Bản án về tranh chấp quyền sử dụng đất số 96/2022/DS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

BẢN ÁN 96/2022/DS-PT NGÀY 22/08/2022 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Trong các ngày 20 tháng7 và ngày 02, ngày 22 tháng 8 năm 2022, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 33/2022/TLPT- DS ngày 27/4/2022 về việc: “Tranh chấp về quyền sử dụng đất , di chuyển cây trên đất và bồi thường ngoài hợp đồng ”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 02/2022/DS-ST ngày 11/3/2022 của Toà án nhân dân huyện L Động bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 79/2022/QĐ-PT ngày 31/5/2022 và Quyết định hoãn phiên tòa số 118/2022/QĐ-PT ngày 20/6/2022 giữa:

- Nguyên đơn: Công ty TNHH Đức T Do ông Đặng Đình Đ, chức vụ: Giám đốc, làm đại diện “có mặt”.

Địa chỉ: Thôn S, Thị trấn K, huyện L, tỉnh Bắc Giang

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Triệu Hạnh H – Luật sư, Văn phòng Luật sư Triệu H, Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang, có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án.

- Bị đơn:

1. Ông Dư Văn T, sinh năm 1960 “ vắng mặt”

2. Bà Hoàng Thị Đ, sinh năm 1963 “có mặt”

3. Anh Dư Văn T1, sinh năm 1988 “ có mặt” Đều có địa chỉ: Thôn R, xã An L, huyện S, tỉnh Bắc Giang.

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

1) Anh Dư Văn T, sinh năm 1985 “vắng mặt” Địa chỉ: Ấp B, xã C, huyện D, tỉnh Tây Ninh.

2) Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, do ông Nguyễn Trung L - Chức vụ: Trưởng Văn phòng quản lý đất đai làm đại diện theo ủy quyền “ có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án.

3) Ủy ban nhân dân huyện L Động, tỉnh Bắc Giang, do ông Lâm Văn B - Chức vụ: Phó Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện L Động làm đại diện theo ủy quyền “ có đơn xin xét xử vắng mặt”.

4) Ban quản lý rừng phòng hộ huyện L Động, tỉnh Bắc Giang, do ông Trần B L - Chức vụ: Phó Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện L Động làm đại diện “có đơn xin xét xử vắng mặt”.

* Người kháng cáo: Công ty TNHH Đức T do ông Đặng Đình Đ, chức vụ: Giám đốc đại diện theo pháp luật.

NỘI DUNG VỤ ÁN

1. Tại đơn khởi kiện và các lời khai Nguyên đơn Công ty TNHH Đức T do ông Đặng Đình Đ giám đốc công ty trình bày: Công ty TNHH Đức T (sau đây gọi tắt là Công ty) được T lập từ năm 2000, có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai T viên trở lên, mã số doanh nghiệp: 2400275115, đăng ký lần đầu ngày 03/10/2000; hoạt động trên nhiều lĩnh vực như vận tải, đại lý xăng dầu, khai thác vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến lâm sản.

Công ty TNHH Đức T có 02 thửa đất ở thôn Dõng, xã An Lạc, huyện L Động, tỉnh Bắc Giang. Đất đã được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA 665588, ngày 13/4/2010, mang tên Công ty trách nhiệm hữu hạn Đức T, diện tích 42.197,6m2 (trong đó: thửa thứ nhất có diện tích 13.988,8m2; thửa thứ 2 có diện tích: 28.208,8m2) mục đích sử dụng: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; thời hạn sử dụng đến ngày 26/11/2019. Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm.

Nguồn gốc thửa đất: Năm 2007, Công ty khảo sát mỏ đá tại thôn Dõng, xã An Lạc thấy có thể khai thác được nên đã lập dự án “Khai thác lộ thiên mỏ đá làng Dõng” nộp cho các cấp chính quyền địa phương. Ngày 26/11/2007, Công ty được UBND tỉnh Bắc Giang cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 2012100050. Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận, Công ty tiến hành thực hiện dự án, bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, năm 2010 bắt đầu đưa công trình vào sử dụng, sản xuất.

Ngày 05/3/2010, Công ty Đức T ký hợp đồng thuê đất số 306/HĐTĐ với UBND tỉnh Bắc Giang, theo đó UBND tỉnh Bắc Giang cho Công ty thuê diện tích 42.197,6m2 đất tại thôn Dõng, xã An Lạc, huyện L Động, tỉnh Bắc Giang để thực hiện dự án khai thác lộ thiên mỏ đá Làng Dõng (có kèm theo tờ bản đồ), thời hạn thuê đến ngày 26/11/2019. Do đầu tư vào vào khu vực vùng sâu, vùng xa nên Công ty được miễn tiền thuê đấ. Sau đó công ty được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên.

