Bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, thực hiện nghĩa vụ thanh toán số 58/2022/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

BẢN ÁN 58/2022/DS-PT NGÀY 31/03/2022 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA , THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THANH TOÁN

Trong các ngày 25 và 31 tháng 3 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 335/2020/TLPT-DS ngày 13/11/2020 về việc “tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa về thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 60/2020/DSST ngày 15/9/2020 của Tòa án nhân dân thị xã T, tỉnh Bình Dương bị kháng cáo, kháng nghị.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 22/2021/QĐPT-DS ngày 15/01/2021, Thông báo mở lại phiên tòa số 01/2022/TB-TA ngày 17/01/2022, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Bà Phạm Thị N, sinh năm 1957; địa chỉ: Số 036 khu phố H, phường T, thị xã T, tỉnh Bình Dương.

Người đại diện hợp pháp: Ông Dương Đức V, sinh năm 1992; địa chỉ: 234/14 khu phố 2, phường T, thành phố B, tỉnh Đồng Nai và bà Trần Thị Anh T, sinh năm 1994; địa chỉ: Khu phố 7, phường U, thị xã T, tỉnh Bình Dương; là người đại diện theo ủy quyền (Hợp đồng ủy quyền ngày 29/6/2020).

- Bị đơn: Bà Nguyễn Thị S, sinh năm 1966; địa chỉ: Khu phố P, phường P, thị xã T, tỉnh Bình Dương.

Người đại diện hợp pháp: Ông Đào Đức N, sinh năm 1991; địa chỉ: Số nhà 204 tổ 5, khu phố 4, phường V, thị xã T, tỉnh Bình Dương; là người đại diện theo ủy quyền (Giấy ủy quyền ngày 23/12/2019).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Ông Nguyễn Kim S, sinh năm 1954; địa chỉ: Số 036 khu phố H, phường T, thị xã T, tỉnh Bình Dương;

+ Ông Bùi Đình H, sinh năm 1987; địa chỉ: Tổ 7, ấp 1B, xã P, huyện P, tỉnh Bình Dương;

- Người kháng cáo: Nguyên đơn bà Phạm Thị N.

- Người kháng nghị: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thị xã T kháng nghị theo Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 19/QĐKN/VKS-DS ngày 29/9/2020.

NỘI DUNG VỤ ÁN

- Theo đơn khởi kiện, bản tự khai, quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, nguyên đơn bà Phạm Thị N và những người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:

Bà N làm đại lý cấp 01 Proconco từ năm 1997 cho đến nay. Chức năng kinh doanh chính là phân phối thức ăn chăn nuôi nhãn hiệu Cám Con Cò đến các đại lý cấp 02 (trong đó có bà S – Cửa hàng Tấn Hưng). Nguyên tắc thanh toán là thanh toán gối đầu (giao hàng chuyến thứ hai thì lấy tiền chuyến thứ nhất). Vì hai bên làm ăn chung đã gần 20 năm (từ 2004 đến nay) nên trong những lúc ngành chăn nuôi gặp khó khăn do dịch bệnh, rớt giá, v.v… nên bà N có chấp nhận cho bà S chậm thanh toán một số đợt hàng và trả dần thành nhiều lần. Tuy nhiên, trên nguyên tắc là khi giao hàng đều buộc bà S phải ký nhận hàng nên lập thành bảng sau đây:

Năm

TT

Ngày

Số lượng

Thành tiền

Ngày thanh toán

Số tiền thanh toán

Nợ

2015

1

25-12-15

402

93,439,000

-

0

93,439,000

2016

2

15-01-16

380

91,228,000

01-02-16

100,000,000

84,667,000

3

04-02-16

360

83,050,000

29-02-16

100,000,000

67,717,000

4

03-03-16

364

86,774,000

24-03-16

100,000,000

54,491,000

5

26-03-16

410

93,380,000

-

0

147,871,000

6

19-04-16

385

91,343,000

09-05-16

100,000,000

139,214,000

 

 

