Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 18/2022/DS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

BẢN ÁN 18/2022/DS-PT NGÀY 21/03/2022 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 21 tháng 3 năm 2022, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 99/2021/DSPT ngày 09/11/2021 về việc “Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Do bản án dân sự sơ thẩm số 24/2021/DS-ST ngày 29/9/2021 của Toà án nhân dân thành phố Thanh Hóa bị kháng cáo và kháng nghị. Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 09/2021/QĐ-PT ngày 09 tháng 12 năm 2021, giữa các đương sự:

I. Nguyên đơn: Bà Lê Thị H. - sinh năm 1972. Có mặt.

Địa chỉ: Số 03/75 đường V.Đ, phường Q.T, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

II. Bị đơn: Anh Lê Đình Đ - sinh năm 1990. Có mặt.

Địa chỉ: Số...đường N.P, phường Q.T, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

III. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Lê Thị B - sinh năm 1956. Có mặt.

Địa chỉ: SN .... N.P, phường Q.T, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

2. Bà Đỗ Thị M - sinh năm 1958. Có mặt.

Địa chỉ: Phố…, phường Q.T, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.

3. Chị Lê Thị Ng - sinh năm 1984. Vắng mặt.

4. Chị Lê Thị Q - Sinh năm 1986. Vắng mặt.

Cùng Địa chỉ: Phố…, phường Q.T, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

- Người đại diện theo ủy quyền của chị Lê Thị Q và chị Lê Thị Ng:

Bà Đỗ Thị M - sinh năm 1958. Địa chỉ: Phố 2, phường Q.T, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa. Đương sự trong vụ án. Có mặt.

5. Bà Lê Thị H1 - sinh năm 1964. Có mặt.

Địa chỉ: SN … N.P, phường Q.T, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

6. Ông Lê Đình N - sinh năm 1966. Có mặt.

Địa chỉ: SN… N.P, phường Q.T, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

7. Bà Lê Thị H2 - Sinh năm 1969. Vắng mặt.

Địa chỉ: Số… Khu phố1, T.D, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Người đại diện theo ủy quyền của bà H2:

Bà Lê Thị H1 - sinh năm 1964. Địa chỉ: SN… N.P, phường Q.T, thành phố Thanh Hóa. Đương sự trong vụ án. Có mặt.

* Người kháng cáo:

- Anh Lê Đình Đ (Bị đơn).

- Bà Đỗ Thị M (Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan).

* Kháng nghị: Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Thanh Hóa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa sơ thẩm, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

I. Theo nguyên đơn bà Lê Thị H. trình bày:

Bố mẹ bà là cụ Lê Đình T. và cụ Phạm Thị Ch. sinh được 06 người con gồm: Lê Thị B, Lê Đình A (ông A đã mất 2012, có vợ là Đỗ Thị M, các con là: Lê Thị Ng, Lê Thị Q, Lê Đình Đ), Lê Thị H1, Lê Đình N, Lê Thị H2, Lê Thị H.. Quá trình chung sống bố mẹ bà có tạo dựng được khối tài sản gồm: 01 căn nhà cấp 4 và công trình phụ trên diện tích đất tại địa chỉ Phố 2, phường Q.T, thành phố Thanh Hóa, cụ thể: 836m2 đất tại thửa 338 và 450m2 đất tại thửa 339, bản đồ địa chính phường Q.T, thành phố Thanh Hóa lập năm 1984. Căn nhà cấp 4 và công trình phụ hiện nay không còn.

Số tài sản trên hiện nay các bà Lê Thị B, Lê Thị H1, ông Lê Đình N, và Anh Lê Đình Đ (con trai của ông Lê Đình A) đang quản lý sử dụng thửa 338, bà M đang quản lý thửa 339. Cả hai thửa đất đều chưa được cấp GCNQSDĐ mà mới chỉ có tên bố bà là ông Lê Đình T. đứng tên chủ sử dụng trong bản đồ 299 của UBND phường Q.T, thành phố Thanh Hóa. Chi tiết và cụ thể về toàn bộ diện tích đất bố mẹ bà để lại, giáp rAnh tứ cận và chủ sử dụng đất hiện nay như biên bản xem xét thẩm định tại chỗ của Tòa án ngày 06/12/2017 và ngày 09/9/2020 đã thể hiện.

Năm 2005 cụ Phạm Thị Ch. chết, năm 2008 cụ Lê Đình T. chết, khi chết cả hai cụ đều không để lại di chúc. Nay bà đề nghị Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế là khối tài sản nêu trên của bố mẹ bà để lại theo quy định của pháp luật (mỗi kỉ phần thừa kế được chia bằng đất thì đề nghị chia đều phần ngõ đi chung diện tích 118m2). Kỷ phần của bà thì bà đề nghị được chia bằng đất.

II. Theo bị đơn Anh Lê Đình Đ trình bày:

Bố Anh là ông Lê Đình A (là con trai của cụ Lê Đình T. và cụ Phạm Thị Ch.). Ông bà nội Anh (cụ T., cụ Ch. sinh được 06 người con như bà H. trình bày là đúng), khi còn sống cụ T. và cụ Ch. tạo lập được khối tài sản chung gồm 01 căn nhà cấp bốn và công trình phụ trên diện tích đất tại địa chỉ Phố 2, phường Q.T, TP Thanh Hóa, cụ thể: 836m2 đất tại thửa 338 và 450m2 đất tại thửa 339 bản đồ địa chính phường Q.T, TP Thanh Hóa.

Năm 2005 cụ Ch. chết, năm 2008 cụ T. chết, khi chết cả hai cụ đều không để lại di chúc. Bố mẹ Anh là ông Lê Đình A và bà Đỗ Thị M sinh được 3 con, gồm: Anh, chị Lê Thị Q và chị Lê Thị Ng, năm 2012 bố Anh chết.

Đối với thửa đất 399, tờ bản đồ số 02 có diện tích 450m2 từ khi sinh ra và lớn lên thì Anh thấy bố mẹ Anh ở trên thửa đất này, Anh được biết thửa đất này ông nội Anh (cụ T.) đã cho bố mẹ Anh ở từ năm 1985. Năm 1991 đã nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất (phiếu thu 55 ngày 25/5/1991). Năm 1993 bố Anh là ông A đã có tên trong sổ mục kê bản đồ địa chính năm 1993 tại thửa 573 tờ bản đồ số 02. Năm 2007 trước khi ông nội Anh (Cụ T.) chết đã gọi các con đến và họp gia đình phân chia đất cho các con (biên bản họp ngày 05/11/2007). Nay bà H. yêu cầu chia thừa kế di sản của ông bà Anh để lại, Anh có nguyện vọng giữ nguyên hiện trạng ai đang sử dụng như thế nào thì giữ nguyên, thửa đất 339 chia cho bà H. 1/3 diện tích.

III. Những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trình bày:

1. Bà Đỗ Thị M trình bày: Bà thống nhất với nội dung về bố mẹ chồng là cụ Lê Đình T. và cụ Phạm Thị Ch. có sinh được 06 người con, thời điểm bố mẹ chồng và chồng bà chết; khối tài sản chung của cụ T. và cụ Ch. đã tạo lập như bà H. đã trình bày.

Năm 1980, bà lấy chồng là ông Lê Đình A, đến năm 1985 vợ chồng bà tách hộ đồng thời cụ T. và cụ Ch. cho vợ chồng bà ra ở riêng và xây nhà trên thửa đất 339. Năm 1991 vợ chồng bà đã nộp tiền mua đất là 250.000đ, số phiếu 55 ngày 25/5/1991. UBND xã đã thu tiền và tách thửa dọc theo bản đồ 364. Năm 1993 tại bản đồ 364 và sổ mục kê năm 1993 hồ sơ địa chính xã Q.T thì thửa 339 bản đồ 299 được ghi thành thửa 573 TBĐ số 02 ghi tên chồng bà ông Lê Đình A là chủ sử dụng đất. Khi còn sống bố mẹ chồng bà cho nếp nhà cũ chuyển sAg, vợ chồng bà làm nhà ở và sử dụng khu khuôn viên từ trước đến nay, không có tranh chấp gì.

