Bản án về tranh chấp hợp đồng tín dụng số 05/2020/KDTM-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN

BẢN ÁN 05/2020/KDTM-ST NGÀY 27/10/2020 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Ngày 27 tháng 10 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh H xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 03/2020/TLST-KDTM ngày 03 tháng 7 năm 2020 về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 05/2020/QĐXXST-DS ngày 30 tháng 9 năm 2020, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn V.

Địa chỉ: Số 02 L, phường T, quận B, thành phố H.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Tiết Văn Th-Tổng giám đốc.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Văn T-Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn V-Chi nhánh huyện P, tỉnh H. (Quyết định ủy quyền thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng và thi hành án số 2965/QĐ-NHNo- PC ngày 27/12/2019).

Người được ủy quyền lại: Ông Lương Thế Th1- Phó giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn V-Chi nhánh huyện P, tỉnh H. (Quyết định ủy quyền thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng và thi hành án số 01/2020/NHNo- PC/UQKK ngày 16/6/2020)-Có mặt.

Địa chỉ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn V-Chi nhánh huyện P, tỉnh H: thôn Cao Xá, thị trấn Trần Cao, huyện P, tỉnh H.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn:

Luật sư Lê Thị Thu Th2-Luật sư thuộc văn phòng luật sự N-Đoàn luật sư thành phố H-Có mặt.

2. Bị đơn: Bà Trần Thị Hồng H, sinh năm 1977-Có mặt.

Địa chỉ: Số nhà 189 K đường La Tiến, thôn C, thị trấn T, huyện P, tỉnh H.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Hoàng Văn C, sinh năm 1973-Có mặt.

Địa chỉ: Số nhà 189 K đường La Tiến, thôn C, thị trấn T, huyện P, tỉnh H.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và quá trình điều tra nguyên đơn trình bầy:

Ngày 25/8/2015, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn V (Sau đây viết tắt là ngân hàng) cho Bà Trần Thị Hồng H và Ông Hoàng Văn C vay số tiền là 1.350.000.000 đồng, thể hiện tại hợp đồng tín dụng số 2411/LAV 201502492 ngày 25/8/2015, phụ lục hợp đồng ngày 15/02/2016 bổ sung cho hợp đồng chính ngày 25/8/2015, các giấy nhận nợ các ngày 25/8/2015, 27/8/2015, 01/9/2015, 08/9/2015, 16/09/2015, 21/9/2015, 24/9/2015, 29/9/2015, mục đích vay là kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Lãi suất vay là 7%/năm, thời hạn vay là 12 tháng, ngoài ra hợp đồng tín dụng còn quy định về lãi suất trong hạn và quá hạn. Để bảo đảm cho khoản tiền vay theo hợp đồng tín dụng này, bà H, ông C và ngân hàng đã ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 072014/TTHH ngày 25/7/2014. Theo hợp đồng thế chấp này, bà H, ông C đồng ý dùng tài sản là toàn bộ diện tích đất 62 m2 và tài sản trên đất tại thửa đất số 165 tờ bản đồ số 33 ở thôn C, thị trấn T, huyện P, tỉnh H để bảo đảm cho khoản tiền vay theo hợp đồng tín dụng. Hợp đồng thế chấp đã được đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 25/7/2014.

