Bản án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản, tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản số 224/2023/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

BẢN ÁN 224/2023/DS-PT NGÀY 27/12/2023 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN, TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN

Ngày 27 tháng 12 năm 2023 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự phúc thẩm thụ lý số 150/2023/TLPT-DS ngày 04 tháng 10 năm 2023 về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản; tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản và tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Do bản án dân sự sơ thẩm số 16/2023/DS-ST ngày 30/6/2023 của Tòa án nhân dân thị xã P, tỉnh Bình Phước bị kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 205/2023/QĐXX-PT ngày 20/11/2023, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà Võ Thị Thùy D, sinh năm 1977, địa chỉ: khu phố 3, phường TM, thị xã P, tỉnh Bình Phước (có mặt);

Người đại diện theo ủy quyền của bà D: Ông Nguyễn Võ K, sinh năm 1998, địa chỉ: khu phố 3, phường TM, thị xã P, tỉnh Bình Phước, theo Hợp đồng ủy quyền số 001044, ngày 31/11/2022 của Văn phòng công chứng P (vắng mặt) và bà Thái Thị Minh T, sinh năm 1962, địa chỉ: khu phố BG 2, phường SG, thị xã P, tỉnh Bình Phước (có mặt).

2. Bị đơn: Ông Trần Văn L, sinh năm 1966 và bà Lê Thị Kim T, sinh năm 1972, địa chỉ: Thôn PL, xã PT, thị xã P, tỉnh Bình Phước (vắng mặt).

Người đại diện theo ủy quyền của ông L, bà T: Ông Hoàng Quốc T1, sinh năm 1993, địa chỉ: Thôn 1, xã LH, huyện P1, tỉnh Bình Phước, theo Hợp đồng ủy quyền số 002293, ngày 26/6/2023 của Văn phòng công chứng P(có mặt).

3. Người kháng cáo: Bị đơn ông Trần Văn L, bà Lê Thị Kim T.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện; đơn khởi kiện bổ sung và tại phiên tòa Nguyên đơn bà Võ Thị Thùy D và Người đại diện Nguyên đơn cùng thống nhất trình bày:

Bà Võ Thị Thùy D và vợ chồng ông Trần Văn L, bà Lê Thị Kim T (sau đây được viết tắt là bà D, ông L, bà T) là chỗ quen biết thân tình với nhau từ nhiều năm nay. Vì vậy, bà D có cho ông L, bà T vay tiền nhiều lần, cụ thể như sau:

1/ Ngày 10/5/2019 ghi “Giấy vay tiền” do ông L ghi nội dung cụ thể các khoản tiền gồm: Ngày 10/5/2019 vay 300 triệu; Vay thêm 30 triệu; Vay thêm 50 triệu; Vay thêm 40 triệu. Tổng là 420 triệu, “lãi suất đã thỏa Thuận”. Thời gian trả “báo trước 20 ngày”; Ngày 10/01/2020 vay thêm 50 triệu; Ngày 10/7/2020 vay thêm 80 triệu. Tổng nợ 550.000.000 đồng; Ngày 21/8/2020 vay thêm 50 triệu. Tổng nợ 600.000.000 đồng; Ngày 10/10/2020 vay thêm 30 triệu; Ngày 10/11/2020 vay thêm 40 triệu; Ngày 10/3/2021 vay thêm 130 triệu. Chốt tổng nợ 800.000.000 đồng.

Toàn bộ số tiền này tính theo lãi suất đã thỏa Thuận là 2%/1 tháng, ông L, bà T trả tiền lãi cho bà D bằng tiền mặt vào thời gian đầu hàng tháng (ngày mùng 10), nên không ghi giấy tờ giao nhận.

