Bản án về tranh chấp hợp đồng xây dựng số 19/2023/KDTM-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

BẢN ÁN 19/2023/KDTM-PT NGÀY 26/04/2023 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

Ngày 26 tháng 4 năm 2023 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 07/2023/TLPT-KDTM ngày 22 tháng 02 năm 2023 về việc “tranh chấp hợp đồng xây dựng”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 38/2022/KDTM-ST ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Tòa án nhân dân thị xã (nay là thành phố) T3, tỉnh Bình Dương bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 09/2023/QĐXXPT-KDTM ngày 08 tháng 3 năm 2023, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Công ty TNHH G, địa chỉ: số 63, ngõ 85 H, phường T1, quận T2, Thành phố Hà Nội.

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Bà Vũ Thị Thu N, sinh năm 1976, địa chỉ: tổ 4C, phố T4, phường N1, quận Đ, Thành phố Hà Nội, địa chỉ liên hệ: số 63, ngõ 85 H, phường T1, quận T2, Thành phố Hà Nội (văn bản ủy quyền ngày 19/4/2022); có mặt.

- Bị đơn: Công ty TNHH S, địa chỉ: số 8A, VA đường số 24, khu công nghiệp VA, phường V, thành phố T3, tỉnh Bình Dương.

Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Ông Nguyễn Huy T6, sinh năm 1972; địa chỉ: tổ 1, khu phố 3, phường U, thành phố T3, tỉnh Bình Dương (văn bản ủy quyền ngày 01/9/2022) và ông J; địa chỉ: số 8A, VA, đường số 24, KCN VA, phường V, thành phố T3, tỉnh Bình Dương; ông T6 và ông J có mặt.

- Người kháng cáo: Nguyên đơn Công ty TNHH G, bị đơn Công ty TNHH S.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Trong đơn khởi kiện ngày 19/7/2022, các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn bà Vũ Thị Thu N trình bày:

Ngày 05 tháng 4 năm 2016, Công ty TNHH G (gọi tắt là Công ty TNHH G ) và Công ty TNHH S (gọi tắt là Công ty S) ký hợp đồng về việc Công ty TNHH G nhận thầu xây dựng Công trình nhà xưởng của Công ty S địa chỉ số 8A, đường số 24, KCN VA, phường V, thành phố T3, tỉnh Bình Dương. Hợp đồng có nội dung cơ bản như sau: ngày khởi công là 11-4-2016, hoàn công ngày 10-8-2016, giá trị hợp đồng là 26.774.000.000 đồng (đã bao gồm thuế VAT); chi tiết công việc, hạng mục xây dựng được th hiện bằng Bảng khối lượng công việc thi công xây dựng công trình Nhà máy S, ngoài ra hai bên còn thỏa thuận về chế tài phạt vi phạm.

Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty S thay đổi một số thiết kế nên khối lượng thi công tăng lên 9.920.000.000 đồng; tổng giá trị hợp đồng sau khi phát sinh thêm là 36.694.000.000 đồng. Công ty S vi phạm thời hạn thanh toán nên Công ty TNHH G có khiếu nại sự việc lên Ban quản lý các khu công nghiệp. Tuy nhiên, khi giải quyết sự việc cán bộ giải quyết có ý kiến áp đặt đối với số tiền phát sinh thêm chỉ là 6.000.000.000 đồng, bằng chứng là bản ghi âm lời nói tại cuộc họp đã gửi cho Tòa án. Phần phát sinh thêm Công ty S có thừa nhận như nội dung biên bản do cán bộ phòng A tỉnh Bình Dương lập ngày 25/4/2017.

Ngày 30/10/2017, Công ty S đã nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng nhưng không thanh toán đủ số tiền cho Công ty TNHH G theo giá trị phát sinh thực tế mà chỉ thanh toán cho Công ty TNHH G được 31.460.600.000 đồng, còn nợ số tiền 5.233.400.000 đồng chưa thanh toán.

Nay, Công ty TNHH G yêu cầu Công ty S phải thanh toán số tiền nợ còn lại là 5.233.400.000 đồng và tiền lãi chậm trả với lãi suất theo quy định của pháp luật tính từ ngày 21/02/2022 đến ngày xét xử sơ thẩm.

