Bản án về tranh chấp ranh đất số 34/2024/DS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU

BẢN ÁN 34/2024/DS-ST NGÀY 02/02/2024 VỀ TRANH CHẤP RANH ĐẤT

Ngày 02 tháng 02 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Trần Văn Thời, tiến hành xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 601/2023/TLST-DS ngày 21 tháng 7 năm 2023 về việc “Tranh chấp ranh đất”, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 81/2024/QĐXXST-DS ngày 04 tháng 01 năm 2024 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: 1. Ông Trần Đình T; Sinh năm 1959 (có mặt) Địa chỉ cư trú: Ấp Đ, xã P, huyện T, tỉnh Cà Mau.

2. Bà Nguyễn Thị L; Sinh năm 1966 (có mặt) Địa chỉ cư trú: Ấp Đ, xã P, huyện T, tỉnh Cà Mau.

- Bị đơn: Ông Ngô Thanh P; Sinh năm 1970 (có mặt) Địa chỉ cư trú: Ấp Đ, xã P, huyện T, tỉnh Cà Mau.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Bà Trần Thị Q, sinh năm 1973 (có mặt) Địa chỉ cư trú: Ấp Đ, xã P, huyện T, tỉnh Cà Mau.

NỘI DUNG VỤ ÁN

- Tại đơn khởi kiện ngày 19/7/2023, quá trình giải quyết vụ án, tại phiên tòa Ông Trần Đình T, bà Nguyễn Thị L cùng trình bày:

Nguồn gốc đất ông, bà đang quản lý, sử dụng là chuyển nhượng của ông Sái Văn L1 vào khoảng năm 1999, sau đó Nông trường hợp đồng giao khoán diện tích 3,486ha. Từ năm 2000 đến năm 2018 ông, bà cho thuê. Từ năm 2018 đến nay ông quản lý sử dụng, quá trình sử dụng đất ông, bà xem bản đồ địa chính của xã thì phần đất diện tích chỉ còn lại 32.384m2. Quá trình quản lý sử dụng phần đất của ông, bà và phần đất ông P giáp ranh, hai bên phân ranh là bờ đôi, mỗi bên có bờ riêng, ông, bà và ông P có cậm ranh bằng trụ đá ở hai bờ đôi, hiện trụ đá cậm ranh không còn lý do bên ông P múc đất lắp trụ đá. Bờ đôi phân ranh trước đây của các bên hiện tại không còn.

Các trụ đá hiện hữu phân ranh của hai bên từ tiền gần đến hậu, các bên thỏa thuận cậm ranh khoảng năm 2020. Trụ đá hiện hữu ở hậu đất giáp ranh giữa ông, bà và ông P là do ông H, ông T1 và ông P là các hộ giáp ranh cậm, việc cậm trụ đá ở hậu đất không có ông chứng kiến.

Trong quá trình sử đất giao khoán thì ông, bà đóng sản đầy đủ cho Nông trường.

Ông, bà yêu cầu ông P trả lại ông phần đất tranh chấp theo đo đạc thực tế tại thửa số 9 diện tích 36,1m2.

Cây trồng trên phần đất tranh chấp là do vợ chồng ông trồng theo thẩm định ba cây dừa, 01 cây tràm nước và 04 cây tràm bồng vàng, các cây trồng này vợ ông trồng khoảng năm 2020. Đối với các cây trồng trên đất tranh chấp, trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu của vợ chồng ông tự di dời không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Quá trình giải quyết và tại phiên tòa ông Ngô Thanh P trình bày: Nguồn gốc phần đất ông đang quản lý, sử dụng và phần đất hiện đang tranh chấp ông T, bà L là vợ chồng chuyển nhượng của ông Phan Văn H1 năm 1999, khi chuyển nhượng diện tích 25 công tầm lớn. Đến ngày 16/12/2013 ông được Ủy ban nhân dân huyện T cấp 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích được cấp bao nhiêu anh không nhớ.

Vợ chồng ông không thống nhất với yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông T, bà L.

