TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG
BẢN ÁN 36/2022/DS-ST NGÀY 11/08/2022 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
Ngày 11 tháng 8 năm 2022 tại Trụ sở Toà án nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 59/2022/TLST-DS ngày 17 tháng 5 năm 2022 về việc “Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 60/2022/QĐXXST-DS ngày 11/7/2022 và Quyết định hoãn phiên tòa số 70/2022/QĐST-DS ngày 25/7/2022 giữa các đương sự:
* Nguyên đơn: Ông Phạm Công K, sinh năm 1955 (có mặt) Nơi cư trú: Thôn Núi Tán, xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
* Đồng bị đơn:
- Anh Nguyễn Văn H, sinh năm 1983 (vắng mặt) Nơi cư trú: Thôn R, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Chị Dương Thị T, sinh năm 1987 (vắng mặt) Nơi cư trú: Thôn R, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
* Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Bà Phạm Thị N, sinh năm 1954 (vắng mặt).
Nơi cư trú: Thôn N, xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Người đại diện theo ủy quyền của bà N: Ông Phạm Công K, sinh năm 1955 (có mặt) Nơi cư trú: Thôn Núi Tán, xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông K: Bà Ngô Thị T- Luật sư trợ giúp pháp lý- Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang (có mặt).
NỘI DUNG VỤ ÁN
* Theo đơn khởi kiện ghi ngày 25/4/2022, đơn khởi kiện bổ sung ngày 16/5/2022 và bản tự khai, biên bản lấy lời khai, biên bản hòa giải ông Phạm Công K trình bày:
Ông và anh Nguyễn Văn H, chị Dương Thị T không có mối quan hệ quen biết gì. Ngày 22/5/2018 âm lịch, vợ chồng ông và anh Nguyễn Văn H, chị Dương Thị T có viết giấy biên nhận vay tiền, anh H, chị T có vay vợ chồng ông với số tiền 300.000.000 đồng và không ấn định ngày hẹn trả mà chỉ thỏa Tận mỗi năm thanh toán 01 lần cụ thể là 54.000.000 đồng tiền lãi, lãi thỏa Tận 1,5%/tháng thực tế anh H, chị T từ khi vay chưa trả cho ông được khoản tiền gốc nào, lãi đã trả cho ông năm 2018 là hết nhưng cụ thể bao nhiêu ông không nhớ, 2019 anh H, chị T hứa trả lãi với ông là 03 vạn gạch tương đương 25.500.000 đồng và 10.000.000 đồng nhưng thực tế anh H không trả ông được số gạch và số tiền trên.
Toàn bộ chữ viết trong giấy vay tiền ngày 22/5/2018 là do anh H viết và có 01 bản gốc do ông giữ. Ông xác nhận toàn bộ chữ viết trong giấy biên nhận vay tiền là chữ ký chữ viết của anh H, mục người vay ký tên H, Nguyễn Văn H, T, Dương Thị T là chữ ký chữ viết anh H, chị T, mục người cho vay K, Phạm Công K, N, Phạm Thị N là chữ ký chữ viết của ông và vợ ông. Khi hai bên viết giấy biên nhận vay tiền xong thì ông đã đưa đầy đủ tiền mặt 300.000.000 đồng cho anh H. Anh H, chị T vay số tiền của ông này là mục đích để buôn bán vật liệu phát triển kinh tế gia đình. Nên ông yêu cầu cả anh H, chị T phải có trách nhiệm trả vợ chồng ông số tiền đã vay. Lúc viết giấy biên nhận vay tiền ngày 22/5/2018 thì có mặt vợ chồng ông, vợ chồng anh H, ngoài ra không có ai khác. Số tiền ông cho anh H, chị T vay là số tiền chung của vợ chồng ông.
Tháng 12/2019 anh H, chị T trả lãi được cho ông 02 lần 01 lần 2.000.000 đồng và 01 lần 16.500.000 đồng và ghi nhận nợ ông tiền lãi năm 2019 còn 10.000.000 đồng và 03 vạn gạch chỉ giá 8.500.000 đồng/vạn tổng 03 vạn giá 25.500.000 đồng, số tiền này từ đó cho đến nay anh H, chị T chưa trả ông được khoản tiền nào. Toàn bộ chữ viết “ H nợ, cháu H nợ 10.000.000 đồng năm 2019, 03 vạn gạch chỉ giá 85 = 25.500.000 đồng” trong giấy nhận nợ là chữ viết của anh H.
