Bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa số 542/2021/KDTM-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 542/2021/KDTM-PT NGÀY 21/06/2021 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Trong các ngày 07, 16 và 21 tháng 6 năm 2021 tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án về kinh doanh thương mại thụ lý số: 25/2021/TLPT-KDTM ngày 17 tháng 03 năm 2021 về “Tranh chấp hợp đồng hợp mua bán hàng hóa”.Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2021/KDTM-ST ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Tòa án nhân dân Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 1889/2021/QĐXX-PT ngày 04 tháng 5 năm 2021 và Quyết định hoãn phiên tòa số 4510/2021/QĐ-PT ngày 18/5/2021 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại T; địa chỉ: Số 43 Đường số 5, Khu phố M, phường T, Quận H, Thành phố Hồ Chí Minh;

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Bà Hà Thị Kim N là người đại diện theo pháp luật; có mặt.

2. Bị đơn: Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H; địa chỉ: Số 276 đường M, Phường H, Quận M, Thành phố Hồ Chí Minh; Người đại diện hợp pháp của bị đơn:

- Bà Nguyễn Thị Như H; địa chỉ liên lạc: Căn hộ A09-28, Block A, Chung cư G, 2225 H, Phường S, Quận T, Thành phố Hồ Chí Minh, là người đại diện theo ủy quyền (văn bản ủy quyền ngày 12/4/2021); có mặt ngày 07 và ngày 16 tháng 6/2021.

- Bà Lê Thị Minh N; địa chỉ: 20/6 T, Phường S, Quận M, Thành phố Hồ Chí Minh, là người đại diện theo ủy quyền (văn bản ủy quyền số 04/UQ-HTX ngày 17/06/2021); có mặt ngày 21/6/2021.

Người kháng cáo: Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H

NỘI DUNG VỤ ÁN

Trong đơn kh i kiện n t khai các iên n hòa gi i và tại phiên tòa người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:

Ngày 31/12/2005, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại T (gọi tắt là “Công ty T ”) và Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H (gọi tắt là “Hợp tác xã H”) ký kết Hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu số 04/XD/TH- HP/2006, có nội dung: Công ty T đồng ý giao và Hợp tác xã H đồng ý nhận làm đại lý bán lẻ xăng dầu với hình thức đại lý bao tiêu hưởng thù lao đại lý, sản phẩm gồm: Xăng A92 và dầu D.O, thù lao đại lý được hưởng đối với xăng ô tô M92 là 200đ/lít và đối với dầu diesel 0.5% là 200đ/lít. Thời hạn Hợp đồng 12 tháng. Địa điểm Hợp tác xã H đặt chi nhánh trạm xăng tại địa chỉ: B4/12 Quốc lộ 1A, xã T, huyện B, Thành phố Hồ Chí Minh. Phương thức thanh toán: Công ty T bán sản phẩm, số tiền gối đầu cho Hợp tác xã H tối đa không quá 600.000.000 đồng. Theo đó, mỗi chuyến hàng tiếp theo vượt quá số tiền gối đầu thì Hợp tác xã H phải thanh toán. Khoản nợ vượt quá số tiền gối đầu thì Hợp tác xã H có nghĩa vụ thanh toán trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đối chiếu công nợ. Nếu Hợp tác xã H không thanh toán đúng hạn thì Công ty T ngừng cung cấp sản phẩm và Hợp tác xã H phải chịu lãi suất chậm trả là 2%/tháng đối với số tiền chậm trả tại thời điểm thanh toán. Số tiền gối đầu 600.000.000 đồng Hợp tác xã H có nghĩa vụ thanh toán khi Hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu hết hiệu lực. Định kỳ hàng tháng hai bên sẽ tiến hành đối chiếu công nợ phát sinh trong tháng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Hợp tác xã H chậm thanh toán tiền hàng, liên tục nợ tiền hàng và xin kéo dài thời gian thanh toán. Hai bên ký Phụ lục hợp đồng số 01/2006, nội dung Phụ lục thỏa thuận: Công ty T đồng ý cho Hợp tác xã H nợ gối đầu thêm 100.000.000 đồng, thành 700.000.000 đồng (Bảy trăm triệu đồng) và không tính lãi tiền nợ gối đầu đến khi chấm dứt hợp đồng; Hợp tác xã H phải trả Ngy số tiền nợ còn lại là 1.081.126.260 đồng (Một tỷ không trăm tám mươi mốt triệu một trăm hai mươi sáu nghìn hai trăm sáu mươi đồng); Công ty T còn nợ lại số tiền tính dồn đến 02/01/2006 là 3.500.000.000 đồng (Ba tỷ năm trăm triệu đồng); trong thời hạn 03 tháng, tính từ 01/01/2006 đến 31/3/2006 Hợp tác xã H phải trả hết nợ gốc và lãi, lãi suất tính 2%/tháng. Từ ngày 01/01/2006 khi Hợp tác xã H gọi hàng thì phải thanh toán Ngay cho tài xế xe bồn giao hàng của Công ty T đầy đủ số tiền chuyến hàng khi nhận hàng xong.

