TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
BẢN ÁN 63/2022/DS-PT NGÀY 07/09/2022 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
Ngày 07 tháng 9 năm 2022 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 63/2021/TLPT-DS ngày11 tháng 10 năm 2021 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản.Do bản án dân sự sơ thẩm số:15/2021/DSST ngày 25 tháng8 năm 2021 của Toà án nhân dân huyện P B, tỉnh Thái Nguyên bị kháng cáo.
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 77/QĐPT - DS ngày 01 tháng 11 năm 2021 giữa các đương sự:
1. Đồng nguyên đơn:
1.1. Bà Đào Thị T, sinh năm 1958;
1.2. Anh Lê Duy T1, sinh năm 1985; (con bà Tđã chết 05/3/2022)
1.3. Anh Lê Duy T3, sinh năm 1988; (con bà T)
1.4. Chị Đàm Thị N, sinh năm 1990; (vợ anh T1đồng thời là người kế thừa quyền và nghĩa vụ của anh T1 và 02 con của anh T1, chị N có 02 con; con lớn 04 tuổi, con bé 02 tuổi) Đều trú tại: Xóm Đồng V, xã Bàn Đ, huyện P B, tỉnh Thái Nguyên (anh T3, ủy quyền cho bà T tại giấy ủy quyền ngày 16/12/2021, chị N ủy quyền cho bà T tại giấy ủy quyền ngày 16/8/2022, bà T có mặt tại phiên tòa).
2. Đồng bị đơn:
2.1. Ông Lục Văn L, sinh năm 1966;
2.2. Anh Trần Văn T4, sinh năm 1986; (con rể ông L) Đều trú tại: Xóm B T,xã Bàn Đ, huyện P B, tỉnh Thái Nguyên (ông L và anh T4 đều có mặt tại phiên tòa).
3.Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1966;
(vợ ông L).
Địa chỉ: Xóm B T, xã Bàn Đ, huyện P B, tỉnh Thái Nguyên (có mặt tại phiên tòa).
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo bản án sơ thẩm các đồng nguyên đơntrình bày:
1. Bà Đào Thị Tkhai:Bà có quen biết với ông L là người cũng xã, lại có mối quan hệ thông gia trong gia đình nên ông L có đặt vấn để vay tiền bà và các con để chăn gà, vịt:
Lần 1: Ngày 14/9/2017 âm lịch bà cho ông L vay 50.000.000đ, lãi suất 2%/tháng, mỗi tháng trả 1 lần, thời hạn vay khi nào bà cần thì báo trước 1 tháng để ông L trả tiền. Đến năm 2019 bà cần tiền nên đã báo ông L nhiều lần nhưng ông Lchưa trả.
Lần 2: Ngày 25/01/2018 âm lịch bà cho ông L vay 40.000.000đ, lãi suất 2%/tháng, mỗi tháng trả 1 lần, thời hạn vay tháng 5/2018 âm lịch nhưng ông L chưa trả.
Lần 3: Ngày 27/02/2018 âm lịch bà cho ông L vay 35.000.000đ, lãi suất 2%/tháng, mỗi tháng trả 1 lần, thời hạn vay khi nào bà cần thì báo trước ông L 1 tháng nhưng ông Lchưa trả.
Lần 4: Ngày 16/5/2018 âm lịchbà cho ông L vay 45.000.000đ, lãi suất 2%/tháng, mỗi tháng trả 1 lần, thời hạn vay 03 tháng nhưng ông L chưa trả.
Tổng cộngbà cho ông L vay số tiền 170.000.000đ. Ông L đã trả tiền lãi đầy đủ. Từ tháng 6/2019 ông L không trả lãi cho bà nữa.
Ngoài ra, ngày 07/3/2019 và ngày 07/4/2019,bà cho cháu T4(con dể ông L) vay tổng cộng số tiền 30.000.000đ. Tiền lãi T4có trả bà hàng tháng, nhưng từ tháng 5/2019 đến nay không trả lãi cho bà nữa.
Nay bà yêu cầu Tòa án buộc ông L trả bà số tiền 170.000.000đ, cháu T4 trả bà 30.000.000đ tiền gốc và lãi tính từ tháng 10/2019.
