TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
BẢN ÁN 12/2021/DS-PT NGÀY 15/04/2021 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN
Ngày 15 tháng 4 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình, xét xử phúc thẩm công khai vụ án tranh chấp dân sự thụ lý số 05/2021/TLPT-DS ngày 22 tháng 02 năm 2021 về việc “Tranh chấp về thừa kế tài sản”.Do Bản án dân sự sơ thẩm số 05/2020/DS-ST ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện K bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 14/2021/QĐPT-DS ngày 05 tháng 4 năm 2021 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Ông Phạm Văn L sinh năm 1957;
Địa chỉ: Số 976, ấp 6, V L B, huyện B, thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Anh Trần Văn H, sinh năm 1978; Địa chỉ: Xóm 8, xã Nh, huyện K, tỉnh Ninh Bình là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn (được ủy quyền theo văn bản ngày 26 tháng 12 năm 2019).
2. Bị đơn: Ông Phạm Văn K1 sinh năm 1965;
Địa chỉ: Xóm 8, xã Nh, huyện K, tỉnh Ninh Bình.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
3.1. Ông Phạm Văn T sinh năm 1952.
Địa chỉ: Số nhà 83, Đ V C, xã Th1, huyện VC, tỉnh Đồng Nai.
Người đại diện hợp pháp của ông T: Ông Phạm Văn K1; địa chỉ xóm 8, xã Nh, huyện K, tỉnh Ninh Bình là người đại diện theo ủy quyền của ông T (được ủy quyền theo văn bản ngày 19 tháng 5 năm 2020).
3.2. Bà Phạm Thị T1 sinh năm 1952;
Địa chỉ: Xóm 8, xã Nh, huyện K, tỉnh Ninh Bình.
3.3. Bà Phạm Thị R sinh năm 1952;
Địa chỉ: Xóm 9, xã H T, huyện K, tỉnh Ninh Bình.
3.4. Bà Phạm Thị Ng sinh năm 1959.
Địa chỉ: Xóm 5, xã K Đ, huyện K, tỉnh Ninh Bình.
4. Người kháng cáo: Bị đơn, Ông Phạm Văn K1 Tại phiên tòa có mặt: Anh H, ông K1, bà T1, bà R, bà Ng. Vắng mặt ông L, ông T.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Trong đơn khởi kiện, bản tự khai, biên bản hòa giải và tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án; nguyên đơn ông Phạm Văn L và người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn anh Trần Văn H trình bày:
Bố mẹ ông Phạm Văn L là cụ Phạm Văn Ư và cụ Vũ Thị C. Cụ Ư và cụ C sinh được 6 người con gồm: Ông Phạm Văn T, ông Phạm Văn L, ông Phạm Văn K1, bà Phạm Thị T1, bà Phạm Thị R và Phạm Thị Ng. Cụ Ư, cụ C không có con riêng, con nuôi. Cụ Ư chết năm 1990, cụ C chết năm 2003. Khi còn sống, cụ Ư, cụ C được Nhà nướcớc chia và công nhận quyền sử dụng 886 m2 đất tại số thửa 426, tờ bản đồ số 4 lập năm 1996 tại xã Nh, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Trong đó có 300m2 đất ở, 168m2 đất vườn và 418m2 đất ao thời hạn sử dụng lâu dài. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Phạm Văn Ư. Cụ Ư và cụ C chết không ai để lại di chúc. Năm 2010, khi Nhà nước đo đạc khảo sát lại hiện trạng sử dụng đất thì diện tích đó tăng lên 1025m2 tại thửa số 123, tờ bản đồ số 6, lập năm 2010 xã Nh. Hiện nay, toàn bộ diện tích đất của cụ Ư, cụ C do ông Phạm Văn K1 trực tiếp quản lý, sử dụng và trông coi. Khi một số các con của cụ Ư, cụ C muốn sử dụng toàn bộ diện tích đất để xây nhà thờ sử dụng chung cho 6 anh, chị em lấy nơi thờ cúng và đi về thì ông K1 không đồng ý nên xảy ra tranh chấp. Do vậy, ông Phạm Văn L khởi kiện yêu cầu Tòa án chia quyền sử dụng đất là di sản thừa kế của cụ Ư, cụ C tại thửa số 123, tờ bản đồ số 6, lập năm 2010 xã Nh làm 6 kỷ phần cho 6 người con của cụ Ư và cụ C gồm: Phạm Văn T, Phạm Văn L, Phạm Văn K1, Phạm Thị T1, Phạm Thị R và Phạm Thị Ng theo quy định của pháp luật. Hiện trên thửa đất này có nhà cũ của cụ Ư và cụ C nhưng đã hỏng hóc và sập xệ không còn giá trị sử dụng nên không yêu cầu chia tài sản trên đất. Ông L đề nghị Tòa án chia quyền sử dụng đất bằng hiện vật, chia dọc theo khung thổ thửa đất làm 6 phần bằng nhau. Mỗi kỷ phần có chiều ngang thửa đất là 3,68m và chiều dài kéo hết khung thổ là 55m.
