Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 09/2024/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

BẢN ÁN 09/2024/DS-PT NGÀY 24/01/2024 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 24 tháng 01 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 86/2023/TLST-DS ngày 18/10/2023 về “Tranh chấp thừa kế tài sản”. Do bản án dân sự sơ thẩm số 09/2023/DS-ST ngày 09/8/2023 của Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh Hải Dương bị kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 01/2024/QĐ-PT ngày 02 tháng 01 năm 2024, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà Vương Thị L, sinh năm 1956; Địa chỉ: Thôn U, xã M, huyện N, tỉnh Hải Dương.

2. Bị đơn: Ông Vương Văn K, sinh năm 1958;

Địa chỉ: Thôn U, xã M, huyện N, tỉnh Hải Dương.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Bà Vương Thị L1 (Nguyễn Thị L2), sinh năm 1950;

Địa chỉ: Số nhà C, ngách A ngõ F đường N, TP ., tỉnh Hải Dương.

3.2. Vương Thị L3, sinh năm 1954;

Địa chỉ: Khu tái định cư T, xã L, thị xã K, tỉnh Hải Dương.

3.3. Ông Vương Minh Q, sinh năm 1960;

Địa chỉ: Tổ B, khu K, phường K, thị xã Đ, tỉnh Quảng Ninh.

3.4. Ông Vương Văn Q1, sinh năm 1966;

Địa chỉ: Thôn U, xã M, huyện N, tỉnh Hải Dương.

3.5. Bà Vương Thị M, sinh năm 1968;

Địa chỉ: Thôn U, xã M, huyện N, tỉnh Hải Dương.

3.6. Bà Vũ Thị T, sinh năm 1968.

3.7. Anh Vương Văn N, sinh năm 1989.

3.8. Anh Vương Văn N1, sinh năm 1991.

Đều có địa chỉ tại: Thôn U, xã M, huyện N, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện theo ủy quyền của bà L3, bà T, anh N, anh N1: Ông Vương Văn Q1, sinh năm 1966; Địa chỉ: Thôn U, xã M, huyện N, tỉnh Hải Dương.

3.9. Bà Nguyễn Thị K1, sinh năm 1960;

Địa chỉ: Thôn U, xã M, huyện N, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện theo ủy quyền của bà K1: Ông Vương Văn K, sinh năm 1958;

Địa chỉ: Thôn U, xã M, huyện N, tỉnh Hải Dương.

Tại phiên toà có mặt bà L, ông K, ông Q1, ông Q, bà L2, bà M, bà T.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo Bản án sơ thẩm số 09/2023/DS-ST ngày 09/8/2023 của Tòa án nhân dân huyện N tỉnh Hải Dương, vụ án có nội dung tóm tắt như sau:

Theo đơn khởi kiện, bản tự khai và biên bản lấy lời khai, biên bản hòa giải nguyên đơn bà Vương Thị L trình bày:

Bố mẹ đẻ của bà là ông Vương Văn C (mất năm 2004) và bà Vũ Thị N2 (mất năm 2012); Bố mẹ bà gồm 8 người con là bà Vương Thị L1 (Nguyễn Thị L2), bà Vương Thị L3, ông Vương Minh Q, ông Vương Văn Q1, ông Vương Văn K, bà Vương Thị M và ông Vương Văn C1 (liệt sỹ) và bà. Trong đó, ông C1 không có vợ, con; bố mẹ đẻ bà không có con nuôi, con riêng hợp pháp hay con ngoài giá thú. Bố mẹ đẻ của bố mẹ bà tức ông bà nội và ông bà ngoại của bà mất trước bố mẹ bà.

Di sản thừa kế gồm: Thửa đất số 263, tờ bản đồ số 8 diện tích đất ở 283m2 trên đất có một ngôi nhà cấp 4 và công trình phụ do vợ chồng ông VươngVănK đang quản lý, sử dụng; thửa đất số 264 tờ bản đồ số 8 diện tích 153m2 đất nuôi trồng thủy sản do gia đình ông VươngVănQ1 đang quản lý, sử dụng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố mẹ bà là cụ Vương Văn C và cụ Vũ Thị N2.

Đối với đất nông nghiệp 1150m2 đã được UBND huyện N cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1997 có nguồn gốc được UBND xã cấp năm 1993 (trong đó có 84 m2 đất thờ cúng liệt sỹ). Tuy nhiên, khi dồn ô đổi thửa thì nhập toàn bộ diện tích đất trên vào đất hộ nhà ông VươngVănQ1 và trừ đi 81m2 là đất làm đường, mương máng. Trước khi chết bố mẹ bà không để lại di chúc. Tuy nhiên đến năm 2020, thực hiện dự án khu đô thị B nên Nhà nước đã thu hồi 591m2 và hỗ trợ bồi thường số tiền 177.300.000đ, số tiền trên bà M đang quản lý. Diện tích đất hiện đang bỏ hoang do anh chị em trong gia đình có tranh chấp.

Sau khi Tòa án tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ thì diện tích đất ở lớn hơn so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp thì bà không biết vì sao có thể do trước đây do đo vẽ bằng tay, nay đo vẽ bằng máy nên diện tích có thay đổi hoặc do bố bà có xây tường, lát sân sang diện tích đất nông nghiệp vì đất nông nghiệp liền với đất ở chứ không có tranh chấp với các hộ xung quanh. Hiện trạng sử dụng đất và diện tích đất bà xác định như biên bản thẩm định và sơ đồ đo vẽ hiện trạng. Đối với đất nuôi trồng thủy sản diện tích lớn là do gia đình ông Q1 quá trình sử dụng đất nông nghiệp đã xin chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất vùng trũng sang việc đào ao. Lúc đào ao được sự đồng ý của bố mẹ bà cho sát nhập 153m2 đất nuôi trồng thủy sản của bố mẹ bà và thành một cái ao to như hiện nay. Diện tích đất nông nghiệp bao gồm cả đất của hộ gia đình ông Q1. Nay, bà đề nghị Tòa án chia di sản thừa kế của bố mẹ bà để lại gồm toàn bộ diện tích đất ở, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp còn lại. Cụ thể đối với di sản thừa kế là đất và các tài sản gắn liền với đất tại thôn U, xã M của cụ Vương Văn C và Vũ Thị N2 bao gồm: 436m2 đất trong đó có 283m2 đất ở trên đất có nhà cấp 4 cùng công trình phụ cho 07 người theo quy định của pháp luật. 05 chị em bà gồm VươngThị L3, Vương Thị L1, Vương Thị M, Vương Văn Q1, Vương Thị L xin được hưởng chung vào một mảnh để làm nơi thờ cúng. Diện tích 153m2 đất nuôi trồng thủy sản hiện do ông Q1 quản lý thì chia đều cho các thừa kế nhưng giao cho ông Q1 sử dụng, ông Q1 có trách nhiệm trằng bằng tiền cho các đồng thừa kế theo quy định của pháp luật. Diện tích đất nông nghiệp sau khi thu hồi còn lại 484m2 (bao gồm cả 84 m2 đất thờ cúng) hiện đang liền với đất nông nghiệp của hộ gia đình ông Q1 đề nghị Tòa án giao cho ông Q1 sử dụng, ông Q1 có trách nhiệm trả bằng tiền cho những người được thừa kế. Số tiền 177.300.000 đồng (tiền lãi phát sinh) tiền bồi thường do thu hồi đất chia đều cho 07 anh chị em. Hiện bà M đang quản lý có trách nhiệm trả cho các thừa kế theo quy định pháp luật.

Đối với yêu cầu phản tố của ông VươngVănK về việc trước khi chia thừa kế buộc các đồng thừa kế phải có trách nhiệm thanh toán 231.000.000 đồng tiền vợ chồng ông K xây dựng nhà, công trình phụ, lán tôn, trồng trọt, ...bà không chấp nhận vì toàn bộ diện tích ông K xây dựng thêm đều không được sự đồng ý của chị em bà. Phần nhà xây thêm thời điểm mẹ bà còn sống thì ông K nói tự xây cho mẹ ở.

