Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 266/2022/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

BẢN ÁN 266/2022/DS-PT NGÀY 02/11/2022 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Trong các ngày 31 tháng 10 và 02 tháng 11 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố C xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 265/2021/TLPT-DS ngày 13 tháng 12 năm 2021 về tranh chấp “thừa kế tài sản”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 84/2021/DS-ST ngày 26 tháng 10 năm 2021 của Toà án nhân dân quận N bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 254/2022/QĐPT-DS ngày 14 tháng 10 năm 2022, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn:

1.1. Bà Võ Thị R, sinh năm 1961.

1.2. Bà Võ Thị H, sinh năm 1963 Cùng trú tại: Khu vực Q, phường T, quận N, thành phố C.

Người đại diện hợp pháp cho bà R, bà H: Ông Nguyễn Anh T1, sinh năm 1996; Trú tại: đường L, khu vực 2, phường Trà Nóc, quận B, thành phố C (theo văn bản ủy quyền ngày 29.6.2021) (có mặt)

2. Bị đơn: Ông Võ Thiện D, sinh năm 1970; Trú tại: Khu vực Q, phường T, quận N, thành phố C (có mặt).

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Ông Võ Thiện H1, sinh năm 1966;

3.2. Ông Võ Thiện T, sinh năm 1971 (có mặt) Cùng trú tại: Khu vực Q, phường T, quận N, thành phố C.

Người đại diện hợp pháp cho ông T và ông H1: Ông Nguyễn Anh T1, sinh năm 1996; Trú tại: số 15/7, đường L, khu vực 2, phường Trà Nóc, quận B, thành phố C (theo văn bản ủy quyền ngày 29.6.2021).

3.3. Bà Võ Thị L, sinh năm 1968; Trú tại: Ấp Th, xã Tr, huyện C, thành phố C.

3.4. Bà Võ Thị Huỳnh G, sinh năm 1959; Trú tại: Khu vực Q, phường T, quận N, thành phố C.

Người đại diện hợp pháp cho bà L và bà G: Bà Võ Thị H, sinh năm 1963, Trú tại: Khu vực Q, phường T, quận N, thành phố C (theo văn bản ủy quyền ngày 30.3.2018 và ngày 01.4.2019) (có mặt).

3.5. Ông Nguyễn Văn H2, sinh năm 1969; Trú tại: Khu vực Q, phường T, quận N, thành phố C (vắng mặt).

3.6. Bà Vương Thị Lệ T2, sinh năm 1965; Trú tại: Khu vực P1, phường N, quận N, thành phố C (có mặt).

Người kháng cáo: Bị đơn ông Võ Thiện D.

NỘI DUNG VỤ ÁN

 * Tại Đơn khởi kiện ngày 13.6.2018, Đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện ngày 15.6.2021 và quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn bà Võ Thị R, bà Võ Thị H (có anh Nguyễn Anh T1 đại diện ủy quyền) trình bày:

Cha mẹ của nguyên đơn và bị đơn là ông Võ Văn S (tên khác: S, chết ngày 26.7.2005) và bà Nguyễn Thị Huỳnh V (tên khác: V, chết ngày 26.7.2012).

Lúc sinh thời, cụ S và cụ V có 07 người con chung gồm: ba Võ Thi Huỳnh G, bà Võ Thị R, bà Võ Thị H, ông Võ Thiện H1, bà Võ Thị L, ông Võ Thiện D và ông Võ Thiện T. Ngoài ra, các cụ không có con riêng hay con nuôi nào khác.

Quá trình chung sống, ông S và bà V có tạo lập được phần đất có diện tích 6.112m2 thuộc thưa sô 442, tờ ban đô số 4, Giây chứng nhân quyên sư dung đât (gọi tắt là Giấy đất) số 00704 do Ủy ban nhân dân huyện N, tỉnh C (cũ) cấp ngày 04.4.2002 cho ông Võ Thiện D đứng tên quyền sử dụng. Đất tọa lạc tại ấp Q, xã T, huyện N, nay là khu vực Q, phường T, quận N, TP. C. Do cha mẹ chết không để lại di chúc và phần đất nêu trên do ông D quản lý sử dụng nên các nguyên đơn khởi kiên yêu cầu được hưởng tài sản thừa kê theo quy định pháp luật. Theo đó, bà R yêu cầu được chia 625,5 m2 tại vị trí (A), bà H yêu cầu được chia 611,2m2 tại vị trí (C) theo Bản trích đo địa chính.

* Tại biên bản lấy lời khai ngày 10.01.2019 và quá trình giải quyết vụ án, bị đơn ông Võ Thiện D trình bày:

Thống nhất lời trình bày của các nguyên đơn về việc cha mẹ của ông là ông Võ Văn S (chết ngày 26.7.2005) và bà Nguyễn Thị Huỳnh V (chết ngày 26.7.2012). Cha mẹ có 07 người con ruột, không có con riêng hay con nuôi nào khác như nguyên đơn trình bày. Vê tai sản do cha mẹ tao lâp la phần đất diện tích 6.112m2 thuộc thưa sô 442 theo Giây chưng nhân quyên sư dung đât như nêu trên.

Năm 2001, ông (Võ Thiện D) được cha mẹ tặng cho phần đất trên và đại diện hộ gia đình đứng tên quyền sử dụng đất. Đến năm 2008, bị đơn đứng tên quyền sử dụng như hiện nay theo sự đồng ý của các thành viên hộ gia đình tại thời điểm năm 2008, gồm cụ V, ông (D) và ông T.

Khi còn sống, cha mẹ đã tặng cho phần đất này để ông sử dụng thờ cúng ông bà, nên đây không còn là di sản thừa kế của cha mẹ để lại. Nay các nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế thì ông không đồng ý. Đối với việc bà G đang sử dụng một phần diện tích thửa đất 442 cất nhà ở (vị trí F) như ghi nhận tại Bản Trích đo địa chính thì ông yêu cầu tự thỏa thuận với bà G để ổn định sử dụng.

