Bản án về tranh chấp hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 166/2022/KDTM-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 166/2022/KDTM-PT NGÀY 12/09/2022 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI TRÁI PHIẾU

Trong các ngày 06 và 12/09/2022 tại Trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án Kinh doanh thương mại thụ lý số: 105/2022/TLPT-KDTM ngày 21 tháng 07 năm 2022 về tranh chấp hợp đồng tín dụng do bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2022/KDTM-ST ngày 19 tháng 5 năm 2022 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội bị kháng cáo theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 384/2022/QĐ-PT ngày 17 tháng 08 năm 2022 giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Ngân hàng O Trụ sở: Số 199 Đường B, phường T, Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương; Đại diện theo pháp luật: Ông Đ.T.S – Chủ tịch Hội đồng thành viên;

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Trần Trung D – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàngThương mại TNHH MTV O (Theo văn bản ủy quyền số 83/2022/UQ- NĐDPL.12.01 ngày 15/02/2022);

Ông Trần Trung D ủy quyền tham gia tố tụng cho:

1. Ông Nguyễn Văn Đ – Phó Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp;

2. Ông Trịnh Bá T – Phó Giám đốc Khối tuân thủ;

3. Bà Trần Thị Q – Phó trưởng Phòng kinh doanh KHDN - Khối khách hàng doanh nghiệp;

4. Bà Trịnh Thị Th – Trưởng Phòng tố tụng – Khối quản lý nợ có vấn đề;

5. Bà Vũ Thị Hiền L – Chuyên gia tố tụng - Khối quản lý nợ có vấn đề;

6. Bà Đặng Thúy H - Chuyên viên tố tụng - Khối quản lý nợ có vấn đề;

7. Ông Nguyễn Đoàn Đ – Chuyên viên Phòng Kinh doanh KHDN - Khối khách hàng doanh nghiệp;

8. Ông Hoàng V – Phó Giám đốc Khách hàng doanh nghiệp – PGD Hoàn Kiếm; Địa chỉ liên hệ: Tầng 2 Tòa nhà Deaha, số 360 Kim Mã, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội;

(Theo văn bản ủy quyền số 229/2022/UQ-NGÂN HÀNG O.05.02 ngày 10/5/2022);

Có mặt bà L, ông Đ, ông V tại phiên toà.

Bị đơn: Công ty CP V Trụ sở: Số 115 Đường T, phường C, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Đại diện theo pháp luật: Ông Mai T.C – Tổng Giám đốc.

Đại diện theo ủy quyền: Bà Vũ Thị Thu Hường và bà Đỗ Thị Thanh Nhàn cùng địa chỉ liên hệ: Tầng 24 Tòa nhà T đường N, quận Đ, Thành phố Hà Nội (Theo giấy ủy quyền số 11/2020/UQ-TGĐ ngày 10/6/2020); có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Theo đơn khởi kiện và quá trình giải quyết vụ án, đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng O trình bày:

Ngày 31/8/2011, Ngân hàng TMCP O (nay là Ngân hàng thương mại TNHH Một thành viên O gọi tắt là Ngân hàng O) và Công ty CP Tập đoàn V (nay là Công ty CP V- gọi tắt là Công ty V) ký Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40/HĐTP/V với thời hạn là 05 năm (trái phiếu V).

Ngày 31/8/2013, Công ty V thực hiện giao dịch mua lại trước hạn 500 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu V và phát hành trái phiếu mới ngày 31/8/2011 và đáo hạn hạn ngày 31/8/2016 từ Ngân hàng O:

+ Tổng giá trị mua lại: Bằng tổng mệnh giá trái phiếu cộng tiền lãi trái phiếu cộng dồn chưa thanh toán đến thời điểm thực hiện chuyển nhượng trái phiếu giữa CÔNG TY V và Ngân hàng O tại ngày 31/8/2013;

+ Như vậy tổng giá trị mua lại toàn bộ trái phiếu V là 500.000.000.000 đồng (Tổng mệnh giá trái phiếu) + 59.566.000.000 đồng (Lãi trái phiếu phải trả cho người sở hữu đến hạn phải thanh toán ngày 31/8/2013) = 559.566.000.000 đồng.

Công ty V thực hiện bán trái phiếu mới do Công ty phát hành ngày 31/8/2013 và Ngân hàng O thực hiện mua trái phiếu mới như sau:

+ Số lượng trái phiếu mua: 5.595.660 trái phiếu, mỗi trái phiếu có tổng mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu;

+ Tổng giá trị bán tại ngày 31/8/2013 là 559.566.000.000 đồng.

Hai bên đã ký Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V và giao ông Nguyễn Văn H - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng O ký Hợp đồng này. Tuy nhiên, do sơ suất Ngân hàng O đã ghi nhầm ngày tháng tại phần Giấy ủy quyền số 4843/2013/UQ- TGD ngày 21/11/2013 trong hợp đồng.

Việc ủy quyền cho ông H ký Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V được thừa nhận trong nội bộ Ngân hàng O, không có ý kiến phản đối của Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT, Hội đồng Quản trị Ngân hàng O. Từ đó đến nay, Ngân hàng O luôn tôn trọng và thực hiện Hợp đồng hoán đổi này. Bản thân phía CÔNG TY V cũng tôn trọng giao dịch đó và đã thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng hoán đổi, việc này thể hiện qua việc ký Hợp đồng hoán đổi trái phiếu, ý kiến của Công ty V tại các văn bản và biên bản làm việc với Ngân hàng O liên quan đến trái phiếu V. Như vậy, giao dịch trên là hợp pháp, có hiệu lực và hoàn toàn phù hợp với các quy định của Bộ luật dân sự.