Theo bản tự khai và biên bản lấy lời khai, yêu cầu phản tố biên bản hòa giải bị đơn ông Vương Văn K trình bày:

Về thời gian mất của cụ C, cụ N2 và hàng thừa kế đúng như bà L trình bày. Di sản thừa kế bao gồm diện tích đất 283m2 đất ở và 153m2 đất nuôi trồng thủy sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố mẹ ông là Vương Văn C và Vũ Thị N2 và 1150m2 đất nông nghiệp cạnh nhà (ưu tiên gia đình có người liệt sỹ) được nhà nước giao quản lý sử dụng (trong đó có 84m2 đất hương khói liệt sỹ) ngoài ra không còn tài sản gì khác. Trước khi mất bố mẹ ông không để lại di chúc. Năm 2017, sau khi làm ăn thua lỗ ở Quảng Ninh vợ chồng ông về nhà mẹ đẻ là bà Vũ Thị N2 để ở. Tuy nhiên, trước đó vào khoảng đầu năm 2010, cụ N2 cùng 06 anh chị em trong gia đình họp bàn cho ông làm nhà một gian khép kín bám sát vào nhà mẹ đẻ vừa để giải quyết tạm thời nơi ở và chăm mẹ khi còn sống, nếu khi cụ N2 mất thì trông nom nhà thờ.

Nay bà Vương Thị L khởi kiện yêu cầu chia 283m2 đất ở và 153m2 đất ao theo quy định của pháp luật cho 7 anh chị em quan điểm của ông là các anh chị em phải họp lại gia đình để bàn bạc thống nhất; quan điểm của ông ngôi nhà hai gian bố mẹ đã xây diện tích khoảng 30m2 không chia mà để làm nơi thờ cúng bố mẹ và anh trai liệt sỹ; phần còn lại đề nghị Tòa giải quyết theo quy định của pháp luật.

Diện tích đất nông nghiệp 1150m2 của bố mẹ ông để lại ông đề nghị làm rõ diện tích đất trên như trong biên bản họp gia đình các anh chị em đã ký, ông đồng ý chia đều và xin nhận bằng hiện vật. Tuy nhiên, bà L khởi kiện chỉ còn 484m2 đất nông nghiệp đang bỏ hoang là không đúng; việc bà L trình bày Nhà nước thu hồi 591m2 và bồi thường số tiền 177.300.000đ là cũng không đúng vì việc Nhà nước thu hồi không có tên của bố mẹ ông trong diện tích đất thu hồi. Ông đề nghị Tòa án xem xét hai biên bản họp gia đình đã công nhận 1150m2 đồng cạnh nhà là đúng và ông đồng ý chia đều cho 07 anh chị em.

Ông thừa nhận Toàn bộ tài sản của bố mẹ đã mất để lại gồm: 283m2 đất thổ cư; 153m2 đất ao nuôi trồng thủy sản; 1150m2 đất nông nghiệp (được ưu tiên chế độ liệt sỹ nằm sát đất thổ cư). Gia đình tổ chức họp bàn nhiều lần đều có biên bản gửi kèm theo gồm ngày 19/7/2017 (anh B lập; ngày 17/7/2020, ngày 11/9/2020. Tuy nhiên, quá trình giải quyết, ông không đồng ý chia tài sản của bố mẹ để lại và cho rằng bà L khởi kiện ông là không đúng vì gia đình ông chưa thống nhất việc chia tài sản của bố mẹ để lại, cũng như tài sản này chưa đăng ký di sản.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Vương Minh Q trình bày:

Ông Q xác định tài sản của cụ C, cụ N2 gồm: Đất nông nghiệp 1150m2 đất ruộng liền kề đất ở của bố mẹ; đất ở 283m2 và đất nuôi trồng thủy sản 153m2 gia đình chưa chia thừa kế, anh em quản lý chung. Đối với số tiền 177.300.000đ do bà M giữ ông Q không liên quan. Đối với việc nhà nước thực hiện dồn ô đổi thửa năm 2014 do không có ở nhà nên không biết.

Đối với diện tích đất nhà nước thu hồi năm 2020 không phải đất của cụ C, cụ N2, ông Q thấy việc Nhà nước thu hồi và bồi thường không đúng vị trí nên đã có đơn đề nghị xác nhận của những người qua các thời kỳ chia ruộng. Ông Q xác định không biết diện tích đất thu hồi là bao nhiêu, hiện còn bao nhiêu cũng như đối với tiền bồi thường.

Ông Q xác định không biết yêu cầu cầu phản tố của ông K, không ở nhà nên không nắm được ông K đã xây dựng tài sản gì, chỉ biết ông K có sửa chữa, xác định anh em trong gia đình không đồng ý việc xây dựng trên. Bản thân ông, không có yêu cầu độc lập. Năm 2019, anh em họp bàn viết biên bản thống nhất cho vợ chồng ông K ở nhờ ngôi nhà trên mảnh đất chung để hương khói, đến nay không có gì thay đổi, ông K không vi phạm biên bản thỏa thuận. Đối với di chúc và biên bản từ chối nhận di sản của bà L1, bà L3, bà L, bà M, mặt sau chứng thực, chủ tịch UBND xã M đã xem và ký tên nhưng khi xem xong thì đã đề nghị những người không cư trú tại địa phương xin xác nhận nhưng bà L1 không xin được do giấy tờ tùy thân mang tên họ N3; bà L3 không xin xác nhận nên bản di chúc dừng lại ở đó.

Ông Q trình bày thời điểm chia ruộng gia đình ông có 03 khẩu (gồm ông Q, bà H - vợ, anh K2 – con) cũng được chia, khi đó cụ C là chủ hộ vì vậy việc chia ruộng, được cấp bao nhiêu ông Q không nắm được.

Quá trình giải quyết vụ án ông Q có đơn rút toàn bộ lời khai, tài liệu đã nộp theo đơn khởi kiện của bà L mà Tòa án thụ lý. Vì vậy, ông không có ý kiến gì về yêu cầu khởi kiện của bà L. Ngoài ra, ông cũng không cung cấp tài liệu gì thêm và đề nghị Tòa án căn cứ pháp luật giải quyết.

Những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Vương Thị L3, bà Vương Thị L1, bà Vương Thị M, ông Vương Văn Q1 trình bày:

Cụ Vương Văn C, sinh năm 1924 (mất năm 2004) và cụ Vũ Thị N2, sinh năm 1922 (mất năm 2012), trước khi chết không để lại di chúc. Cụ C, cụ N2 sinh được 08 người con như bà L trình bày. Di sản hai cụ để lại gồm: Thửa 263, tờ sô 08, diện tích 283m đất ở và thửa số 264, tờ số 08, diện tích 153m2 đất ao nuôi trồng thủy sản. Toàn bộ diện tích 436m2 đất trên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên chủ sử dụng là Vương Văn C và Vũ Thị N2 do UBND huyệnN cấp ngày 25/12/2002. Phần đất ở và nhà, các công trình xây dựng trên đất ông K quản lý, sử dụng còn đất nuôi trồng thủy sản ông Q1 đang quản lý sử dụng;

Về đất nông nghiệp: Tổng diện tích được Nhà nước giao là 1.150m2 (trong đó có 84 m2 đất thờ cúng liệt sỹ) đã được UBND huyện N cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 29/12/1997. Khi Nhà nước thực hiện dồn ô, đổi thửa toàn bộ phần diện tích trên được nhập cùng với diện tích đất nông nghiệp của hộ ông Q1. Năm 2020 Nhà nước thực hiện thu hồi để làm dự án khu Đô thị B nên thu hồi 591m2 và được bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất số tiền là 177.300.000đ. Số tiền trên do bà M quản lý. Ngoài ra, khi thực hiện dồn ô đổi thửa các hộ đều phải đã tự nguyện hiến 75 m2 đất làm mương máng, đường giao thông nội đồng. Phần diện tích đất nông nghiệp còn lại là 484m2 đất nông nghiệp (bao gồm cả 84m2 đất thờ cúng liệt sỹ) sau khi đã thu hồi hiện bỏ hoang do ông K cản trở việc sử dụng.

Bà L1, bà M, ông Q1, bà L3 đều xác định năm 2021 ông K tự ý dựng một nhà mái tôn để sử dụng anh em bà L đã có đơn gửi UBND xã M về việc yêu cầu ông K dừng việc xây dựng do đất đang tranh chấp tuy nhiên không hiểu vì sao ông K vẫn dựng được làn tôn trên. UBND xã mời gia đình đến hòa giải nhưng không ai đồng ý cho ông K dựng lán tôn trên. Tết anh em đến thắp hương cho bố mẹ vợ chồng ông K không cho vào nên anh em bà L buộc phải gửi đơn ra UBND xã M.