Quá trình thực hiện dự án, Công ty được chính quyền địa phương và người dân thôn Dõng hợp tác, ủng hộ. Riêng đối với hộ gia đình ông Dư Văn T, bà Hoàng Thị Đ và anh Dư Văn T là không hợp tác, gây khó khăn cho công ty, cố tình lấn chiếm đất của Công ty. Từ năm 2010, Công ty đã bồi thường T1 bộ tài sản trên đất (cây keo trồng năm 2008) cho gia đình anh T, số tiền bồi thường là 11.200.000 đồng. Ông T(bố đẻ anh T) đã nhận tiền thay anh T nhưng sau đó vẫn tiếp tục quản lý số keo đến năm 2014 thì tự khai thác. Sau khi khai thác lại tiếp tục trồng lớp keo mới mà không trả đất cho Công ty. Công ty đã yêu cầu gia đình ông T không được tiếp tục trồng keo trên thửa đất của công ty nhưng gia đình ông T không nghe. Năm 2016, Công ty có thông báo yêu cầu gia đình di chuyển số keo ra khỏi thửa đất của công ty nhưng gia đình ông T không thực hiện. Đầu năm 2017, ông là đại diện của Công ty cùng với ông Nguyễn Trọng Mạnh – Quản lý mỏ đã nhờ người chặt T1 bộ số cây keo mà gia đình ông T trồng lấn chiếm trên đất của công ty. Do phía gia đình ông T tố cáo nên ông và ông Mạnh bị khởi tố, xét xử về tội “Hủy hoại tài sản”.

Đầu năm 2018, gia đình ông T tiếp tục trồng cây keo lấn chiếm lên diện tích đất thuộc thửa đất thứ 2 ( diện tích 28.208,8m2) của Công ty. Công ty đã nhiều lần yêu cầu phía gia đình ông T phải trả đất nhưng không được nên hai bên xảy ra tranh chấp.

Căn cứ kết quả đo đạc, xem xét thẩm định tại chỗ của Tòa án, Công ty TNHH Đức T yêu cầu ông T, bà Đ, anh T1 phải lại 6.948m2 đất cho Công ty , yêu cầu di chuyển T1 bộ số cây trồng ra khỏi diện tích đất tranh chấp; yêu cầu ông T, bà Đ, anh T1 phải bồi thường thiệt hại cho Công ty tổng số tiền 504.819.863 đồng.

2.Bị đơn ông Dư Văn T, bà Hoàng Thị Đ, anh Dư Văn T1 thống nhất trình bày: Gia đình ông, bà có 01 thửa đất ở khu Cát Lái, thôn Rõng, xã An Lạc, huyện L Động, tỉnh Bắc Giang, diện tích khoảng 1,5ha (do chưa đo đạc nên không biết diện tích chính xác), đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về nguồn gốc thửa đất: Bố mẹ ông T khai hoang thửa đất, đã sử dụng từ lâu. Năm 1981, ông T kết hôn với Đ, năm 1982 bố mẹ ông T giao lại mảnh đất trên cho ông, bà quản lý sử dụng canh tác trồng ngô, khoai, sắn ổn định, không có tranh chấp gì. Năm 2005, ông, bà chia đất T 3 phần, ông, bà quản lý, sử dụng khoảng 0,3ha, chia cho anh Dư Văn T (con trai) khoảng 0,8ha, anh Dư Văn Hưng (con trai) khoảng 0,4ha. Sau đó, ông, bà và anh Hưng không canh tác hoa màu nữa mà chuyển sang trồng keo. Năm 2007, anh Dư Văn T ký hợp đồng trồng rừng kinh tế số 20/HĐKT với Ban quản lý dự án số 661 - Lâm trường L Động 1, về việc trồng keo theo dự án trồng rừng kinh tế bằng vỗn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Quá trình quản lý sử dụng thửa đất có xác định ranh giới rõ ràng, được nhân dân và chính quyền địa phương thừa nhận, không xảy ra tranh chấp với ai.

Nguyên nhân xảy ra tranh chấp: Năm 2008, ông Đặng Đình Đ đến thửa đất gặp người dân canh tác trên khu vực Cát Lái nói phần đất mà gia đình ông, bà và những người dân xung quanh đã được UBND huyện, UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH Đức T quản lý, sử dụng. Do chưa được cấp chính quyền thông báo việc này nên ông, bà và một số người dân vẫn tiếp tục canh tác trên thửa đất.

