TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN P, TỈNH H
BẢN ÁN 07/2022/HNGĐ-ST NGÀY 29/04/2022 VỀ TRANH CHẤP THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN
Ngày 29/4/2022, tại trụ sở; Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh H xét xử sơ thẩm công khai vụ dân sự thụ lý số: 89/2021/TLST-HNGĐ, ngày 25 tháng 11 năm 2021 về việc “ Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 02/2022/QĐXXST-HNGĐ ngày 05/4/2022 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Anh Hoàng Văn N, sinh năm 1968; “có mặt” Địa chỉ: Thôn D, xã M, huyện P, tỉnh H;
2. Bị đơn: Chị Nguyễn Thị L, sinh năm 1986; “có mặt” Đăng ký HKTT: Thôn D, xã M, huyện P, tỉnh H;
Địa chỉ hiện nay: Số ** đường T, thôn Trần Thượng, thị trấn T, huyện P, tỉnh H.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Cháu Hoàng An P, sinh ngày 01/02/2016; “vắng mặt” Địa chỉ: Thôn D, xã M, huyện P, tỉnh H;
Người đại diện hợp P của cháu P: Anh Hoàng Văn N và chị Nguyễn Thị Llà bố mẹ đẻ của cháu.
4. Người làm chứng:
- Ông Nguyễn Khắc T, sinh năm 1957; “vắng mặt” Nơi cư trú: thôn L, xã Đ, huyện P, tỉnh H;
- Ông Đỗ Xuân H, sinh năm 1939; “vắng mặt”
- Bà Hoàng Thị N, sinh năm 1928; “vắng mặt”
- Ông Nguyễn Văn P(phó thôn D); “có mặt” Cùng nơi cư trú: Thôn D, xã M, huyện P, tỉnh H.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện đề ngày 29/10/2021, bản tự khai, biên bản lấy lời khai của nguyên đơn anh Hoàng Văn N trình bày:
Anh và chị Nguyễn Thị L kết hôn vào năm 2014, đến năm 2018 anh và chị L đã ly hôn, theo quyết định công nhận thuận tình ly hôn số: 91/2018/QĐST-HNGĐ ngày 19/10/2018 của Tòa án nhân dân huyện P đã ghi nhận về quan hệ hôn nhân: Anh và chị L thuận tình ly hôn; về con chung: ghi nhận vợ chồng có 02 con chung là cháu Hoàng Minh P, sinh ngày 11/6/2013 và Hoàng An P, sinh ngày 01/02/2016. Anh và chị L thỏa thuận giao cháu P cho anh trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cho đến khi cháu P đủ 18 tuổi và giao cháu P cho chị Ltrực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cho đến khi cháu P đủ 18 tuổi. Anh và chị L không phải cấp dưỡng nuôi con chung cho nhau. Tuy nhiên, sau khi có quyết định của Tòa án, chị L không có trách nhiệm gì đối với cháu P, không đón con về nuôi, không quan tâm, chăm sóc, cấp dưỡng để nuôi cháu P mà bỏ mặc cháu P từ năm 2018 cho đến nay. Vì thương con nên anh vẫn tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng cả cháu P và cháu P. Khoảng 02 tháng trở lại đây, chị L lúc thì dẫn theo một người đàn ông lạ mặt, lúc thì dẫn theo một người đàn bà lạ mặt đi qua nhà anh nhưng đứng ngoài đường chỉ trỏ vào nhà, anh không hiểu chị L có ý định gì vì từ năm 2018 cho đến nay chị L chưa một lần hỏi thăm đến cháu P nhưng giờ bỗng nhiên chị L xuất hiện, có những hành vi rất lạ, anh rất lo lắng sợ chị L bắt con mang đi bán hoặc làm việc gì xấu đối với cháu P. Hiện nay chị L vẫn không có công việc, thu nhập và chỗ ở ổn định, vẫn phải đi thuê nhà trọ nay chỗ này, mai chỗ khác, nếu có giao cháu P cho chị L trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ không đảm bảo được quyền lợi cho cháu P về mọi mặt mà làm đảo lộn cuộc sống của các cháu. Để cháu P có môi trường sống lành mạnh, ổn định và được chăm sóc đầy đủ về ăn uống, học tập, anh đề nghị Tòa án giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con, giao cháu P cho anh trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho đến khi cháu P đủ 18 tuổi. Anh tự N không yêu cầu chị L phải cấp dưỡng nuôi con chung cho anh cũng như không yêu cầu Tòa án buộc chị L phải trích trả công sức anh nuôi dưỡng cháu P từ năm 2018 cho đến nay.