Quá trình thực hiện và các phát sinh từ Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V đã diễn ra bình thường, cụ thể như sau:

Khoản trái phiếu theo Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013, Công ty V phải thanh toán toán cho Ngân hàng O tại ngày 31/8/2016, với tổng giá trị là 704.572.865.850 đồng (đã được Công ty V xác nhận theo công văn số 30/2016/CV-V ngày 31/10/2016 và nhiều biên bản làm việc khác), trong đó:Giá trị trái phiếu gốc là: 559.566.000.000 đồng. Giá trị lãi trái phiếu là:

145.006.865.850 đồng, được xác định như sau:

Năm

Tổng mệnh giá trái phiếu (đồng)

Lãi suất

Từ ngày

Đến ngày

Số ngày

Lãi trái phiếu (đồng)

Kỳ thứ nhất

559.566.000.000

9,54%

31/08/2013

31/08/2014

365

54.124.021.350

Kỳ thứ hai

559.566.000.000

9,00%

31/08/2014

31/08/2015

365

51.060.397.500

Kỳ thứ ba

559.566.000.000

7,00%

31/08/2015

31/08/2016

366

39.822.447.000

 

TỔNG

145.006.865.850

Trong đó lãi trái phiếu được tính như sau:

+ Lãi trái phiếu = (Lãi suất x Tổng mệnh giá trái phiếu x Số ngày thực tế nắm giữ)/360;

+ Lãi suất kỳ thứ nhất: Được quy định trong bản công bố thông tin;

+ Lãi suất kỳ thứ hai: Theo biên bản thỏa thuận lãi suất ngày 23/9/2014 giữa Ngân hàng O và Công ty V;

+ Lãi suất kỳ thứ ba: Xác định theo quy định trong bản công bố thông tin và đề nghị của Công ty V theo công văn số 30/2015/CV-V ngày 07/12/2015.

Ngày 31/10/2016, Công ty V có gửi văn bản số 30/2016/CV-V đề nghị Ngân hàng O được thanh toán gốc và lãi trái phiếu trong hạn theo Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ký ngày 31/8/2013 là 490.000.016.150 đồng (bao gồm tiền gốc là 389.154.000.000 đồng và tiền lãi là 100.846.016.150 đồng) và cam kết thanh toán toàn bộ nghĩa vụ gốc, lãi trái phiếu còn lại cho Ngân hàng O chậm nhất không muộn hơn ngày 30/4/2017. Ngày 03/11/2016, Công ty V đã thanh toán cho Ngân hàng O theo số tiền đã thực hiện đã nêu trên.

Ngân hàng O đã nhiều lần gửi thông báo yêu cầu Công ty V thanh toán cho Ngân hàng O và có nhiều buổi làm việc để Công ty V có phương án khắc phục thu xếp thanh toán khoản nợ cho Ngân hàng O nhưng Công ty V không thực hiện bất kỳ khoản thanh toán nào khác cho Ngân hàng O. Tạm tính đến ngày 15/5/2019, Công ty V phải có nghĩa vụ thanh toán cho Ngân hàng O số tiền là 285.489.675.776 đồng.

Do đó Ngân hàng O kính đề nghị Tòa án xem xét giải quyết tranh chấp như sau:

Buộc Công ty V thanh toán cho Ngân hàng O toàn bộ nghĩa vụ (số liệu tạm tính đến ngày 15/5/2019) là:

+ Tiền gốc trái phiếu: 170.412.000.000 đồng;

+ Tiền lãi quá hạn: 44.160.849.700 đồng;

+ Phạt trên lãi quá hạn: 14.595.263.576 đồng, được quy định trong Bản công bố thông tin mục 1.3 Quyền Người Sở Hữu Trái Phiếu) được tính như sau: Số tiền gốc quá hạn (tính từ sau ngày 31/8/2016 đến ngày 15/5/2019) x Lãi suất kỳ thứ 3 x Số ngày chậm trả (tính từ sau ngày 31/8/2016 đến ngày 15/5/2019) x 150%/360;

Lãi trái phiếu quá hạn (đồng)

Lãi suất

Từ ngày

Đến ngày

Số ngày

Lãi (đồng)

145.006.865.850

10,50%

31/08/2016

03/11/2016

64

2.706.794.829

44.160.849.700

10,50%

03/11/2016

15/05/2019

923

11.888.468.746

Tổng

14.595.263.576

Phạt trên gốc quá hạn: 56.321.562.500 đồng, được tính như sau: Số lãi quá hạn (tính từ sau ngày 31/8/2016 đến ngày 15/5/2019) x Lãi suất kỳ thứ 3 x Số ngày chậm trả (tính từ sau ngày 31/8/2016 đến ngày 15/5/2019) x 150%/360.

Tổng mệnh giá trái phiếu (đồng)

Lãi suất

Từ ngày

Đến ngày

Số ngày

Lãi (đồng)

559.566.000.000

10,50%

31/08/2016

03/11/2016

64

10.445.232.000

170.412.000.000

10,50%

03/11/2016

15/05/2019

923

45.876.330.500

Tổng

56.321.562.500

Theo các biên bản làm việc giữa Công ty V và Ngân hàng O, Công ty V đã đồng ý và xác nhận cách xác định tiền số tiền phạt trên gốc hoặc lãi quá hạn.