Khoảng tháng 5 - 6/2008, công ty TNHH Đức T tự ý phá T1 bộ keo mà ông, bà và anh Dư Văn Hưng trồng trên diện tích 0,7ha. Ông, bà có đến UBND xã An Lạc, Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên môi trường để hỏi lý do Công ty Đức T lấn chiếm đất. Cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện trả lời là chưa có văn bản, giấy tờ gì về việc giao cho công ty Đức T quản lý sử dụng diện tích đất khu vực Cát Lái. UBND xã An Lạc thì trả lời diện tích đất đó tỉnh đã cấp cho Công ty TNHH Đức T.

Năm 2010, công ty TNHH Đức T đã bồi thường cho ông, bà tiền số cây keo bị phá là 320 cây keo x 35.000 đồng/cây = 11.200.000 đồng ( Mười một triệu hai trăm nghìn đồng). Vợ chồng anh Dư Văn Hưng được bồi thường số keo bị phá là 5.500.000đ (Năm triệu năm trăm nghìn đồng). Diện tích 0,7ha đất của gia đình bị thu hồi mà không được bồi thường gì về đất. Phía Công ty đã quản lý sử dụng từ đó đến nay.

Đối với diện tích khoảng 0,8 ha đất anh T vẫn tiếp tục quản lý, sử dụng canh tác trồng keo từ năm 2007 đến năm 2014 thì khai thác. Sau khi khai thác anh T giao lại cho ông, bà để đi vào Miền Nam. Ông, bà đã giao 0,8ha đất này cho Dư Văn T1 quản lý, anh T1 đã trồng keo từ tháng 4/2014 và nay là phần đất đang tranh chấp.

Năm 2017 phía Công ty TNHH Đức T có gửi giấy thông báo cho ông, bà biết diện tích 0,8ha đất là thuộc quyền quản lý của Công ty, yêu cầu gia đình khai thác T1 bộ keo trên đất để trả đất cho Công ty nhưng ông, bà không nhất trí.

Ngày 01/4/2017 (dương lịch) công ty đã cho người phá T1 bộ cây keo trồng trên đất. Ông, bà trình báo công an huyện L Động, Công an huyện khởi tố vụ án, khởi tố bị can, sau đó Tòa án nhân dân huyện L Động xét xử Đặng Đình Đ và Nguyễn Trọng Mạnh về hành vi “Hủy hoại tài sản”.

Năm 2018 gia đình tiếp tục trồng T1 bộ cây keo trên diện tích 0,8ha đất của gia đình. Phía công ty cho rằng ông, bà lấn chiếm đất công ty nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông, bà phải di chuyển T1 bộ số cây trồng ra khỏi diện tích đất tranh chấp để trả lại 6.948m2 đất cho Công ty; yêu cầu ông, bà và anh T1 phải bồi thường thiệt hại cho Công ty tổng số tiền 504.819.863đồng, ông, bà và anh T1 không nhất trí.

3.1.Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan UBND tỉnh Bắc Giang do ông Nguyễn Trung L đại diện theo ủy quyền trình bày: Căn cứ vào hồ sơ cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Đức T để thực hiện Dự án khai thác lộ thiên mỏ đá Làng Dõng, đối chiếu với các quy định của pháp luật, UBND tỉnh Bắc Giang giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng quy định của pháp luật. UBND tỉnh Bắc Giang thu hồi đất của Ban quản lý rừng phòng hộ theo khoản 8 Điều 38 Luật đất đai năm 2003, trên đất không có tài sản của Ban quản lý rừng phòng hộ nên không phải lập hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định. Thời điểm trả lại đất thì Hợp đồng trồng rừng kinh tế với anh Dư Văn T đã hết hiệu lực. Công ty TNHH Đức T đã lập phương án bồi thường, được UBND huyện L Động phê duyệt, Công ty đã bồi thường tài sản trên đất cho anh T. Như vậy, quyền lợi của anh T đã được B đảm. Mặc dù Hợp đồng thuê đất, Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất của Công ty đã hết hạn vào ngày 26/11/2019, tuy nhiên Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư số 189/QĐ-UBND ngày 01/4/2016, Văn bản số 2457/UBND-KTN ngày 08/9/2009 của UBND tỉnh gia hạn thời gian thực hiện dự án và Giấy phép khai thác khoáng sản tại Quyết định số 467/QĐ-UBND, ngày 12/8/2016 mà UBND tỉnh Bắc Giang cấp cho Công ty vẫn còn hiệu lực. Chưa có văn bản nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ hoặc thu hồi đất của Công ty TNHH Đức T đối với diện tích 42.197,6m2 đất nêu trên nên thửa đất vẫn thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH Đức T.