Sau khi vay xong, anh H, chị T đến hạn hai bên thỏa Tận hàng năm anh H, chị T phải trả nợ vợ chồng ông số tiền 54.000.000 đồng tiền lãi như thỏa Tận nhưng ông đã đòi gia đình anh H, chị T nhiều lần đến nay anh H, chị T vẫn chưa trả cho ông được khoản tiền nào nữa.
Nay ông khởi kiện yêu cầu anh H, chị T phải trả số tiền gốc đã vay là 300.000.000 đồng theo giấy vay tiền ngày 22/5/2018 và số tiền lãi 10.000.000 đồng, 03 vạn gạch chỉ giá 25.500.000 đồng ghi tháng 12/2019 và tiền lãi trong hạn, lãi quá hạn theo quy định. Ngoài ra ông không yêu cầu gì khác.
Tại phiên tòa hôm nay, ông Phạm Công K có mặt trình bày: Ông vẫn giữ N yêu cầu khởi kiện của mình đề nghị Tòa án giải quyết yêu cầu anh H, chị T phải trả số tiền gốc đã vay là 300.000.000 đồng theo giấy vay tiền ngày 22/5/2018 và số tiền lãi đến ngày xét xử sơ thẩm là 196.095.774 đồng.
* Tại bản tự khai, biên bản lấy lời khai người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị N trình bày:
Bà và anh Nguyễn Văn H, chị Dương Thị T không có mối quan hệ quen biết gì. Ngày 22/5/2018 âm lịch, vợ chồng bà và anh Nguyễn Văn H, chị Dương Thị T có viết giấy biên nhận vay tiền, anh H, chị T có vay vợ chồng bà với số tiền 300.000.000 đồng và không ấn định ngày hẹn trả mà chỉ thỏa Tận mỗi năm thanh toán 01 lần cụ thể là 54.000.000 đồng, lãi thỏa Tận 1,5%/tháng thực tế anh H, chị T từ khi vay chưa trả cho vợ chồng bà được khoản tiền gốc nào, lãi đã trả cho vợ chồng bà năm 2018 là hết nhưng cụ thể bao nhiêu bà không nhớ. Toàn bộ chữ viết trong giấy vay tiền ngày 22/5/2018 là do anh H viết và có 01 bản gốc do chồng bà giữ. Bà xác nhận toàn bộ chữ viết trong giấy biên nhận vay tiền là chữ ký chữ viết của anh H, mục người vay ký tên H, Nguyễn Văn H, T, Dương Thị T là chữ ký chữ viết anh H, chị T, mục người cho vay K, Phạm Công K, N, Phạm Thị N là chữ ký chữ viết của bà và chồng bà. Khi hai bên viết giấy biên nhận vay tiền xong thì chồng bà đã đưa đủ tiền mặt 300.000.000 đồng cho anh H. Anh H, chị T vay số tiền của vợ chồng bà là mục đích để phát triển kinh tế gia đình. Nên chồng bà ông K yêu cầu cả anh H, chị T phải có trách nhiệm trả vợ chồng bà số tiền đã vay. Lúc viết giấy biên nhận vay tiền ngày 22/5/2018 thì có mặt vợ chồng bà, vợ chồng anh H, ngoài ra không có ai khác. Số tiền chồng bà cho anh H, chị T vay là số tiền chung của vợ chồng bà. Tháng 12/2019 anh H, chị T nhận nợ lãi vợ chồng bà là 10.000.000 đồng và 03 vạn gạch chỉ giá 8.500.000 đồng/vạn tổng 03 vạn giá 25.500.000 đồng, số tiền này từ đó cho đến nay anh H, chị T chưa trả vợ chồng bà được khoản tiền nào. Toàn bộ chữ viết “H nợ, cháu H nợ 10.000.000 đồng năm 2019, 03 vạn gạch chỉ giá 85 = 25.500.000 đồng” trong giấy vay nợ là chữ viết của anh H.