Tại bản tự khai, biên bản lấy lời khai ngày 13/12/2021 và ngày 01/4/2022, bị đơn chị Nguyễn Thị L trình bày:
Chị và anh Hoàng Văn N trước đây có quan hệ là vợ chồng, năm 2018 chị và anh N đã ly hôn, theo quyết định của Tòa án đã công nhận, về quan hệ hôn nhân: chị và anh N thuận tình ly hôn; về con chung: giao cháu Hoàng Minh P, sinh ngày 11/6/2013 cho anh N trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục; giao cháu Hoàng An P, sinh ngày 01/02/2016 cho chị trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Chị và anh N không phải cấp dưỡng nuôi con chung cho nhau. Sau khi ly hôn, do không có chỗ ở nên chị đã thuê phòng trọ tại huyện Tiên Lữ để ở được khoảng 01 năm thì chị thuê phòng trọ tại số 37 đường Trần Thượng 3, thôn Trần Thượng, thị trấn T, huyện P và chuyển về ở một mình từ cuối năm 2019 cho đến nay. Hiện chị làm nhân viên bảo hiểm nhân T AIA có văn phòng ở Chợ Gạo, thành phố H, ngày làm việc 08 tiếng, sáng 08 giờ chị đi, chiều 16 giờ 30 Pt chị về, thu nhập hàng tháng của chị khoảng 8.000.000 đồng/tháng. Từ khi có quyết định của Tòa án giao cháu P cho chị trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cho đến nay nhưng chị cũng chưa đón cháu P về chăm sóc, nuôi dưỡng được ngày nào vì mấy lần chị đến đón cháu P thì mẹ đẻ anh N ( bà Hoàng Thị N) và con gái riêng của anh N không cho chị đón cháu P nên chị chỉ đến lớp học của cháu P để thăm nom cháu, chị cũng không hiểu anh N dạy dỗ cháu P thế nào mà những lần chị đến đón cháu P không theo chị. Từ khi ly hôn đến nay, cháu P và cháu P vẫn ở và do anh N trực tiếp nuôi dưỡng, chị có đến đưa tiền và quà cho anh N để nuôi dưỡng cháu P nhưng anh N và gia đình không ai nhận. Việc chị bị ngăn cản không được đón cháu P cũng như chị đưa tiền để anh N nuôi cháu P nhưng anh N không nhận thì cũng chỉ có chị, anh N và người nhà anh N biết chứ không ai khác chứng kiến nên chị không thể cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh việc gia đình anh N ngăn cản chị đến đón cháu P. Do mấy lần chị đến đón cháu P nhưng cháu P không theo nên chị không có ý định đón cháu P nữa và từ khi anh N có đơn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con cho đến nay vì công việc bận nên chị cũng chưa có lần nào đến đón cháu P được. Chị cũng không đóng góp tiền để cùng anh N nuôi cháu P, mọi sinh hoạt, ăn uống vẫn đều do anh N lo liệu. Còn đối với cháu P, theo quyết định của Tòa án thì đã giao cho anh N chăm sóc, nuôi dưỡng rồi thì anh N phải có trách nhiệm nên chị cũng không chu cấp gì cho cháu P. Đến ngày 01/4/2022 chị L lại thay đổi quan điểm, mỗi lần chị đến đón thì cháu P không theo nên chị không thể đón cháu P về nuôi mặc dù không có ai ngăn cản chị.
Việc anh N khai thời gian gần đây chị có đưa người lạ mặt đi qua nhà anh N nhưng không vào nhà mà đứng ngoài đường chỉ trỏ, thực tế là có sự việc như vậy nhưng đó là chị Lại Thị Y, khoảng 50 tuổi nhà ở thôn Đ, xã Đ, huyện P là bạn chơi cùng với chị và đi cùng chị đến nhà anh N để thăm cháu P chứ không có ý đồ gì khác. Nếu chị đón được cháu P về nuôi thì chị sẽ cho cháu P đi học tại trường học ở xã Đ, việc đưa cháu đi học thì sáng chị sẽ đưa cháu đi, còn khi về thì chị sẽ nhờ bố đẻ chị đón hộ, những ngày cháu P không đi học chị sẽ cho cháu đến nơi làm việc của chị. Hiện nay chị chưa có nhà ở riêng, vẫn phải đi tH phòng trọ nên nếu chị tiếp tục được giao cháu P cho chị nuôi dưỡng thì hai mẹ con chị tạm thời vẫn đi thuê nhà để ở. Hiện nay, hàng tháng chị được hưởng trợ cấp số tiền 974.000 đồng, đây là tiền ăn theo chế độ chất độc da cam của bố đẻ chị là ông Nguyễn Khắc T, chứ bản thân chị sức khỏe bình thường, chỉ có chân tay hơi yếu còn tinh thần minh mẫn, không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Nay anh N có đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đối với cháu P từ chị sang anh N thì chị không nhất trí, chị vẫn có N vọng xin được nuôi dưỡng cháu P, chị đề nghị Tòa án căn cứ Pháp luật xem xét, giải quyết.