Tại phi n tòa, nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu Công ty S phải thanh toán số tiền nợ 5.233.400.000 đồng và tiền lãi chậm trả tính từ tháng 01/2018 đến ngày 31/7/2022, tạm tính tiền lãi mỗi tháng là 56.695.166 đồng x 55 tháng = 3.118.234.130 đồng.

Bị đơn và người đại diện hợp pháp của bị đơn trình bày:

Công ty S và Công ty TNHH G chưa chính thức ký hợp đồng thi công xây dựng nhà xưởng; hợp đồng ngày 05/4/2016 mà Công ty TNHH G làm căn cứ khởi kiện và cung cấp cho Tòa án được lập bằng tiếng Hàn chỉ là bản dự thảo hợp đồng, không phù hợp với pháp luật.

Hợp đồng ngày 05/4/2016 không đảm bảo về hình thức, nội dung và ngôn ngữ theo pháp luật Việt Nam. Trường hợp cho rằng hợp đồng có giá trị ràng buộc với các bên thì Công ty TNHH G không có năng lực thi công, vi phạm hợp đồng như sau: thời gian thi công kéo dài 40 ngày (từ ngày 10/8/2016 đến ngày 20/9/2016), tự ý thay đổi thiết kế, hạng mục công trình vi phạm Điều 22 của Hợp đồng; sử dụng vật tư không đúng yêu cầu, không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của Công ty S; chất lượng công trình không đảm bảo, luôn bị hư hỏng nhưng không khắc phục dẫn đến Công ty S phải thu nơi đ máy móc thiết bị (do nhà xưởng chưa xây dựng chậm tiến độ); Công ty S đã thông báo dừng thi công vào ngày 14/12/2016. Công ty TNHH G cho rằng việc hoàn công vào ngày 20/01/2017 là không đúng, vì Công ty S không ký biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng ngày 20/01/2017. Vì những vi phạm của Công ty TNHH G nên Công ty S đã thu một số đơn vị khác tiếp tục thi công công trình và sửa chữa, khắc phục hậu quả do Công ty TNHH G gây ra với tổng số tiền là 957.961.400 đồng, cụ th :

Ngày 23/12/2016, ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ, Xây dựng V thi công sàn đá với số tiền 132.000.000 đồng.

Ngày 10/4/2017, ký hợp đồng với Công ty TNHH D thi công cửa chính và cửa sổ kính với số tiền 150.370.000 đồng.

Ngày 25/8/2017, ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ, Xây dựng V1 thi công hệ thống đèn báo cháy, chữa cháy, nhà bơm, hệ thống bình chữa cháy, ki m định thiết bị với tổng số tiền 259.571.400 đồng.

Ngày 25/8/2017 và 15/10/2017, ký hợp đồng với Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng A lắp đặt tole, cầu thang sắt với tổng số tiền 56.210.000 đồng.

Ngày 03/10/2018, ký hợp đồng với Công ty TNHH Cơ khí xây dựng P thi công lắp đặt đổ b tông nhà xưởng, chống dột cửa sổ văn phòng với số tiền 173.140.000 đồng.

Ngày 21/3/2019, ký hợp đồng với Công ty TNHH Điện tử A thi công lắp đặt tủ điều khi n bơm Phòng cháy chữa cháy với số tiền 60.500.000 đồng Ngày 18/7/2019 và ngày 23/8/2019, ký hợp đồng với Công ty TNHH Công nghệ Viễn thông C thi công sửa chữa văn phòng, nhà vệ sinh, nhà xe máy với tổng số tiền 56.210.000 đồng.

Ngày 31/12/2021, ký hợp đồng với Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng A sửa chữa văn phòng, nhà máy, ký túc xá với tổng số tiền 210.960.000 đồng.

Ngoài ra, do việc thi công chậm trễ, không đảm bảo chất lượng và tiến độ của Công ty TNHH G đã làm cho Công ty S bị thiệt hại với tổng số tiền 30.633.896.720 đồng; cụ th : tiền bồi thường do thi công chậm trễ là 10.739.832.000 đồng, tiền đảm bảo về khiếm khuyết (bảo hành) là 1.335.800.000 đồng, số tiền trả vượt quá phải được nhận lại 4.844.600.000 đồng, chi phí thu kho đ thiết bị máy móc (do chậm trễ tiến độ xây dựng) là 913.664.720 đồng (trong đó chi phí thuê kho tại Hàn Quốc là 306.130.000 đồng, chi phí thuê kho tại Việt Nam là 607.534.720 đồng); tổn thất dự kiến là 12.800.000.000 đồng.