3.2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quBan quản lý rừng phòng hộ huyện L Đ do ông Trần B L đại diện theo ủy quyền trình bày: Ban quản lý rừng phòng hộ L Động trước đây là Lâm trường L Động I đã được nhà nước giao cho quản lý đất rừng. Trong số đó có diện tích đất thuộc khoảnh 59 tại địa bàn xã An Lạc được quy hoạch để thực hiện Dự án khai thác lộ thiên mỏ đá Làng Dõng.

Năm 2007, UBND tỉnh Bắc Giang cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho Công ty TNHH Đức T để thực hiện Dự án khai thác lộ thiên mỏ đá Làng Dõng. Ban quản lý rừng phòng hộ huyện L Động phối hợp cùng chủ đầu tư là Công ty TNHH Đức T tiến hành kiểm tra xác minh ranh giới, hiện trạng mỏ khai thác đá tại vị trí khoảnh 59 thôn Dõng, xã An Lạc, xác định ranh giới mỏ đá bằng các mốc tọa độ theo Hệ tọa độ VN -2000. Ngày 13/01/2010, Ban quản lý rừng phòng hộ L Động có Công văn số 03/BQLRPH về việc đồng ý trả lại 42.197,6m2 đất để thực hiện dự án khai thác lộ thiên mỏ đá làng Dõng. Thời điểm này, trên đất có tài sản cây keo của ông Dư Văn T trồng theo Hợp đồng trồng rừng kinh tế số 20/HĐK, ký ngày 01/01/2007 với Ban quản lý dự án 661 Lâm trường L Động I, thời hạn thực hiện hợp đồng là đến 31/12/2007. Ban quản lý rừng phòng hộ không thông báo về việc có tài sản của anh Dư Văn T trên đất cho UBND tỉnh Bắc Giang vì BQL rừng phòng hộ không phải là đơn vị có thẩm quyền, trách nhiệm xem xét bồi thường, giải phóng mặt bằng khi trả lại đất cho UBND tỉnh. Vì vậy, Ban quản lý không chịu trách nhiệm đối với tài sản trên đất của anh T khi bị Nhà nước thu hồi đất.

3.3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Dư Văn T trình bày: Gia đình anh có 01 thửa đất ở khu Cát Lái, thôn Dõng, xã An Lạc, huyện L Động, tỉnh Bắc Giang, diện tích khoảng 1,5ha, đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về nguồn gốc thửa đất là do ông bà anh khai hoang sau đó để lại cho bố mẹ anh canh tác, từ nhỏ anh được cùng bố mẹ canh tác trên thửa đất. Gia đình anh vẫn trồng ngô, sắn, vừng.. trên đất ổn định, không có tranh chấp với ai. Năm 2005, bố mẹ anh chia thửa đất của gia đình T 3 phần, bố mẹ anh quản lý, sử dụng một phần, một phần giao cho anh quản lý, một phần giao cho anh Dư Văn Hưng quản lý, sử dụng. Năm 2007, anh tham gia dự án trồng rừng, ký kết hợp đồng trồng rừng kinh tế số 20, ngày 01/01/2007 với Ban quản lý dự án số 661 - Lâm trường L Động 1, tiến hành trồng và chăm sóc cây keo đến năm 2014 thì tiến hành thu hoạch keo. Sau khi khai thác keo xong, anh chuyển vào tỉnh Tây Ninh sinh sống nên đã trả lại thửa đất cho bố mẹ anh. Từ năm 2007 đến 2014 anh không nhận được bất kì thông báo nào của cơ quan có thẩm quyền về việc thu hồi thửa đất mà anh đang canh tác, anh không được kiểm đếm cây trên đất, không nhận khoản tiền bồi thường nào của Công ty TNHH Đức T, anh cũng không ủy quyền cho bất kì ai nhận tiền bồi thường và cũng không bàn giao cho ai diện tích đất trên. Anh chỉ nhận được tờ quyết định số 10/QĐ – UBND vào tháng 6/2010 có liên quan đến thửa đất mà anh đang canh tác, do không đồng ý với nội dung Quyết định đó nên anh đã viết đơn khiếu nại gửi tới Thanh tra huyện L Động để yêu cầu giải quyết. Đến nay do thời gian đã lâu anh không nhớ cụ thể đã khiếu nại nội dung gì. Nay, Công ty TNHH Đức T khởi kiện yêu cầu bố mẹ anh trả diện tích đất tranh chấp là không có căn cứ. Anh đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết đúng pháp luật.