Tổng cộng số tiền 285.489.675.776 đồng (Hai trăm tám mươi lăm tỷ, bốn trăm tám mươi chín triệu, sáu trăm bảy mươi lăm nghìn, bảy tăm bảy mươi sáu đồng) và toàn bộ nghĩa vụ nợ lãi, phạt, phí phát sinh sau ngày 15/5/2019 cho đến khi Công ty V thanh toán xong toàn bộ nghĩa vụ theo Hợp đồng hoán đổi trái phiếu đã ký kết với Ngân hàng O.

Trường hợp Công ty V không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân hàng O, đề nghị Tòa án tuyên cho Ngân hàng O được quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự kê biên, phát mại toàn bộ tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của Công ty V để trả nợ cho Ngân hàng O.

* Tại các văn bản trình bày ý kiến, Đại diện theo ủy quyền của bị đơn Công ty CP V trình bày:

Bị đơn không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn - Ngân hàng O do: Công ty CP Tập đoàn V (V) thành lập ngày 12/7/2006 theo Luật Doanh nghiệp 2005, ngày 07/9/2017 Doanh nghiệp đăng ký thay đổi lần thứ 16 thành Công ty CP V;

Kể từ khi được thành lập, Công ty hoạt động theo đúng Luật Doanh nghiệp và pháp luật liên quan.

Ngày 31/8/2011, V và Ngân hàng O ký kết Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40/HĐTP/V. Trước khi ký kết Hợp đồng này, V là tổ chức phát hành trái phiếu tuân thủ pháp luật, đúng quy định của Nghị định 52/2006/NĐ-CP của CP ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Vcó Biên bản họp HĐQT, Nghị quyết HĐQT về việc thông qua Phương án phát hành trái phiếu trong năm 2011. Theo đó, V đã cung cấp Bản công bố thông tin liên quan đến Trái phiếu cho Nhà đầu tư, Ngân hàng O đã thẩm định năng lực tài chính và kinh doanh của Tổ chức phát hành và đồng ý đầu tư mua trái phiếu của V.Số lượng trái phiếu V phát hành và được Ngân hàng O mua theo Hợp đồng này là 500 trái phiếu, tương ứng 500.000.000.000 đồng, kỳ hạn 05 năm tính từ 31/8/2011 đến 31/8/2016. V đã nhận được đủ 500 tỷ đồng ngày 31/8/2011 theo đó Ngân hàng O cũng nhận được Giấy chứng nhận sở hữu 500 trái phiếu, tổng số tiền gốc trái phiếu là 500 tỷ đồng do Tổ chức phát hành (V) chứng nhận ngày 31/8/2011.

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40, V đã trả Ngân hàng O 75 tỷ đồng lãi trái phiếu năm thứ nhất vào ngày 31/8/2012. Và quy định pháp luật về phát hành trái phiếu có thay đổi theo Nghị định số 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp(Nghị định 90)nên V sẽ phát hành trái phiếu mới, theo đó đề nghị Ngân hàng O hoán đổi số trái phiếu cũ theo Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40 để nhận trái phiếu mới do V phát hành. Việc phát hành trái phiếu mới, V là tổ chức phát hành đã tuân thủ pháp luật, đúng quy định của Nghị định 90, V có Biên bản họp HĐQT, Nghị quyết HĐQT về việc đồng ý việc phát hành trái phiếu mới để hoán đổi trái phiếu cũ do V đã phát hành, có phương án phát hành trái phiếu, ban hành Bản công bố thông tin và cung cấp cho Ngân hàng O. Để hoán đổi trái phiếu từ trái phiếu cũ sang trái phiếu mới, V và Ngân hàng O đã chốt số lượng trái phiếu cũ 500 trái phiếu, tổng dư nợ trái phiếu cũ 500.000.000.000 đồng; tổng dư nợ lãi trái phiếu cũ 59.566.000.000 đồng, tổng cộng giá trị khoản trái phiếu cũ: 559.566.000.000 đồng.

Theo đó, các bên thực hiện việc hoán đổi từ trái phiếu cũ sang trái phiếu mới theo Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108 ngày 31/8/2013, với kỳ hạn 3 năm, từ ngày 31/8/2013 đến 31/8/2016 với số lượng trái phiếu mới (sau khi hoán đổi) là 5.595.660 trái phiếu, tổng mệnh giá: 559.566.000.000 đồng.

Vì Công ty V luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng quy định về việc phát hành trái phiếu nên trong quá trình ký Hợp đồng hoán đổi trái phiếu ngày 31/8/2013 Công ty V không được biết đại diện Ngân hàng O ký Hợp đồng này là ông Nguyễn Văn H, chức vụ Phó Tổng Giám đốc theo Giấy ủy quyền số 4843/2013/UQ-TGĐ đề ngày 21/11/2013 của Ngân hàng O là người không có thẩm quyền ký. Vì Hợp đồng hoán đổi ký ngày 31/8/2013, còn Giấy ủy quyền 4843 đề ngày 21/11/2013, tức là thời điểm ký Hợp đồng hoán đổi, Giấy ủy quyền 4843 chưa có hiệu lực pháp luật. Nên ngày 03/11/2016, V đã trả Ngân hàng O theo Hợp đồng hoán đổi trái phiếu tổng số tiền 490.000.016.150 đồng (trong đó gồm 389.154.000.000 đồng tiền gốc, 100.846.016.150 đồng tiền lãi).

