Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 234/2023/DS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

BẢN ÁN 234/2023/DS-PT NGÀY 22/05/2023 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 22 tháng 5 năm 2023 tại trụ sở, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 104/2021/TLPT- DS ngày 31 tháng 3 năm 2021 về việc “Tranh chấp về thừa kế tài sản” do có kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2020/DS-ST ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 4968/2023/QĐ-PT ngày 05 tháng 5 năm 2023 giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: Ông Hoàng K, sinh năm 1952;

Địa chỉ: Thôn Đ, phường H, thị xã N (trước đây là thôn L, xã C, huyện T), tỉnh Thanh Hóa; có mặt.

* Bị đơn:

1. Bà Nguyễn Thị C, chết ngày 13/5/2019 Người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà C:

1.1. Chị Hoàng Thị T, sinh năm 1971, là con của bà C, có mặt.

Địa chỉ: Khu phố Đ, phường H, thị xã N (trước đây là thôn L, xã C, huyện T), tỉnh Thanh Hóa.

1.2. Chị Hoàng Thị P, sinh năm 1965, là con của bà C, có mặt.

Địa chỉ: Khu phố TT, phường H, thị xã N (trước đây là thôn TT, xã C, huyện T), tỉnh Thanh Hóa.

2. Bà Hoàng Thị C1, sinh năm 1944, có mặt.

3. Bà Đặng Thị C2, sinh năm 1950, ủy quyền cho bà P.

4. Chị Hoàng Thị T, sinh năm 1971, có mặt.

5. Bà Đỗ Thị P1, sinh năm 1972, có đơn xét xử vắng mặt.

Cùng cư trú tại: Khu phố Đ, phường H, thị xã N (trước đây là thôn L, xã C, huyện T), tỉnh Thanh Hóa.

6. Ông Nguyễn Hữu B, sinh năm 1933, Địa chỉ: Khu phố TB, phường H, thị xã N (trước đây là thôn TT xã C, huyện T), tỉnh Thanh Hóa.

Người đại diện theo ủy quyền của ông B: Chị Đỗ Thị P1, sinh năm 1966; trú tại: Khu phố Đ, phường H, thị xã N (trước đây là thôn L, xã C, huyện T), tỉnh Thanh Hóa,

7. Chị Hoàng Thị P, sinh năm 1965.

Địa chỉ: Khu phố TB, phường H, thị xã N (trước đây là xã C, huyện T), tỉnh Thanh Hóa.

* Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

1. UBND thị xã N (trước là huyện T), tỉnh Thanh Hóa.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Tiến D - Chủ tịch UBND thị xã N.

2. UBND phường H, thị xã N.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Thanh L - Chủ tịch UBND phường H;

3. Ông Hoàng X, sinh năm 1939, Địa chỉ: Xóm T, xã K, huyện Y, tỉnh Ninh Bình 4. Ông Hoàng G, sinh năm 1945, Địa chỉ: Phòng B, chung cư S, phường D, quận NT, Hà Nội.

5. Bà Hoàng Thị K1, sinh năm 1948, có đơn ủy quyền cho ông Hoàng K.

Địa chỉ: Khu phố Đ, phường H, thị xã N (trước đây là thôn L, xã C, huyện T), tỉnh Thanh Hóa.

6. Chị Hoàng Hồng M 7. Anh Hoàng Phi L1 Anh L1 và chị M là con chung của ông B1, bà C1 và ủy quyền cho bà C1 đại diện cho anh chị trong quá trình giải quyết vụ án.

8. Chị Hoàng Thị H.

9. Chị Hoàng Thị H1.

10. Anh Hoàng Trung H2 Chị H, chị H1, anh H2 là con của ông Hoàng S, đều ủy quyền cho bà C2 đại diện tham gia tố tụng.

11. Bà Hoàng Thị C3, sinh năm 1933, Địa chỉ: Khu phố Đ, phường H, thị xã N (trước đây là thôn L, xã C, huyện T), tỉnh Thanh Hóa.

* Người làm chứng:

1. Bà Chúc Thị X1, sinh năm 1933, 2. Ông Hoàng Văn T1, sinh năm 1933, Địa chỉ: Khu phố Đ, phường H, thị xã N (trước đây là thôn L, xã C, huyện T), tỉnh Thanh Hóa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Theo đơn khởi kiện ngày 09/6/2017 và trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là ông Hoàng K trình bày:

Bố mẹ ông là cụ Hoàng Văn G1 (chết 1987), cụ Nguyễn Thị Đ (chết 1964) sinh được 07 người con gồm các ông, bà: Hoàng N (chết 2005), Hoàng X, Hoàng G, Hoàng Thị C1, Hoàng Thị K1, Hoàng K, Hoàng K2 (chết 2014, không có vợ con). Sinh thời, cụ G1 và cụ Đ đã tạo lập và để lại khối tài sản gồm:

01 nhà cấp bốn 4 gian khoảng 60m2, sân, giếng, công trình phụ, cây lưu niên trên thửa đất 255 bản đồ 299 diện tích 2.864m2, địa chỉ thôn L, xã C, huyện T, tỉnh Thanh Hóa (nay là khu phố Đ, phường H, thị xã N, tỉnh Thanh Hóa).

Ông K đã thoát ly khỏi gia đình từ năm 1964, sau đó lập gia đình và xây nhà trên một phần diện tích đất của bố mẹ vào năm 1990 cho vợ con ở, còn ông tiếp tục đi thoát ly đến năm 2012, nên ông không có mặt tại địa phương vào thời điểm diện tích đất của bố mẹ được kê khai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sau đây viết tắt là GCNQSDĐ).

Năm 1987 cụ G1 chết, ông Hoàng N là anh cả ở với bố mẹ nên quản lý, sử dụng khối di sản trên và đã tự ý định đoạt phân chia khối di sản của bố mẹ bằng việc viết di chúc để lại tài sản cho vợ là bà Nguyễn Thị C và con gái là Hoàng Thị P, Hoàng Thị T, đồng thời chuyển nhượng một phần diện tích đất cho các ông: Nguyễn Hữu B, Hoàng Văn B1, Hoàng S là trái quy định của pháp luật. Ngày 31/8/2005 ông N chết. Hiện tại bà C, chị T, bà C1 (vợ ông B1), ông Nguyễn Hữu B và chị Đỗ Thị P1, bà Đặng Thị C2 (vợ ông Hoàng S) đang chiếm giữ khối di sản trên. Nguyên đơn không có các giấy tờ về việc chuyển nhượng đất cho các hộ ông B, ông B1, ông S, nhưng các hộ trên đều đã được cấp GCNQSDĐ từ năm 1994.

Nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết các nội dung sau:

- Buộc bà C, chị T, bà C1, ông B, chị P1, bà C2 phải trả lại toàn bộ diện tích đất 2.864m2 và toàn bộ tài sản trên đất mà cụ G1, cụ Đ để lại.

- Chia thừa kế diện tích nhà đất cho 07 người con của cụ G1 và cụ Đ.

- Hủy các GCNQSDĐ mà UBND huyện T đã cấp cho các ông N, ông B1, ông B, ông S vào năm 1994.

Quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn thay đổi yêu cầu đề nghị hủy GCNQSDĐ do UBND huyện T cấp cho bà C, chị T, chị P, chị P1; không yêu cầu hủy GCNQSDĐ của ông N và ông B và không yêu cầu chia di sản thừa kế là tài sản công trình trên thửa đất 255, vì đã cũ không còn giá trị sử dụng.

* Ý kiến của các bị đơn:

1. Bà C khi còn sống và người đại diện theo ủy quyền của bà C trình bày: Bà C và ông Hoàng N lấy nhau từ năm 1956 và ở cùng với bố mẹ chồng là cụ G1, cụ Đ. Ông N tham gia quân đội từ năm 1955 đến 1989 nghỉ hưu về địa phương sinh sống. Sau khi cụ G1 chết, ông bà tiếp tục quản lý đất đai nhà cửa bố mẹ để lại. Năm 1994 ông N được UBND huyện T cấp GCNQSDĐ, thời điểm đó các anh em trong gia đình đều đã thoát ly, lập nghiệp nơi khác và đều có nơi ở ổn định, không sinh sống ở địa phương, không ai có nhu cầu sử dụng đất. Mọi người trong gia đình đều biết ông N được cấp GCNQSDĐ nhưng không có ý kiến gì. Năm 2005 ông N bị bệnh hiểm nghèo sắp qua đời thì bắt đầu tranh chấp đòi chia đất. Sau khi ông N mất, năm 2009 tại buổi hòa giải của UBND xã C, bà C và các con thống nhất đề nghị UBND xã C phân chia đất cho các cô chú trong gia đình theo bản di chúc ông N để lại, nhưng mọi người không đồng ý với bản di chúc. Năm 2016, bà C đã làm thủ tục tặng cho các con là Hoàng Thị P 240m2, Hoàng Thị T 480m2, số diện tích còn lại bà đứng tên sử dụng. Bà không đồng ý với các yêu cầu khởi kiện của ông K.

