Lê Thị B2 khi định đoạt tài sản của mình đã thể hiện điều kiện để di chúc có hiệu lực được in chữ đậm “… ông Trần Văn Đ1 có trách nhiệm chăm sóc cho chị gái Trần Thị S1 bị chất độc mầu da cam cho đến cuối đời…” Các đương sự đã thống nhất để ông Đ1 thừa kế tài sản theo di chúc của cụ B2 cũng có nghĩa ông Đ1 phải có trách nhiệm chăm sóc cho bà Trần Thị S1. Mặt khác, bà S1 là người khuyết tật nên đã ủy quyền và giao toàn bộ kỷ phần thừa kế cho ông Đ1 nên ông Đ1 phải có trách nhiệm đối với bà S1 là hoàn toàn phù hợp với pháp luật và phong tục, truyền thống của con người Việt Nam.
[2.9]. Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản: bà Trần Thị S đã tự nguyện nộp toàn bộ chi phí xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản và không có yêu cầu các bên liên quan phải thanh toán lại cho bà S nên Hội đồng xét xử sơ thẩm không xem xét giải quyết là phù hợp.
[3] Về án phí:
[3.1] Án phí dân sự sơ thẩm:
Bản án sơ thẩm đã quyết định buộc các đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị kỷ phần mình được hưởng. Ông Trần Văn Đ1 và bà Hoàng Thị T H không phải chịu án phí đối với giá trị các tài sản trên đất mà ông Đ1 và bà H được giao quyền sở hữu là đúng quy định.
Tuy nhiên, tại cấp phúc thẩm bà S1 đã xuất trình các tài liệu chứng cứ chứng minh là người khuyết tật và có đơn xin miễn án phí. Do đó theo quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 12 và Điều 14 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án bà S1 thuộc trường hợp được miễn án phí. Đây là tình tiết mới phát sinh tại cấp phúc thẩm nên cần sửa bản án sơ thẩm về phần án phí miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm cho bà S1.
[3.2] Về án phí dân sự phúc thẩm: do bản án bị sửa nên ông Trần Văn Đ1, bà Trần Thị S1, bà Trần Thị T, bà Trần Thị R không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 2 Điều 308, khoản 1 Điều 148 của Bộ luật Tố tụng dân sự; điểm đ, khoản 1 Điều 12, Điều 14, khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
1. Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 05/2021/DS -ST ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Toà án nhân dân huyện K, tỉnh Ninh Bình về phần án phí dân sự sơ thẩm. Cụ thể như sau:
1.1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị S về việc chia di sản thừa kế của cụ Trần Thế Đ2 theo pháp luật và chia di sản thừa kế của cụ Lê Thị B2 theo bản di chúc lập ngày 29 tháng 10 năm 2018 đối với diện tích đất theo hiện tR sử dụng là là 631,8m2 trong đó có 260m2 đất ở, 146,3m2 đất vườn và 225,2m2 đất ao tại thửa đất số 44, tờ bản đồ số 12 lập năm 1995 nay thuộc thửa đất số 372, tờ bản đồ số 16 lập năm 2017. Bản đồ địa chính xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cụ Trần Thế Đ2 có giá trị quyền sử dụng đất là:
1.272.911.500 đồng . Làm tròn là 1.272.912.000 đồng:
1.2. Phân chia di sản thừa kế như sau:
1.2.1 Chia và giao cho ông Trần Văn Đ1 được quyền sử dụng diện tích 458,6m2 đất bao gồm 260m2 đất ở, 146,3m2 đất vườn và 52,3m2 đất ao tại thửa đất số 44, tờ bản đồ số 12 lập năm 1995 nay thuộc thửa đất số 372, tờ bản đồ số 16 lập năm 2017. Bản đồ địa chính xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ thửa đất tại xóm 2, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Thửa đất có chiều cạnh kích thước cụ thể như sau: phía Đông giáp với đất ông H có chiều dài: 7,57m + 9,31m + 0,84m + 8,99m + 3,64m;
phía Tây giáp đường Đồng Đắc có chiều dài 16,89m + 9,87m + 3,63m; phía Nam giáp phần đất chia và giao cho bà S và bà B sử dụng dài 14,23m; phía B giáp với đất hộ ông Cảnh được dài 15,51m. Giá trị quyền sử dụng đất giao cho ông Trần Văn Đ1 là 1.255.592.000đ (Một tỷ hai trăm năm mươi lăm triệu năm trăm chín mươi hai nghìn đồng) (Có sơ đồ hiện trạng kèm theo ký hiệu S1).
