TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
BẢN ÁN 16/2021/HNGĐ-PT NGÀY 14/09/2021 VỀ TRANH CHẤP THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN, TRANH CHẤP CẤP DƯỠNG
Ngày 14 tháng 9 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng, xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 16/2021/TLPT-HNGĐ ngày 28 tháng 6 năm 2021 về việc “Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; tranh chấp về cấp dưỡng”.
Do Bản án Hôn nhân gia đình sơ thẩm số: 25/2021/HNGĐ-ST ngày 10 tháng 5 năm 2021 của Tòa án nhân dân thành phố Bảo Lộc bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 121/2021/QĐ-PT ngày 28/7/2021; Quyết định hoãn phiên tòa số: 139/2021/QĐ-PT ngày 13/8/2021 và Quyết định hoãn phiên tòa số: 146/2021/QĐ-PT ngày 30/8/2021 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Bà Võ Thị T; sinh năm 1976; cư trú tại: số nhà H, đường HG, phường LS, thành phố BL, tỉnh Lâm Đồng. (Vắng mặt)
- Bị đơn: Ông Trần Văn B; sinh năm 1977; cư trú tại: số nhà M, đường N, phường L, thành phố BL, tỉnh Lâm Đồng. (Vắng mặt) Người kháng cáo: Ông Trần Văn B – Bị đơn.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Trong đơn khởi kiện đề ngày 11/8/2020 cũng như trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn bà Võ Thị T trình bày:
Giữa bà Võ Thị T và ông Trần Văn B trước đây là vợ chồng. Tại bản án Hôn nhân và gia đình số: 39/2016/HNGĐ-ST ngày 30/8/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Bảo Lộc và bản án Hôn nhân gia đình phúc thẩm số: 28/HNGĐ- PT ngày 21/11/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã quyết định: Công nhận Tận tình ly hôn giữa bà Võ Thị T và ông Trần Văn B. Giao con chung là Trần Gia K, sinh ngày 16/4/2004 cho bà Võ Thị T trực tiếp nuôi dưỡng. Giao con chung là Trần Phương U, sinh ngày 08/02/2009 cho ông Trần Văn B trực tiếp nuôi dưỡng. Không bên nào phải cấp dưỡng nuôi con. Trong quá trình ở với ông B cháu U luôn đòi về sống với mẹ, hơn nữa cháu đang ở độ tuổi dậy thì, cần mẹ chăm sóc, dạy dỗ để cháu yên tâm hơn về tâm lý. Ông B đi làm từ sáng tới chiều nên hằng ngày chỉ chở con lên gửi nhà cô, phó thác toàn bộ việc học hành cho cô giáo. Bản thân bà T cũng là giáo viên, có T nhập ổn định, hiểu biết về tâm sinh lý của con gái hơn ông B, dạy cháu học, có thời gian đưa đón cháu. Do vậy, bà T yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, giao cháu U cho bà T nuôi dưỡng đồng thời buộc ông B có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hàng tháng mỗi tháng 3.000.000đ cho đến khi cháu U trưởng thành (Đủ 18 tuổi).
Bị đơn ông Trần Văn B trình bày: Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật ông là người được Tòa án giao nuôi cháu U. Hiện ông có nhà cửa và công việc ổn định, ông nuôi con rất tốt, phát triển về mọi mặt cả thể chất và tinh thần, được học hành đầy đủ và đạt kết quả tốt. Hàng tuần ông đều chở cháu U sang thăm mẹ và anh tạo điều kiện cho con được gần gũi mẹ và anh. Hiện bà T phải ở nhà Tê, không có nơi ở ổn định, khi ông nuôi cháu U bà T chỉ tới thăm 01 lần nhưng không vào thăm mà lợi dụng việc thăm con để xúc phạm ông. Trong quá trình Tòa án giải quyết việc ly hôn bà T đã có những hành động gây khó khăn cho ông trong việc thăm nom con chung. Do vậy, ông yêu cầu Tòa án không chấp nhận yêu cầu của bà T. Về yêu cầu cấp dưỡng nuôi con, do ông không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn nên ông đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tòa án đã tiến hành hòa giải nhưng không thành.
Tại Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số: 25/2021/HNGĐ-ST ngày 10 tháng 5 năm 2021 của Tòa án nhân dân thành phố Bảo Lộc đã xử:
Chấp nhận yêu cầu của bà Võ Thị T về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và cấp dưỡng nuôi con. Giao cháu Trần Phương U, sinh ngày 08 tháng 02 năm 2009 cho bà Võ Thị T trực tiếp nuôi dưỡng. Ông Trần Văn B có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hàng tháng, mỗi tháng 2.000.000đ (Hai triệu đồng) kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật cho đến khi cháu U đủ 18 tuổi.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí, quyền kháng cáo, trách nhiệm thi hành án của các bên đương sự.
Ngày 25/5/2021 ông Trần Văn B có đơn kháng cáo toàn bộ bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Bảo Lộc, không đồng ý giao con chung là cháu Trần Phương U cho bà T trực tiếp nuôi dưỡng.