Bà L3, bà L1, bà M, ông Q1 đề nghị Tòa án chia di sản thừa kế như đề nghị của bà L, trong đó chia cho 05 chị em bà gồm bà L3, L1, M, Q1, L được hưởng chung vào một mảnh để làm nơi thờ cúng. Diện tích 153 m2 đất nuôi trồng thủy sản và 484 m2 đất nông nghiệp còn lại (bao gồm cả 84 m2 đất thờ cúng) giao cho ông Q1 sử dụng, ông Q1 có trách nhiệm trả bằng tiền cho các đồng thừa kế theo quy định của pháp luật. Số tiền 177.300.000 đồng tiền bồi thường do thu hồi đất chia đều cho 07 anh chị em. Hiện bà M đang quản lý có trách nhiệm trả cho các thừa kế theo quy định pháp luật.

Ông bà, đều không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông VươngVănK về việc các đồng thừa kế có trách nhiệm thanh toán 231.000.000 đồng tiền vợ chồng ông K bỏ ra xây dựng, làm lán tôn, trạt sân... trước khi chia thừa kế.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Vũ Thị T (vợ ông Q1) trình bày:

Xác định năm 1993, gia đình ông Q1 có 06 khẩu gồm ông Q1, bà T, mẹ đẻ bà T là Đặng Thị D, bác ruột ông Q1 là Vũ Thị V, các con Vương Văn N4 và VươngVănN1. Do ông Q1 làm chủ hộ, thời điểm cấp ruộng không nhớ được cấp bao nhiêu, ở các xứ đồng nào. Năm 2003 khi dồn ô đổi thửa phần đất của cụ Vương Văn C và Vũ Thị N2 là bố mẹ chồng nhập vào nhà bà. UBND xã M chia đất của cụ C, cụ N2 ở 03 xứ đồng Đồng Đống Sập, đồng Tè Ngoài, và đồng Sau Hàng. Do các con trai cụ N2 là ông K, ông Q không sinh sống tại địa phương, con gái đi lấy chồng nên bà T nhất trí nhập vào phần đất của gia đình và mọi người chung tay cấy giúp để bố mẹ lấy thóc ăn. Năm 2020, Nhà nước thực hiện dự án thu hồi đất làm khu đô thị B đã thu hồi toàn bộ đất ở các cánh đồng gồm bài Tè Ngoài và Sau Hàng chỉ để lại mỗi khẩu 200m2 đất ở Đ và 84 m2 đất hương khói liệt sỹ.

Bà T xác định diện tích đất 484m2 nông nghiệp và 153m2 nuôi trồng thủy sản của cụ C, cụ N2 ở đồng Đống Sập là tài sản thừa kế của cụ C, cụ N2 để lại, bà nhất trí trả lại gia đình để chia thừa kế. Nay các anh chị em yêu cầu chia thừa kế bà T không có ý kiến gì, không đòi hỏi quyền lợi và đề nghị Tòa án không đưa bà vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi liên quan.

Lời khai bà Nguyễn Thị K1 (vợ ông K) trình bày: Tài sản như các đương sự khác trình bày, bà không có ý kiến gì. Chồng bà là ông VươngVănK yêu cầu các thừa kế trả số tiền 215.000.000 đồng là tiền ông bà bỏ ra xây dựng các công trình xây dựng trên đất (như ông K trình bày) bà nhất trí. Tuy nhiên vợ chồng bà không có hóa đơn, giấy tờ xuất trình cho Tòa án.

Lời khai của ông Đặng Văn D1 (chồng bà M): Xác định khi Nhà nước thu hồi đất bố mẹ vợ, bà M có nhận quản lý số tiền bồi thường 175.000.000 đồng và đã gửi tiết kiệm. Ông xác định số tiền trên không liên quan đến ông và đề nghị Tòa án không đưa ông vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Lời khai của ông Vũ Đình T1 (con bà D, anh trai bà T): xác định đất nông nghiệp mẹ ông đã cho con gái là Vũ Thị T như bà T trình bày, ông nhất trí và ông không có ý kiến gì. Đề nghị không đưa ông vào tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Biên bản xác minh tại UBND xã M: Cụ Vương Văn C và Vũ Thị N2 có con là Liệt sỹ Vương Văn C1. Theo quy định cụ C, cụ N2 được hưởng tiền tuất. Khi hai cụ mất, năm 2012 ông Vương Văn Q1 là người nhận tiền tuất liệt sỹ lý do ông Q1 nhận do gia đình ủy quyền, ông Q1 nhận từ năm 2012 đến nay. Hiện nay số tiền tuất là 1.400.000 đồng/năm. Hồ sơ do Sở L4 quản lý. Mỗi năm UBND xã M một lần, số tiền thay đổi theo từng thời kỳ.

Biên bản xác minh ngày 16/6/2023 tại UBND xã M: Nguồn gốc thửa đất 83/3 tờ bản đồ số 27 diện tích 520m2; thửa 92/17 tờ bản đồ 26 diện tích 102 m2 và thửa 3/8 tờ bản đồ số 33 diện tích 528m2 đã được cấp giấy CNQSD đất mang tên Vương Văn C và Vũ Thị N2 cấp năm 1997. Trong tổng diện tích đất 1150m2 có 84 m2 dất hương khói thờ cúng liệt sỹ là của ông Vương Văn C1 (con cụ C). Năm 2014, Nhà nước thực hiện chính sách dồn ô đổi thửa toàn bộ diện tích đất được giao cho ông Q1 là con trai sử dụng (các con trai khác của ông C, bà N2 đi làm ăn xa, không có mặt ở địa phương). Khi thực hiện dồn điền đổi thửa diện tích 1150 m2 của ông C, bà N2 bị thay đổi diện tích do phải hiến đất làm bờ, làm đường nội đồng theo tỷ lệ ( -0,07 % = 75m2). do đó diện tích cụ C, cụ N2 còn lại 991 m2 + 84 m2 = 1075m2. Diện tích đất này được chia ở xứ đồng Đống Sập, Sau Hàng và bãi Tè Ngoài. Toàn bộ diện tích là 3929m2 (ông C, bà N2 được 1075 m2 còn hộ ông Q1 là 2854m2) do hộ ông Q1 quản lý. Năm 2020 Nhà nước thu hồi diện tích 2492 m2 (408m2 đất Tề Ngoài, 2085m2 đất Sau Hàng). Toàn bộ diện tích thu hồi do ông Q1 là người đại diện nhận tổng số tiền hỗ trợ là 797.540.000 đồng. Theo quy định thôn, đội thì mỗi khẩu sẽ giữ lại 200m2/khẩu nên hộ ông C, bà N2 còn giữ lại 400m2 và 84m2 đất hương khói. Vậy số diện tích đất thu hồi của ông C, bà N2 là 991 m2 - 400 m2 = 591 m2, số tiền bồi thường là 591m2 x 300.000 đồng/m2 = 177.300.000 đồng. Số tiền trên được anh chị em nhất trí chuyển bà M giữ gửi tiết kiệm. Hiện nay toàn bộ diện tích 1437m2 đất hiện bỏ hoang không ai cấy. Diện tích đất ở, đất nuôi trồng thủy sản có thay đổi so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp là do cụ C, cụ N2 tự xây dựng sang phần đất nông nghiệp được Nhà nước cấp cho hộ gia đình ông Q1 trong đó có cả đất nông nghiệp của cụ C, cụ N2 nên UBND xã không nắm được.

Biên bản xác minh ngày 16/6/2022 tại UBND xã M: Tiến hành làm việc với bà Nguyễn Thị C2 - Cán bộ tư pháp cung cấp: Các văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế của bà L1, bà L3, bà L và M do ai viết bà không biết nhưng cũng không ký tại UBND xã, không nhớ ai là người mang văn bản đề nghị chứng thực. Bà chỉ biết sau sau khi tôi viết chứng thực vào các văn bản trên thì các bà L1, bà L3, bà L, bà M có ý kiến không đồng ý từ chối nhận tài sản thừa kế do vậy đã yêu cầu tôi gạch chéo các lời chứng thực đó nên bà không thực hiện chứng thực được. Còn các văn bản của bà L1, bà L3 do hai bà không phải là công dân có hộ khẩu thường trú tại xã nên không chứng thực, hai bà cũng không đồng ý chứng thực.