2/ Ngày 03/3/2021 ghi “Giấy nhận nợ” ghi nội dung cụ thể các khoản tiền gồm:

- Ngày 03/3/2021 ông L, bà T vay 800.000.000 đồng, lãi suất thỏa Thuận, tức lãi theo thỏa Thuận như mọi khi là 2%/1 tháng. Giấy này do người làm Thuê cho bà D ghi dùm khi cho vay tiền. Ông L và bà T ký, ghi họ tên và lăn tay mực đỏ điểm chỉ bên dưới giấy vay. Do từ trước hai bên thường tính lãi suất cho vay vào ngày 10 hàng tháng, để tính tiền lãi suất vay số tiền mới vay cho dễ, nên hai bên thỏa Thuận bà D cho ông L, bà T mấy ngày lãi suất vay từ ngày vay 03/3/2021 đến ngày 09/3/2021 của khoản tiền vay 800.000.000 đồng trong “Giấy nhận nợ” ngày 03/3/2021 cho trùng với ngày tính tiền lãi suất vay của khoản tiền vay 800.000.000 đồng trong “Giấy vay tiền” ngày 10/5/2019. Vì vậy, mới ghi trong “Giấy nhận nợ” ngày 03/3/2021 là “thời hạn từ ngày 10/3/2021”, tức là thời hạn tính lãi suất vay của số tiền này từ ngày 10/3/2021. Đây là hai khoản tiền vay khác nhau của hai thời điểm vay khác nhau, nhưng được tính lãi suất vay từ ngày 10/3/2021 của hai khoản với số tiền vay tổng cộng là 1.600.000.000 đồng.

- Ngày 10/4/2021 ông L, bà T có vay thêm 100 triệu. Do ông L ghi vay thêm vào giấy gốc này mà không ký nhận.

3/ Ngày 30/10/2021 giấy ghi “Tiền đầu tư phân bón. Phân Đức 30 tấn” do ông L ghi với nội D: Đợt I: 300 triệu; Đợt II: 200 triệu; Đợt III: 300 triệu. Ngày 30/10/2021 ông L, bà T trả 50.000.000 đồng, nên bà D đầu tư phân bón tổng số tiền là 750.000.000 đồng;

Cũng trong giấy này, ngày 30/10/2021 ông L ghi: “Anh L mượn D số tiền là 300 (Ba trăm)” tức là ba trăm triệu đồng.

Theo giấy này vừa tiền đầu tư mua phân bón chung trên, ông L, bà T còn vay của bà D số tiền là 300.000.000 đồng. Cả hai khoản tổng cộng số tiền bà D đưa ông L, bà T là 1.050.000.000 (Một tỷ không trăm năm mươi triệu). Bà D tự ghi bằng bút mực màu đỏ giải thích bên dưới phần ông L ghi sổ.

Về tiền lãi suất vay tính đến ngày 29/10/2021 thì ông L, bà T trả được cho bà D tiền bằng tiền mặt vào ngày mùng 10 hàng tháng. Sau khi bà D mua đất rẫy sầu riêng của ông A, bà N ngày 13/9/2021 (được cấp sổ vào ngày 30/9/2021) thì bà D thỏa Thuận với ông L, bà T về tiền lãi suất vay từ ngày 30/10/2021 dùng số tiền lãi suất vay 2%/ tháng của số tiền gốc 2.000.000.000 đồng ông L, bà T vay để chi cho việc thuê người lao động và đầu tư vào làm vườn này cho đẹp, nếu có thiếu đủ gì thì hai bên tính toán lại để cân đối với tiền lãi.

Thực tế hai bên đã tính toán cụ thể như sau:

1/ Về tiền lãi suất vay và đầu tư vườn rẫy:

Ngày 30/10/2021 hai bên chốt sổ sách tiền lãi suất vay 2%/ tháng của các số tiền ông L, bà T vay từ trước đến ngày 30/10/2021 và bà D đưa cho ông L, bà T số tiền là 126.500.000 đồng để chi phí đầu tư ban đầu vào vườn rẫy cho bà D. Vì vậy, ông L có ghi vào sổ của ông L theo dõi “Công làm cho em D” do ông L ghi “Tiền làm rẫy gửi cho a (126.500) để làm nhà”.

Kể từ ngày 30/10/2021 thì số tiền gốc vay 2.000.000.000 đồng (gồm: khoản 800.000.000 đồng; khoản 900.000.000 đồng và khoản 300.000.000 đồng) được tính lãi suất vay 2%/ tháng của số tiền gốc 2.000.000.000 đồng để ông L, bà T chi cho việc Thuê người lao động và đầu tư làm vườn sầu riêng cho bà D theo thỏa thuận. Hai bên cân đối tính lãi của số tiền 2.000.000.000 đến ngày 30/4/2022 so với chi phí đầu tư, Thuê công lao động làm vườn, nên còn dư tiền lãi của số tiền 2.000.000.000 đồng là 76.000.000 đồng. Vì vậy, ngày 09/5/2022 ông L có chuyển khoản trả cho bà D số tiền 66.000.000 đồng và ngày 17/5/2022 ông L chuyển khoản tiếp số tiền còn lại 10.0000.000 đồng.