1.2.2 Giao cho ông Trần Văn Đ1 và bà Hoàng Thị T H quyền sở hữu các tài sản gắn liền với phần đất được giao quyền sử dụng bao gồm: cổng chính có giá trị là 18.028.091đồng; hàng rào phía Tây của nhà ở là 42.943.881 đồng; cổng phụ có giá trị là: 1.705.947 đồng; bể nước có giá trị là 34.109.805 đồng; sân bê tông có giá trị là 22.572.184 đồng; cổng bờ ao có giá trị là 295.733 đồng; cột bê tông có giá trị:
604.213 đồng; nhà ở hai tầng có giá trị là: 1.739.871.501 đồng; nhà bếp có giá trị là 100.665.786 đồng; lán tôn có giá trị là 26.010.159 đồng; cây cối có giá trị là 1.150.000 đồng. Tổng giá trị tài sản công trình xây trên phần đất giao cho ông Đ1, bà H quyền sở hữu là: 1.987.957.300đ. Làm tròn là: 1.987.957.000đ ( Một tỷ chín trăm tám mươi bảy triệu chín trăm năm mươi bảy nghìn đồng) 1.2.3 Chia và giao cho bà Trần Thị S và bà Trần Thị B được quyền sử dụng chung diện tích 173,2m2 đất ao tại thửa đất số 44, tờ bản đồ số 12 lập năm 1995 nay là thửa đất số 372, tờ bản đồ số 16 lập năm 2017. Bản đồ địa chính xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ thửa đất tại xóm 2, xã Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Thửa đất có chiều cạnh kích thước cụ thể như sau: phía Đông giáp với đất ngõ nhà ông H có chiều dài là 12,58m; phía Tây giáp với đường Đồng Đắc dài là 11,55m + 1,54m; phía Nam giáp với đường dong xóm dài là 12,29m; phía B giáp phần đất chia và giao cho ông Đ1 quyền sử dụng dài là 14,23m. Giá trị quyền sử dụng đất giao cho bà Trần Thị S và bà Trần Thị B sử dụng chung là: 17.230.000đ (Mười bảy triệu hai trăm ba mươi nghìn đồng) ( Có sơ đồ hiện trạng kèm theo ký hiệu S2).
1.2.4 Giao cho bà Trần Thị S và bà Trần Thị B quyền sở hữu chung các tài sản gắn liền với phần đất ao được chia quyền sử dụng bao gồm: hàng rào sắt bờ ao có giá trị là 270.742 đồng; hàng rào quanh bờ ao phía Tây và phía Nam của ao có giá trị là 3.307.065 đồng; kè bờ ao có giá trị là: 3.500.556 đồng. Giá trị tài sản trên phần đất ao giao cho bà S và bà B sở hữu chung là 7.078.363đ. Làm tròn là 7.078.000đ (Bảy triệu không trăm bảy mươi tám nghìn đồng). Tổng giá trị quyền sử dụng đất ao và tài sản gắn liền với đất chia và giao cho bà Trần Thị S và bà Trần Thị B là: 17.230.000đ + 7.078.000đ = 24.308.000đ (Hai mươi ba triệu ba trăm linh tám nghìn đồng) 1.2.5. Ông Trần Văn Đ1 phải thanh toán giá trị về tài sản cho các kỷ phần của các bà: Bà Trần Thị T là 79.557.000 đồng (bảy mươi chín triệu năm trăm năm mươi bảy nghìn đồng), bà Trần Thị S1 là 79.557.000 đồng (bảy mươi chín triệu năm trăm năm mươi bảy nghìn đồng) và bà Trần Thị R là 79.557.000 đồng (bảy mươi chín triệu năm trăm năm mươi bảy nghìn đồng). Ông Trần Văn Đ1 không phải thanh toán tiền chênh lệch tài sản cho bà Trần Thị S và bà Trần Thị B.
Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015.
Ông Trần Văn Đ1, bà Trần Thị B, bà Trần Thị S có nghĩa vụ liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo diện tích mà mình được chia và giao quyền sử dụng.
1.3. Về án phí dân sự sơ thẩm:
Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho bà Trần Thị S1 Ông Trần Văn Đ1 phải nộp 42.508.000 đồng (Bốn mươi hai triệu năm trăm linh tám nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm để sung ngân sách Nhà nước.
Bà Trần Thị R và bà Trần Thị T mỗi người phải nộp 3.978.000 đồng (Ba triệu chín trăm bảy mươi tám nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm để sung ngân sách Nhà nước.
Bà Trần Thị S và bà Trần Thị B phải nộp chung 1.215.000 đồng (Một triệu hai trăm mười lăm nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm để sung ngân sách nhà nước. Được trừ vào 4.500.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số AA/2018/0002455 ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Chi cục Thi hành án Dân sự huyện K, tỉnh Ninh Bình. Bà Trần Thị S được nhận lại số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 3.285.000 đồng.
2. Về án phí dân sự phúc thẩm.
Ông Trần Văn Đ1, bà Trần Thị S1, bà Trần Thị T, bà Trần Thị R không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Trả lại cho ông Trần Văn Đ1, bà Trần Thị S1 số tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) đã nộp theo Biên lai số AA/2021/0004615 ngày 13/7/2022 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện K, tỉnh Ninh Bình. Trả lại cho bà Trần Thị T số tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) đã nộp theo Biên lai số AA/2021/0004614 ngày 13/7/2022 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện K, tỉnh Ninh Bình. Trả lại cho bà Trần Thị R số tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) đã nộp theo Biên lai số AA/2021/0004619 ngày 15/7/2022 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện K, tỉnh Ninh Bình 3. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án là ngày 13 tháng 12 năm 2022.
Về hướng dẫn thi hành án dân sự: Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, Điều 7, Điều 7a, Điều 7b và Điều 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 30/2022/DS-PT
Số hiệu: | 30/2022/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Ninh Bình |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 13/12/2022 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về