2.Anh Lê Duy T1khai: Anh có cho ông Lục Văn L vay tiền nhiều lần, cụ thể: Vào ngày 05/8/2018 (âm lịch) vợ chồng anh đang ở nhà thì mẹ anh dẫn ông L, anh T4 đến nhà đặt vấn đề vay tiền. Anh cho anh T4 vay 220.000.000đ, lãi suất 4.400.000 đ/tháng, thời hạn vay 05/10/2019 âm lịch thì trả. Tiền lãi ông Lthỏa thuận đưa cho bà T, còn anh chưa nhận đồng lãi nào.
Ngày 23/8/2018 (âm lịch)ông L có vay của anh số tiền 30.000.000đ, thời hạn vay 01 tháng. Ông L chưa thanh toán tiền gốc và lãi nào cho anh.
Các đồng bị đơn trình bày như sau:
1. Ông Lục Văn Lkhai:Ông công nhận được vay bà T 04 lần với số tiền 170.000.000đ là đúng, đến lần thứ 5 ngày 05/8/2018, tại nhà anh Lê Duy T1, bà T cho anh T4 vay thêm 50.000.000đ tổng cộng là 220.000.000đ, ông chỉ là người làm chứng. Lãi hàng tháng anh T4 phải trực tiếp trả cho bà T. Ngoài ra, ông không vay tiền của anh T1khoản tiền nào. Naybà T khởi kiện, ông yêu cầu Tòa án giải quyết cho đúng quy định của pháp luật.
2.Anh Trần Văn T4khai:Anh thừa nhận có vay của bà T số tiền 30.000.000đ như bà T đã trình bày. Anh đã trả tiền lãi hàng tháng cho bà T đến hết tháng 9/2019. Anh chưa trả bà T tiền gốc và lãi từ tháng 10/2019. Nay anh xác định nhất trí trả dần số tiền vay cho bà T, mỗi quý thanh toán 10.000.000đ, trả từ tháng 9/2021. Ngoài ra, anh vay của anh T1số tiền 50.000.000đ, cộng dồn cả 4 lần vay trước là anh nợ bà T 220.000.000đ ông L chỉ là người làm chứng. Anh sẽ có trách nhiệm trảdần 50.000.000đcho anh T1trước và 170.000.000đ sẽ trả dần cho bà T hàng quý. Mỗi quý thanh toán 20.000.000đ cho anh T1trước, bà T sau.
Tại phiên tòa sơ thẩm bà Ttrình bày: Khi bà cho ông L vay tiền là bà yêu cầu cả bà H vợ ông L cùng phải ký và chịu trách nhiệm nhưng bà H báo bận không sang được nên chỉ có ông L ký vào giấy vay tiền và tại phiên tòa có mặt bà Hquan điểm yêu cầu ông L, bà H phải trả bà số tiền nợ gốc là 170.000.000đ, lãi suất tính từ ngày 01/7/2019 cho đến ngày xét xử sơ thẩm. Anh T4 phải trả cho bà 30.000.000đ, lãi suất tính từ tháng 10 năm 2019 theo quy định của pháp luật đến ngày xét xử sơ thẩm.Còn số tiền 220.000.000đ là của vợ chồng anh T1con trai bà cho anh T4 vay, bà chỉ là người chứng kiến. Khi vay có cả ông L và con dâu bà cùng chứng kiến.
Tại phiên tòa sơ thẩm bị đơn ông L: Ông thừa nhận có vay của bà T 04 lần là 170.000.000đ, số tiền này ông đã thỏa thuận với bà T để cho anh T4 con dể ông nhận khoản nợ này. Nay ông không còn nợ gì bà T nên không đồng ý trả cho bà T. Đối với số tiền 30.000.000đ của anh T1thì ông khẳng định là có vay và ông nhất trí trả anh T1.
Tại phiên tòa sơ thẩm bị đơn anh T4 thừa nhận vay tiền của bà T là 30.000.000đ và nhận nợ khoản tiền vay của ông L (là bố vợ) 170.000.000đ và tại nhà anh T1có đưa cho anh vay tiền mặt là 50.000.000đ. Anh khẳng định đến nay chỉ vay 250.000.000đ và đồng ý trả số tiền này. Ngoài ra không nhất trí trả khoản tiền nào khác cho bà T và anh T1.