3.4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan UBND huyện L Động do ông Lâm Văn B đại diện theo ủy quyền trình bày: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang thực hiện thu hồi đất theo quy định tại Khoản 8 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003. Việc thu hồi đất do trả lại và trên đất không có tài sản nào khác của Ban quản lý rừng phòng hộ L Động, nên không phải lập hồ sơ bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định tại Điều 130, Nghị định 181.

Tại thời điểm Ban Ban quản lý rừng phòng hộ L Động trả lại đất (ngày 13/01/2010) thì Hợp đồng trồng rừng kinh tế số 20/HĐK ngày 01/01/2007 giữa Ban quản lý dự án 661 của Lâm trường L Động I (nay là Ban quản lý rừng phòng hộ L Động) với ông Dư Văn T1 đã hết hiệu lực (hiệu lực đến ngày 31/12/2007), tuy nhiên còn cây keo ông Dư Văn T trồng. Để đảm B quyền lợi của ông Dư Văn T, Công ty TNHH Đức T đã lập phương án bồi thường gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện L Động, UBND xã An Lạc thẩm định và được UBND huyện L Động phê duyệt và cũng đã được hộ gia đình đồng thuận và nhận tiền bồi thường. Như vậy quyền lợi hộ ông Dư Văn T đã được đảm B.

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định thu hồi đất của Ban quản lý rừng phòng hộ đã ký hợp đồng cho Công ty TNHH Đức T thuê đất, đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Đức T. Phía Công ty cũng đã tiếp nhận thửa đất được cho thuê, tự nguyện thỏa thuận bồi thường cho anh Dư Văn T. Do vậy, Ủy ban nhân dân huyện L Động không ban hành quyết định thu hồi đất đối với diện tích đất mà anh Dư Văn T trồng cây keo trong diện tích đất đã thu hồi của Ban quản lý rừng phòng hộ.

Với nội dung trên, bản án dân sự sơ thẩm số 02/2022/DS-ST ngày 11/3/2022 của Toà án nhân dân huyện L Động đã quyết định:

- Bác yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Đức T đối với ông Dư Văn T, bà Hoàng Thị Đ, anh Dư Văn T1 về việc yêu cầu ông T, bà Đ, anh T1 trả lại diện tích 6.948m2 đất tranh chấp(có sơ đồ kèm theo).

- Bác yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Đức T đối với ông Dư Văn T, bà Hoàng Thị Đ, anh Dư Văn T1 về việc yêu cầu ông T, bà Đ, anh T1 bồi thường thiệt hại về tài sản cho Công ty với số tiền 504.819.863đồng ( Năm trăm linh bốn triệu tám trăm mười chín nghìn tám trăm sáu mươi ba đồng).

Ngoài ra bản án còn giải quyết về chi phí tố tụng, án phí và tuyên quyền kháng cáo cho các bên đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 22/3/2022, công ty Đức T nộp đơn kháng cáo T1 bộ bản án sơ thẩm và đề nghị hủy bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

-Ông Đặng Đình Đ đại diện theo pháp luật của Công ty Đức T thay yêu cầu khởi kiện. Cụ thể công ty Đức T rút phần yêu cầu đòi ông Dư Văn T, bà Hoàng Thị Đ, anh Dư Văn T1 bồi thường thiệt hại 504.819.863 đồng; Giữ nguyên yêu cầu ông Dư Văn T, bà Hoàng Thị Đ, anh Dư Văn T1 trả lại 6.948m2 đất nhưng không yêu cầu ông T, bà Đ, anh T1 di dời cây trên đất mà công ty Đức T tự nguyện nhận lại T1 bộ 2.014 cây trên đất và thanh toán cho ông T , bà Đ và anh T1 42.446.000 đồng theo định giá.