Ngoài ra, cụ Ư, cụ C còn được chia quyền sử dụng đất nông nghiệp có diện tích 594m2 (đất hai lúa và đất mạ) với thời hạn sử dụng đến năm 2013. Sau thời hạn trên đã được Nhà nước gia hạn. Hiện tại, ông Phạm Văn K1 đang trực tiếp canh tác. Các anh, chị em ở xa, không có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp nên không yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng đối với diện tích đất nông nghiệp. Ông L nhất trí để diện tích đất nông nghiệp cho ông K1 tiếp tục canh tác ông K1 phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, sản đối với Nhà nước. Ông L không yêu cầu Tòa án phân chia quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Để tránh việc chia đất nhỏ lẻ khó sử dụng sau này cũng như đảm bảo việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chia di sản thừa kế. Ông L đề nghị chia kỷ phần của ông L, bà R, bà Ng, bà T1 cùng với nhau, chung một thửa đất và giao cho ông L trực tiếp quản lý sử dụng. Để đảm bảo giá trị sử dụng của thửa đất, cũng như thuận tiện cho việc sử dụng đất, ông L đề nghị Tòa án Tính toán để một phần diện tích làm ngõ đi chung cho các gia đình.
Đối với các tài sản gắn liền với đất như nhà cấp 4 đã cũ, bể nước, sân gạch và cây cối trên thửa đất. Những hạng mục này có giá trị không lớn nên ông L không đề nghị Tòa án phân chia. Sau này, Tòa án phân chia quyền sử dụng đất mà những tài sản đó ở trên phần đất chia cho ai thì người đó sở hữu mà không phải thanh toán tiền chênh lệch cho những người thừa kế còn L.
Tại phiên tòa sơ thẩm, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, ngoài ra không nhất trí với ý kiến của ông K1 và ông T về việc buộc bà R, bà Ng, bà T1 phải thanh toán tiền ma chay và xây mồ mả cho các ông L, K1, T.
Trong bản tự khai, biên bản ghi lời khai, biên bản hòa giải bị đơn ông Phạm Văn K1 trình bày:
Về lịch sử gia đình và nguồn gốc di sản thừa kế của cụ Ư và cụ C như lời khai của nguyên đơn là đúng. Sau khi cụ C mất ông K1 là người trực tiếp quản lý, sử dụng, trông coi và trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Năm 2019, anh em trong gia đình không thống nhất được cách phân chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại nên xảy ra tranh chấp. Nay ông Phạm Văn L khởi kiện chia thừa kế tài sản của cụ Ư và cụ Cẩm, ông K1 hoàn toàn nhất trí. Tuy nhiên, ông K1 có ý kiến cho rằng: Khi cụ Ư và cụ C chết thì công việc ma chay, xây mồ mả cho hai cụ chỉ có ông L, ông K1 và ông T đứng ra lo toan và bỏ chi phí tiền bạc còn L các bà Ng, bà R, bà T1 không đóng góp khoản tiền nào để lạio cho ma chay, xây mồ mả cho cụ Ư và cụ C. Do vậy, nếu chia di sản thừa kế của cụ Ư và cụ C theo pháp luật là chia đều cho 6 người con thì ông K1 yêu cầu các bà R, bà Ng, bà T1 mỗi người phải thanh toán khoản tiền ma chay và xây mồ mả (mỗi người là 50.000.000 đồng) cho các ông L, K1, T. Ông K1 cũng đề nghịTòa án Tính toán công sức quản lý, trông coi, bảo quản di sản thừa kế của cụ Ư và cụ C cho ông K1 với số tiền là 50.000.000 đồng. Đối với kỷ phần của ông T ông K1 đề nghị Tòa án chia cho chung cho ông K1 để ông K1 quản lý sử dụng. Giữa ông K1 và ông T sẽ tự giải quyết với nhau và không đề nghị Tòa án xem xét giải quyết.