Khi còn sống năm 1996 cụ T. và cụ Ch. có cho cháu Lê Đình Đ mảnh đất ao là 1 phần thuộc thửa 338 sau đó vợ chồng bà đã xây móng nhà rồi lấp ao và làm nhà. Cụ T. cũng cho cháu Nguyễn Xuân Yên là con bà Lê Thị B làm nhà, cho bà Lê Thị H1 2 giA nhà và 1 mảnh đất để trống rộng khoảng hơn 7,8m2, khoảng năm 1998 đến 2002 bố chồng bà cũng cho cháu Lê Đình Bắc là con trai chú N 1 mảnh đất đã xây nhà có 2 giA nhà bằng 5m2.

Năm 2007 trước khi cụ T. chết, ông đã gọi các con đến để họp gia đình và chia đất cho các con, văn bản của cụ T. vẫn xác nhận là cho chồng bà là Lê Đình A nguyên vẹn mảnh đất đang ở, văn bản “Giấy ủy quyền đất ở cho các con cháu” lập ngày 05/11/2007 có chữ ký xác nhận của 04 người con gồm: Lê Đình A, Lê Đình N, Lê Thị H1 và Lê Thị B và ông Đỗ Khắc B (xóm trưởng). Bà M đề nghị đất bố mẹ đã cho ai thì người đó sử dụng nguyên trạng. Nếu chia thừa kế thì đề nghị Tòa án xem xét công sức của bà.

2. Chị Lê Thị Q, chị Lê Thị Ng trình bày: Thống nhất với ý kiến Anh Lê Đình Đ (Bị đơn) về họ tên ông bà nội, bố mẹ, các con của ông T. bà Ch., bố mẹ các chị là ông Lê Đình A và bà Đỗ Thị M. Thống nhất về thời điểm cụ T., cụ Ch.

và ông A chết; khối tài sản của cụ T. và cụ Ch. để lại.

Khi sinh ra và lớn lên chị Q và chị Ng đều ở trên thửa đất 339 tờ bản đồ số 02 diện tích 450m2 thửa dất này được ông bà nội (cụ T. và cụ Ch.) cho bố mẹ các chị (ông A và bà M) ra ở từ năm 1985. Năm 2007 ông nội (cụ T.) đã gọi bố mẹ, các chị và các bác, cô chú (con cụ T. cụ Ch.) để họp gia đình và chia đất cho các con được ghi rõ trong giấy ủy quyền đất ở cho các con cháu được lập ngày 05/11/2007. Nay bà H. khởi kiện chia di sản thừa kế của ông bà nội (cụ T. và cụ Ch.) đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

3. Bà Lê Thị B trình bày: Bà thống nhất với nội dung về bố mẹ là ông Lê Đình T. và bà Phạm Thị Ch. có sinh được 06 người con, thời điểm bố mẹ chết; khối tài sản chung của bố mẹ bà đã tạo lập như bà H. đã trình bày.

Các Anh chị em đã được bố bà đã phân chia cho gồm: bà B, ông N và bà H1 đã sử dụng thì phần của bà H1 và ông N cắt 1 phần cho bà H2, phần còn lại đề nghị để sử dụng theo hiện trạng .

Đối với thửa 339 (nay là thửa 228, tờ bản đồ số 10, đo vẽ năm 2010) mà bà M đang sử dụng ghi tên Lê Đình Đ tương ứng với diện tích đất được đánh số thứ tự số 05 tại “Đo dạc, chỉnh lý thửa đất số 66” của Văn phòng ĐKQSDĐ TP Thanh Hóa thì chia cho bà H.. Tại thửa 339 bà M đang quản lý sử dụng cắt cho bà H. một phần có diện tích: 5m chiều rộng và chiều dài chạy dài hết đất. Riêng ngõ đi trước đây các bên chưa thống nhất thì nay nếu các bên thỏa thuận thống nhất phân chia như trên thì ngõ đi vẫn để nguyên để sử dụng làm ngõ đi chung. Nhưng khi chia thì phần ngõ tương ứng của gia đình nhà ai thì cộng vào phần đất của nhà đó và các nhà này phảithực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước đối với phần ngõ đi được chia. Nếu không thỏa thuận được đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật.

5. Ông Lê Đình N trình bày: Về bố mẹ, các Anh chị em trong gia đình và di sản chung của bố mẹ ông (cụ T. và cụ Ch.). Thời điểm cụ T., cụ Ch. chết ông thống nhất như lời khai của nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, bị đơn.

Khi chết bố mẹ ông là cụ T. và cụ Ch. không để lại di chúc nên ông đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

6. Bà Lê Thị H1 trình bày: Thống nhất với ý kiến của bà H., bà B, ông N về bố mẹ các Anh chị em trong gia đình và di sản chung của bố mẹ bà (Cụ T. và cụ Ch.), thời điểm cụ T., cụ Ch. chết.

Khi chết bố mẹ bà là cụ T. và cụ Ch. không để lại di chúc nên đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

* Tại Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ và Biên bản định giá tài sản ngày 09/9/2020 tài sản được xác định như sau:

1. Về thẩm định đất: Phần diện tích đất đang tranh chấp thuộc thửa 338 và thửa 339, tờ bản đồ số 02 bản đồ 299/TTg sau chỉnh lý là thửa 572; thửa 573 và thửa 575, tờ bản đồ số 03, bản đồ số 364 năm 1994 địa chỉ: Phố Vệ Yên 2, phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa, thuộc thửa đất số 209 + 228 tờ bản đồ số 10, bản đồ địa chính phường Quảng Thắng lập năm 2010. Theo bản đo đạc chỉnh lý thửa đất số 66/ĐCL ngày 28/11/2017 của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thì diện tích kiểm tra thực tế là 1.321,6m2., trong đó đất ở 600,0m2 , đất trồng cây lâu năm là 721,6m2.

Diện tích hiện trạng:

* Thửa đất số 338, bản đồ địa chính 299 đo vẽ năm 1984 (Thuộc thửa đất số 209 tờ bản đồ số 10, bản đồ địa chính phường Quảng Thắng lập năm 2010 ), diện tích là 871,6m2.

- Phía Bắc: giáp đường N.P.

- Phía N: giáp thửa 399 (228) và đất ông Lục.

- Phía Đông: giáp ngõ đi chung.

- Phía Tây: giáp đường bờ kênh (Hành lang sông).

Hiện nay thửa đất này đang có các hộ sử dụng gồm:

- Hộ ông Lê Đình N sử dụng 300,8m2;

- Hộ bà Lê Thị Hạnh sử dụng 209,2m2;

- Hộ bà Lê Thị Bình sử dụng 116,8m2;

- Hộ ông Lê Đình Đức sử dụng 244,8m2.

* Thửa đất 339, tờ bản đồ số 02 bản đồ địa chính 299 đo vẽ năm 1984 (Thuộc thửa đất số 228 tờ bản đồ số 10, bản đồ địa chính phường Quảng Thắng lập năm 2010), diện tích 450,0m2.

- Phía Bắc: giáp thửa 338 (Có ngõ giữa hai thửa) - Phía N: giáp nhà bà Hường - Phía Đông: giáp nhà ông Lục;

- Phía Tây: giáp đường bờ kênh (Hành lang sông).

