Bản án về tranh chấp hợp đồng tín dụng số 13/2021/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

BẢN ÁN 13/2021/DS-PT NGÀY 12/04/2021 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 

Trong ngày 12 tháng 4 năm 2021 tại trụ sở, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 40/2020/TLPT-DS ngày 03 tháng 12 năm 2020 về tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 37/2020/DS-ST ngày 21/9/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 21/2021/QĐ-PT ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế giữa các đương sự :

1. Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần B. Địa chỉ: đường V, quận K, thành phố N.

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Bà T - Cán bộ Ngân hàng thương mại cổ phần B. Địa chỉ: đường V, phường P, thành phố HH, tỉnh T (Văn bản ủy quyền số 48/QĐ-BIDV-TTH ngày 07/02/2020). Có mặt.

2. Bị đơn: Bà N và ông N; Nơi ĐKHKTT: đường P, thành phố H, tỉnh T. Địa chỉ liên lạc: Tổ 17, phường C, thành phố H, tỉnh T. Bà N, ông N vắng mặt lần hai không có lý do.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Ông M; Địa chỉ: Số 21, Xóm 3, thôn L, xã T, huyện V, tỉnh T. Có mặt.

- Bà H; Địa chỉ: Số 21, Xóm 3, thôn L, xã T, huyện V, tỉnh T. Có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông M: Ông H- Luật sư của văn phòng Luật sư B thuộc Đoàn Luật sư tỉnh T. Địa chỉ: đường P, phường L, thành phố H, tỉnh H. Có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Theo bản án sơ thẩm, nội dung được tóm tắt như sau:

Theo đơn khởi kiện và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án của người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn Ngân hàng thương mại cổ phần B (Ngân hàng B) là bà T trình bày:

Ngày 19/9/2012, Giữa Ngân hàng B - Chi nhánh H và bà N, ông N đã ký kết Hợp đồng tín dụng số 01/2012/HĐ với các thỏa thuận như sau:

Ngân hàng B - Chi nhánh H cho bà N và ông N vay số tiền: 3.000.000.000 đồng. Thời hạn vay: 120 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Mục đích vay: Mua đất tại KQH Nhà ở biệt thự trục 10 đường Đ, phường A, thành phố H.

Lãi suất vay: Áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận, lãi suất được thả nổi, được điều chỉnh vào ngày 20 định kỳ hàng tháng. Ngày điều chỉnh lãi suất đầu tiên là ngày 20/12/2012.

Lãi suất kỳ thứ nhất: 15,5% năm.

Lãi suất kỳ thứ 2 trở đi được xác định theo nguyên tắc bằng lãi suất tiết kiệm thông thường trả lãi sau kỳ hạn tương ứng của Ngân hàng B - Chi nhánh H cộng biên độ tối thiểu 4,5%/năm.

Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 150% lãi suất trong hạn.

Trả nợ gốc, lãi: Ngày 25 hàng tháng từ tháng 10/2012 đến tháng 08/2022, mỗi tháng trả nợ gốc 25.000.000 đồng, ngày 19/9/2022 trả gốc 25.000.000 đồng, tiền lãi phát sinh trả vào ngày 25 hành tháng.

Để bảo đảm cho khoản vay của bà N và ông N, ông M đã thế chấp tài sản của mình là Quyền sử dụng đất tại thửa đất số 912, tờ bản đồ số 03, địa chỉ tại Thôn L, xã T, huyện V, tỉnh T theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BD 545757 đứng tên ông M, theo Hợp đồng thế chấp tài sản để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ thay cho bên thứ ba số 02/2012/HĐ ngày 15/09/2012. Do có thay đổi về diện tích đất thế chấp sau khi được xác nhận tách thửa ngày 08/9/2015, Ngân hàng và các bên liên quan là ông M, bà N - ông Nm đã ký Hợp đồng sửa đổi, bổ sung số 01/2015/5000301/HĐSĐ ngày 29/09/2015.