Ngoài ra, khi còn sống cha mẹ sống riêng với các anh em, thực tế các anh chị em đều có công chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đến khi qua đời. Nay ông không đồng ý phân chia thửa đất 442 cho các thừa kế của ông S và bà Vân. Trường hợp Tòa án chia thừa kế thì bị đơn cũng không yêu cầu chia phần nhiều hơn.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:

- Tại Đơn yêu cầu độc lập ngày 24.01.2019, Đơn rút một phần yêu cầu ngày 01.10.2021 và quá trình giải quyết vụ án. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Võ Thiện H1, bà Võ Thị L (có bà Võ Thị H đại diện ủy quyền), ông Võ Thiện T trình bày:

Các ông bà Võ Thiện H1, Võ Thị L, ông Võ Thiện T là những người con ruột của ông Võ Văn S, bà Nguyễn Thị Huỳnh V. Ông H1, bà L cũng thống nhất lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn về thời điểm ông S, bà V chết cũng như hàng thừa kế và tai san mà ông S, bà V tao lâp đê lai la diện tích 6.112m2, thuộc thưa sô 442.

Do thửa đất 442 là của cha mẹ tạo lập để lại chưa chia nên ông H1 yêu cầu chia thừa kế, thừa hưởng diện tích 639,5m2 tại vị trí (B); bà L yêu cầu được phân chia 635,7m2 tại vị trí (D); ông T yêu cầu được chia 640,7m2 tại vị trí (E) theo Bản trıch đo địa chính. Ngoài ra, ông bà không yêu cầu gì thêm.

- Tại Biên bản lấy lời khai ngày 28.6.2021 và quá trình giải quyết vụ án, bà Võ Thị Huỳnh G (có bà Võ Thị H đại diện ủy quyền) trình bày:

Bà Võ Thị Huỳnh G là con ruột của ông Võ Văn S và bà Nguyễn Thị Huỳnh V. Bà G thống nhất lời trình bày của nguyên đơn về người để lại di sản là cha mẹ (cụ S và cụ V); thời điểm mở thừa kế và hàng thừa kế thứ nhất của ông S, bà V. Nay bà G yêu cầu được chia thừa kế phần đất diện tích 85,3m2 tại vị trí (F) theo Bản trıch đo địa chính, không yêu cầu gì khác .

- Tại biên bản lấy lời khai ngày 28.6.2021 và quá trình giải quyết vụ án, bà Vương Thị Lệ T2 (vợ ông D) trình bày:

Thống nhất lời trình bày của bị đơn về nguồn gốc đất do cha mẹ chồng là cụ S và cụ V để lại, diện tích 6.112m2, thưa 442 theo Giây đất số 00704 ngày 04.4.2002 do UBND huyện N cấp cho ông Võ Thiện D đứng tên quyền sử dụng - đất tại khu vực Q, phường T, quận N, TP. C.

Năm 2001, cha mẹ nguyên đơn, bị đơn thống nhất tặng cho bị đơn phần đất trên, đến năm 2008 theo sự thỏa thuận của cụ V, ông D và ông T thì ông D đứng tên quyền sử dụng thửa 442 như hiện nay. Vì vậy, với yêu cầu chia di sản của nguyên đơn thì bà không đồng ý.

- Tại biên bản lấy lời khai ngày 12.10.2021, ông Nguyễn Văn H2 trình bày: Hiện nay, ông đang thuê thửa đất số 442 của bị đơn ông Võ Thiện D để trồng cây ngắn ngày (bắp). Việc thuê đất chỉ thỏa thuận bằng lời nói mà không lập hợp đồng thành văn bản, thời hạn thuê 01 năm, đến tháng 02.2022 (âl) là hết hạn, giá thuê 6.000.000 đồng/năm, ông đã giao đủ tiền thuê cho ông D. Việc các bên tranh chấp thì ông không ý kiến, trường hợp Tòa án phân chia di sản cho các đương sự thì ông tự nguyện giao đất để thi hành án.

Do các đương sự không thỏa thuận được việc giải quyết vụ án nên Tòa án nhân dân quận N, thành phố C đưa vụ án ra xét xử theo quy định. Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 84/2021/DS -ST ngày 26 tháng 10 năm 2021, tuyên xử:

1. Châp nhân yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Võ Thị R và bà Võ Thị H (có anh Nguyễn Anh T1 đại diện) về việc yêu cầu chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất đối với bị đơn ông Võ Thiện D - đất tọa lạc tại khu vực Q, phường T, quận N, thành phố C.

2. Chấp nhân yêu cầu độc lập của Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Võ Thiện H1, bà Võ Thị L và ông Võ Thiện T (có bà Võ Thị H và anh Nguyễn Anh T1 đại diện) về việc yêu cầu chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất đối với bị đơn ông Võ Thiện D - đất tọa lạc tại khu vực Q, phường T, quận N, thành phố C.

Xac đinh:

- Người đê lai di san là: Cụ Võ Văn S (chết ngày 26.7.2005) và cụ Nguyễn Thị Huỳnh V (chết ngày 26.7.2012) - không đê lại di chuc.

- Di sản thừa kế la quyên sư dụng đât thưa sô 442 (diên tích thưc tê la 5.956,3m2), tờ bản đồ số 04 theo Giây chưng nhân quyên sử dung đât sô 00704 ngày 04.4.2002 do ông Võ Thiện D đứng tên quyền sử dụng - đất tọa lạc tại ấp Q, xã T, huyện N nay là khu vực Q, phường T, quận N, tp. C.