2. Chị Hoàng Thị P, Hoàng Thị T trình bày: Các chị là con ruột của ông Hoàng N và bà C, ông N chết năm 2005, hai chị và bà C hưởng di sản ông N để lại. Bà C đã làm thủ tục tặng cho chị P 240m2, chị T 480m2 đã được UBND huyện T cấp GCNQSDĐ năm 2016. Diện tích đất ông N được cấp GCNQSDĐ là đất tổ tiên để lại, bố mẹ các chị là người sinh sống cùng trên thửa đất từ năm 1956 và chăm sóc ông bà nội đến lúc qua đời. Sau khi ông nội mất, ông N đã chia một phần diện tích đất cho bà C3, ông B và ông S ở để thờ cúng các ông bác, ông chú trong gia đình, và chia một phần diện tích đất cho vợ chồng ông B1 bà C1 để xây nhà ở chứ ông N không bán đất cho các gia đình trên. Bố mẹ các chị đã bỏ công sức giữ gìn, quản lý, cải tạo, khai phá cây cối bờ bụi rậm, kê khai quyền sử dụng và thực hiện các nghĩa vụ về đất với nhà nước để có được diện tích đất hiện nay. Nay các cô chú đã thoát ly khỏi đất của ông bà từ rất lâu, trở về đòi chia thừa kế đất và hủy GCNQSDĐ đã cấp cho các hộ là không đúng, đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chị.

3. Bà Đặng Thị C2 (vợ ông Hoàng S) trình bày: Năm 1988 vợ chồng bà được ông Hoàng N là anh con ông bác giao cho một phần đất để vợ chồng ở và thờ cúng chú là ông Hoàng Văn N1 đã chết từ trước năm 1950. Ông bà đã xây dựng nhà cửa kiên cố, ngăn khuôn viên và sinh sống ổn định trên đất, không xảy ra tranh chấp gì đến khi ông K đòi chia thừa kế. Năm 1994 ông bà được UBND huyện T cấp GCNQSDĐ cho chồng bà là ông Hoàng S. Từ khi ông bà được ông N giao đất, được cấp GCNQSDĐ và xây dựng nhà cửa các anh em khác của ông N đều biết nhưng không có ý kiến gì, từ khi được giao đất gia đình bà đăng ký quyền sử dụng đất, đóng thuế cho nhà nước đầy đủ theo quy định. Đất gia đình bà đang ở và được cấp GCNQSDĐ hoàn toàn hợp pháp nên bà không đồng ý với các yêu cầu khởi kiện của ông K.

4. Ông Nguyễn Hữu B (chồng bà Hoàng Thị C3): Năm 1988 ông được ông Hoàng N giao cho một phần đất để ở ổn định lâu dài và thờ cúng ông Hoàng Văn K3 (là bố bà C3, đã chết từ lâu). Sau đó ông đã cho vợ chồng con trai là Nguyễn Hữu D1 và Đỗ Thị P1 sử dụng đất, xây dựng nhà cửa kiên cố để ở và ngăn khuôn viên rõ ràng. Năm 1994 ông được cấp GCNQSDĐ, các anh em của ông N đều biết nhưng không ai có ý kiến, tranh chấp gì. Năm 2013 con trai ông là Nguyễn Hữu D1 chết, năm 2015 ông làm thủ tục tặng cho con dâu là Đỗ Thị P1 toàn bộ diện tích đất nên UBND huyện T đã cấp GCNQSDĐ cho chị Đỗ Thị P1. Ông không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông K.

5. Chị Đỗ Thị P1 trình bày: Chị là con dâu của ông Nguyễn Hữu B và bà Hoàng Thị C3, ông B đã giao diện tích đất cho chị sử dụng từ năm 1990. Từ năm 1990 đến nay gia đình chị đã xây dựng 03 lần nhà kiên cố mà không xảy ra bất kỳ tranh chấp và khiếu kiện gì. Tất cả các lần gia đình chị xây dựng, các anh em của ông K đều biết nhưng đều không có ý kiến. Năm 2015 ông B làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho chị và đã được cấp GCNQSDĐ. Từ khi sử dụng đất đến nay gia đình chị thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về đất với nhà nước. Chị không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông K.

6. Bà Hoàng Thị C1 trình bày: Ông Hoàng Văn B1 là chồng bà (đã chết) hiện nay bà đang giữ GCNQSDĐ ông B1 được cấp. Cụ G1 đã nói cho bà và ông B1 đất từ năm 1985 (nhưng không có giấy tờ), sau khi cụ G1 mất ông N mới đo đất cho vợ chồng bà làm nhà, gia đình bà xây dựng nhà ở không có tranh chấp. Nay bà đồng ý với các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tự nguyện đề nghị Tòa án hủy GCNQSDĐ ông B1 đã được cấp, gộp diện tích đất này vào đất di sản để chia thừa kế theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn để thuận tiện trong việc hình thành khuôn viên của nhà thờ chung. Quá trình giải quyết vụ án, bà C1 tự nguyện dành 4m chiều rộng trong phần đất ông B1 đã được cấp GCNQSDĐ để làm đường đi vào khu nhà thờ phía sau.

Ngoài ra, bà C1 trình bày trước khi kết hôn với bà, ông B1 đã có gia đình và 03 người con riêng, diện tích đất và tài sản hiện nay bà đang quản lý do bà và ông B1 tạo lập sau khi ông bà kết hôn, các con riêng của ông B1 không liên quan đến khối tài sản này. Hiện tại bà chỉ biết 03 người con riêng của ông B1 đã nghỉ hưu và sinh sống ở các địa phương khác, nhưng không cung cấp được địa chỉ cụ thể của họ để Tòa án liên hệ.

* Ý kiến của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Hoàng G trình bày: Ông thoát ly và không sống cùng bố mẹ từ năm 1962, ông đã có nơi ở khác. Ông đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và đề nghị để lại một phần diện tích đất để làm khuôn viên nhà thờ chung, còn lại chia đều cho 07 người con của cụ G1 cụ Đ theo quy định pháp luật. Ông có nguyện vọng chia chung phần đất của ông và ông X, ông K, bà K1, bà C1, không yêu cầu chia cụ thể vị trí của mỗi người để các ông bà thuận tiện trong quá trình sử dụng đất.

Yêu cầu Tòa án buộc bà C, bà C1, ông B, bà C2 phải trả toàn bộ số tiền đã nhận bồi thường khi nhà nước thu hồi một phần diện tích đất thửa 255.

2. Ông Hoàng X: Ông đã thoát ly từ năm 1967, đã có nơi ở khác. Ông đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Ông đề nghị để lại diện tích đất đã xây nhà thờ và khuôn viên xung quanh làm khu đất chung của nhà thờ, diện tích còn lại chia đều cho những người thừa kế. Đề nghị Tòa án xem xét việc giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A năm 2011 trên phần đất di sản của cụ G1 để lại vì UBND xã C không thực hiện đúng văn bản thỏa thuận giữa các ông và UBND xã trước đó. Ngoài ra thống nhất toàn bộ đối với ý kiến của ông Hoàng K.

3. Bà Hoàng Thị K1: Đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và ý kiến của ông G2, ông X, bà C1.

4. Tại văn bản số 786/UBND-TNMT ngày 29/3/2018, UBND huyện T có ý kiến như sau:

+ Đối với nội dung ông Hoàng K đề nghị hủy GCNQSDĐ cấp cho ông N, ông B1, ông B năm 1994 là không đủ cơ sở. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật đất đai 1993 “Người sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét và cấp GCNQSDĐ”. Do đó đối với các trường hợp này, tại thời điểm cấp GCNQSDĐ đã được UBND xã C xác nhận là đất sử dụng ổn định, không tranh chấp, đủ điều kiện trình cấp GCNQSDĐ theo quy định.

+ Đối với nội dung ông Hoàng K đề nghị bà Nguyễn Thị C, Hoàng Thị T, Hoàng Thị P, Đỗ Thị P1, Đặng Thị C2, ông Nguyễn Hữu B trả lại thửa đất 255, tờ bản đồ số 05, bản đồ 299 là không đủ cơ sở với lý do: Bà C (vợ ông N) được thừa kế một phần quyền sử dụng đất trong khối tài sản chung của hai vợ chồng đã được cấp GCNQSDĐ năm 2016. Hộ gia đình ông Hoàng N được UBND huyện T cấp GCNQSDĐ năm 1994, gia đình sử dụng đất ổn định không có tranh chấp. Chị T, chị P là con gái của ông N, được nhận tặng cho lại một phần diện tích đất của bố mẹ, đã được UBND huyện T cấp GCNQSDĐ năm 2016. Ông B1 (vợ là bà C1), ông B (con dâu là P1), ông S (vợ là bà C2) đều được UBND huyện T cấp GCNQSDD năm 1994.Các hộ đều sử dụng đất ổn định không tranh chấp, xây dựng nhà cửa kiên cố và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất, do đó việc ông Hoàng K đề nghị hủy GCNQSDĐ đã cấp, yêu cầu các hộ trả lại đất để chia lại diện tích và tài sản trên đất là không có cơ sở. Đề nghị Tòa án xem xét, quyết định.