Tại phiên tòa sơ thẩm bà Nguyễn Thị H trình bày: Bà là vợ của ông Lục Văn L, việc ông L có vay của bà T là đúng, bà T có gọi điện thoại cho bà sang cùng ký nhưng bà bận không sang ký được, ông L là người trực tiếp vay tiền của bà T. Mục đích ông L vay tiền để phục vụ cho việc chăn nuôi gà, vịt, lợn của gia đình, bà khẳng định ông L đã nhiều lần trả lãi cho bà T nhưng khi trả tiền lãi thì không yêu cầu bà T ký vào sổ sách gì mà chỉ đưa tay. Số tiền vay 170.000.000đđã chuyển sang cho con rể (là anh Trần Văn T4và T4 có vay thêm của anh T150.000.000đ thì mới là 220.000.000đ. Gia đình bà chỉ chấp nhận số tiền nợ phải trả cho bà T là 250.000.000đ, ông L mà còn nợ thì bàcũng nhất trí trả nợ cùng.
Với nội dung nêu trên tại bản án số15/2021/DSST ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Toà án nhân dân huyện P B, tỉnh Thái Nguyên đã xét xử và quyết định:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 144, 147, 235, 271 và Điều 273 Bộ luật tố tụng dân 2015;Căn cứ vào Điều 116, 117, 357, 463, 465, 466 và khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Điều 5 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm.
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Đào Thị T, anh Lê Duy T3, anh Lê Duy T1 và chị Đàm Thị N.
1. Về trách nhiệm trả nợ:
- Buộc ông Lục Văn L, bà Nguyễn Thị H phải trả cho bà Đào Thị T và anh Lê Duy T3tiền nợ gốc là: 170.000.000đ và lãi suất là: 35.180.534đ. Tổng cộng:
205.180.534 đ (hai trăm linh năm triệu, một trăm tám mươi nghìn, năm trăm ba mươi bốn đồng).
- Buộc anh Trần Văn T4 phải trả cho bà Đào Thị T tiền nợ gốc là:
30.000.000đ và lãi suất: 5.708.303đ. Tổng cộng: 35.708.303đ (ba mươi lăm triệu, bảy trăm linh tám nghìn, ba trăm linh ba đồng).
- Buộc anh Trần Văn T4 phải trả cho anh Lê Duy T1, chị Đàm Thị N tiền nợ gốc: 220.000.000đ và lãi suất: 64.777.776đ. Tổng cộng: 284.777.776 đ (hai trăm tám mươi bốn triệu, bảy trăm bảy mươi bảy nghìn, bảy trăm bảy mươi sáu đồng).
- Buộc ông Lục Văn L phải trả cho anh Lê Duy T1, chị Đàm Thị N tiền nợ gốc: 30.000.000đ và lãi suất: 8.691.625đ. Tổng cộng: 38.691.625đ (ba mươi tám triệu, sáu trăm chín mươi mốt nghìn, sáu trăm hai mươi lăm đồng).
2. Ghi nhận sự thỏa thuận của ông L,bà H và anh T4 nếu anh T4 không trả được nợ thì ông L và bà H có trách nhiệm trả nợ số tiền 220.000.000đ vay của bà T cho anh T4.
3. Về án phí dân sự sơ thẩm:
- Buộc ông Lục Văn L và bà Nguyễn Thị H phải chịu 12.193.607đ (mười hai triệu, một trăm chín mươi ba nghìn, sáu trăm linh bảy đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
- Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho anh Trần Văn T4 16.024.303đ (mười sáu triệu, không trăm hai mươi bốn nghìn, ba trăm linh ba đồng).
- Hoàn trả lại cho bàĐào Thị T, anh Lê Duy T3 5.000.000đ (năm triệu đồng)và anh Lê Duy T1, chị Đàm Thị N số tiền 6.250.000đ (Sáu triệu, hai trăm năm mươi nghìn đồng)theo biên lai số: 0000224 ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện P B, tỉnh Thái Nguyên.
Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên quyền kháng cáo cho các đương sự theo quy định của pháp luật.
Ngày 31/8/2021, ông L kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Ông cho rằng ông vay bà T nhiều lần với tổng số tiền 250.000.000đ, hàng tháng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, nhưng án sơ thẩm lại tuyên ông phải trả cho bà T thêm số tiền vay 170.000.000đ mà ông không được vay. Đề nghị hủy bản án sơ thẩm.
Ngày 31/8/2021 anh T4 kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Anh cho rằng anh chỉ vay bà T 30.000.000đ, hàng tháng trả lãi đầy đủ, nhưng bản án lại tuyên anh phải trả cho anh T1con trai bà T số tiền 220.000.000đ, trong khi anhkhông vay anh T1lần nào.