Sau khi vay bà H, ông C không thực hiện được việc thanh toán số tiền vay như hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khoản vay của bà H, ông C đã chuyển thành nợ quá hạn kế từ ngày 28/02/2017. Cho đến nay, bà H, ông C đã trả được số tiền nợ gốc là 120.000.000 đồng và trả được số lãi trong hạn tổng số là 53.503.333 đồng, còn nợ số tiền gốc là 1.230.000.000 đồng và số tiền lãi trong hạn, lãi quá hạn tạm tính đến ngày 23/9/2020 là 573.616.459 đồng, trong đó lãi trong hạn tính là 90.364.167 đồng, lãi quá hạn là 483.252.292 đồng. Vì vậy, ngân hàng yêu cầu bà H, ông C phải trả cho ngân hàng toàn bộ số tiền nợ gốc là 1.230.000.000 đồng và tiền lãi gồm lãi trong hạn, lãi quá hạn tạm tính đến ngày 23/9/2020 là 573.616.459 đồng. Tổng số tiền gốc, tiền lãi ngân hàng yêu cầu bà H, ông C phải trả tạm tính đến ngày 23/9/2020 là 1.803.616.459 đồng. Đồng thời yêu cầu bà H, ông C phải tiếp tục trả lãi quá hạn tính từ ngày 23/9/2020 cho đến ngày xét xử sơ thẩm. Kể từ ngày xét xử sơ thẩm nếu bà H, ông C không trả được số tiền nợ gốc thì bà H, ông C còn phải chịu lãi suất quá hạn theo mức lãi suất như hợp đồng đối với số nợ gốc chưa trả cho đến khi trả xong.

Nếu bà H, ông C không trả được nợ cho ngân hàng thì đề nghị xử lý, phát mại tài sản thế chấp của bà H, ông C để ngân hàng thu hồi nợ theo như hợp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 072014/TTHH ngày 25/7/2014 là toàn bộ diện tích đất 62 m2 và tài sản trên đất tại thửa đất số 165 tờ bản đồ số 33 ở thôn C, thị trấn T, huyện P, tỉnh H. Trường hợp phát mại tài sản thế chấp không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bà H, ông C phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho đến khi trả hết toàn bộ các khoản nợ cho ngân hàng.

Ngoài ra ngân hàng không còn yêu cầu khởi kiện nào khác. Bà Trần Thị Hồng H và Ông Hoàng Văn C trình bầy:

Ngày 25/8/2015, bà H, ông C vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn V-Chi nhánh huyện P, tỉnh H thể hiện tại Hợp đồng tín dụng ngày 25/8/2015 với tổng số tiền là 1.350.000.000 đồng, mục đích vay là kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Lãi suất vay là 0, 08%/tháng, thời hạn vay là 12 tháng, ngoài ra hợp đồng tín dụng còn quy định về lãi suất trong hạn và quá hạn. Sau đó ngày 15/02/2016 hai bên ký tiếp phụ lục hợp đồng tín dụng bổ sung cho hợp đồng chính ngày 25/8/2015. Bà H, ông C đã nhận đủ số tiền vay là 1.350.000.000 đồng.

Để bảo đảm cho khoản tiền vay theo hợp đồng tín dụng này, bà H, ông C đã ký với ngân hàng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 072014/TTHH ngày 25/7/2014. Theo hợp đồng thế chấp này, bà H, ông C đồng ý dùng tài sản của bà H, ông C là toàn bộ diện tích đất 62 m2 và tài sản trên đất tại thửa đất số 165 tờ bản đồ số 33 ở thôn C, thị trấn T, huyện P, tỉnh H để bảo đảm cho khoản tiền vay theo hợp đồng tín dụng. Hợp đồng thế chấp đã được đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 25/7/2014. Hiện tại bà H, ông C đang quản lý, sử dụng toàn bộ khối tài sản thế chấp này và không tranh chấp với ai.

Cho đến nay, bà H, ông C mới trả được cho ngân hàng số tiền nợ gốc là 120.000.000 đồng và số tiền lãi trong hạn là 53.503.333 đồng còn nợ lại 1.230.000.000 đồng tiền gốc và số nợ lãi như ngân đã tính toán. Bà H, ông C nhất trí về số nợ gốc và lãi như ngân hàng đã tính toán không thắc mắc gì.

Về yêu cầu khởi kiện của ngân hàng, quan điểm của bà H, ông C như sau:

Bà H, ông C khẳng định việc ngân hàng khởi kiện đòi số tiền gốc 1.230.000.000 đồng và số tiền lãi như ngân hàng đã tính toán là đúng. Bà H, ông C sẽ trả ngân hàng toàn bộ số nợ này nhưng do bà H, ông C kinh doanh gặp khó khăn và hiện tại đang khó khăn nên đề nghị ngân hàng cho bà H, ông C trả dần số tiền nợ gốc mỗi tháng là 8.000.000 đồng.