Đến khi Công ty V nhận được Thông báo số 08/2018/TB-TLVA đề ngày 05/3/2018 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm về việc thụ lý vụ án kinh doanh thương mại giữa Nguyên đơn - Ngân hàng TM TNHH MTV O với bị đơn - Công ty CP Tập đoàn V. Và ngày 16/3/2018 đại diện theo ủy quyền của bị đơn lên Tòa án làm việc và xin sao chụp đơn khởi kiện cùng hồ sơ, tài liệu kèm theo của Nguyên đơn. Sau đó, yêu cầu Nguyên đơn cung cấp đơn khởi kiện cùng hồ sơ kèm theo cho Bị đơn theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 mới phát hiện ra Giấy ủy quyền số 4843/2013/UQ-TGĐ đề ngày 21/11/2013 không hợp lệ, ông H không có tư cách, không có quyền đại diện ký Hợp đồng hoán đổi trái phiếu ngày 31/8/2013.

Như vậy, Ngân hàng TMCP O (cũ) do người không có quyền đại diện ký (xác lập), thực hiện Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với Ngân hàng O (người được đại diện).

Nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng hoán đổi trái phiếu ký ngày 31/8/2013 Công ty V phát hiện được sớm hơn về việc ông H không có thẩm quyền đại điện ký Hợp đồng hoán đổi trái phiếu này thì phía bị đơn đã đề nghị Ngân hàng O ký lại Hợp đồng hoán đổi trái phiếu hoặc ký phụ lục Hợp đồng trái phiếu hay đề nghị hủy bỏ Hợp đồng hoán đổi trái phiếu này chứ không trả bất cứ một đồng nào cho Ngân hàng O. Trong khi cả quá trình kể từ khi ký Hợp đồng hoán đổi trái phiếu đến nay, phía Ngân hàng O không thông báo cho bị đơn về việc người không có thẩm quyền của Ngân hàng O ký hợp đồng hoán đổi này hay có văn bản nào thể hiện Công ty V đồng ý, xác nhận về vệc ông H- người không có thẩm quyền đại diện Ngân hàng O ký Hợp đồng hoán đổi trái phiếu để đồng ý thực hiện Hợp đồng này.

Căn cứ khoản 3, Điều 86; Điều 91; Điều 103; Điều 122; Điều 127; Điều 137; Điều 139; Điều 145; Điều 410 Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật hiện hành, Bị đơn Đề nghị Tòa án bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn, đồng thời tuyên Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 vô hiệu toàn bộ, lỗi hoàn toàn thuộc về Ngân hàng O, vì đã để ông Nguyễn Văn H, chức vụ Phó Tổng Giám đốc không có tư cách, không có quyền đại diện ký (xác lập), thực hiện Hợp đồng hoán đổi trái phiếu này. Hậu quả của việc Hợp đồng hoán đổi trái phiếu vô hiệu là hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Theo đó bị đơn trả lại cho nguyên đơn số tiền 559.566.000.000 đồng (số tiền 02 bên chốt lại khi thỏa thuận hoán đổi trái phiếu). Tổng số tiền 490.000.016.150 đồng, ngày03/11/2016 phía bị đơn đã thanh toán cho Ngân hàng O, đề nghị Tòa khấu trừ số tiền này vào 559.566.000.000 đồng, theo đó, Công ty V nay là Công ty V còn phải trả cho Ngân hàng O là 69.565.983.850 đồng.

* Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 21/2019/KDTM-ST ngày 17/10/2019 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã quyết định:

“1.Xác định hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 có hiệu lực pháp luật.

2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng TM TNHH MTV O về việc thanh toán tiền mua trái phiếu theo Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013.

3. Buộc Công ty cổ phần V phải thanh toán cho Ngân hàng TM TNHH MTV O số tiền: 278.151.123.000 đồng.

Kể từ ngày Tòa xét xử, hàng tháng Công ty cổ phần V còn phải chịu khoản tiền lãi quá hạn trên số tiền nợ gốc chậm trả theo lãi suất hai bên thỏa thuận trên số tiền chậm trả cho đến khi thi hành xong khoản nợ gốc.

Bác các yêu cầu khác của hai bên đương sự.

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, bị đơn kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm bác toàn bộ quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.

* Tại Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 80/2021/KDTM-PT ngày 10/5/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã quyết định:

Hủy Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 21/2019/KDTM-ST ngày 17/10/2019 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội để giải quyết lại theo thủ tục chung.

Lý do huỷ của cấp phúc thẩm:

- Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108 ngày 31/8/2013 nguyên đơn do ông Phó tổng giám đốc Ngân hàng ký ngày 31/8/2013 mà ngày 21/11/2013 Tổng giám đốc mới có giấy uỷ quyền là sau thời điểm ký kết là không hợp pháp.

- Giấy phép hoạt động số 0048/NH-GP ngày 30/12/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước cấp cho Ngân hàng TMCP O không có nội dung hoạt động mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Ngày 25/9/2015 Ngân hàng nhà nước mới có quyết định 1934/QĐ-NHNN bổ sung nội dung hoạt động: mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.

Như vậy Ngân hàng O ký hợp đồng hoán đổi trái phiếu ngày 31/8/2013 khi chưa được Ngân hàng nhà nước cho phép mua bán trái phiếu doanh nghiệp là trái pháp luật nên hợp đồng này bị vô hiệu. Do đó cần phải xác định lỗi và giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu theo quy định tại điều 137 Bộ luật dân sự 2005.

Sau khi xét xử phúc thẩm, Ngân hàng O có đơn đề nghị Toà án ND Cấp cao xem xét lại theo trình tự Giám đốc thẩm với lý do: Tòa án cấp phúc thẩm nhận định Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 vô hiệu là không đúng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng O.

Tại Thông báo giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm số 173/TB-TANDCC- KDTM ngày 23/11/2021 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội trả lời không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 80/2021/KDTM-PT ngày 10/5/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội.