Về các hạng mục tài sản trên đất như nhà cấp 4 đã cũ, bể nước, sân gạch và cây cối. Những hạng mục này có giá trị không lớn nên ông K1 không đề nghị Tòa án Tính toán để chia. Sau này, Tòa án phân chia quyền sử dụng đất mà những tài sản đó trên phần đất giao cho ai thì người đó sở hữu mà không phải thanh toán tiền chênh lệch cho những người thừa kế khác.
Đối với diện tích 594m2 (đất hai lúa và đất mạ) mà cụ Ư, cụ C được chia, thời hạn sử dụng đến năm 2013. Do các anh, chị em không ai có nhu cầu sử dụng nên từ năm 2003, khi cụ C chết thì ông K1 là người trực tiếp canh tác và thực hiện các nghĩa vụ thuế đất đối với Nhà nước. Nay mọi người cũng thống nhất quan điểm để phần diện tích đất nông nghiệp này giao cho ông K1 canh tác, sử dụng và không đề nghị chia. Ông K1 hoàn toàn nhất trí và không có ý kiến gì.
Trong bản tự khai, biên bản làm việc, biên bản hoà giải và các văn bản khác người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Phạm Thị Ng, Phạm Thị T1, Phạm Thị R cùng khai thống nhất như sau:
Về lịch sử gia đình và nguồn gốc di sản thừa kế của cụ Ư và cụ C như lời khai của nguyên đơn là đúng. TrƯ khi chết cụ Ư và cụ C không ai để lại di chúc định đoạt về tài sản. Anh chị em mong muốn quyền sử dụng đất là di sản thừa kế của bố mẹ để lại sẽ xây dựng nhà thờ để sử dụng chung đồng thời là nơi cho con cháu đi về nhưng ông K1 là em út đang trực tiếp quản lý sử dụng toàn bộ diện tích đất đó đã không đồng ý dẫn đến anh em mất đoàn kết. Năm 2010, khi Nhà nước đo đạc khảo hiện trạng sử dụng đất thì diện tích đó tăng lên 1025m2 tại thửa số 123, tờ bản đồ số 6, lập năm 2010 xã Nh. Nay ông L khởi kiện về việc chia di sản thừa kế của cụ Ư và cụ C để lại bà R, bà Ng, bà T1 nhất trí với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đề nghị Tòa án chia di sản thừa kế của cụ Ư và cụ C theo quy định của pháp luật. Bà R, bà Ng, bà T1 đề nghịchia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại thửa số 123, tờ bản đồ số 6, lập năm 2010 xã Nh làm 6 kỷ phần bằng nhau, chia bằng hiện vật cho 6 người con gồm: Ông Phạm Văn T, ông Phạm Văn L, ông Phạm Văn K1, bà Phạm Thị T1, bà Phạm Thị R và bà Phạm Thị Ng. Phần tài sản trên đất có nhà cũ của cụ Ư, cụ C để lại nhưng đã hỏng hóc và sập xệ không còn giá trị sử dụng nên không yêu cầu chia. Phần đất của các bà R, bà Ng, bà T1 được hưởng thừa kế đề nghị Tòa án giao L cho ông Phạm Văn L quản lý sử dụng. Bà R, bà Ng, bà T1 không yêu cầu ông L phải có nghĩa vụ thanh toán giá trị kỷ phần thừa kế bằng tiền cho bà R, bà Ng, bà T1.