Quá trình giải quyết và tại phiên tòa bà Trần Thị Q trình bày: Nguồn gốc phần đất vợ chồng bà đang quản lý, sử dụng và phần đất hiện đang tranh chấp ông T, bà L là vợ chồng chuyển nhượng của ông Phan Văn H1 năm 1999, khi chuyển nhượng diện tích 25 công tầm lớn, ngày 16/12/2013 hộ gia đình bà được Ủy ban nhân dân huyện T cấp 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích được cấp bao nhiêu bà không nhớ. Theo bà việc Ủy ban nhân dân huyện T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình bà là không chính xác. Khi Ủy ban nhân dân huyện T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình bà thì các hộ giáp ranh không có ký tên và xác định ranh giới.

Khi chuyển nhượng đất của ông H1 đã có bờ ranh giáp phần đất ông T hiện nay, gia đình bà không có tranh chấp ranh với chủ đất củ (sau này chủ đất củ mới chuyển nhượng cho ông T, bà L). Trước đây giữa bà và chủ đất củ trước đây (Lý Thái S không Phải tên Sái Văn L1 như ông T trình bày) hai bên phân ranh bằng bờ đôi. Hiện tại bờ đôi phân ranh giữa bà và ông S vẫn còn như hiện hữu.

Vợ chồng bà và ông T, bà L tranh chấp khoảng năm 2017, các cây trồng trên phần đất tranh chấp là do ông T, bà L trồng, trồng khoảng vài năm.

Trụ đá hậu đất giáp ranh giữa hai bên cậm năm 2019 có chứng kiến của trưởng ấp ông B, phó ấp ông D và có chứng kiến các hộ giáp ranh ông H1, ông T1 và hai vợ chồng ông T.

Phần đất vợ chồng bà đang quản lý sử dụng cấp cho hộ gia đình bà do chồng bà ông P đứng tên, hộ gia đình bà chỉ có vợ chồng bà.

Vợ chồng bà không thống nhất với yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông T, bà L.

Tại phiên tòa các đương sự trình bày tranh luận:

Nguyên đơn ông T trình bày: Cột móc ở hậu đất do ông P và các hộ giáp ranh cậm vợ chồng ông ông không có chứng kiến, bờ phía hậu đất ông P không còn lý do ông P đã múc hết bờ, yêu cầu ông P trả lại phần đất lấn chiếm theo đo đạc thực tế 36,1m2.

Bà L thng nhất ý kiến trình bày của ông T.

Bị đơn ông P trình bày: Việc nguyên đơn cho rằng trụ đá hậu đất khi cậm không có mặt của vợ chồng ông T là không đúng, hai bên giáp ranh là bờ đôi, ông T cho rằng hậu đất ông không có bờ là không đúng, ông không có múc hết bờ như ông T trình bày.

Bà Q thống nhất ý kiến trình bày của ông P.

Ý kiến phát biu của Viện kim sát như sau:

Về tố tụng: Việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán: Trong quá trình giải quyết vụ án Thẩm phán tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử: Tại phiên tòa Hội đồng xét xử đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm và đảm bảo đúng nguyên tắc xét xử. Việc chấp hành pháp luật của các đương sự trong vụ án: Từ khi thụ lý vụ án cũng như tại phiên tòa hôm nay; các đương sự đã thực hiện đúng các quy định Bộ luật Tố tụng dân sự.

Về nội dung vụ án: Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận khởi kiện của ông Trần Đình T, bà Nguyễn Thị L về việc yêu cầu ông Ngô Thanh P trả lại phần đất tranh chấp theo đo đạc thực tế có diện 36,1m2 đất tọa lạc tại ấp Đ, xã P, huyện T, tỉnh Cà Mau.

Án phí, chi phí tố tụng các đương sự phải chịu theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng: Quan hệ pháp luật tranh chấp được xác định “Tranh chấp ranh đất”, phần đất tranh chấp tại ấp Đ, xã P, huyện T nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau theo quy định vào khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự.