Ngày 14/6/2021, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã thụ lý giải quyết lại vụ án.

Quá trình giải quyết vụ án, ngày 15/12/2021 Công ty cổ phần V nộp đơn phản tố đề nghị Toà án tuyên bố:

- Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40/HĐTP/V ngày 31/08/2011 và Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/08/2013 giữa Ngân hàng O và CÔNG TY V (tên cũ viết tắt là “V”) vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật.

- Giải quyết hậu quả pháp lý của Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40/HĐTP/V ngày 31/08/2011 và Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/08/2013 vô hiệu theo quy định của pháp luật.Ngân hàng O phải hoàn trả cho CÔNG TY V số tiền 65.000.016.150 (Sáu mươi lăm tỷ không trăm mười sáu nghìn một trăm lăm mươi) đồng.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 và khoản 2 điều 90 Luật tổ chức tín dụng 2010: Ngân hàng Ngân hàng O là tổ chức tín dụng chỉ được phép hoạt động trong phạm vi của giấy phép hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp; không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác ghi trong giấy phép được Ngân hàng nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng”. Như vậy, Ngân hàng O chỉ được phép mua trái phiếu doanh nghiệp khi trong giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp có ghi nội dung: mua trái phiếu doanh nghiệp Ngày 25/9/2015 Ngân hàng nhà nước có Quyết định số 1934/QĐ-NHNN về việc bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép hoạt động của Ngân hàng O: Bổ sung vào điểm 8 Giấy phép hoạt động số 0048/NHNN-GP ngày 30/12/1993 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước cấp cho Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên O nội dung hoạt động: “Mua, bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp”.

Như vậy, trước ngày 25/9/2015, Ngân hàng O không được hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp vì chưa được sự cho phép của Ngân hàng nhà nước. Do đó, cả Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40/HĐTP/V ngày 31/8/2011 và Hợp đồng Hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 ký giữa Ngân hàng O và CÔNG TY V vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật quy định tại Điều 128 Bộ luật dân sự 2005.

Bên cạnh đó, Người đại diện cho Ngân hàng O ký là ông Nguyễn Văn H – chức vụ Phó Tổng Giám đốc của Ngân hàng O theo Giấy ủy quyền số 4843/2013/UQ-TGĐ ngày 21/11/2013 nhưng Hợp đồng được ký kết và có hiệu lực vào ngày 31/8/2013 (Hợp đồng ký trước, và gần 03 tháng sau mới ký Giấy ủy quyền). Do đó, Giấy ủy quyền này là không hợp pháp, tại thời điểm ngày 31/8/2013 ông Nguyễn Văn H không có thẩm quyền ký Hợp đồng hoán đổi trái phiếu.

Ngày 10/5/2022 bị đơn rút một phần yêu cầu phản tố đối với yêu cầu tuyên Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40/HĐTP/V ngày 31/8/2011 vô hiệu, chỉ đề nghị Tòa án tuyên Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 vô hiệu. Theo đó CÔNG TY V sẽ hoàn trả cho Ngân hàng O số tiền 69.565.983.850 đồng do ngày 03/11/2016, CÔNG TY V đã trả cho Ngân hàng O:

490.000.016.150 đồng nên số tiền còn lại là: 559.566.000.000 đồng - 490.000.016.150 đồng = 69.565.983.850 đồng.

Về giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu đối với việc bồi thường thiệt hại, bị đơn không yêu cầu giải quyết trong vụ án này.

Tòa án đã giải thích cho các đương sự về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch (Hợp đồng) vô hiệu. Nguyên đơn giữ nguyên ý kiến đề nghị HĐXX xác định hợp đồng có hiệu lực nên không có yêu cầu giải quyết hậu quả giao dịch vô hiệu.

Quan điểm của của Nguyên đơn đối với yêu cầu của bị đơn như sau:

-Về thẩm quyền ký kết Hợp đồng: Ngày 31/8/2013, Ngân hàng O ban hành Quyết nghị số 505C/UBTD&ĐTTC-OJB/TD về việc hoán đổi trái phiếu của Công ty V, theo đó Quyết nghị nêu rõ“giao cho Khối KHDN chịu trách nhiệm ký hồ sơ đầu tư, kiểm tra, giám sát và thu nợ theo đúng các quy định hiện hành…”;

Điều 1 Quyết định số 471/2012/QĐ-CT ngày 27/8/2012 về việc phân công nhiệm vụ đối với các thành viên Ban điều hành Ngân hàng O quy định ông Nguyễn Văn H – Phó Tổng giám đốc có trách nhiệm: “Trực tiếp phụ trách, điều hành, quản lý các lĩnh vực và đơn vị: Khối Đầu tư tài chính, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Thẩm định và quản lý nợ”.

Như vậy, ông Nguyễn Văn H với tư cách là thành viên ban điều hành của Ngân hàng O phụ trách Khối Khách hàng doanh nghiệp có đủ thẩm quyền đại diện Ngân hàng O ký kết Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108 với Công ty V.

- Về chức năng mua bán trái phiếu doanh nghiệp:

Thứ nhất: Điều 4 Quyết định số 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 về việc chấp nhận việc chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên Ngân hàng TMCP Nông thôn H.H của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nêu rõ: “Quyết định này là một bộ phận không tách rời của Quyết định số 257/QĐ-NH5 ngày 30/12/1993 và Giấy phép hoạt động số 0048/NH-GP ngày 30/12/1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp”.