Hiện nay thửa đất này bà Đỗ Thị M và Anh Lê Đình Đức đang sử dụng.

Các hộ gia đình có đất giáp rAnh với đất ông N, bà Bình, bà Hạnh, Anh Đức, bà M đang sử dụng không có tranh chấp.

2. Về giá đất tại nơi tranh chấp:

- Đối với thửa đất 338 bản đồ địa chính 299 đo vẽ năm 1984 (Thuộc thửa đất số 209 tờ bản đồ số 10, bản đồ địa chính phường Quảng Thắng lập năm 2010) đất ở: 13.000.000đ/m2; Đất vườn: 5.500.000đ/m2;

- Đối với thửa đất 339 bản đồ địa chính 299 đo vẽ năm 1984 (Thuộc thửa đất số 228 tờ bản đồ số 10, bản đồ địa chính phường Quảng Thắng lập năm 2010) đất ở: 6.500.000đ/m2 ; Đất vườn: 3.250.000đ/m2;

3. Về giá trị tài sản trên đất:

3.1. Tài sản của gia đình ông N trên đất ông N đang sử dụng:

+ Nhà ở xây gạch 220, lợp tôn lát gạch Ceramic, không lăn sơn, quét vôi ve:

56,1m2 x 2.334.000đ/m2 x 60% = 78.562.440 đồng.

+ Nhà ở tường gạch mái bê tông cốt thép:

Bê tông: 29,95m2 x 2.792.000 đ/m2 x 50% = 41.810.200 đồng Mái tôn: 54,4m2 x 2.334.000 đ/m2 x 50% = 63.484.800 đồng Nhà vệ sinh: 1296.000 x 50% = 648.000 đồng.

3.2. Tài sản của gia đình bà Hạnh trên đất bà Hạnh đang sử dụng:

+ Nhà xây tường gạch mái ngói: 25,6 m2 x 2.209.000 đ/m2 x 50% = 28.275.000 đồng + Nhà vệ sinh mái bê tông: 1866.000đ/hố x 50% = 933.000 đồng.

3.3. Tài sản của gia đình bà Bình trên đất bà Bình đang sử dụng:

Nhà ở 02 tầng + Tum khung cột bê tông chịu lực nền lát gạch Ceramic, sơn tường ầu thAg lát đá, tường gạch 220, hệ thống điện nước đầy đủ.

183,6 m2 x 3.691.000 đ/m2 x 60% = 398.669.040 đồng.

3.4. Tài sản của gia đình bà M, Anh Đức trên đất đang sử dụng:

Nhà ở tường gạch mái lợp tôn: 110,2m2 x 2.334.000 đ/m2 x 50% = 128.600.000 đồng;

3.5. Tài sản của gia đình bà M trên đất bà M đang sử dụng:

Nhà mái lợp ngói, tường gạch 220: 104,2m2 x 2.334.000 đ/m2 x 50% = 121.601.000 đồng.

* Tại bản án dân sự sơ thẩm số 24/2021/DS-ST ngày 29/9/2021 của Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa quyết định:

C¨n cø khoản 5 Điều 26; Điều 35; Điều 271; 273 BLTTDS; Các Điều 649;

650; 651; 652; 658; 660 BLDS năm 2015. Điểm a khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của UBTVQH 14 về quy định mức án phí, lệ phí Toà án.

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Lê Th ị Hải về yêu cầu chia thừa kế tài sản của cụ T. và cụ Ch. theo pháp luật.

1. Xác định di sản của cụ Lê Đình T. và cụ Phạm Thị Ch. là 1.321,6m2. đất. Trong đó đất ở 600,0m2 , đất trồng cây lâu năm là 721,6m2 tại thửa đất số thửa đất 338 và thửa 339 tờ bản đồ số 02 tại phường Q.T thành phố Thanh Hóa theo hồ sơ địa chính đo vẽ năm 1984 (theo Trích lục bản đồ 299 phường Q.T thành phố Thanh Hóa) nay là thửa 209 và thửa 228 tờ bản đồ số 10 bản đồ địa chính phường Q.T đo vẽ năm 2010. Tổng giá trị di sản của cụ T. và cụ Ch. 10. 361.975.000 đồng.

2. Xác định những người được thừa kế di sản trên gồm: ông Lê Đình N, bà Lê Thị B, bà Lê Thị H1, bà Lê Thị H., bà Lê Thị H2, Anh Lê Đình Đ, chị Lê Thị Q và chị Lê Thị Ng (thừa kế thế vị của ông A đã chết).

3. Di sản thừa kế được giải quyết như sau:

- Trích công sức tôn tạo bảo quản di sản cho bà Đỗ Thị M và ông Lê Đình A trong phần diện tích bà M và Anh Đ đang quản lý sử dụng trị giá thành tiền 1.264.212.000 đồng.

- Trích công sức tôn tạo bảo quản di sản cho ông Lê Đình N trong phần diện tích đang quản lý sử dụng trị giá thành tiền 300.000.000 đồng.

- Trích công sức tôn tạo bảo quản di sản cho bà Lê Thị H1 trong phần diện tích đang quản lý sử dụng trị giá thành tiền 200.000.000 đồng.

- Trích công sức tôn tạo bảo quản di sản cho bà Lê Thị B trong phần diện tích đang quản lý sử dụng trị giá thành tiền 50.000.000 đồng.

4. Khối di sản của cụ T. và cụ Ch. sau khi trích công sức cho ông A và bà M, ông N, bà H1, bà B còn lại 8.547.762.500 đồng được chia đều cho 06 người con: Ông N, bà B, bà H1, bà H., bà H2, ông A (Do ông A đã chết nên Anh Đ, chị Q và chị Ng được thừa kế thế vị phần của ông A).

Cụ thể như sau: Ông N , bà B, bà H1, bà H., bà H2, ông A mỗi người được nhận 1.424.627.083 đồng.

Phân chia bằng hiện vật: Thửa đất số 338 bản đồ địa chính 299 đo vẽ năm 1984 (Thuộc thửa đất số 209 tờ bản đồ số 10, bản đồ địa chính phường Quảng Thắng lập năm 2010 ) diện tích 871,6m2.

1. Giao cho ông N tiếp tục quản lý sử dụng: 300,8m2 đất (trong đó đất ở 136,5m2, đất vườn 164,3 m2), trị giá thành tiền: 2.842.450.000 đồng.

Vị trí thửa đất tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp đất nhà bà Hạnh;

- Phía Tây giáp bờ kênh;

- Phía Bắc giáp đường N.P;

- Phía N giáp thửa đất 339 (bà M đang sử dụng).

Trên đất có tài sản của gia đình ông N nên tiếp tục giao cho ông N được quyền sở hữu và sử dụng gồm:

+ Nhà ở xây tường gạch 220, lợp tôn, lát gạch Ceramic, không lăn Sơn,quét vôi ve. diện tích 56,1m2 trị giá 78.562.440đ.

+ Nhà ở tường gạch mái bê tông cốt thép diện tích 29,95m2 trị giá 41.810.200đ.

+ Mái tôn 54,4m2 trị giá 63.484.800 đồng.

+ Nhà vệ sinh trị giá 648.000 đồng.

Phần ông N được hưởng 1.724.627.083 đồng. Ông N phải giao lại cho các kỷ phần thừa kế tiền chênh lệch tài sản: 1.117.823.080 đồng: Cụ thể giao cho bà H2 504.992.000đồng; giao cho bà H. 591.977.000 đồng; giao cho bà B 20.854.000 đồng.

Ông N có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký cấp GCNQSD đất đai theo quy định cuả pháp luật đất đai.