Đối với bản di chúc bà không nhớ có lập tại UBND xã M hay không, bà N2 có điểm chỉ trước mặt bà hay lãnh đạo UBND xã M hay không nhưng di chúc này không được chứng thực tại UBND xã.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 09/2023/DS-ST ngày 09/8/2023 của Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh Hải Dương căn cứ các Điều 630, 611, 623, 650, 651, Điều 357, 468 Bộ luật dân sự; Điều 147, 271, 272, 273 Bộ luật tố tụng dân sự; Luật phí và lệ phí; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Xử:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Vương Thị L về việc chia thừa kế di sản của cụ Vương Văn C và cụ Vũ Thị N2 theo pháp luật.

Chấp nhận sự tự nguyện của bà Vương Thị L, bà Vương Thị M, bà Vương Thị L3, bà Vương Thị L1 và ông Vương Văn Q1 nhập chung di sản thừa kế được hưởng.

Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của ông Vương Văn K.

Giao cho ông Vương Văn Q1 có trách nhiệm quản lý 84 m2 đất nông nghiệp để thờ cúng ông Vương Văn C1 nằm trong diện tích 484 m2 đất cụ C, cụ N2 để lại.

Xác định tài sản của hộ gia đình ông Q1 gồm: diện tích 1118,4m2 đất nuôi trồng thủy sản và diện tích 1021,3m2 đất nông nghiệp tại đồng Đ và các tài sản trên đất do gia đình ông Q1 xây dựng, nuôi trồng.

Xác định di sản thừa kế của cụ Vương Văn C và Vũ Thị N2 còn lại để chia thừa kế là: 267 m2 diện tích đất ở thuộc thửa đất số 263, tờ bản đồ số 8 trị giá 667.500.000đ; 153m2 đất nuôi trồng thủy sản thuộc thửa số 264 tờ bản đồ số 8 trị giá 11.475.000đ; 400m2 đất nông nghiệp trồng cây hàng năm tại xứ đồng Đống Sập (cạnh nhà) trị giá 30.000.000đ; nhà chính I diện tích 30,8m2 trị giá 25.813.000đ; bể nước 3,8m2 trị giá 1.857.000đ; 01 đoạn tường giáp đất ruộng dài 14,73m trị giá 544.000đ; 01 đoạn tường giáp mộ dài 8,05m trị giá 436.000đ; 01 đoạn tường giáp đất nhà ông N5 dài 5,1m trị giá 456.900đ; 01 cây Xoài 750.000đ;

01 cây mít 650.000đ tại địa chỉ: Thôn U, xã M, huyện N, tỉnh Hải Dương và 200.418.700đ tiền bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp của cụ C, cụ N2.

Tổng là 939.900.600đ (Chín trăm ba chín triệu chín trăm nghìn sáu trăm đồng) Xác định người được hưởng di sản thừa kế của cụ Vương Văn C và Vũ Thị N2 gồm ông bà K, Q, Q1, L, Là, L1, M. Mỗi người được hưởng theo kỷ phần bằng nhau là 134.271.500đ (làm tròn) (Một trăm ba tư triệu hai trăm bảy mốt nghìn năm trăm đồng); trong đó mỗi người được hưởng kỷ phần giá trị đất là 105.640.300đ (làm tròn) và tiền hỗ trợ do thu hồi đất là 28.631.200đ (làm tròn).

Giao cho ông Vương Văn Q1 được sở hữu, sử dụng:

- Diện tích 400 m2 đất nông nghiệp và có trách nhiệm quản lý 84 m2 đất nông nghiệp dùng vào việc thờ cúng liệt sĩ (ông Vương Văn C1) tại đồng Đống Sập trị giá 30.000.000đ. Trên đất có một số tài sản do cụ C, cụ N2 và vợ chồng ông K làm; Diện tích 153 m2 đất nuôi trồng thủy sản trị giá 11.475.000đ. Tổng giá trị tài sản được tính hưởng thừa kế là 42.019.000đ.

Buộc ông Vương Văn Q1 phải trả vợ chồng ông Vương Văn K, bà Nguyễn Thị K1 trị giá tài sản trên đất là 3.625.300đ.

Giao cho ông Vương Văn K được sử dụng, sở hữu diện tích 71,5 m2 đất ở thuộc thửa số 263, tờ bản đồ số 8 trị giá 178.750.000đ và các tài sản trên đất do vợ chồng ông K xây dựng, mua sắm. Tổng giá trị tài sản thừa kế bằng 178.750.000đ.

Giao cho ông Q1, bà L, bà L3, bà L1, bà M sử dụng sở hữu diện tích đất 195,5 m2 thuộc thửa số 263, tờ bản đồ số 8 trị giá 488.750.000đ và trên đất có 01 nhà chính 1 diện tích 30,8 m2 trị giá 25.813.000đ; 01 bể nước 3,8 m2 trị giá 1.857.000đ; 01 đoạn tường giáp mộ trị giá 436.000đ; 01 cây mít trị giá 650.000đ, 01 cây xoài trị giá 750.000đ, đoạn tường giáp nhà ông N5 trị giá 456.900đ. Tổng giá trị tài sản thừa kế là 518.712.900đ. Mỗi người được hưởng 103.742.600đ (làm tròn). Ngoài ra, trên đất còn có một số tài sản do vợ chồng ông K tạo lập là 28.186.400đ (làm tròn). Buộc bà L, bà L3, bà L1, ông Q1 mỗi người phải trả vợ chồng ông Vương Văn K và bà Nguyễn Thị K1 số tiền 5.637.300đ.

Buộc ông Vương Văn K phải trả tiền chênh lệch cho ông Vương Minh Q số tiền là 178.750.000đ - 105.640.300đ = 73.109.700đ (Bảy ba triệu một trăm linh chín nghìn bảy trăm đồng).

Buộc ông Vương Văn Q1 phải trả tiền chênh lệch cho ông Q, bà M, bà L3, bà L, bà L1 số tiền chênh lệch là 40.121.300đ. Ông Q1 phải trả ông Q số tiền là 32.530.600đ; trả bà M, bà L3, bà L1 và bà L mỗi bà 1.897.700đ (Làm tròn).

Buộc ông Q, ông Q1, bà L, bà L3, bà L1, bà M phải trả ông K, bà K1 trị giá 16 m2 sân trước nhà dùng làm lối đi chung là 693.100đ (làm tròn). Mỗi người phải trả ông K, bà K1 115.500đ (làm tròn) Bà Vương Thị M có trách nhiệm trả cho các đồng thừa kế gồm ông Q, ông Q1, bà L, bà L3, bà L1, bà K mỗi người 28.631.200đ (làm tròn) tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi thu hồi 591 m2 đất nông nghiệp của cụ C, cụ N2.

Buộc ông Vương Văn K và Vương Minh Q phải phá dỡ bức tường xây giáp ranh nhà ông Q1 và di chuyển toàn bộ nguyên vật liệu tập kết tại phần đất thừa kế.

Các đương sự tự mở cổng đi và có trách nhiệm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hoàn tất thủ tục sử dụng đất và phải chấp hành đầy đủ quy định của Pháp luật trong quá trình sử dụng bất động sản được chia. Trường hợp đường ranh giới đi vào tài sản hoặc cây cối trên đất của ai thì người đó có trách nhiệm chặt bỏ hoặc tháo dỡ.

Ngoài ra, Bản án còn quyết định thi hành án, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 15/8/2023, ông L và ông K kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm số 09/2023/DS-ST ngày 09/8/2023, Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh Hải Dương.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

- Ông K giữ nguyên yêu cầu kháng cáo và đề nghị Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm vì không có việc Nhà nước thu hồi 591m2 và bồi thường số tiền 177.300.000đ cho các cụ. Ông thừa nhận toàn bộ tài sản của bố mẹ đã mất để lại gồm: 283m2 đất thổ cư; 153m2 đất ao nuôi trồng thủy sản; 1150m2 đất nông nghiệp (được ưu tiên chế độ liệt sỹ nằm sát đất thổ cư). Ông K không đồng ý chia tài sản của bố mẹ để lại vì gia đình ông chưa thống nhất việc chia tài sản của bố mẹ để lại, cũng như tài sản này chưa đăng ký di sản. Việc khởi kiện của bà L là không đúng.