Sau khi vay xong, anh H, chị T đến hạn hai bên thỏa Tận hàng năm anh H, chị T phải trả nợ vợ chồng bà số tiền 54.000.000 đồng tiền lãi nhưng vợ chồng bà đã đòi gia đình anh H, chị T nhiều lần đến nay anh H, chị T vẫn chưa trả cho vợ chồng bà được khoản tiền nào nữa. Nay chồng bà là ông K khởi kiện yêu cầu anh H, chị T phải trả nợ vợ chồng bà, bà hoàn toàn nhất trí với yêu cầu khởi kiện của ông K, ngoài ra bà không có yêu cầu gì khác.
Tại phiên tòa bà Phạm Thị N vắng mặt.
Ông K là người đại diện theo ủy quyền của bà N trình bày: Nhất trí ý kiến của bà N, không bổ sung ý kiến gì.
* Đối với đồng bị đơn anh Nguyễn Văn H, chị Dương Thị T: Tòa án đã tiến hành giao các văn bản tố tụng cho anh H, chị T nhưng tại các buổi làm việc, hòa giải của Tòa án, thông báo về việc T thập được tài liệu, chứng cứ, quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ, bị đơn là anh H, chị T đều vắng mặt và không có ý kiến gì về việc vay trả nợ của ông K và cũng không cung cấp tài liệu chứng cứ gì để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Tại phiên tòa hôm nay, anh Nguyễn Văn H và chị Dương Thị T vắng mặt.
* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông K là bà Ngô Thị T trình bày:
Bà đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ các quy định của pháp luật để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông K. Tuyên buộc anh Nguyễn Văn H, chị Dương Thị T có nghĩa vụ cùng trả nợ cho ông Phạm Công K và bà Phạm Thị N tổng số tiền là 489.630.600 đồng; Trong đó: Tiền gốc là 300.000.000 đồng. Tổng tiền lãi anh H,chị T còn nợ ông K, bà N đến thời điểm xét xử sơ thẩm là 196.095.774 đồng.
* Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Việt Yên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, của Hội đồng xét xử là đảm bảo theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa Nguyên đơn ông K; Người bảo vệ quyền và lợi ích cho ông K bà T chấp hành đúng quy định của pháp luật; Bị đơn anh H, chị T không chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 26, Điều 35, khoản 3 Điều 144, Điều 147; Điều 271, khoản 1 Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 463; Điều 466; Điều 469 của Bộ luật dân sự; khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Xử: Chấp nhận phần yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Công K: Buộc vợ chồng anh H, chị T phải liên đới trả cho ông K, bà N số tiền gốc là 300.000.000 đồng và tiền lãi phát sinh theo quy định của pháp luật.
Về án phí, quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về thẩm quyền: Vụ án Tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa ông Phạm Công K và anh Nguyễn Văn H, chị Dương Thị T Tộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự. Bị đơn anh H, chị T có nơi cư trú: Thôn Ruồng, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang nên Tòa án nhân dân huyện Việt Yên thụ lý và giải quyết vụ án là đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự.
[2] Về tố tụng: Anh Nguyễn Văn H, chị Dương Thị T đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến phiên tòa lần thứ 2 nhưng vẫn vắng mặt không có lý do. Do vậy, Hội đồng xét xử căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 227; Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự xét xử vắng mặt anh H, chị T.
[3] Về quan hệ pháp luật: Ông Phạm Công K có đơn khởi kiện yêu cầu anh Nguyễn Văn H, chị Dương Thị T phải có trách nhiệm trả số tiền gốc nợ là 300.000.000 đồng và tiền lãi theo quy định được xác định là quan hệ “Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản" theo Điều 463 của Bộ luật dân sự.