5. Tại văn bản số 106/CV-UBND ngày 06/9/2017, và quá trình giải quyết vụ án UBND xã C trình bày:

Năm 1994 nhà nước cấp GCNQSDĐ cho các ông N, ông B1, ông B là căn cứ: Khoản 1 Điều 2 Luật đất đai 1993; Chỉ thị 07/CT-TU ngày 25/11/1992 của Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa; Quy định 117/NN-UBTH ngày 29/01/1993 của UBND tỉnh Thanh Hóa về giao ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân. Quyết định 201/QĐ/DKTK ngày 14/7/1989 của Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành quy định cấp GCNQSDĐ. Các văn bản trên quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định trước ngày 15/10/1993 không có tranh chấp được UBND xã, phường xác nhận thì được cấp GCNQSDĐ.

- Về GCNQSDĐ của ông N: UBND huyện T cấp GCNQSDĐ cho ông N tháng 6/1994, gia đình ông N sử dụng đất ổn định từ trước đó đến năm 2005. Sau khi ông N chết, các em ông N đã nhiều lần đề nghị hòa giải để phân chia đất đai. UBND xã đã tổ chức hòa giải nhiều lần từ năm 2005 đến 2009 nhưng các bên không thống nhất nên hướng dẫn khởi kiện ra Tòa án. TAND huyện T đã trả lại đơn kiện, sau đó ông K không có tài liệu thể hiện việc đang được giải quyết tranh chấp đất đai và phân chia di sản thừa kế nên UBND xã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đã được cấp GCNQSDĐ. Năm 2016, gia đình ông N đã làm thủ tục phân chia di sản thừa kế và sang tên GCNQSDĐ cho các thành viên trong gia đình là bà C và các con là chị P, chị T.

- Về GCNQSDĐ của ông B1: UBND huyện T cấp GCNQSDĐ cho ông B1 tháng 6/1994, gia đình ông B1 sử dụng đất ổn định từ trước đến nay, đã xây dựng nhà ở, khuôn viên cụ thể, rõ ràng, có tường rào bao quanh. Ông B1 đã chết, hiện nay bà C1 đang quản lý sử dụng đất.

- Về GCNQSDĐ của ông B: UBND huyện T cấp GCNQSDĐ cho ông B tháng 6/1994, gia đình sử dụng đất ổn định, xây dựng nhà ở, khuôn viên, tường rào bao quanh.Hiện tại ông B đã tặng cho con dâu là chị P1 toàn bộ diện tích khu đất.

- Diện tích đất cấp GCNQSDĐ cho ông S năm 1994 là đất của thửa đất số 255 mang tên cụ G1, GCNQSDĐ cấp cho ông S ghi thửa đất 288 là do nhầm lẫn.

- Căn cứ vào các quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm cấp GCNQSDD thì việc UBND xã C, UBND huyện T lập hồ sơ, cấp GCNQSDĐ cho các hộ trên là đúng quy định của pháp luật.Các gia đình đều sử dụng đất ổn định, không tranh chấp với các hộ liền kề, quá trình sử dụng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất. Các GCNQSDĐ của ông N và ông B hiện nay đã cấp đổi cho người khác.

- Các gia đình bà C, chị T, chị P, chị P1, bà C2 sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đều thực hiện đầy đủ nghĩa nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Ông N có để lại di chúc nhưng các anh em trong gia đình không thống nhất thực hiện vì cho là giả mạo.

- Hồ sơ quản lý đất có tên ông Hoàng Văn G1 chỉ thể hiện trong sổ mục kê 1987, các hồ sơ từ 1993 đến nay đều thể hiện tên các chủ sử dụng đất hiện nay.

* Tại văn bản số 12/UBND ngày 21/01/2019 về việc cung cấp thông tin thửa đất số 255, tờ 05, bản đồ 299 xã C liên quan đến vụ án dân sự về tranh chấp thừa kế, UBND xã C cung cấp các thông tin sau:

+ Quá trình sử dụng diện tích đất được tách từ thửa 255, tờ số 5 bản đồ 299 các hộ gia đình không tranh chấp về ranh giới, diện tích thửa đất và chủ sử dụng.

+ Lý do việc biến động diện tích đất của các hộ: Năm 1994 các hộ ông Hoàng N, Nguyễn Hữu B, Hoàng Văn B1, Hoàng S đã xây nhà ổn định trước 15/10/1993. Năm 1993-1994 các hộ trên đã kê khai diện tích, loại đất đang sử dụng và đã được cấp GCNQSDĐ. Năm 2015, 2016 thực hiện về quyền sử dụng đất các hộ bà C, bà Tân, bà P, bà Phú đã được phân chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật đất đai, thừa kế.

+ Năm 2011 thực hiện dự án nâng cấp mở rộng QL1A, đoạn từ thành phố Thanh Hóa đi DC, Nghệ An diện tích đất bị thu hồi của thửa 255, tờ số 5 bản đồ 299 cụ thể: Ông Nguyễn Hữu B bị thu hồi diện tích 93,4m2; ông Hoàng Văn B1 bị thu hồi diện tích 66,5m2; bà Đặng Thị C2 bị thu hồi diện tích 71,5m2; Ông Hoàng N bị thu hồi diện tích 249,9m2; diện tích đất bị thu hồi của các hộ đều là đất vườn cùng thửa đất ở (được xác định là đất ở).

+ Nếu các GCNQSDĐ của các hộ bị hủy theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì hạn mức diện tích đất ở được xác định theo Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Hạn mức đất ở của thửa số 255, tờ 05, bản đồ 299 không quá 1000m2.

* Bản án sơ thẩm số 01/2019/DSST ngày 25/01/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã quyết định:

Căn cứ: Điều 34; Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Điều 649; 651; 652; 658; khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. Điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng K về việc chia thừa kế quyền sử dụng đối với thửa đất thửa 255, tờ bản đồ số 05, bản đồ 299 xã C, huyện T, tỉnh Thanh Hóa.

2. Không chấp nhận yêu cầu của ông Hoàng K về việc hủy GCNQSDĐ số Y 714729 do UBND huyện T cấp ngày 18/5/2004 cho hộ ông Hoàng S; và GCNQSDĐ số CB 363321 do UBND huyện T cấp đổi ngày 09/11/2015 cho chị Đỗ Thị P1.

3. Chấp nhận yêu cầu của ông Hoàng K và sự tự nguyện của bà Hoàng Thị C1; Hủy các GCNQSDĐ số CE 959160; CE 959161; CE 959162; CE 959163 đều do UBND huyện T cấp cùng ngày 05/12/2016 cho chị Hoàng Thị T, chị Hoàng Thị P và bà Nguyễn Thị C. Hủy GCNQSDĐ số C 237025 do UBND huyện T cấp tháng 6/1994 cho hộ ông Hoàng Văn B1.

Ngoài ra bản án còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo theo quy định pháp luật.

* Ngày 30/01/2019, nguyên đơn là ông Hoàng K kháng cáo đề nghị hủy bản án sơ thẩm.

Ngày 30/01/2019, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Hoàng Thị K1 kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm.

Ngày 12/02/2019, bị đơn là bà Nguyễn Thị C, chị Hoàng Thị P, chị Hoàng Thị T kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm.

* Bản án số 179/2019/DS-PT ngày 25/10/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội:

1. Căn cứ: Khoản 3 Điều 308, Điều 310 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Khoản 3 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

2. Hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2019/DS-ST ngày 25/01/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

Ngoài ra bản án còn quyết định về án phí theo quy định pháp luật.

* Ngày 01/01/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa thụ lý lại vụ án giải quyết theo thủ tục chung.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Nguyên đơn ông Hoàng K, những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan các ông bà Hoàng X, Hoàng G, Hoàng Thị K1, bị đơn bà Hoàng Thị C1 yêu cầu Tòa án hủy toàn bộ Giấy CNQSDĐ mà UBND huyện T đã cấp mới, cấp đổi cho bà C, chị T, chị P, chị P1, ông S, ông B1. Chia di sản thừa kế của cụ G1 cụ Đ cho 07 người con của các cụ; Di sản là toàn bộ diện tích đất tại thửa 255, không yêu cầu chia tài sản trên đất. Ngày 28/4/2020, ông K làm đơn khởi kiện bổ sung yêu cầu những người đã nhận tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi một phần thửa đất 255 vào năm 2011; cụ thể số tiền bà C đã nhận là 424.830.000 đồng (hiện nay chị P và chị T là người kế thừa quyền và nghĩa vụ nên phải có trách nhiệm trả phần tiền này); ông B đã nhận số tiền là 158.780.000 đồng, bà Đặng Thị C2 (chồng là ông Hoàng S) đã nhận 127.670.000 đồng. Số tiền ông B1, bà C1 nhận bồi thường là 113.050.000 đồng. Toàn bộ số tiền này là di sản của cụ G1 cụ Đ để lại, yêu cầu chia thừa kế cho những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật. Đến ngày 02/8/2020, ông K có đơn đề nghị không đưa số tiền bà C1 đã nhận bồi thường là 113.050.000 đồng vào di sản để chia, vì năm 2014 bà C1 đã đưa số tiền trên cho các ông để tu bổ nhà thờ. Ông K yêu cầu bà C (chị P và chị T là người kế thừa), ông B, bà C2 phải trả lãi suất là 7%/năm đối với số tiền đã nhận bồi thường trong thời gian 7 năm.