Nhưng Hợp tác xã H luôn vi phạm nghĩa vụ thanh toán, không thanh toán tiền hàng, do đó Công ty T và Hợp tác xã H liên tục ký các Phụ lục Hợp đồng số 02/2006 ngày 31/3/2006, Phụ lục Hợp đồng số 03/2006 ngày 07/8/2006, Phụ lục Hợp đồng số 04/2006 ngày 31/12/2006 để xác nhận số nợ mới, lãi suất 2% và thời hạn trả nợ.

Ngày 31/12/2006, Công ty T và Hợp tác xã H ký Hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu số 01/XD/TH-HP2007 tiếp tục cung cấp hàng hóa là mặt hàng xăng dầu. Ngày 31/3/2007, hai bên tiếp tục ký Phụ lục hợp đồng số 01/2007 ngày 31/3/2007, nội dung: Công ty T đồng ý cho Hợp tác xã H nợ gối đầu 700.000.000 đồng, không tính lãi tiền nợ gối đầu đến khi chấm dứt hợp đồng, khi hai bên chấm dứt hợp đồng thì Hợp tác xã H phải thanh toán Ngay số nợ này cho Công ty T; số nợ trượt giá cũ tháng 4/2006, tháng 8/2006, tháng 3/2007 và lãi phát sinh tháng 3/2007 cộng dồn là: 3.569.093.156 đồng (Ba tỷ năm trăm sáu mươi chín triệu không trăm chín mươi ba nghìn một trăm năm mươi sáu đồng); tổng số nợ Hợp tác xã H còn nợ là 16.527.520.146 đồng (Mười sáu tỷ năm trăm hai mươi bảy triệu năm trăm hai mươi nghìn một trăm bốn mươi sáu đồng). Số nợ này nếu Hợp tác xã H chưa thanh toán hết thì lãi suất tính 2%/tháng. Tất cả các khoản nợ quá hạn này bên Hợp tác xã H phải thanh toán dứt điểm cho bên Công ty T trong tháng 7/2007.

Sau khi kết thúc Hợp đồng 01/XD/TH-HP2007, do Hợp tác xã H liên tiếp không thanh toán tiền hàng, tiền lãi chậm trả, hai bên không tiếp tục hợp tác mua bán xăng xầu. Phía Công ty T nhiều lần yêu cầu thanh toán nợ thì bà Bùi Thị D là Chủ tịch hội đồng quản trị - Giám đốc của Hợp tác xã H xin khất nợ. Do tin tưởng bà D là Chủ tịch Hội đồng quản trị có chức danh quản lý Hợp tác xã H và giao tiếp khéo léo nên Công ty T tiếp tục cho khất nợ.

Từ cuối năm 2007 đến năm 2011, phía Công ty T nhiều lần liên lạc, yêu cầu Hợp tác xã H trả nợ nên vào ngày 31/10/2011 bà D đã ký xác nhận Bảng đối chiếu công nợ những khoản tiền mà Hợp tác xã H còn nợ Công ty T số tiền 12.881.179.220 đồng.

Sau đó, Hợp tác xã H lại cố tình không trả nợ mặc dù Công ty T nhiều lần yêu cầu trả nợ. Đến ngày 29/6/2019, trên Bảng đối chiếu công nợ ngày 31/10/2011 bà D tiếp tục viết tay vào bên dưới xác nhận còn nợ Công ty T số tiền 12.881.179.220 đồng mà Hợp tác xã H đã ký ngày 31/10/2011, nhưng không xác nhận áp dụng mức lãi suất 2%/tháng trên số tiền chậm trả.

