Bản án về tranh chấp quyền sở hữu tài sản số 03/2022/DS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

BẢN ÁN 03/2022/DS-PT NGÀY 10/01/2022 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN

Ngày 10 tháng 01 năm 2022, Tại trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên, xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 45/2021/TLPT - DS, ngày 04 tháng 10 năm 20201 về “ Tranh chấp quyền sở hữu tài sản”.Do bản án dân sự sơ thẩm số 05/2021/DS-ST ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Tòa án nhân dân thành phố SC, tỉnh Thái Nguyên bị kháng cáo.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 93/QĐ-PT ngày 02 tháng 12năm 2021 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Đ; sinh năm 1961; Địa chỉ: Xóm T2, xã TC, thành phố TN, tỉnh Thái Nguyên (Có mặt);

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Ông T2 - Luật sư Văn phòng Luật sư TN, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Thái Nguyên (Có mặt).

2. Bị đơn:

2.1. Anh T sinh năm 1983; Địa chỉ: Xóm BĐ I, xã BS, thành phố SC, tỉnh Thái Nguyên (Có mặt).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh T: Ông Th - Luật sư văn phòng luật sư TH thuộc đoàn luật sư tỉnh Thái Nguyên (có mặt)

2.2. Ông K; Sinh năm 1962 địa chỉ: Xóm BĐ I, xã BS, thành phố SC, tỉnh Thái Nguyên (Có mặt).

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Tổng Công ty A; địa chỉ: số 127 LĐ, phường ĐM, quận HBT, thành phố Hà Nội (kế thừa quyền, nghĩa vụ của Tổng Công ty B).

Người đại diện (theo ủy quyền): Ông B – Công tác tại: Chi nhánh Công ty B – Công ty cổ phần – Công ty A (vắng mặt);

3.2. Bà H; địa chỉ: Xóm T2, xã TC, thành phố TN, tỉnh Thái Nguyên (Có mặt);

3.3. Anh T1; địa chỉ: Xóm T2, xã TC, thành phố TN, tỉnh Thái Nguyên (Có mặt).

4. Người làm chứng:

4.1. Ông D; địa chỉ: xóm TS, xã BS, thành phố SC, tỉnh Thái Nguyên (Vắng mặt).

4.2. Bà L; địa chỉ: xóm TT, xã BS, thành phố SC, tỉnh Thái Nguyên (vắng mặt).

4.3. Ông N; địa chỉ: xóm T2, xã TC, thành phố TN, tỉnh Thái Nguyên (vắng mặt).

4.4. Bà S; địa chỉ: xóm T2, xã TC, thành phố TN, tỉnh Thái Nguyên (vắng mặt).

4.5. Ông H1; địa chỉ: xóm BĐ 2, xã BS, thành phố SC, tỉnh Thái Nguyên (Vắng mặt).

4.6. Bà X; địa chỉ: xóm BĐ 1, xã BS, thành phố SC, tỉnh Thái Nguyên (vắng mặt).

4.7. Bà T3; địa chỉ: xómBĐ1, xã BS, thành phố SC, tỉnh Thái Nguyên (Vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản án sơ thẩm nguyên đơn ông Đ trình bầy: Ngày 26/4/2013, gia đình ông Đ ký hợp đồng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng bạch đàn chồi với Lâm trường PT theo hợp đồng số 09 tại tiểu khu 221A khoảnh 3 lô d2 và lô d3 tổng diện tích 5,23ha. Sau khi nhận khoán, trong quá trình chăm sóc, bảo vệ rừng, được sự đồng ý của lâm trường, gia đình ôngĐ đã mua cây keo trồng xen kẽ với bạch đàn chồi, có sự giám sát, hướng dẫn kỹ thuật của Đội trưởng Đội sản xuất 3 là ông D, vì bãi xa nhà, ông Đ nhờ gia đình bà L ở xóm TS, xã BS trông nom và tưới cây giúp gia đình và gia đình còn phải trả công, sau đó vợ ông Đ là bà H và con trai là anh T1 tiếp tục chăm sóc cây. Đến chu kỳ khai thác, ngày 20/11/2018 gia đình ông Đ đến Công ty A để thanh lý hợp đồng số 09 ký ngày 26/4/2013 với Công ty làm thủ tục cấp phép khai thác cho gia đình ông Đ. Ngày 22/11/2018 gia đình ông Đ chuẩn bị khai thác gỗ thì ông T tranh chấp và đưa người vào cắt gỗ, gia đình ông Đ đã có kiến nghị đến Công ty A. Công ty Acó Công văn số 270 ngày 05/12/2018 trả lời xác định Công ty A là chủ đất, chủ rừng và kết luận gia đình ông Đ được quyền khai thác cây nhưng ông Tvà ông K vẫn tranh chấp do đó ông Đ khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định gia đình ông được quyền khai thác toàn bộ số cây Keo và Bạch đàn trên Lô rừng ông Đ nhận khoán với Công ty A tại Tiểu khu 221A, khoảnh 3, Lô d2 và d3 theo hợp đồng số 09 ngày 26/4/2013.