Bị đơn chị T, chị P, bà C2, ông B, chị P1 giữ nguyên yêu cầu và nội dung đã trình bày trước đó; không thống nhất với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Ngày 02/6/2020, Hội đồng định giá đã tiến hành định giá tài sản là diện tích đất tại thửa 255 tờ bản đồ số 05, bản đồ 299 lập năm 1987; theo tờ bản đồ số 24 bản đồ địa chính xã C năm 2005là các thửa 404, 439, 446. Kết quả giá đất ở là 5.000.000đ/m2, đất trồng cây lâu năm là 27.000đ/m2. Các đương sự đều thống nhất với giá của Hội đồng định giá và không yêu cầu định giá tài sản trên đất.

* Tại Công văn số 87/UBND ngày 24/6/2020 của UBND phường H: Sau khi nhận được được Công văn số 1885/CV-TA ngày 15/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa; Ngày 23/6/2020, UBND phường H đã tổ chức Hội nghị xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng của thửa đất 255 tờ số 05 bản để 299 năm 1987, thành phần gồm Hội đồng đăng ký đất đai phường H, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc phường, đại diện Hội người cao tuổi phường, Bí thư, trưởng thôn Đ, các cụ là nguời cao tuổi sống gần thửa đất hiện đang còn minh mẫn, đại diện các hộ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới thửa đất, trên cơ sở các hồ sơ địa chính lưu tại phường; UBND phường H báo cáo như sau:

1. Thửa đất 255 tờ bản đồ số 05 bản đồ 299 có nguốn gốc sử dụng là đất ở từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945 do cụ Hoàng Văn T0 và cụ Lê Thị S1 để lại; cụ T0, cụ S1 có 05 người con: ông G1, ông A, ông K3, ông N1, bà X2. Ông Hoàng Văn G1 (có con là ông Hoàng N và bà Hoàng Thị C1 được cấp GCNQSDĐ).

Ông Hoàng A có hai người con là Hoàng Đ1 và ông Hoàng S, thửa đất của ông Hoàng S hiện nay vợ là bà Đặng Thị C2 đang sử dụng là một phần thừa 255 đã được cấp GCNQSDĐ, thửa đất của ông Hoàng Đ1 hiện nay vợ là bà Chúc Thị X1 đang sử dụng là thừa 249, tờ số 05 bản đổ 299 là thửa đất có nguồn gốc sử dụng từ đất của cụ T0, cụ S1, do khi đo vẽ bản đồ 299 bà Chúc Thị X1 đã làm nhà ở nên đã tách ra đứng tên bà X1, thời điểm đó ông Hoàng Đ1 đang là sỹ quan quân đội.

Ông Hoàng Văn K3 (có con là bà Hoàng Thị C3, bà C3 có chồng là ông Nguyễn Hữu B được cấp GCNQSDĐ). Ông Hoàng Văn N1 và bà Hoàng Thị X2 đều chết trẻ.

Những người được cấp GCNQSDĐ nói trên là do được nhận thừa kế, tặng cho đất của ông nội, bố để lại. Tại thời điểm cấp GCNQSDĐ, căn cứ vào Luật Đất đai năm 1993, đất sử dụng có nhà ở ổn định, hình thành trước ngày 15/10/1993, không tranh chấp thì được đăng ký kê khai cấp GCNQSDĐ.

- Từ những năm 1980 đến nay người thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước và địa phương đối với đất có nguồn gốc của ông T0, bà S1 là thửa 249 và thửa 255 chủ yếu là vợ chồng ông N và những người được cấp giấy chứng nhận lần đầu như trên.

2. Thửa đất số 255, tờ số 05, bån đồ 299 có diện tích nguyên thửa là 2.864m2, loại đất T, mục kê tên Hoàng Văn G1. Bản đồ địa chính năm 2005 được chia thành 04 thửa có tổng diện tích là 3.388,6m2. Tổng diện tích hiện trạng sử dụng hiện nay là 3.455,5m2, diện tích tăng lên so với bản đổ 299 là 591,5m2. Diện tích hiện trạng tăng lên so với bản đó 299 năm năm 1987 do các nguyên nhân sau:

- Trong quá trình sử dụng đất bà Nguyễn Thị C là vợ ông Hoàng N cùng các con đã khai phá bờ bụi, cây cối và lấn chiếm đường giao thông nông thôn, việc cơi nới từ những năm 1980 đến đầu những năm 1990 để mở rộng diện tích như hiện trạng. Các hộ không có điều kiện lần chiếm và khai hoang mở rộng thì diện tích tăng lên không quá 100m2/thửa đất.

Năm 1987 khi đo vẽ bản đồ 299 cụ G1 tuổi cao sức yếu không còn khả năng lao động và đang ở cùng hộ với bà C, ông Hoàng N đang là sỹ quan quân đội, nhưng do tính bảo thủ nên không cho vợ là bà C đứng tên mà để bố là cụ G1 đứng tên. Những năm 80 của thể kỷ trước các con trai, gái của cụ G1 đã đi thoát ly và cư trú ở nơi khác, khu đất được bà C là vợ ông Hoàng N đã trông coi, tôn tạo gìn giữ và sử dụng đất, nếu không có người trông coi sử dụng thì Hợp tác xã đã giao một số diện tích đất cho hộ gia đình, cá nhân khác.

UBND phường đề nghị Tòa án xem xét xử lý thấu tình đạt lý và lưu ý các yếu tố như: Thuần phong mỹ tục, phong tục tập quán và những người có công sức bảo vệ trông coi tôn tạo và gìn giữ đất đai, đồng thời bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

* Người làm chứng ông Hoàng Văn T1 trình bày: Ông hiểu rõ về nguồn gốc mảnh đất của gia đình ông G1. Cụ thể: Ba anh em là ông G1, ông A, ông K3 đều ở trên đất do bố mẹ để lại. Sau khi ông K3 xây dựng gia đình, sinh được 01 người con gái là Hoàng Thị C3 được khoảng 4 tuổi thì ông K3 chết, vợ ông K3 đi tái giá, con gái ở với bà ngoại. Khu đất của ông K3 giao lại cho ông G1 là anh cả quản lý. Còn ông A ở khu đất mà hiện nay bà Chúc Thị X1 là con dâu cả đang ở. Sau khi ông G1 chết thì giao khu đất cho ông Hoàng N là con trai trưởng quản lý. Vì tình cảm anh em ruột thịt, ông N đã thống nhất bàn với mọi người trong gia đình để trả lại phần đất của ông K3 (là em trai ông G1) cho con gái ông K3 là bà Hoàng Thị C3 (chồng là Nguyễn Hữu B), sau đó bà C3 và ông B cho con trai là Nguyễn Hữu D1 ra ở (vợ là Đỗ Thị P1). Vì đất của ông Hoàng S (con ông A) quá hẹp, nên đã nhường một phần cho ông S làm nhà. Việc này đã được thỏa thuận, không có tranh chấp. Đây là toàn bộ sự thật mà ông T2 biết, là hàng xóm láng giềng, ông T2 xin cam đoan trước pháp luật.

* Bà Hoàng Thị C3 trình bày: Cụ T0 và cụ S1 sinh được 04 người con là ông G1, ông A, ông K3, ông N1. Hiện nay gia đình bà đang sinh sống trên mảnh đất của bố bà là ông K3. Nguồn gốc thửa đất là của ông bà nội là cụ T0 và cụ S1 cho K3. Khi ông K3 chết mẹ con bà không ở trên mảnh đất nữa, mẹ bà đi tái giá, bà ở với bà ngoại, gửi mảnh đất cho bác là ông Hoàng Văn G1 quản lý. Khi bà C3 khoảng 10 tuổi thì quay về mảnh đất để ở cùng bên nội và được bác Hoàng Văn G1 giao trả lại mảnh đất. Sau đó ông G1 chết thì con trai ông G1 là ông N bàn giao lại cho gia đình bà và đã được nhà nước cấp GCNQSDĐ từ năm 1994 do chồng bà là ông Nguyễn Hữu B đứng tên, sau đó gia đình bà thống nhất tặng cho đất con dâu là Đỗ Thị P1. G2 đình bà sử dụng đất ổn định, có ranh giới rõ rằng, đóng thuế đầy đủ với nhà nước, đến năm 2011 nhà nước thu hồi một phần đất để mở rộng đường QL1A thì ông Hoàng K làm đơn kiện gia đình bà. Bà C3 đề nghị Tòa án xem xét bảo vệ quyền lợi cho gia đình bà.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2020/DS-ST ngày 11/11/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã căn cứ Căn cứ: Điều 34; khoản 2, 5 Điều 147; Các Điều 227, 228, 229, 271, 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Các Điều 613, 649, 651,658, khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. Điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng K về việc chia thừa kế quyền sử dụng đối với thửa đất 255, tờ bản đồ 05, bản đồ 299 xã C, huyện T, tỉnh Thanh Hóa (nay là phường H, thị xã N).