- Hàng thừa kế thư nhât (thưa kế theo phap luât) gôm: ba Võ Thi Huỳnh G, bà Võ Thị R, bà Võ Thị H, ông Võ Thiện H1, bà Võ Thị L, ông Võ Thiện D và ông Võ Thiện T.

* Di san được phân chia như sau:

- Bà Võ Thị R toan quyên sử dung phần đât 625,5m2 (mục đích sử dụng CLN) tai vị trı (A) theo Trıch đo đia chınh.

- Bà Võ Thị H toan quyên sử dung phân đât 611,2m2 (mục đích sử dụng CLN) tai vi trí (C) theo Trıch đo đia chınh.

- Ông Võ Thiện D toan quyên sư dụng phân đât 2.718,4m2 (trong đó có 165,1m2 đường giao thông, mục đích sử dụng CLN) tại vị trí (G) theo Trıch đo đia chınh.

- Bà Võ Thi Huỳnh G toàn quyền sư dung phân đât 85,3m2 (mục đích sử dụng CLN) tai vi trı (F) theo Trích đo đia chınh.

- Ông Võ Thiện H1 toan quyên sư dung phân đất 639,5m2 (mục đích sử dụng CLN) tai vi trí (B) theo Trıch đo đia chınh.

- Bà Võ Thị L toan quyên sử dung phân đât 635,7m2 (mục đích sử dụng CLN) tai vi trí (D) theo Trıch đo đia chınh.

- Ông Võ Thiện T toan quyền sư dung phân đât 640,7m2 (mục đích sử dụng CLN) tai vi trí (E) theo Trıch đo đia chınh.

Các đương sự được quyền liên hệ cơ quan có thẩm quyền để đăng ký, xác lập quyền sử dụng đất theo diện tích được sử dụng.

Trường hợp ông D không giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thửa 442) để cấp mới giấy đất cho các đương sự như trên thì cơ quan cấp giấy đất có quyền thu hồi giấy đất của ông D để cấp mới cho các đương sự theo quy định pháp luật.

(Kèm Bản trích đo địa chính số: 118/TTKTTNMT ngày 04.10.2021 của Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thành phố C va Biên ban thâm đinh).

Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí, chi phí thẩm định, định giá tài sản và quyền kháng cáo của đương sự.

Ngày 28/10/2021, ông Võ Thiện D làm đơn kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án theo hướng bác yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn. Lý do, cấp sơ thẩm không xem xét và đánh giá hết các tình tiết, chứng cứ một cách khách quan, nên đưa ra phán quyết không đúng, gây bất lợi cho phía bị đơn.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn ông Võ Thiện D rút một phần yêu cầu kháng cáo và cho rằng: thửa đất 442 là tài sản mà cha mẹ được thừa hưởng của ông bà để lại. Trừ phần đất là đường giao thông, khu mộ và lối đi chung, phần còn lại thì ông Võ Văng S, bà Nguyễn Thị Huỳnh V mỗi người được quyền sử dụng ½ diện tích. Nhưng khi bà V còn sống, bà và em trai là ông Võ Thiện T đã lập văn bản xác nhận cho ông được quyền sử dụng toàn bộ diện tích thửa đất 442 nên phần đất thuộc quyền sử dụng của bà V và ông T (được thừa kế của ông S và phần của bà V trong khối tài sản chung vợ chồng) đã chuyển giao quyền sử dụng nên ông không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của ông T. Phần đất là di sản thừa kế của ông S được chia theo pháp luật.

Ngoài ra, ông còn trình bày, ông được cha mẹ giao quyền quản lý sử dụng thửa đất 442 thực tế từ năm 2001, tính đến nay hơn 20 năm, ông bỏ ra công sức giữ gìn, chi phí tôn tạo nên khi chia thừa kế phần di sản của ông S để lại, cần xem xét đền bù công sức này cho ông.

Phía nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng thống nhất thửa đất 442 là tài sản của cha mẹ để lại. ½ diện tích thuộc quyền sử dụng của bà V, thống nhất giao cho bị đơn sử dụng theo văn bản mà bà V đã xác lập. ½ diện tích đất còn lại là của ông S, đề nghị phân chia thừa kế theo pháp luật.

* Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến:

Về tủ tục tố tụng: Hội đồng xét xử, Thẩm phán, Thư ký chấp hành đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung giải quyết:

Xét yêu cầu kháng cáo của bị đơn: Các đương sự thừa nhận, thống nhất phần đất diện tích 6.112m2 tại thửa 442, đất tọa lạc tại khu vực Q, phường T, quận N, thành phố C có nguồn gốc là của cha mẹ để lại. Phần đất trên do cụ S đại diện hộ đứng tên quyền sử dụng. Đến ngày 24/10/2001, cụ S, cụ V cùng các các thành viên trong hộ thống nhất để bị đơn ông Võ Thiện D thay cụ S - đại diện hộ đứng tên và bị đơn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00704 ngày 04/4/2002. Đến năm 2005, cụ S mất và không để lại di chúc. Ngày 16/02/2008, các thành viên trong hộ còn lại gồm cụ V, bị đơn ông Võ Thịên D và ông Võ Thịên T ký Bản thỏa thuận nội dung xác nhận “phần đất diện tích 6.112 m2, loại đất LNK, thửa 442, tờ bản đồ số 04, GCNQSDĐ số 00704 cấp ngày 04/4/2002, tọa lạc tại ấp Q, xã T, huyện N, thành phố C do Võ Thiện D đứng tên thuộc quyền sở hữu riêng của ông Võ Thiện D”. Bản thỏa thuận trên được Ủy ban nhân dân xã T xác nhận ngày 16/02/2008 và sau đó được chỉnh lý sang tên cá nhân ông Võ Thiện D. Xét thấy, thời điểm cụ S mất thì phát sinh thừa kế đối với phần di sản của cụ S. Việc cụ V lập bản thỏa thuận định đoạt đối với toàn bộ phần tài sản (trong đó có phần di sản của cụ S) là không đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thời điểm lập bản thỏa thuận năm 2008, đã thể hiện ý chí của cụ V về việc xác lập phần tài sản trên cho ông D, và thời điểm đó, cụ V vẫn có quyền định đoạt đối với ½ tài sản trong khối tài sản chung với cụ S và một phần được hưởng từ di sản thừa kế của cụ S để lại. Đồng thời, cũng tại văn bản thỏa thuận trên, ông Võ Thiện T có ký để xác nhận quyền sở hữu riêng cho bị đơn. Do đó, cần tôn trọng sự định đoạt của cụ V và ông T, công nhận bị đơn được xác lập quyền sở hữu riêng đối với phần định đoạt của H2 người này.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các nguyên đơn và bị đơn thống nhất thỏa thuận được một phần nội dung giải quyết vụ án, cụ thể: Phần định đoạt của cụ V sẽ giao cho bị đơn, phần còn lại của cụ S sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: bà Võ Thị Huỳnh G, bà Võ Thị R, bà Võ Thị H, ông Võ Thiện H1, ông Võ Thị L, ông Võ Thiện D và ông Võ Thiện T và 01 phần của cụ V (đã định đoạt cho bị đơn ông Võ Thiện D).