Như vậy, tiền lãi suất vay của số tiền 2.000.000.000 đồng ông L, bà T còn nợ lại từ ngày 01/5/2022 đến ngày trả tiền gốc 750.000.000 đồng vào ngày 18/5/2022 và tiền lãi suất vay của số tiền gốc còn lại 1.250.000.000 đồng ông L, bà T còn nợ lại từ ngày 01/5/2022 đến nay chưa tính.

2/ Về số tiền trả nợ gốc vay 2.000.000.000 đồng:

Đối với số tiền gốc vay 2.000.000.000 đồng từ ngày 30/10/2021, ông Trần Văn L, bà Lê Thị Kim T đã trả cho bà D số tiền là 750.000.000 đồng vào ngày 18/5/2022 và còn nợ số tiền gốc vay là 1.250.000.000 đồng. Thời điểm ông L, bà T trả tiền là thời điểm bà Trà Thị Hoàng A1 chuyển khoản cho bà D số tiền 850.000.000 đồng theo “Giấy báo có” của Ngân hàng Sacombank (được trừ 750.000.000đ của ông L, bà T).

3. Tiền đầu tư phân bón: 750.000.000 đồng chưa thanh toán lời lỗ.

Nay nguyên đơn yêu cầu giải quyết các nội D:

- Về lãi suất vay:

+ Do bị đơn yêu cầu nguyên đơn trả số tiền đầu tư chăm sóc, cải tạo, công quản lý và tiền chuyển khoản trả nguyên đơn…, nên nguyên đơn yêu cầu tính lại tiền lãi suất vay đối với tiền lãi suất vay của số tiền gốc vay 2.000.000.000 đồng tính từ ngày 30/10/2021 đến ngày 30/4/2022 là 2.000.000.000 đồng x 2%/1 tháng x 6 tháng = 240.000.000 đồng, chi phí ông L, bà T cung cấp tại thời điểm đó chi hết 164.000.000 đồng, nên còn dư tiền lãi là 76.000.000 đồng. Ông L, bà T đã chuyển khoản trả bà D vào ngày 09/5/2022 là 66.000.000 đồng và ngày 17/5/2022 là 10.000.000 đồng.

+ Lãi chưa tính của số tiền gốc vay 2.000.000.000 đồng tính từ ngày 01/5/2022 đến ngày 18/5/2022 là 2.000.000.000 đồng x 2%/1 tháng x 18 ngày = 24.000.000 đồng;

+ Lãi chưa tính của số tiền gốc vay 1.250.000.000 đồng tính từ ngày 19/5/20225 tạm tính đến ngày xét xử là 2%/1 tháng;

- Tiền gốc vay còn lại: 125.000.000.000 đồng;

- Tiền gốc đầu tư phân bón là 750.000.000 đồng. Không yêu cầu lãi suất hay lợi nhuận.

Do ông L, bà T có liệt kê các khoản chi phí tiền công lao động, tiền công quản của ông L và tiền đầu tư vào vườn rẫy thì bà D đề nghị Tòa án tính lãi suất 2%/1 tháng cho các khoản tiền trên để trừ đi số tiền ông L, bà T có liệt kê các khoản chi phí tiền công lao động, tiền công quản của ông L và tiền đầu tư vào vườn rẫy của bà D. Nếu thiếu thì bà D bù thêm, còn nếu dư thì ông L, bà T phải trả lại cho bà D. Tuy nhiên, có một số hóa đơn, chứng từ giao nhận tiền với người làm công có trước thời điểm bà D mua đất rẫy, nhưng thực tế có chi khoản tiền này trên thực tế đối với các khoản này. Vì vậy, bà D chấp nhận toàn bộ chứng từ mà ông L, bà T đã giao nộp cho Tòa án.

- Đối với số tiền ông L, bà T có mượn của bà D vào khoảng tháng 4/2021 số tiền 100.000.000 đồng để mua xe ô tô tải chở hàng và mượn 50.000.000 đồng để bổ sung vốn kinh doanh. Do hai bên không ghi giấy tờ nên bà D xin rút về phần yêu cầu đối với số tiền 150.000.000 đồng này.