Do thấy phía Hợp tác xã H không có thiện chí trả nợ lại không đồng ý mức lãi suất mà các bên đã thỏa thuận trong các bản Hợp đồng nên Công ty T khởi kiện ra Tòa.

Nay Công ty T yêu cầu Hợp tác xã H phải trả cho Công ty T một lần số nợ gốc và lãi sau khi án có hiệu lực pháp luật, cụ thể:

- Số tiền nợ gốc là 12.881.179.220 đồng (mười hai tỷ tám trăm tám mươi mốt triệu một trăm bảy mươi chín nghìn hai trăm hai mươi đồng);

- Về tiền lãi do chậm thanh toán: Tại các bản Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng mà Công ty T ký với Hợp tác xã H, hai bên thỏa thuận mức lãi suất 2%/tháng trên số tiền hàng chậm thanh toán, tính đến khi thanh toán hết nợ. Tuy nhiên, phía bị đơn không chấp nhận trả nợ, cũng không đồng ý với mức lãi suất trên. Do đó, tại phiên tòa hôm nay, nguyên đơn yêu cầu Tòa án tính theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian mà bị đơn chậm trả từ 16/11/2011 đến ngày 02/02/2021 theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại năm 2005.

Trong các n t khai iên n hòa gi i và tại phiên tòa người đại diện theo ủy quyền của ị đơn trình ày:

Hợp tác xã H xác nhận đã ký kết với Công ty T các bản Hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu số 04/XD/TH-HP/2006 ngày 31/12/2005, Phụ lục hợp đồng số 01/2006 ngày 02/01/2006, Phụ lục hợp đồng số 02/2006 ngày 31/3/2006, Phụ lục hợp đồng số 03/2006 ngày 07/8/2006, Phụ lục hợp đồng số 04/2006 ngày 31/12/2006 và Hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu số 01/XD/TH-HP2007 ngày 31/12/2006, Phụ lục hợp đồng số 01/2007 ngày 31/3/2007 với nội dung như nguyên đơn đã trình bày.

Hợp tác xã H xác nhận vẫn còn nợ tiền hàng Công ty T nhưng không thể xác định con số chính xác. Nguyên đơn không cung cấp các Hóa đơn, chứng từ mua bán để đối chiếu công nợ với Hợp tác xã H được quy định tại Điều 5.2.2 trong Hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu. Tại Điều 5.2.2 trong Hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu đã nêu rõ: "Số lượng mua bán là số lượng hàng hóa thực tế giao nhận giữa hai bên thể hiện trên Hóa đơn Giá trị gia tăng do bên A phát hành do đó Hóa đơn Giá trị gia tăng là chứng cứ để kiểm chứng số liệu số lượng hàng hóa đã thanh toán cho Công ty T, đồng thời phải có chữ ký nhận của chủ đại lý hoặc người ủy quyền hợp pháp tại ô người nhận hàng", thì mới có căn cứ xác định chính xác số tiền nợ gốc và tiền lãi chậm trả. Do không có hóa đơn, chứng từ để xác định số tiền mà Hợp tác xã H còn nợ là bao nhiêu.

Đối với Bản đối chiếu công nợ và Phụ lục tính lãi ngày 31/10/2011, bị đơn xác nhận đúng là chữ ký và chữ viết của bà Bùi Thị D. Tuy nhiên việc bà D phải ký vào Bảng đối chiếu công nợ này là do Công ty T dùng áp lực buộc bà D phải ký nhận. Và việc bà D ký chỉ với tư cách cá nhân, không có đóng dấu của Hợp tác xã H theo quy định nên không có giá trị pháp lý.

Do đó, việc Công ty T yêu cầu Hợp tác xã H thanh toán số tiền nợ gốc là 12.881.179.220 đồng và lãi suất chậm trả theo quy định của pháp luật thì Hợp tác xã H không đồng ý. Bị đơn đề nghị Hội đồng xét xử tạm dừng phiên tòa để yêu cầu nguyên đơn cung cấp các hóa đơn chứng từ mua bán. Khi có hóa đơn chứng từ mua bán, nguyên đơn và bị đơn ngồi lại sẽ cùng đối chiếu công nợ; nếu các bên không thống nhất thì Hội đồng xét xử mới có cơ sở để xét xử vụ án.