Đề nghị hủy án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Tại phiên tòa phúc thẩm anh T4 và ông L vẫn giữ nguyên nội dung đã kháng cáo. Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và nghe lời trình bày của các đương sự; Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Hội đồng xét xử nhận định:
[1]. Về kháng cáo của ông L, anh T4 thì thấy rằng:Do có mối quan hệ thân quen nên bà T và con trai là anh T1, anh T3có cho ông L và con rể ông L là anh T4 vay tiền để làm ăn, cụ thể các lần vay như sau:
Lần 1: Ngày 14/9/2017, ông L vay của bà T số tiền 50.000.000đ, lãi suất 2%/tháng. Thời hạn trả lãi 01 tháng 01 lần khi nào bà T cần thì báo trước 01 tháng.
Lần 2: Ngày 25/01/2018, ông Lvà vợ là Nguyễn Thị Hvay của bà T cùng con trai là Lê Duy T3 số tiền 40.000.000đ, lãi suất 2%/tháng. Thời hạn trả hết tháng 5 âm có chữ ký của ông L, không có chữ ký của bà H. Có tên hai người làm chứng nhưng không ký tên.
Lần 3: Ngày 27/02/2018 ông Lvaybà T và anh Lê Duy T335.000.000đ,lãi suất 2%/tháng. Khi nào bà T cần thì báo trước 01 tháng có chữ ký của ông L.
Lần 4: Ngày 16/5/2018 âm lịch, ông L vay bà T 45.000.000đ, không thể hiện lãi. Thời hạn trả 16/8 âm lịch có chữ ký của ông L;
Lần 5: Ngày 05/8/2018 âm lịch“Bà T cùng các con cho anh L và chị Hở xóm Bờ Tấc, xã Bàn Đvay tiếp số tiền 220.000.000đ (hai trăm hai mươi triệu đồng chẵn. Hạn trả bà Tcả những lần vay trước và lần vay sau này vào ngày 05/10/2019 âm lịch. Nếu sai hạn tôi chịu phạt gấp đôi và chịu trách nhiệm với pháp luật”. (những dòng này viết vào tờ giấy khác và dán đè lên tờ giấy vay tiền lần 5 này). Những dòng dưới thể hiện “ cháu Lục Văn Lở B T, B Đ, cùng con rể là Trần Văn T4ở B T, B Đ, Phú Bình, Thái Nguyênđến nhà bà Đào Thị T (chủ hộ) cùng con trai Lê Duy T1, cùng con dâuĐàm Thị Nđịa chỉ ở Đ V, B Đ, Phú Bình, Thái Nguyên vay với số tiền là 220.000.000đ, lãi trả 01 tháng 01 lần bằng 4.400.000đ, nếu sai hợp đồng tính 5%/tháng tài sản thế chấp kho cám ở B T. Nếu cháu T4 không trả được thì ông L và bà H phải có trách nhiệm trả bà T. Người vay anh T4 ký và ghi tên Trần Văn T4, có chữ ký người làm chứng Lục Văn Lvà ký tên Lập, người cho vay ghi Đào Thị T, người thừa kế Lê Duy T1, có chữ ký của anh T1.
Lần 6: Ngày 23/8/2018 tôi là Lục Văn LB T có vay của anh T130.000.000đ, lãi suất 2%/tháng. Thời hạn vay 01 tháng. Có chữ ký của ông L và chữ viết Lục Văn L.
Lần 7: Ngày 07/3/2019, cháu T4 vay thêm của bà T 10.000.000đ,lãi 2%không ghi thời hạn trả, có chữ ký T4 và chữ Trần Văn T4.
Lần 8: Ngày 07/4/2019 cháu Trần Văn T4 vay thêm của bà T 20.000.000đ, tổng vay tất cả là 280.000.000đ, lãi bằng 5.600.000đ, không ghi thời hạn trả, có chữ ký T4 và chữ Trần Văn T4.
Quá trình vay thì ngày 30/4/2018 ông Lđã trả bà T được 30.000.000đ (bà T cũng thừa nhận).
Căn cứ vào giấy vay nợ và trả nợ thì số tiền bà T, anh T1, anh T3 cho ông L và anh T4 vay tổng cộng là 450.000.000đ, ông L đã trả được 30.000.000đcho bà T, còn lại 420.000.0000đ, ông L và anh T4 chưa trả.Qua xem xét từng mã vay của từng lần vay thì thấy rằng:
Lần 1: Ngày 14/9/2017, ông L có vay của bà T số tiền 50.000.000đ (có chữ ký của ông L và ông L thừa nhận).