Người làm chứng:
+ Ông Nguyễn Khắc T ( là bố đẻ của chị Nguyễn Thị L) trình bày:
Chị Nguyễn Thị L và anh Hoàng Văn N có quan hệ là vợ chồng, năm 2018 chị L và anh N đã ly hôn, theo quyết định của Tòa án đã giao cháu Hoàng Minh P cho anh N trực tiếp nuôi dưỡng và giao cháu Hoàng An P cho chị L trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, từ khi giao cháu P cho chị L đến nay, chị L chưa lần nào đón cháu P về chăm sóc, nuôi dưỡng mà vẫn để anh N chăm sóc, nuôi dưỡng. Từ năm 2018 cho đến nay, chị Lvẫn đi tH nhà trọ để ở và chị Lcũng không đóng góp tiền cho anh N nuôi dưỡng cháu P. Hiện nay chị L đang đi làm tư vấn bảo hiểm, thu nhập của chị L như thế nào ông không nắm được; chị L đang được hưởng trợ cấp mỗi tháng 1.000.000 đồng là tiền ăn theo chế độ chất độc da cam của ông. Nay anh N có đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì quan điểm của ông là từ khi anh N, chị Lly hôn cho đến nay cháu P và cháu P vẫn ở với anh N nên cứ để cho anh N tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng cả hai cháu, không nên tách hai anh em cháu ra.
+ Bà Hoàng Thị N (là mẹ đẻ của anh Hoàng Văn N) trình bày:
Chị L và anh N có 02 con chung, năm 2018 anh N và chị L đã ly hôn, Tòa án giao cháu P cho anh N trực tiếp nuôi dưỡng, còn giao cháu Hoàng An P cho chị Ltrực tiếp nuôi dưỡng nhưng từ khi giao cháu P cho chị Lđến nay chị L không có trách nhiệm gì với cháu P, không đón cháu P về để chăm sóc, nuôi dưỡng mà vẫn để cháu P cho anh N chăm sóc từ khi cháu P còn 01 tuổi cho đến nay. Chị L cũng không đến thăm con và không đóng góp gì cho anh N để nuôi con chung. Việc chị L cho rằng gia đình bà đuổi, không cho chị L đến thăm con và không nhận quà của chị L cho con là không đúng, gia đình bà không ai đuổi chị L và chị L cũng chưa bao giờ cho con bất cứ thứ gì.
+ Ông Đỗ Xuân H ( là hàng xóm sống gần nhà anh N) trình bày:
Ông được biết vợ chồng anh N, chị L đã ly hôn nhau từ lâu, mặc dù Tòa án giao con cho anh N, chị L mỗi người nuôi một cháu nhưng ông thấy từ khi giao cháu P cho chị L nuôi đến nay thì chị L bỏ mặc cháu P cho anh N chăm sóc, nuôi dưỡng. Ông chưa thấy khi nào chị L đến đón con hoặc đến chăm sóc, nuôi dưỡng cháu P hoặc cho cháu P thứ gì. Thời gian gần đây ông có thấy chị L đi qua lại lén lút nhìn vào nhà anh N nhưng lại không vào nhà thăm con. Ông đề nghị Tòa án quan tâm xem xét bảo vệ quyền lợi cho các con của anh N.
+ Ông Nguyễn Văn P- Phó thôn D, xã M cung cấp thông tin: Anh Hoàng Văn N và chị Nguyễn Thị L trước đây có quan hệ là vợ chồng, có với nhau 02 con chung, theo nắm bắt thông tin ông được biết anh N và chị L đã ly hôn nhau từ lâu, từ khi ly hôn, chị L chuyển đi đâu sinh sống thì địa phương không nắm được, anh N vẫn nuôi cả hai con chung, còn chị L không có trách nhiệm gì với các con chung từ khi ly hôn cho đến nay. Nay anh N có đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì đề nghị Tòa án căn cứ Pháp luật để giải quyết.