[2] Về nội dung tranh chấp: Theo nguyên đơn nguồn gốc đất nguyên đơn đang quản lý, sử dụng là chuyển nhượng của ông Sái Văn L1 vào năm 1999 (không còn hợp đồng chuyển nhượng), sau đó Ban sản xuất Huyện ủy hợp đồng giao khoán diện tích 3,486ha. Từ năm 2000 đến năm 2018 nguyên đơn cho thuê. Từ năm 2018 đến nay nguyên đơn quản lý sử dụng, quá trình sử dụng đất nguyên đơn xem bản đồ địa chính của xã thì phần đất diện tích chỉ còn lại 32.384m2. Trong quá trình quản lý sử dụng bị đơn đã lấn ranh đất nguyên đơn theo đo đạc thực tế diện tích 36,1m2. Nay nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả phần đất đã lấn chiếm, bị đơn không đồng ý các bên xảy ra tranh chấp.

Theo Bản vẽ hiện trạng ngày 18/11/2023 của Công ty TNHH MTV D1 thể hiện vị trí, kích thước phần đất tranh chấp có mốc giới số 23-24 cạnh dài 35,84m; số 24-25 cạnh dài 2,02m; số 23-25 cạnh dài 36,03m (thuộc thửa số 9) có diện tích 36,1m2, đất tại ấp Đ, xã P, huyện T, tỉnh Cà Mau.

Theo thỏa thuận của các đương sự trên phần đất tranh chấp có ba cây dừa, 01 cây tràm nước và 04 cây tràm bồng vàng giá trị 500.000 đồng.

[3] Theo kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ phần đất tranh chấp thuộc một phần con bờ đôi hiện hữu, vị trí tranh chấp ở hậu đất giáp ranh nguyên và bị đơn. Theo nguyên đơn xác định cột móc cậm ở hậu đất không đúng ranh đất của nguyên đơn, đã lấn qua đất nguyên đơn, khi cậm trụ đá không có nguyên đơn chứng kiến và thống nhất, hậu đất của bị đơn không có bờ, do bị đơn đã đưa cơ giới múc đứt bờ lấn qua đất nguyên đơn, bị đơn không thừa nhận cho rằng ranh đất của nguyên đơn và bị đơn là bờ đôi từ tiền đến hậu đất.

[4] Xét quá trình sử dụng đất của các bên thấy rằng, phần đất nguyên đơn đang quản lý, sử dụng được Ban sản xuất Huyện ủy hợp đồng giao khoán năm 2000, theo sổ hợp đồng giao khoán thì phần đất giao khoán 3,486ha, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đo đạc thực tế diện tích tại thửa số 1 (2.514,1m2), thửa số 2 (31.374,4m2) tổng diện tích 33.888,5m2. Theo nguyên đơn xác định trong quá trình quản lý, sử dụng đất nguyên đơn không có đo đạc thực tế diện tích bao nhiêu, ngang tiền ngang hậu bao nhiêu nhưng khi nguyên đơn trích lục bản đồ hiện trạng đất tại Ủy ban nhân dân xã P thì chỉ còn 32.384m2, do đó nguyên đơn xác định bị đơn lấn ranh đất, yêu cầu bị đơn trả lại đất lấn chiếm.

[5] Đối với phần đất bị đơn đang quản lý, sử dụng được Ủy ban nhân dân huyện T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ngày 16/12/2013 đứng tên hộ gia đình ông Ngô Thanh P tại các thửa số 343 tờ bản đồ số 04 diện tích 807 m2 và thửa số 338 tờ bản đồ số 4 diện tích 20.611 m2, tổng diện tích được cấp 21.418m2 đất tọa lạc tại ấp Đ, xã P, huyện T, tỉnh Cà Mau, theo đo đạc thực tế quản lý, sử dụng thửa số 4 diện tích 22.865,3m2, thửa số 3 diện tích 896,4m2 tổng diện tích 23.761,7m2. Theo bị đơn xác định khi có chủ trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bị đơn kê khai đăng ký và được cấp quyền sử dụng đất trên bản đồ hiện trạng, không đo đạc thực tế nên có sự chênh lệch diện tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bị đơn và đất thực tế bị đơn quản lý sử dụng. Sau khi xem xét hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì trình bày của bị đơn là có căn cứ, phù hợp.

