Bản án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản số 10/2022/DS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK

BẢN ÁN 10/2022/DS-ST NGÀY 28/09/2022 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Ngày 28 tháng 9 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Lắk mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 57/TLST-DS ngày 27 tháng 7 năm 2021; theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm số: 11/2022/QĐXXST- DS ngày 06 tháng 9 năm 2022 về “tranh chấp hợp đồng vay tài sản” và Quyết định hoãn phiên tòa số 12/QĐST – DS ngày 23 tháng 9 năm 2022, giữa:

Nguyên đơn: Bà Phan Thị H, sinh năm 1974; Địa chỉ: Thôn Y, xã Đ, huyện L, tỉnh Đắk Lắk; vắng mặt;

Người đại diện theo ủy quyền: Anh Nguyễn Tiến Th; địa chỉ: 306 đường N, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; có đơn vắng mặt;

Bị đơn: Chị H H1 Uông, sinh năm 1988; Địa chỉ: Buôn D, xã B, huyện L, tỉnh Đắk Lắk; có đơn vắng mặt;

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Ông Y R Ja, sinh năm 1956; Địa chỉ: Buôn D, xã Y, huyện L, tỉnh Đắk Lắk; có đơn vắng mặt;

- Anh Y Huỳnh Thế Q, sinh năm 1987; Địa chỉ: Buôn D, xã K, huyện L, tỉnh Đắk Lắk; có đơn vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Nguyên đơn bà Phan Thị H và đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:

Do chị em quen biết, tin tưởng và giúp đỡ nhau nên chị H đã cho chị H1 vay các khoản tiền như sau:

Ngày 11/12/2014, vợ chồng chị H1, anh Y Huỳnh Thế Q vay 20.000.000đ, không lãi để đầu tư làm vụ bắp, hứa đến mùa thu hoạch sẽ trả nhưng đến nay chưa trả.

Ngày 10/6/2015, chị H1 vay 240.000.000 đồng để lo việc gia đình nhưng chị H không biết cụ thể là lo việc gì, hẹn 03 tháng sau chị H1 trả; lãi thỏa thuận nhưng không ghi rõ là bao nhiêu nhưng chị H đi vay là 3%/tháng để cho chị H1 vay lại. Khoản vay này sau đó chị H1 đã trả được hai lần, một lần 40.000.000đ, lần thứ hai là 60.000.000đ nhưng không nhớ là vào ngày nào cụ thể vì chị H có viết giấy nhận tiền nhưng đã đưa cho chị H1 nên không nhớ ngày chị H1 trả từng khoản. Đến ngày 15/9/2017, hai bên tính toán với nhau thì đã trừ số tiền chị H1 trả nợ 02 đợt là 100.000.000đ còn nợ lại là 140.000.000đ và hẹn đến năm 2018 trả; những nội dung trừ nợ, khất nợ này viết vào mặt sau của giấy vay tiền 240.000.000đ ngày 10/6/2015.

Sau nhiều lần đòi nợ, chị H1 vẫn khất lần, khất hoài và có lần viết nội dung khất nợ vào dưới nội dung chốt nợ trên vào ngày 10/11/2020, nội dung hứa ra năm 2021 vay lương trả, từ đó đến nay chị H1 cũng không trả.

Trước đó, ngày 08/01/2020, chị H1 còn vay 76.700.000 đồng để trả tiền vay lương sau đó vay lại ngân hàng thì sẽ trả chứ không nói cụ thể khi nào thì trả, khoản vay này là vay tạm nên không tính lãi. Tuy nhiên, từ đó cho đến nay chị H đã nhiều lần đến nhà đòi nợ nhưng chị H1 vẫn không trả.

Nay chị H khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc chị H H1 trả các khoản tiền sau: Khoản 1: Tiền gốc: 20.000.000đ; Tiền lãi: 20.000.000 x 1,66% x 79 tháng (từ ngày 11/12/2014 đến ngày 11/4/2021 = 2.622.000đ.

Khoản 2: Tiền gốc 140.000.000đ; Tiền lãi: 140.000.000 × 1,66 % × 46 tháng (từ ngày 15/9/2017 đến ngày 11/4/2021) = 10.690.000đ.