7

11-05-16

346

80,580,000

-

0

219,794,000

8

20-05-16

80

18,140,000

13,19-06- 16

200,000,000

37,934,000

9

02-06-16

449

103,860,000

15-07-16

100,000,000

41,794,000

10

21-06-16

380

88,525,000

11-08-16

100,000,000

30,319,000

11

16-07-16

376

90,770,000

01-09-16

100,000,000

21,089,000

12

08-08-16

390

93,658,000

04-10-16

105,000,000

9,747,000

13

27-08-16

396

94,105,000

07-11-16

100,000,000

3,852,000

14

20-09-16

441

106,764,000

-

0

110,616,000

15

11-10-16

477

112,897,000

-

0

223,513,000

16

28-10-16

467

109,863,000

-

0

333,376,000

17

27-11-16

468

110,123,000

20-12-16

110,123,000

333,376,000

18

19-12-16

448

105,553,000

15-01-16

105,553,000

333,376,000

2017

19

25-12-17

350

86,505,000

-

0

419,881,000

2018

20

19-04-18

327

84,509,000

27-05-18

100,000,000

404,390,000

21

14-06-18

352

88,355,000

30-07-18

100,000,000

392,745,000

22

07-08-18

321

83,030,000

29-09-18

100,000,000

375,775,000

23

27-09-18

367

94,175,000

06-01-19

100,000,000

369,950,000

24

13-11-18

349

89,945,000

24-02-19

100,000,000

359,895,000

25

28-12-18

340

93,835,000

02-04-19

100,000,000

353,730,000

2019

26

26-01-19

390

91,580,000

01-06-19

100,000,000

345,310,000

27

26-02-19

363

92,045,000

30-07-19

100,000,000

337,355,000

28

27-03-19

387

98,230,000

-

0

435,585,000

29

27-04-19

270

70,150,000

-

0

505,735,000

30

28-05-19

350

78,590,000

-

0

584,325,000

 

 

31

27-06-19

271

71,623,000

-

0

655,948,000

Tổng cộng

 

 

 

2,776,624,000

 

2,120,676,000

655,948,000

Trên phương diện hợp tác làm ăn giữa hai bên, bà S đã có gần 20 năm mua hàng của bà N, cho nên giữa hai bên trong lúc cấp thiết thì bà S gọi đặt hàng cho bà N qua điện thoại, bà N báo cho tài xế đến lấy hàng trực tiếp tại kho nhà máy Cám Con Cò (có hóa đơn chứng từ xuất hàng) và giao hàng thẳng cho bà S (có ký nhận hàng). Việc giao nhận hàng đều có bà S ký về số lượng hàng nhập mỗi đợt, bà S có mua hàng của bà N và chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Đồng thời, các tài liệu hóa đơn xuất hàng của kho Công ty Cám Con Cò, dưới sự chứng kiến và trực tiếp tham gia giao hàng của nhân viên quản lý khu vực, người trực tiếp giao hàng là tài xế xe tải đều khẳng định là bà S đã có nhận hàng. Nếu bà S khẳng định là đã trả tiền đầy đủ các đợt hàng đã nhận thì nguyên đơn yêu cầu bà S có nghĩa vụ phải chứng minh cho việc thanh toán của mình.

Nhận thấy bà S mua hàng hóa của bà N nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán là vi phạm nghĩa vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, do đó nguyên đơn bà Phạm Thị N khởi kiện buộc bà Nguyễn Thị S phải trả cho bà N số tiền nợ là 655.948.000 đồng (Sáu trăm năm mươi lăm triệu chín trăm bốn mươi tám nghìn đồng).

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện nguyên đơn xin rút một phần yêu cầu khởi kiện, không yêu cầu bị đơn thanh toán số tiền mua cám ngày 28/5/2019 với số tiền là 78.590.000 đồng, số tiền nợ còn lại nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn là 576.858.000 đồng. Đồng thời bổ sung yêu cầu khởi kiện về việc buộc bị đơn phải thanh toán tiền lãi trong thời gian từ ngày 20/6/2019 đến ngày 27/8/2020 là 67.358.433 đồng.

- Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của bị đơn bà Nguyễn Thị S là ông Đào Đức N trình bày:

Bị đơn không đồng ý với ý kiến của nguyên đơn, giữa bà N và bà S có mua bán cám nhưng hoàn toàn không có hợp đồng nào chi tiết như ý kiến của nguyên đơn, bà S không phải là đại lý cấp 2, bà S chỉ là cửa hàng mua bán thức ăn chăn nuôi, khi bà S có nhu cầu mua hàng thì bà S gọi cho bà N, bà N giao hàng qua nhà bà S thì bà S thanh toán tiền mua hàng ngay theo số lượng hàng hóa mà không bao giờ có thỏa thuận nợ cho kỳ sau. Khi bà S thanh toán cho bà N thì không làm giấy tờ gì, bà S nhận hàng sẽ thanh toán luôn cho tài xế hoặc giao cho bà N. Khi nhận hàng bà S có ký nhận số bao cám nhưng hiện nay không nhớ bao nhiêu lần và thanh toán tiền luôn cho tài xế (ông H là con rể của bà N) hoặc giao cho bà N, khi giao tiền không có ký nhận gì, tất cả thỏa thuận mua bán là giao hàng và thanh toán tiền ngay sau khi nhận hàng, hoàn toàn không có nợ số tiền như nguyên đơn trình bày. Bà S xác định là thanh toán ngay sau khi nhận hàng, cụ thể là giao cho tài xế, lúc nào bà N đi chung với tài xế thì giao tiền trực tiếp cho bà N, việc giao tiền không ký nhận, bà S xác định mua bán theo từng đợt giao hàng, nhận hàng thanh toán, không phải là hợp đồng cho nên không yêu cầu ký nhận. Việc nguyên đơn trình bày là mua bán với nhau trên 20 năm là không đúng vì bà S hoàn toàn không gặp khó khăn trong kinh doanh, lời trình bày của nguyên đơn xác định là không hợp lý. Mỗi đợt giao hàng là một hợp đồng, nhưng nguyên đơn xác định là cộng dồn theo thời gian thì là không hợp lý vì bà S đã giao đủ số tiền ngay sau khi nhận hàng.