2. Giao cho bà H1 tiếp tục quản lý sử dụng: 209,2m2 đất (trong đó đất ở 94,7m2, đất vườn 114,5 m2), trị giá thành tiền: 1.975.350.000 đồng.

Vị trí thửa đất tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp đất nhà bà B;

- Phía Tây giáp đất ông N;

- Phía Bắc giáp đường N.P;

- Phía N giáp thửa đất 339 (bà M đang sử dụng).

Trên đất có tài sản của gia đình bà H1 nên tiếp tục giao cho bà H1 được quyền sở hữu và sử dụng gồm:

+ Nhà ở xây tường gạch mái ngói diện tích 25,6m2 trị giá 28.275.000 đồng.

+ Nhà ở cấp 4 mái ngói + Nhà vệ sinh mái bê tông trị giá 933.000 đồng.

Phần bà H1 được hưởng 1.624.627.083 đồng. Bà H1 phải giao lại cho các kỷ phần thừa kế tiền chênh lệch tài sản: 350.723.000 đồng. Cụ thể giao cho bà B 350.723.000 đồng.

Bà H1 có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký cấp GCNQSD đất đai theo quy định cuả pháp luật đất đai.

3. Giao cho bà B tiếp tục quản lý sử dụng: 116,8m2 đất (trong đó đất ở 52,9m2, đất vườn 63,9 m2), trị giá thành tiền: 1.103.050.000 đồng.

Vị trí thửa đất tiếp giáp như sau:

- Phía đông giáp đất nhà Anh Đ;

- Phía Tây giáp đất bà H1;

- Phía Bắc giáp đường N.P;

- Phía N giáp thửa đất 339 (bà M đang sử dụng).

Trên đất có tài sản của gia đình bà B nên tiếp tục giao cho bà H1 được quyền sở hữu và sử dụng gồm:

+ Nhà ở 02 tầng + tum khung cột bê tông chịu lực, nền lát gạch Ceramic, sơn tường, cầu thAg lát đá, tường gạch 220, hệ thống điện nước đầy đủ diện tích 183,6m2 trị giá 398.669.040 đồng..

Phần của bà B được hưởng 1.474.627.083 đồng. Phần còn thiếu 371.577.083 đồng được nhận từ bà H1 350.723.000 đồng, được nhận từ ông N 20.854.000 đồng.

Bà B có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký cấp GCNQSD đất đai theo quy định cuả pháp luật đất đai.

4. Giao cho Anh Đ tiếp tục quản lý sử dụng: 156,7m2 đất (trong đó đất ở 71,0m2, đất vườn 85,7 m2), trị giá thành tiền: 1.480.050.000 đồng.

Vị trí thửa đất tiếp giáp như sau:

- Phía đông giáp đất nhà Anh Đ;

- Phía Tây giáp đất bà B;

- Phía Bắc giáp đường N.P;

- Phía N giáp đất nhà ông Lục Trên đất có tài sản của gia đình bà M, Anh Đ nên tiếp tục giao cho bà M Anh Đ được quyền sở hữu và sử dụng gồm:

+ Nhà ở tường gạch mái lợp tôn, diện tích 110,2m2 trị giá 128,600,000 đồng. Phần của ông A được Hưởng 1.424.627.083 đồng. Anh Đ phảigiao lại cho kỷ phần thừa kế là bà H2 55.423.000 đồng.

Anh Đ có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký cấp GCNQSD đất đai theo quy định cuả pháp luật đất đai (Khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế của ông A).

5. Giao cho bà H.: 88,1m2 đất (trong đó đất ở 40,0m2, đất vườn 48,1m2), trị giá thành tiền: 832.650.000 đồng.

Vị trí thửa đất tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp ngõ đi;

- Phía Tây giáp đất Anh Đ;

- Phía Bắc giáp đường N.P;

- Phía N giáp đất nhà ông Lục.

Phần của bà H. được Hưởng 1.424.627.083 đồng, phần còn thiếu 591.977.000 đồng được nhận từ bà H1.

Bà H. có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký cấp GCNQSD đất đai theo quy định cuả pháp luật đất đai.

6. Giao cho bà M tiếp tục quản lý sử dụng: 450,0m2 đất (trong đó đất ở 204,9m2, đất vườn 245,1m2), trị giá thành tiền: 2.128.425.000 đồng.

Vị trí thửa đất tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp đất nhà ông Lục;

- Phía Tây giáp hành lang sông (đường bờ kênh);

- Phía Bắc giáp thửa 338 (có ngõ giữa 02 thửa);

- Phía N giáp đất nhà bà Hường.

Trên đất có tài sản của gia đình bà M ông A gồm:

+ Nhà ở tường gạch 220, mái ngói, diện tích 104,2m2 trị giá 121.601.000đ. Như vậy bà M và ông A được trích công sức là: 1.264.212.000 đồng. Bà M phảigiao lại cho các kỷ phần thừa kế tiền chênh lệch tài sản cụ thể: Giao cho bà H2 864.212.500 đồng.

Bà M có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký cấp GCNQSD đất đai theo quy định cuả pháp luật đất đai.

* Đối với ngõ đi chung của hai thửa đất 338 và 339 (Nay là 209 và 228 đo vẽ năm 2010) thuộc đất của Cụ T. và cụ Ch. nay vẫn làm ngõ đi chung của những người trong gia đình.

* Án sơ thẩm còn quyết định về án phí, nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự.

* Sau khi xét xử:

1. Ngày 11/10/2021, Anh Lê Đình Đ (Bị đơn) kháng cáo với nội dung:

- Đề nghị cấp phúc thẩm xem xét di chúc viết tay của ông Lê Đình T. để đảm bảo quyền lợi cho Anh vì di chúc này được các con cháu công nhận là ý nguyện của ông T..

- Chia theo di chúc phần di sản của ông T., phần của bà Ch. chia theo pháp luật sau khi trích công sức.

- Chia theo hiện vật phần đất 88,1m2 cho bà Lê Thị H. là không hợp lý, phần đất này giáp phần đất giao cho Anh có chiều rộng 3,56m trong đó Anh đã làm móng sAg 23cm không đủ điều kiện để được cấp giấy CNQSD đất vì đất phảicó chiều dài tối thiểu là 4m. Nên đề nghị giao phần đất này cho Anh và Anh sẽ trả tiền cho bà H..

2. Ngày 11/10/2021 bà Đỗ Thị M (Người có QLNVLQ) kháng cáo với nội dung:

- Công nhận diện tích đất tại thửa 573, tờ bản đồ số 02, diện tích 615m2 bản đồ địa chính xã Q.T đo vẽ năm 1993. Thửa đất này trước đấy là thửa 399, diện tích 450m2 là của bà và ông Lê Đình A (vợ chồng).

- Đưa UBND phường Q.T là người có QLNV liên quan trong vụ án để làm rõ việc thu tiền đất , tách thửa trong hồ sơ địa chính của gia đình bà.

- Đề nghị xem xét di chúc viết tay của ông Lê Đình T. (Được các con cháu công nhận là ý nguyện của ông T.) để đảm bảo quyền lợi cho bà.

- Trích công sức cho ông N, bà H1 là quá nhiều, trong khi vợ chồng bà ở trên khu đất có nhiều công sức hơn và là con cả thờ cúng bố mẹ nên đề nghị trích công sức là 100m2 đất.