-Luật sư B vệ quyền và lợi ích cho nguyên đơn trình bầy: Phần đất tranh chấp trước khi UBND tỉnh Bắc Giang giao đất cho công ty Đức T là đất do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện L Động quản lý được thể hiện tại khoảnh 59. Năm 2007 Ban quản lý rừng phòng hộ huyện L Động có hỗ trợ cho người dân hợp đồng trồng rừng kinh tế thuộc dự án 661 để phát triển sản xuất trong đó có hộ gia đình anh Dư Văn T. Tại biên bản xác minh (BL 327), với Chủ tịch xã và cán bộ địa chính xã An Lạc, huyện L Động đã xác định phần đất UBND tỉnh giao cho công ty Đức T, trước năm 2007 do Lâm trường L Động I quản lý (nay là Ban quản lý rừng phòng hộ huyện L Động). Thủ tục UBND tỉnh cho công ty Đức T thuê đất là đúng và đủ thủ tục. Công ty Đức T đã được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA 665588, ngày 13/4/2010, đến nay không có cơ quan có thẩm quyền nào thu hồi hay hủy bỏ nên vẫn còn nguyên giá trị. Trước khi công ty được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì công ty và UBND huyện đã kiểm đếm, xác định tài sản bồi thường đầy đủ, trong đó có số cây keo của hộ anh T. Hộ gia đình anh T đã được bồi thường cây trên đất với số tiền 11.200.000 đồng do ông T bố anh T nhận nhưng T1 bộ cây này sau đó anh T lại là người thu hoạch. Phần đất 6.948m2 mà ông T, bà Đ, anh T1 đang lấn chiếm là vô cớ, không liên quan gì đến ông T, bà Đ và anh T1.

-Đại diện UBND tỉnh thì cho rằng 6.948m2 đất tranh chấp trước năm 2007 là thuộc quyền quản lý của Ban quản lý phòng rừng hộ huyện L Động và Ban quản lý phòng rừng hộ huyện L Động đã có văn bản trả cho UBND tỉnh. Việc UBND tỉnh cho công ty Đức T thuê đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng luật. Mặc dù Hợp đồng thuê đất, Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất của Công ty đã hết hạn vào ngày 26/11/2019, tuy nhiên Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư số 189/QĐ-UBND ngày 01/4/2016, Văn bản số 2457/UBND-KTN ngày 08/9/2009 của UBND tỉnh gia hạn thời gian thực hiện dự án và Giấy phép khai thác khoáng sản tại Quyết định số 467/QĐ-UBND, ngày 12/8/2016 mà UBND tỉnh Bắc Giang cấp cho Công ty vẫn còn hiệu lực. Chưa có văn bản nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ hoặc thu hồi đất của Công ty TNHH Đức T đối với diện tích 42.197,6m2 đất nêu trên nên thửa đất vẫn thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH Đức T. Ngày 20/6/2019 Công ty Đức T có đơn gửi UBND tỉnh Bắc Giang xin điều chỉnh thời hạn thuê đối với 42.197,6m2 đất trên nhưng do Tòa án huyện L Động đang giải quyết tranh chấp liên quan đến diện tích đất này nên UBND tỉnh chưa xem xét. Đến nay UBND tỉnh chưa có quyết định cho tổ chức cá nhân nào thuê đối với diện tích đất này. Việc năm 2018 ông T, bà Đ và anh T1 tự trồng cây trên đất là trái quy định pháp luật, đề nghị Tòa án yêu cầu ông T, bà Đ và anh T1 phải tự di chuyển cây ra khỏi đất này.

- Ông Bà Hoàng Thị Đ và anh Dư Văn T1 đều khai gia đình có giấy tờ chứng minh được quyền sử dụng 6.948m2 đang tranh chấp là tại hợp đồng kinh tế năm 2007 Ban quản lý rừng phòng hộ huyện L Động đã ký với anh T trong hợp đồng có xác nhận anh T được quyền sử dụng đất, ngoài ra không có giấy tờ gì khác. Năm 2018 gia đình chồng cây trên đất là có biết đất này UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công ty Đức T nhưng việc tranh chấp không thấy giải quyết nên gia đình tiếp tục trồng cây.

- Ban quản lý rừng phòng hộ huyện L Động trình bầy: Nguồn gốc đất tranh chấp trước đây là của Lâm trường L Động I quản lý( nay đổi tên là Ban quản lý rừng phòng hộ huyên L Động). Tại khoản 2 Điều 3 của Hợp đồng kinh tế số 20/HĐKT ngày 01/01/2007 có ghi “cam kết diện tích rừng trồng trên là đất của hộ gia đình đã được nhà nước giao sử dụng lâu dài, hợp pháp, không có tranh chấp” là không đúng, vì đất này là đất của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện L Động, không phải đất hộ gia đình, hợp đồng chỉ là nội dung nhà nước đầu tư trồng cây, người trồng chỉ được hưởng cây trên đất.