Theo bản trích đo địa chính số 132/TTKTTNMT ngày 15/8/2022 của Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố C, diện tích thực tế thửa đất 442 là 5.956,3m2, trong đó: phần lối đi chung tại vị trí (C) là 208,6m2, phần mộ tại vị trí (F) là 332,4m2, phần đường giao thông là 165,2m2, nên diện tích còn lại là 5.250,1m2/2 = 2.625,05m2. Ông D được nhận 2.625,05m2, phần còn lại sẽ phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ S.

Như vậy, bị đơn ông D sẽ được nhận phần định đoạt của cụ V và 01 phần hưởng thừa kế từ cụ S và 01 phần định đoạt của ông Võ Thiện T.

Những người thừa kế còn lại gồm bà Võ Thị R, bà Võ Thị H, ông Võ Thiện H1, bà Võ Thị L, mỗi người nhận 01 kỹ phần tương đương 328,1m2. Đối với phần đất làm lối đi chung tại vị trí (C) là 208,6 m2 và phần mộ tại vị trí (F) là 332,4m2, các đồng thừa kế quản lý sử dụng chung.

Đối với bà Võ Thị Huỳnh G, từ giai đoạn sơ thẩm các bên đã thống nhất ổn định cho bà G phần diện tích 85,3m2.

Từ phân tích trên cho thấy, việc phân chia thừa kế như cấp sơ thẩm là chưa phù hợp và kháng cáo của bị đơn là có cơ sở chấp nhận một phần.

Đề nghị Hội đồng xét xử: Áp dụng khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn, công nhận một phần nội dung thỏa thuận của các đương sự, sửa bản án sơ thẩm số 84 ngày 26 tháng 10 năm 2021 của Tòa án nhân dân quận N như hướng đã phân tích.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về thủ tục tố tụng:

[1.1] Về quan hệ pháp luật và thẩm quyền:

Các nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất do ông Võ Văn S và bà Nguyễn Thị Huỳnh V để lại, còn bị đơn thì không đồng ý nên phát sinh tranh chấp. Quan hệ pháp luật được xác định là “tranh chấp về thừa kế tài sản” thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 5 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Bị đơn có nơi cư trú tại địa bàn quận N, thành phố C nên Tòa án nhân dân quận N thụ lý giải quyết vụ án theo trình tự sơ thẩm là có căn cứ, đúng thẩm quyền. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị đơn ông Võ Thiện D có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và đóng tiền tạm ứng án phí trong thời hạn quy định nên được Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý giải quyết lại theo thủ tục chung.

[1.2] Về sự có mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa:

Các đương sự có mặt tại phiên tòa hoặc vắng mặt nhưng có người đại diện hợp pháp tham gia. Riêng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Văn H2 xin xét xử vắng mặt, căn cứ vào khoản 1 và 2 Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Hội đồng xét xử quyết định xét xử vắng mặt những người này.

[2] Về nội dung giải quyết:

[2.1] Xét yêu cầu kháng cáo của bị đơn, Hội đồng xét xử nhận thấy:

Theo hồ sơ địa chính được trích lục, năm 1990, ông Võ Văn S (chết ngày 26/7/2005) là cha ruột của các nguyên đơn, bị đơn kê khai đăng ký đứng tên sử dụng đất trên Sổ Mục kê ruộng đất, Sổ Đăng ký sử dụng ruộng đất và được Ủy ban nhân dân huyện N, tỉnh Hậu G cũ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho ông Võ Văn S đứng tên số 4806GCN/RĐ ngày 24/11/1990, thửa đất 442, diện tích 10.405m2, loại LNK, tờ bản đồ số 04, tọa lạc tại ấp Q, xã Trung Nhứt, huyện N, tỉnh Hậu Giang cũ nay là khu vực Q, phường T, quận N, thành phố C (giấy bìa trắng). Theo hồ sơ địa chính, tại Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất vào ngày 24/11/1990 của ông S, ghi rõ về nguồn gốc đất: “Đất cha mẹ cho”. Còn theo lời trình bày của các đương sự thì đất này do cha mẹ của bà Nguyễn Thị Huỳnh V (vợ ông S, chết ngày 26/7/2012) cho vợ chồng ông S, bà V thừa hưởng. Như vậy, thửa đất 442, không phải do thành viên hộ gia đình cùng có công sức lao động để tạo lập nên hoặc do nhà nước thực hiện chính sách đất đai (giao đất cho hộ gia đình) nên thửa đất 442 là tài sản của vợ chồng ông S, bà V như án sơ thẩm xác định là có căn cứ.