Bị đơn, ông T khai: Nguồn gốc đất bên trên có cây đang tranh chấp là của gia đình ông T khai phá và mua thêm, bố mẹ ông T đã trồng cây theo dự án PAM từ năm 1993 đến năm 2003 gia đình khai thác, sau đó bố ông T ký hợp đồng viết tay với Lâm trường đại diện là bà Q là Đội trưởng Đội sản xuất, theo nội dung hợp đồng hai bên cam kết làm 01 chu kỳ từ 8 – 10 năm khi khai thác xong đất PAM thuộc quyền sở hữu của gia đình ông T. Sau khi ký hợp đồng năm 2004 đến năm 2012 khai thác xong gia đình ông Tđã tự bỏ vốn, tự trồng, không tham gia trồng theo dự án với Lâm trường PT, gia đình ông trồng cây vào năm 2013, khi trồng có thuê một số người như là ông C cùng xóm tham gia cùng. Ông T xác định, trong phần diện tích 3,5ha cây Keo và Bạch đàn chồi đang tranh chấp có một phần diện tích của gia đình ông T đã trồng cây Keo từ năm 2013. Ngoài phần của gia đình ông T trồng, phần còn lại khoảng 02ha là của ông K bán cho ông T. Quan điểm của ông Thế xác định diện tích cây đang tranh chấp với gia đình ông Đ là của ông T, ông T không đồng ý cho gia đình ông Đ khai thác.

Ông K khai: Ông K xác định cây Keo đang tranh chấp với gia đình ông Đ, ông K trồng năm 2013, trong đó có cây trồng trên phần diện tích khoảng 02ha là của ông Ktrồng trên đất của ôngK. Năm 2018 ông K đã chuyển nhượng cả đất và cây cho ông T với giá 250 triệu đồng (bao gồm cả diện tích đất này và một số lô đất khác).

Đại diện người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Tổng Công ty B – Công ty cổ phần, ông B khai: Diện tích đất do ông Đ nhận khoán với Công ty, Công ty A đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Quyết định số 2298/QĐ-UB ngày 05/09/1998. Diện tích đất ông Đ nhận khoán nằm trong phương án sử dụng đất của Công ty A được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên chấp thuận tại văn bản số 3231/UBND – NC ngày 05/09/2014 về việc chấp thuận phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa của Chi Nhánh Tổng Công ty B – Công ty Cổ phân - Công ty A.Về việc giao khoán trồng rừng: Ông Đ có ký hợp đồng giao khoán với Công ty tại hợp đồng số 09 HĐ ký ngày 26/04/2013. Việc ký hợp đồng giao khoán dựa trên sự tự nguyện của các bên, căn cứ trên đơn yêu cầu đề nghị giao khoán của hộ dân thì Công ty mới thực hiện ký kết hợp đồng giao khoán cho hộ dân. Ngày 20/11/2018 Công ty A thanh lý hợp đồng số 09 ký ngày 26/04/2013, Công ty A đã cấp phép khai thác cho gia đình ông Đ. Ngày 22/11/2018 gia đình ông Đ chuẩn bị khai thác thì ông T tranh chấp và đưa người vào cắt gỗ trên lô rừng của gia đình ông Đ nhận khoán với Công ty A. Ngày 05/12/2018 Công ty A có công văn số 270 trả lời theo đơn đề nghị của gia đình ông Đ, Công ty A khẳng định từ những căn cứ về nguồn gốc đất và hồ sơ tài sản trên đất, Công ty A là chủ đất, chủ rừng. Công ty có toàn quyền trong việc cấp phép khai thác, thanh lý hợp đồng và thu hồi vốn đầu tư tại 02 lô rừng (Lô D2 và D3, khoảnh 3, tiểu khu 221A, diện tích 5.23ha thuộc hợp đồng số 09/HĐ ký ngày 26/4/2013) theo quy định. Công ty A đã có đề nghị Uỷ ban nhân dân xã BS và Hạt Kiểm lâm SC tạo điều kiện để gia đình ông Đ được khai thác và kịp thời chuẩn bị hiện trường trồng rừng năm 2019 cho Công ty A theo kế hoạch. Sau đó gia đình ông Đ bị ông T và ông K ngăn cản không cho khai thác. Ngày 19/3/2019, Công ty A cùng gia đình ông Đ phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã BS cùng làm việc với ông T và ông K, Công ty A đã cung câp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Quyết định số 2298/QĐ-UB ngày 05/09/1998, Văn bản số 3231/UBND – NC ngày 05/09/2014 về việc chấp thuận phương án sử dụng đất của Công ty A và Hợp đồng số 09 HĐ ký ngày 26/4/2013 giữa ông Đ và Công ty A, ông T và K không cung cấp được giấy tờ liên quan đến thửa đất và 02 lô rừng nói trên. Ngày 03/5/2019, Công ty A cùng gia đình ông Đ phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã BS, Hạt kiểm Lâm SC cùng các bên liên quan tiến hành kiểm tra hiện trạng tai thửa đất và 02 lô rừng trên, tại hội nghị qua ý kiến các bên và ông T, ông K vẫn không cung cấp được giấy tờ liên quan đến thửa đất và 02 lô rừng nói trên.