Công ty S không đồng ý với số tiền phát sinh 9.920.000.000 đồng mà phía Công ty TNHH G liệt k vì không được người đại diện theo pháp luật của Công ty S ký xác nhận. Công ty S không đồng ý thanh toán số tiền 5.243.400.000 đồng như yêu cầu của Công ty TNHH G. Tuy nhiên, vì muốn sớm chấm dứt việc tranh chấp với Công ty TNHH G nên Công ty S đã thanh toán th m số tiền 4.686.000.000 đồng; tổng số tiền Công ty S đã thanh toán cho Công ty TNHH G là 31.460.000.000 đồng.

Đối với tài liệu chứng cứ do Công ty TNHH G đưa ra, Công ty S không thừa nhận, vì: ông P không phải người đại diện theo pháp luật của Công ty nên chữ ký, con dấu của ông P trong biên bản làm việc ngày 25/4/2017 của C - Bình Dương và biên bản làm việc ngày 15/6/2017 của Ban quản lý Khu Công nghiệp V không có giá trị ràng buộc đối với Công ty S. Ông B không phải là kế toán trưởng của Công ty S n n “Thư xác nhận ngày 10/3/2018” có chữ ký và đóng dấu của ông B không có giá trị ràng buộc đối với Công ty.

Hiện nay ông P không còn làm việc tại Công ty S nên không cung cấp được địa chỉ ông P theo yêu cầu của Tòa án được.

Công ty S và Công ty TNHH G không có bất cứ thỏa thuận nào về việc lựa chọn cơ quan giải quyết khi phát sinh tranh chấp, vì vậy Biên bản làm việc về giải quyết tranh chấp của Ban quản lý khu công nghiệp và C - tỉnh Bình Dương không có giá trị pháp lý; các cơ quan này không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

Thời điểm thanh toán cuối cùng của Công ty S cho Công ty TNHH G là ngày 25/12/2017, Công ty S yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu của Công ty TNHH G; theo đó, Công ty TNHH G đã mất quyền khởi kiện vì thời hiệu khởi kiện đã hết từ ngày 26/12/2020.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 38/2022/KDTM-ST ngày 30/11/2022 của Tòa án nhân dân thị xã (nay là thành phố) T3, tỉnh Bình Dương đã tuy n xử:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty TNHH G đối với bị đơn Công ty TNHH S về việc kiện đòi tài sản.

Buộc Công ty TNHH S trả cho Công ty TNHH G số tiền nợ 800.000.000 đồng (bằng chữ: tám trăm triệu đồng).

2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH G đối với bị đơn Công ty TNHH S về việc trả số tiền 4.433.400.000 đồng.

3. Đình chỉ yêu cầu khởi kiện đòi nợ lãi phát sinh từ số nợ gốc của Công ty TNHH G đối với Công ty TNHH S.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí, nghĩa vụ chậm trả tiền và tuyên quyền kháng cáo của các b n đương sự.

Ngày 01/12/2022, nguyên đơn Công ty Vina E&C kháng cáo toàn bộ bản án và đến ngày 15/12/2022, bị đơn Công ty S kháng cáo một phần bản án về việc buộc bị đơn phải trả số tiền 800.000.000 đồng và án phí sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, yêu cầu kháng cáo và trình bày: ngoài Hợp đồng thi công xây dựng nhà xưởng ngày 05/4/2016 giữa nguyên đơn và bị đơn không ký văn bản thỏa thuận về quyết tóan công trình, thỏa thuận thi công xây dựng đối với phần phát sinh thêm. Đối với việc xây dựng nhà xưởng theo hợp đồng ngày 05/4/2016, nguyên đơn đã thực hiện xong, bị đơn đã nhận nhà xưởng và thanh toán đủ cho nguyên đơn số tiền 26.774.000.000 đồng (đã bao gồm thuế VAT), nguyên đơn đã ký biên bản nghiệm thu (hoàn công) với bị đơn từ tháng 10/2017 đ bị đơn đã đăng ký quyền sở hữu công trình. Đối với phần phát sinh thêm giá trị 9.920.000.000 đồng (bao gồm khoảng 20 hạng mục theo danh sách liệt kê đã nộp cho Tòa án) là do bị đơn yêu cầu nguyên đơn thực hiện trong quá trình thi công, không có văn bản hoặc hợp đồng về phần phát sinh thêm; phần phát sinh thêm bị đơn đã thanh toán số tiền 4.686.000.000 đồng, còn nợ lại số tiền 5.243.400.000 đồng không thanh toán. Nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải thanh toán số tiền 5.243.400.000 đồng lãi chậm thanh toán theo quy định của pháp luật. Nguyên đơn không công nhận nội dung biên bản làm việc ngày 15/6/2017 vì cán bộ làm việc có ý kiến áp đặt buộc nguyên đơn phải tuân theo, nguyên đơn đã nộp băng ghi âm ghi lại buổi làm việc nội dung không th hiện ý chí tự nguyện của nguyên đơn.