Tại B n án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2021/KDTM-ST ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Tòa án nhân dân Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:

1. Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

2. Buộc Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H trả cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại T số tiền nợ gốc 12.881.179.220 đồng (mười hai tỷ tám trăm tám mươi mốt triệu một trăm bảy mươi chín nghìn hai trăm hai mươi hai đồng) và tiền lãi chậm trả 14.954.404.926 đồng (Mười bốn tỷ chín trăm năm mươi bốn triệu bốn trăm lẻ bốn nghìn chín trăm hai mươi sáu đồng; tổng cộng là 27.835.584.146 đồng (hai mươi bảy tỷ tám trăm ba mươi lăm triệu năm trăm tám mươi bốn nghìn một trăm bốn mươi sáu đồng) Ngy khi Bản án có hiệu lực có hiệu lực pháp luật.

Kể từ ngày 03/02/2021, Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H còn phải tiếp tục trả lãi cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại T theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 cho đến khi thi hành xong việc thanh toán tính trên nợ gốc còn phải trả.

Ngoài ra bản án còn tuyên về nghĩa vụ chịu án phí, quyền kháng cáo và nghĩa vụ thi hành án của đương sự.

Không đồng ý với quyết định của Bản án sơ thẩm, ngày 05/02/2021 Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại theo quy định và đúng thẩm quyền.

* Tại phiên tòa Phúc thẩm:

Đại diện người kháng cáo là à Lê Thị Minh N trình bày: Phía Hợp tác xã H là bị đơn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo với các nội dung cụ thể như sau:

Tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn đã yêu cầu đối chiếu chứng từ mua bán để xác định số nợ gốc là bao nhiêu, nhưng nguyên đơn không đồng ý với lý do không còn lưu giữ tài liệu là không phù hợp trong trường hợp công nợ giữ các bên vẫn còn. Như vậy nguyên đơn đã không chứng minh được yêu cầu của mình.

Cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn phải trả số tiền nợ gốc 12.881.179.220 đồng và tiền lãi do chậm thanh toán là 14.954.404.926 đồng, nhưng không điều tra, xác minh làm rõ về khoản tiền nợ là 12.881.179.220 đồng thể hiện trên Bảng đối chiếu công nợ ngày 31/10/2011. Căn cứ phụ lục Hợp đồng số 01 và 02 của năm 2006 (bút lục 53-56) thể hiện khoản tiền nợ gốc đầu tiền chỉ có 3.500.000.000 đồng. Nhưng đến phụ lục hợp đồng số 03 và 04 năm 2006 (bút lục 52) thì có thể hiện chỉ tính lãi trên khoản tiền nợ gốc và không tính lãi trên số tiền trượt giá. Do vậy, khi nguyên đơn yêu cầu tiếp tục tính lãi trên số nợ 12.881.179.220 đồng và cấp sơ thẩm chấp nhận là đã tính lãi chồng lãi, không đúng thỏa thuận của các bên.

Trong khoảng thời gian bà D ký Bảng đối chiếu công nợ và ký tái xác nhận nợ thì bà D ở tình trạng sức khỏe không ổn định (suy nhược thần kinh – suy nhược cơ thể), có tài liệu nộp bổ sung tại phiên tòa phúc thẩm gồm sổ khám bệnh, phiếu xét nghiệm, đơn thuốc…. Do vậy khi bà D ký tên trên Bảng đối chiếu công nợ ngày 31/10/2011 và tái ký xác nhận nợ trong tình trạng không đủ năng lực hành vi mà không có đóng dấu pháp nhân là nên không có giá trị pháp lý.

Từ những lý do trên, bị đơn đề nghị Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.

Đại diện nguyên đơn Công ty T là à Hà Thị Kim Ng trình bày: Các nội dung kháng cáo của bị đơn là không có cơ sở bởi:

Khoản nợ tiền mua bán giữa 2 doanh nghiệp phát sinh trong quá trình giao dịch diễn ra từ hơn 10 năm, vì tình cảm nên nguyên đơn đã nhiều lần gia hạn thanh toán cho bị đơn. Bị đơn đã ký nhiều biên bản xác nhận nợ cho nguyên đơn, nếu không đồng ý khoản tiền nợ gốc nào thì bị đơn phải yêu cầu kiểm tra chứng từ Ngy khi ký đối chiếu nợ chứ không phải đợi đến bây giờ là 10 năm sau. Việc bị đơn đưa yêu cầu đối chiếu chứng từ khi tòa án đã đưa ra xét xử là nhằm kéo dài việc thanh toán nợ cho nguyên đơn, không hợp lý. Đồng thời các chứng từ về mua bán giữa 2 bên đến hiện nay nguyên đơn cũng không còn lưu giữ.