Tổng công ty B đề nghị Tòa án xác định số cây Keo và Bạch đàn là tài sản trên đất thuộc về gia đình ông Đ, để ông Đ được khai thác thu hồi sản phẩm.

* Tài liệu nguyên đơn là ông Đ và đại diện Tổng Công ty B – Công ty cổ phần giao nộp:

- Bản sao Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh của Chi nhánh Tổng Công ty lâm nghiệp Việt Nam – Công ty cổ phần – Công ty lâm nghiệp Thái Nguyên; Bản photo có dấu treo của Chi nhánh Tổng Công ty lâm nghiệp Việt Nam Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty B – Công ty cổ phần; Bản photo Phụ lục các lô đất giao cho lâm trường PT theo QĐ số 193/UB- QĐ ngày 10/12/1991 của UBND tỉnh tại xã BS; Bản sao Công văn số 3231/UBND-NC về việc sử dụng đất sau khi cổ phần hóa của Công ty B; Bản photo Quyết định số 504 QĐ/HĐTV/TCLĐ về việc tiếp nhận và chuyển giao Lâm trường PT thuộc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐB; Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số M 183323; Bản sao bản đồ thiết kế khai thác thiết kế rừng trồng – kế hoạch năm 2018; Bản sao Công văn số 270/ CT-LN ngày 05/12/2018 của Công ty A, Tổng Công ty B – CTCP; Bản sao Biên bản làm việc ngày 19/3/2019 và ngày 03/5/2019 tại UBND xã BS; Bản sao Phiếu thu ngày 16/11/2018 của Công ty B; Bản photo Đơn đề nghị xác định nguồn gốc và ranh giới rừng trồng;..

- Bản sao Hồ sơ giao nhận khoán số 09 của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐB, thuộc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, giữa Bên giao khoán: Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐB và bên nhận khoán: Ông Đ; địa chỉ: xóm T2, xã TC thành phố TN. Gồm có:

1. Đơn xin giao khoán ngày 25/4/2013, nội dung: Người xin giao khoán là ông Đ, xin giao khoán rừng chồi để kinh doanh theo mô hình khoán hộ, địa điểm lô rừng xin giao khoán: Lô d2 + lô d3, diện tích 5,23ha, thời hạn xin giao khoán:

05 năm, mục đích: kinh doanh (có chữ ký, viết tên của: Người xin giao khoán: Đ, Đội trưởng Đội 3D, xác nhận của Thôn T2: Đ, chữ ký và đóng dấu xác nhận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã TC);

2. Hợp đồng giao khoán kinh doanh rừng chồi trả sản phẩm cuối chu kỳ số 09 ngày 26/4/2013. Bên giao khoán: Chi nhánh Lâm trường PT (Bên A), bên nhận khoán (Bên B): Ông Đ, bà H. Nội dung: Bên A giao khoán rừng chồi cho Bên B để kinh doanh: Diện tích 5,23ha,.. thuộc Khoảnh 3 đội sản xuất 03, thời gian khoán: 05 năm, loại cây: Bạch đàn chồi, kỹ thuật kinh doanh: Bên A hướng dẫn kỹ thuật, chăm sóc cho bên B theo quy trình,.. Bên A chịu trách nhiệm chi phí thiết kế, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức nghiệm thu, kiểm kê rừng,.. chịu trách nhiệm lập hồ sơ cấp phép khai thác,.. Bên B chịu toàn bộ chi phí về lao động… Phân chia sản phẩm: Bên A được hưởng 117,675m3 gỗ sản lượng (bình quân 22,5m3/ ha) và được quy ra tiền,.. (Hợp đồng có chữ ký, viết tên Đại diện bên B:

Đ, chữ ký và đóng dấu của Đại diện bên A: Giám đốc Chi nhánh Lâm trường PT, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐB: Đ1; chữ ký và đóng dấu xác nhận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã TC);

3. Biên bản giao khoán, nhận khoán rừng số 09 ngày 30/4/2013, Đại diện Bên giao khoán: Đ1, Đại diện Bên nhận khoán: Đ, nội dung thể hiện bên giao khoán đã bàn giao cho bên nhận khoán tại thực địa: Địa chỉ lô rừng: Lô d2 + d3 khoảnh 3 Đội sản xuất 3,.. diện tích: 5,23ha, tài sản gắn liền với đất: Trồng cây Bạch đàn Úc chồi (Biên bản có chữ ký, viết tên Đại diện bên nhận khoán: Đào Xuân Đ, chữ ký và đóng dấu của Đại diện bên nhận khoán: Giám đốc Chi nhánh Lâm trường PT, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp ĐB: Đ1đội sản xuất: Dg; chữ ký và đóng dấu xác nhận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã TC).

4. Trích lục Lô rừng từ hồ sơ thiết kế (Có chữ ký, viết tên Đại diện bên nhận khoán: Đ; chữ ký, viết tên của Đội trưởng SX, người trích lục: D; chữ ký và đóng dấu xác nhận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã TC) và Biểu thống kê chi tiết diện tích hợp đồng kunh doanh chồi khoán hộ.

* Tài liệu, chứng cứ bị đơn ông T giao nộp:

- Bản photo Bản hợp đồng cam kết trồng rừng ngày 4/11/2004, nội dung thể hiện Ban quản lý đội và Chủ hợp đồng là Bà Q và ông Th cam kết trồng rừng tại lô E1K2TK319 + E15K3TK319, thống nhất giao rừng cho chủ hợp đồng trồng, chăm sóc đến hết 1 chu kỳ khai thác từ 8 năm đến 10 năm, mặt sau ghi đất PAM thuộc quyền sở hữu của ông Th sau này khai thác trả lại ông Th, có chữ ký và viết tên Q (bút lục 148).

- Bản photo Cuộc họp giải quyết khiếu nại của UBND xã BS tiến hành tại Ban Pam huyện PY ngày 11/3/1993; Bản photo Đơn đề nghị xác định nguồn gốc và ranh giới rừng trồng; Bản gốc Biên bản xác nhận về việc tham gia trồng rừng cho ông Th và ông K.

* Tại biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 26/ 8/ 2020 (thành phần tham gia có: Bà B – Phó Trưởng phòng Phòng Kinh tế, ông S – Công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường, ông D – Chuyên viên Phòng Quản lý đô thị thành phố SC; bà D1 – Cán bộ địa chính, ông L – Phó Trưởng ban Lâm nghiệp xã BS; nguyên đơn: ông Đ, bị đơn ông T ông K, đại diện Tổng Công ty B– Công ty cổ phần là ông B). Xác định: Vị trí cây trồng đang tranh chấp (Keo, Bạch đàn chồi) nằm trên lô D2 và D3 khoảnh, tiều khu 221A tại xóm BĐ 1, xã BS, thành phố SC, hai bên đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan xác định là trùng khớp và đúng hiện trạng (theo bản đồ thiết kế tạo rừng KH năm 2013). Các đương sự đều xác định cây Keo trồng và Bạch đàn chồi từ năm 2013, ông Đ xác định cây keo gia đình ông nhận trồng rừng từ năm 2013, lúc đó có gốc cây Bạch đàn của Công ty Lâm nghiệp mọc mầm lên, ông T xác định một phần đất trồng rừng và một phần mua lại của ông K ở trên phần đất tranh chấp là do gia đình ông khai phá và một phần mua lại của ông K, năm 2004 gia đình ông có ký hợp đồng với Lâm trường PT để trồng cây Bạch đàn, năm 2013 gia đình ông tự bỏ vốn ra trồng cây keo, còn cây Bạch đàn chỉ có lác đác một vài mầm chồi lên, đại diện Tổng Công ty B – Công ty cổ phần, ông B xác định đất rừng do Công ty quản lý và giao khoán lại cho ông Đ năm 2013 theo hợp đồng số 09/ ngày 26 tháng 4 năm 2013, cây Bạch đàn là chồi do Lâm trường trồng ở chu kỳ trước đã khai thác, sau đó kinh doanh mầm chồi Bạch đàn, còn cây Keo, Công ty Lâm nghiệp xác định do ông Đ trồng năm 2013. Hai bên đương sự thống nhất về phần đất có cây đang tranh chấp là 3,5ha (35.000.000m2), mật độ cây: 1.300 cây/ 01 ha, đường kính trung bình cây: 12,7cm, chiều cao vút nhọn trung bình: 14m (bút lục 174 - 177). Kết quả định giá tài sản (theo Biên bản định giá tài sản ngày 17/3/2021): 01ha cây Keo và Bạch đản (mật độ 1.300 cây/ 01ha, đường kính cây TB: 12,7cm, chiều cao vút ngọn TB: 14m) = 68.000.000 đồng/ 01ha x 3,5ha = 238.000.000 đồng (bút lục 192 – 194).