Bị đơn bà Nguyễn Thị S xác định là không có thiếu các khoản nợ như bà Phạm Thị N trình bày. Việc bà N khởi kiện bà S là không đúng sự thật nên bị đơn không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị N.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Kim S (chồng bà N) trình bày:

Ông S thống nhất với lời trình bày và yêu cầu của nguyên đơn bà Phạm Thị N, đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định pháp luật. Do bận công việc, ông Sang có đơn đề nghị Tòa án giải quyết vụ án vắng mặt ông suốt quá trình tố tụng.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Bùi Đình H trình bày:

Ông H không có quan hệ gì với bà N và bà S mà chỉ là tài xế xe tải chở cám cho đại lý Phạm Thị N nên có quen biết bà N, bà S. Ông H được bà N thuê lái xe tải lấy cám cho bà N và giao cho các cửa hàng, trong đó có giao cám cho bà S. Khi bà N gọi điện báo cần giao hàng thì ông H đến nhà bà N lấy sổ giao hàng, có lúc chở bà N đi cùng đến kho của Công ty lấy cám. Tại kho Công ty, ông H cùng quản lý kiểm đếm số lượng bao cám cho lên xe tải và chở đi giao cho các cửa hàng theo sổ của bà N. Việc kiểm đếm hàng hóa do cả hai bên vừa bốc dỡ vừa đếm và bà S nhận hàng. Khi giao hàng cho bà S, ông H không lập biên bản giao nhận hàng mà căn cứ vào sổ của bà N. Sau khi giao đủ số lượng hàng cho bà S theo sổ của bà N thì ông H yêu cầu bà S phải ký tên vào sổ. Bà S chỉ ký tên chứ không ghi họ tên vì là chỗ làm ăn quen biết từ lâu. Trong sổ ghi tên người nhận hàng là bà S vì bà N ghi theo tên của chồng bà S là ông S, ông H và bà N thường hay gọi bà S là “cô S”. Do đó mỗi khi giao hàng, ông H đều căn cứ vào sổ của bà N ghi “cô S” thì biết là số hàng đó được giao cho bà S. Sau khi ký nhận đầy đủ thì ông H đem về giao lại sổ cho bà N. Ông H xác định chữ ký trong sổ của bà N những lần giao nhận hàng đều là chữ ký của bà S ký nhận hàng do ông H trực tiếp giao. Còn việc thanh toán tiền giữa hai bà được thực hiện sau khi ông H giao hàng và do các bên tự thỏa thuận. Ông H không nhận tiền hàng từ bà S. Các bên giao nhận tiền hàng như thế nào thì ông H không biết. Ngoài ra ông Hưng không biết nội dung nào khác. Do bận công việc, ông H có đơn đề nghị Tòa án giải quyết vụ án vắng mặt ông suốt quá trình tố tụng.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 60/2020/DSST ngày 15/9/2020 của Tòa án nhân dân thị xã T, tỉnh Bình Dương đã quyết định:

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Phạm Thị N về việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với bị đơn bà Nguyễn Thị S.

2. Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Phạm Thị N về việc không yêu cầu bà Nguyễn Thị S thanh toán số tiền là 78.590.000 đồng.

Ngoài ra, bản án còn tuyên về chi phí tố tụng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Sau khi tuyên án, nguyên đơn bà Phạm Thị N có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, đề nghị sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thị xã T kháng nghị toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo; bị đơn không đồng ý với yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn; các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Ý kiến của Đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa:

Về tố tụng: Những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm.