Việc bị đơn khai do bệnh nên không tỉnh táo khi ký đối chiếu công nợ là gian dối bởi lẽ thứ nhất tất cả các bảng xác nhận công nợ mà bị đơn ký đều thông qua kế toán của hai bên bị đơn và nguyên đơn kiểm tra, thứ 2 bị đơn một lúc điều hành nhiều pháp nhân trong đó có Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H và Công ty TNHH ôtô H – Trung tâm sát hạch lái xe H thì không thể không đủ sức khỏe.

Từ những lý do trên, nguyên đơn đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo, giữ nguyên án sơ thẩm.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát iểu việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự của những người tiến hành tố tụng những người tham gia tố tụng và phát iểu ý kiến về việc gi i quyết vụ án như sau:

Việc chấp hành pháp luật tố tụng: Tại phiên tòa Hội đồng xét xử và các đương sự đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về phiên tòa phúc thẩm.

Về nội dung: Xét đơn kháng cáo còn trong thời hạn kháng cáo, có hình thức đúng quy định. Nội dung yêu cầu kháng cáo mà bị đơn trình bày tại phiên tòa là không có cơ sở nên đề nghị HĐXX không chấp nhận yêu cầu kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ lời trình ày của phía nguyên đơn và ị đơn ý kiến phát iểu của đại diện Viện kiểm sát Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết vụ án đúng theo thẩm quyền, xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án là đúng theo quy định của Pháp luật Tố tụng.

[2] Đơn kháng cáo của Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H còn trong thời hạn kháng cáo, có hình thức và nội dung đúng quy định nên được chấp nhận.

[3] Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ, lời trình bày của các đương sự có cơ sở để xác định như sau:

Từ năm 2006, Hợp tác xã H là đại lý bán lẻ xăng dầu cho Công ty T căn cứ theo các Hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu số 04/XD/TH-HP/2006 ngày 31/12/2006, Hợp đồng số 01/XD/TH-HP/2007 ngày 31/12/2006 (gọi tắt là Hợp đồng) và các phụ lục hợp đồng 01/2006, 02/2006, 03/2006, 04/2006 và 01/2007. Theo đó Hợp tác xã H làm đại lý bao tiêu hưởng thù lao đại lý, sản phẩm gồm: xăng A92 và dầu D.O, thù lao đại lý được hưởng đối với xăng ô tô M92 là 200đ/lít và đối với dầu diesel 0.5% là 200đ/lít. Phương thức thanh toán: Công ty T bán gối đầu cho Hợp tác xã H tối đa không quá 700.000.000 đồng. Khoản nợ vượt quá số tiền gối đầu thì Hợp tác xã H có nghĩa vụ thanh toán trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đối chiếu công nợ. Nếu Hợp tác xã H không thanh toán đúng hạn thì Công ty T ngừng cung cấp sản phẩm và Hợp tác xã H phải chịu lãi suất chậm trả là 2%/tháng đối với số tiền chậm trả tại thời điểm thanh toán. Nếu xăng dầu trên thị trường có tăng giá trong khi chưa thanh toán nợ thì Hợp tác xã H phải chịu thêm khoản tiền tăng giá tính ra số lít tại thời điểm thanh toán cho mỗi lít xăng dầu (gọi là khoản tiền trượt giá). Số tiền gối đầu 700.000.000 đồng Hợp tác xã H có nghĩa vụ thanh toán khi Hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu hết hiệu lực.

Tuy nhiên trong quá trình mua bán thì Hợp tác xã H không thực hiện đúng phương thức thanh toán theo hợp đồng, Hợp tác xã H đã nhiều lần ký biên bản xác nhận công nợ và cam kết thời hạn trả nợ với Công ty T, nhưng không thực hiện.