Bà R, bà Ng, bà T1 không đồng ý đối với yêu cầu của bị đơn ông Phạm Văn K1 đề nghị mỗi người con gái phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền 50.000.000 đồng cho ông T, ông K1, ông L là khoản tiền mà các người con trai đã bỏ ra để xây mồ mả và lo ma chay cho cụ Ư, cụ C, vì đây không phải là nghĩa vụ về tài chính mà cụ Ư, cụ C để lại. Khi cụ Ư chết, cụ C còn sống đã cùng các con lo ma chay cho cụ Ư. Khi cụ C chết, bà R, bà Ng, bà T1 cũng có công sức trong việc lo ma chay và xây mồ mả cho cụ Ư, cụ C. Tuy không có nhiều tiền nhưng các bà con gái cũng đóng góp công sức trong việc lo ma chay, xây mồ mả cho hai cụ. Do vậy, bà R, bà Ng, bà T1 không nhất trí phải thanh toán khoản tiền mà các người con trai đã bỏ ra để xây mồ mả và lo ma chay cho cụ Ư, cụ C mỗi người là 50.000.000 đồng cho ông K1, ông L và ông T như yêu cầu của ông K1 và ông T.
Ngoài ra, cụ Ư, cụ C được chia quyền sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 594m2 đất hai lúa và đất mạ với thời hạn sử dụng đến năm 2013 đã được Nhà nước gia hạn. Ông Phạm Văn K1 là em út đã trực tiếp canh tác nên đến thời điểm này ông K1 vẫn đang sử dụng. Tất cả các anh chị em đều ở xa và không có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp nên cũng không yêu cầu được chia thừa kế quyền sử dụng đối với diện tích đất nông nghiệp này. Bà R, bà Ng, bà T1 nhất trí để diện tích đất nông nghiệp cho ông K1 tiếp tục canh tác đồng thời ông K1 phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Bà R, bà Ng, bà T1 không đề nghị Tòa án phân chia đối với diện tích đất nông nghiệp.
Về các hạng mục tài sản gắn liền với đất như nhà cấp 4 đã cũ, bể nước, sân gạch và một số cây cối. Những hạng mục này có giá trị không lớn, nhà cửa đã hỏng hóc hết nên bà R, bà Ng, bà T1 không đề nghị Tòa án phân chia. Sau này Tòa án phân chia quyền sử dụng đất mà những tài sản đó trên phần đất giao cho ai thì người đó sở hữu mà không phải thanh toán tiền chênh lệch cho những người thừa kế còn lại.
Trong bản tự khai, biên bản lời khai và trong quá trình giải quyết vụ án người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Phạm Văn T trình bày:
Về lịch sử gia đình và nguồn gốc di sản thừa kế của cụ Ư và cụ C như lời khai của nguyên đơn là đúng. Nay ông L khởi kiện về việc chia di sản thừa kế của cụ Ư và cụ C theo quy định của pháp luật làm 6 phần cho 6 người con. Ông T không nhất trí. Ông T đề nghị 06 anh em vẫn sử dụng chung không chia nhỏ quyền sử dụng đất vì chia nhỏ sẽ không đảm bảo giá trị sử dụng của thửa đất. Ngoài ra, cụ Ư, cụ C còn được chia quyền sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 594 m2 (đất hai lúa và đất mạ) với thời hạn sử dụng đến năm 2013 đã được Nhà nước gia hạn. Ông Phạm Văn K1 là em út là người trực tiếp canh tác từ khi các cụ mất đến thời điểm hiện nay. Các anh chị em đều ở xa và không có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp nên ông T không yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng đối với diện tích đất nông nghiệp này. Ông T nhất trí để diện tích đất nông nghiệp cho ông K1 canh tác đồng thời ông K1 phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Đối với các tài sản gắn liền với đất như nhà cấp 4 đã cũ, bể nước, sân gạch và cây cối. Những hạng mục này có giá trị không lớn nên ông T không đề nghị Tòa án Tính toán để phân chia. Sau này, Tòa án phân chia quyền sử dụng đất mà những tài sản đó trên phần đất giao cho ai thì người đó sở hữu mà không phải thanh toán tiền chênh lệch cho những người thừa kế còn L.