[4] Đối với yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn ông Phạm Công K, Hội đồng xét xử thấy:
* Về nghĩa vụ trả tiền và số tiền phải trả đối với số tiền gốc đã vay 300.000.000 đồng của anh H, chị T:
Tại Giấy biên nhận vay tiền đề ngày 22/5/2018 âm lịch với số tiền vay là 300.000.000 đồng, có chữ ký, chữ viết của anh Nguyễn Văn H; chị Dương Thị T trong mục người vay. Cụ thể trong giấy biên nhận vay tiền anh H đã tự nguyện viết vào giấy với nội dung “cháu Nguyễn Văn H, thôn Ruồng, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (CMT 121605573) vay ông Phạm Công K, Núi Tản, Ngọc Thiện, Tân Yên, Bắc Giang, số CMT 121588386 số tiền 300 triệu đồng”. Vì trong giấy biên nhận vay tiền trên không thể hiện thời hạn trả nên khoản vay này được xác định là vay không thời hạn. Nguyên đơn ông K, người liên quan bà N khẳng định chữ viết và chữ ký trong giấy biên nhận vay tiền mục người vay ký là chữ viết và chữ ký của anh H, chị T. Tại các buổi làm việc và hòa giải thì anh H, chị T đều vắng mặt, không có ý kiến và cũng không cung cấp được các tài liệu chứng cứ cho Tòa án để bảo vệ quyền lợi ích cho mình. Mặt khác, ông K, bà N trình bày mục đích vay của anh H, chị T để làm ăn kinh tế gia đình, ông K xác định đây là khoản nợ chung của vợ chồng anh H, chị T vì anh H, chị T cùng ký tên trong giấy biên nhận vay tiền. Số tiền cho vay ông xác định là khoản tiền chung của vợ chồng ông. Tại phiên tòa hôm nay ông K vẫn giữ N yêu cầu anh H, chị T phải trả cho ông số tiền 300.000.000 đồng tiền gốc theo giấy biên nhận vay tiền. Như vậy, Hội đồng xét xử thấy đây là khoản nợ chung của vợ chồng anh H, chị T nên cần buộc anh H, chị T có trách nhiệm liên đới trả nợ cho ông K, bà N số tiền gốc theo giấy biên nhận vay tiền là 300.000.000 đồng là có căn cứ cần được chấp nhận theo Điều 463 và khoản 1, khoản 2 Điều 466 của Bộ luật dân sự.
* Về tiền lãi:
- Về việc xác định tiền lãi trên nợ gốc trong hạn: Mặc dù trong nội dung giấy biên nhận vay tiền 300.000.000 đồng nêu trên không thể hiện cụ thể về lãi suất cho vay. Tuy nhiên, tại tờ giấy tính lãi do Nguyên đơn ông K cung cấp, chữ viết do bị đơn anh H viết đã thể hiện, lãi suất tính của năm 2019 là 4,5 triệu đồng/tháng/300.000.000 đồng, tương đương 1,5%/tháng, tương đương 18%/năm. Theo đó, lãi suất cho vay cho toàn bộ thời gian vay các bên thỏa Tận là 4,5 triệu đồng/tháng/300.000.000 đồng, tương đương 1,5%/tháng, tương đương 18%/năm. Đồng thời, trong toàn bộ đơn khởi kiện, lời khai của ông K, bà N thì đều xác định bên vay và bên cho vay thống nhất lãi suất là 4,5 triệu/tháng. Căn cứ khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự quy định: “1. Lãi suất vay do các bên thỏa Tận. Trường hợp các bên có thỏa Tận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa Tận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa Tận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”. Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm có quy định: “2. Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng được xác lập kể từ ngày 01-01-2017 thì áp dụng quy định về lãi, lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2015 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết”. Căn cứ Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm quy định “ 2. Hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi, lãi suất được xác định như sau: a) Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa Tận nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tương ứng với thời hạn vay chưa trả lãi trên nợ gốc tại thời điểm xác lập hợp đồng. Trường hợp các bên có thỏa Tận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ. Tiền lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa Tận hoặc 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ) x (thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc)”.