1.1. Xác định di sản thừa kế của cụ Hoàng Văn G1 và cụ Nguyễn Thị Đ là quyền sử dụng đất 2.227,6m2 tại thửa số 255, tờ 05, bản đồ 299 xã C, huyện T, tỉnh Thanh Hóa. Trong đó có 1000m2 đất ở và 1.227,6m2 đất trồng cây lâu năm. Giá trị 01m2 đất ở là 5.000.000đ; 01m2 đất trồng cây lâu năm là 27.000đ.

Số tiền nhà nước bồi thường khi thu hồi đất là: 592.031.790 đồng 1.2. Trích công sức cho ông N bà C: 318,2 m2; trích tiền 76.840.000 đồng.

Trích công sức cho bà C1: Diện tích đất là 79,55m2; trích tiền là 19.210.000 đồng.

Ông N và bà C được hưởng phần diện tịch tăng thêm tại thửa 255 là 696,3m2 đất trồng cây lâu năm.

1.3. Di sản thừa kế còn lại sau khi trích công sức là: Diện tích đất là: 1.829,85m2, tiền là 441.830.000 đồng 1.4. Chấp nhận nguyện vọng của ông Hoàng G, ông Hoàng X, ông Hoàng K, bà Hoàng Thị K1, Hoàng Thị C1 về việc được sử dụng chung diện tích đất đã làm nhà thờ và khuôn viên.

Chấp nhận nguyện vọng của chị T, chị P được sử dụng chung phần đất và tiền được hưởng của ông N, bà C.

Chấp nhận nguyện vọng của chị P, chị T và các ông bà Hoàng K, Hoàng X, Hoàng G, Hoàng Thị K1 về việc chị T sẽ trực tiếp trả phần chênh lệch là tiền mà bà C đã nhận bồi thường đất năm 2011 cho những người hưởng thừa kế.

1.5. Chia thừa kế:

1.5.1. Chị P và chị T được hưởng phần diện tích đất tăng thêm, phần trích công sức của bà C, ông N và phần thừa kế của ông N, cụ thể:

- Về đất: 696,3m2 đất trồng cây lâu năm + 318,2 m2 (trong đó 143,19m2 đất ở và 175,01m2 đất trồng cây lâu năm) + 261,4m2 (trong đó đất ở 117,63m2 và đất trồng cây lâu năm 143,77m2) = 1.275,9m2 (trong đó 260,82m2 đất ở, 1.015,08m2 đất trồng cây lâu năm). Trị giá 260,82m2 x 5.000.000đ/m2 + 1.015,08m2 x 27.000đ/m2 = 1.331.507.160 đồng. Trên đất có tài sản là nhà và công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu của chị T và chị P.

- Chị P và chị T được hưởng số tiền 76.840.000 đồng + 63.118.571 đồng = 139.958.571 đồng.

Tổng giá trị đất và tiền chị P và chị T được hưởng là 1.471.465.731đồng; Số tiền chị T phải trả lại cho những người thừa kế là 424.830.000 đồng - 139.958.571 đồng = 284.871.429 đồng. Cụ thể chị T phải trả lại cho các ông bà Hoàng X, Hoàng G, Hoàng K, Hoàng Thị K1 mỗi người 71.217.857 đồng.

G2o cho chị P và chị T phần đất gắn với nhà, tài sản trên đất của chị P chị T và của bà C trước đây đang sử dụng tại thửa 446 diện tích 463m2, thửa 446A + 446B + 446C diện tích 633,4m2 và 179,5m2 tại thửa 446E, cụ thể cạnh phía Đông G1 QL1A: 4,3m, cạnh phía Tây giáp thửa 446: 4,3m, cạnh phía Nam giáp ngõ đi: 44,4m, cạnh phía Bắc giáp phần đất chia cho các ông bà Hoàng K, Hoàng X, Hoàng G, Hoàng Thị C1, Hoàng Thị K1: 42,6m tờ bản đồ 24.

1.5.2. Các ông bà Hoàng K, Hoàng X, Hoàng G, Hoàng Thị K1 mỗi người được hưởng bằng một phần thừa kế và 1/5 phần di sản thừa kế của ông Hoàng K2. Cụ thể mỗi người được hưởng:

- Về đất: 261,4m2 đất + (261,4m2 : 5) = 313,68m2, trong đó có 141,16m2 đất ở và 172,52m2 đất trồng cây lâu năm. Trị giá: 141,16m2 x 5.000.000đ/m2 + 172,52m2 x 27.000đ/m2 = 710.458.040 đồng.

- Về tiền: 63.118.571 đồng + (63.118.571 đồng : 5) = 75.742.285 đồng. Các ông bà Hoàng K, Hoàng X, Hoàng G, Hoàng Thị K1 mỗi người được nhận số tiền từ chị Hoàng Thị T là 71.217.857 đồng và nhận từ bà Hoàng Thị C1 là 4.524.428 đồng.

1.5.3. Bà Hoàng Thị C1 được hưởng phần trích công sức, một phần thừa kế và 1/5 di sản thừa kế của ông Hoàng K2. Cụ thể:

- Về đất: 79,55m2 đất+ 261,4m2 đất + (261,4m2 đất : 5) = 393,23m2 đất, trong đó có 176,95m2 đất ở và 216,28m2 đất trồng cây lâu năm. Trị giá 176,95m2 x 5.000.000đ/m2 + 216,28m2 x 27.000đ/m2 = 890.589.560 đồng - Về tiền: 19.210.000 đồng + 63.118.571 đồng + (63.118.571 đồng : 5) = 94.952.285 đồng. Bà C1 phải trả lại cho các người thừa kế là 18.097.715 đồng; Cụ thể bà C1 phải trả cho các ông bà Hoàng X, Hoàng G, Hoàng K, Hoàng Thị K1 mỗi người là 18.097.715 đồng : 4 = 4.524.428 đồng 1.5.4. Tổng diện tích đất các ông, bà Hoàng X, Hoàng G, Hoàng K, Hoàng Thị K1, Hoàng Thị C1 được hưởng là: (313,68m2 x 4) + 393,23m2 = 1.647,95m2, trong đó có 741,58m2 đất ở và 906,37m2 đất trồng cây lâu năm.

Trên đất có tài sản là nhà và công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu của của các ông, bà Hoàng X, Hoàng G, Hoàng K, Hoàng Thị K1, Hoàng Thị C1.

G2o cho các ông, bà Hoàng G, Hoàng X, Hoàng K, Hoàng Thị K1, Hoàng Thị C1 phần đất gắn với nhà ở, nhà thờ, tài sản trên đất của các ông bà trước đây đã xây dựng và sử dụng tại thửa 440 diện tích 340,4m2, thửa 446F diện tích 795,5m2, thửa 446D diện tích 265,7m2 và 246,4m2 tại thửa 446E, cụ thể cạnh phía Đông G1 QL1A: 7,1m, cạnh phía Tây giáp thửa 446: 5,4m, cạnh phía Nam giáp phần đất chia cho ông N: 42,6m, cạnh phía Bắc giáp thửa đất 446D: 39,6m thuộc tờ bản đồ số 24.

1.5.5. Vị trí, ranh giới, kích thước các cạnh tiếp giáp và diện tích đất các người hưởng thừa kế có sơ đồ kèm theo.

Các đương sự có quyền, nghĩa vụ phối hợp tự tháo dỡ phần nhà trên thửa 446E để trả lại ranh giới đất được chia.

Các đương sự có quyền và nghĩa vụ liên hệ với Cơ quan có thẩm quyền để được cấp GCNQSDĐ đối với phần đất được chia.

1.5.6. Kể từ ngày những người được nhận chênh lệch bằng tiền yêu cầu thi hành án, nếu chị T, bà C1 không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ số tiền phải giao thì phải trả lãi đối với số tiền chưa thanh tóan tương ứng với thời gian chậm trả, mức lãi suất được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.

2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng K về việc hủy GCNQSDĐ số Y 714729 do UBND huyện T cấp ngày 18/5/2004 cho hộ ông Hoàng S; và GCNQSDĐ số CB 363321 do UBND huyện T cấp đổi ngày 09/11/2015 cho chị Đỗ Thị P1.

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng K về việc yêu cầu ông B trả lại số tiền 158.780.000 đồng, bà Đặng Thị C2 trả lại số tiền 127.670.000 đồng đã nhận bồi thường khi nhà nước thu hồi năm 2011 để đưa vào khối di sản thừa kế của cụ G1 và cụ Đ.

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng K về việc yêu cầu bà C (người kế thừa là chị P và chị T), bà C1 phải thanh toán lãi suất đối với số tiền đã nhận bồi thường.

3. Chấp nhận yêu cầu của ông Hoàng K và sự tự nguyện của bà Hoàng Thị C1.

Hủy các GCNQSDĐ số CE 959160; CE 959161; CE 959162; CE 959163 đều do UBND huyện T cấp cùng ngày 05/12/2016 cho chị Hoàng Thị T, chị Hoàng Thị P và bà Nguyễn Thị C.

Hủy GCNQSDĐ số C 237025 do UBND huyện T cấp tháng 6/1994 cho hộ ông Hoàng Văn B1.

Ngoài ra, Bản án còn tuyên về chi phí tố tụng, án phí và tuyên quyền kháng cáo của đương sự theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 18/11/2020, nguyên đơn là ông Hoàng K có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Ngày 22/11/2020, bị đơn là chị Hoàng Thị T có đơn kháng cáo một phần Bản án sơ thẩm.