- Ông Q xác định tài sản của cụ C, cụ N2 còn nguyên gồm: Đất nông nghiệp 1150m2 đất ruộng liền kề đất ở của bố mẹ; đất ở 283m2 và đất nuôi trồng thủy sản 153m2 gia đình chưa chia thừa kế, anh em quản lý chung. Đối với số tiền 177.300.000đ do bà M giữ không liên quan vì diện tích đất nhà nước thu hồi năm 2020 không phải đất của cụ C, cụ N2.

- Ông Q1, bà L3, bà L1, bà M, bà L: Xác định giữ nguyên lời khai, trình bày có trong hồ sơ vụ án, đề nghị Hội đồng xét xử bác toàn bộ kháng cáo của ông K, ông Q và giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND huyện N.

Đại diện VKSND tỉnh Hải Dương phát biểu quan điểm: Từ khi thụ lý vụ án, trong quá trình chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa, Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký và các đương sự tham gia phiên tòa tuân thủ đúng quy định của pháp luật tố tụng; về hướng giải quyết vụ án: Đề nghị HĐXX áp dụng khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự: Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Vương Văn K và ông Vương Minh Q. Sửa bản án sơ thẩm số 09/2023/DS-ST ngày 09/8/2023, Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh Hải Dương đối với phần diện tích đất 16m2 làm lối đi chung. Xác định 16m2 đất là di sản thừa kế, buộc những người được chia bằng hiện vật trả giá trị phần di sản được hưởng cho ông Q. Đối với các nội dung khác trong bản án sơ thẩm đã phù hợp pháp luật. Về án phí: Do sửa bản án sơ thẩm nên ông K và ông Q không phải chịu án phí phúc thẩm dân sự.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng: Hội đồng xét xử căn cứ Điều 273 BLTTDS xác định kháng cáo của ông Vương Văn K và Vương Minh Q là hợp lệ và được xem xét theo trình tự phúc thẩm.

Về thời hiệu khởi kiện: Cụ C mất năm 2004, cụ N2 mất năm 2014. Ngày 15/3/2023, bà Vương Thị L có đơn khởi kiện nên thời hiệu yêu cầu chia thừa kế vẫn còn.

[2] Xét kháng cáo của ông Vương Văn K và ông Vương Minh Q:

[2.1] Về hàng thừa kế:

Ông Vương Văn C, sinh năm 1924 (mất năm 2004) và bà Vũ Thị N2, sinh năm 1922, mất năm 2012. Các cụ không để lại di chúc khi chết. Ông C, bà N2 sinh được 08 người con gồm: Bà VươngThịL1 (NguyễnThịL2), sinh năm 1950; Ông Vương Văn C1, sinh năm 1952 - Đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ vào ngày 19/9/1972 (chưa có vợ con), Bà Vương Thị L3, sinh năm 1954; Bà Vương Thị L, sinh năm 1956; Ông Vương Văn K, sinh năm 1958; Ông Vương Minh Q, sinh năm 1960; Ông Vương Văn Q1, sinh năm 1966; Bà Vương Thị M, sinh năm 1968; [2.2.] Về di sản thừa kế:

Thứ nhất, thửa 263, tờ số 08, diện tích 283m2 đất ở và thửa số 264, tờ số 08, diện tích 153m2 đất ao nuôi trồng thủy sản. Toàn bộ diện tích 436m2 đất trên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên chủ sử dụng là ông Vương Văn C và bà Vũ Thị N2 do UBND huyện N cấp ngày 25/12/2002. Diện tích đất ở và công trình trên đất có 01 nhà cấp 4 đang do ông K quản lý còn diện tích đất nuôi trồng thủy sản do ông Q1 quản lý.

Thứ hai, phần diện tích nông nghiệp 1150 m2 trong đó thửa 83/3 tờ bản đồ 27, diện tích 520 m2, thửa 92/17, tờ bản đồ 26, diện tích 102 m2, thửa 3/8 diện tích 528 m2; trong đó có 84m2 đất hương khói thờ cúng liệt sỹ của ông VươngVănC1 (con trai ông C). Khi thực hiện dồn điền đổi thửa phần diện tích 1150 m2 của cụ C, cụ N2 bị thay đổi diện tích do phải hiến đất làm bờ, làm đường nội đồng theo tỷ lệ ( -0,07 %) do vậy phần diện tích còn lại là 1075 m2 (bao gồm cả 84 m2 đất thờ cúng liệt sỹ). Diện tích đất này được chia ở xứ đồng Đống Sập, Sau Hàng và bãi Tè Ngoài. Khi đó, con của cụ C, cụ N2 không có ở địa phương nên toàn bộ diện tích được sáp nhập cùng với hộ ông Q1 quản lý, sử dụng. Năm 2020, Nhà nước thu hồi diện tích của cụ C, cụ N2 trong phần đất đã sáp nhập với hộ ông Q1 thành tổng diện tích 3929 m2 (của hộ cụ C, cụ N2 là 1075 m2 và của hộ ông Q1 có 06 khẩu - 02 con ông Q1, bà Đặng Thị D mẹ vợ ông Q1; cụ V1 chị gái Cụ N2 - bác ruột ông Q1). Đối với phần diện tích đất của cụ D, cụ V đều xác định nguồn gốc và các bên thừa nhận hộ ông Q1 có quyền sử dụng là đúng. Diện tích đất thu hồi là 2492m2, theo quy định mỗi khẩu giữ là 200m2/khẩu nên diện tích đất thu hồi của cụ C, cụ N2 là 991 m2 - 400 m2 = 591 m2. Hiện nay diện tích của hộ ông Q1 ở xứ đồng Đống Sập là 1437 m2 trong đó có 400 m2 đất của cụ C, cụ N2 và 84 m2 đất hương khói thờ cúng liệt sĩ.

Mặc dù bị đơn ông K và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Q cho rằng phần đất của cụ N2, cụ C không bị thu hồi và không đồng ý sáp nhập, tuy nhiên việc thực hiện dồn ô, đổi thửa là chủ trương chung, việc sáp nhập khi đó do các con trai là ông K, ông Q đều không có nhà, con gái đi lấy chồng. Cụ N2 và các con đồng ý sáp nhập để vợ chồng ông Q1 tiện công chăm sóc lấy thóc cho cụ N2. Do vậy, việc ông K, ông Q không đồng ý với quan điểm chia số tiền nhận được từ bồi thường do Nhà nước thu hồi một phần diện tích đất của cụ C, cụ N2 là không có căn cứ. Nên cần xác định số tiền 177.300.000 đồng và tiền lãi do bà M gửi tiết kiệm là tài sản thừa kế và thực hiện chia theo quy định của pháp luật.

Do đó, Hội đồng xét xử đủ căn cứ xác định di sản thừa kế cụ C, cụ N2 để lại gồm: Quyền sử dụng đất thửa đất số 263, tờ bản đồ số 8 diện tích đất ở 283m2 tổng giá trị bằng 707.500.000đ ( 283 m2 x 2.500.000đ/m2); thửa đất số 264 tờ bản đồ số 8 diện tích 153m2 đất nuôi trồng thủy sản tổng giá trị là 11.475.000đ (153 m2 x 75.000đ/m2); giá trị 400m2 đất nông nghiệp trị giá 30.000.000đ và 200.418.700đ (gồm 177.300.000đ tiền hỗ trợ do thu hồi đất và tiền lãi hiện bà M đang quản lý); nhà chính I 25.813.000đ; bể nước 1.857.000đ; 01 đoạn tường giáp ông N5 456.900; 01 cây Xoài 750.000đ; 01 cây mít 650.000đ.

Quá trình giải quyết vụ án, ông Vương Văn Q2 có lời khai cũng như giao nộp cho Tòa án Bản di chúc năm 2011 và B1 từ chối nhận tài sản thừa kế của bà Vương Thị L1, Vương Thị L3, Vương Thị L, Vương Thị M. Xét thấy, bản Di chúc năm 2011 được đánh máy, có dấu vân tay tuy nhiên không có người làm chứng. Tại phần phía sau của bản Di chúc có ghi lời chứng thực của công chức tư pháp xã M tuy nhiên chưa có chữ ký xác nhận cũng như dấu của Ủy ban nhân dân xã M xác nhận. Mặt khác, sau khi viết lời chứng thực trên, do các bên không đồng ý nên cán bộ tư pháp gạch chéo vào phần đã viết. Do vậy, bản Di chúc không được coi là hợp pháp.