- Đối với yêu cầu phản tố của ông L về nội dung hai bên có mua bán đất chung với nhau là hoàn toàn không có thật. Bà D không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông L về nội dung mua bán đất chung này. Hơn nữa, ông L cho rằng mua chung 03 thửa đất và giao cho bà D 03 khóa cổng của 03 thửa đất là hoàn toàn không có thật. Ông L, bà T chỉ có công quản lý, công chăm sóc làm vườn và dùng tiền lãi suất vay của bà D trả tiền cho những người làm công tại thửa đất bà D mua của ông A, bà N.

Bị đơn ông Trần Văn L và bà Lê Thị Kim T cùng thống nhất trình bày:

Ông Trần Văn L và bà Lê Thị Kim T là bị đơn trong vụ án do bà Võ Thị Thùy D khởi kiện tại Tòa án, cụ thể: Ngày 26 tháng 9 năm 2022 bà Võ Thị Thùy D có làm đơn khởi kiện vợ chồng ông L, bà T về hợp đồng vay tài sản đối với số tiền là 1.400.000.000 đồng và ngày 01 tháng 11 năm 2022 bà Võ Thị Thùy D có làm đơn khởi kiện bổ sung yêu cầu về số tiền đầu tư phân bón là 750.000.000 đồng.

Ông Trần Văn L và bà Lê Thị Kim T không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, cụ thể như sau:

- Giấy ghi “Giấy vay tiền” ghi: Ngày 10/5/2019 vay số tiền 300.000.000 đồng; vay thêm 30.000.000 đồng bằng 330.000.000 đồng; Ngày 10/5/2019 vay thêm 40.000.000 đồng; Ngày 10/01/2020 vay thêm 50.000.000 đồng. Tổng cộng thành 420.000.000 đồng và ông Trần Văn L và bà Lê Thị Kim T; cùng ký nhận nợ. Tiếp đến ngày 10/7/2020 vay 80.000.000 đồng và 50.000.000 đồng và chốt tổng nợ cũ, nợ mới thành 550.000.000 đồng. Ngày 21/8/2020 vay thêm 50.000.000 đồng. Chốt tổng nợ thành 600.000.000 đồng. Ngày 10/10/2020 vay thêm 30.000.000 đồng; Ngày 10/11/2020 vay thêm 40.000.000 đồng. Ngày 10/3/2021 vay thêm 30.000.000 đồng và ghi chốt nợ “Tổng số tiền mượn là 800.000.000đ (Tám trăm triệu đồng)” và ông Trần Văn L ký nhận nợ.

Như vậy, tổng số tiền ông L, bà T nợ bà D là 800.000.000 đồng. Hai bên thỏa Thuận lãi suất vay hàng tháng là 3%/ 1 tháng. Ông L, bà T trả tiền lãi suất vay vào ngày mùng 10 hàng tháng cho bà D đến ngày 10/8/2022 thì ông L, bà T không trả lãi nữa, do hai bên có tranh chấp về việc hùn hạp làm ăn đầu tư đất đai.

- Giấy ghi “Giấy nhận nợ” ngày 03/3/2021 là chuyển số tiền gốc nợ 800.000.000 đồng ngày 10/3/2021 được ghi nợ sang. Giấy này do bà D viết sẵn, đưa cho ông L, bà T ký nhận và lăn tay điểm chỉ. Đến ngày 10/4/2021 ông L, bà T vay thêm số tiền 100.000.000 đồng, thành số tiền nợ tổng cộng là 900.000.000 đồng.

- Giấy ghi “Ngày 30/10/2020” có ghi 02 loại tiền cụ thể gồm: Tiền đầu tư phân bón còn lại 750.000.000đ (Bảy trăm năm mươi trệu đồng). Tiền mượn ghi “300” ( tức là: Ba trăm triệu đồng) là số tiền vay nợ là đúng và chưa trả.

Như vậy:

Tổng số tiền ông L, bà T còn vay nợ bà D số tiền là 1.200.000.000 đồng và tiền đầu tư phân bón bà D hùn hạp số tiền 750.000.000 đồng.