Lần 2: Ngày 25/01/2018, ông L vay của bà Tvà anhLê Duy T3 số tiền 40.000.000đ có chữ ký của ông L và ông L thừa nhận. Như vậy, ông L vay của bà T 20.000.000đ, và vay của anh T3 20.000.000đ.
Lần 3: Ngày 27/02/2018 ông L vay của bà T và anh Lê Duy T3 35.000.000đ, có chữ ký của ông L và ông L thừa nhận. Như vậy, ông L vay của bà T 17.500.000đ, và vay của anh T3 17.500.000đ.
Lần 4: Ngày 16/5/2018 âm lịch, ông L vay bà T 45.000.000đ, có chữ ký của ông L; cả 04 lần vay này ông L đều thừa nhận đúng số tiền mà ông vay của bà T và anh T3: Tổng cộng trong 04 mã vay của ông L thì thể hiện ông L vay của bà T132.500.000đ, ông L đã trả cho bà T 30.000.000đ vào ngày 30/4/2018, bà T công nhận. Như vậy 04 mã vay này ông L còn nợ bà T102.500.000đ, và nợ anh T320.000.000đ, mã vay lần thứ hai và 17.500.000đ, mã vay lần thứ ba, tổng cộng ông L vay của anh T3hai lần tiền là 37.500.000đ.
Lần 5: Ngày 05/8/2018 âm lịch “Bà T cùng các con cho anh L và chị H ở xóm Bờ Tấc, xã Bàn Đ vay tiếp số tiền 220.000.000đ (hai trăm hai mươi triệu đồng chẵn. Hạn trả bà T cả những lần vay trước và lần vay sau này vào ngày 05/10/2019 âm lịch. Nếu sai hạn tôi chịu phạt gấp đôi và chịu trách nhiệm với pháp luật”. (những dòng này viết vào tờ giấy khác và dán đè lên tờ giấy vay tiền lần 5 này). Qua giám định thì tại kết luận giám định số 1124/kL-KTHSngày 25/7/2022 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Thái Nguyên đã kết luận nội dung chữ viết nguyên thủy tại vị trí che phủ trong giấy vay tiền lần 5 như sau: “Bà T chuyển 140 triệu cũ sang tiếp tục cho vay mới 80... Tổng: 220 triệu đồng”. Như vậy nội dung viết ở mảnh giấy dán lên với nội dung bị dán là giống nhau đều thể hiện ngày 05/8/2018, ông L cùng con rể là anh T4 đến nhà bà T vay 220.000.000đ, người cho vay tiền là bà T ký, và người vay tiền là anh T4 có ký tên T4và viết tên Trần Văn T4, còn ông L thì ký với tư cách là người làm chứng. Như vậy mã vay ngày 05/8/2018, này là anh T4 vay bà T220.000.000đ.
Lần thứ 6: Ngày 23/8/2018, ông L ký vay anh T1con trai bà T 30.000.000đ, ông L thừa nhận.
Lần 7: Ngày 07/3/2019, cháu T4 vay thêm của bà T 10.000.000đ, có chữ ký T4 và chữ Trần Văn T4 (anh T4 thừa nhận chữ ký và chữ viết là của anh).
Lần 8: Ngày 07/4/2019 cháu Trần Văn T4 vay thêm của bà T 20.000.000đ, tổng vay tất cả là 280.000.000đ, có chữ T4 và chữ Trần Văn T4.(anh T4 thừa nhận chữ ký và chữ viết là của anh). Như vậy tổng cộng 08 lần ông L và anh T4 vay bà T, anh T1, anh T3 theo giấy vay tiền mà các đương sự thừa nhận là: 450.000.000đ, ông L đã trả bà T được 30.000.000đ, số tiền còn lại 420.000.000đ, cần buộc ông L, anh T4phải có trách nhiệm trả cho bà T, anh T3, anh T1(nay là chị Nvợ anh T1) vì anh T1đã mất theo giấy vay tiền cụ thể của từng người, từng mã vay như sau:
- Ông L phải trả bà T mã vay lần 1 ngày 14/9/2017 số tiền 50.000.000đ. Mã vay lần hai ngày 25/01/2018, số tiền 20.000.000đ. Mã vay lần ba ngày 27/02/2018 số tiền 17.500.000đ. Mã vay lần bốnngày 16/5/2018 số tiền 45.000.000đ. Tổng cộng ông Lvay bà T 132.500.000đ, nhưng ông L đã trả bà T được 30.000.000đ, nên ông L còn phải trả bà T102.500.000đ và lãi suất theo quy định.