2. Ngày 12/10/2021, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Thanh Hóa có Quyết định kháng nghị số 04/QĐ-VKS-DS với nội dung:

- Bản án sơ thẩm xác định hàng thừa kế chưa chính xác: Ông Lê Đình A chết năm 2012, chết sau cụ T. và cụ Ch. (bố mẹ đẻ) nên ông A được hưởng một kỷ phần thừa kế. Ông A chết năm 2012 nên bà Đỗ Thị M (vợ ông A) và các con của ông A gồm chị Anh Đ, chị Q và chị Ng được hưởng kỷ phần thừa kế của ông A theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 BLDS. Bản án sơ thẩm chỉ xác định Anh Đ, chị Q và chị Ng là người thừa kế thế vị là không chính xác, ảnh hưởng đến quyền lợi của bà M (vợ ông A).

- Việc trích công sức cho vợ chồng bà M quá nhiều, trích công sức cho bà B quá thấp nên đã đã ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự. Vì vậy cần trích cho vợ chồng bà M tường ứng với 1/3 giá trị thửa đất bằng 709.475.000 đồng và 20.000.000d công sA lấp, tôn tạo trong phần diện tích đất Anh Đ (con bà M) đang quản lý của thửa đất 338. Tăng phần trích công sức sA lấp, duy trì, tôn tạo cho bà B.

- Bản án không tuyên về nghĩa vụ chi phí tố tụng về xem xét thẩm định, định giá tài sản.

Do đó kháng nghị sửa bản án theo hướng: Xác định lại hàng thừa kế; việc trích công sức sA lấp, tôn tạo, duy trì di sản; nghĩa vụ chịu chi phí tố tụng.

* Tại phiên tòa:

- Nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, Người kháng cáo gồm Anh Lê Đình Đ (Bị đơn) và bà Đỗ Thị M (Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) vẫn giữ nguyên đơn kháng cáo. Các đương sự không có thỏa thuận hòa giải được các nội dung tranh chấp.

- Các đương sự vẫn giữ nguyên quan điểm trong quá trình trình bày và tranh luận, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét quyết định để đảm bảo quyền lợi cho các đương sự theo quy định của pháp luật.

- Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa rút một phần kháng nghị đối với nội dung cấp sơ thẩm trích công sức cho ông A, bà M và bà B, các nội dung kháng nghị còn lại vẫn giữ nguyên.

4. Ý kiến của Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa:

+ Quá trình thụ lý, giải quyết và xét xử vụ án tại cấp phúc thẩm, Thẩm phán, Thư ký và Hội đồng xét xử đã tuân theo các quy định của BLTTDS.

+ Về các nội dung kháng cáo và kháng nghị: Trên cơ sở tài liệu chứng cứ thu thập được có trong hồ sơ vụ án và trình bày tranh luận của các đương sự tại phiên tòa, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1, 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự: Chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thanh Hóa: Sửa án sơ thẩm về phần xác định lại diện thừa kế thế vị tài sản của ông Lê Đình A; Không chấp nhận kháng cáo của bà Đỗ Thị M và Anh Lê Đình Đ đối với Bản án Dân sự sơ thẩm số 24/2021/DS-ST ngày 29/9/2021 của Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên toà, ý kiến, tranh luận của các đương sự, và quan điểm của Đại diện Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]. Về thủ tục tố tụng:

- Tại phiên toà, nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, người kháng cáo không rút đơn kháng cáo, các bên không có thỏa thuận được với nhau về nội dung tranh chấp nên được xem xét theo trình tự phúc thẩm.

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa rút một phần kháng nghị về phần quyết định “Trích công sức cho ông Lê Đình A, bà Đỗ Thị M và bà Lê Thị B trong khối di sản thừa kế của cụ Lê Đình T. và Phạm Thị Ch.”, xét thấy không vượt quá phạm vi ban đầu nên căn cứ vào khoản 3 Điều 298 của BLTTDS nên được chấp nhận. Những nội dung còn lại được xem xét theo trình tự phúc thẩm.

[2]. Xét các nội dung kháng cáo, kháng nghị:

2.1. Về nguồn gốc di sản thừa kế đang tranh chấp: Đất đang tranh chấp có nguồn gốc là của vợ chồng cụ Lê Đình T. và cụ Phạm Thị Ch. (cụ T. chết năm 2008, cụ Ch. chết năm 2005). Theo trích lục bản đồ 299, phường Q.T, thành phố Thanh Hóa đo vẽ năm 1984 thuộc thửa đất số 338 và 339, tờ bản đồ số 02 là loại đất T, tổng diện tích đất 1286,0m2 sổ mục kê mang tên cụ Lê Đình T.. Theo hồ sơ địa chính năm 1994 thì là thửa đất số 572+573+575 tờ bản đồ số 03, bản đồ địa chính đo vẽ năm 1994, tổng diện tích đất của 03 thửa là: 1.462,0m2, loại đất T, sổ mục kê mang tên ông Lê Đình T. và Lê Đình A. Năm 2010 hồ sơ điều chỉnh là thuộc thửa đất số 209 và 228, tờ bản đồ số 10, bản đồ địa chính phường Q.T đo vẽ năm 2010.

Hiện trạng đất hiện nay:

- Thửa đất số 338 tờ bản đồ số 02 đo vẽ năm 1984 nay là thửa 209 tờ bản đồ số 10 có diện tích 871,6m2, có các vị trí tiếp giáp: Phía Bắc giáp đường N.P; Phía N giáp thửa 339 và đất ông Lục; Phía Đông giáp ngõ đi chung; Phía Tây giáp đường bờ kênh, hành lang sông. Thửa đất trên có các hộ đang sử dụng gồm: Ông Lê Đình N sử dụng diện tích 300,8m2; bà Lê Thị H1 sử dụng diện tích đất 209,2m2 ; Anh Lê Đình Đ sử dụng diện tích đất 244,8m2; bà Lê Thị B sử dụng 116,8m2.

- Thửa đất số 339 tờ bản đồ số 02 đo vẽ năm 1984 nay là thửa 228 tờ bản đồ số 10 diện tích 450m2 có các bên tiếp giáp: Phía Bắc giáp thửa 338 (có ngõ giữa hai thửa); Phía N giáp đất nhà bà Hường; Phía Tây giáp hành lang sông (đường bờ kênh); Phía Đông giáp nhà ông Lục. Hiện nay thửa đất này bà M và Anh Đ đang quản lý sử dụng.

Do đó, di sản của cụ Lê Đình T. và Phạm Thị Ch. sau khi chết gồm diện tích đất là 1.321,6m2, trong đó đất ở 600,0m2, đất trồng cây lâu năm là 721,6m2 theo biên bản thẩm định và định giá ngày 09/9/2020, tổng trị giá 10.361.975.000 đồng.

2.2. Xét kháng nghị về diện thừa kế tài sản:

Cụ Phạm Thị Ch. chết năm 2005, cụ Lê Đình T. chết năm 2008 nên hàng thừa kế thứ nhất gồm có 06 người con của 02 cụ là: bà Lê Thị B, ông Lê Đình A, ông Lê Đình N, bà Lê Thị H1, bà Lê Thị H. và bà Lê Thị H2. Năm 2012 ông A chết (chết sau cụ T. và cụ Ch.) do đó những người thừa kế thế vị của ông A là bà Đỗ Thị M (vợ) và các con gồm Anh Lê Đình Đức, chị Lê Thị Ng, chị Lê Thị Q. Vì vậy, trong vụ án này bà M, Anh Đ, chị Ng và chị Q được thừa kế thế vị kỷ phần thừa kế tài sản của ông A theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 BLDS. Cấp sơ thẩm chỉ xác định Anh Đ, chị Ng và Q con ông A được thừa kế thế vị mà không xác định bà M (vợ) được thừa kế thế vị tài sản thừa kế của ông A (chồng) là thiếu sót, ảnh hưởng đến quyền lợi của bà M.

Do đó kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân dân thành phố Thanh Hóa là có căn cứ nên được chấp nhận để sửa án sơ thẩm.