Đối với yêu cầu khởi kiện và yêu cầu khởi kiện bổ sung của bà D mà Tòa án đã thụ lý, ông L và bà T đã được Tòa án thông báo đầy đủ và cho phô tô toàn bộ đơn và tài liệu, chứng cứ trong vụ án. Ông L, bà T không chấp nhận đối với khoản tiền ghi chốt nợ “Tổng số tiền mượn là 800.000.000đ (Tám trăm triệu đồng)” mà ông Trần Văn L ký nhận nợ đã được chuyển sang “Giấy nhận nợ” ngày 03/3/2021 số tiền gốc nợ 800.000.000 đồng.

Ngoài ra, ông L bà T có hùn hạp mua đất với bà D 05 thửa đất. Ông L bà T không bỏ tiền để mua đất, mà bỏ toàn bộ công chăm sóc cây trồng trên đất, cải tạo, san lấp mặt bằng, đầu tư thuê người làm. Khi có thành quả, bán được sẽ chia theo tỷ lệ 1/3 ông L bà T hưởng, còn 2/3 bà D được hưởng. Tuy nhiên hai bên chỉ thỏa thuận bằng miệng mà không có văn bản, giấy tờ gì ghi nhận sự thỏa Thuận này.

Ông L, bà T yêu cầu Tòa án giải quyết về việc ông L, bà T có hùn hạp mua đất với bà D thửa đất trồng cây sầu riêng mua của ông A, bà N. Ông L bà T không bỏ tiền để mua đất, mà bỏ toàn bộ công chăm sóc cây trồng trên đất, cải tạo, san lấp mặt bằng, đầu tư thuê người làm. Về nội dung này, ông L bà T đã giao nộp một số bản phô tô giấy mua bán, nhận tiền… toàn bộ các giấy nhận tiền này đã được bên phía bà D thừa nhận, nên không cần triệu tập người làm chứng về nội dung mua bán, giao nhận tiền.

Về số tiền gốc vay ông L, bà T đã trả là 750.000.000 đồng, ông L, bà T không nhớ chính xác nhưng thống nhất với lời khai bà D là ngày 18/5/2022, theo giấy sao kê ngân hàng. Ông L, bà T đã chi trả có hóa đơn, không có hóa đơn và trả chuyển khoản cho nguyên đơn số tiền tổng cộng là 598.000.000 đồng.

Tính các khoản nợ và số tiền gốc, lãi, chi phí đầu tư vườn rẫy mua của ông A, bà N, nên ông L, bà T hiện chỉ còn nợ bà D khoản tiền gốc vay còn lại 20.900.000 đồng và tiền lãi phát sinh theo quy định pháp luật. Ông L, bà T đồng ý cùng có trách nhiệm trả cho bà D khoản tiền gốc vay còn lại 20.900.000 đồng và tiền lãi phát sinh theo quy định pháp luật. Đối với số tiền lãi suất vay ông L, bà T đã trả cho bà D trước đó, nay ông L, bà T không yêu cầu tính lại lãi suất vay đã trả.

Đối với số tiền đầu tư phân bón: Đợt I là 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng); Đợt II là 200.000.000đ (Hai trăm triệu đồng); Đợt III là 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng). Tổng tiền đầu tư phân bón là 800.000.000đ (Tám trăm triệu đồng). Ông L, bà T đã trả lại bà D số tiền 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng), nên ông L, bà T chỉ nhận của bà D tiền đầu tư phân bón còn lại 750.000.000đ (Bảy trăm năm mươi triệu đồng). Hiện nay còn số phân trong kho là 15 tấn phân Đức và phân Zara, do bà D yêu cầu không được bán thiếu, nên không bán được. Nay bà D yêu cầu trả lại số tiền gốc đầu tư là 750.000.000đ (Bảy trăm năm mươi triệu đồng), ông L, bà T chấp nhận trả bà D số tiền này.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 16/2023/DS-ST ngày 30/6/2023 của Tòa án nhân dân thị xã P, tỉnh Bình Phước quyết định:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà D.