- Ông Lphải trả cho anh T3mã vay lần hai ngày 25/01/2018, số tiền 20.000.000đ. Mã vay lần ba ngày 27/02/2018 số tiền 17.500.000đ. Tổng cộng 37.500.000đ và lãi suất theo quy định.
- Ông L phải trả cho anh T1(nay là chị Nvợ anh T1) mã vay ngày 23/8/2018, số tiền 30.000.000đ và lãi suất theo quy định.
- Anh T4 phải trả cho bà T mã vay lần 5 ngày 05/8/2018, số tiền 220.000.000đ, mã vay lần 7 ngày 07/3/2019, số tiền 10.000.000đ, mã vay lần 8 ngày 07/4/2019, số tiền 20.000.000đ. Tổng cộng anh T4 phải trả cho bà T250.000.000đ và lãi suất theo quy định.
Đơn kháng cáo của anh T4 cho rằng chỉ được vay bà T hai lần tiền tổng cộng 30.000.000đ là không đúng, cần bác kháng cáo của anh T4.
Đơn kháng cáo của ông L cho rằng ông chỉ được vay tiền của bà T tổng cộng nhiều lần là 250.000.000đ, tuy nhiên thực tế căn cứ vào các giấy vay mà ông Lđã ký vay của bà T thì chỉ có132.500.000đ, nhưng ông L đã trả bà T được 30.000.000đ, nên ông Lchỉ còn phải trả bà T102.500.000đ, do vậy kháng cáo của ông L được chấp nhận một phần.
[2] Tòa án cấp sơ thẩm khi giải quyết vụ án đã không bóc tách cụ thể từng mã vay của từng người để giải quyết, do vậy khi ông L đã trả bà Tđược 30.000.000đ, nhưng cấp sơ thẩm không tính là làm thiệt hại cho ông L. Tổng số tiền mà bà T, anh T3, anh T1, chị Nkhởi kiện đòi ông L, anh T4phải trả 420.000.000đ, là đúngvì theo giấy vay tiền tổng số là 450.000.000đ, nhưng ông L đã trả cho bà T được 30.000.000đ, do vậy bà T, anh T3, anh T1, chị Nchỉ khởi kiện đòi ông L và anh T4 phải trả tổng số 420.000.000đ, nhưng cấp sơ thẩm lại buộc ông L, anh T4 phải trả số tiền 450.000.000đ gốc là không chính xác, do vậy cần sửa bản án sơ thẩm và tính lại lãi suất theo đúng quy định của pháp luật. Về cách tính lãi suất căn cứ vào Điều 468 của Bộ luật dân sự nếu các bên có thỏa thuận về lãi thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Như vậy hai bên thỏa thuận lãi suất 2%/tháng tương đương là 24%/năm là vượt quá quy định của pháp luật. Bà T yêu cầu tính lãi 10%/năm, do vậy cấp sơ thẩm chấp nhận sự tự nguyện của bà T, do đó 10%/năm bằng 0,83%/tháng.Bà T cho rằng ông L và anh T4 mới trả cho bà tiền lãi đến hết tháng 5 năm 2019 còn ông L và anh T4 thì cho rằng đã trả tiền lãi cho bà T hết tháng 9/2019, tuy nhiên cả hai bên không đưa ra được căn cứ do vậy cần chấp nhận ông L, anh T4 đã trả lãi cho bà T hết tháng 9/2019, vì vậy cần buộc ông L và anh T4 phải trả tiền lãi cho bà T, anh T1(nay là chị Ngọ) anh T3từ tháng 10/2019 đến ngày xét xử sơ thẩm là đúng quy định của pháp luật cụ thể:
Số tiền ông L, bà H phải trả bà T: Tiền gốc 102.500.000đ x 0,83% x 22 tháng = 18.716.500đ (tiền lãi). Tổng cộng: 121.216.500đ.
Số tiền ông L, bà H phải trả anh T3: Tiền gốc 37.500.000đ x 0,83% x 22 tháng = 6.847.500đ (tiền lãi).Tổng cộng: 44.347.500đ.