Số tiền đã giải ngân theo Hợp đồng tín dụng là 3.000.000.000 đồng. Từ ngày giải ngân 19/9/2012 đến ngày 31/01/2013, bà N và ông N trả đều theo lịch trả nợ quy định tại Hợp đồng tín dụng tổng cộng số tiền 100.000.000 đồng. Tuy nhiên, Bên vay bắt đầu không trả đúng, đủ nợ vay cho Ngân hàng như đã cam kết tại Hợp đồng tín dụng và khoản vay bắt đầu chuyển nợ quá hạn từ ngày 25/02/2013.

Do khoản vay đã chuyển nợ xấu và Bên vay đã không thu xếp được nguồn để trả nợ vay theo đúng cam kết tại Hợp đồng tín dụng nên Ngân hàng đã nhiều lần đề nghị Bên thế chấp là ông M bàn giao tài sản cho Ngân hàng xử lý (theo các Thông báo xử lý tài sản, Biên bản làm việc từ ngày 31/05/2013 đến ngày 28/3/2017) nhưng đến nay Bên thế chấp vẫn không hợp tác bàn giao tài sản bảo đảm cho Ngân hàng xử lý.

Vì vậy, Ngân hàng B – Chi nhánh H khởi kiện yêu cầu Toà án nhân dân thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế giải quyết các vấn đề sau:

Buộc bà N và ông N phải trả tổng số tiền tính đến ngày xét xử 21/9/2020 là: 2.807.276.938 đồng, trong đó:

- Nợ gốc: 1.050.000.000 đồng.

- Nợ lãi trong hạn: 1.685.277.413 đồng.

- Nợ lãi quá hạn: 71.999.525 đồng.

Trường hợp bà N và ông N không trả nợ thì yêu cầu Tòa án tuyên Ngân hàng B – Chi nhánh H có quyền yêu cầu Chi cục thi hành án dân sự thành phố Huế kê biên, phát mãi tài sản đảm bảo theo hợp đồng thế chấp tài sản đã ký kết để thu hồi nợ.

Bị đơn bà N và ông N đều thống nhất trình bày: có ký kết Hợp đồng tín dụng số 01/2012/HD ngày 19/9/2012 vay của Ngân hàng B – Chi nhánh H số tiền 3.000.000.000 đồng, ông M ký kết hợp đồng thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 912 tờ bản đồ số 03 tại thôn L, xã T, huyện V, tỉnh T để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ thay cho ông N và bà N. Do làm ăn bị lừa đảo nên ông N và bà N gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ cho Ngân hàng B – Chi nhánh H, đề nghị Ngân hàng B – Chi nhánh H tạo điều kiện cho vợ chồng ông N và bà N trả nợ gốc và miễn toàn bộ nợ lãi. Đề nghị nguyên đơn xem xét trừ thêm 500.000.000 đồng nợ gốc đã thu nợ vào ngày 09/9/2015.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông M trình bày: Ngày 15/9/2012, ông M có ký kết hợp đồng với Ngân hàng B – Chi nhánh H thế chấp thửa đất số 912, tờ bản đồ số 03 tại thôn L, xã T, huyện V, tỉnh T để cho ông N và bà N vay vốn. Nay Ngân hàng khởi kiện đề nghị Tòa án buộc bà N và ông N trả nợ, nếu họ không trả nợ thì đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà H trình bày: Bà không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, vì khi thế chấp chỉ thể chấp đất chứ không thể chấp nhà. Hiện nay trên thửa đất thế chấp có 02 ngôi nhà gồm 1 nhà làm nơi thờ tự và 01 ngôi nhà gồm bà H và ông M đang ở.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông M: Luật sư H đề nghị:

- Ngày 18/8/2020, bà H cung cấp cho Tòa án Biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của Cơ quan cảnh sát điều tra Công anh tỉnh Thừa Thiên Huế kèm theo đơn tố cáo của bà H. Ngày 24/8/2020, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế đề nghị xác minh tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế về việc xử lý “Nguồn tin về tội phạm” nhưng hiện nay Tòa án chưa xác minh. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ điểm d khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

- Hợp đồng thế chấp tài sản giữa Ngân hàng và ông M là chỉ thế chấp đất không thế chấp tài sản gắn liền đất, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bà H bị lừa dối.