Về nội dung: Nguyên đơn và bị đơn cùng thừa nhận giữa nguyên đơn và bị đơn có quan hệ mua bán hàng hóa là cám “Con Cò” theo hình thức thỏa thuận miệng. Khi bị đơn cần hàng hóa để bán thì gọi điện thoại cho nguyên đơn kêu chở hàng hóa là cám đến cửa hàng “Tấn Hưng” của bị đơn để giao hàng, mỗi lần nguyên đơn giao cám thì bị đơn đều nhận hàng và ký vào sổ giao hàng do nguyên đơn lập, trong sổ này thể hiện số lượng hàng và số tiền hàng phải thanh toán. Đây là tình tiết không phải chứng minh theo quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự. Nguyên đơn cho rằng đã giao hàng đầy đủ theo yêu cầu mua hàng của bị đơn, phương thức thanh toán là nguyên đơn và bị đơn cùng tính toán với nhau, sau khi nhận hàng thì bị đơn đến nhà nguyên đơn thanh toán cho nguyên đơn, cũng có lần nguyên đơn qua nhà bị đơn đòi tiền, khi thanh toán thì nguyên đơn có ký nhận vào sổ do bị đơn lập và giữ sổ này, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2019 bị đơn còn nợ nguyên đơn số tiền 576.858.000 đồng. Bị đơn nhận hàng có ký xác nhận số lượng hàng đã nhận và số tiền hàng phải thanh toán cho nguyên đơn, bị đơn cho rằng sổ mà nguyên đơn giao nộp cho Tòa án không phải là sổ mà bị đơn đã ký nhưng bị đơn không cung cấp chứng cứ chứng minh. Tại cấp phúc thẩm, ngày 02/3/2021, đại diện nguyên đơn có đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ ký của bị đơn. Theo Kết luận giám định số 4263/C09B ngày 27/12/2021 của Phân viện Khoa học hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện: Chữ ký ở phần nội dung đề ngày 20/9/2016, ngày 11/10/2016, ngày 18/10/2016, ngày 27/4/2019 và ngày 27/6/2019 trên tài liệu cần giám định so với chữ ký đứng tên Nguyễn Thị S trên tài liệu mẫu là do cùng một người viết ra. Chữ ký dưới mục: “Người nhận” ở phần nội dung đề ngày 27/4/2019 và ngày 28/5/2019 trên tài liệu cần giám định so với chữ ký đứng tên Nguyễn Thị S trên tài liệu mẫu không phải là do cùng một người viết ra”. Bị đơn thống nhất đối với kết luận giám định và không yêu cầu giám định lại. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn xác định có trường hợp đợt hàng sau thanh toán cho đợt hàng trước và khi nhận hàng mà chưa thanh toán thì bị đơn có ký nhận hàng và đến ngày 30/7/2019 bị đơn chỉ còn nợ lại nguyên đơn theo nội dung chốt nợ do nguyên đơn ghi ngày 30/7/2019 với số tiền là 3.479.000 đồng. Như vậy chữ ký trong sổ giao hàng các ngày 20/9/2016, 11/10/2016, 18/10/2016, 27/4/2019, và 27/6/2019 được xác định là của bị đơn. Bị đơn xác định đã thanh toán tiền hàng nhưng không cung cấp chứng cứ chứng minh đã thanh toán mà chỉ dựa vào chứng cứ do bên nguyên đơn cung cấp để xác định còn nợ nguyên đơn 3.479.000 đồng (theo Bút lục - BL 34) là số tiền nợ còn lại của năm 2017 là mâu thuẫn với trình bày của bị đơn. Ngoài ra, đối với kháng nghị yêu cầu xem xét tư cách tố tụng của chồng bà S, tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn xác định chỉ mua bán cám với bà S và chỉ khởi kiện bà S, bị đơn xác định chồng bà S không có tham gia vào việc mua bán cám, các chữ ký nhận hàng cũng do một mình bà S ký do đó không cần thiết xem xét tư cách tố tụng của chồng bà S cũng như trách nhiệm liên đới đối với khoản tiền hàng mà bà S chưa thanh toán. Từ những cơ sở trên, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn và kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thị xã T, sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, đối với một phần yêu cầu nguyên đơn đã rút thì cấp sơ thẩm đình chỉ là phù hợp.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, lời trình bày tranh luận của các đương sự tại phiên tòa, ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát, [1] Về tố tụng:

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1.1] Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Kim S và ông Bùi Đình H có yêu cầu giải quyết vắng mặt, căn cứ Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án giải quyết vắng mặt các đương sự nêu trên.

[1.2] Về quan hệ pháp luật tranh chấp: Tại phần nhận định của bản án sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là đúng với bản chất nội dung tranh chấp giữa hai bên, tuy nhiên phần đầu bản án và phần quyết định lại xác định yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán là chưa có sự thống nhất về quan hệ pháp luật tranh chấp, do đó cần điều chỉnh lại quan hệ pháp luật tranh chấp là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa về thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho phù hợp.

[2] Về nội dung:

[2.1] Nguyên đơn khởi kiện bị đơn yêu cầu bị đơn thanh toán số tiền hàng (mua cám) còn nợ là 576.858.000 đồng và tiền lãi từ ngày 20/6/2019 đến ngày 27/8/2020 là 67.358.433 đồng. Bị đơn xác định không còn thiếu các khoản nợ như nguyên đơn trình bày nên bị đơn không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

[2.2] Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên xử không chấp nhận yêu cầu khởi kiện nêu trên của nguyên đơn và đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện nguyên đơn đã rút yêu cầu. Nguyên đơn kháng cáo bản án sơ thẩm đối với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận và yêu cầu tính lãi đến thời điểm xét xử phúc thẩm trên số tiền nợ. Đối với phần đình chỉ do rút yêu cầu khởi kiện với số tiền mua cám ngày 28/5/2019 là 78.590.000 đồng thì tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn xác định không kháng cáo nên nội dung phần đình chỉ yêu cầu khởi kiện đã phát sinh hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

[2.3] Xét kháng cáo của nguyên đơn:

[2.3.1] Nguyên đơn xác định việc mua bán cám giữa nguyên đơn và bị đơn được thực hiện thông qua đặt hàng bằng điện thoại: Bị đơn đặt hàng qua điện thoại thì nguyên đơn cho tài xế giao hàng trực tiếp cho bị đơn, bị đơn có ký nhận số lượng hàng vào sổ của nguyên đơn, mỗi lần giao hàng là một hợp đồng, việc thanh toán thì thực hiện theo hình thức gối đầu (giao hàng chuyến thứ hai thì lấy tiền chuyến thứ nhất).