[6] Xét về quá trình quản lý sử dụng ranh đất của nguyên đơn và bị đơn, nguyên đơn cũng thừa nhận đất nguyên và bị đơn đang canh tác các bên đều sử dụng cơ giới để đào mương, tuy nhiên nguyên đơn cho rằng quá trình quản lý sử dụng bị đơn đã sử dụng cơ giới múc hết bờ ở hậu đất, chỉ còn bờ của nguyên đơn, thấy rằng hiện trạng bờ giữa nguyên đơn và bị đơn là bờ đôi từ tiền đến hậu đất có đoạn khoảng 4m, 5m và 6m không đồng đều. Từ tiền vào hậu các bên đã cậm cột móc nằm vị trí gần giữa hai con bờ, tuy nhiên đến trụ đá hiện hữu thứ 8 thì các bên tranh chấp theo nguyên đơn cho rằng bị đơn không có bờ do bị đơn múc hết bờ là không có căn cứ, vì hiện trạng từ tiền đến hậu đất thể hiện là bờ đôi chứ không phải phía hậu chỉ có con bờ duy nhất. Nguyên đơn là người khởi kiện phải chứng minh, nhưng nguyên đơn không có chứng cứ chứng minh đối với yêu cầu của mình.

Theo xác nhận của ông B là trường ấp trước đây giữa ông T và ông T1 đã tranh chấp ranh chính quyền địa phương đến thực địa hòa giải chứng kiến cậm móc thì trụ đá giáp ranh giữa ông P, ông H1, ông T1 và ông T đã có sẵn, như vậy thời điểm ông T tranh chấp với ông T1 đã có trụ đá ông T không có ý kiến, sau này giữa ông T và ông P xảy ra mâu thuẫn thì ông T cho rằng cột móc đã cậm qua đất ông là không có căn cứ.

[7] Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Đối với các cây trồng trên đất do nguyên đơn trồng, nguyên đơn có ý kiến trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn thì các cây trồng nguyên đơn tự di dời, không yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó Hội đồng xét xử không đặt ra xem xét.

[8] Phát biểu Kiểm sát viên tại phiên tòa có căn cứ được chấp nhận.

[9] Chi phí tố tụng: Do không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn nên chi phí tố tụng nguyên đơn phải chịu 20.196.000 đồng (đã thực hiện xong) [10] Về án phí sơ thẩm không có giá ngạch: Án phí dân sự sơ thẩm ông T, bà L phải chịu 300.000 đồng, ông T là người cao tuổi nên được miễn; bà L phải chịu phải chịu 150.000 đồng.

Vỉ các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 9 Điều 26, điềm a khoản 1 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39, 157 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 175 Bộ luật dân sự; Điều 202, 203 Luật đất đai; khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

1. Không chấp nhận khởi kiện của ông Trần Đình T, bà Nguyễn Thị L về việc yêu cầu ông Ngô Thanh P trả lại phần đất tranh chấp theo đo đạc thực tế có diện 36,1m2 đất tọa lạc tại ấp Đ, xã P, huyện T, tỉnh Cà Mau (Kèm theo Bản vẽ hiện trạng ngày 18/11/2023 của Công ty TNHH MTV D1).

2. Chi phí tố tụng: Ông Trần Đình T, bà Nguyễn Thị L phải chịu 20.196.000 đồng (đã thực hiện xong).

3. Về án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch: Ông Trần Đình T được miễn án phí sơ thẩm theo quy định, bà Nguyễn Thị L phải chịu 150.000 đồng. Ngày 19/7/2023 bà Nguyễn Thị L dự nộp tiền tạm ứng án phí 300.000 đồng biên lai thu số 0007105 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Trần Văn Thời được chuyển thu đối trừ, bà L được nhận lại 150.000 đồng.

4. Quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị bản án theo luật định.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định Điều 2 Luật Thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án, hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

10
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp ranh đất số 34/2024/DS-ST

Số hiệu:34/2024/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Trần Văn Thời - Cà Mau
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 02/02/2024
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về