- Đối với Hợp đồng vay tài sản: Buộc ông L, bà T có nghĩa vụ liên đới trả cho nguyên đơn bà D số tiền gốc vay còn lại là 1.250.000.000 đồng và lãi suất vay theo quy định là 245.763.888 đồng, thành số tiền tổng cộng là:

1.495.763.888đ (Một tỷ bốn trăm chín mươi lăm triệu bảy trăm sáu mươi ba nghìn tám trăm tám mươi tám đồng);

- Đối với Hợp đồng mua bán tài sản: Buộc ông L, bà T có nghĩa vụ liên đới trả bà D số tiền gốc đầu tư phân bón là 750.000.000 đồng;

2. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn ông Trần Văn L về Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn ông Trần Văn L đối với số tiền chi phí đầu tư vào vườn rẫy trồng cây sầu riêng mua của ông A, bà N còn lại là 471.500.000 đồng;

Tóm lại:

Từ các mục (1.) và (2.) của phần Quyết định: Buộc ông L, bà T có nghĩa vụ liên đới trả bà D số tiền tổng cộng là 1.774.263.888đ (Một tỷ bảy trăm bảy mươi bốn triệu hai trăm sáu mươi ba nghìn tám trăm tám mươi tám đồng).

Ngoài ra, bản án còn tuyên phần án phí, nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự theo luật định.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 10/7/2023 bị đơn ông Trần Văn L, bà Lê Thị Kim T có đơn kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm. Ngày 20/11/2023 bị đơn ông Trần Văn L, bà Lê Thị Kim T có đơn sửa đổi bổ sung kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sang yêu cầu sửa một phần bản án sơ thẩm theo hướng bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với tranh chấp hợp đồng vay tài sản, tiền lãi phát sinh từ hợp đồng vay và tranh chấp hợp đồng góp vốn phân bón.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện.

Đại diện ủy quyền của bị đơn rút một phần yêu cầu kháng cáo đối với tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh phân bón và tranh chấp hợp đồng vay tài sản số tiền 300.000.000 đồng theo sổ ghi “Tiền đầu tư phân bón. Phân Đức 30 tấn”, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với số tiền vay 800.000.000 đồng theo “Giấy nhận nợ” ngày 03/3/2021.

Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước:

- Về việc tuân thủ pháp luật tố tụng: Quá trình giải quyết vụ án của Tòa án từ khi thụ lý đến khi xét xử phúc thẩm của Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội đồng xét xử và các đương sự đã tuân thủ đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Về nội dung giải quyết vụ án: Đề nghị HĐXX căn cứ vào khoản 3 Điều 289, khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự; không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn ông Trần Văn L, bà Lê Thị Kim T; Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo về tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh phân bón và hợp đồng vay tài sản số tiền 300.000.000 đồng theo sổ ghi “Tiền đầu tư phân bón. Phân Đức 30 tấn”. Giữ nguyên bản án số: 16/2023/DS-ST ngày 30/6/2023 của Toà án nhân dân thị xã P, tỉnh Bình Phước.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử thấy rằng:

[1] Về thủ tục tố tụng:

Đơn kháng cáo của bị đơn làm trong thời hạn luật định, có hình thức, nội dung và phạm vi kháng cáo phù hợp với quy định tại các Điều 271, 272, 273 của BLTTDS năm 2015 nên được xem xét giải quyết theo trình tự phúc thẩm.

Tại phiên toà phúc thẩm, Người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn rút một phần yêu cầu kháng cáo về tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh phân bón và tranh chấp hợp đồng vay tài sản số tiền 300.000.000 đồng theo sổ ghi “Tiền đầu tư phân bón. Phân Đức 30 tấn” do ông L ghi có nội D: “Anh L mượn D số tiền là 300 “Ba trăm...”. Xét thấy việc rút một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn là tự nguyện, phù hợp quy định pháp luật do vậy cần đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo về phần tranh chấp hợp đồng góp vốn phân bón và tranh chấp hợp đồng vay tài sản theo sổ ghi “Tiền đầu tư phân bón. Phân Đức 30 tấn”.