Ngày 16/7/1998, ông S có Đơn xin đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, được cấp đổi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 000704, ngày 12/8/1998 cho ông Võ Văn S đại diện đứng tên (giấy bìa đỏ) nhưng trong hồ sơ địa chính cũng không có tài liệu nào thể hiện, việc chuyển đổi từ đất của cá nhân sang hộ. Đến năm 2001, ông S lập Hợp đồng chuyển nhượng một phần diện tích thửa đất 442 cho ông Trương Thanh Hồng 653m2 và bà Nguyễn Thị Bảy 3.640m2 nên diện tích thửa đất 442 còn lại theo giấy là 6.112m2 và ông S được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 000704, ngày 12/10/2001.

Cũng trong năm 2001, vợ chồng ông S, bà V cùng các thành viên trong gia đình lập thủ tục chuyển đổi tên chủ sử dụng đất từ ông S sang qua ông Võ Thiện D, lý do ông S già yếu, giao lại cho con (ông D) quản lý sử dụng, làm đất hương hỏa, thờ cúng ông bà. Đồng thời, ông D được ông S, bà V giao quyền quản lý, sử dụng thửa đất 442 từ năm 2001 cho đến nay và ông D được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00704 ngày 04/4/2002, đại diện hộ theo thủ tục hành chính về đất đai lúc bấy giờ. Như nhận định ở phần trên, do thửa đất 442 là tài sản của vợ chồng ông S, bà V để lại làm đất hương hỏa, thờ cúng theo ý chí và nguyện vọng của ông S, bà V. Đồng thời, ông D cũng thực hiện quyền quản lý, sử dụng đất đúng ý nguyện đó của cha mẹ để lại.

[2.2] Trải qua thời gian sử dụng, hiện trạng thửa đất số 442 đã thay đổi. Theo kết quả đo đạc thực tế, đất này có diện tích là 5.956,3m2, trong đó 165,2m2 Nhà nước đã làm đường giao thông (chiều ngang 04m, đã được bê tông hóa). Cấp sơ thẩm lấy diện tích đất đường giao thông này để chia giao cho bị đơn sử dụng là không phù hợp. Bởi vì, khi cấp lại giấy mới, Nhà nước cũng phải trừ ra phần đất là đường giao thông, có mục đích công cộng nên không thể công nhận cho ai. Đồng thời, khi giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm, bị đơn đề nghị đo đạc lại thửa đất 442 và các đương sự cùng thống nhất ý kiến: lấy một phần thửa đất 442, diện tích 332,4m2 để làm khu mộ và 208,6m2 làm lối đi chung (chiều ngang 02m, từ lộ đi vào khu mộ). Như vậy, xác định thửa đất 442 còn lại sau khi trừ đường giao thông, khu mộ và lối đi chung để giải quyết tranh chấp phân chia thừa kế của các đương sự là 5.250,1m2 {5.956,3m2 – (165,1m2 + 332,4m2 + 208,6m2)}.

[2.3] Xét thấy, vợ chồng ông S, bà V cùng thừa hưởng đất của cha mẹ bà V để lại. Tại thời điểm ông S kê kH2 đăng ký và được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất vào năm 1990 và cấp đổi lại giấy vào các năm 1998, 2001 thì ông S và bà V cùng sống chung. Vì vậy, có cơ sở xác định, thửa đất 442, diện tích 5.250,1m2 (đã trừ lộ giao thông, khu mộ và lối đi chung) mà các đương sự tranh chấp là tài sản chung của vợ chồng ông S, bà V và mỗi người được quyền sử dụng ½ diện tích là 2.625m2 (5.250,1m2: 2, làm tròn).

[2.4] Ông S chết năm 2005, quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của ông S đã được mở. Ông S không để lại di chúc nên phần di sản của ông là diện tích đất 2.625m2 sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015, gồm: Bà Nguyễn Thị Huỳnh V (do tại thời điểm mở thừa kế của ông S vào năm 2005, bà V còn sống nên xác định là “Người thừa kế” theo quy định tại Điều 613 của Bộ luật dân sự năm 2015), bà Võ Thị H, bà Võ Thị R, bà Võ Thị L, bà Võ Thị Huỳnh G, ông Võ Thiện H1, ông Võ Thiện D và ông Võ Thiện T. Tuy nhiên, khi còn sống, ông S, bà V đã giao cho ông D quản lý sử dụng thửa đất 442 từ năm 2001, tính đến nay đã hơn 20 năm, vợ chồng ông D, bà Vương Thị Lệ T2 có công sức tôn tạo, quản lý, giữ gìn, nên cũng cần tính đến công sức này khi phân chia phần di sản của ông S. Thay vì chia ra làm 08 phần cho hàng thừa kế thứ nhất (07 người con của ông S, bà V và bà V), nhưng vì để có phần bù đắp cho công sức quản lý, giữ gìn, tôn tạo di sản theo quy định tại Điều 618 của Bộ luật dân sự năm 2015 nên Hội đồng xét xử phân chia di sản của ông S làm 09 phần, trong đó dành ra một phần cho ông D để bù đắp công sức quản lý, giữ gìn, tôn tạo.

Như vậy, di sản của ông S để lại thì mỗi kỷ phần được chia, tương đương diện tích đất 291,6m2 (2.625m2: 9). Bà V ngoài việc được sở hữu tài sản theo phân chia tài sản chung vợ chồng, thì bà còn được hưởng một suất thừa kế của ông S, diện tích tổng cộng là 2.916,6m2 (2.625m2 + 291,6m2).