Ông T cho rằng: Khi cụ Ư và cụ C chết thì công việc ma chay, xây mồ mả cho hai cụ chỉ ba ông con trai đứng ra lo toan và bỏ chi phí tiền bạc còn L các bà con gái là bà Ng, bà R, bà T1 không đóng góp khoản tiền nào để lo cho ma chay, xây mồ mả cho cụ Ư và cụ C. Do vậy, nay nếu chia di sản thừa kế của cụ Ư và cụ C theo pháp luật là chia đều cho 6 người con thì ông T yêu cầu các bà con gái là R, Ng, T1 mỗi bà phải có nghĩa vụ thanh toán L số tiền 50.000.000 đồng cho ba ông con trai. Kỷ phần thừa kế của ông T được chia, ông T đề nghị giao L cho ông K1 là bị đơn quản lý sử dụng. Ông T cũng không yêu cầu ông K1 thanh toán giá trị tài sản cho ông T bằng tiền.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 05/2020/DS-ST ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện K đã quyết định: Áp dụng các Điều 234, 235, 357, 468, 609, 610, 611,612, 613, 618, 623, 649, 650, 651 Bộ luật Dân sự năm 2015. Các Điều 98, 166, 167, 203 Luật Đất đai; Điều 144; khoản 4 Điều 147; Điều 228 Bộ luật Tố tụng Dân sự; Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; Xử:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Văn L về việc chia di sản thừa kế của cụ Phạm Văn Ư và cụ Vũ Thị C đối với diện tích 886 m2 đất tại thửa số 426, tờ bản đồ số 04 lập năm 1996. Theo hiện trạng quyền sử dụng đất hiện nay gồm có: 300 m2 đất ở; 298,6 m2 đất vườn và 287,4 m2 đất ao. Thời hạn sử dụng lâu dài. Hiện nay, thuộc thửa đất số 123, tờ bản đồ số 6 lập năm 2010 tại xóm 8, xã Nh, huyện K, tỉnh Ninh Bình. Có tổng giá trị quyền sử dụng đất là 453.881.000 đồng. Địa chỉ thửa đất tại xóm 8, xã Nh, huyện K, tỉnh Ninh Bình.
2. Phân chia di sản thừa kế như sau:
2.1 Chia và giao cho ông Phạm Văn L quyền sử dụng 162m2 đất ở, 203m2 đất vườn và 193,4m2 đất ao. Có tổng diện tích là 558,4m2 (Bao gồm kỷ phần của ông L, bà Ng, bà R, bà T1). Và tạm giao cho ông Phạm Văn L phần diện tích đất ao tăng thêm là 92m2 đất giáp xã H T. Có chiều cạnh kích thước cụ thể như sau: Phía Nam giáp thổ đất ông Lực có chiều dài: 3,66m +10,76m + 14,77m + 15,85m + 7,76m; Phía Tây giáp ngõ đi chung và thổ đất ông Đa, bà Huệ có chiều dài 14,06m; Phía Bắc giáp phần đất giao và chia cho ông Phạm Văn K1 có chiều dài là 51,67m; Phía Đông giáp đất thuộc xã H T có chiều dài là 11,83m. Giá trị tài sản giao cho ông Phạm Văn L là: 252.946.000 đồng ( Có sơ đồ phân chia kèm theo).