Khoản 3: Tiền gốc 76.700.000đ; Tiền lãi: 76.700.000đ × 1,66 % x 18 tháng (từ ngày 08/01/2020 đến ngày 11/4/2021) = 2.291.000đ.

Như vậy tổng số tiền gốc và lãi yêu cầu chị H H1 Uông phải trả là 252.303.000 đồng (Hai trăm năm mươi hai triệu ba trăm linh ba nghìn đồng). Ngoài ra tiếp tục tính lãi với lãi suất 1,67%/tháng kể từ ngày 11/4/2021 cho đến khi giải quyết xong vụ án.

Bị đơn chị H H1 Uông trình bày:

Do nhờ chị H xin việc cho em trai là Y Dhal Uông nhưng không có tiền đưa trước để xin việc nên chị H1 vay của chị H nhiều lần tiền, thời gian đã lâu nên chị H1 không nhớ cụ thể số tiền, thời gian từng lần vay.

Đến ngày 10/6/2015 chị H1 và chị H đã viết “Giấy vay tiền” để chốt lại số tiền nợ là 240.000.000 đồng; trong đó, gốc 130 triệu, lãi 110 triệu đồng; hẹn 3 tháng trả; lãi thỏa thuận. Thực tế hai bên thỏa thuận bằng lời nói với nhau là không tính tiền lãi nữa và khi nào em trai chị H1 là Y Dhal Uông có quyết định thì kể từ ngày nhận quyết định chị H1 phải thu xếp tiền đưa cho chị H trong thời gian là 3 tháng.

Sau đó, chị H1 đã trả chị H theo kỳ nhận lương hằng tháng, mỗi tháng trả từ 2 đến 5 triệu đồng tiền mặt. Chị H đã chốt lại số tiền chị H1 đã trả là 100.000.000đ. Trước đây chị H1 khai bố là ông Y R Ja đã đưa tiền cho chị H tổng số tiền 100.000.000đ, số tiền trên là tiền gia đình chị H1 đưa chị H để chạy việc cho anh Y Dhal Uông, các lần đưa tiền cụ thể như sau:

Ngày 27/11/2014 ông Y R Ja đưa cho chị H số tiền 20.000.000đ (trong giấy chị H ghi nhận tiền của cô H1).

Ngày 16/01/2015 ông Y R Ja đưa cho chị H số tiền 40.000.000đ (trong giấy chị H ghi nhận tiền của cô H1).

Tháng 5 năm 2015 ông Y R Ja đưa cho chị H số tiền 40.000.000đ (không viết giấy nhận tiền, số tiền trên là tiền bán bò).

Ngoài ra chị H lấy 03 cặp lộc bình của ông Y R Ja trị giá 6.000.000đ (không có tài liệu chứng cứ chứng minh). Vì vậy, chị H1 chỉ đồng ý trả số tiền 140.000.000đ còn nợ lại nhưng chị H phải trả tiền lãi của số tiền gốc gia đình chị H1 đưa cho chị H để xin việc cho em trai Y Dhal Uông là 100 triệu đồng với lãi suất 2%/tháng.

Đối với khoản vay 20.000.000 đồng, chị H1 không đồng ý trả vì số tiền này là do chồng cũ của chị H1 là anh Y Huỳnh Thế Q đứng ra vay, chị H1 không nhận tiền và chỉ đứng ra ký người chứng kiến.

Đối với số tiền 76.700.000 đồng, chị H1 không thừa nhận, việc chị H1 viết giấy nợ chị H số tiền 76.700.000 đồng là vì chị H nhờ chị H1 viết để chứng minh với ông Dinh chồng chị H biết số tiền chị H nợ người khác là vì chị H vay hộ chị H1 để ông Dinh đồng ý vay ngân hàng trả nợ cho chị H. Thực tế chị H1 đang nợ chị H 140.000.000đ, chị H đang đi đòi không được thì lấy đâu chị H cho chị H1 mượn thêm tiền.