2.3. Xét kháng cáo về giấy ủy quyền đất ở của cụ T. ngày 05/11/2007:

- Cụ Ch. chết năm 2005 không để lại di chúc. Ngày 05/11/2007 cụ T. họp gia đình và làm có “Giấy ủy quyền đất ở cho con cháu” nêu ước nguyện chia đất cho các con, cháu trong đó có phần đất giao cho ông Lê Đình A. Giấy ủy quyền có chữ ký của cụ T. và các con gồm ông A, ông N, bà B, bà H1. Ngày 06/11/2007 được xóm trưởng xóm 2 Đỗ Khắc B ký đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét.

Xét thấy “giấy ủy quyền đất ở cho con cháu” không phảido cụ T. viết ra mà do người khác viết, về nội dung thì cụ T. nêu ước nguyện muốn giao giao đất cho con, cháu nhưng giao cả phần diện tích đất là di sản thừa kế của cụ Ch. đã chết từ năm 2005. Trong giấy chỉ có 04 người con ký vào biên bản, còn lại 02 người không có mặt. Xóm trưởng Đỗ Khắc B không chứng kiến khi cụ T. và 04 người con làm giấy nên không phảilà người làm chứng mà 01 ngày sau (06/11/2007) ký đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét giấy ủy quyền.

Về hình thức và nội dung của “Giấy ủy quyền đất ở cho con cháu” của cụ T. ký ngày 05/11/2007 không phảilà “Bản di chúc” quy định tại các Điều 646, 652, 653, 654, 656… Bộ luật dân sự năm 2005. Mà đây chỉ được xem là “ước nguyện” của cụ T. muốn tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất khi cụ đang còn sống nhưng không phù hợp với quy định tại Điều 722, 723, 724, 725, 726… Bộ luật dân sự năm 2005 và quy định của Luật đất đai năm 2003. Như vậy xét về mặt nội dung và hình thức của “Giấy ủy quyền đất ở cho con cháu” ngày 05/11/2007 không được công nhận là “Bản di chúc” cũng như “Giấy tặng cho tài sản” theo quy định của pháp luật.

- Đối với “Phiếu thu số 55 ngày 25/5/1991” do bà M xuất trình về nội dung thể hiện ông Lê Đình A nộp 250.000đ (hai trăm năm mươi nghìn đồng) lệ phí đất ở, có chữ ký tại các mục thủ quỹ, kế toán, thủ trưởng đon vị nhưng đều không ghi rõ họ tên, không có dấu xác nhận của UBND xã Q.T. Quá trình lấy lời khai những người có liên quan đến phiếu thu là bà Đồng Thị Nhung (thủ quỹ), ông Đỗ Khắc Dũng (Chủ tịch UBND xã giai đoạn 1989 đến 2006), Lê Văn Lợi (kế toán) đều thể hiện không rõ mục đích của xã khi thu số tiền này là gì. Tại các biên bản xác M ngày 03/8/2018 và ngày 10/8/2018 ông Đỗ Anh Bắc (phó chủ tịch UBND) và ông Đào Văn Dũng (cán bộ địa chính phường Q.T) đều xác nhận không biết chủ trương của xã như thế nào, thu của hộ dân số tiền trên vì lý do gì. Như vậy không có căn cứ xác định nội dung phiếu thu số 55 ngày 25/5/1991 do ông A nộp thuế để chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Phiếu thu không có đóng dấu xác nhận của UBND xã nên không cần thiết phảiđưa UBND phường Q.T tham gia tố tụng như kháng cáo của bị đơn.

Vì vậy, kháng cáo của bà M và Anh Đ yêu cầu công nhận “Bản di chúc” của cụ T. ngày 05/11/2007 là không được chấp nhận nên toàn bộ di sản của cụ T. và cụ Ch. được chia theo pháp luật.

2.4. Xác định di sản thừa kế chia theo pháp luật:

Cho đến nay 02 thửa đất đang tranh chấp đều chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ T., ông A và những người đang ở trên thửa đất. Chính quyền địa pH2 và những người con đều thừa nhận đất có nguồn gốc là của cụ T. và cụ Ch. tạo dựng khi còn sống.

Theo kết quả thẩm định và định giá tài sản thì di sản của hai cụ Lê Đình T. và Phạm Thị Ch. gồm: diện tích đất hiện nay là 1.321,6m2 (trong đó đất ở 600,0m2, đất trồng cây lâu năm là 721,6m2), tổng giá trị 10.361.975.000 đồng (Mười tỷ, ban trăm sáu mốt triệu, chín trăm bảy mươi lăm nghìn đồng).

2.5. Xét kháng cáo, kháng nghị về trích công sức cho các đương sự:

- Ông Lê Đình A bà Đỗ Thị M xây dựng gia đình và ở trên thửa đất 339 tờ bản đồ số 02, diện tích 450m2 từ năm 1985, có nhiều công sức duy trì, tôn tạo và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước trong đó có việc nộp 250.000đ lệ phí đất ở ngày 25/5/1991, nên cấp sơ thẩm xem xét trích công sức cho ông A bà M trong khối di sản chung tại thửa đất này bằng ½ giá trị cụ thể: 450m2 : 2 = 225m2, trong đó 102,45m2 đất ở và 122,55m2 đất vườn, trị giá 1.064.212.500 đồng là có cơ sở.

- Đối với thửa đất số 338 bản đồ địa chính 299 đo vẽ năm 1984 nay thuộc thửa đất số 209 tờ bản đồ số 10, bản đồ địa chính phường Quảng Thắng lập năm 2010. diện tích 871,6m2. Ông Lê Đình A và bà M cũng đã có công sA lấp ao, tôn tạo, bảo quản cùng với gia đình; ông Lê Đình N ở trên đất này từ năm 1990 đã có công sA lấp tôn tạo, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Bà Lê Thị H1 không lấy chồng ở cùng bố mẹ và có công Ch. sóc bố mẹ và tôn tạo bảo quản, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước trên phần diện tích bà đang sử dụng; bà Lê Thị B về ở trên phần diện tích đất đang sử dụng từ năm 1996 và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và cũng có công tôn tạo trên diện tích bà đang sử dụng.

Do đó cấp sơ thẩm đã xem xét và trích công sức cho vợ chồng ông A bà M số tiền 200.000.000đ; ông N 300.000.000đ; bà H1: 200.000.000đ; bà B:

50.000.000đ trong khối di sản của cụ Ch. và cụ T. tại thửa 338 là có cơ sở, phù hợp với thực tế khách quan.

2.6. Di sản thừa kế được phân chia như sau: Khối di sản chung của cụ T. và cụ Ch. theo biên bản định giá tài sản ngày 09/9/2020 tổng trị giá 10.361.975.000 đồng, sau khi trích công sức cho vợ chồng ông Lê Đình A bà Đỗ Thị M, ông Lê Đình N, bà Lê Thị H1 và bà Lê Thị B, còn lại 8.547.762.500đ được chia đều cho 06 người con của cụ T. và cụ Ch. thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: bà Lê Thị B, ông Lê Đình A, ông Lê Đình N, bà Lê Thị H1, bà Lê Thị H. và bà Lê Thị H2, mỗi kỷ phần được hưởng 1.424.627.083đ.

Do ông A đã chết năm 2012, nên bà Đỗ Thị M (vợ) và các con gồm Anh Lê Đình Đức, chị Lê Thị Ng, chị Lê Thị Q được thừa kế thế vị kỷ phần thừa kế tài sản của ông A và được thừa kế ½ phần trích công sức cho ông A và bà M. Phần trích công sức cho ông A và bà M được tạm giao cho bà M quản lý, phần thừa kế của ông A được tạm giao cho Anh Lê Đình Đ quản lý. Các phần trích công sức của ông A và bà M, phần thừa kế của ông A sẽ được mẹ con bà M gồm: bà M, Anh Đ, chị Ng và chị Q thỏa thuận giải quyết, phân chia nếu không thỏa thuận phân chia được thì các bên có quyền khởi kiện để được giải quyết bằng vụ án khác theo quy định của pháp luật dân sự.