Số tiền ông L, bà H phải trả anh T1(nay là chị Nvà các con): Tiền gốc 30.000.000đ x 0,83% x 22 tháng = 5.478.000đ (tiền lãi). Tổng cộng: 35.478.000đ. [3] Về chi phí giám định: Do yêu cầu giám định của anh T4 không làm thay đổi nội dung của giấy vay tiền lần 5 nên anh T4 phải chịu chi phí giám định 4.050.000đ. Anh T4 đã thanh toán xong.
[4] Tại phiên tòa phúc thẩm đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phát biểu về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử từ khi thụ lý vụ án cho đến trước khi nghị án đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Quan điểm giải quyết vụ án của đại diện Viện kiểm sát: Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào khoản 2 Điều 308 chấp nhận một phần kháng cáo của ông L và bác kháng cáo của anh T4. Sửa bản án sơ thẩm, là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào khoản 2 Điều 308; Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;Căn cứ vào các Điều 116, 117, 357, 463, 465, 466, 357 và khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015;Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Căn cứ vào Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm.Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Lục Văn L và bác kháng cáo của anh Trần Văn T4. Sửa bản án dân sự sơ thẩm số: 15/202021/DSST ngày 25 tháng 8 năm 2021của Toà án nhân dân huyện P B, tỉnh Thái Nguyên.
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Đào Thị T, anh Lê Duy T3, anh Lê Duy T1 và chị Đàm Thị N.
1. Buộc ông Lục Văn L, bà Nguyễn Thị H phải trả cho bà Đào Thị Ttiền nợ gốc: 102.500.000đ và lãi suất:18.716.500đ.Tổng cộng: 121.216.500đ(một trăm hai mươi mốt triệu, hai trăm mười sáu nghìn, năm trăm đồng).
2. Buộc ông Lục Văn L, bà Nguyễn Thị H phải trả cho anh Lê Duy T3tiền nợ gốc: 37.500.000đ và lãi suất: 6.847.500đ. Tổng cộng: 44.347.500đ(bốn mươi bốn triệu, ba trăm bốn mươi bẩy nghìn, năm trăm đồng).
3. Buộc ông Lục Văn L, bà Nguyễn Thị H phải trả cho anh Lê Duy T1tiền nợ gốc: 30.000.000đ và lãi suất: 5.478.000đ. Tổng cộng: 35.478.000đ(ba mươi lăm triệu, bốn trăm bẩy mươi tám nghìn đồng).
4. Buộc anh Trần Văn T4 phải trả cho bà Đào Thị T tiền nợ gốc: 250.000.000đ và lãi suất: 46.650.000đ. Tổng cộng: 296.650.000đ (hai trăm chín mươi sáu triệu, sáu trăm năm mươi nghìn đồng).
Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành số tiền trên, thì người phải thi hành án còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật dân sự.
5. Về chi phí giám định: Anh Trần Văn T4 phải chịu 4.050.000đ (bốn triệu, không trăm năm mươi nghìn đồng). Xác nhận anh T4 đã chi phí xong.
6. Về án phí:
6.1. Về án phí dân sự sơ thẩm:
- Buộc ông Lục Văn L và bà Nguyễn Thị H phải liên đới chịu 10.052.000đ (mười triệu, không trăm năm mươi hai nghìn đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.
- Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho anhTrần Văn T4do là hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật.
- Trả lại chobàĐào Thị T, anh Lê Duy T3số tiền 5.000.000đ (năm triệu đồng)và trả lại cho anh Lê Duy T1, chị Đàm Thị Nsố tiền 6.250.000đ (sáu triệu, hai trăm năm mươi nghìn đồng)tiền tạm ứng án phí theo biên lai số: 0000224 ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện P B, tỉnh Thái Nguyên.
6.2. Về án phí phúc thẩm:
- Ông Lục Văn Lkhông phải chịu tiền án phí phúc thẩm. Được trả lại 300.000đ (ba trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo biên lai thu số 0000564 ngày 10/9/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện P B, tỉnh Thái Nguyên.
- Miễn án phí dân sự phúc thẩm cho anh Trần Văn T4 do là hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7a, 7b và Điều 9 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản số 63/2022/DS-PT
Số hiệu: | 63/2022/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Thái Nguyên |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 07/09/2022 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về