- Trong vụ án này Ngân hàng có lỗi nên phải chịu một phần về hậu quả.

Tại bản án sơ thẩm số: 37/2020/DS-ST ngày 21/9/2020, Tòa án nhân dân thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định:

Căn cứ khoản 3 Điều 26; Điều 147; điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 228, Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự;

Áp dụng Điều 299, 317, 318, 319, 320, 323, 324, 325, 463, 466, khoản 1 Điều 468, khoản 2 Điều 470 Bộ luật dân sự năm 2015; khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, khoản 2 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 của Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội; án lệ số 08/2016/AL và án lệ số 11/2017/AL. Tuyên xử:

[1]. Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với số tiền nợ gốc 1.179.050.000 đồng.

[2]. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Ngân hàng B.

Buộc bà N và ông N phải trả cho Ngân hàng B tổng số tiền tính đến ngày xét xử 21/9/2020 là: 2.807.276.938 đồng; Trong đó:

- Nợ gốc: 1.050.000.000 đồng.

- Nợ lãi trong hạn: 1.685.277.413 đồng.

- Nợ lãi quá hạn: 71.999.525 đồng.

Buộc bà N và ông N phải thanh toán số tiền lãi quá hạn phát sinh của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết kể từ ngày 22/9/2020 đến khi thanh toán khoản nợ gốc này.

Trong trường hợp bà N và ông N không trả hoặc trả không đầy đủ khoản nợ trên thì Ngân hàng có quyền yêu cầu người bảo lãnh là ông M phải thực hiện thay nghĩa vụ trả nợ; khi ông M không thực hiện thì Ngân hàng B có quyền yêu cầu Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 912, tờ bản đồ số 03, địa chỉ tại thôn L, xã T, huyện Vg, tỉnh T theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BD 545757 đứng tên ông M, theo Hợp đồng thế chấp tài sản để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ thay cho bên thứ ba số 02/2012/HĐ ngày 15/09/2012; công chứng tại Phòng công chứng số 01 tỉnh Thừa Thiên Huế với số công chứng 1612, quyển số 01 TP/CC-SCC/HĐGD và Hợp đồng sửa đổi, bổ sung số 01/2015/5000301/HĐSĐ ngày 29/09/2015; công chứng tại Phòng công chứng số 01 tỉnh Thừa Thiên Huế với số công chứng là 4474, quyển số 02TP/CC-SCC/HĐGD.

[3]. Về án phí: Bà N và ông N phải nộp toàn bộ án phí là: 88.145.539 đồng.

Trả lại số tiền tạm ứng án phí đã nộp 54.576.000 đồng cho Ngân hàng B theo Biên lai thu tiền số 009724 ngày 30/3/2020 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Huế.

định.

sự.

[4]. Về chi phí tố tụng: Nguyên đơn đã nộp đủ 2.000.000 đồng chi phí thẩm Ngoài ra Bản án còn tuyên quyền kháng cáo, quyền thi hành án đối với các đương Ngày 29/9/2020, ông M và bà H có đơn kháng cáo có cùng những vấn đề yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết bao gồm:

- Xem xét tính chất mức độ vi phạm thủ tục tố tụng của Tòa án cấp sơ thẩm để có biện pháp xử lý theo pháp luật.

- Tuyên bố hợp đồng thế chấp tài sản giữa ông M, Ngân hàng B và Bà N và ông N là vô hiệu theo Điều 214 Bộ luật dân sự 2015.