Ngày 16/11/2020, bị đơn là bà Hoàng Thị C1 kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Ý kiến của nguyên đơn ông Hoàng K là không đồng ý với cách chia thừa kế của cấp sơ thẩm, ông đề nghị chia di sản thành 07 phần bằng nhau cho các đồng thừa kế, không trích công sức cho bà C, ông N.

Ý kiến của bị đơn bà C1 nếu các cháu là chị P, chị T có lời xin thì như án sơ thẩm chia cũng được, đảm bảo việc sử dụng cho các đương sự. Các chị Phức, chị T không xin thì đề nghị chia di sản làm 07 bằng nhau.

Ý kiến của bị đơn bà Hoàng Thị T đề nghị Tòa xem xét công sức của gia đình tôi cho thỏa đáng; nhất trí với kết quả chia của cấp sơ thẩm; việc chia như cấp sơ thẩm đảm bảo thuận tiện cho các đương sự trong sử dụng.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội trình bày quan điểm: Về việc tuân theo pháp luật trong quá trình thụ lý, giải quyết và tại phiên toà, Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã thực hiện đảm bảo đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Về nội dung; Bản án sơ thẩm xác định di sản thừa kế của cụ G1, cụ Đ là 2227,6m2 và 537.880.000 đồng là chính xác. Tuy nhiên, cách tính quy đổi 01 suất thừa kế để trích công sức là chưa đúng. Nhưng tại quyết định bản án trích trực tiếp công sức cho nhà ông N, bà C là 318,2m2 và 76.840.000 đồng là thỏa đáng. Mặt khác, tại phiên tòa hôm nay các đương sự cũng không có thêm tài liệu chứng cứ nào mới, quyết định của bản án sơ thẩm đã đảm bảo quyền lợi của các đương sự; đồng thời bà C1, bà P, bà Tân xác nhận việc chia như cấp sơ thẩm là đảm bảo thuận tiện sử dụng cho các đương sự và bà C1, bà P, bà Tân có ý kiến giữ nguyên như quyết định của bản án sơ thẩm. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo của các đương sự; giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:

Về tố tụng:

[1]. Ngày 09/6/2017, ông Hoàng K khởi kiện yêu cầu bà Nguyễn Thị C, Hoàng Thị T, Hoàng Thị C1, ông Nguyễn Hữu B, chị Đỗ Thị P1, bà Đặng Thị C2 trả lại quyền sử dụng đất 2.864m2 đất và toàn bộ tài sản trên đất thuộc thửa 255, tờ bản đồ số 05, bản đồ 299 tại thôn L, xã C, huyện T (nay là khu phố Đ, phường H, thị xã N) tỉnh Thanh Hóa là di sản thừa kế của bố mẹ ông là cụ Hoàng Văn G1 (chết năm 1987) và cụ Nguyễn Thị Đ (chết năm 1964) để lại, yêu cầu chia di sản thừa kế đối với diện tích đất này và đề nghị hủy các GCNQSDĐ mà UBND huyện T đã cấp cho bà C, chị T, chị P, chị P1, ông B1. Do đó, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Về những người tham gia tố tụng: Trong vụ án, ngoài các đương sự nêu trên, theo lời khai của bà Hoàng Thị C1, chồng bà là ông Hoàng Văn B1 còn có 03 người con riêng trước đó nhưng không liên quan đến khối tài sản ông bà tạo lập hiện đang tranh chấp. Tòa án yêu cầu bà C1 cung cấp thông tin nhưng bà không cung cấp được. Tại phiên tòa bà C1 trình bày sau này nếu có tranh chấp về di sản của ông B1 trong khối tài sản chung bà đang quản lý bà sẽ giải quyết sau. Các đương sự khác trong vụ án không ai biết thông tin về những người con riêng của ông B1. Vì vậy không thể đưa những người này vào tham gia tố tụng, nếu có tranh chấp di sản thừa kế của ông B1 trong phần tài sản chung bà C1 đang quản lý sẽ giải quyết bằng vụ án khác. Bà Nguyễn Thị C chết ngày 13/5/2019, chị P và chị T là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà C. Chị T, chị P khẳng định: Ông bà nội của hai chị (là bố mẹ chồng của bà C) đã chết từ lâu, bố của hai chị là ông Hoàng N đã chết từ năm 2005, bà C chỉ có hai chị là con đẻ và không có người con nào khác. Do đó, chị T, chị P là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà C.

Tại phiên tòa vắng mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là UBND phường H, UBND thị xã N, tỉnh Thanh Hóa, vắng mặt người làm chứng; tuy nhiên những người này đã có ý kiến trong quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy xét xử vắng mặt họ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

Xét kháng cáo của nguyên đơn ông Hoàng K và các bị đơn bà Hoàng Thị T, bà Hoàng Thị C1.

[2]. Nguyên đơn ông Hoàng K và các bị đơn bà Hoàng Thị T, bà Hoàng Thị C1 thống nhất về hàng thừa kế, di sản thừa kế, nguồn gốc tài sản.

Căn cứ vào tài liệu có trong hồ sơ vụ án, nội dung trình bày của các bên đương sự, ý kiến của người làm chứng và ý kiến của UBND phường H, thì nguồn gốc thửa đất số 255 là của cụ Hoàng Văn T0 và cụ Lê Thị S1 để lại; cụ T0, cụ S1 có 05 người con: ông G1, ông A, ông K3, ông N1 (chết trẻ), bà X2 (chết trẻ). Khi còn sống, cụ T0 và cụ S1 đã phân chia đất cho các con, nhưng chưa làm đầy đủ thủ tục theo quy định pháp luật. Ông A có 4 người con, nhưng chỉ ông Đồng và ông S sinh sống tại địa phương. Thửa đất của ông Đồng hiện nay vợ là bà Chúc Thị X1 đang sử dụng là thửa 249, tờ số 05 bản đổ 299, có nguồn gốc sử dụng từ đất của cụ T0, cụ S1, tại thời điểm đo vẽ bản đồ 299, bà X1 đã làm nhà ở nên tách ra đứng tên bà X1, thời điểm đó ông Hoàng Đ1 đang là sỹ quan quân đội. Thửa đất của ông S hiện nay vợ là bà Đặng Thị C2 đang sử dụng là một phần của thửa 255, tại thời điểm đo vẽ bản đồ 299 chưa có nhà ở nên đo gộp toàn bộ là thửa 255 và đứng tên ông G1. Sau khi ông G1 chết, thì ông N với tư cách là con cả đã đồng ý tách phần đất cho ông S để ông S ở và thờ cúng ông Hoàng Văn N1 (chú ruột ông N và ông S). Phần đất của ông K3 được chia, sau khi ông K3 chết thì vợ ông K3 đưa con (bà C3) về ngoại để đi tái giá. Khi bà C3 lớn thì quay về sinh sống cùng gia đình nhà nội, ông G1 đã bàn giao lại phần đất của ông K3 cho bà C3 ở. Sau khi ông G1 chết thì ông N đã tách phần đất cho bà C3 và chồng là ông Nguyễn Hữu B ở và thờ cúng ông Hoàng Văn K3. Sau khi được nhận thừa kế, tặng cho đất của ông nội, bố để lại để thờ cúng chú, bố thì gia đình ông S, ông B đã làm nhà kiên cố ở ổn định, xây khuôn viên trên đất từ năm 1988 đến nay, không có tranh chấp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với nhà nước. Việc ông N thay mặt gia đình giao lại đất cho bà C3, ông S, đây là phần đất của ông A, ông K3 được hưởng của cụ T0 cụ S1, không phải ông N chuyển nhượng đất cho ông S, ông B như nguyên đơn trình bày.

Những người con của cụ G1, cụ Đ đều biết việc ông S, ông B được giao đất và các ông đã xây dựng nhà kiên cố từ năm 1988, sau đó cải tạo nhà nhiều lần trên diện tích đất và được cấp GCNQSDĐ, nhưng không có khiếu nại gì trong suốt thời gian từ khoảng năm 1988 đến thời điểm khởi kiện chia thừa kế. Căn cứ vào Luật Đất đai năm 1993, đất sử dụng có nhà ở ổn định, hình thành trước ngày 15/10/1993, không tranh chấp thì được đăng ký kê khai cấp GCNQSDĐ. Vì vậy, gia đình ông S và ông B được UBND huyện T cấp GCNQSDĐ, đến năm 2015 ông B bà C3 tặng cho con dâu Đỗ Thị P1.

Do vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xác định UBND huyện T cấp GCNQSDĐ cho gia đình ông S, gia đình ông B là phù hợp. Vì vậy, không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn về việc hủy GCNQSDĐ số Y 714729 do UBND huyện T cấp ngày 18/5/2004 cho ông Hoàng S và GCNQSDĐ số CB 363321 UBND huyện T cấp đổi ngày 09/11/2015 cho chị Đỗ Thị P1.