Đối với các Văn bản từ chối nhận tài sản mặc dù bà L3, bà L, bà M thừa nhận có ký vào nội dung biên bản nhưng khi bản Di chúc không đúng ý nguyện của cụ N2 thì các bà không đồng ý việc từ chối nhận tài sản nên không thực hiện chứng thực. Do vậy, thể hiện ý chí của bà L3, bà L, bà M là không đồng ý từ chối nhận tài sản thừa kế của cụ C, cụ N2 để lại. Căn cứ theo lời khai của bà L1, bà L3, bà L, bà M, biên bản xác minh tại UBND xã đều xác định các bà nêu trên đều không đồng ý với các văn bản đó nên UBND xã không chứng thực. Vì vậy căn cứ Điều 630 Bộ luật dân sự thì các văn bản đó đều không có giá trị pháp lý. Nên toàn bộ di sản thừa kế của cụ C, cụ N2 sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật.

Do thửa đất chỉ có một lối vào duy nhất nên để đảm bảo chia đất, sử dụng đất và các bên đều có lối đi, đảm bảo việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải bỏ ra một phần diện tích làm ngõ đi chung của những người được chia quyền sử dung đất. Do đó, cần bỏ 16 m2 đất ở trị giá 40.000.000đ được giới hạn bởi các điểm từ A4, C8, C6, C7, A3 đến A4 và phá bỏ cây nhãn trị giá 3.500.000đ nằm trong phần đất làm lối đi.

Tuy nhiên, Toà án cấp sơ thẩm xác định di sản thừa kế là đất ở 267m2 trị giá 667.500.000đ là không chính xác. Cần xác định di sản thừa kế của cụ Vương Văn C và Vũ Thị N2 đất ở diện tích 283m2 trị giá là 707.500.000đ. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm và tính lại trị giá di sản thừa kế của các đồng thừa kế được hưởng. Tổng trị giá di sản thừa kế là 979.900.600đ (trong đó giá trị đất ở 707.500.000đ; đất nuôi trồng thủy sản 11.475.000đ; đất nông nghiệp 30.000.000đ; nhà chính I 25.813.000đ; bể nước 1.857.000đ; 01 đoạn tường giáp ông N5 456.900đ; 01 cây Xoài 750.000đ; 01 cây mít 650.000đ và 200.418.700đ tiền bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp của cụ C, cụ N2).

Xác định người được hưởng di sản thừa kế của cụ Vương Văn C và Vũ Thị N2 gồm bà Vương Thị L, ông Vương Văn K, bà Vương Thị M, ông Vương Minh Q, ông Vương Văn Q1, bà Vương Thị L3, bà Vương Thị L1 (Nguyễn Thị L2). Do không ai có yêu cầu xem xét về công sức đóng góp, duy trì, tôn tạo di sản thừa kế nên cần chia đều cho 07 người con theo hàng thừa kế thứ nhất của cụ C, cụ N2. Mỗi người được hưởng theo kỷ phần bằng nhau là 139.985.800đ (làm tròn); trong đó mỗi người được hưởng kỷ phần giá trị tiền hỗ trợ do thu hồi đất là 28.631.200đ (làm tròn).

[3]Đối với yêu cầu phản tố của bị đơn: Về yêu cầu phản tố: Khoảng năm 2009, 2010 ông K và các thừa kế xác định vợ chồng ông K có xây dựng nhà chính 2 cạnh nhà chính 1, công trình phụ, bể phốt, mua téc nước và sau khi về sinh sống tại thửa đất trên năm 2017 vợ chồng ông K có làm thêm lán tôn, tường rào mắt cáo cạnh đất nông nghiệp, trạt sân trước nhà và cạnh lán tôn, trồng cây mẫu đơn. Thời kỳ ông K xây dựng nhà chính các hàng thừa kế đều biết, không có ai có ý kiến phản đối. Mặc dù những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho rằng khi đó ông K nói xây dựng để cho cụ N2 ở. Đến nay, cụ N2 đã mất do vậy, cần tính những công trình do ông K xây dựng là tài sản của vợ chồng ông K. Do vậy, yêu cầu phản tố của ông K là có căn cứ. Tuy nhiên, ông K yêu cầu các hàng thừa kế thanh toán cho ông số tiền 231.000.000 đồng, tại phiên tòa ông yêu cầu quy ra vàng tại thời điểm xây dựng là không có căn cứ, ông cũng không xuất trình được tài liệu, chứng cứ có liên quan. Nên cần xem xét giá trị tài sản do vợ chồng ông K xây dựng, mua sắm, trồng trọt trên khối di sản thừa kế chung của cụ C, cụ N2 theo giá của Hội đồng định giá. Ngoài ra, ông K còn trình bày dây điện, cột điện, đường ống nước là do vợ chồng ông tự làm không liên quan đến đương sự khác. Phần này gia đình ông có trách nhiệm tự thu dọn, tháo dỡ. Trường hợp tài sản khác do vợ chồng ông K xây dựng, trồng trọt trên phần đất của người thừa kế nào được hưởng phải có trách nhiệm trả cho vợ chồng ông K theo giá trị mà hội đồng định giá đã định giá.

Do bà K1 chưa có ý kiến về việc chia tài sản chung do vợ chồng bà là ông Vương Văn K và Nguyễn Thị K1 xây dựng, trồng trọt trên đất thừa kế mà ông K được hưởng nên Tòa án sẽ giao cho ông K. Trường hợp bà K1 có yêu cầu ông K phải trả bà ½ giá trị tài sản chung trên đất thừa kế thì sẽ được giải quyết bằng một vụ án dân sự khác.

Căn cứ vào kết quả xem xét thẩm định tại chỗ xác định diện tích đất ở, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp đều tăng vì do nằm cùng với diện tích của hộ ông Q1. Quá trình sử dụng đất hộ ông Q1 có biến đổi (mua thêm hoặc đổi cho người khác). Các đương sự đều thống nhất phần di sản thừa kế là phần diện tích đất ở, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tiến hành chia thừa kế đối với phần tài sản nêu trên. Những phần dôi dư, phát sinh do các đương sự không có tranh chấp, tại địa phương hộ ông Q1 không có tranh chấp với ai nên không đặt ra xem xét, giải quyết.

[4] Về việc chia thừa kế:

Thứ nhất, diện tích 153m2 đất nuôi trồng thủy sản hiện nay thay đổi do hộ ông Q1 đào ao thông sang phần đất nuôi trồng thủy sản của cụ C, cụ N2. Phần đất này hiện không xác định được ranh giới đào thêm do nằm chung với phần diện tích đất nuôi trồng thủy sản của hộ ông Q1. Thứ hai, đối với phần diện tích đất nông nghiệp 484m2 cũng được sáp nhập vào diện tích đất của hộ ông Q1 nên không có ranh giới cụ thể.

Hiện phần diện tích đất nông nghiệp 484 m2 (bao gồm cả đất thờ cúng liệt sỹ, theo kết quả xác minh và trình bày của những người liên quan ông Q1 là người thờ cúng liệt sỹ cụ thể là thờ cúng ông Vương Văn C1 (con cụ C, cụ N2) nên cần giao cho ông Q1 phần diện tích đất nêu trên cho ông Q1 quản lý và tiếp tục có trách nhiệm thờ cúng. Toàn bộ diện tích đất này và 153m2 đất nuôi trồng thủy sản hiện ông Q1 đang quản lý, toàn bộ phần diện tích trên đều được sáp nhập cùng với phần diện tích đất của hộ ông Q1. Mặt khác, ý kiến của bà L3, bà L, bà M, bà L2 đều nhất trí giao cho ông Q1 sử dụng và ông Q1 có trách nhiệm thanh toán tiền chênh lệch cho các đồng thừa kế. Do vậy, cần giao cho ông Q1 được hưởng toàn bộ phần diện tích đất nuôi trồng thủy sản và diện tích đất nông nghiệp nêu trên. Trên phần đất nông nghiệp có 01 chuồng gà, sân trạt bê tông cạnh chuồng gà và lán tôn và đoạn tường giáp đất ruộng, phần lưới mắt cáo trên đoạn tường giáp đất ruộng do vợ chồng ông K xây dựng; ông Q1 có trách nhiệm thanh toán cho vợ chồng ông K giá trị tài sản vợ chồng ông K đã xây dựng trên phần đất mà ông được hưởng.