Theo đó, mục 3 Điều 1 Quyết định số 104/QĐ-NHNN quy định: “Ngân hàng TMCP O được phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại”. Căn cứ khoản 3 Điều 107 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại bao gồm: “Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp”.

Thứ hai: Công văn số 340/2011/TT-HĐQT ngày 19/10/2011 của Ngân hàng O gửi Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hải Dương nêu: “…Để thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP O kính đề nghị Giám đốc Chi nhánh NHNN tỉnh Hải Dương xác nhận ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP O…như sau: ...13. Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp”.

Ngày 01/11/2011, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hải Dương có văn bản số 1185/NHNN-HAD1 theo đó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hải Dương xác nhận các nội dung ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP O theo nội dung văn bản số 340/2011/TT-HĐQT ngày 19/10/2011 là đúng.

Thứ ba: Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 18 ngày 30/5/2011 và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 19 ngày 24/11/2011 của Ngân hàng O ghi nhận ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP O là “Hoạt động trung gian tiền tệ khác” (mã ngành 6419) và nghiệp vụ cụ thể bao gồm “12. Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp”.

Thứ tư: Quyết định số 664/QĐ-NHNN ngày 06/5/2015 chỉ đề cập đến 02 văn bản là Quyết định số 257/QĐ-NH5 ngày 30/12/1993 và Giấy phép hoạt động số 0048/NH-GP ngày 30/12/1993 mà không đề cập đến Quyết định số 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấp nhận việc chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên Ngân hàng TMCP Nông thôn H.H năm 2007. Như vậy, văn bản số 215/2015/CV-HĐTV ngày 18/6/2015 của Ngân hàng O về việc xin cấp phép hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp tại Ngân hàng O là nhằm mục đích đề nghị cơ quan quản lý xác nhận lại chi tiết ngành nghề hoạt động bao gồm hoạt động Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp để thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng O.

Ngày 25/9/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 7283/NHNN- TTGSNH kèm theo Quyết định số 1834/QĐ-NHNN, theo đó Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung nội dung “Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp” vào Giấy phép hoạt động của Ngân hàng O theo đề nghị tại văn bản số 215/2015/CV-HĐTV ngày 18/6/2015 của Ngân hàng O.

Như vậy, Ngân hàng O có đủ cơ sở pháp lý để ký kết Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40/HĐTP/V ngày 31/8/2011và Hợp đồng hoán đối trái phiếu số:

3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 với Công ty V, 02 Hợp đồng nêu trên có hiệu lực.Yêu cầu phản tố của Công ty V về Hợp đồng mua bán trái phiếu và Hợp đồng hoán đổi trái phiếu vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật là không có cơ sở pháp lý.

Nguyên đơn đề nghị trong trường hợp Hội đồng xét xử tiếp tục nhận định việc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hải Dương không có thẩm quyền để xác nhận phạm vi hoạt động của Ngân hàng O mà phải thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng O đề nghị Tòa án tạm ngưng phiên tòa để xác minh, thu thập chứng cứ, có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để làm rõ nội dung tranh chấp liên quan đến Giấy phép hoạt động và thẩm quyền xác nhận hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hải Dương; làm rõ tính pháp lý của văn bản số 1185/NHNN-HAD1 ngày 01/11/2011 để đảm bảo việc xét xử đúng quy định của pháp luật.

Tại bản án KDTM sơ thẩm số 05/2022/KDTM-ST ngày 19/5/2022 Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã quyết định:

1.Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Ngân hàng O về việc yêu cầu bị đơn Công ty CP V thanh toán trả số tiền nợ theo Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/CCEANBANK-V ngày 31/8/2013 tính đến ngày 12/5/2022 là 353.893.712.153(Ba trăm lăm mươi ba tỷ tám trăm chín mươi ba triệu bảy trăm mười hai nghìn một trăm lăm mươi ba) đồng.

2. Chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn Công ty CP V đối với nguyên đơn Ngân hàng O về việc yêu cầu tuyên bố Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/CCEANBANK-V ngày 31/8/2013 vô hiệu.

3.Tuyên bố Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/CCEANBANK-V ngày 31/8/2013 giữa Ngân hàng TMCP O (nay là Ngân hàng O) với Công ty CP Tập đoàn V (nay là Công ty CP V) vô hiệu.

4. Buộc bị đơn Công ty CP V phải hoàn trả số tiền 69.565.983.850 (Sáu mươi chín tỷ năm trăm sáu mươi lăm triệu chín trăm tám mươi ba nghìn tám trăm năm mươi) đồng cho nguyên đơn Ngân hàng O do hợp đồng bị vô hiệu.

5. Xác định Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu mã số: 01/2013/V-OJB ngày 31/8/2013 do Công ty CP Tập đoàn V phát hành cho tổ chức sở hữu trái phiếu là Ngân hàng TMCP O; tổng mệnh giá 559.566.000.000 đồng; Kỳ hạn 03 năm; Ngày phát hành: 31/8/2013; Ngày đáo hạn: 31/8/2016 (hiện do nguyên đơn Ngân hàng Thương mại TNHH MTV quản lý) không còn giá trị pháp lý.

6. Đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu phản tố của bị đơn Công ty CP V yêu cầu tuyên bố Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40/HĐTP/V ngày 31/8/2011 giữa Ngân hàng TMCP O (nay là Ngân hàng O) với Công ty CP Tập đoàn V (nay là Công ty CP V) vô hiệu.