[2.3.2] Bị đơn thừa nhận có việc mua bán cám với nguyên đơn, việc mua bán không có hợp đồng mà qua điện thoại, khi bị đơn cần mua hàng thì gọi điện cho nguyên đơn và nguyên đơn giao hàng, mỗi lần giao hàng là một hợp đồng; việc thanh toán được thực hiện Ny sau khi nhận hàng, không ký xác nhận về giao nhận tiền mà thanh toán Ny cho tài xế (ông H – con rể nguyên đơn) hoặc giao cho nguyên đơn khi có nguyên đơn đi cùng xe. Khi nhận hàng bị đơn có ký nhận số lượng bao cám nhưng với tài liệu là 02 sổ giao hàng do nguyên đơn cung cấp thì không phải chữ ký của bị đơn.

[2.3.3] Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 01 tháng 02 năm 2021, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn đề nghị trưng cầu giám định chữ ký của bị đơn trên hai sổ giao nhận hàng đối với các ngày 20/9/2016, 11/10/2016, 28/10/2016, 27/3/2019, 27/4/2019, 27/6/2019 và 28/5/2019.

[2.3.4] Theo Kết luận giám định số 4263/C09B ngày 27/12/2021 của Phân viện khoa học hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện như sau:

- Mẫu cần giám định: Sổ giao hàng trong đó có trang ghi ngày 20/9/2016, 11/10/2016, 28/10/2016 (ký hiệu A1) và Sổ giao hàng trong đó có trang ghi ngày 27/3/2019, 27/4/2019, 27/6/2019, 28/5/2019 (ký hiệu A2);

- Tài liệu mẫu so sánh: Tờ khai chứng minh nhân dân ghi tên Nguyễn Thị S (ký hiệu M1); Giấy ủy quyền đề ngày 23/12/2019 – bà S ủy quyền cho ông Đào Đức N (ký hiệu M2); Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đề ngày 15/6/2020 – bà S, ông Huỳnh Văn S tặng cho các con là Huỳnh Yến N, Huỳnh Tấn H (ký hiệu M3).

- Kết luận giám định:

1. Chữ ký ở phần nội dung đề ngày 20/9/2016, 11/10/2016, 28/10/2016 trên tài liệu cần giám định ký hiệu A1 và ngày 27/3/2019, 27/4/2019, 27/6/2019 trên tài liệu cần giám định ký hiệu A2 so với chữ ký đứng tên Nguyễn Thị S trên tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M1, M2, M3 là do cùng một người ký ra.

2. Chữ ký dưới mục: “Người nhận” ở phần nội dung đề ngày 28/5/2019 trên tài liệu cần giám định ký hiệu A2 so với chữ ký đứng tên Nguyễn Thị S trên tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M1, M2, M3 là không phải do cùng một người ký ra.

[2.3.5] Tòa án đã thông báo kết luận giám định cho người đại diện theo ủy quyền của bị đơn, đại diện bị đơn thống nhất với kết quả giám định và không yêu cầu giám định lại. Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện theo ủy quyền của bị đơn xác định bị đơn có ký vào sổ nhận hàng của nguyên đơn nhưng các nội dung về số lượng và giá tiền theo yêu cầu của nguyên đơn thì bị đơn không thừa nhận.

[2.3.6] Như vậy, từ những trình bày của đương sự và chứng cứ nêu trên có cơ sở xác định giữa nguyên đơn và bị đơn có mua bán cám với nhau từ nhiều năm, từ sau ngày 27/6/2019 không còn mua bán nữa. Bị đơn có ký nhận vào sổ giao hàng của nguyên đơn vào các ngày 20/9/2016, 11/10/2016, 28/10/2016, 27/3/2019, 27/4/2019, 27/6/2019 nên bị đơn là người nhận hàng đối với số lượng cám được ghi nhận trong các ngày nêu trên.

[2.4] Xét kháng cáo của nguyên đơn đối với các đợt giao hàng ngày 20/9/2016, 11/10/2016, 28/10/2016:

[2.4.1] Theo biên bản đối chất ngày 29/7/2020 (BL 138-139) và tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn có yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện. Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

[2.4.2] Các bên tranh chấp về việc thanh toán tiền hàng, phát sinh từ giao dịch hợp đồng mua bán hàng hóa. Nguyên đơn và bị đơn đều thừa nhận mỗi đơn hàng là một hợp đồng (biên bản đối chất ngày 29/7/2020 - BL 139), điều này là phù hợp với các quy định về giao dịch dân sự quy định tại các Điều 121, 124, 388 Bộ luật Dân sự năm 2005, tương ứng với các Điều 116, 119, 385 Bộ luật dân sự năm 2015.