Đối với số tiền lãi từ khi vay cho đến nay, bà H, ông C đề nghị ngân hàng cho xin toàn bộ số tiền lãi này vì bà H, ông C rất khó khăn.

Về yêu cầu xử lý tài sản thế chấp: Tại lời khai ngày 01/9/2020, bà H, ông C đề nghị ngân hàng cho thu xếp để trả nợ cho ngân hàng, trường hợp không trả được nợ cho ngân hàng thì nhất trí để ngân hàng phát mại tài sản đã thế chấp như đã thỏa thuận trong hợp đồng để ngân hàng thu hồi nợ. Tại lời khai ngày 25/9/2020, bà H, ông C thay đổi quan điểm, đề nghị ngân hàng cho thu xếp để trả nợ dần, đến cuối năm 2021, bà H, ông C sẽ trả hết số tiền nợ gốc cho ngân hàng. Bà H, ông C đề nghị ngân hàng không xử lý tài sản thế chấp cho ngân hàng vì bà H, ông C khó khăn, không có chỗ ở nào khác.

Bà H, ông C đã được Tòa án cho xem hợp đồng tín dụng ngày ngày 25/8/2015, phụ lục hợp đồng ngày 15/02/2016 bổ sung cho hợp đồng chính ngày 25/8/2015, các giấy nhận nợ các ngày 25/8/2015, 27/8/2015, 01/9/2015, 08/9/2015, 16/09/2015, 21/9/2015, 24/9/2015, 29/9/2015 và Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số số 072014/TTHH ngày 25/7/2014 và Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ngày 25/7/2014, bà H, ông C khẳng định chữ ký và chữ viết Trần Thị Hồng H và Hoàng Văn C ở phần bên vay, bên thế chấp trong tất cả các văn bản này đúng là chữ ký và chữ viết của bà H, ông C.

Về việc thẩm định tài sản: Bà H, ông C đã tham gia, chứng kiến việc Tòa án thẩm định tài sản và nhất trí không có ý kiến thắc mắc gì.

Ngoài ra bà H, ông C không còn trình bầy gì khác.

Tại phiên tòa: Nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện.

Bà H, ông C trình bầy số tiền vay là sử dụng chung của bà H, ông C, về số nợ gốc, lãi như ngân hàng đã tính toán và yêu cầu bà H, ông C nhất trí không có ý kiến gì, bà H, ông C xin được trả dần số nợ gốc và xin số tiền lãi, nếu không trả được thì nhất trí phát mại tài sản thế chấp nhưng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của Hợp đồng thế chấp tài sản ngày 25/7/2014.

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngân hàng có quan điểm: Hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đông và Hợp đồng thế chấp tài sản của hai bên về nội dung, hình thức đúng pháp luật, thể hiện đúng ý chí của hai bên nên các hợp đồng này là hợp pháp, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ngân hàng.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện P, tỉnh H phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội đồng xét xử đã tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự: Các đương sự đã chấp hành đúng quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án.

Về việc giải quyết vụ án: Đại diện Viện kiểm sát có quan điểm đề nghị Hội đồng xét xử:

Xác định quan hệ tranh chấp là Tranh chấp về hợp đồng tín dụng.

Áp dụng khoản 1 Điều 281, Điều 290, Điều 298, Điều 471, Điều 474, Điều 476 của Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 688 của Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 12 của Luật ngân hàng nhà nước; Điều 91 của Luật các tổ chức tín dụng; Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 3, 6, khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Xử: Chấp nhận đơn khởi kiện của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn V.

Buộc bà H, ông C phải trả cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn V toàn bộ số tiền nợ gốc là 1.230.000.000 đồng và các khoản lãi gồm: tiền lãi trong hạn, tiền lãi quá hạn như ngân hàng yêu cầu.