2.7. Phân chia bằng hiện vật: Trên cơ sở hiện trạng đất thừa kế và tài sản trên đất, các đương sự đều có nguyện vọng được chia thừa kế bằng đất để đảm bảo ổn định nơi ở, tránh việc tháo dỡ làm thiệt hại đến tài sản trên đất của các gia đình đã xây dựng và ở ổn định lâu nay nên giữ nguyên như nội dung đã chia của Bản án sơ thẩm là phù hợp với thực tế và nguyện vọng của các bên.

Phần đất của Anh Lê Đình Đ được giao đã làm móng nhà, chân móng lấn sAg phần đất được giao cho bà H. khoảng 23cm, do đó Anh Đ có trách nhiệm tháo dỡ phần móng lấn sAg phần đất giao cho bà H. để bàn giao đất cho bà H..

Xét thấy cấp sơ thẩm xem xét và chia đất ở cho các con, cháu của cụ T. và cụ Ch. là phù hơp với thực tế đất hiện nay và nguyện vọng của các đương sự. Vì vậy kháng cáo của Anh Lê Đình Đ đối với phần đất 88,1m2 chia cho bà Lê Thị H. là không được chấp nhận.

2.8. Xét kháng nghị về chi phí tố tụng: Trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn yêu cầu và đã nộp chi phí tố tụng gồm: Chi phí thẩm định, định giá tài sản. Mặc dù quá trình xét xử tại cấp sơ thẩm và phúc thẩm nguyên đơn đều không yêu cầu phân chia nghĩa vụ chịu chi phí tố tụng, sau khi xét xử không có kháng cáo về phần chi phí tố tụng, đây là sự tự nguyện của đương sự nên được chấp nhận và không xét là đúng. Tuy nhiên cấp sơ thẩm khi xét xử không nhận xét về nội dung này là chưa đầy đủ nên cần phảirút kinh nghiệm theo như kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thanh Hóa là có căn cứ.

* Do có những tình tiết mới đã được làm rõ tại phiên tòa phúc thẩm và như đã những phân tích và đánh giá nêu trên, Hội đồng xét xử: Chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thanh Hóa: Sửa Bản án sơ thẩm về phần xác định lại diện “thừa kế thế vị” tài sản của ông Lê Đình A (đã chết); Không chấp nhận kháng cáo của bà Đỗ Thị M và Anh Lê Đình Đ đối với Bản án Dân sự sơ thẩm số 24/2021/DS-ST ngày 29/9/2021 của Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa [3]. Án phí phúc thẩm: Các đương sự kháng cáo không phảichịu án phí phúc thẩm vì Bản án được cải sửa một phần.

Vì các lẽ trên:

QUYẾT ĐỊNH

[1]. Căn cứ: Khoản 1, 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự.

- Chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân thành phố Thanh Hóa. Sửa bản án sơ thẩm về phần xác định những người được thừa kế thế vị tài sản được thừa kế của ông Lê Đình A (chết năm 2012) gồm có: Bà Đỗ Thị M (vợ) và các con đẻ là anh Lê Đình Đ, chị Lê Thị Q và chị Lê Thị Ng.

- Không chấp nhận kháng cáo của bà Đỗ Thị M và anh Lê Đình Đ. Giữ nguyên các quyết định có liên quan đến nội dung kháng cáo của bà M và Anh Đ tại Bản án dân sự sơ thẩm số 24/2021/DS-ST ngày 29/9/2021 của Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa.

[2]. Áp dụng: Điều 646, 652, 653, 654, 656, 722, 723, 724, 725, 726 Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 649, 650, 651, 652, 658, 660 BLDS năm 2015; Điểm a khoản 7 Điều 27; Điều 29 Nghị quyết số 326 ngày 31/12/2016 của UBTV Quốc Hội quy định về án phí lệ phí Tòa án.

Xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị Hải về chia di sản thừa kế tài sản của cụ Lê Đình T. và cụ Phạm Thị Ch. theo pháp luật.

1. Xác định di sản thừa kế của cụ Lê Đình T. và cụ Phạm Thị Ch. là 1.321,6m2. đất, trong đó đất ở 600,0m2, đất trồng cây lâu năm là 721,6m2 tại thửa đất 338 và thửa 339, tờ bản đồ số 02 phường Q.T, thành phố Thanh Hóa theo Hồ sơ địa chính đo vẽ năm 1984 (Trích lục bản đồ 299 phường Q.T thành phố Thanh Hóa) nay là thửa 209 và thửa 228, tờ bản đồ số 10, bản đồ địa chính phường Q.T đo vẽ năm 2010. Tổng giá trị di sản thừa kế của cụ Lê Đình T. và Phạm Thị Ch. là 10. 361.975.000 đồng (Mười tỷ, ban trăm sáu mươi mốt triệu, chín trăm bảy mươi làm nghìn đồng chẵn).

2. Xác định những người được thừa kế di sản của cụ Lê Đình T. và cụ Phạm Thị Ch. gồm: Ông Lê Đình N, bà Lê Thị B, bà Lê Thị H1, bà Lê Thị H., bà Lê Thị H2 và ông Lê Đình A. Ông Lê Đình A chết năm 2012 nên bà Đỗ Thị M (vợ), Anh Lê Đình Đ, chị Lê Thị Q và chị Lê Thị Ng (con đẻ) được thừa kế thế vị phần tài sản của ông Lê Đình A đã chết.

3. Di sản thừa kế được giải quyết, phân chia như sau:

- Trích công sức tôn tạo, duy trì, bảo quản cho bà Đỗ Thị M và ông Lê Đình A trong phần diện tích đất bà M và Anh Đ đang quản lý sử dụng, trị giá thành tiền 1.264.212.000 đồng.

- Trích công sức tôn tạo, duy trì, bảo quản cho ông Lê Đình N trong phần diện tích đất đang quản lý sử dụng, trị giá thành tiền 300.000.000 đồng.

- Trích công sức tôn tạo, duy trì, bảo quản cho bà Lê Thị H1 trong phần diện tích đất đang quản lý sử dụng, trị giá thành tiền 200.000.000 đồng.

- Trích công sức tôn tạo bảo quản di sản cho bà Lê Thị B trong phần diện tích đất đang quản lý sử dụng, trị giá thành tiền 50.000.000 đồng.

4. Khối di sản của cụ T. và cụ Ch. sau khi trích công sức cho ông A và bà M, ông N, bà H1, bà B còn lại 8.547.762.500 đồng được chia đều cho 06 người con: Ông N, bà B, bà H1, bà H., bà H2, ông A (Do ông A đã chết nên bà M, Anh Đ, chị Q và chị Ng được thừa kế thế vị phần của ông A).

Cụ thể như sau: Ông N , bà B, bà H1, bà H., bà H2, ông A mỗi người được nhận 1.424.627.083đ (Một tỷ, bốn trăm hai mươi bốn triệu, sáu trăm hai mươi bảy nghìn, không trăm tám mươi ban đồng).

* Phân chia bằng hiện vật: Thửa đất số 338 bản đồ địa chính 299 đo vẽ năm 1984 (Thuộc thửa đất số 209 tờ bản đồ số 10, bản đồ địa chính phường Quảng Thắng lập năm 2010 ) diện tích 871,6m2.