2.2. Chia và giao cho ông Phạm Văn K1 quyền sử dụng 138m2 đất ở, 45,6m2 đất vườn và 101,9m2 đất ao. Có tổng diện tích 285,5m2 (bao gồm kỷ phần của ông K1 và ông T) và tạm giao cho ông Phạm Văn K1 phần diện tích đất ao tăng thêm giáp với đất xã H T có diện tích 47,0m2. Phần đất giao và tạm giao cho ông K1 có chiều cạnh kích thước cụ thể như sau: Phía Nam giáp phần đất chia cho ông Phạm Văn L dài 51,67m; Phía Tây giáp ngõ đi chung và thổ đất ông Đa, bà Huệ có chiều dài 7m; Phía Bắc giáp thổ đất của ông Thuyết dài kích thước: 20,10m +9,5m +16,26m +7,76m; Phía Đông giáp đất thuộc xã H T có chiều dài là 6,00m (Có sơ đồ phân chia kèm theo). Giá trị tài sản giao cho ông Phạm Văn K1 là: 195.757.000 đồng. Ông Phạm Văn L không phải thanh toán giá trị về tài sản cho các kỷ phần của các bà: Phạm Thị T1, Phạm Thị Ng, Phạm Thị R. Ông Phạm Văn K1 không phải thanh toán giá trị tài sản kỷ phần còn L cho ông Phạm Văn T. Ông Phạm Văn K1 không phải thanh toán tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất cho ông Phạm Văn L.
3. Xác định ngõ đi chung các bên đương sự sử dụng chung có diện tích là 49,3m2 nằm ở phía Tây khung thổ đất có kích thước cụ thể như sau: Phía Nam giáp thổ đất ông Lực dài 2,8m; Phía Tây giáp đất ông Đa, bà Huệ dài 12,54m + 6,15m; Phía Bắc giáp thổ ông Tuyết dài 2,8m; Phía Đông giáp đất chia cho ông K1 và ông L (Có sơ đồ phân chia kèm theo).
Các đương sự có nghĩa vụ liên hệ với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được cấp L Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo diện tích mà mình được giao quyền sử dụng.
4. Về án phí:
Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho ông Phạm Văn L vì thuộc đối tượng người cao tuổi.
Ông Phạm Văn K1 phải nộp 9.787.850 đồng án phí dân sự sơ thẩm để sung ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, bản án còn tuyên quyền kháng cáo cho các bên đương sự theo quy định của pháp luật.
Ngày 14 tháng 01 năm 2021, ông Phạm Văn K1 có đơn kháng cáo một phần bản án dân sự sơ thẩm số 05/2020/DS-ST ngày 31/12/2020 của Tòa án nhân dân huyện K với nội dung: Ông K1 không nhất trí với việc Tòa án buộc ông K1 phải nộp án phí dân sự sơ thẩm đối với kỷ phần thừa kế được hưởng. Về số tiền ma chay và xây mồ mả cho cụ Ư, cụ C, ông K1 yêu cầu các bà T1, bà Ng bà R phải thanh toán L cho ông T, ông L, ông K1 mỗi người 50.000.000 đồng nhưng không được chấp nhận. Ông T đề nghị Tòa phúc thẩm giải quyết: Bãi bỏ việc buộc ông K1 phải nộp án phí dân sự sơ thẩm; xem xét và buộc các bà Ng, T1, R mỗi bà phải nộp 50.000.000 đồng tiền xây mồ mả, ma chay cho cụ Ư, cụ C để thanh toán L cho ông T, ông L, ông K1.
Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, bị đơn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
Đại diện Viện kiểm sát tỉnh Ninh Bình tham gia phiên tòa đã phân tích các tình tiết của vụ án và nhận định các yêu cầu kháng cáo của bị đơn và đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1 Điều 308, khoản 1 Điều 148 Bộ luật Tố tụng Dân sự và Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xử: Không chấp nhận kháng cáo của ông Phạm Văn K1, giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 05/2020/DS-ST ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện K, tỉnh Ninh Bình.
Án phí dân sự phúc thẩm buộc ông Phạm Văn K1 phải chịu theo quy định của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, Hội đồng xét xử xét thấy:
[1] Về thủ tục tố tụng:
[1.1] Đơn kháng cáo của ông Phạm Văn K1 được làm trong thời hạn pháp luật quy định và đúng hình thức, nội dung theo quy định tại các Điều 272, 273, 276 của Bộ luật Tố tụng Dân sự nên được xem xét theo trình tự phúc thẩm.