[2] Xét yêu cầu kháng cáo của bị đơn ông Trần Văn L, bà Lê Thị Kim T, Hội đồng xét xử xét thấy:

[2.1] Tại phiên Tòa và quá trình giải quyết người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn ông Trần Văn L, bà Lê Thị Kim T cho rằng số tiền vay 800.000.000đ tại “Giấy vay tiền” ngày 10/5/2019 và “Giấy nhận nợ” ngày 03/3/2021 là một khoản tiền. Giấy nhận nợ 800.000.000 đồng ngày 03/3/2021 là do hai bên chốt tổng số nợ gốc từ ngày 10/5/2019 đến ngày 10/3/2021 nên trong giấy nhận nợ ngày 03/3/2021 mới thể hiện trong giấy này là thời hạn tính từ ngày 10/3/2021. Tuy nhiên nguyên đơn cho rằng số tiền vay 800.000.000đ tại “Giấy vay tiền” ngày 10/5/2019 và “Giấy nhận nợ” ngày 03/3/2021 là hai khoản tiền khác nhau, việc ghi thời hạn tính từ ngày 10/3/2021 là do hai bên thường tính lãi suất cho vay vào ngày 10 hàng tháng nên mới ghi thời hạn tính từ ngày 10/3/2021 để cho trùng với ngày tính lãi của giấy vay nợ ngày 10/5/2019.

[2.2] Cũng tại biên bản lấy lời khai bị đơn ông Trần Văn L, bà Lê Thị Kim T ngày 20/11/2023 và tại phiên tòa ông Thành là người đại diện theo uỷ quyền của ông L, bà T cho rằng “Giấy nhận nợ” ngày 03/3/2021 thực chất được viết vào ngày 10/3/2021 trùng với ngày chốt nợ 800.000.000 đồng theo “Giấy vay tiền” ngày 10/5/2019. Như vậy phía bị đơn cho rằng ngày 10/3/2021 đã chuyển số tiền từ “Giấy vay tiền” ngày 10/5/2019 sang “Giấy nhận nợ” ngày 03/3/2021 nhưng không T hồi lại “Giấy vay tiền” ngày 10/5/2019. Tuy nhiên tại “Giấy nhận nợ” ngày 03/3/2021 ghi rõ thời điểm lập giấy nhận nợ vào lúc 13 giờ chiều, ngày 03 tháng 03 năm 2021 và được ông L bà T ký tên, lăn tay vào. Đồng thời theo nội dung “Giấy nhận nợ” ngày 03/3/2021 mặc dù tiêu đề ghi giấy nhận nợ tuy nhiên trong nội dung thể hiện việc vay tiền vào ngày 03/3/2021, thời hạn từ ngày 10/3/2021 ghi trong Giấy nhận nợ ngày 03/3/2021 là do các bên thường tính lãi vào ngày mùng 10 hàng tháng. Bà D cho rằng do số tiền 800.000.000 đồng này là khoản vay lớn nên các bên lập thành giấy vay tiền riêng chứ không ghi vào “Giấy vay tiền” ngày 10/5/2019. Do vậy có căn cứ xác định ngày 03/3/2021 ông L, bà T có vay số tiền 800.000.000 đồng của bà D. Tiếp đó đến ngày 10/3/2021 ông L bà T tiếp tục vay của bà D số tiền 130.000.000 đồng, sau đó hai bên chốt tổng số nợ đối với nhiều khoản vay trong “Giấy vay tiền” ngày 10/5/2019 là 800.000.000 đồng và được ông L ký và ghi thời gian chốt nợ là ngày 10/3/2021. Do vậy số tiền vay 800.000.000 đồng tại “Giấy vay tiền” ngày 10/5/2019 và “Giấy nhận nợ” ngày 03/3/2021 là một khoản tiền là không có căn cứ nên cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn là có căn cứ.

[2.3] Do ông L, bà T giao dịch với bà D trong thời gian ông L, bà T có quan hệ vợ chồng và mục đích xác lập giao dịch này là để thực hiện công việc chi tiêu, làm ăn kinh doanh chung của gia đình ông L, bà T. Theo quy định tại Điều 27 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về “Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng”. Như vậy, cần buộc ông L, bà T có nghĩa vụ liên đới trả cho bà D theo quy định.

[2.4] Như vậy, bị đơn kháng cáo nhưng không đưa ra được chứng cứ nào mới đề chứng minh cho việc kháng cáo của mình là có căn cứ, vì vậy cấp sơ thẩm xác định số tiền mà bị đơn vay của nguyên đơn như nội dung bản án sơ thẩm là có căn cứ. Do yêu cầu kháng cáo của bị đơn về hợp đồng vay tài sản không được chấp nhận, do vậy số tiền lãi phát sinh từ hợp đồng vay tài sản theo như bản án sơ thẩm là phù hợp và đúng quy định của pháp luật.