[2.5] Khi ông S, bà V còn sống, vợ chồng ông D cũng có công chăm sóc, lo chi phí nuôi dưỡng khi ốm đau, già yếu và thờ cúng ông bà, cha, mẹ. Năm 2008, bà V, ông D và ông T lập văn bản thỏa thuận chuyển giao quyền sử dụng thửa đất 442 cho cá nhân ông D, được Ủy ban nhân dân xã T, huyện N cũ (nay là phường T, quận N) xác nhận ngày 16/02/2008, nội dung văn bản nêu:

“Nguyên gia đình tôi có sử dụng phần đất có tổng diện tích 6.112m2, loại đất LNK, thửa 442, tờ bản đồ số 04, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00704 do Ủy ban nhân dân huyện N cấp ngày 04/4/2002, đất tọa lạc tại ấp Q, xã T, huyện N, thành phố C do ông Võ Thiện D đứng tên đại diện sử dụng. Nay bằng văn bản này, chúng tôi xin xác nhận rằng: Phần đất nêu trên thuộc quyền sở hữu riêng của ông Võ Thiện D kể từ ngày hoàn tất việc đăng ký quyền sử dụng đất…Chúng tôi tự nguyện xác nhận nội dung nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào…”. Sau đó, ông D đăng ký giao dịch này tại cơ quan có thẩm quyền, đến ngày 28/02/2008, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện N (nay là quận N) xác nhận, chỉnh lý biến động chủ sử dụng đất tại trang 4, “hộ ông Võ Thiện D”, điều chỉnh lại “ông Võ Thiện D”.

Việc ông T không thừa nhận, ông có ký tên vào Bản thỏa thuận nêu trên nhưng cũng không cung cấp được chứng cứ chứng minh, trong khi văn bản này đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Và như vậy, ông T cũng không còn quyền yêu cầu chia thừa kế như quan điểm của vị đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phúc thẩm nêu ra là phù hợp.

Xác định bà V, ông T và ông D không có quyền định đoạt toàn bộ diện tích thửa đất 442 để chuyển giao quyền sử dụng cho ông D như án sơ thẩm nhận định là có căn cứ. Nhưng những người này lại có quyền định đoạt phần tài sản của mình là một phần thửa đất 442. Bởi lẽ, thửa đất 442 là tài sản chung của vợ chồng ông Võ Văn S, bà Nguyễn Thị Huỳnh V do được thừa hưởng của cha mẹ bà V để lại. Sau khi ông S chết, bà V, ông T đã lập văn bản xác nhận toàn bộ diện tích thửa đất 442 (6.112m2 theo giấy) thuộc quyền sử dụng của cá nhân ông D. Như vậy, trong diện tích đất chuyển giao quyền sử dụng (6.112m2) này là bao gồm ½ diện tích đất của bà V (phân chia tài sản chung vợ chồng ông S, bà V) và phần đất mà bà V và ông T được thừa kế của ông S tại thời điểm lập văn bản xác nhận tài sản riêng cho ông D vào ngày 16/02/2008. Do ông D đã được cơ quan có thẩm quyền xác lập quyền sử dụng đất (được cấp giấy chứng nhận và sau đó là chỉnh lý biến động, điều chỉnh thành tài sản cá nhân ông D) nên phần đất mà bà V và ông T đã chuyển giao quyền sử dụng cho ông D là một phần thửa đất 442 đã có hiệu lực pháp luật, không còn là di sản để phân chia thừa kế. Tòa án cấp sơ thẩm lấy toàn bộ diện tích thửa đất 442 để chia thừa kế là không phù hợp như ý kiến phân tích của vị đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa là có căn cứ. Vì như vậy là tướt bỏ quyền tự định đoạt, ý chí tự nguyện chuyển giao tài sản của bà V cho ông D.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự thống nhất được một phần nội dung giải quyết vụ án, cụ thể: nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không tranh chấp và công nhận cho bị đơn được sử dụng ½ diện tích thửa đất 442 (là phần tài sản của bà V trong khối tài sản chung vợ chồng với ông S). Đồng thời, xác định diện tích đất đã được chuyển giao quyền sử dụng cho ông D, cụ thể: bà V diện tích 2.916,6m2 và phần ông T diện tích 291,6m2 (thừa kế của ông S như nhận định tại phần 2.4).

[2.6] Toàn bộ diện tích thửa đất 442 do ông D đang quản lý sử dụng. Khi chia thừa kế, ngoài việc xác định diện tích đất mà mỗi người thừa kế được hưởng thì còn phải tuyên, buộc người đang quản lý di sản là ông D phải có trách nhiệm bàn giao tài sản cho những người này (trừ bà G, đang chiếm hữu sử dụng phần đất cất nhà ở) để làm căn cứ thi hành án sau này, trường hợp ông D không tự nguyện. Án sơ thẩm không tuyên nội dung này là thiếu sót, nên cần rút kinh nghiệm.

[2.7] Tóm lại, di sản của ông S để lại, chia thừa kế thì những người được hưởng gồm: bà Võ Thị H, bà Võ Thị R, ông Võ Thiện H1, bà Võ Thị L, ông Võ Thiện D, bà Võ Thị Huỳnh G, mỗi kỷ phần tương đương diện tích 291,6m2. Riêng bà G hiện tại đang sử dụng diện tích đất 85,3m2, chưa đủ theo kỷ phần nhưng bù lại, vị trí mà bà G cất nhà ở là đất mặt tiền, giáp lộ giao thông trở xuống mé rạch có chiều ngang 20m nên phần diện tích đất chênh lệch 206,3m2 bà G không yêu cầu, thống nhất giao lại cho ông D. Vì vậy, ông D được quyền thừa hưởng phần này và diện tích còn lại của thửa 442 (trừ khu mộ và lối đi chung thuộc quyền sử dụng chung của các thừa kế).