Bị đơn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo và trình bày: Hợp đồng thi công xây dựng nhà xưởng ngày 05/4/2016 giữa nguyên đơn và bị đơn ký bằng tiếng Hàn là vô hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, theo nội dung hợp đồng thì nguyên đơn đã thi công công trình xây dựng cho bị đơn và bị đơn thanh toán đủ theo hợp đồng cho nguyên đơn số tiền là 26.774.000.000 đồng (đã bao gồm thuế VAT). Quá trình thi công nguyên đơn tự ý thay đổi thiết kế, vật tư, tiến độ xây dựng không đảm bảo theo hợp đồng làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của bị đơn. Hai b n không có bất kỳ thỏa thuận nào về việc thi công xây dựng thêm hoặc thay đổi vật tư, thay đổi thiết kế…nếu có thì do nguyên đơn tự ý làm. Nguyên đơn không bàn giao, không nghiệm thu nhà xưởng đã xây dựng với bị đơn. Bị đơn có nhận nhà xưởng đ đưa vào hoạt động nhưng do nguyên đơn khiếu kiện kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nên bị đơn chấp nhận thanh toán thêm cho nguyên đơn số tiền ngoài hợp đồng là 4.686.000.000 đồng. Hợp đồng giữa hai bên có thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp nhưng khi tranh chấp xảy ra nguyên đơn lại yêu cầu Công an tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp giải quyết là trái pháp luật; bị đơn không thừa nhận việc giải quyết của hai cơ quan này tại biên bản ngày 25/4/2017 và 15/6/2017. Mặc khác, ông P không phải là người đại diện theo pháp luật của bị đơn nên việc ký biên bản của ông P là không có giá trị. Bị đơn không chấp nhận thanh toán số tiền 5.243.400.000 đồng như yêu cầu của nguyên đơn.

Đại diện Viện i m sát nhân dân tỉnh Bình Dương phát biểu ý kiến:

Về tố tụng: Những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng đã thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Về nội dung: Theo quy định của Điều 319 Luật Thương mại được sửa đổi năm 2019 thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng xây dựng này là 02 năm, k từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Như vậy, theo tài liệu có tại hồ sơ th hiện căn cứ biên bản làm việc ngày 15/6/2017 của Văn phòng Ban Quản lý khu công nghiệp V, sự thừa nhận của bị đơn Công ty S ngày 25/12/2017 là ngày thanh toán cuối cùng (số tiền 1.000.000.000 đồng). Ngày 19/7/2022 nguyên đơn Công ty TNHH G mới khởi kiện là hơn 04 năm. Như vậy, đã hết thời hiệu khởi kiện về tranh chấp hợp đồng xây dựng. Đáng lẽ ra, khi đã thụ lý thì Tòa án cần đình chỉ theo điểm e khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự, đồng thời tuy n đương sự có quyền khởi kiện vụ án dân sự về quan hệ tranh chấp là đòi lại tài sản. Khi Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng thời hiệu và cho rằng thời hiệu khởi kiện của nguyên đơn đã hết là đúng, nhưng nhận định “tuy nhiên, nguyên đơn có quyền kiện đòi tài sản theo quy định tại Điều 155 và khoản 1 Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015 và xác định quan hệ pháp luật của vụ án được xác định là kiện đòi tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” và quyết định chấp nhận 01 phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty TNHH G buộc bị đơn Công ty S có nghĩa vụ phải trả cho nguyên đơn Công ty Vina S số tiền 800.000.000 đồng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng theo điểm e khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Ngoài ra, quá trình khởi kiện nguyên đơn không thay đổi yêu cầu từ tranh chấp hợp đồng sang kiện đòi tài sản nhưng cấp sơ thẩm tự nhận định và chuy n sang tranh chấp kiện đòi tài sản, sau đó áp dụng hết thời hiệu kiện kiện đối với phần lãi suất 3.118.234.130 đồng (lãi suất của số tiền gốc 5.233.400.000 đồng) và quyết định buộc nguyên đơn phải chịu án phí 112.433.400 đồng đối với số tiền không được chấp nhận là không đúng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự.