[1.2] Về quan hệ tranh chấp:
Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu về việc chia di sản thừa kế của cụ Phạm Văn Ư và cụ Vũ Thị C là quyền sử dụng đất đối với diện tích 886m2 tại thửa số 426, tờ bản đồ số 04 lập năm 1996. Theo hiện trạng quyền sử dụng đất hiện nay là thửa đất số 123, tờ bản đồ số 6, lập năm 2010 tại xóm 8, xã Nh, huyện K, tỉnh Ninh Bình có diện tích là 1025m2 gồm: 300m2 đất ở, 298,6m2 đất vườn và 287,4m2 đất ao. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là tranh chấp về thừa kế tài sản là đúng quy định của pháp luật.
[1.3] Về thời hiệu khởi kiện:
Các đương sự đều thừa nhận cụ Ư mất năm 1990, cụ C mất năm 2003. Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý vụ án ngày 26/12/2019, thời điểm Bộ luật Dân sự năm 2015 đang có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại Điều 623 của BLDS năm 2015 thì: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản. Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là chia di sản là quyền sử dụng đất là bất động sản là trong thời hiệu. Do đó, có đủ cơ sở xác định cấp sơ thẩm thụ lý và giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là đúng quy định của pháp luật.
[3] Về nội dung giải quyết tranh chấp:
[3.1] Về mối quan hệ gia đình, huyết thống:
Các đương sự đều xác nhận cụ Ư và cụ C sinh được 06 người con gồm: ông Phạm Văn T, ông Phạm Văn L, ông Phạm Văn K1, bà Phạm Thị T1, bà Phạm Thị R và bà Phạm Thị Ng. Cụ Ư, cụ C không có con riêng, không có con nuôi, không có bố mẹ nuôi; bố mẹ đẻ của cụ Ư, cụ C đều chết trước cụ Ư, cụ C.
[3.2] Về xác định những người thừa kế: Tại thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ Ư, cụ C, hàng thừa kế thứ nhất gồm: Phạm Văn T, Phạm Văn L, Phạm Văn K1, Phạm Thị T1, Phạm Thị R và Phạm Thị Ng.
[3.3] Về xác định di sản:
Trong quá trình giải quyết vụ án các đương sự đều thừa nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích 886m2 tại thửa số 426, tờ bản đồ số 04 lập năm 1996. Hiện nay là thửa đất số 123, tờ bản đồ số 6, lập năm 2010 tại xóm 8, xã Nh, huyện K, tỉnh Ninh Bình có diện tích là 1025m2 gồm: 300m2 đất ở, 298,6m2 đất vườn và 287,4m2 đất ao là của cụ Ư và cụ C được Nhà nước giao và công nhận quyền sử dụng đất. Sự thừa nhận của các đương sự hoàn toàn phù hợp với hồ sơ kỹ thuật thửa đất lập năm 2010 và các tài liệu chứng cứ do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện K cung cấp cho Tòa án. Do đó, cấp sơ thẩm xác định quyền sử dụng đất này là di sản của cụ Ư và cụ C là đúng quy định của pháp luật. Các đương sự cũng thừa nhận trước khi chết cụ Ư, cụ C không để lại di chúc và không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản. Sự thừa nhận của các đương sự là những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theo quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng Dân sự.
[3.4] Về phân chia di sản:
Bản án sơ thẩm đã chia di sản thừa kế của cụ Ư và cụ C cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Ư và cụ C và căn cứ vào yêu cầu của các đương sự để chia và giao di sản thừa kế bằng hiện vật cho ông L và ông K1 là phù hợp với quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Khi chia di sản thừa kế cấp sơ thẩm đã xác định ông Phạm Văn K1 là người trông coi, bảo quản di sản và T1 công sức của ông K1 với số tiền là 50.000.000 đồng và chia bằng hiện vật là quyền sử dụng đất T1 theo giá Chứng thư thẩm định giá. Mặt khác, giá trị của phần đất chia cho ông K1 và ông T nhiều hơn giá trị kỷ phần thừa kế mà ông K1, ông T được hưởng và công sức trông coi, bảo quản di sản của ông K1. Ông Phạm Văn L, bà Phạm Thị T1, bà Phạm Thị R và bà Phạm Thị Ng không yêu cầu ông K1 phải thanh toán giá trị chênh lệch về tài sản. Do đó, việc phân chia di sản thừa kế của cụ Ư và cụ C theo quyết định của bản án sơ thẩm đã đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
[3.5] Về yêu cầu kháng cáo của ông Phạm Văn K1:
Ông K1 không nhất trí với việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông K1 phải nộp án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị tài sản mà ông K1 được chia là không có căn cứ. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì đối với những vụ án liên quan đến chia di sản thừa kế khi các bên đương sự không xác định được phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế thì mỗi bên phải chịu án phí dân sự theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối di sản thừa kế. Do đó, cấp sơ thẩm buộc ông K1 phải nộp án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị tài sản mà ông K1 được chia là đúng quy định của pháp luật. Kháng cáo của ông K1 về nội dung này không có cơ sở để chấp nhận.