Người có Q lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Anh Y Huỳnh Thế Q trình bày: Ngày 11/12/2014, anh Q và vợ là H H1 Uông có đến nhà bà H vay 20.000.000đ để thuê xe máy múc hố trồng cà phê. Khi vay các bên có thỏa thuận bằng miệng tiền lãi là 20.000đ/triệu/tháng; khi nào có thì trả. Đến năm 2016 chị H1, anh Q ly hôn nên từ đó đến nay chưa trả được số nợ trên cho bà H. Số tiền trên là nợ chung nên anh Q chỉ đồng ý trả 01 nửa là 10.000.000đ, phần còn lại cô H1 phải trả.

- Ông Y R Ja trình bày: Ông Y R Ja đã đưa tiền cho chị H tổng số tiền 100.000.000đ, số tiền trên là tiền gia đình ông đưa chị H để chạy việc cho anh Y Dhal Uông, các lần đưa tiền cụ thể như sau:

Ngày 27/11/2014 ông Y R Ja đưa cho chị H số tiền 20.000.000đ (trong giấy chị H ghi nhận tiền của cô H1). Ngày 16/01/2015 ông Y R Ja đưa cho chị H số tiền 40.000.000đ (trong giấy chị H ghi nhận tiền của cô H1). Tháng 5/2015 ông Y R Ja đưa cho chị H số tiền 40.000.000đ (không viết giấy nhận tiền, số tiền trên là tiền bán bò). Ngoài ra chị H lấy 03 cặp lộc bình của ông Y R Ja trị giá 6 triệu đồng nhưng không ghi nhận bằng văn bản.

Đại diện Viện kiểm sát phát biểu:

Quá trình tố tụng, Tòa án đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Nguyên đơn đã thực hiện đúng các quy định về Q, nghĩa vụ tố tụng; bị đơn, người có Q lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ để thực hiện Q, nghĩa vụ tố tụng nhưng vắng mặt tại các phiên họp, phiên tòa nên Tòa án tiến hành xét xử là đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung vụ án, đề nghị Hội đồng xét xử :

Căn cứ khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ Điều 471, Điều 474, Điều 476, Điều 478 Bộ luật dân sự 2005; Điều 288, Điều 463, Điều 466 và Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015;

Căn cứ Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm thu nộp quản lý và sử dụng án phí lệ phí Tòa án:

Buộc chị H H1 Uông trả cho bà H số tiền nợ gốc 226.700.000đ và lãi suất phát sinh là 93.989.000đ.

Buộc anh Y Huỳnh Thế Q trả cho bà H số tiền nợ gốc 10.000.000đ và lãi suất phát sinh là 6.997.000đ.

Về án phí dân sự sơ thẩm:

Nguyên đơn bà Phan Thị H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu lãi suất vượt mức quy định Bị đơn chị H H1 phải chịu án phí án phí dân sự sơ thẩm là 16.034.000đ.

Anh Y Huỳnh Thế Q phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 850.000đ.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Theo các tài liệu, chứng cứ đã thu thập có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả nợ vay nên xác định tranh chấp giữa các bên phát sinh từ quan hệ vay tài sản; bị đơn cư trú tại huyện Lắk; do đó, vụ án thuộc thẩm Q giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Lắk theo khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự. Bị đơn đã được Tòa án cấp, tống đạt, thông báo đầy đủ các văn bản tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Nguyên đơn, đại diện nguyên đơn, bị đơn, người có Q lợi nghĩa vụ liên quan đã được tòa án triệu tập hợp lệ nhưng đều có đơn đề nghị xét xử vắng mặt nên Tòa án vẫn xét xử vắng mặt đương sự theo quy định tại khoản 1 Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự.

[2] Về nội dung tranh chấp:

Đối với yêu cầu trả khoản vay 20.000.000đ ngày 11/12/2014: Giấy vay tiền ngày 11/12/2014 chứng minh anh Y Huỳnh Thế Q và chị H H1 Uông đã vay của bà H 20.000.000đ.

Về nghĩa vụ trả nợ: anh Y Huỳnh Thế Q và chị H H1 Uông đều xác định khoản vay này phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, anh chị cùng trực tiếp ký xác nhận dưới nội dung của giấy vay. Chị H H1 không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh khoản vay này là khoản vay riêng của anh Y Huỳnh Thế Q. Bà H không có tài liệu, chứng cứ chứng minh chị H H1 đã nhận sẽ trả nợ toàn bộ khoản tiền trên cho bà H.