Đối với thửa đất ông Hoàng Văn B1 được cấp GCNQSDĐ cũng có nguồn gốc từ thửa 255 của cụ G1 và cụ Đ, tình trạng sử dụng đất cũng giống hộ ông Hoàng S và ông Nguyễn Hữu B. Ông N đã cắt cho bà C1 (con gái ông G1) đất để xây nhà ở từ khoảng năm 1990, ông B1 là chồng bà C1 đã được UBND huyện T cấp GCNQSDĐ; Ông N cắt một phần đất cho bà C1 ông B1 là thực hiện theo ý nguyện của cụ G1 đã hứa cho bà C1 một phần đất từ năm 1985. Sau khi được cho đất, ông bà C1 đã xây nhà ở, khuôn viên ổn định, không có khiếu nại, tranh chấp cho đến trước thời điểm có yêu cầu chia thừa kế. Ông B1 đã chết, quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, bà C1 là người đang quản lý diện tích đất trên tự nguyện đề nghị Tòa án hủy GCNQSDĐ đã cấp cho ông B1, đưa diện tích đất bà đang quản lý vào khối di sản của cụ Đ, cụ G1 để chia thừa kế, nhằm xây dựng khuôn viên đất của nhà thờ chung. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm tôn trọng sự tự định đoạt của bà C1, chấp nhận sự tự nguyện của bà C1, hủy GCNQSDĐ số C237025 do UBND huyện T đã cấp cho ông B1 ngày 20/6/1994, đưa diện tích đất bà C1 đang quản lý vào khối di sản của cụ G1 và cụ Đ để chia thừa kế theo pháp luật là phù hợp.

Năm 2016, bà C, chị P, chị T là những người thừa kế của ông N đã thỏa thuận về việc giao cho bà C quyền sử dụng toàn bộ diện tích đất đã cấp GCNQSDĐ mang tên ông N. Sau đó bà C thực hiện việc tặng cho chị P, chị T quyền sử dụng một phần diện tích đất. UBND huyện T đã cấp các GCNQSDĐ cho bà C, chị P và chị T. Như vậy, sau khi cụ G1 và cụ Đ chết, ông N đang ở trên đất nên tiếp tục quản lý, sử dụng và đăng ký quyền sử dụng đất nhưng không có chuyển dịch hợp pháp diện tích đất từ cụ G1, cụ Đ sang ông N. Việc cấp GCNQSDĐ cho ông N năm 1994 là cấp cho người đang sử dụng, quản lý thửa đất của cụ Đ và cụ G1 để lại và không có tranh chấp tại thời điểm cấp, nhưng chưa thực hiện việc chia thừa kế hoặc chưa có sự thống nhất về quyền sử dụng đất của các đồng thừa kế, đến năm 2005 những người thừa kế của cụ G1, cụ Đ đã tranh chấp về diện tích đất gia đình ông N sử dụng. Thực tế ông N và gia đình ông N đã đồng ý chia một phần diện tích đất cho các đồng thừa kế khác nhưng việc tự chia không thành. Do vậy, GCNQSDĐ cấp cho ông N năm 1994 đối với thửa đất 255 chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về dân sự và đất đai, nên việc UBND huyện T căn cứ vào GCNQSDĐ cấp cho ông N để xác lập quyền sử dụng và cấp các GCNQSDĐ cho bà C, chị P, chị T năm 2016 trên thửa đất 255 là chưa đúng các quy định của pháp luật. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc hủy các GCNQSDĐ do UBND huyện T cấp ngày 05/12/2016 cho bà C, chị T, chị P là phù hợp.

[3]. Xét yêu cầu chia di sản thừa kế.

Cụ Đ chết năm 1964, cụ G1 chết năm 1987 đều không để lại di chúc. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, thì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế của cụ Đ và cụ G1 là 30 năm kể từ ngày 10/9/1990. Do đó, yêu cầu của nguyên đơn về việc chia thừa kế đang còn thời hiệu.

Trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự đều thống nhất cụ G1 và cụ Đ có 07 người con gồm: Ông Hoàng N, ông Hoàng X, ông Hoàng G, bà Hoàng Thị C1, bà Hoàng Thị K1, ông Hoàng K, ông Hoàng K2 (ông Kim chết 2014 không có vợ, con). Ông Hoàng N chết năm 2005, bà C chết năm 2019, nên chị P và chị T được hưởng phần thừa kế của ông Hoàng N. Ông Hoàng Văn Kim chết năm 2014, không có ai là hàng thừa kế thứ nhất, nên ông Hoàng X, ông Hoàng G, bà Hoàng Thị C1, bà Hoàng Thị K1, ông Hoàng K là hàng thừa kế thứ hai được hưởng phần thừa kế của ông Kim theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Ông N chết trước ông Kim nên ông N không được hưởng phần thừa kế của ông Kim.

Quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn không yêu cầu xem xét giải quyết tài sản trên đất, chỉ yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng đất. Theo bản đồ 299, diện tích đất thửa đất 255 của cụ G1, cụ Đ là 2.864m2. Như đã phân tích tại mục [3.1] diện tích đất của hộ ông S và hộ ông B là hợp pháp, đã được cấp GCNQSDĐ cho ông S là 160m2, ông B 160m2. Như vậy diện tích đất của cụ G1, cụ Đ để lại là 2.864m2- 320m2 = 2.544m2. Năm 2011, Nhà nước thực hiện dự án mở rộng đường QL1A đã thu hồi phần đất gia đình bà C là 249,9m2, thu hồi của ông B1 bà C1 66,5m2. Diện tích đất tại thửa 255 bản đồ 299 còn lại là 2.544m2- (249,9m2 + 66,5m2) = 2.227,6m2. Tại Biên bản thẩm định ngày 23/10/2018 của TAND tỉnh Thanh Hóa, đo đạc hiện trạng diện tích đất tại thửa 255 mà bà C1, chị P, chị T, bà C đã được cấp GCNQSDĐ và đang sử dụng tại thửa 440, 446, 446A, 446B, 446C, 446D, 446E, 446F là 2.923,9m2. Diện tích đất hiện trạng tăng so diện tích đất ghi trong bản đồ 299 là 2.923,9m2 - 2.227,6m2= 696,3m2.

Tài liệu trong hồ sơ thể hiện ông X, ông G2, ông K, bà K1 đã đi thoát ly từ những năm 1962- 1969 và đều đã có nơi ở khác. Ông N kết hôn với bà C từ năm 1956 và sống chung với cụ G1, cụ Đ trên thửa đất số 255. Tại Công văn số 87 ngày 24/6/2020 của UBND phường H đã xác nhận: Ông N và bà C sống cùng cụ G1 cụ Đ, các anh em ông N đều thoát ly và không sống cùng cụ G1. Sau khi cụ G1 cụ Đ chết thì vợ chồng ông N tiếp tục quản lý. Trong quá trình sử dụng đất bà Nguyễn Thị C là vợ ông N cùng các con đã khai phá bờ bụi, cây cối và lấn chiếm đường giao thông nông thôn, việc cơi nới từ những năm 1980 đến đầu những năm 1990 để mở rộng diện tích như hiện trạng. Do vậy, xác định ông N bà C được hưởng diện tích đất tăng thêm 696,3m2 và đây là loại đất trồng cây lâu năm là có căn cứ.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Luật Đất đai năm 2013 vàQuyết định số 4463/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa và Quyết định số 4463/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về xác định hạn mức đất ở đối với tổng diện tích hiện tại2.227,6m2 của thửa đất số 255, tờ 05, bản đồ 299 tối đa là 1.000m2 đất ở. Diện tích 1.227,6m2còn lại là đất trồng cây lâu năm; tương đươngđất ở bằng 45%, đất trồng cây lâu năm bằng 55%. Về giá đất các đương sự đều thống nhất với kết quả định giá của Hội đồng định giá ngày 02/6/2020, giá đất ở 5.000.000đ/m2; đất trồng cây lâu năm 27.000đ/m2.

Số tiền bà C đã nhận khi nhà nước thu hồi đất là 424.830.000 đồng, số tiền ông B1 bà C1 đã nhận là 113.050.000 đồng. Tổng số tiền là di sản thừa kế:

424.830.000 đồng + 113.050.000 đồng = 537.880.000 đồng. Những người hưởng quyền thừa kế đều thống nhất chị T và bà C1 tự nguyện trả lại số tiền trên để chia thừa kế theo quy định pháp luật. Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự thống nhất di sản thừa kế của cụ G1 và cụ Đ để lại lại là: 2.227,6m2 đất tại thửa 255, tờ 05, bản đồ 299 và số tiền 537.880.000 đồng như Tòa án cấp sơ thẩm xác định.