Từ những phân tích trên, việc Tòa án cấp sơ thẩm không đình chỉ giải quyết vụ án về “tranh chấp hợp đồng xây dựng” và hướng dẫn đương sự khởi kiện bằng vụ án dân sự “ kiện đòi tài sản” là không đúng quy định của pháp luật. Do Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đề nghị Hội đồng xét xử hủy Bản án sơ thẩm số 38/2022/KDTM-ST ngày 30/11/2022 của Tòa án nhân dân thị xã T3.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ và được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của Ki m sát viên;

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Nguyên đơn Công ty TNHH G; mã số doanh nghiệp 0106874569; vốn đầu tư 100% nước ngoài; đăng ký thay đổi lần thứ 6 do Sở K thành phố Hà Nội cấp ngày 23/5/2022. Bị đơn công ty TNHH S; mã số doanh nghiệp 3702365487, vốn đầu tư 100% nước ngoài; đăng ký thay đổi lần thứ 3 do Sở K tỉnh Bình Dương cấp ngày 05/3/2020.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nguyên đơn và bị đơn là doanh nghiệp, pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, khi thực hiện các hợp đồng giao dịch trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 4 Luật Thương mại quy định: Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì thì áp dụng quy định của luật đó (khoản 2); Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự (khoản 3).

Luật Thương mại không có quy định về hợp đồng xây dựng, do đó trong trường hợp này phải áp dụng các quy định của Luật Xây dựng để giải quyết; trường hợp Luật Xây dựng không quy định thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết vụ án.

Khoản 4 Điều 138 Luật Xây dựng quy định: Hợp đồng xây dựng phải được ký kết bằng tiếng Việt, trường hợp có yếu tố nước ngoài thì hai bên có thể thỏa thuận bằng song ngữ.

Đối chiếu với điều luật được viện dẫn, nguyên đơn Công ty TNHH G và bị đơn Công ty S ký hợp đồng xây dựng nhà xưởng vào ngày 05/4/2016 bằng tiếng Hàn là không đúng pháp luật. Tuy nhiên, chứng cứ có trong hồ sơ và tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn và bị đơn đều thừa nhận hai bên đã thực hiện xong hợp đồng ngày 05/4/2016; bị đơn đã nhận nhà xưởng và hoạt động từ năm 2017, đã thanh toán đủ số tiền theo hợp đồng (26.774.000.000 đồng ) trong năm 2017. Do đó, không cần thiết phải xem xét lại các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả thêm lãi chậm thanh toán theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng, Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ yêu cầu này của nguyên đơn là có thiếu sót.

[2] Tranh chấp giữa hai b n là “tranh chấp về hợp đồng xây dựng” phải áp dụng các quy định của Luật Xây dựng để giải quyết, trường hợp Luật Xây dựng không quy định thì áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết. Quá trình tố tụng, bị đơn xác định thời hiệu khởi kiện đã hết và yêu cầu áp dụng thời hiệu, Tòa án cấp sơ thẩm xác định thời hiệu khởi kiện đã hết theo quy định tại Điều 319 của Luật Thương mại để giải quyết vụ án là chưa đúng. Hợp đồng xây dựng ký ngày 05/4/2016 giữa nguyên đơn và bị đơn nếu có tranh chấp về thời hiệu thì phải áp dụng quy định về thời hiệu tại Bộ luật Dân sự. Mặt khác, Tòa án xác định thời hiệu khởi kiện đã hết nhưng không đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự; đương sự không có đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện nhưng Tòa án cấp sơ thẩm xác định thời hiệu khởi kiện đã hết và chuy n sang giải quyết yêu cầu “kiện đòi tài sản” là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