[2.4.3] Đối với các giao dịch hợp đồng mua bán ngày 20/9/2016, 11/10/2016, 28/10/2016 do phát sinh trong thời gian Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực nên theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo quy định tại Điều 427 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm”. Về thời điểm nguyên đơn biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm: Nguyên đơn xác định thanh toán tiền gối đầu, nhưng bị đơn xác định thanh toán khi nhận hàng, hai bên chỉ có thỏa thuận miệng nên chỉ có cơ sở xác định thời điểm trả tiền là vào thời điểm giao hàng theo quy định tại Điều 438 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm giao tài sản”. Như vậy, thời điểm nguyên đơn biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là thời điểm giao hàng cho bị đơn. Đồng thời, theo lời trình bày của nguyên đơn và các chứng cứ do bên nguyên đơn cung cấp liên quan đến việc chốt nợ là các sổ ghi chép nợ thì nguyên đơn chốt nợ tiền hàng từng năm, không có việc chuyển nợ từ năm trước qua năm sau. Trong các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án do nguyên đơn nộp đến thời điểm xét xử phúc thẩm, không có tài liệu, chứng cứ nào thể hiện hai bên có ký xác nhận chốt lại số nợ tiền hàng của năm 2016. Nguyên đơn cho rằng 03 đợt hàng bị đơn đã ký nhận nhưng đến nay chưa thanh toán do đó bị đơn phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng còn nợ cho nguyên đơn. Tuy nhiên, ngoài chứng cứ bị đơn có ký nhận hàng thì nguyên đơn không có chứng cứ bị đơn xác nhận còn nợ tiền hàng. Do đó, Hội đồng xét xử xem xét các chứng cứ do nguyên đơn nộp để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Đối với giao dịch phát sinh từ ngày 20/9/2016, 11/10/2016, 28/10/2016 nhưng đến ngày 26/11/2019 nguyên đơn mới nộp đơn khởi kiện là đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 427 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tại cấp sơ thẩm và phúc thẩm, nguyên đơn không cung cấp được chứng cứ bị đơn ký xác nhận nợ tiền hàng của nguyên đơn mà chỉ có chứng cứ do nguyên đơn tự ghi số tiền nợ năm 2016, bị đơn không thừa nhận số nợ này. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm đã bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với số tiền hàng 03 đợt năm 2016 nêu trên là phù hợp.

[2.4.4] Đối với các giao dịch mua bán cám ngày 27/3/2019, 27/4/2019, 27/6/2019 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017). Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Ngày 26/11/2019, nguyên đơn khởi kiện đối với các giao dịch ngày 27/3/2019, 27/4/2019, 27/6/2019 là còn trong thời hiệu khởi kiện.

[2.4.5] Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện hợp pháp của bị đơn xác định thống nhất các chữ ký vào các ngày nhận hàng 27/3/2019, 27/4/2019 và 27/6/2019 như kết luận giám định đã nêu là của bị đơn. Như vậy, nghĩa vụ chứng minh đã thanh toán các đợt hàng nêu trên là thuộc về bị đơn. Người đại diện của bị đơn cho rằng đã thanh toán tiền hàng năm 2019 cho nguyên đơn nhưng không đưa ra được chứng cứ chứng minh đã thanh toán tiền hàng sau khi hai bên chấm dứt mọi giao dịch mua bán cám. Do đó, có cơ sở chấp nhận lời trình bày của nguyên đơn về việc yêu cầu bị đơn thanh toán tiền hàng cho nguyên đơn đối với số lượng hàng ký nhận vào các ngày 27/3/2019, 27/4/2019, 27/6/2019.

[2.4.6] Về số tiền thanh toán:

[2.4.6.1] Theo trình bày của nguyên đơn tại cấp phúc thẩm thì: “Giá tiền mà bà S phải thanh toán bằng với giá tiền mà bà N lấy hàng từ kho của Proconco và tiền vận chuyển. Sau đó Công ty sẽ thanh toán lại % chiết khấu cho bà N theo giá trị thanh toán”. “…Các mã hàng trong sổ giao hàng mà bà N đã giao nộp tương ứng với các mã hàng trong các Hóa đơn GTGT đã cung cấp”, cụ thể:

+ Ngày 27/3/2019:

225V = 60b(0V 2253): 10.120đ/kg x 60 bao x 25kg/bao 235V = 160b (0V 2353): 9.920đ/kg x 160 bao x 25kg/bao 15V = 20b (0V 1503): 9.980đ/kg x 20bao x 25kg/bao 24V (0V 2403) = 30b: 8.720đ/kg x 30 bao x 25kg/bao 42V (0V 2403) = 35b: 8.720đ/kg x 35 bao x 25kg/bao 40 bột (0H 4003) = 35b: 7.070đ/kg x 35 bao x 25kg/bao Tổng tiền hàng trùng khớp với hóa đơn giá trị gia tăng của ngày 27/3/2019:

83.570.000 đồng (1).