Tại phiên tòa:
- Nguyên đơn anh Hoàng Văn N vẫn giữ quan điểm yêu cầu Tòa án giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, giao cháu Hoàng An P cho anh trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho đến khi cháu P đủ 18 tuổi, anh không yêu cầu chị Lcấp dưỡng nuôi con chung.
- Bị đơn chị Nguyễn Thị L công nhận những nội dung anh N trình bày tại phiên tòa là đúng, chị thừa nhận từ khi Tòa án giao cháu P cho chị trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, chị chưa đón cháu P về nuôi dưỡng được ngày nào, cũng như không cấp dưỡng nuôi con cho anh N để nuôi cháu P. Lý do, chị đến đón nhưng cháu P không theo chị mặc dù không bị ai ngăn cản nên chị không có ý định đón cháu P nữa; còn về cấp dưỡng nuôi con chung, trước đây chị đi làm nhưng thu nhập thấp, khoảng hơn 01 năm trở lại đây thu nhập của chị mới được hơn 8 triệu đồng/tháng nhưng do công việc bận nên chị không có thời gian để đến đưa tiền cho anh N nuôi dưỡng cháu P được, nếu chị tiếp tục được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cháu P thì mẹ con chị tạm thời vẫn phải đi thuê nhà trọ để ở và trường hợp nếu chị đến đón cháu P vẫn không theo chị thì đề nghị Tòa án và các cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế thi hành án. Nay anh N vẫn giữ quan điểm yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì chị không nhất trí, chị đề nghị Tòa án căn cứ phápháp luật xem xét, giải quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chị.
- Người làm chứng ông Nguyễn Văn P trình bày: Từ khi anh N và chị L ly hôn cho đến nay, cả cháu P và cháu P vẫn ở với anh N và được anh N chăm sóc, nuôi dưỡng, các cháu khỏe mạnh, ngoan ngoãn, phát triển bình thường và địa phương chưa bao giờ nhận được đơn đề nghị của bất kỳ ai liên quan đến việc chị L đến đón con bị ngăn cản hoặc anh N có hành vi bạo lực gia đình đối với các con.
Đại diện VKSND huyện P phát biểu quan điểm:
- Về việc tuân theo pháp luật tố tụng: Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án đã thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Nguyên đơn, bị đơn đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
- Về đường lối giải quyết: Căn cứ khoản 3 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 58, 81, 82, 83, 84 của Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đề nghị Hội đồng xét xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Hoàng Văn N về việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, giao cháu Hoàng An P, sinh ngày 01/02/2016 cho anh N trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho đến khi cháu P đủ 18 tuổi, anh N không yêu cầu chị L cấp dưỡng nuôi con chung nên không buộc chị L phải cấp dưỡng nuôi con chung cho anh N. Về án phí: Ghi nhận sự tự nguyện của anh Hoàng Văn N nhận chịu toàn bộ án phí sơ thẩm hôn nhân và gia đình.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được xem xét tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về quan hệ Pháp luật và xác định thẩm quyền:
Căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn anh Hoàng Văn N và nội dung tranh chấp cần phải giải quyết, Tòa án xác định đây là vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình về tranh chấp “Yêu cầu về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” được quy định tại khoản 3 Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự và Điều 84 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Chị L đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn D, xã M, huyện P, tỉnh H, hiện đang cư trú tại: Số 37 đường Trần Thượng 3, thôn Trần Thượng, thị trấn T, huyện P, tỉnh H nên Tòa án nhân dân huyện P thụ lý và xác định quan hệ Pháp luật cũng như giải quyết vụ án là đúng thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 28; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự.
[2] Về yêu cầu khởi kiện:
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập được có trong hồ sơ vụ án, có căn cứ xác định: Từ khi có quyết định của Tòa án giao cháu Hoàng An P cho chị Nguyễn Thị L trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho đến nay, chị L chưa đón cháu P về chăm sóc, nuôi dưỡng được ngày nào và cũng không cấp dưỡng nuôi con chung cho anh N để nuôi cháu P, chị L bỏ mặc cháu P cho anh N chăm sóc, nuôi dưỡng, điều này được chứng minh bởi những người làm chứng như ông Nguyễn Khắc T (bố đẻ chị L), bà Hoàng Thị N (mẹ đẻ anh N), ông Đỗ Xuân H (hàng xóm), ông Nguyễn Văn P(phó thôn D) xác nhận và chính chị L cũng thừa nhận có sự việc như vậy. HĐXX nhận thấy: Việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên trong thời kỳ hôn nhân cũng như sau khi ly hôn vừa là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của cha mẹ; con chưa thành niên được cha mẹ yêu thương, tôn trọng; cha mẹ cần tạo điều kiện mọi mặt để con được sống trong môi trường lành mạnh cả về thể chất và tinh thần.