Đến ngày 31/10/2011, các bên đã tiến hành đối chiếu công nợ, bà Bùi Thị D – đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã H đã ký xác nhận còn nợ Công ty T số tiền 12.881.179.220 đồng. Ngày 29/6/2019, bà D tiếp tục viết và ký xác nhận vào bên dưới của Bản đối chiếu công nợ ngày 31/10/2011, xác nhận còn nợ tiền hàng 12.881.179.220 đồng nhưng không đồng ý áp dụng mức lãi suất chậm trả là 2%. Căn cứ bản đối chiếu công nợ này Công ty T khởi kiện yêu cầu Hợp tác xã H thanh toán số nợ gốc 12.881.179.220 đồng và tiền lãi do chậm trả theo quy định pháp luật.

[4] Tại cấp sơ thẩm sau khi có kết luận giám định số 1848/KLGĐ-TT của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã kết luận: “Chữ ký dưới mục “Xác nhận của ên mua” trên các tài liệu cần giám định ký hiệu A1 A2; chữ ký chữ viết họ tên “Bùi Thị D” dưới mục “Ký tên” trên mặt trước mặt sau tài liệu cần giám định ký hiệu A1 (đã nêu mục II.1) so với chữ ký chữ viết họ tên “Bùi Thị D” trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu từ M1 đến M9 từ M11 đến M13 (đã nêu mục II.2) do cùng một người ký ra viết ra” thì phía đại diện Hợp tác xã H đã xác định toàn bộ chữ ký và chữ viết trên Bảng đối chiếu công nợ ngày 31/10/2011 là do bà Bùi Thị D viết và ký.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự xác định Bảng đối chiếu công nợ là do bà Bùi Thị D là người đại diện pháp luật của Hợp tác xã H viết và ký xác nhận việc còn nợ Công ty T số tiền 12.881.179.220 đồng là chứng cứ trong vụ án.

Tại cấp sơ thẩm phía Hợp tác xã H không thừa nhận giá trị của Bảng đối chiếu công nợ vì cho rằng không có đóng dấu của Hợp tác xã. Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đã căn cứ Điều 7.1 của Hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu số 01/XD/TH-HP/2007 ngày 31/12/2006 quy định “Biên n đối chiếu ph i do người ký hợp đồng hoặc người được ủy quyền hợp pháp của hai ên ký mới có giá trị pháp lý”, để xác định bà Bùi Thị D - là người đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã H ký xác nhận đúng theo quy định tại Hợp đồng đại lý bán lẻ xăng nên có giá trị pháp lý. Đồng thời không chấp nhận lời trình bày của bị đơn cho rằng bà D ký nhưng không đóng dấu là ký với tư cách cá nhân nên không có giá trị pháp lý là phù hợp.

Tại phiên tòa phúc thẩm Hợp tác xã H kháng cáo giữ nguyên nội dung này, đồng thời nộp một số tài liệu gồm sổ khám bệnh, phiếu xét nghiệm, đơn thuốc…. của bà D để cho rằng vào thời điểm ký xác nhận Bảng đối chiếu công nợ ngày 31/10/2011 thì bà D không đủ sức khỏe do vậy việc ký xác nhận của bà D là không có giá trị. Hội đồng xét xử không chấp nhận lời trình bày này vì theo quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm các bên xác lập giao dịch là Bộ luật Dân sự 2005, tại Điều 133 quy định về “Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình” và tại Điều 22 quy định về “Mất năng lực hành vi dân sự”; Điều 23 quy định về “Hạn chế năng lực hành vi dân sự” và các tài liệu hồ sơ bệnh án do Hợp tác xã H cung cấp không chứng minh được bà D thuộc trường hợp mất năng lực hay hạn chế năng lực hành vi dân sự dẫn đến việc xác lập giao dịch không có giá trị (bị vô hiệu) như luật quy định.

Hợp tác xã H kháng cáo về hiệu lực của Bảng đối chiếu công nợ ngày 31/10/2011 nhưng không nêu được căn cứ khác hoặc tài liệu chứng cứ mới nêu không có cơ sở để Hội đồng xét xử xem xét. Do vậy yêu cầu kháng cáo của Hợp tác xã H về nội dung này không được chấp nhận.