[2.8] Về vị trí phần đất được phân chia:

Di sản là quyền sử dụng đất, để đảm bảo công bằng về quyền lợi cho các thừa kế, thì ngoài việc xác định diện tích đất theo kỷ phần, cũng cần phải xem xét đến kích thước tương ứng của mỗi suất thừa kế theo tỷ lệ về chiều ngang, dài của thửa đất mới đảm bảo về giá trị tài sản (tức là tính từ giáp lộ giao thông chạy dài cho đến cuối đất, đảm bảo đất được chia của mỗi người có phần mặt tiền, chính giữa và cuối đất).

Xét thấy, thửa đất số 442 có chiều ngang mặt tiền, giáp đường giao thông khoảng 41m, trừ phần đất chiều ngang 02m để làm lối đi chung vào khu mộ, phần còn lại khoảng 39m. Đây là tài sản chung vợ chồng ông S, bà V được xem xét giải quyết tranh chấp phân chia thừa kế.

Chia tài sản chung vợ chồng thì phần ông S, bà V mỗi người được chiều ngang mặt tiền giáp lộ giao thông khoảng 19,5m. Phần bà V 19,5m đã định đoạt giao cho ông D. Phần còn lại của ông S 19,5m được chia ra làm 09 phần (như đã nhận định ở phần 2.4) thì chiều ngang mặt tiền giáp lộ của mỗi kỷ phần tương đương khoảng 2,16m (19,5m:9), tổng cộng 04 kỷ phần của bà H, bà R, bà L, ông H1 có chiều ngang khoảng 8,6m (làm tròn), chạy dài đến điểm cuối thửa đất.

Như vậy, với kích thước chiều ngang của mỗi kỷ phần thì bà H, bà R, bà L, ông H1 không bảo đảm cho việc sử dụng. Nhưng nếu những người này đòi chia chiều ngang phần đất mặt tiền giáp lộ rộng hơn, không tương xứng với tỷ lệ của mỗi kỷ phần về chiều ngang khoảng 2,16m (tức là giảm kích thước cạnh chiều dài, tăng kích thước chiều ngang, bỏ lại phần diện tích ở giữa và cuối đất) thì sẽ ảnh hưởng đến giá trị phần đất còn lại thuộc quyền sử dụng, thừa hưởng của bị đơn. Do đó, Hội đồng xét xử quyết định chia cho: bà H và bà R sử dụng chung diện tích đất của 02 kỷ phần là 583m2 (chiều ngang giáp lộ 4,5m, chạy dài đến cuối đất); tương tự bà L và ông H1 sử dụng chung diện tích đất của 02 kỷ phần là 583,5m2 (chiều ngang giáp lộ 4,5m, chạy dài đến cuối đất).

[2.9] Xét ý kiến đề nghị của vị đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa là có một phần có cơ sở.

[3] Về chi phí thẩm định, định giá tài sản:

Chi phí để thực hiện việc thẩm định, định giá tài sải tranh chấp ở các cấp sơ thẩm 11.500.000 đồng, phúc thẩm 8.506.000 đồng, tổng cộng 20.006.000 đồng, trong đó: Các nguyên đơn bà H và bà R đã tạm ứng 11.500.000 đồng, bị đơn ông D tạm ứng 8.506.000 đồng. Các đương sự được hưởng di sản thừa kế là bà H, bà R, bà L, bà G, ông H1, ông D nên mỗi người phải chịu một phần chi phí này theo quy định là 2.858.000 đồng (làm tròn). Riêng ông D phải chịu 02 phần là 5.716.000 đồng.

[4] Về án phí dân sự sơ thẩm:

Các đương sự phải có nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch tương ứng với giá trị di sản được hưởng theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 27 của Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30.12.2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về “mức thu, miễn, giảm, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án”, cụ thể:

Bà Võ Thị H: 291,6m 2 x 1.000.000 đồng/m2 = 291.600.000 đồng, án phí:

291.600.000 đồng x 5% = 14.580.000 đồng.

Bà Võ Thị L: 291,6m 2 x 1.000.000 đồng/m2 = 291.600.000 đồng, án phí:

291.600.000 đồng x 5% = 14.580.000 đồng.

Ông Võ Thiện H1: 291,6m 2 x 1.000.000 đồng/m2 = 291.600.000 đồng, án phí: 291.600.000 đồng x 5% = 14.580.000 đồng.

Bị đơn ông Võ Thiện D: Trừ diện tích đất mà bà V và ông T đã định đoạt giao quyền sử dụng cho ông D, không phải là di sản thừa kế (2.916,6m2 + 291,6m2), di sản ông D được hưởng thừa kế: 291,6m2 + 291,6m2 + 206,3m2 = 789,5m2 x 1.000.000 đồng/m2 = 789.500.000 đồng, án phí: 20.000.000 đồng + (4% x 389.500.000 đồng) = 35.580.000 đồng Riêng nguyên đơn bà Võ Thị R và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Võ Thi Huỳnh G đều là người cao tuổi (trên 60 tuổi) nên được miễn tiền án phí theo quy định.

Ông Võ Thiện T yêu cầu chia di sản thừa kế nhưng không được chấp nhận nên phải chịu án phí không có giá ngạch theo quy định.

[5] Về án phí dân sự phúc thẩm: Do yêu cầu kháng cáo của bị đơn được chấp nhận một phần nên bị đơn không phải chịu.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

- Căn cứ vào khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

- Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về “mức thu, miễm, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án”;

- Điều 612, điều 614, điều 623, điều 649, điều 650 và điều 651 Bộ Luật dân sự năm 2015.

Tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn.

Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 84/2021/DS-ST ngày 26 tháng 10 năm 2021 của Tòa án nhân dân quận N, thành phố C.