Đối chiếu với các quy định trên thì mức lãi suất 18%/năm theo thỏa Tận trên giữa anh H, chị T và ông K, bà N là phù hợp với quy định của pháp luật nên cần được chấp nhận để xem xét. Theo đó, áp dụng mức lãi suất trên nợ gốc trong hạn là 18%/năm cho khoản vay mà anh H, chị T vay của ông K, bà N. Số tiền lãi trên nợ gốc trong hạn được xác định như sau: Tại bảng tính tiền lãi do anh H tính, viết thì tiền lãi năm 2019 được tính: 4,5 triệu/1 tháng. Đã ghi nhận: Tổng tiền lãi năm 2019 (12 tháng) mà anh H, chị T phải trả cho ông K, bà N =12 tháng x 4,5 triệu/tháng = 54.000.000 đồng. Quy tiền lãi thành 3 vạn gạch chỉ giá 850 đồng/viên tương đương = 30.000 x 850 = 25.500.000 đồng. Tuy nhiên đến nay anh H, chị T vẫn chưa trả tiền lãi bằng gạch cho cho ông K, bà N nên số tiền lãi quy đổi này anh H, chị T vẫn nợ. Anh H, chị T đã thanh toán tiền lãi năm 2019 cho ông K 2 lần: 1 lần trả 2.000.000 đồng và 1 lần trả 16.500.000 đồng. Số tiền 10.000.000 đồng thể hiện anh H còn nợ tiền lãi (tức là: 54.000.000 đồng – 25.500.000 đồng quy đổi thành 3 vạn gạch chỉ - 2.000.000 đồng- 16.5000.000 đồng). Như vậy, tổng cộng tiền lãi năm 2019 anh H, chị T còn nợ ông K, bà N là 25.5000.000 đồng (3 vạn gạch) + 10.000.000 đồng = 35.5000.000 đồng. Kể từ năm 2020 đến nay, anh H, chị T chưa trả cho ông K, bà N được khoản tiền lãi nào: Tiền lãi từ năm 2020 (được tính từ ngày 01/01/2020 đến ngày ông K nộp đơn khởi kiện đến Tòa án ngày 25/4/2022: Anh H, chị T còn nợ được tính là: 26 tháng + 25 ngày = 120.699.000 đồng.
Như vậy, tổng cộng tiền lãi trên nợ gốc trong hạn anh H, chị T còn nợ ông K, bà N là: 35.000.000 đồng + 120.699.000 đồng = 155.699.000 đồng.
- Về việc xác định tiền lãi chậm trả trên nợ gốc trong hạn:
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm có quy định: “ b) Trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn thì còn phải trả lãi trên nợ lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa Tận khác. Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả = (nợ lãi chưa trả) x (lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc)”.
Theo lời trình bày của ông K, bà N tại bản tự khai, biên bản lấy lời khai thì tiền lãi thỏa Tận được trả là 1 năm 1 lần. Tuy nhiên, kể từ năm 2020 thì anh H, chị T đã không trả tiền lãi cho ông K, bà N. Căn cứ khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự có quy định: “Trường hợp các bên có thỏa Tận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”. Theo đó, lãi suất để tính tiền lãi chậm trả trên nợ gốc trong hạn mà anh H, chị T phải trả cho ông K, bà N bằng 50% của 20% tức là 10%. Cụ thể:
+ Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả: 35.500.000 đồng của năm 2019: Thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc được tính từ ngày 01/01/2020 đến ngày ông K nộp đơn khởi kiện ngày 25/4/2022 = 26 tháng + 25 ngày = 7.692.000 đồng + 243.000 đồng = 7.935.000 đồng.
+ Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả: 54.000.000 đồng của năm 2020: Thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc được tính từ ngày 01/01/2021 đến ngày ông K nộp đơn khởi kiện ngày 25/4/2022 = 14 tháng + 25 ngày = 6.300.000 đồng + 370.000 đồng = 6.670.000 đồng.
+ Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả: 54.000.000 đồng của năm 2021: Thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc được tính từ ngày 01/01/2022 đến ngày đến ngày ông K nộp đơn khởi kiện ngày 25/4/2022 = 02 tháng + 25 ngày = 900.000 đồng + 370.000 đồng = 1.270.000 đồng.
Như vậy, tổng tiền lãi chậm trả trên nợ gốc trong hạn mà anh H, chị T phải trả cho ông K, bà N là: 15.875.000 đồng.