Thứ ba, đối với di sản là diện tích đất ở 283m2: Quá trình giải quyết vụ án, ông Q rút toàn bộ lời khai, phần trình bày của mình trong hồ sơ vụ án mà Tòa án đã thu thập. Tại phiên tòa ông Q đề nghị hưởng hiện vật nhưng do ông Q và gia đình hiện đang sinh sống ổn định ở thị xã Đ, tỉnh Quảng Ninh. Diện tích đất ở không đủ để chia thành nhiều suất, đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản theo chủ trương của việc dồn ô đổi thửa và điều kiện tách thửa không đảm bảo quy định của Nhà nước nên cần chia thừa kế cho ông Q bằng tiền. Các đồng thừa kế có trách nhiệm thanh toán chênh lệch cho ông VươngMinhQ theo kỷ phần của từng người được hưởng trong khối di sản chung.

Về phần diện tích đất ở sẽ giao cho 06 đồng thừa kế là ông K, ông Q1, bà M, bà L, bà L3, bà L2. Bà L3, bà L2, bà M, bà L, ông Q1 có nhu cầu được nhận chung cùng một suất mặt khác để đảm bảo quy định về điều kiện tách thửa cũng như diện tích tối thiểu đối với thửa đất sau khi tách, kích thước các cạnh thấy rằng phần diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa là 60 m2, kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu 4 m. Do vậy, giao cho ông K phần diện tích đất trên đất có nhà chính 2 cùng với công trình phụ một phần lán tôn, sân trước nhà, công trình phụ, bể lọc nước, téc nước T, bể phốt do vợ chồng ông K xây dựng, mua sắm. Giao cho bà L3, bà L, bà M, ông Q1, bà L2 phần diện tích đất gồm nhà chính 1, phần tường giáp mộ và tường giáp nhà ông N5, phần có cây xoài, cây mít, bể nước do cụ C, cụ N2 xây dựng, phần đất có cây mẫu đơn, một phần lán tôn, sân trạt bê tông cạnh chuồng gà, lán tôn do vợ chồng ông K xây dựng. Buộc bà L, bà L3, bà M, bà L2, ông Q1 thanh toán giá trị tài sản do vợ chồng ông K xây dựng, trồng trọt trên phần đất được hưởng.

Do thửa đất chỉ có một lối vào duy nhất nên để đảm bảo chia đất, sử dụng đất và các bên đều có lối đi, đảm bảo việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải trừ 16 m2 ở vị trí được giới hạn bởi các điểm từ A4, C8, C6, C7, A3 đến A4 và phá bỏ cây nhãn trị giá 3.500.000đ nằm trong phần đất bỏ ra làm lối đi.

Quá trình chờ xét xử vụ án, cụ thể ngày 19/6/2023 ông Vương Minh Q và Vương Văn K đã tự ý xây dựng bức tường từ nhà giáp đất nhà ông Q1 ra phần lối đi chung. Ông Q1, bà L có đơn đề nghị Tòa án xem xét buộc ông K, ông Q phải phá dỡ bức tường đã xây khi không được sự đồng ý của các đồng thừa kế khác để trả lại nguyên trạng di sản thừa kế. Chiều dài đoạn tường 7,4 m trong đó từ hồi nhà ra 03 m xây 05 hàng gạch cao 40 cm (xây tường 10cm), xây tiếp 04 m xây 04 hàng gạch (xây tường 20cm) cao 35 cm, đoạn ngoài cùng 40 cm ông K đổ xi măng cát. Ngoài ra, ông K còn xếp gạch chỉ lên tường đang xây dở. Việc xây dựng và tập kết vật liệu trên phần đất đang tranh chấp không được sự đồng ý của các đương sự khác trong vụ án cần buộc ông K và ông Q phải phá dỡ bức tường xây giáp ranh nhà ông Q1 và di chuyển toàn bộ nguyên vật liệu tập kết tại phần đất thừa kế.

Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản: Các đương sự cùng phải chịu chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản. Tuy nhiên bà Vương Thị L tự nguyện chịu toàn bộ chi phí xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản, bà L đã chi đủ do vậy Hội đồng xét xử không xem xét, giải quyết.

Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo của ông Vương Văn K và ông Vương Minh Q sửa bản án sơ thẩm về phần trị giá di sản thừa kế; không chấp nhận những nội dung kháng cáo khác của ông K và ông Q.

[5] Về án phí: Căn cứ quy định tại Điều 147, Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật phí và lệ phí; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội:

- Về án phí sơ thẩm: Các đương sự phải chịu án phí theo giá trị tài sản mỗi người được hưởng trong khối di sản thừa kế và chịu án phí đối với yêu cầu phản tố của ông K được chấp nhận. Bà L, bà L3, bà L2, ông K, ông Q, bà K1 là người cao tuổi nên được miễn án phí theo quy định. Ông Q1, bà M phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.

- Về án phí phúc thẩm: Do kháng cáo của ông K và ông Q được chấp nhận một phần nên không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự:

Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Vương Văn K và ông Vương Minh Q. Sửa Bản án sơ thẩm số 09/2023/DS-ST ngày 09/8/2023, Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh Hải Dương.

Căn cứ vào các Điều 630, 611, 623, 650, 651, Điều 357, 468 Bộ luật dân sự; Điều 147, 148, 271, 272, 273 Bộ luật tố tụng dân sự; Luật phí và lệ phí; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Xử:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà VươngThịL về việc chia thừa kế di sản của cụ Vương Văn C và cụ Vũ Thị N2 theo pháp luật.

2. Xác định di sản thừa kế của cụ Vương Văn C và cụ Vũ Thị N2 trị giá di sản thừa kế là 979.900.600đ (trong đó quyền sử dụng đất ở 283m2 tổng giá trị bằng 707.500.000đ; diện tích 153m2 đất nuôi trồng thủy sản giá trị là 11.475.000đ; giá trị 400m2 đất nông nghiệp trị giá 30.000.000đ; nhà chính I 25.813.000đ; bể nước 1.857.000đ; 01 đoạn tường giáp đất ruộng 544.000đ; 01 đoạn tường giáp mộ 436.000đ; 01 đoạn tường giáp đất nhà ông N5 456.900; 01 cây Xoài 750.000đ; 01 cây mít 650.000đ và 200.418.700đ tiền bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp của cụ C, cụ N2).

3. Xác định bà Vương Thị M đang quản lý số tiền 200.418.700đ tiền bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp của cụ C, cụ N2.

4. Xác định người được hưởng di sản thừa kế của cụ Vương Văn C và Vũ Thị N2 gồm bà Vương Thị L, ông Vương Văn K, bà Vương Thị M, ông Vương Minh Q, ông Vương Văn Q1, bà Vương Thị L3, bà Vương Thị L1 (Nguyễn Thị L2). Mỗi người được hưởng trị giá di sản là 139.985.800đ (làm tròn).

5. Chấp nhận sự tự nguyện của bà Vương Thị L, bà Vương Thị M, bà Vương Thị L3, bà Vương Thị L1 và ông Vương Văn Q1 nhập chung di sản thừa kế được hưởng.

6. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của ông Vương Văn K. Các tài sản do ông K, bà K1 xây dựng, trồng trọt trên đất của cụ C, cụ N2 nằm trong phần tài sản được chia cho ai người đó có trách nhiệm thanh toán cho ông K, bà K1 theo giá trị tài sản Hội đồng định giá đã định giá.

7. Giao cho ông Vương Văn Q1 có trách nhiệm quản lý 84 m2 đất nông nghiệp để thờ cúng ông Vương Văn C1 nằm trong diện tích 484 m2 đất cụ C, cụ N2 để lại.

8. Giao cho bà Vương Thị L, bà Vương Thị M, bà Vương Thị L3, bà Vương Thị L1, ông Vương Văn Q1 và ông Vương Văn K được quyền sử dụng lối đi chung 16 m2 trị giá 40.000.000đ (mỗi người được hưởng giá trị đường là 6.666.600đ) được giới hạn bởi các điểm từ A4, C8, C6, C7, A3 đến A4 và phá bỏ cây nhãn trị giá 3.500.000đ nằm trong phần đất bỏ ra làm lối đi.