[3] Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết tranh chấp về Hợp đồng xây ký ngày 05/4/2016, Điều 38 của Hợp đồng ghi: …. “ nếu có tranh chấp hai bên không thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam, trường hợp không thể giải quyết tại Việt Nam sẽ thỏa thuận với công ty mẹ tại Hàn Quốc......và có thể xử lý tại Tòa án có thẩm quyền tại Hàn Quốc”. Khi có tranh chấp và không hòa giải được nguyên đơn không yêu cầu Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết mà yêu cầu Công an tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp để giải quyết là chưa đúng thỏa thuận tại Hợp đồng. Bị đơn không chấp nhận ý kiến của bị đơn được ghi trong biên bản làm việc ngày 25/4/2017 và 15/6/2017 là có căn cứ. Quá trình tố tụng, nguyên đơn cũng không thừa nhận biên bản ngày 15/6/2017 ghi đúng ý chí của nguyên đơn và chứng minh bằng đĩa ghi âm tiếng nói tại biên bản hòa giải.

Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 317 của Luật Thương mại, điểm g khoản 2 Điều 398 của Bộ luật Dân sự, điểm b khoản 1 Điều 39, Điều 93 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì biên bản làm việc ngày 25/4/2017 và ngày 15/6/2017 không phải là chứng cứ có giá trị chứng minh. Tòa án cấp sơ thẩm xác định biên bản làm việc ngày 15/6/2017 là chứng cứ có giá trị chứng minh để giải quyết vụ án là chưa đúng pháp luật.

Xét cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, áp dụng pháp luật không đúng, cấp phúc thẩm không th khắc phục được; cần phải hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm cho đúng quy định của pháp luật.

[4] Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn xác định rõ yêu cầu là: Đối với hợp đồng ngày 05/4/2016, nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả lãi chậm trả trong các đợt thanh toán không đúng thời hạn đã thỏa thuận tại hợp đồng. Đối với phần phát sinh thêm trị giá 9.920.000.000 đồng (bao gồm khoản 20 hạng mục theo danh sách liệt kê đã nộp cho Tòa án), bị đơn đã thanh toán số tiền 4.686.000.000 đồng, yêu cầu bị đơn tiếp tục thanh toán số tiền 5.243.400.000 đồng và lãi chậm thanh toán.

Do đó, khi giải quyết lại vụ án cần phải xác định rõ yêu cầu của nguyên đơn, ý kiến của bị đơn đ thu thập chứng cứ làm rõ phần nào có thỏa thuận bằng văn bản đ xác định thời điểm vi phạm hợp đồng, phần nào không có thỏa thuận bằng văn bản thì bị đơn có thừa nhận không, nếu bị đơn không thừa nhận thì không xác định thời hiệu vì không xác định được thời điểm vi phạm hợp đồng; trường hợp này phải thu thập chứng cứ trên thực tế, đối chiếu với bản vẽ, giấy phép xây dựng đ xác định phần phát sinh thêm, thẩm định giá thời điểm xây dựng đ làm căn cứ giải quyết vụ án.

[5] Từ những nhận định trên, có căn cứ chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn và ý kiến của Ki m sát viên về việc hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.

[ 6] Về án phí dân sự phúc thẩm: Do hủy bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm nên người kháng cáo không phải chịu.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 3 Điều 148, khoản 3 Điều 308, Điều 310 và Điều 313 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

Căn cứ khoản 3 Điều 29 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hóa XIV quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn Công ty TNHH G, bị đơn Công ty TNHH S.

2. Hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 38/2022/KDTM-ST ngày 30/11/2022 của Tòa án nhân dân thị xã (nay là thành phố) T3, tỉnh Bình Dương.

Chuy n hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố T3 giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

3. Án phí kinh doanh, thương mại phúc thẩm:

Nguyên đơn Công ty TNHH G, bị đơn Công ty TNHH S không phải chịu. Chi cục Thi hành án dân sự thành phố T3 trả lại cho Công ty TNHH G, Công ty TNHH S, mỗi bên 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) tiền tạm ứng án phí đã nộp theo các Biên lai thu số 0006540 ngày 01/12/2022 và số 0006587 ngày 15/12/2022 của Chi cục Thi hành án dân sự thị xã (nay là thành phố) T3, tỉnh Bình Dương.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

48
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng xây dựng số 19/2023/KDTM-PT

Số hiệu:19/2023/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Dương
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành:26/04/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về