[5] Tại cấp sơ thẩm Hợp tác xã H đưa ra yêu cầu phải đối chiếu lại công nợ nhưng không được Hội đồng xét xử sơ thẩm chấp nhận. Tại phiên tòa phúc thẩm Hợp tác xã H tiếp tục yêu cầu phía Công ty T cung cấp hóa đơn chứng từ để đối chiếu công nợ nhưng không được phía Công ty T chấp nhận vì lý do các hóa đơn, chứng từ này trước đây đã xuất cho Hợp tác xã H theo đúng quy định và các bên đã tiến hành đối chiếu công nợ nhiều lần, từ lần cuối là năm 2011 cho đến nay không có gì thay đổi.

Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm nhận thấy việc thực hiện giao dịch mua bán giữa các bên diễn ra từ năm 2006 đến năm 2011, Hợp tác xã H nhiều lần đối chiếu công nợ và xác nhận nợ với Công ty T. Công ty T khởi kiện theo chứng cứ là bảng đối chiếu công nợ sau cùng vào ngày 31/10/2011 và tái xác nhận vào ngày 29/6/2019, phía Hợp tác xã H đã thừa nhận tài liệu này là có thật. Trước khi khởi kiện, Hợp tác xã H không hề có khiếu nại về số liệu hoặc yêu cầu phải đối chiếu số nợ. Việc phía Công ty T không còn lưu giữ đối với các hóa đơn chứng từ trên 10 năm là không làm trái với quy định tại Điều 41 của Luật Kế toán năm 2015Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật kế toán, theo đó luật qui định đối với thời hạn bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán là hóa đơn bán hàng không thuộc trường hợp lưu trữ vĩnh viễn. Do đó, Do vậy yêu cầu kháng cáo của Hợp tác xã H về nội dung này không được chấp nhận.

[6] Đối với yêu cầu kháng cáo về tiền lãi chậm thanh toán: Hợp tác xã H cho rằng cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của Công ty T, xác định khoản tiền 12.881.179.220 đồng là nợ gốc, đồng thời tiếp tục tính lãi trên khoản tiền này là đã tính lãi chồng lãi và không đúng với thỏa thuận của các bên về việc không tính lãi đối với khoản tiền trượt giá.

Hội đồng xét xử nhận thấy:

Tại Bảng đối chiếu công nợ là ngày 31/11/2016 thể hiện: tổng số nợ xăng dầu 17.487.375.219 đồng + trượt giá 2.831.276.952 đồng + gối đầu 700.000.000 đồng + phát sinh lãi 8.812.527.049 đồng – hao hụt 765.487.527 đồng - đã trả 16.950.000.000 đồng = 12.881.179.220 đồng.

Tại khoản 4.2.2 Điều 4 Hợp đồng quy định: “Nếu ên B nợ quá định mức thì ên A sẽ ngưng án hàng ên B ph i thanh toán cho ên A tiền lãi suất chậm tr 2% tháng đối với số tiền chậm tr tại thời điểm thanh toán. Tuy nhiên kho n nợ ngoài nợ gối đầu không được vượt quá 15 ngày kể từ ngày đối chiếu.”; và tại các phụ lục hợp đồng quy định: “ Tại Điều 2 của các phụ lục hợp đồng quy định: “…Nếu xăng dầu trên thị trường có tăng giá trong khi ên B chưa thanh toán nợ cho ên A thì ên B cũng ph i chịu tr thêm cho ên A số tiền xăng tăng giá tính ra số lít tại thời điểm tăng giá cho mỗi lít xăng dầu.” Tại bảng đối chiếu công nợ nêu trên thể hiện các bên đã tính toán và cấn trừ cụ thể với nhau về các khoản tiền nợ chưa trả, đã trả và khoản tiền còn phải trả là 12.881.179.220 đồng. Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của Công ty T về việc tính lãi chậm thanh toán đối với số tiền 12.881.179.220 đồng kể từ ngày 16/11/2011 (ngày các bên đã tiến hành đối chiếu công nợ là ngày 31/10/2011 cộng thêm 15 ngày theo quy định về thời hạn thanh toán tại khoản 4.2.2 Điều 4 Hợp đồng) cho đến ngày xét xử sơ thẩm theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình được quy định tại Điều 306 Luật Thương mại là phù hợp. Phía Hợp tác xã H kháng cáo cho rằng việc tiếp tục tính lãi trên khoản tiền này là đã tính lãi chồng lãi là không có cơ sở nên không được chấp nhận.