9. Giao cho ông Vương Văn Q1 được sở hữu, sử dụng diện tích 400 m2 đất nông nghiệp và có trách nhiệm quản lý 84 m2 đất nông nghiệp dùng vào việc thờ cúng liệt sĩ (ông VươngVănC1) tại đồngĐ, địa chỉ: ThônU,xãM,huyệnN,tỉnh Hải Dương được giới hạn bởi các điểm A16, A15, B4, B5, A9, A10, B6, B7, B3, A17 đến A16 trị giá 30.000.000đ. Trên đất có một đoạn tường giáp đất ruộng chiều dài 14,73m2 trị giá 544.000đ do cụ C, cụ N2 xây; một số tài sản do vợ chồng ông K gồm một sân bê tông cạnh chuồng gà và lán tôn diện tích 30m2 trị giá 3.032.000đ; một chuồng gà diện tích 6,6m2 trị giá 209.300đ và phía trên đoạn tường là phần lưới mắt cáo trị giá 384.000đ.

Giao cho ông Vương Văn Q1 diện tích 153 m2 đất nuôi trồng thủy sản thuộc thửa số 264 tờ bản đồ số 8 được giới hạn bởi các điểm từ B1, B2, B3, A17, A16, C7, A3 đến B1 trị giá 11.475.000đ (trên đất có một mảnh vườn và một số cây quất, chanh, hoa màu do vợ chồng ông Q1 tạo lập - tài sản này vợ chồng ông Q1, bà T tự giải quyết). Tổng giá trị tài sản ông Q1 hưởng thừa kế là 42.019.000đ.

Buộc ông Vương Văn Q1 phải trả vợ chồng ông Vương Văn K, bà Nguyễn Thị K1 số tiền là 209.300đ giá trị chuồng gà, 3.032.000đ giá trị sân bê tông và 384.000đ giá trị lưới mắt cáo. Tổng là 3.625.300đ.

- Xác định tài sản của hộ gia đình ông Q1 gồm: diện tích 1118,4m2 đất nuôi trồng thủy sản được giới hạn bởi các điểm từ A2, B1, B2, B3, B7, A18, A19, A20, A1 đến A2; diện tích 1021,3m2 đất nông nghiệp tại đồng Đống Sập được giới hạn bởi các điểm A1, A20, A19, A18, B7, B6, A21, A22 đến A1.

10. Giao cho ông Vương Văn K được sử dụng, sở hữu diện tích 71,5 m2 đất ở thuộc thửa số 263, tờ bản đồ số 8, địa chỉ: Thôn U, xã M, huyện N, tỉnh Hải Dương được giới hạn bởi các điểm từ C8, A5, A6, C2, C3, C4, C5, C6 đến C8 trị giá 178.750.000đ và các tài sản trên đất gồm 24,4m2 sân, nhà chính 2 diện tích 28,0m2 trị giá 35.033.000đ, nhà vệ sinh 8,8m2 trị giá 12.809.000đ; bể phốt nằm dưới lán tôn sau nhà vệ sinh 6m3 trị giá 2.415.000đ; bể lọc nước trên nhà vệ sinh 846.000đ, téc nước T lít trị giá 2.175.000đ, lán tôn 9,3m2 do vợ chồng ông K xây dựng, mua sắm. Tổng giá trị tài sản thừa kế bằng 178.750.000đ. Trường hợp bà K1 có yêu cầu chia tài sản đối với tài sản mà ông K, bà K1 xây dựng, mua sắm thì ông K phải có trách nhiệm trả bà K1 1/2 giá trị các tài sản do ông bà xây dựng, mua sắm đã giao cho ông K nêu trên.

11. Giao cho các bà Vương Thị M, Vương Thị L, Vương Thị L3, Vương Thị L1 (Nguyễn Thị L2) và ông Vương Văn Q1 sử dụng sở hữu diện tích đất 195,5 m2 thuộc thửa số 263, tờ bản đồ số 8, địa chỉ: Thôn U, xã M, huyện N, tỉnh Hải Dương được giới hạn bởi các điểm C7, A16, A15, B4, B5, A8, A7, C2, C3, C4, C5, C6, đến C7 trị giá 488.750.000đ và trên đất có 01 nhà chính 1 diện tích 30,8 m2 trị giá 25.813.000đ; 01 bể nước 3,8 m2 trị giá 1.857.000đ; 01 đoạn tường giáp mộ trị giá 436.000đ; 01 cây mít trị giá 650.000đ, 01 cây xoài trị giá 750.000đ, đoạn tường giáp nhà ông N5 trị giá 456.900đ. Tổng giá trị tài sản thừa kế là 518.712.900đ. Mỗi người được hưởng 103.742.600đ (làm tròn).

Ngoài ra, trên đất còn có 01 cây mẫu đơn trồng trị giá 600.000đ, sân phía trước 73,8 m2 trị giá 3.196.900đ, sân cạnh lán tôn 52,8 m2 trị giá 5.336.800đ; 34,2 m2 lán tôn trị giá 19.052.800đ là do vợ chồng ông K tạo lập. Tổng giá trị tài sản vợ chồng ông K xây dựng, trồng trọt là 28.186.400đ. Buộc bà Vương Thị L, bà Vương Thị L3, bà Vương Thị L1 (Nguyễn Thị L2), ông Vương Văn Q1 mỗi người phải trả vợ chồng ông Vương Văn K và bà Nguyễn Thị K1 số tiền 5.637.300đ.

12. Giao cho bà Vương Thị M sở hữu số tiền 200.418.700đ tiền bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp của cụ C, cụ N2.

Buộc bà M phải trả tiền chênh lệch cho ông Q 88.841.000đ; trả cho bà L 29.583.600đ; trả cho bà L3 29.583.600đ và trả cho bà L2 22.833.900đ.

Buộc ông Vương Văn K phải trả tiền chênh lệch cho ông Vương Minh Q số tiền là 45.430.800đ.

Buộc ông Vương Văn Q1 phải trả tiền chênh lệch cho trả cho bà Vương Thị L1 6.749.700đ và trả 5.714.000đ cho ông Vương Minh Q giá trị quyền sử dụng đất làm ngõ đi chung.

Buộc ông Q, ông Q1, bà M, bà L3, bà L, bà L1 phải trả ông K, bà K1 trị giá 16 m2 sân trước nhà dùng làm lối đi chung là 693.100đ (làm tròn). Mỗi người phải trả ông K, bà K1 115.500đ (làm tròn) Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người được yêu cầu thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án khoản tiền trên mà người phải thi hành án không thi hành thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo quy định tại Điều 357, 468 Bộ luật dân sự.

13. Buộc ông K và ông Q phải phá dỡ bức tường xây giáp ranh nhà ông Q1 và di chuyển toàn bộ nguyên vật liệu tập kết tại phần đất thừa kế. Chiều dài đoạn tường 7,4m trong đó từ hồi nhà chính 2 ra 03m xây 05 hàng gạch cao 40cm (xây tường 10cm), xây tiếp 04 m xây 04 hàng gạch (xây tường 20cm) cao 35cm, đoạn ngoài cùng dài 40cm ông K đổ xi măng cát.

Các đương sự tự mở cổng đi và có trách nhiệm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hoàn tất thủ tục sử dụng đất và phải chấp hành đầy đủ quy định của Pháp luật trong quá trình sử dụng bất động sản được chia. Trường hợp đường ranh giới đi vào tài sản hoặc cây cối trên đất của ai thì người đó có trách nhiệm chặt bỏ hoặc tháo dỡ.

15. Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản: Bà L tự nguyện chịu toàn bộ chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản. Bà L đã thanh toán xong.

16. Về án phí: Miễn án phí cho ông Vương Văn K, bà Vương Thị L, bà Vương Thị L3, bà Vương Thị L1, ông Vương Minh Q, bà Nguyễn Thị K1. Ông Vương Văn Q1 và bà Vương Thị M mỗi người phải chịu 6.999.000đ (làm tròn).

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án 24/01/2023.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, Điều 7a và Điều 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu yêu cầu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

60
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 09/2024/DS-PT

Số hiệu:09/2024/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hải Dương
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:24/01/2024
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về