- Hủy bỏ phần nội dung xử lý tài sản nhà đất của ông M để trả nợ cho ngân hàng thay cho bị đơn.

- Buộc Ngân hàng phải giảm lãi suất, ít nhất là 50% vì Ngân hàng cũng có lỗi trong việc ký kết và thực hiện Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo lãnh tài sản.

- Buộc Ngân hàng B thực hiện việc thu nợ gốc 01 tỷ đồng - số tiền mà ông M đã nộp theo biên bản làm việc ngày 11/03/2015.

Tại phiên toà phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát viên nhân dân tỉnh phát biểu ý kiến cho rằng: Từ khi thụ lý vụ án cho đến phiên tòa phúc thẩm, Thẩm phán, Hội đồng xét xử, các bên đương sự đều tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, không có vi phạm gì cần phải khắc phục. Về nội dung, xét cấp sơ thẩm giải quyết đúng quy định của pháp luật, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, giữa nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

- Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng: Đơn kháng cáo của Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đúng chủ thể và có nội dung phù hợp theo quy định tại Điều 271 và Điều 272 của Bộ luật tố tụng dân sự. Tại phiên tòa hôm nay, Nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông M đề nghị hủy bản án sơ thẩm. Các bên đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án nên Hội đồng xét xử tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định pháp luật.

[2] Bị đơn bà N và ông N được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng vẫn cố tình vắng mặt, căn cứ Điều 227, 228 Bộ luật tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử quyết định xét xử vắng mặt Bị đơn.

[3] Về các nội dung kháng cáo thì thấy rằng:

[3.1] Đối với yêu cầu xem xét Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng:

Xét thấy quá trình giải quyết vụ án, đương sư có đơn tố cáo đến cơ quan Công an, cấp sơ thẩm đã có công văn xác minh. Tại Công văn số 845/VP ngày 16/7/2020 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã trả lời không có dấu hiệu tội phạm đối với hanh vi của ông N và bà N. Do đó Tòa án cấp sơ thẩm đã không cần thiết phải tiến hành xác minh lại đơn tố cáo của bà H mà tiếp tục giải quyết vụ án là đúng quy định của pháp luật.

[3.2] Đối với yêu cầu xem xét lỗi của Ngân hàng trong ký kết các hợp đồng. Buộc Ngân hàng phải giảm lãi suất, ít nhất là 50% vì Ngân hàng cũng có lỗi trong việc ký kết và thực hiện Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo lãnh tài sản:

Xét Hợp đồng tín dụng số 01/2012/HĐ ngày 19/9/2012 giữa bà N, ông N với Ngân hàng B - Chi nhánh Huế là một giao dịch dân sự hợp pháp, các thoả thuận trong hợp đồng không trái với quy định của pháp luật. Theo thỏa thuận tại Điều 4 của Hợp đồng trên về lịch trả nợ gốc và lãi như sau: Ngày 25 hàng tháng từ tháng 10/2012 đến tháng 08/2022, mỗi tháng trả nợ gốc 25.000.000 đồng, ngày 19/9/2022 trả gốc 25.000.000 đồng. Tiền lãi phát sinh trả vào ngày 25 hàng tháng. Từ ngày giải ngân 19/9/2012 đến ngày 31/01/2013, bị đơn trả đều theo lịch trả nợ của hợp đồng tín dụng. Sau đó bị đơn không trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng, nguyên đơn đã chuyển khoản vay sang nợ quá hạn từ ngày 25/02/2013. Như vậy, bị đơn bà N và ông N đã vi phạm điều 4 Hợp đồng tín dụng về thỏa thuận trả nợ, nên Nguyên đơn khởi kiện là có căn cứ cần chấp nhận. Do đó, việc ông M và bà H kháng cáo yêu cầu buộc Ngân hàng phải giảm lãi suất, ít nhất là 50% vì Ngân hàng cũng có lỗi trong việc ký kết và thực hiện Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo lãnh tài sản là không có cơ sở để chấp nhận.