Nếu bà H, ông C không trả được nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phát mại tài sản thế chấp là toàn bộ diện tích đất 62 m2 và tài sản trên đất tại thửa đất số 165 tờ bản đồ số 33 ở thôn C, thị trấn T, huyện P, tỉnh H để ngân hàng thu hồi nợ. Trường hợp phát mại tài sản thế chấp không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bà H, ông C phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho đến khi trả hết toàn bộ các khoản nợ cho ngân hàng.

Về án phí: Bà H, ông C phải chịu án phí sơ thẩm dân sự.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra công khai tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1]. Ngày 25/8/2015, ngân hàng cho Bà Trần Thị Hồng H và Ông Hoàng Văn C vay số tiền là số tiền 1.350.000.000 đồng, thể hiện tại hợp đồng tín dụng số 2411/LAV 201502492 ngày 25/8/2015, phụ lục hợp đồng ngày 15/02/2016 bổ sung cho hợp đồng chính ngày 25/8/2015, các giấy nhận nợ các ngày 25/8/2015, 27/8/2015, 01/9/2015, 08/9/2015, 16/09/2015, 21/9/2015, 24/9/2015 và 29/9/2015, mục đích vay là kinh doanh thức ăn chăn nuôi, lãi suất vay là 7%/năm, thời hạn vay là 12 tháng, ngoài ra hợp đồng tín dụng còn quy định về lãi suất trong hạn và quá hạn. Hợp đồng tín dụng được bảo đảm bằng tài sản chung của bà H, ông C, thể hiện tại đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 072014/TTHH ngày 25/7/2014. Hợp đồng thế chấp đã được đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 25/7/2014.

Đến thời hạn trả nợ, bà H, ông C không thực hiện được việc thanh toán số tiền vay như hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khoản vay đã chuyển thành nợ quá hạn kế từ ngày 28/02/2017. Bà H, ông C mới trả ngân hàng được số tiền nợ gốc là 120.000.000 đồng và số tiền lãi trong hạn là 53.503.333 đồng. Ông Công, bà Hạnh còn nợ số tiền nợ gốc là 1.230.000.000 đồng và lãi trong hạn, lãi quá hạn tạm tính đến ngày xét xử sơ thẩm (ngày 27/10/2020) là 585.813.959 đồng.

Ngân hàng khởi kiện, yêu cầu buộc bà H, ông C phải trả nợ cho ngân hàng, gồm: Toàn bộ số tiền nợ gốc là 1.230.000.000 đồng và tiền lãi gồm lãi trong hạn, lãi quá hạn tạm tính đến ngày xét xử sơ thẩm là 585.813.959 đồng. Đồng thời yêu cầu kể từ ngày xét xử sơ thẩm nếu bà H, ông C không trả được số tiền nợ gốc thì bà H, ông C còn phải chịu lãi suất quá hạn theo mức lãi suất như hợp đồng đối với số nợ gốc chưa trả cho đến khi trả xong.

Nếu bà H, ông C không trả được nợ cho ngân hàng thì đề nghị xử lý, phát mại tài sản thế chấp của bà H, ông C để ngân hàng thu hồi nợ theo như hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số số 072014/TTHH ngày 25/7/2014 là toàn bộ diện tích đất 62 m2 và tài sản trên đất tại thửa đất số 165 tờ bản đồ số 33 ở thôn C, thị trấn T, huyện P, tỉnh H.

Trường hợp phát mại tài sản thế chấp không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bà H, ông C phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho đến khi trả hết toàn bộ các khoản nợ cho ngân hàng.

Trong giai đoạn điều tra và tại phiên tòa, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng thừa nhận còn nợ gốc là 1.230.000.000 đồng và các khoản lãi như nguyên đơn tính toán nhưng do khó khăn nên đề nghị ngân hàng cho trả dần số tiền nợ gốc và xin toàn bộ số tiền lãi nhưng ngân hàng không đồng ý.