Đại diện VKSND tỉnh Bắc Giang phát biểu quan điểm:

- Về tố tụng: Hội đồng xét xử và các đương sự đã chấp hành đầy đủ các trình tự, thủ tục của BLTTDS.

Về nội dung: Đại diện Viện kiểm sát, sau khi phân tích yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; ý kiến của bị đơn; ý kiến của người liên qua và luật sư đã xác định.Công ty Đức T khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông T, bà Đ, anh T1 phải để trả lại 6.948m2 đất; di chuyển T1 bộ số cây trồng ra khỏi 6.948m2 đất tranh chấp và bồi thường thiệt hại cho Công ty tổng số tiền 504.819.863đồng.

Bản án số 02/2022/DS-ST ngày ngày 11/3/ 2022 chỉ xử bác yêu cầu của công ty Đức T về đòi 6.948m2 đất và bác đòi bồi thường thiệt hại 504.819.863đồng; không giải quyết về việc nguyên đơn yêu cầu di chuyển T1 bộ số cây trồng ra khỏi 6.948m2 đất tranh chấp, là giải quyết thiếu yêu cầu nguyên đơn. Việc giải quyết thiếu yêu cầu của nguyên đơn là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và tại cấp phúc thẩm không xem xét được. Đề nghị Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm, giao lại vụ án cho Tòa án huyện L Động giải quyết lại vụ án.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về sự vắng mặt của các đương sự tại phiên tòa: Đại diện UBND huyện L Động và đại diện Ban quản lý rừng phòng hộ huyện L Động vắng mặt nhưng đều có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Ông T và anh T vắng mặt nhưng đều đã được triệu tập hợp lệ phiên lần thứ hai và không lý do. Do vậy cần căn cứ khoản 3 Điều 296 của Bộ luật Tố tụng dân sự để xét xử vắng mặt.

[2] Về nội dung vụ án: Xét nguồn gốc 6.948m2 đất tranh chấp giữa công ty Đức T với ông T, bà Đ và anh T1 thì thấy. Diện tích 6.948m2 đất tranh chấp trên trước năm 2007 do Lâm trường L Động I quản lý( Nay đổi tên là Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện L Động), được đạc tại khoảnh 59, tiểu khu 146, xã An Lạc,huyện L Động, tờ Bản đồ thiết kế khoán B vệ rừng tự nhiên- năm 2007, được Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang ký nghiệm thu. Nguồn gốc trên được chứng minh bởi các lời khai đại diện UBND tỉnh Bắc Giang; lời khai của đại diện UBND huyện L Động; lời khai của đại diện Ban quản lý rừng phòng hộ huyện L Động, kèm theo bản sao tờ bản đồ thiết kế khoán B vệ rừng tự nhiên 2007 và tờ Bản đồ thiết kế trồng rừng kinh tế; lời khai của nguyên đơn; tại biên bản xác minh ngày 21/10/2021 của đại diện UBND xã An Lạc, huyện L Động xác định khoảnh đất UBND tỉnh giao cho công ty Đức T trước đây do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện L Động quản lý, UBND xã An Lạc không quản lý đất này (BL237) và các tài liệu liên quan khác có trong hồ sơ. Do vậy việc ông T, bà Đ, anh T1 khai phần đất tranh chấp do bố mẹ ông T khai hoang từ lâu. Năm 1981, ông T kết hôn với Đ, năm 1982 bố mẹ ông T giao lại mảnh đất trên cho ông, bà quản lý sử dụng canh tác trồng ngô, khoai, sắn ổn định, không có tranh chấp gì là không có căn cứ chấp nhận.