Vói nội dung trên, tại bản án dân sự sơ thẩm số 05/2021/DSST ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Tòa án nhân dân thành phố SC đã xét xử và quyết định:

* Căn cứ: Các Điều 26,35,39; khoản 1 Điều 147, khoản 1 Điều 157, Điều 158, khoản 1 Điều 165, Điều 166; Điều 235; Điều 271 và Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Điều 688; Các Điều 483,484,489,490; Điều 160; Điều 357 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Luật Thi hành án dân sự. Luật Phí, lệ phí; Nghị quyết số 326/ 2016/ NQ – UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đ.

Gia đình ông đ được quyền khai thác toàn bộ cây Bạch đàn chồi và cây Keo trên các Lô rừng gia đình ông Đ nhận khoán với Chi nhánh Lâm trường PT, Công ty TNHH MTV LN ĐB, Tổng Công ty B (thừa kế quyền, nghĩa vụ là Công ty B – Công ty Cổ phần) tại Tiểu khu 221A, khoảnh 3, Lô d2 và d3 theo hợp đồng số 09 ngày 26/4/2013 được ký kết giữa Chi nhánh Lâm trường PT và hộ gia đình ông Đ, bà H.

(Hiện trạng cây keo và bạch đàn theo Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 26/8/2020 tại xã BS, thành phố SC).

2. Về án phí và các chi phí tố tụng khác:

2.1. Về án phí: Buộc ông T, ông K phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm là 11.900.000 đồng, cụ thể ông T phải chịu 5.950.000 đồng, ông K phải chịu 5.950.000 đồng nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Hoàn trả ông Đ 4.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo Biên lai thu tiền tạm ứng án phí Tòa án số 0007866 ngày 13 tháng 02 năm 2020 tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SC, tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Về chi phí tố tụng: Buộc ông T, ông K phải chịu toàn bộ 3.000.000 đồng tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản tranh chấp. Ông Đ đã nộp 3.000.000 đồng tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản, buộc ông T và ông K phải hoàn trả lại cho ông Đ số tiền 3.000.000 đồng, cụ thể ông T phải trả ôngĐ 1.500.000 đồng, ông K trả ông Đ số tiền 1.500.000 đồng.

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên quyền kháng cáo cho các đương sự theo quy định của pháp luật.

Ngày 29/7/2021 ông K làm đơn kháng cáo bản án với các lý do: Ông xác định nguồn gốc đất là do ông khai phá trồng chè và giữ rừng tái sinh, năm 1991 ông thuê người trồng keo và bạch đàn, đến năm 1999 ông khai thác, sau khi khai thác xong do điều kiện gia đình nên ông không tái tạo lại rừng, một thời gian sau ông đến để tái tạo rừng thì mới biết ông Đàm người cùng xóm có hợp đồng giao khoán với Lâm trường, ông đề nghị Tòa án xem xét .