Do đó, Hội đồng xét xử xác định đây là khoản nợ chung, phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nên anh Y Huỳnh Thế Q, chị H H1 phải có nghĩa vụ liên đới trả khoản vay này cho bà H theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình. Hiện nay chị H1, anh Q đã ly hôn nên cần phân chia trách nhiệm liên đới theo hướng mỗi người phải chịu ½ nghĩa vụ trả nợ.

Trong giấy vay tiền các bên không thể hiện có lãi hay không, mặc dù anh Q có nêu ra mức lãi 20.000/1.000.000/tháng (24%năm) bà H không nêu ra được các bên có thỏa thuận cụ thể về lãi, lãi suất khi vay; chị H1 không thừa nhận nghĩa vụ trả khoản nợ vay này nghĩa là cũng không xác định nghĩa vụ về tiền lãi nên không có cơ sở để xác định đây là hợp đồng vay có lãi.

Về thời hạn trả nợ cũng không được thể hiện trong giấy vay, nguyên đơn không chứng minh được thời điểm bà H yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

[3] Đối với yêu cầu trả nợ khoản vay 240.000.000đ, giấy vay tiền đề ngày 10/6/2015 được Chị H H1 thừa nhận có vay khoản tiền này nhưng chị H1 cho rằng trong khoản tiền này, gốc là 130.000.000 đồng, lãi là 110.000.000 đồng và mục đích vay là để đi xin việc làm cho người em. Chứng minh cho lời khai này, chị H1 cung cấp 02 giấy nhận tiền ngày 27/11/2014 có nội dung bà H nhận của chị H H1 20.000.000đ và ngày 16/01/2015 bà H nhận của chị H H1 40.000.000đ.

Tòa án thấy rằng: 02 giấy nhận tiền này được viết trước thời điểm chị H H1 viết giấy vay tiền ngày 10/6/2015. Tuy nhiên quá trình giải quyết vụ án, chị H H1 thừa nhận số tiền 240.000.000đ là do bà vay của bà H nhiều lần trong khoảng thời gian từ năm 2013 - năm 2015, đến ngày 10/6/2015 mới chốt lại số nợ 240.000.000 và hai bên cũng đã trừ đi số tiền chị H1 đã đưa là 100.000 đồng nên xác định được hai khoản tiền bà H nhận ngày 27/11/2014, ngày 16/01/2015 là đã nằm trong số tiền 100.000.000đ. Bà H cũng xác định 02 khoản tiền bà nhận ngày 27/11/2014 và 16/01/2015 nằm trong khoản tiền 100.000.000đ mà chị H H1 đã trả cho bà H. Do đó, có căn cứ xác định 02 khoản tiền bà H nhận của chị H H1 đã được hai bên tính toán và khấu trừ vào số tiền 240.000.000đ theo giấy xác nhận lại khoản nợ ngày 15/9/2017.

Về việc chị H1 cho rằng khoản tiền 240.000.000 đồng là tiền xin việc mà chính bà H bỏ ra nhưng bà H không xin được việc làm cho người em chị H1 nhưng chị H1 không đưa ra được chứng cứ chứng minh.

Theo đó, Hội đồng xét xử xác định chị H H1 còn nợ bà H 140.000.000đ theo giấy viết tay đề ngày 15/9/2017, do đó yêu cầu khởi kiện của bà H là có căn cứ nên cần buộc chị H H1 trả số tiền trên cho bà H.

Mặc dù trong “Giấy vay tiền” ngày 10/6/2015, các bên có đề cập về thời hạn trả nợ là 3 tháng và lãi theo thỏa thuận, nhưng đến ngày 15/9/2017 giữa bà H và chị H H1 đã có sự thanh toán nợ với nhau và viết giấy xác nhận khoản nợ chị H1 còn lại 140.000.000đ nhưng không đề cập đến thời hạn trả nợ, lãi và lãi suất mặc dù khoản vay đã quá hạn trả nợ thời gian dài nên được xem là các bên đã tự nguyện thanh toán nợ với nhau và không có tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ từ thời điểm 15/9/2017 trở về trước; số nợ còn lại là 140.000.000 được thực hiện theo thỏa thuận mới nên không có cơ sở để tính lại lãi của các khoản tiền mà các bên đã thanh toán cho nhau.