Cấp sơ thẩm căn cứ mức lãi suất nợ quá hạn của 03 ngân hàng gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn, để xác định lãi suất quá hạn trung bình tại thời điểm xét xử là 1.05%/tháng; đồng thời xác định cụ thể số tiền lãi bị đơn phải trả cho nguyên đơn từ ngày 16/11/2011 đến ngày 02/02/2021 là 12.881.179.220 đồng x 1.05% x 110 tháng 17 ngày = 14.954.404.926 đồng là đúng quy định tại Điều 11 của Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm. Hợp tác xã H không kháng cáo nội dung này nên Hội đồng xét xử không xem xét lại.

[7] Xét thấy các yêu cầu kháng cáo của Hợp tác xã H không được chấp nhận, bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của Công ty T là phù hợp nên giữ nguyên.

[8] Căn cứ điểm a Điều 13 của Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm, thì “Quyết định lãi lãi suất trong n án quyết định của Tòa án” như sau: “Đối với trường hợp chậm th c hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà các ên có thỏa thuận về việc tr lãi thì quyết định kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong ên ph i thi hành án còn ph i chịu kho n tiền lãi của số tiền còn ph i thi hành án theo mức lãi suất các ên thỏa thuận nhưng ph i phù hợp với quy định của pháp luật.” Tại phiên tòa sơ thẩm, Công ty T yêu cầu được tính lãi suất trên khoản tiền chậm thanh toán theo quy định của pháp luật. Tại Điều 306 Luật Thương mại 2005 quy định như sau: “Trường hợp ên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hoặc chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì ên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu tr tiền lãi suất trên số tiền chậm tr theo lãi suất nợ quá hạn trung ình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm tr trừ trường hợp có tho n thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Bản án sơ thẩm đã tuyên: “Kể từ ngày 03/02/2021, Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H còn phải tiếp tục trả lãi cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại T theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 cho đến khi thi hành xong việc thanh toán tính trên nợ gốc còn phải trả”, là chưa đúng theo hướng dẫn nêu trên và yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm về tính lãi trên khoản tiền chậm trả.

Mặc dù, nội dung này không có kháng cáo và kháng nghị nhưng xét thấy sửa lại theo đúng quy định, như sau: Kể từ ngày 03/02/2021 cho đến khi thi hành án xong, Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

[9] Về án phí phúc thẩm: Do sửa bản án sơ thẩm nên người kháng cáo không phải chịu án phí kháng cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào: Khoản 2 Điều 148, khoản 2 Điều 308, Điều 309, khoản 6 Điều 313 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 306 Luật Thương mại 2005; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm.

Tuyên xử: Sửa một phần Bản án sơ thẩm:

1. Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

Buộc Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H trả cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại T số tiền nợ gốc 12.881.179.220 đồng (mười hai tỷ tám trăm tám mươi mốt triệu một trăm bảy mươi chín nghìn hai trăm hai mươi hai đồng) và tiền lãi chậm trả 14.954.404.926 đồng (Mười bốn tỷ chín trăm năm mươi bốn triệu bốn trăm lẻ bốn nghìn chín trăm hai mươi sáu đồng; tổng cộng là 27.835.584.146 đồng (hai mươi bảy tỷ tám trăm ba mươi lăm triệu năm trăm tám mươi bốn nghìn một trăm bốn mươi sáu đồng).

Kể từ ngày 03/02/2021 cho đến khi thi hành án xong, Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:

- Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H phải chịu án phí 135.835.587 đồng (một trăm ba mươi lăm triệu tám trăm ba mươi lăm nghìn năm trăm tám mươi bảy đồng).

- Hoàn lại cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại T số tiền tạm ứng án phí đã nộp 73.192.957 đồng (bảy mươi ba triệu một trăm chín mươi hai nghìn chín trăm năm mươi bảy đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2019/0015376 ngày 19/02/2020 của Chi cục Thi hành án dân sự Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Án phí phúc thẩm đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại:

Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H không phải chịu án phí phúc thẩm. Hoàn lại cho Hợp tác xã Xe du lịch vận tải thi công cơ giới H toàn bộ số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo biên lai thu số AA/2019/0052716 ngày 09/02/2021 của Chi cục thi hành án dân sự Quận 11.

4. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

587
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa số 542/2021/KDTM-PT

Số hiệu:542/2021/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 21/06/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về