Ngày 29/7/2021 ông T làm đơn kháng cáo bản án với các lý do: Nguồn gốc đất do gia đình ông khai phá trồng Pam và mua của ông K, ông đề nghị Tòa án xem xét bóc tách riêng biệt giữa phần đất của ông mua của ông K cho ông.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Tại phiên tòa phúc thẩm ông Khoa, ông Tvà ông Đ đã thỏa thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án cụ thể như sau:

1. Gia đình ông Đ được quyền khai thác toàn bộ cây Bạch đàn chồi và cây Keo trên các Lô rừng gia đình ông Đ nhận khoán với Chi nhánh Lâm trường PT, Công ty TNHH MTV LN ĐB, Tổng Công ty B (thừa kế quyền, nghĩa vụ là Công ty B – Công ty Cổ phần) tại Tiểu khu 221A, khoảnh 3, Lô d2 và d3 theo hợp đồng số 09 ngày 26/4/2013 được ký kết giữa Chi nhánh Lâm trường PT và hộ gia đình ông Đ, bà H.

(Hiện trạng cây keo và bạch đàn theo Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 26/8/2020 tại xã BS, thành phố SC kèm theo).

Ông Đ có trách nhiệm thanh toán cho ông T 30.000.000đ (ba mươi triệu đồng).

2. Về án phí và các chi phí tố tụng khác:

2.1. Về án phí: Ông T phải chịu 5.950.000 ( Năm triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng), ông Đ tự nguyện chịu 5.950.000 ( Năm triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm nộp vào Ngân sách Nhà nước. Ông Đ được trừ 4.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo Biên lai thu số 0007866 ngày 13 tháng 02 năm 2020 tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SC, tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Về chi phí tố tụng: Ông Đ tự nguyện chịu toàn bộ chi phí tố tụng (đã thực hiện xong).

Hội đồng xét xử thấy rằng: Sự thỏa thuận của các bên đương sự là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đaọ đức xã hội nên Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là phù hợp.

Tại phiên tòa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn và bị đơn là ông T đề nghị Hội đồng xét xử công nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, sửa bản án dân sự sơ thẩm là có căn cứ.

Tại phiên tòa phúc thẩm đại diện Viện kiểm sát phát biểu về sự tuân theo pháp luật của Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử từ khi thụ lý vụ án cho đến trước khi nghị án đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Quan điểm giải quyết của đại diện Viện kiểm sát: Công nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, sửa bản án dân sự sơ thẩm số 05/2021/DSST ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Tòa án nhân dân thành phố SC, tỉnh Thái Nguyên là có căn cứ.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 300, Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 688; Các Điều 483,484,489,490; Điều 160; Điều 357 của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 05/2021/DSST ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Tòa án nhân dân thành phố SC, tỉnh Thái Nguyên.

Công nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự cụ thể như sau:

1. Gia đình ông Đ được quyền khai thác toàn bộ cây Bạch đàn chồi và cây Keo trên các Lô rừng gia đình ông Đ nhận khoán với Chi nhánh Lâm trường PT, Công ty TNHH MTV LN ĐB, Tổng Công ty B (thừa kế quyền, nghĩa vụ là Công ty Lâm nghiệp Việt Nam – Công ty Cổ phần) tại Tiểu khu 221A, khoảnh 3, Lô d2 và d3 theo hợp đồng số 09 ngày 26/4/2013 được ký kết giữa Chi nhánh Lâm trường PT và hộ gia đình ông Đ, bà Trần Thị H.

(Hiện trạng cây keo và bạch đàn theo Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 26/8/2020 tại xã BS, thành phố SC kèm theo).

2. Về án phí dân sự sơ thẩm và các chi phí tố tụng khác 2.1. Về án phí: Ông T phải chịu 5.950.000 ( Năm triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng), ông Đ tự nguyện chịu 5.950.000 ( Năm triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm nộp vào Ngân sách Nhà nước. Ông Đ được trừ 4.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo Biên lai thu số 0007866 ngày 13 tháng 02 năm 2020 tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SC, tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Về chi phí tố tụng: Ông Đ tự nguyện chịu toàn bộ chi phí tố tụng (đã thực hiện xong).

3. Về án phí dân sự phúc thẩm: Ông T và ông K không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, trả lại ông T 300.000đ tạm ứng án phí phúc thẩm theo biên lai thu số 0008227 ngày 19/8/2021, trả lại ông K 300.000đ tạm ứng án phí theo biên lai thu số 0008228 ngày 19/8/2021 tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố SC tỉnh Thái Nguyên.

Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi hành án chậm thanh toán số tiên trên thì phải chịu lãi suất theo quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7a,7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản án dân sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

367
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp quyền sở hữu tài sản số 03/2022/DS-PT

Số hiệu:03/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thái Nguyên
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:10/01/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về