1/. Châp nhân một phần yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn bà Võ Thị R, bà Võ Thị H và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu độc lập là bà Võ Thị L và ông Võ Thiện H1 về việc chia di sản thừa kê.

Không chấp nhận yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Võ Thiện T về việc yêu cầu chia di sản thừa kế.

- Buộc ông Võ Thiện D có trách nhiệm chia giao cho các đương sự được hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng một phần thửa đất 442, loại LNK, tờ bản đồ số 04 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00704 do Ủy ban nhân dân huyện N cũ cấp ngày 04 tháng 4 năm 2002 cho hộ ông Võ Thiện D đứng tên, được chỉnh lý biến động chủ sử dụng ông Võ Thiện D vào ngày 28/02/2008, đất tọa lạc tại ấp Q, xã T, huyện N cũ nay là khu vực Q, phường T, quận N, thành phố C, cụ thể như sau:

+ Bà Võ Thị R và bà Võ Thị H diện tích 583m2 tai vị trı (A) và (E).

+ Ông Võ Thiện H1 và bà Võ Thị L diện tích 583,5m2 tai vị trı (B) và (K).

+ Bà Võ Thi Huỳnh G được quyền thừa hưởng, sử dung phân đât có căn nhà của bà G gắn liền với đất, diện tích 85,3m2 tai vi trı (I).

- Ông Võ Thiện D được quyền sử dụng các phần đất còn lại: 77,6m2 tại vị trí (H); 3.425,8m2 tại vị trí (D); 494,8m2 tại vị trí (G).

- Ghi nhận sự tự nguyện của các đương sự dành một phần diện tích đất thửa 442 để làm khu mộ và lối đi chung cho các thừa kế của ông Võ Văn S, bà Nguyễn Thị Huỳnh V sử dụng và giao cho ông D quản lý, cụ thể: 208,6m2 tại vị trí (C) và 332,4m2 tại vị trí (F) Kèm Bản trích đo địa chính số 190/TTKTTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2022 của Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thành phố C để xác định vị trí đất mà các đương sự được phân chia, sử dụng.

Các đương sự được quyền liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký, xác lập quyền sử dụng đất theo quy định. Trường hợp ông D không tự nguyện giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông đứng tên để làm thủ tục cấp giấy đất cho các đương sự đối với các phần đất như nêu trên thì cơ quan cấp giấy đất có thẩm quyền, được quyền thu hồi giấy đất của ông D.

2/. Về chi phí thẩm định, định giá tài sản:

Buộc các đương sự phải chịu số tiền chi phí thẩm định, định giá tài sản, cụ thể như sau:

+ Bà Võ Thị R, bà Võ Thị H, mỗi người phải chịu 2.858.000 đồng, tổng cộng 5.716.000 đồng. Cấn trừ số tiền bà H và bà R đã tạm ứng 11.500.000 đồng, nên bà H và bà R được nhận lại phần chênh lệch còn thừa là 5.784.000 đồng.

+ Ông Võ Thiện D phải chịu 5.716.000 đồng. Cấn trừ số tiền ông D đã tạm ứng 8.506.000 đồng, nên ông D được nhận lại phần chênh lệch còn thừa là 2.790.000 đồng.

+ Ông Võ Thiện H1, bà Võ Thị L, bà Võ Thị Huỳnh G mỗi người phải chịu 2.858.000 đồng để trả lại cho: Bà H và bà R 5.784.000 đồng; Ông D 2.790.000 đồng.

3/. Về án phí dân sự sơ thẩm:

- Buộc các đương sự phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm, cụ thể như sau:

+ Bà Võ Thị H 14.580.000 đồng, được khấu trừ 2.430.000 đông tiên tam ưng an phı theo biên lai thu sô AA/2016/004404 ngay 21/12/2018 của Chi cuc Thi hanh an dân sư quân N nên bà H còn phai nôp số tiên chênh lệch thiếu 12.150.000 đông;

+ Bà Võ Thị L 14.580.000 đồng đồng, được khấu trư 2.430.000 đông tiền tạm ứng án phí theo biên lai thu sô AA/2016/004528 ngày 29.01.2019 cua Chi cuc Thi hanh an dân sư quân N nên bà L còn phai nôp sô tiên chênh lệch thiếu 12.150.000 đông;

+ Ông Võ Thiện H1 14.580.000 đồng, được khấu trư 2.430.000 đông tiền tạm ứng án phí theo biên lai thu sô AA/2016/004527 ngày 29.01.2019 cua Chi cuc Thi hanh an dân sư quân N nên ông H1 phai nôp sô tiên chênh lệch thiếu 12.150.000 đông;

+ Ông Võ Thiện D 35.580.000 đồng;

+ Ông Võ Thiện T phai chịu 300.000 đồng, được khấu trư 2.430.000 đông tiền tạm ứng án phı theo biên lai thu sô AA/2016/004529 ngay 29.01.2019 cua Chi cuc Thi hành an dân sự quân N nên ông T được nhận lại số tiền chênh lệch còn thừa 2.130.000 đông.

- Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho bà Võ Thị R và bà Võ Thi Huỳnh G.

- Bà Võ Thị R đươc nhận lại 2.430.000 đông tiên tạm ưng an phı theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án sô AA/2016/004403 ngay 21.12.2018 cua Chi cuc Thi hành an dân sự quân N, TP. C.

4/. Về án phí dân sự phúc thẩm: Không ai phải chịu.

Ông Võ Thiện D được nhận lại số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm 300.000 đồng mà ông đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0004108 ngày 04/11/2021 tại Chi cục Thi hành án dân sự quận N.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định các Điều 6, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo Điều 30 của Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày được tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

2
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 266/2022/DS-PT

Số hiệu:266/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Cần Thơ
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 02/11/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về