[2.4.6.2] Đối với phần nội dung ghi: “giao lần 2: 47b = 14.660.000 đồng thì theo diễn giải trong sổ lớn (sang sổ) thì lần 02 là ngày 08/4/2019 không thể hiện trong hóa đơn giá trị gia tăng ngày 27/3/2019 nên số lượng hàng này không được tính vào ngày 27/3/2019 như ghi nhận và trình bày của đại diện nguyên đơn.

+ Ngày 27/4/2019:

225V (0V 2253) = 50b, tương ứng 10.220đ/kg x 50 bao x 25kg/bao 235V (0V 2353) = 150b, tương ứng: 10.020đ/kg x 150 bao x 25kg/bao 15V (0V 1503) = 40b, tương ứng: 9.980đ/kg x 40bao x 25kg/bao 24V (0V2403) = 30b, tương ứng: 8.820đ/kg x 30 bao x 25kg/bao Tổng tiền hàng trùng khớp với hóa đơn giá trị gia tăng của ngày 27/4/2019 là 70.150.000 đồng (2).

+ Ngày 27/6/2019:

235V (0V 2353) = 160b: 10.020đ/kg x 160 bao x 25kg/bao 225V (0V 2253) = 51b: 10.220đ/kg x 51 bao x 25kg/bao 24V (0V 2403) = 15b: 8.820đ/kg x 15 bao x 25kg/bao 42V (0V 4203) = 10b: 7.230đ/kg x 10 bao x 25kg/bao 15V (0V 1503) = 20b, tương ứng: 9.980đ/kg x 20bao x 25kg/bao [2.4.6.3] Ngày 27/6/2019 còn có các nội dung: Cám cá 8005 = 7b và 8006 = 8b thì được ghi màu mực khác với màu mực về số lượng hàng ghi nhận ngày 27/6/2019, đối chiếu với hóa đơn xuất ngày 27/6/2019 thì không có loại hàng 8005 và 8006 nên không có cơ sở chấp nhận hai loại mặt hàng này. Do đó, chỉ có cơ sở xác định số lượng hàng ngày 27/6/2019 theo hóa đơn giá trị gia tăng là 256b các loại với số tiền 63.215.500 đồng (3).

[2.4.6.4] Ngoài ra, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn cho rằng “Giá tiền mà bà S phải thanh toán bằng với giá tiền mà bà N lấy hàng từ kho của Proconco và tiền vận chuyển”, tuy nhiên nguyên đơn không cung cấp được tài liệu, chứng cứ về tiền vận chuyển, đồng thời người đại diện theo ủy quyền của bị đơn cũng không thừa nhận đối với số tiền chưa thanh toán được ghi nhận bên cạnh phần có chữ ký của bị đơn (cho rằng viết thêm, viết sau khi bị đơn ký) nên chỉ có cơ sở chấp nhận số tiền hàng theo các hóa đơn giá trị gia tăng trùng khớp với số lượng hàng ghi trong sổ có chữ ký nhận của bị đơn.

[2.4.6.5] Như vậy, số tiền hàng bị đơn chưa thanh toán cho nguyên đơn đối với các đợt hàng ngày 27/3/2019, 27/4/2019 và 27/6/2019 là (1) + (2) + (3) = 216.935.000 đồng.

[2.4.6.6] Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện bị đơn không đồng ý thanh toán số tiền hàng theo yêu cầu của nguyên đơn mà chỉ xác định còn nợ nguyên đơn theo giấy chốt nợ ngày 30/7/2019 (BL 34) với số tiền là 3.479.000 đồng. Xét khoản tiền này là khoản tiền nợ được bà N ghi nhận cấn trừ vào số tiền hàng còn nợ của năm 2017, không phải là tiền nợ của các đợt hàng mà nguyên đơn và bị đơn đang tranh chấp. Nguyên đơn không có yêu cầu bị đơn trả tiền của năm 2017 nên Hội đồng xét xử không xem xét. Đối với số tiền hàng đợt ngày 27/3/2019, 27/4/2019 và 27/6/2019 bị đơn không có chứng cứ chứng minh đã thanh toán cho nguyên đơn 216.935.000 đồng theo các hóa đơn GTGT nên cấp phúc thẩm không có cơ sở chấp nhận ý kiến của bị đơn.

[2.5] Về số tiền lãi:

[2.5.1] Nguyên đơn yêu cầu bị đơn thanh toán số tiền lãi 113.905.400 đồng từ ngày nhận chuyến hàng cuối cùng 27/6/2019 đến ngày 27/12/2021 đối với tổng số tiền 569.527.000 đồng x 8%/năm.

[2.5.2] Như trên đã phân tích, chỉ có cơ sở chấp nhận số tiền hàng bị đơn chưa thanh toán cho nguyên đơn là 216.935.000 đồng nên số tiền lãi bị đơn còn phải thanh toán cho nguyên đơn được tính từ ngày 27/6/2019 trên tổng số tiền chưa thanh toán. Đối với mức lãi suất nguyên đơn yêu cầu 8%/năm là thấp hơn mức lãi suất quy định là có lợi cho bị đơn và phù hợp với quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 nên có cơ sở chấp nhận mức lãi suất là 8%/năm.