1. Giao cho ông N tiếp tục quản lý sử dụng: 300,8m2 đất (trong đó đất ở 136,5m2, đất vườn 164,3 m2), trị giá thành tiền: 2.842.450.000 đồng.

Vị trí thửa đất tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp đất nhà bà H;

- Phía Tây giáp bờ kênh;

- Phía Bắc giáp đường N.P;

- Phía N giáp thửa đất 339 (bà M đang sử dụng).

Trên đất có tài sản của gia đình ông N nên tiếp tục giao cho ông N được quyền sở hữu và sử dụng gồm: Nhà ở xây tường gạch 220, lợp tôn, lát gạch Ceramic, không lăn sơn, quét vôi ve, diện tích 56,1m2 trị giá 78.562.440 đồng.. Nhà ở tường gạch mái bê tông cốt thép diện tích 29,95m2 trị giá 41.810.200 đồng. Mái tôn 54,4m2 trị giá 63.484.800 đồng. Nhà vệ sinh trị giá 648.000 đồng.

Phần ông N được hưởng 1.724.627.083 đồng. Ông N phảigiao lại cho các kỷ phần thừa kế tiền chênh lệch tài sản: 1.117.823.080 đồng: Cụ thể giao cho bà H2 504.992.000 đồng; giao cho bà H. 591.977.000 đồng; giao cho bà B 20.854.000 đồng.

Ông N có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký cấp GCNQSD đất đai theo quy định của pháp luật đất đai.

2. Giao cho bà H1 tiếp tục quản lý sử dụng: 209,2m2 đất (trong đó đất ở 94,7m2, đất vườn 114,5 m2), trị giá thành tiền: 1.975.350.000 đồng.

Vị trí thửa đất tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp đất nhà bà B;

- Phía Tây giáp đất ông N;

- Phía Bắc giáp đường N.P;

- Phía N giáp thửa đất 339 (bà M đang sử dụng).

Trên đất có tài sản của gia đình bà H1 nên tiếp tục giao cho bà H1 được quyền sở hữu và sử dụng gồm: Nhà ở xây tường gạch mái ngói diện tích 25,6m2 trị giá 28.275.000 đồng. Nhà ở cấp 4 mái ngói. Nhà vệ sinh mái bê tông trị giá 933.000 đồng.

Phần bà H1 được hưởng 1.624.627.083 đồng. Bà H1 phảigiao lại cho các kỷ phần thừa kế tiền chênh lệch tài sản: 350.723.000 đồng. Cụ thể giao cho bà B 350.723.000 đồng.

Bà H1 có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký cấp GCNQSD đất đai theo quy định cuả pháp luật đất đai.

3. Giao cho bà B tiếp tục quản lý sử dụng: 116,8m2 đất (trong đó đất ở 52,9m2, đất vườn 63,9 m2), trị giá thành tiền: 1.103.050.000 đồng.

Vị trí thửa đất tiếp giáp như sau:

- Phía đông giáp đất nhà Anh Đ;

- Phía Tây giáp đất bà H1;

- Phía Bắc giáp đường N.P;

- Phía N giáp thửa đất 339 (bà M đang sử dụng).

Trên đất có tài sản của gia đình bà B nên tiếp tục giao cho bà H1 được quyền sở hữu và sử dụng gồm: Nhà ở 02 tầng + Tum khung cột bê tông chịu lực, nền lát gạch Ceramic, sơn tường, cầu thAg lát đá, tường gạch 220, hệ thống điện nước đầy đủ diện tích 183,6m2 trị giá 398.669.040 đồng.

Phần của bà B được hưởng 1.474.627.083 đồng. Phần còn thiếu 371.577.083 đồng được nhận từ bà H1 350.723.000 đồng, được nhận từ ông N 20.854.000 đồng Bà B có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký cấp GCNQSD đất đai theo quy định cuả pháp luật đất đai.

4. Giao cho Anh Đ tiếp tục quản lý sử dụng: 156,7m2 đất (trong đó đất ở 71,0m2, đất vườn 85,7 m2), trị giá thành tiền: 1.480.050.000 đồng.

Vị trí thửa đất tiếp giáp như sau:

- Phía đông giáp đất nhà Anh Đ;

- Phía Tây giáp đất bà B;

- Phía Bắc giáp đường N.P;

- Phía N giáp đất nhà ông Lục.

Trên đất có tài sản của gia đình bà M, Anh Đ nên tiếp tục giao cho bà M Anh Đ được quyền sở hữu và sử dụng gồm: Nhà ở tường gạch mái lợp tôn, diện tích 110,2m2 trị giá 128,600,000 đồng.

Phần của ông A được hưởng 1.424.627.083 đồng. Anh Đ phảigiao lại cho kỷ phần thừa kế là bà H2 55.423.000 đồng. Anh Đ có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký cấp GCNQSD đất đai theo quy định cuả pháp luật đất đai sau khi giải quyết xong việc phân chia di sản phần thừa kế của ông A được hưởng đối với bà M, chị Q và chị Ng .

5. Giao cho bà H.: 88,1m2 đất (trong đó đất ở 40,0m2, đất vườn 48,1m2), trị giá thành tiền: 832.650.000 đồng.

Vị trí thửa đất tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp ngõ đi;

- Phía Tây giáp đất Anh Đ;

- Phía Bắc giáp đường N.P;

- Phía N giáp đất nhà ông Lục.

Phần của bà H. được Hưởng 1.424.627.083 đồng, phần còn thiếu 591.977.000 đồng được nhận từ bà H1.

Bà H. có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký cấp GCNQSD đất đai theo quy định cuả pháp luật đất đai.

6. Giao cho bà M tiếp tục quản lý sử dụng: 450,0m2 đất (trong đó đất ở 204,9m2, đất vườn 245,1m2), trị giá thành tiền: 2.128.425.000 đồng.

Vị trí thửa đất tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp đất nhà ông Lục;

- Phía Tây giáp hành lang sông (đường bờ kênh);

- Phía Bắc giáp thửa 338 (có ngõ giữa 02 thửa);

- Phía N giáp đất nhà bà Hường.

Trên đất có tài sản của gia đình bà M ông A gồm: Nhà ở tường gạch 220, mái ngói, diện tích 104,2m2 trị giá 121.601.000 đồng.

Như vậy bà M và ông A được trích công sức là: 1.264.212.000 đồng. Bà M phảigiao lại cho các kỷ phần thừa kế tiền chênh lệch tài sản cụ thể: Giao cho bà H2 864.212.500 đồng Bà M có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký cấp GCNQSD đất đai theo quy định cuả pháp luật đất đai sau khi khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế giữa bà M và Anh Đ, chị Q, chị Ng trong khoản được trích công sức của ông A bà M.

* Đối với ngõ đi chung của hai thửa đất 338 và 339 (Nay là 209 và 228 đo vẽ năm 2010) từ trước đến nay thuộc đất của cụ T. và cụ Ch. nay được giữ nguyên hiện trạng để làm ngõ đi chung của các gia đình.

* Về án phí dân sự phúc thẩm: Bà M và Anh Đ không phảichịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định. Trả lại 300.000đ (ban trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí phúc thẩm cho Anh Đ theo Biên lai thu tiền số 0001287 ngày 18/10/2021 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Thanh Hóa.

* Trách nhiệm, nghĩa vụ thi hành án: Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, bên được thi hành có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên phảithi hành không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ khoản tiền phảitrả thì hàng tháng còn phảitrả lãi đối với số tiền chậm trả theo mức lãi suất quy định tại Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015 tương ứng với thời giA và số tiền chậm trả.

Trường hợp bản án được thi hành theo điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phảithi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

* Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

847
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 18/2022/DS-PT

Số hiệu:18/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thanh Hoá
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:21/03/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về