Xét về điều kiện nuôi con của chị Lan, anh N:
- Đối với chị L: Từ sau khi ly hôn cho đến nay vẫn phải đi thuê nhà trọ, chưa có chỗ ở ổn định; theo chị L trình bày, hiện chị làm nhân viên bảo hiểm AIA ở thành phố H, thời gian làm việc 08 tiếng, sáng 08 giờ chị đi làm, chiều 16 giờ 30 Phút chị về, thu nhập bình quân hàng tháng hiện nay trên 8.000.000 đồng/tháng, ngoài ra, chị L hiện đang được hưởng trợ cấp 974.000 đồng/tháng tiền ăn theo chế độ chất độc da cam của bố đẻ. Tuy nhiên, từ khi Tòa án giao cháu P cho chị L trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cho đến nay, chị L không chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu P được ngày nào và mặc dù chị L có thu nhập nhưng cũng không cấp dưỡng bất kỳ khoản tiền nào cho anh N để nuôi dưỡng cháu P mà bỏ mặc cháu P cho anh N chăm sóc, nuôi dưỡng, điều đó chứng tỏ chị L là người sống không có trách nhiệm gì đối với con cái. Nếu như anh N cũng bỏ mặc cháu P như chị L bỏ mặc từ khi ly hôn cho đến nay thì cháu P không biết sẽ nương tựa vào ai. Chính vì chị Lkhông trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cháu P nên tình cảm mẹ con giữa chị Lvà cháu P không có, những lần chị L đến đón thì cháu P không theo mặc dù chị L không bị ai ngăn cản. Nếu Tòa án tiếp tục giao cháu P cho chị L trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, sự phát triển, không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt cho cháu P.
- Đối với anh N: Trước và sau khi anh N ly hôn với chị Lan, anh N vẫn có nhà, đất ở riêng và hiện nay anh N đang làm nghề xây dựng, chuyên nhận làm các công trình nhà ở tại địa phương, thu nhập ổn định, bình quân hàng tháng trung bình từ 14 đến 15 triệu đồng, có xác nhận của chính quyền địa Pnơi cư trú. Sau khi ly hôn, anh N chăm sóc, nuôi dưỡng cả cháu P, cháu P từ năm 2018 cho đến nay, các cháu đều khỏe mạnh, phát triển bình thường, điều kiện ăn ở, sinh hoạt được đảm bảo và có môi trường sống ổn định. Do vậy, đơn khởi kiện yêu cầu về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của anh N là có căn cứ nên HĐXX chấp nhận. Do anh N không yêu cầu Tòa án giải quyết về vấn đề cấp dưỡng nuôi con chung nên không buộc chị Lphải cấp dưỡng nuôi con chung.
[3] Về án phí: Theo quy định của Pháp luật yêu cầu của anh Hoàng Văn N được chấp nhận thì chị L chịu án phí sơ thẩm hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, tại phiên tòa anh N đã tự N nhận chịu toàn bộ án phí sơ thẩm nên cần ghi nhận sự tự nguyện của anh Hoàng Văn N, không buộc chị L phải chịu án phí.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào: Khoản 3 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 58, 81, 82, 83, 84 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc quy định về án, lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
1. Chấp nhận yêu cầu của anh Hoàng Văn N về “ Yêu cầu về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” đối với cháu Hoàng An P.
Giao cháu Hoàng An P, sinh ngày 01/02/2016 cho anh Hoàng Văn N trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho đến khi cháu P đủ 18 tuổi. Chị Nguyễn Thị L không phải cấp dưỡng nuôi con chung cho anh Hoàng Văn N.
Chị Nguyễn Thị L không trực tiếp nuôi con được quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục các con chung không ai được cản trở.
2. Về án phí: Ghi nhận sự tự N của anh Hoàng Văn N nhận chịu toàn bộ 300.000 đồng án phí sơ thẩm hôn nhân và gia đình nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí anh N đã nộp theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số: AA/2021/0006026, ngày 24/11/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện P, anh N đã nộp đủ án phí sơ thẩm hôn nhân và gia đình.
3. Về quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Bản án về tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn số 07/2022/HNGĐ-ST
Số hiệu: | 07/2022/HNGĐ-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang |
Lĩnh vực: | Hôn Nhân Gia Đình |
Ngày ban hành: | 29/04/2022 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về