Ngoài ra bản án còn quyết định về lãi suất chậm thi hành án, án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ngày 2/6/2022 nguyên đơn nộp đơn kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại phiên toà phúc thẩm, Ocenbank có ý kiến như sau:

1. Ngân hàng O có chức năng mua bán trái phiếu tại thời điểm giao kết hợp đồng bởi:

Theo Quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Ngân hàng nhà nước về việc chấp nhận việc chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên Ngân hàng TMCP Nông thôn H.H quy định Ngân hàng TMCP O được phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại (trừ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối chỉ được thực hiện khi có giấy phép theo quy định của nhà nước và Ngân hàng nhà nước). Quyết định này là bộ phận không thể tách rời của Quyết định số 257/QĐ-NH5 ngày 30/12/1993 và Giấy phép hoạt động số 0048/NH-GP ngày 30/12/1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp”.

Căn cứ khoản 3 điều 107 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thương mại bao gồm: Mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.

Căn cứ khoản 2 điều 5 thông tư 28/2011/TT-NHNN ngày 01/9/2011 quy định điều kiện Tổ chức tín dụng mua trái phiếu: Trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp có ghi nội dung mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên trong Quyết định 104 không ghi cụ thể nội dung Ngân hàng được mua bán trái phiếu nhưng để thuận tiện và cụ thể hoá các ngành nghề được kinh doanh, ngày 19/10/2010 Ngân hàng có công văn số 340 gửi Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh Hải Dương xác nhận ngành nghề kinh doanh theo giấy phép hoạt động của Ngân hàng nhà nước và Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương được phép kinh doanh 16 ngành nghề trong đó có mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp (Số thứ tự 13). Ngày 1/11/2011 Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hải Dương đã xác nhận nội dung nêu trên tại công văn số 1185/NHNN-HAD1.

Năm 2015 Ngân hàng TMCP O chuyển đổi thành Ngân hàng TNHH Một thành viên O. Ngày 6/5/2015 NH nhà nước Việt Nam có QĐ 664/QĐ-NHNN sửa đổi nội dung Giấy phép hoạt động của Ngân hàng TMCP O. Tại điều 3 Quyết định có ghi: Quyết định này là bộ phận không thể tách rời của Quyết định 257/QĐ-NH5 ngày 30/12/1993 và Giấy phép hoạt động số 0048/NH-GP ngày 30/12/1993 do Ngân hàng nhà nước Việt nam cấp. Trong Quyết định này là thiếu sót không đề cập đến Quyết định 104. Do đó ngày 18/6/2015 Ocenbank có tờ trình gửi Ngân hàng nhà nước về việc chưa có nội dung cấp phép hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Ngày 25/9/2015 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã Quyết định cấp bổ sung nội dung hoạt động mua bán trái phiếu cho Ocenbank bằng Quyết định 1934 chứ không phải tại thời điểm năm 2015 Ngân hàng O mới được cấp phép hoạt động mua bán trái phiếu.

2. Văn bản 1185/NHNN-HAD1 ngày 01/11/2011 của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Hải Dương ban hành không phải là Quyết định cấp phép hoạt động cho Ngân hàng O. Văn bản này được ban hành đúng thẩm quyền, đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định được giao nên phải được coi là chứng cứ.

3. Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 18 ngày 30/5/2011 của Ngân hàng O đều ghi nhận ngành nghề kinh doanh là hoạt động trung gian tiền tệ khác (theo mã ngành kinh tế 6419) và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 19 ngày 24/11/2011 ghi rõ các nghiệp vụ cụ thể theo mã ngành kinh tế 6419 trong đó Số thứ tự 12 là Mua bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Như vậy kể từ thời điểm ngày 30/5/2011 Ngân hàng O đã có chức năng mua bán trái phiếu doanh nghiệp.

Như vậy theo Giấy phép hoạt động số 0048/NH-GP ngày 30/12/1993 và Quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 9/1/2007, Ngân hàng O có đủ cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng mua bán trái phiếu số 40 ngày 31/8/2011 và hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108 ngày 31/8/2013 với CÔNG TY V.

Trường hợp Hội đồng xét xử tiếp tục nhận định việc Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Hải Dương không có thẩm quyền để xác nhận phạm vi hoạt động của Ngân hàng O mà phải thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng O đề nghị Tòa án tạm ngưng phiên tòa để xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ nội dung tranh chấp liên quan đến Giấy phép hoạt động và thẩm quyền xác nhận hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hải Dương về tính pháp lý của văn bản số 1185/NHNN-HAD1 ngày 01/11/2011 để đảm bảo việc xét xử đúng quy định của pháp luật.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội phát biểu quan điểm:

Về thủ tục tố tụng: Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội tiến hành thụ lý và giải quyết vụ án đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về việc tuân theo pháp luật tố tụng của thẩm phán, HĐXX và việc chấp hành pháp luật của nguyên đơn, bị đơn đúng qui định Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung: Đơn kháng cáo của nguyên đơn trong thời hạn và hợp lệ.

Theo nội dung kháng cáo: Nguyên đơn đề nghị không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn về việc yêu cầu tuyên bố Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40/HĐTP/V ngày 31/08/2011 và Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 giữa Ngân hàng O và CÔNG TY V (tên cũ viết tắt là “V”) vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật và yêu cầu giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu của bị đơn.