Đối với yêu cầu của ông K1 buộc các bà T1, bà Ng bà R phải thanh toán L cho các ông L, ông K1 ông T mỗi người 50.000.000 đồng đối với khoản chi phí ma chay và xây mồ mả cho cụ Ư, cụ C mà ông L, ông K1 và ông T đã bỏ ra khi cụ Ư và cụ C chết. Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu ông K1 cung cấp các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ nhưng ông K1 không cung cấp được chứng cứ nào thể hiện các khoản chi phí ma chay, xây mồ mả cho cụ Ư, cụ C. Mặt khác, các bà T1, bà Ng bà R phản đối và cho rằng khi cụ Ư chết năm 1990, cụ C và các con cháu đã đứng ra chi phí cho việc ma chay theo phong tục địa phương. Khi cụ C chết năm 2003, các bà T1, bà Ng bà R cũng đã đóng góp tiền bạc công sức cùng ông L, ông K1 ông T lo ma chay cho cụ C. Việc chi phí ma chay cho cụ Ư, cụ C các con của cụ Ư, cụ C đã thống nhất thực hiện theo phong tục tập quán địa phương không ai có ý kiến gì về khoản chi phí này. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông K1 cũng thừa nhận khi cụ Ư mất khì ông K1 không rõ các khoản chi phí, khi cụ C mất bà R, bà T1 mỗi bà đóng góp 200.000 đồng, bà T1 đóng góp 600.000 đồng. Như vậy, việc chi phí mai táng cho cụ Ư và cụ C đã được những người thừa kế thống nhất thực hiện theo phong tục địa phương. Vì vậy, ông K1 đề nghị Tòa án buộc các bà T1, bà Ng bà R phải thanh toán L cho các ông L, ông K1 ông T mỗi người 50.000.000 đồng đối với khoản chi phí ma chay và xây mồ mả cho cụ Ư, cụ C mà ông L, ông K1 và ông T đã bỏ ra khi cụ Ư và cụ C chết là không có cơ sở để chấp nhận.
[4] Từ những nhận định trên, không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của ông Phạm Văn K1 giữ nguyên bản án sơ thẩm.
[5] Do các yêu cầu kháng cáo không được chấp nhận nên người kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 1 Điều 308, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
Căn cứ các Điều 609, 617, 618, 623, 649, 650, 651, 658, 660, 688 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Căn cứ các Điều 5, 98, 99, 100, 101, 106, 166, 167 của Luật đất đai 2013;
Căn cứ điểm a, khoản 7 Điều 27, khoản 1 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án:
Tuyên xử:
1. Không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của ông Phạm Văn K1 2. Giữ nguyên bản án số 05/2020/DS-ST ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện K, tỉnh Ninh Bình.
3. Về án phí dân sự phúc thẩm: Buộc ông Phạm Văn K1 phải nộp 300.000 đồng được trừ vào khoản tiền tạm ứng án phí mà ông K1 đã nộp tại Biên lai số: AA/2018/0002508 ngày 14/01/2021 của Chi cục Thi hành án Dân sự huyện K, tỉnh Ninh Bình. Ông K1 đã nộp đủ án phí dân sự phúc thẩm.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án là ngày 15 tháng 4 năm 2021.
Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 12/2021/DS-PT
Số hiệu: | 12/2021/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Ninh Bình |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 15/04/2021 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về