[3] Ngày 01/01/2007 Ban quản lý rừng phòng hộ huyện L Động Hợp đồng kinh tế số 20/HĐKT với anh Dư Văn T (là con ông T), thời gian thực hiện hợp đồng là 01 năm, từ 01/01/2007 đến 31/12/2007. Ngày 26/11/2007 UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy phép chứng nhận đầu tư cho công ty Đức T để thực hiện dự án khai thác đá lộ thiên. Ngày 26/12/2007 UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác cho công ty Đức T. Ngày 01/8/2008 Ban quản lý rừng phòng hộ huyện L Động và công ty Đức T kiểm tra hiện trạng mỏ khai thác tại vị trí khoảnh 59 thôn Dõng, xã An Lạc. Ngày 20/10/2009 UBND huyện L Động có thông báo thu hồi đất. Ngày 28/12/2009 công ty Đức T có phương án bồi thường tài sản là cây trên đất. Ngày 04/01/2010 Phòng Tài nguyên huyện L Động và UBND xã An Lạc thẩm tra phương án bồi thường. Ngày 11/01/2010 UBND huyện L Động có Quyết định phê duyệt phương án bồi thường; trong đó có 1.280 cây keo do anh T trồng theo hợp đồng kinh tế số 20/HĐKT ngày 01/01/2007 với số tiền là 11.520.000 đồng, tiền bồi thường này do ông T bố anh T nhận ( Mặc dù đã nhận bồi thường số cây trên đất nhưng đến năm 2014 số cây keo đến ngày thu hoạch thì anh T vẫn là người thu hoạch cây). Ngày 13/01/2010 Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện L Động có văn bản trả lại đất cho UBND tỉnh Bắc Giang để thực hiện dự án. Ngày 05/03/2010 công ty Đức T ký hợp đồng thuê đất với UBND tỉnh Bắc Giang. Diện tích 6.948m2 đất tranh chấp là nằm trong 42.197,6m2 đất được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Đức T năm 2010, thời hạn sử dụng đến ngày 26/11/2019. Ngày 20/6/2019 công ty Đức T có đơn gửi UBND tỉnh Bắc Giang xin điều chỉnh thời hạn thuê đối với diện tích đất trên nhưng do đang giải quyết tranh chấp nên UBND tỉnh chưa xem xét. Đến nay UBND tỉnh chưa có quyết định cho tổ chức cá nhân nào thuê đối với diện tích đất này.

[4]Từ những phân tích trên có đủ cơ sở để khẳng định 6.948m2 nằm trong 42.197,6m2 đất của công ty Đức T được UBND tỉnh Bắc Giang cho thuê từ năm 2010 nhưng đã hết hạn vào ngày 26/11/2019. Việc ông T, bà Đ và anh T1 cho rằng 6.948m2 tranh chấp thuộc quyền sử dụng của gia đình ông T cũng không có căn cứ chấp nhận. Diện tích 6.948m2 tranh chấp nằm trong 42.197,6m2 đất của công ty Đức T được UBND tỉnh Bắc Giang cho thuê từ năm 2010 nhưng đã hết hạn vào ngày 26/11/2019 và chưa được UBND tỉnh ra hạn nên T1 bộ diện tích đất này thuộc đất chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng và thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh Bắc Giang.

[5] Xét công ty Đức T khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông T, bà Đ, anh T1 phải để trả lại 6.948m2 đất; di chuyển T1 bộ số cây trồng ra khỏi 6.948m2 đất tranh chấp và bồi thường thiệt hại cho Công ty tổng số tiền 504.819.863đồng và thông báo thụ lý giải quyết vụ án cũng đã xác định vụ án giải quyết đủ các yêu cầu này. Bản án số 02/2022/DS-ST ngày ngày 11/3/ 2022 chỉ xử bác yêu cầu của công ty Đức T về đòi 6.948m2 đất và bác đòi bồi thường thiệt hại 504.819.863đồng; không giải quyết về việc nguyên đơn yêu cầu di chuyển T1 bộ số cây trồng ra khỏi 6.948m2 đất tranh chấp, là giải quyết thiếu yêu cầu nguyên đơn. Việc giải quyết thiếu yêu cầu của nguyên đơn là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng quy định tại và tại cấp phúc thẩm không xem xét được. Do vậy việc đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm, giao lại vụ án cho Tòa án huyện L Động giải quyết lại vụ án là có căn cứ theo luật.

Do hủy án sơ thẩm nên công ty Đức T không phải chịu án phí phúc thẩm, án phí sơ thẩm và các chi phí tố tụng cũng được xác định lại khi giải quyết lại vụ án.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 3 Điều 308; khoản 2 Điều 310; khoản 3 Điều 148 của Bộ luật Tố tụng dân sự .

1. Hủy bản dân sự sơ thẩm số 02/2022/DS-ST ngày 11/3/2022 của Toà án nhân dân huyện L Động. Giao lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giải quyết lại vụ án.

2.Về án phí: Công ty TNHH Đức T không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Hoàn trả lại công ty TNHH Đức T 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo Biên lai số 0015326 ngày 01/4/2022 của Chi cục THADS huyện L Động.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

216
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp quyền sử dụng đất số 96/2022/DS-PT

Số hiệu:96/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bắc Giang
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 22/08/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về