Tại phiên tòa hôm nay, bị đơn ông Trần Văn B có đơn xin xét xử vắng mặt và vẫn giữ nguyên kháng cáo. Nguyên đơn bà Võ Thị T có đơn xin xét xử vắng mặt và không đồng ý với kháng cáo của ông B.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng nêu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của Hội đồng xét xử: Tại giai đoạn phúc thẩm cũng như phiên tòa hôm nay, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã chấp hành đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Đồng thời, nêu quan điểm đề nghị: Không chấp nhận kháng cáo của ông B. Căn cứ khoản 1, Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Về quan hệ tranh chấp: tại bản án Hôn nhân và gia đình số: 39/2016/HNGĐ-ST ngày 30/8/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Bảo Lộc và bản án Hôn nhân gia đình phúc thẩm số: 28/HNGĐ-PT ngày 21/11/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã quyết định: công nhận Tận tình ly hôn giữa bà Võ Thị T và ông Trần Văn B. Giao con chung là Trần Phương U, sinh ngày 08/02/2009 cho ông Trần Văn B trực tiếp nuôi dưỡng. Bà T cho rằng ông B nuôi con không tốt nên yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con và yêu cầu ông B phải cấp dưỡng nuôi con với số tiền 3.000.000đ/tháng, ông B không đồng ý nên phát sinh tranh chấp. Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp là “Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; tranh chấp về cấp dưỡng” là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật.
[2] Tại phiên tòa hôm nay, Tòa án đã triệu tập hợp lệ các bên đương sự nhưng ông B và bà T đều có đơn xin xét xử vắng mặt. Hội đồng xét xử căn cứ Điều 296 của Bộ luật Tố tụng dân sự để tiến hành xét xử vắng mặt ông B và bà T theo thủ tục chung.
[3] Xét kháng cáo của ông B Hội đồng xét xử thấy rằng:
Cả bà T và ông B đều có nguyện vọng được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cháu U, nguyện vọng của bà T và ông B đều chính đáng. Tuy nhiên, việc giao con cho ai trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng phải đảm bảo quyền lợi của con. Theo hồ sơ thể hiện cả bà T và ông B đều có việc làm, T nhập và chỗ ở ổn định, đủ điều kiện để nuôi con. Hiện nay cháu U đã 12 tuổi và cháu có nguyện vọng và mong muốn được ở bà T (bút lục 37).
Theo B bản xác minh chính quyền địa phương nơi ông B và cháu U đang sinh sống thì chính quyền địa phương không ghi nhận việc cháu U bị ngược đãi, đánh đập ngoài sự việc xảy ra vào ngày 19/02/2021 giữa cháu U và ông B có xảy ra lời qua tiếng lại, ông B có hành vi lôi kéo cháu U dẫn đến mâu Tẫn cha con căng thẳng. Cháu U đã yêu cầu chính quyền địa phương và Tòa án can thiệp cho cháu được về sống với bà T. Theo quan điểm của chính quyền địa phương: Cháu U là cháu gái rất cần sự chăm sóc, dạy dỗ của người mẹ, đề nghị Tòa án giao cháu U cho bà T trực tiếp nuôi dưỡng để cháu được chăm sóc, giáo dục phát triển tâm, sinh lý bình thường (Bút lục 73).
Trên cơ sở xác minh của chính quyền địa phương nơi ông B và cháu U đang sinh sống, tham khảo ý kiến của Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Bảo Lộc và xem xét nguyện vọng của cháu U. Do lứa tuổi của cháu U rất cần sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ để được giáo dục về giới tính, về tâm sinh lý của trẻ em nữ vị thành niên nên Tòa án cấp sơ thẩm đã giao cháu U cho bà Võ Thị T trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục là phù hợp. Vì vậy, cần tiếp tục giao cháu U cho bà Võ Thị T trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục là cần thiết và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cháu U về mọi mặt.
Về cấp dưỡng nuôi con: theo khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình quy định “Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”. Bà T yêu cầu ông B cấp dưỡng nuôi con 3.000.000đ/tháng; ông B yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông B trình bày hiện nay T nhập của ông là 10.000.000đ/tháng. Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông B có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 2.000.000đ/ tháng kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật cho đến khi cháu U đủ 18 tuổi là có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật.
Từ những phân tích nhận định trên thấy rằng không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của ông B, cần giữ nguyên bản án sơ thẩm.
[4] Về án phí: Do yêu cầu kháng cáo không được chấp nhận nên ông B phải chịu án phí phúc thẩm theo quy định.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Áp dụng Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.
Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông Trần Văn B. Giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Bảo Lộc.
Xử:
1/ Chấp nhận yêu cầu của bà Võ Thị T về việc “Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và cấp dưỡng nuôi con”. Giao cháu Trần Phương U, sinh ngày 08 tháng 02 năm 2009 cho bà Võ Thị T trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Ông Trần Văn B có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hàng tháng, mỗi tháng 2.000.000đ (Hai triệu đồng) kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật cho đến khi cháu U đủ 18 tuổi.
Quyền thăm nom con, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con; quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con; thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con được thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Kể từ ngày Bản án có hiệu lực pháp luật và từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
2/ Về án phí: ông Trần Văn B phải chịu 300.000đ án phí Hôn nhân và gia đình sơ thẩm; 300.0000đ án phí cấp dưỡng định kỳ và 300.000đ án phí hôn nhân gia đình phúc thẩm nhưng được vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp 300.000đ theo biên lai T số AA/2016/0019128 ngày 08/6/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Bảo Lộc. Ông B còn phải nộp số tiền 600.000đ còn thiếu.
Bà Võ Thị T không phải chịu án phí, trả lại cho bà T số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 300.000đ theo biên lai T số AA/2016/0018833 ngày 01/12/2020 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Bảo Lộc.
“Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án Dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa Tận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án Dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án Dân sự”.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./
Bản án về tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, tranh chấp cấp dưỡng số 16/2021/HNGĐ-PT
Số hiệu: | 16/2021/HNGĐ-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Lâm Đồng |
Lĩnh vực: | Hôn Nhân Gia Đình |
Ngày ban hành: | 14/09/2021 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về