Đối với khoản nợ còn lại là 140.000.000 đồng tại thời điểm 15/9/2017, các bên không đề cập về lãi nên cũng không có cơ sở để tính lãi.

Về thời hạn trả nợ, theo nội dung các bên đề cập tại thời điểm 15/9/2017 có nội dung chị H1 xin khất nợ thời gian tới vay ngân hàng trả phần trong ngoặc đơn có ghi “năm 2018 trả” bằng màu mực khác với màu mực các dòng trên. Qua đối chiếu với bản sao chị H1 cung cấp thì thấy rằng phần ghi năm 2018 trong ngoặc đơn là phần ghi thêm bởi vì bản sao không có phần ghi ngoặc đơn “năm 2018 trả”. Mặc dù bản sao không có giá trị chứng minh nhưng có thể tham khảo, so sánh bản sao chị H1 cung cấp chỉ có thể được photocoppy từ bản gốc mà bà H cung cấp.

Đối với nội dung thể hiện bà H “ra lấy nợ” ở dòng thứ hai từ dưới lên trong giấy tờ gốc do bà H cung cấp cũng thể hiện có sự tô sửa về thời gian từ 10/1/2020 thành 10/11/2020 vì cũng ở bản photocopy trên, vị trí này thể hiện là “10/1/2020”. Tình tiết này chứng tỏ bà H đã có sự viết thêm, chỉnh sửa thời hạn thỏa thuận trả nợ và thời điểm yêu cầu trả nợ vào giấy tờ ghi nợ nên không xác định được chính xác thời điểm bà H yêu cầu chị H1 trả nợ.

[4] Đối với yêu cầu trả khoản vay 76.700.000đ ngày 08/01/2020: Tại giấy vay tiền đề ngày 08/01/2020 do nguyên đơn cung cấp thể hiện nội dung chị H H1 có vay của bà H 76.700.000đ. Chị H H1 thừa nhận chữ ký, chữ viết trong giấy vay tiền là do bà ký và viết ra. Chị H H1 cho rằng lý do chị viết giấy nợ này là vì giúp bà H hợp lý hóa với chồng bà H để vay Ngân hàng trả nợ chứ thực tế chị H H1 không nhận số tiền trên. Tuy nhiên, chị H H1 không cung cấp được tài liệu chứng minh cho lời trình bày của mình. Do đó có căn cứ xác định chị H H1 có vay của bà H khoản tiền trên. Trong giấy vay không thể hiện rõ thời gian trả nợ mà chỉ ghi “hẹn ra năm vay lương trả lại cô”. Nguyên đơn cũng xác nhận không có thỏa thuận cụ thể về thời hạn trả nợ. Như vậy, có căn cứ xác định đây là hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi. Nguyên đơn trình bày đã nhiều lần yêu cầu chị H1 trả nợ nhưng không xác định được là đã yêu cầu cụ thể vào thời điểm nào.

[5] Như vậy, tổng số tiền nợ gốc chị H H1 phải trả cho bà H là:

226.700.000đ; số tiền nợ gốc anh Y Huỳnh Thế Q phải trả cho bà H là: 10.000.000đ.

Về lãi chậm trả: theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thời gian chậm trả của khoản vay này được xác định kể từ ngày tiếp theo liền kề của ngày hết “thời gian hợp lý” đến thời điểm xét xử sơ thẩm. Xét thấy trong vụ án này bà H không xuất trình được tài liệu chứng minh đã thông báo cho chị H H1 trả nợ đối với các khoản vay trên trước một thời gian hợp lý nên cần lấy mức thời gian báo trước tối đa 03 tháng tính từ ngày chị H H1 được nhận Thông báo thụ lý theo đơn khởi kiện của bà H (ngày 27/07/2021) để tính ngày chị H H1 vi phạm nghĩa vụ trả nợ nên phải chịu lãi chậm trả. Theo đó, thời gian chậm trả của cả ba khoản vay được xác định là từ ngày 28/10/2021 đến ngày xét xử sơ thẩm vào ngày 27/9/2022 là 335 ngày.