[2.5.3] Như vậy, số tiền lãi bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn từ ngày 27/6/2019 đến ngày 31/3/2022 là 216.935.000 đồng x 8%/năm x 33 tháng 04 ngày = 47.929.500 đồng.

[2.5.4] Đối với kháng nghị về việc thu thập điều tra sự liên quan của ông Sang và đưa ông Sang (chồng bị đơn) tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Sổ giao hàng của nguyên đơn ghi là cô Sang, theo trình bày của các đương sự thì cô Sang là cách gọi khác của bị đơn do bị đơn là vợ của ông Sang nên khách hàng thường gọi bị đơn là cô Sang. Lời trình bày này là phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và kết luận giám định cũng xác định bị đơn là người ký vào sổ nhận hàng với nội dung ghi nhận giao hàng cho “cô Sang”. Mặt khác, nguyên đơn chỉ khởi kiện đối với bị đơn để yêu cầu thanh toán nợ mà không yêu cầu ông Sang phải liên đới thanh toán. Đây là quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự, thực tế các đương sự đều thừa nhận ông Sang cũng không tham gia vào việc mua bán giữa hai bên nên việc đưa hay không đưa ông Sang tham gia tố tụng cũng không làm ảnh hưởng đến bản chất của vụ án. Do đó, ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa cho rằng không cần thiết đưa ông Sang tham gia tố tụng là phù hợp.

[2.6] Từ các phân tích trên, do có tình tiết mới phát sinh tại cấp phúc thẩm nên Hội đồng xét xử phúc thẩm có cơ sở chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn và một phần kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thị xã T, sửa một phần bản án sơ thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn thanh toán cho nguyên đơn số tiền 216.935.000 và tiền lãi 47.929.500 đồng.

[3] Ý kiến của Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương tại phiên tòa là phù hợp.

[4] Về án phí dân sự sơ thẩm: Bị đơn phải chịu đối với phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chấp nhận với số tiền 13.243.200 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu khởi kiện không được chấp nhận, tuy nhiên nguyên đơn là người cao tuổi nên được miễn nộp án phí.

[5] Về chi phí giám định tại cấp phúc thẩm: Bị đơn phải nộp 2.300.000 đồng để hoàn trả cho nguyên đơn.

[6] Về án phí dân sự phúc thẩm: Người kháng cáo không phải chịu do sửa án sơ thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

- Căn cứ khoản 2 Điều 148, Điều 184, khoản 2 Điều 308, Điều 309 và Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

- Căn cứ Điều 427, 438 Bộ luật Dân sự năm 2005;

- Căn cứ Điều 429, 440, 468, 688 Bộ luật Dân sự năm 2015;

- Căn cứ Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm;

- Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, 1. Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn bà Phạm Thị N, chấp nhận một phần Quyết định kháng nghị số 19/QĐKN/VKS-DS ngày 29/9/2020 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thị xã T.

2. Sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm số 60/2020/DS-ST ngày 15/9/2020 của Tòa án nhân dân thị xã T, tỉnh Bình Dương, như sau:

2.1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Phạm Thị N về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa (về thực hiện nghĩa vụ thanh toán)” đối với bị đơn bà Nguyễn Thị S.

- Buộc bà Nguyễn Thị S thanh toán cho bà Phạm Thị N số tiền 216.935.000 đồng (hai trăm mười sáu triệu chín trăm ba mươi lăm nghìn đồng) và tiền lãi 47.929.500 đồng (bốn mươi bảy triệu chín trăm hai mươi chín nghìn năm trăm đồng). Tổng cộng 264.864.500 đồng (hai trăm sáu mươi bốn triệu tám trăm sáu mươi bốn nghìn năm trăm đồng).

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

2.2. Về án phí dân sự sơ thẩm:

Bà Nguyễn Thị S phải chịu 13.243.200 đồng (mười ba triệu hai trăm bốn mươi ba nghìn hai trăm đồng).

Bà Phạm Thị N được miễn nộp, hoàn trả cho bà Phạm Thị N số tiền tạm ứng án phí đã nộp 15.108.960 đồng (mười lăm triệu một trăm linh tám nghìn chín trăm sáu mươi đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0037881 ngày 28/4/2020 của Chi cục Thi hành án dân sự thị xã T, tỉnh Bình Dương.

3. Một phần của Bản án sơ thẩm về việc đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc không yêu cầu bà Nguyễn Thị S thanh toán số tiền 78.590.000 đồng đã phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

4. Về chi phí trưng cầu giám định tại cấp phúc thẩm:

Bà Nguyễn Thị S phải nộp 2.300.000 đồng (hai triệu ba trăm nghìn đồng) để hoàn trả cho bà Phạm Thị N do bà N đã nộp tạm ứng.

5. Án phí dân sự phúc thẩm: Người kháng cáo không phải chịu.

Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (ngày 31/3/2022).

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1179
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, thực hiện nghĩa vụ thanh toán số 58/2022/DS-PT

Số hiệu:58/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Dương
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 31/03/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về