Tại lời khai ngày 01/9/2020, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quan điểm nhất trí phát mại tài sản là toàn bộ diện tích đất và tài sản trên đất tại thửa đất số 165 tờ bản đồ số 33 ở thôn C, thị trấn T, huyện P, tỉnh H là tài sản của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để ngân hàng thu hồi nợ nhưng sau đó thay đổi quan điểm đề nghị ngân hàng không xử lý tài sản thế chấp cho ngân hàng vì bà H, ông C khó khăn, không có chỗ ở nào khác. Tại phiên tòa, bà H, ông C có quan điểm xin được trả nợ dần, nếu không trả được thì nhất trí phát mại tài sản thế chấp nhưng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của Hợp đồng thế chấp tài sản ngày 25/7/2014.

Ngoài ra nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu nào khác.

[2]. Xét hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với bà H, ông C, Hội đồng xét xử nhận định: Hai bên đều thừa nhận các nội dung của hợp đồng nên xác định đây là quan hệ tranh chấp hợp đồng tín dụng, bên vay sử dụng vào mục đích nhằm thu lợi nhuận. Do vậy quan hệ tranh chấp giữa các đương sự là tranh chấp Hợp đồng tín dụng theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật các tổ chức tín dụng. Hợp đồng các bên đã ký là phù hợp các quy định của pháp luật.

Đối với hợp đồng thế chấp để bảo đảm cho khoản vay của bên vay với ngân hàng: diện tích đất và tài sản trên đất tại thửa đất số 165 tờ bản đồ số 33 ở thôn C, thị trấn T, huyện P, tỉnh H là tài sản thuộc sở hữu của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, các bên giao kết hợp đồng phù hợp với các quy định tại các Điều 342, 343, 350 của Bộ luật dân sự năm 2005, sau khi ký kết hợp đồng, các bên đã thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm và hiện tại không có tranh chấp gì về hợp đồng thế chấp này. Do vậy hợp đồng thế chấp là phù hợp với các quy định của pháp luật.

[3]. Xét yêu cầu khởi kiện của ngân hàng, Hội đồng xét xử nhận định:

Từ các chứng cứ đã thu thập được có đủ căn cứ xác định: Ngày 25/8/2015, ngân hàng cho Bà Trần Thị Hồng H và Ông Hoàng Văn C vay số tiền là số tiền 1.350.000.000 đồng. Cho đến nay, bà H, ông C mới trả ngân hàng được số tiền nợ gốc là 120.000.000 đồng và số tiền lãi trong hạn là 53.503.333 đồng. Bà H, ông C còn nợ số tiền nợ gốc là 1.230.000.000 đồng và lãi trong hạn, lãi quá hạn tạm tính đến ngày xét xử sơ thẩm (ngày 27/10/2020) là 585.813.959 đồng. Tổng số nợ gốc và lãi bà H, ông C phải trả ngân hàng ( tạm tính đến ngày 27/10/2020) là: 1.815.813.959 đồng. Bà H, ông C cũng thừa nhận số tiền nợ gốc như yêu cầu của nguyên đơn và đề nghị trả dần số nợ gốc, xin toàn bộ số tiền lãi nhưng nguyên đơn không đồng ý và đây cũng là mức lãi suất đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng nên cần chấp nhận mức lãi theo thỏa thuận của các bên. Theo hợp đồng tín dụng thì người đứng tên vay là bà H, ông C nên xác định nghĩa vụ trả nợ ngân hàng là của bà H, ông C.

Hợp đồng thế chấp của bà H, ông C với ngân hàng để bảo đảm khoản vay được các bên giao kết phù hợp với các quy định pháp luật, sau khi ký kết hợp đồng, các bên đã thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm và hiện tại không có tranh chấp gì về hợp đồng thế chấp này. Do vậy hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật, các bên phải tuân thủ theo thỏa thuận trong hợp đồng nên nếu bà H, ông C không trả được nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu phát mại tài sản thế chấp của bên thế chấp để thu hồi nợ.

Vì vậy căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 281, các Điều 290, 298, 471, 474, 476, 342, 343 và 350 của Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 688 của Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 12 của Luật ngân hàng nhà nước; Điều 91 của Luật các tổ chức tín dụng, Hội đồng xét xử nhận định cần chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc bà H, ông C phải trả cho nguyên đơn toàn bộ số tiền nợ gốc là 1.230.000.000 đồng và lãi trong hạn, lãi quá hạn tạm tính đến ngày xét xử sơ thẩm (ngày 27/10/2020) là 1.815.813.959 đồng.

Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Trường hợp bà H, ông C không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan pháp luật có thẩm quyền phát mại tài sản thế chấp của bà H, ông C là toàn bộ diện tích đất và tài sản trên đất tại thửa đất số 165 tờ bản đồ số 33 ở thôn C, thị trấn T, huyện P, tỉnh H để ngân hàng thu hồi nợ. Trường hợp phát mại tài sản thế chấp không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bà H, ông C phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho đến khi trả hết toàn bộ các khoản nợ cho ngân hàng. Hiện bà H, ông C đang quản lý, sử dụng các tài sản này.

[4]. Về án phí: Nguyên đơn khởi kiện được chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện nên không phải chịu án phí dân sự.

Bà H, ông C phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 của ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Các vấn đề khác Hội đồng xét xử không xét.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng khoản 1 Điều 281 các Điều 290, 298, 471, 474, 476, 342, 343 và 350 của Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 688 của Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 12 của Luật ngân hàng nhà nước; Điều 91 của Luật các tổ chức tín dụng. Khoản 1 Điều 228, Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Điều 3; 6; khoản 2Điều 26; Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/NQ- UBTVQH14 của ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn V.

Buộc Bà Trần Thị Hồng H và Ông Hoàng Văn C phải trả cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn V toàn bộ số tiền gồm:

Toàn bộ số tiền nợ gốc là 1.230.000.000 đồng (một tỷ hai trăm ba mươi triệu đồng).

Tiền lãi trong hạn, lãi quá hạn tạm tính đến ngày xét xử sơ thẩm (ngày 27/10/2020) là 585.813.959 đồng.

Tổng số tiền nợ gốc, tiền lãi trong hạn, lãi quá hạn tạm tính đến ngày xét xử sơ thẩm (ngày 27/10/2020) Bà Trần Thị Hồng H và Ông Hoàng Văn C phải trả cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn V là: 1.815.813.959 đồng ( Một tỷ tám trăm mười lăm triệu tám trăm mười ba nghìn chín trăm năm mươi chín đồng).

Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Trường hợp Bà Trần Thị Hồng H, Ông Hoàng Văn C không trả được nợ thì Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn V có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phát mại tài sản thế chấp của Bà Trần Thị Hồng H và Ông Hoàng Văn C là toàn bộ diện tích đất và tài sản trên đất tại thửa đất số 165 tờ bản đồ số 33 ở thôn C, thị trấn T, huyện P, tỉnh H mang tên Bà Trần Thị Hồng H và Ông Hoàng Văn C theo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 072014/TTHH ngày 25/7/2014, hợp đồng thế chấp đã được đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 25/7/2014 để ngân hàng thu hồi nợ.

Bà Trần Thị Hồng H và Ông Hoàng Văn C đang quản lý, sử dụng tài sản này.

(Có sơ đồ kèm theo) Trường hợp phát mại tài sản thế chấp không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Bà Trần Thị Hồng H và Ông Hoàng Văn C phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho đến khi trả hết toàn bộ các khoản nợ cho ngân hàng.

Về án phí: Bà Trần Thị Hồng H và Ông Hoàng Văn C phải chịu 66.474.418 đồng (Sáu mươi sáu triệu bốn trăm bẩy mươi bốn nghìn bốn trăm mười tám đồng) tiền án phí sơ thẩm kinh doanh thương mại.

Hoàn trả lại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn V số tiền 32.425.610 đồng tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 0003751ngày 03/7/2020 của Chi cục thi hành án dân sự huyện P, tỉnh H.

Các vấn đề khác Hội đồng xét xử không xét.

Trường hợp quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Quyền kháng cáo: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án sơ thẩm

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

212
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng tín dụng số 05/2020/KDTM-ST

Số hiệu:05/2020/KDTM-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Phù Cừ - Hưng Yên
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 27/10/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về