- Về việc xác định tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả:
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm có quy định: “c) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% mức lãi suất vay do các bên thỏa Tận trong hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa Tận khác. Mức lãi suất trên nợ gốc quá hạn do các bên thỏa Tận không được vượt quá 150% mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất do các bên thỏa Tận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa Tận) x (thời gian chậm trả nợ gốc). Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 466 của Bộ luật dân sự. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay có quy định: “5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa Tận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”. Căn cứ khoản 2 Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn có quy định: “2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý”. Căn cứ Điều 6 Nghị quyết số 01/2019/NQ- HĐTP ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm. Xác định thời điểm xét xử sơ thẩm và thời gian chậm trả : “1. “Thời điểm xét xử sơ thẩm” hướng dẫn tại Nghị quyết này là ngày Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa Tận của các đương sự hoặc ngày Tòa án tuyên án khi xét xử sơ thẩm hoặc xét xử sơ thẩm lại. 2. “Thời điểm trả nợ” hướng dẫn tại các điều 3, 4 và 5 Nghị quyết này là thời điểm xét xử sơ thẩm. 3. “Thời gian chậm trả” hướng dẫn tại các điều 3, 4 và 5 Nghị quyết này được xác định như sau: a) Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn thì thời gian chậm trả nợ gốc bắt đầu kể từ ngày tiếp theo liền kề của ngày hết “thời gian hợp lý” đến thời điểm xét xử sơ thẩm. “Thời gian hợp lý” quy định tại Điều 474 của Bộ luật Dân sự năm 1995, Điều 477 của Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 469 của Bộ luật Dân sự năm 2015 do Tòa án căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét, quyết định nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày thông báo”.
Vì giấy biên nhận vay tiền giữa ông K, bà N và anh H, chị T không thể hiện thời hạn trả. Nên thời gian chậm trả trong trường hợp này được xác định kể từ ngày ông K, bà N khởi kiện tại Tòa án tức ngày 25/4/2022 đến ngày xét xử sơ thẩm 11/8/2022 được tính là 03 tháng 17 ngày. Như vậy: Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả mà anh H, chị T phải trả cho ông K, bà N là: 300.000.000 đồng (nợ gốc chưa trả) x (150% x 18% (lãi suất thỏa Tận) x 3 tháng 17 ngày = 20.000.000 đồng + 3.773.000 đồng = 23.773.000 đồng.
Như vậy, tổng cộng các khoản lãi được tính như trên thì anh H, chị T phải trả cho ông K, bà N là: 155.699.000 đồng + 15.875.000 đồng + 23.733.000 đồng = 195.307.000 đồng.
Như vậy, tổng số tiền mà anh H, chị T phải trả cho ông K, bà N cả gốc và lãi là 495.307.000 đồng. Trong đó tiền gốc là 300.000.000 đồng và tiền lãi là 195.307.000 đồng.
[5] Về lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền: Do tại phiên tòa anh H, chị T vắng mặt nên không thỏa Tận được lãi suất chậm thi hành án, lãi suất chậm trả được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự.
[6] Về án phí: Do yêu cầu của ông K được chấp nhận nên anh H, chị T phải có nghĩa vụ liên đới chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm. Số tiền án phí phải chịu là: 20.000.000 đồng + (95.307.000 đồng x 4%) = 20.000.000 đồng + 3.812.000 đồng = 23.812.000 đồng.
[7] Về quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền kháng cáo theo quy định tại Điều 271 và khoản 1 điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào Điều 26; Điều 35; khoản 3 Điều 144; Điều 147; điểm b khoản 2 Điều 227; Điều 228; Điều 271; khoản 1 Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Điều 37 của Luật Hôn nhân và gia đình;
Điều 463; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 466; khoản 1, khoản 2 Điều 468; khoản 2 Điều 469 của Bộ luật dân sự;
Điều 2; Điều 5; Điều 6 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm;
Khoản 2 Điều 26 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Xử:
[2] Về nghĩa vụ trả nợ: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Công K. Buộc anh Nguyễn Văn H, chị Dương Thị T phải có nghĩa vụ liên đới trả cho Phạm Công K, bà Phạm Thị N tổng số tiền là 495.307.000 đồng (Bốn trăm chín lăm triệu ba trăm linh bẩy nghìn đồng). Trong đó số tiền gốc là 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng) và số tiền lãi là 195.307.000 đồng (Một trăm chín lăm triệu ba trăm linh bẩy nghìn đồng).
Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
[3] Án phí: Anh Nguyễn Văn H và chị Dương Thị T phải liên đới chịu 23.812.000 đồng (Hai ba triệu tám trăm mười hai nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.
[4] Quyền kháng cáo:
Đương sự có mặt có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đương sự vắng mặt được quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được (hoặc niêm yết) bản án.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả Tận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cường chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, Điều 7, 7a, 7b và Điều 9 của Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản số 36/2022/DS-ST
Số hiệu: | 36/2022/DS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Việt Yên - Bắc Giang |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 11/08/2022 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về