Đối với khoản vay 20.000.000đ được thực hiện trước ngày 01/01/2017 nên áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005, lãi suất đối với khoản vay trên được xác định theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là 09%/năm, cụ thể: 20.000.000 x 9% x 335/365 = 1.652.054 đồng; chị H1 phải trả 826.027 đồng; anh Q phải trả 826.027 đồng.

Đối với khoản vay 140.000.000đ và khoản vay 76.700.000đ được thực hiện sau ngày 01/01/2017 nên căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 466 BLDS năm 2015, lãi suất đối với khoản vay trên được xác định là 10%/năm, cụ thể: (140.000.000 + 76.700.000) x 10% x 335/365 = 19.888.904 đồng.

Như vậy, tổng số tiền chị H H1 phải trả cho bà H tiền vay gốc là 226.700.000 đồng và lãi chậm trả là 20.714.931 đồng; anh Y Huỳnh Thế Q phải trả cho bà H tiền vay gốc là 10.000.000 đồng và lãi chậm trả là 826.027 đồng; tổng cộng: 259.784.931 đồng.

[6] Về án phí:

Chị H H1 phải chịu án phí là: (226.700.000 + 20.714.931) x 5% = 12.370.000 đồng;

Người có Q lợi, nghĩa vụ liên quan Anh Y Huỳnh Thế Q phải chịu án phí dân sư sơ thẩm là: (10.000.000 + 826.027) x 5% = 541.100 đồng.

Theo yêu cầu của nguyên đơn thì tổng số tiền gốc và lãi yêu cầu chị H H1 Uông phải trả tính đến 11/4/2021 là 252.303.000 đồng (Hai trăm năm mươi hai triệu ba trăm linh ba nghìn đồng). Ngoài ra nguyên đơn tiếp tục tính lãi với lãi suất 1,67%/tháng kể từ ngày 12/4/2021 cho đến khi giải quyết xong vụ án là 533 ngày = (20.000.000 + 140.000.000 + 76.700.000) x 1,67% x 533/365 = 70.229.679 đồng. Tổng cộng yêu cầu của nguyên đơn là 252.303.000 + 70.229.679 = 322.532.679 đồng.

Như vậy, nguyên đơn phải chịu án phí đối với yêu cầu của nguyên đơn không được chấp nhận là 322.532.679 - 259.784.931 = 62.474.748 x 5% = 3.137.387 đồng.

[7] Về quan điểm của đại diện viện kiểm sát tại phiên tòa: Đối với số tiền nợ gốc đại diện viện kiểm sát đề nghị là phù hợp nên cần chấp nhận; đối với số tiền lãi là chưa phù hợp nên chỉ chấp nhận một phần.

Vì các lẽ trên:

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ Điều 471, Điều 474, Điều 476, Điều 478 Bộ luật dân sự 2005; Điều 288, Điều 463, Điều 466 và Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015;

Căn cứ Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm thu nộp quản lý và sử dụng án phí lệ phí Tòa án:

Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Phan Thị H;

Buộc chị H H1 Uông trả cho bà H số tiền nợ gốc 226.700.000đ và lãi chậm trả là 20.714.931 đồng.

Buộc anh Y Huỳnh Thế Q trả cho bà H số tiền nợ gốc 10.000.000đ và lãi chậm trả là 826.027 đồng.

Bác một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về yêu cầu tính lãi là 62.474.748 đồng.

Kể từ khi có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, người phải thi hành án còn phải chịu tiền lãi chậm trả theo mức lãi suất 10% năm của số tiền còn phải thi hành án.

2. Về án phí dân sự sơ thẩm:

Chị H H1 phải chịu 12.370.000 đồng; anh Y Huỳnh Thế Q phải chịu 541.000 đồng.

Bà Phan Thị H phải chịu 3.137.000 đồng nhưng được khấu trừ vào tiền tạm ứng án phí đã nộp là 6.308.000 đồng 60AA/2021/0001571 ngày 27/7/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lắk; bà H còn được nhận lại 3.171.000 đồng sau khi đã khấu trừ xong tiền án phí.

3. Đương sự được Q kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày 28/9/2022; đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có Q thoả thuận thi hành án, Q yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a, 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

163
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản số 10/2022/DS-ST

Số hiệu:10/2022/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Lắk - Đăk Lăk
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 28/09/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về