[3] Từ những phân tích và nhận định nêu trên, không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn ông Trần Văn L, bà Lê Thị Kim T. Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 16/2023/DS-ST ngày 30/6/2023 của Tòa án nhân dân thị xã P, tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên do cách tuyên án của Toà án cấp sơ thẩm chưa rõ nên Hội đồng xét xử chỉ sửa cách tuyên cho phù hợp với quy định của pháp luật.

[4] Án phí dân sự sơ thẩm: Do yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chấp nhận nên bị đơn ông Trần Văn L, bà Lê Thị Kim T phải chịu theo quy định.

[5] Án phí dân sự phúc thẩm: Do kháng cáo của bị đơn ông Trần Văn L, bà Lê Thị Kim T không được Hội đồng xét xử chấp nhận nên phải chịu.

[6] Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa có căn cứ nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.

[7] Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 3 Điều 289, khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn ông Trần Văn L, bà Lê Thị Kim T;

Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo về tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh phân bón và hợp đồng vay tài sản số tiền 300.000.000 đồng theo sổ ghi “Tiền đầu tư phân bón. Phân Đức 30 tấn”.

Giữ nguyên Bản án dân sự số 16/2023/DS-ST ngày 30/6/2023 của Tòa án nhân dân thị xã P, tỉnh Bình Phước;

Áp dụng các Điều 116; 274; 275; 278; 280; 288; 463; 466 và Điều 468 của Bộ luật dân sự; Điều 27 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Áp dụng Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức T, miễn, giảm, T, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử :

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà D.

- Đối với Hợp đồng vay tài sản: Buộc ông L, bà T có nghĩa vụ liên đới trả cho nguyên đơn bà D số tiền gốc vay còn lại là 1.250.000.000 đồng và lãi suất vay theo quy định là 245.763.888 đồng, thành số tiền tổng cộng là:

1.495.763.888đ (Một tỷ bốn trăm chín mươi lăm triệu bảy trăm sáu mươi ba nghìn tám trăm tám mươi tám đồng);

- Đối với Hợp đồng mua bán tài sản: Buộc ông L, bà T có nghĩa vụ liên đới trả bà D số tiền gốc đầu tư phân bón là 750.000.000 đồng;

2. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn ông Trần Văn L về Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn ông Trần Văn L đối với số tiền chi phí đầu tư vào vườn rẫy trồng cây sầu riêng mua của ông A, bà N. Buộc Bà D có nghĩa vụ trả cho ông L, bà T số tiền chi phí đầu tư là 471.500.000 đồng;

Như vậy, từ các mục (1.) và (2.) của phần Quyết định: Buộc ông L, bà T có nghĩa vụ liên đới trả bà D số tiền tổng cộng là 1.774.263.888đ (Một tỷ bảy trăm bảy mươi bốn triệu hai trăm sáu mươi ba nghìn tám trăm tám mươi tám đồng).

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền phải thi hành án theo mức lãi quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trong trường hợp Bản án được thi hành theo Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa Thuận thi hành án; quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

3. Về án phí dân sự sơ thẩm là 65.227.917 đồng ông L, bà T phải nộp. Được khấu trừ số tiền tạm ứng án phí ông L đã nộp 300.000 đồng theo Biên lai T tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0008419 ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chi Cục Thi hành án dân sự thị xã P, tỉnh Bình Phước. Buộc ông L, bà T phải nộp 64.927.917đ (Sáu mươi bốn triệu chín trăm hai mươi bảy nghìn chín trăm mười bảy đồng).

Nguyên đơn bà D không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trả lại bà D số tiền tạm ứng án phí đã nộp 44.000.000đ (Bốn mươi bốn triệu đồng) theo các Biên lai T tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0008300 ngày 12 tháng 10 năm 2022 và số 0008350 ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Chi Cục Thi hành án dân sự thị xã P, tỉnh Bình Phước.

4. Án phí dân sự phúc thẩm: Bị đơn ông Trần Văn L, bà Lê Thị Kim T phải chịu 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai T tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0008584 ngày 10/7/2023 của Chi cục Thi hành án dân sự thị xã P, tỉnh Bình Phước.

5. Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

42
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản, tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản số 224/2023/DS-PT

Số hiệu:224/2023/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Phước
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:27/12/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về