[3.3] Đối với yêu cầu Hủy bỏ phần nội dung xử lý tài sản nhà đất của ông M để trả nợ cho ngân hàng thay cho bị đơn:

Xét Hợp đồng thế chấp số 02/2012/HĐ ngày 15/09/2012. Do có thay đổi về diện tích đất thế chấp sau khi được xác nhận tách thửa ngày 08/9/2015, Ngân hàng và các bên liên quan là ông M, bà N, ông N đã ký Hợp đồng sửa đổi, bổ sung số 01/2015/5000301/HĐSĐ ngày 29/09/2015. Khi ký kết hợp đồng thế chấp, các bên chỉ thế chấp quyền sử dụng thửa đất số 912, tờ bản đồ số 03 tại thôn L, xã T, huyện V, tỉnh T đứng tên ông M, không thế chấp tài sản gắn liền đất. Tuy nhiên, theo quy định tại mục 4 khoản 19 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22-02-2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm: “Trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất theo như thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Quyền và nghĩa vụ giữa bên thế chấp và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính quyền sử dụng đất”.

Bản án của cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứu pháp luật. Do đó, việc ông M và bà H kháng cáo yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp tài sản giữa ông M, Ngân hàng B và bà N và ông N vô hiệu và hủy bỏ phần nội dung xử lý tài sản nhà đất của ông M để trả nợ cho ngân hàng thay cho bị đơn là không có cơ sở để chấp nhận.

[3.4] Đối với yêu cầu buộc Ngân hàng B thực hiện việc thu nợ gốc 01 tỷ đồng: Xét thấy: Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định: “Khách hàng vay có nghĩa vụ: ... Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng”. Tại Điều 5 Hợp đồng tín dụng dài hạn số 01/2012/HĐ ngày 19/09/2012 giữa Ngân hàng B và bà N ông N các bên đã thỏa thuận: “.......thứ tự ưu tiên là: Các chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình xử lý thu hồi nợ, nợ lãi quá hạn, nợ gốc quá hạn, nợ lãi trong hạn, nợ gốc trong hạn”. Theo Điều 4 của Hợp đồng tín dụng tính đến ngày 09/9/2015, nợ gốc là: 729.050.000 đồng và nợ lãi quá hạn là: 916.032.434 đồng. Như vậy, căn cứ vào quy chế trên và thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng có quyền thu nợ lãi tính ngày 9/9/2015 là: 916.032.434 đồng. Nhưng đã thu 500.000.000 đồng nợ gốc, 500.000.000 đồng nợ lãi là đã xem xét đến quyền lợi của các bên đương sự. Tại biên bản làm việc ngày 08/11/2019, các bên đương sự đã xác nhận dư nợ gốc đến thời điểm 8/11/2019 là 2.279.050.000 đồng. Vì vậy, không có cơ sở để chấp nội dung kháng cáo này của ông M và bà H.

Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của ông M, bà H, giữ nguyên bản án sơ thẩm như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát là có cơ sở, đúng quy định pháp luật.

[4] Về án phí: Do kháng cáo không được chấp nhận nên buộc ông M và bà H phải chịu án phí phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Điều 148, Điều 227, Điều 228, khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 của UBTVQH quy định về án phí, lệ phí Tòa án, xử:

1. Không chấp nhận kháng cáo của ông M và bà H, giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số: 37/2020/DS-ST ngày 21/9/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Án phí dân sự phúc thẩm: Ông M và bà H mỗi người phải chịu 300.000 đồng, được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp (BL số: AA/2016/0000653 ngày 03/11/2020 và BL số: AA/2016/0000654 ngày 03/11/2020 tại Chi cục THADS thành phố Huế), ông M bà H đã nộp đủ án phí phúc thẩm.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

335
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng tín dụng số 13/2021/DS-PT

Số hiệu:13/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thừa Thiên Huế
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 12/04/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về