Về phần công sức bảo quản, duy trì di sản thừa kế: Ông N và bà C là người có công lớn trong việc duy trì, bảo quản và thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, địa phương đối với di sản thừa kế; có công chăm sóc bố mẹ già. Ngoài ra bà C1 cũng có một phần công sức trong việc bảo quản, duy trì phần diện tích đất được ông N tách cho và làm nhà ở trên diện tích đất từ những năm 1990. Uỷ ban nhân dân phường Hải Chấu có ý kiến như sau “Những năm 80 của thế kỷ trước các con trai, con gái của ông Hoàng Văn G1 đã đi thoát ly và cư trú nơi khác, khu đất được bà Nguyễn Thị C là vợ ông N đã trông coi, tôn tạo gìn giữ và sử dụng đất, nếu không có người trông coi sử dụng thì hợp tác xã đã giao một số diện tích cho hộ gia đình, cá nhân khác”. Do đó, ý kiến của ông K và bà C1 không trích công sức cho ông N , bà C là không có cơ sở. Tòa án cấp sơ thẩm trích công sức cho ông N bà C 01 suất thừa kế tức là 2.227,6m2 : 8,25= 270,01m2; 537.880.000 đồng : 8,25= 62.773.333 đồng. Nhưng do cách tính sai nên trích công sức cho ông N bà C: diện tích đất là 318,2m2; trích tiền là = 76.840.000 đồng tức là nhiều hơn 01 suất thừa kế .Tuy nhiên, Hội đồng xét xử thấy việc trích công sức cho ông N bà C với diện tích đất là 318,2m2 và số tiền 76.840.000 đồng này nhiều hơn 01 suất thừa kế là thỏa đáng; đồng thời Tòa án cấp sơ thẩm trích công sức cho bà C1: Diện tích đất là = 79,55m2; trích tiền là 19.210.000 đồng là phù hợp. Như vậy, phần di sản thừa kế còn lại sau khi trích công sức cho ông N bà C, bà C1 tòa án cấp sơ thẩm xác định diện tích đất là:

2.227,6m2- 318,2m2- 79,55m2 = 1.829,85m2 và số tiền là: 537.880.000 đồng - 76.840.000 đồng - 19.210.000 đồng = 441.830.000 đồng là phù hợp.

Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ nguyện vọng của các đương sự là chính đáng, phù hợp với thực tế sử dụng đất và tài sản đã xây trên đất để chia kỷ phần thừa kế. Diện tích đất mỗi kỷ phần được nhận sau khi đã trích công sức cho ông N và bà C, bà C1 là 1.829,85m2: 7 = 261,4m2 (trong đó đất ở 117,63m2 và đất trồng cây lâu năm 143,77m2). Số tiền mỗi kỷ phần là 441.830.000 đồng : 7 = 63.118.571 đồng Chị P và chị T được hưởng phần diện tích đất tăng thêm, phần trích công sức của bà C, ông N và phần thừa kế của ông N, cụ thể:

- Về đất: 696,3m2 đất trồng cây lâu năm + 318,2 m2(trong đó 143,19m2 đất ở và 175,01m2 đất trồng cây lâu năm)+ 261,4m2 (trong đó đất ở 117,63m2 và đất trồng cây lâu năm 143,77m2)= 1.275,9m2 (trong đó 260,82m2 đất ở, 1.015,08m2 đất trồng cây lâu năm). Trị giá 260,82m2 x 5.000.000đ/m2 + 1.015,08m2 x 27.000đ/m2 = 1.331.507.160 đồng. Trên đất có tài sản là nhà và công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu của chị T và chị P.

- Chị P và chị T được hưởng số tiền 76.840.000 đồng + 63.118.571 đồng = 139.958.571 đồng.

Tổng giá trị đất và tiền chị P và chị T được hưởng là 1.471.465.731 đồng.

Số tiền chị T phải trả lại cho những người thừa kế là 424.830.000 đồng - 139.958.571 đồng = 284.871.429 đồng. Cụ thể chị T phải trả lại cho các ông bà Hoàng X, Hoàng G, Hoàng K, Hoàng Thị K1 mỗi người 71.217.857 đồng.

G2o cho chị P và chị T phần đất gắn với nhà, tài sản trên đất của chị P chị T và của bà C trước đây đang sử dụng tại thửa 446 diện tích 463m2, thửa 446A + 446B + 446C diện tích 633,4m2 và 179,5m2 tại thửa 446E, cụ thể cạnh phía Đông G1 QL1A: 4,3m, cạnh phía Tây giáp thửa 446: 4,3m, cạnh phía Nam giáp ngõ đi: 44,4m, cạnh phía Bắc giáp phần đất chia cho các ông bà Hoàng K, Hoàng X, Hoàng G, Hoàng Thị C1, Hoàng Thị K1: 42,6m.

Các ông bà Hoàng K, Hoàng X, Hoàng G, Hoàng Thị K1 mỗi người được hưởng bằng một kỷ phần thừa kế và 1/5 phần di sản thừa kế của ông Hoàng K2. Cụ thể mỗi người được hưởng:

- Về đất: 261,4m2 đất + (261,4m2 : 5) = 313,68m2, trong đó có 141,16m2 đất ở và 172,52m2 đất trồng cây lâu năm. Trị giá: 141,16m2 x 5.000.000đ/m2 + 172,52m2 x 27.000đ/m2 = 710.458.040 đồng.

- Về tiền: 63.118.571 đồng + (63.118.571 đồng : 5) = 75.742.285 đồng. Các ông bà Hoàng K, Hoàng X, Hoàng G, Hoàng Thị K1 mỗi người được nhận số tiền từ chị Hoàng Thị T là 71.217.857 đồng và nhận từ bà Hoàng Thị C1 là 4.524.428 đồng.

Bà Hoàng Thị C1 được hưởng phần trích công sức, một kỷ phần thừa kế và 1/5 di sản thừa kế của ông Hoàng K2. Cụ thể:

- Về đất: 79,55m2 đất+ 261,4m2 đất + (261,4m2 đất : 5) = 393,23m2 đất, trong đó có 176,95m2 đất ở và 216,28m2 đất trồng cây lâu năm. Trị giá 176,95m2 x 5.000.000đ/m2 + 216,28m2 x 27.000đ/m2 = 890.589.560 đồng - Về tiền: 19.210.000 đồng + 63.118.571 đồng + (63.118.571 đồng : 5) = 94.952.285 đồng. Bà C1 phải trả lại cho các người thừa kế là 18.097.715 đồng; Cụ thể bà C1 phải trả cho các ông bà Hoàng X, Hoàng G, Hoàng K, Hoàng Thị K1 mỗi người là 18.097.715 đồng : 4 = 4.524.428 đồng Tổng số diện tích đất các ông, bà Hoàng X, Hoàng G, Hoàng K, Hoàng Thị K1, Hoàng Thị C1 được hưởng là: (313,68m2 x 4) + 393,23m2 = 1.647,95m2, trong đó có 741,58m2 đất ở và 906,37m2 đất trồng cây lâu năm. Trên đất có tài sản là nhà và công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu của của các ông, bà Hoàng X, Hoàng G, Hoàng K, Hoàng Thị K1, Hoàng Thị C1.

G2o cho các ông, bà Hoàng G, Hoàng X, Hoàng K, Hoàng Thị K1, Hoàng Thị C1 phần đất gắn với nhà ở, nhà thờ, tài sản trên đất của các ông bà trước đây đã xây dựng và sử dụng tại thửa 440 diện tích 340,4m2, thửa 446F diện tích 795,5m2, thửa 446D diện tích 265,7m2 và 246,4m2 tại thửa 446E (cụ thể cạnh phía Đông G1 QL1A: 7,1m, cạnh phía Tây giáp thửa 446: 5,4m, cạnh phía Nam giáp phần đất chia cho ông N: 42,6m, cạnh phía Bắc giáp thửa đất 446D: 39,6m thuộc tờ bản đồ số 24.

Các đương sự có quyền, nghĩa vụ phối hợp tự tháo dỡ phần nhà trên thửa 446E để trả lại ranh giới đất được chia và có quyền, nghĩa vụ liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để cấp GCNQSDĐ đối với phần đất được chia.

Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định vị trí, ranh giới, kích thước các cạnh tiếp giáp và diện tích đất các người hưởng thừa thừa kế có sơ đồ kèm theo. Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự xác định là phù hợp với thức tế và không ai kháng cáo về số liệu, vị trí. Tại phiên tòa hôm nay bà Tân có nguyện vọng giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tòa án cấp sơ thẩm khi quyết định về công sức của ông N và bà C; bà C1 không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự và trích cụ thể diện tích đất và số tiền nên Tòa án cấp phúc thẩm không cần phải sửa quyết định của bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa hôm nay, quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo của các đương sự, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Từ các nhận định trên, Hội đồng xét xử, không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn Hoàng K; bị đơn Hoàng Thị C1, bà Hoàng Thị T; giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.

[4] Về án phí: Nguyên đơn Hoàng K và bị đơn Hoàng Thị C1 được miễn án phí dân sự phúc thẩm.

Bà Hoàng Thị T phải nộp 300.000( ba trăm nghìn) đồng án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

QUYẾT ĐỊNH

1. Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn Hoàng K; bị đơn Hoàng Thị C1, Hoàng Thị T; giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm số 17/2020/DSST ngày 11/11/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

2. Về án phí: Miễn án phí dân sự phúc thẩm cho ông Hoàng K, bà Hoàng Thị C1.

Bị đơn bà Hoàng Thị T phải nộp 300.000( ba trăm nghìn) đồng án phí dân sự phúc thẩm.

Xác nhận bà Hoàng Thị T đã nộp 300.000 (ba trăm nghìn) đồng án phí dân sự phúc thẩm, theo biên lai số 0007122 ngày 01/12/2020 tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

12
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 234/2023/DS-PT

Số hiệu:234/2023/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:22/05/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về