Xét Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 giữa Ngân hàng TMCP O với Công ty CP Tập đoàn V (CÔNG TY V):

Ngày 31/8/2011, Công ty V và Ngân hàng O ký Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40/HĐTP/V. Số lượng: 500 trái phiếu; Tổng mệnh giá phát hành: 500.000.000.000 đồng; Ngày 31/8/2013 CÔNG TY V và Ngân hàng O ký Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V, theo đó Ngân hàng O hoán đổi trái phiếu cũ theo Hợp đồng mua bán trái phiếu chốt đến ngày 31/8/2013 để nhận trái phiếu mới do CÔNG TY V phát hành. Cụ thể, trái phiếu mới được hoán đổi là: 559.566.000.000 đồng; số lượng phát hành: 5.595.660 trái phiếu; ngày phát hành: 31/8/2013; ngày đáo hạn: 31/8/2016;

- Theo giấy phép hoạt động số 0048/NH-GP ngày 30/12/1993 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước cấp cho Ngân hàng O thì Ngân hàng O không được hoạt động: Mua, bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.

- Trong quá trình giải quyết vụ án, Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp cho Tòa án Quyết định số 1934/QĐ-NHNN ngày 25/9/2015 về việc bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép hoạt động của Ngân hàng O, trong đó có nội dung: Bổ sung vào điểm 8 Giấy phép hoạt động số 0048/NHNN-GP ngày 30/12/1993 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước cấp cho Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên O nội dung hoạt động: “Mua, bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp”.

Như vậy, trước ngày 25/9/2015, Ngân hàng O không được hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp vì chưa được sự cho phép của Ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng O ký kết Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 khi chưa được Ngân hàng Nhà nước cho phép mua bán trái phiếu doanh nghiệp là trái quy định pháp luật nên Hợp đồng này bị vô hiệu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 122, Điều 128 của Bộ luật Dân sự năm 2005.

Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn Công ty CP V phải thanh toán số tiền nợ gốc, lãi theo Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 với tổng số tiền tính đến ngày 12/5/2022 là: 353.893.712.153 đồng là không có căn cứ nên không được chấp nhận.

Về yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu của bị đơn Xét hai bên đương sự đều có lỗi khi Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 bị vô hiệu, căn cứ Giấy phép hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần số 0048/NH-GP ngày 30/12/1993 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không có nội dung hoạt động mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Phía bị đơn cho rằng tại thời điểm ký kết bị đơn không nắm được Nguyên đơn không có giấy phép mua bán trái phiếu là không đúng. Lỗi chính thuộc về phía nguyên đơn trong việc xác định hợp đồng hoán đổi trái phiếu bị vô hiệu vì khi ký kết hợp đồng hoán đổi trái phiếu thì ông Nguyễn Văn H – Phó tổng giám đốc không được quyền đại diện ký hợp đồng vì giấy ủy quyền chưa phát sinh hiệu lực, không đảm bảo về điều kiện chủ thể, mặt khác nguyên đơn chưa được cấp phép hoạt động mua bán trái phiếu không đảm bảo điều kiện về mục đích và nội dung. Tuy nhiên, do các bên đương sự đều không có yêu cầu xem xét việc bồi thường thiệt hại do hợp đồng bị vô hiệu, nên Tòa án cấp sơ thẩm không xác định cụ thể tỷ lệ lỗi làm cơ sở để xem xét giải quyết hậu quả bồi thường thiệt hại là có căn cứ.

Đề nghị HĐXX: Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự; Luật các tổ chức tín dụng năm 2010; Thông tư số 28/2011/TT-NHNN ngày 01/9/2011 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Nghị quyết 326/2016/PL-UBTVQH ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội:

- Không chấp nhận kháng cáo của Nguyên đơn.

- Giữ nguyên nội dung bản án sơ thẩm số 05/2022/KDTM-ST ngày 19/5/2022 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Án phí Kinh doanh thương mại phúc thẩm: Người kháng cáo phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả việc tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của kiểm sát viên, các quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử nhận định:

Xét kháng cáo của Ngân hàng O, HĐXX thấy rằng:

Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40/HĐTP/V ngày 31/8/2011, tại bản án Kinh doanh thương mại phúc thẩm số 80/2021/KDTM-PT ngày 10/5/2021của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã nhận định không có cơ sở xác định hợp đồng này là vô hiệu và quá trình giải quyết lại sơ thẩm lần 2, bị đơn đã rút yêu cầu tuyên bố Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40/HĐTP/V ngày 31/8/2011 vô hiệu. Cấp sơ thẩm đã đình chỉ yêu cầu này của bị đơn là đúng quy định tại điều 244 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Xét Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013:

Theo giấy phép hoạt động số 0048/NH-GP ngày 30/12/1993 và quyết định 257/QĐ-NH5 ngày 30/12/1993 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp cho Ngân hàng TMCP Nông thôn H.H thì Ngân hàng không được hoạt động: Mua, bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.

Ngày 9/1/2007 Ngân hàng nhà nước Việt Nam có quyết định số 104/QĐ-NHNN chấp thuận Ngân hàng TMCP Nông thôn H.H được chuyển đổi mô hình và thay đổi tên gọi thành Ngân hàng TMCP O. Quyết định này là bộ phận không tách rời của Quyết định 257 và Giấy phép hoạt động số 0048 ngày 30.12.1993 do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp.

Như vậy Phạm vi hoạt động của Ngân hàng O được quy định điều 2 của Quyết định 257 theo đó Ngân hàng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 2 điều 90 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

Theo nguyên đơn trình bày trong Quyết định 104 không ghi cụ thể nội dung Ngân hàng được mua bán trái phiếu nhưng để thuận tiện và cụ thể hoá các ngành nghề được kinh doanh, ngày 19/10/2010 Ngân hàng O có công văn số 340 gửi Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Hải Dương xác nhận ngành nghề kinh doanh theo giấy phép hoạt động của Ngân hàng nhà nước và Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Ngân hàng O được phép kinh doanh 16 ngành nghề trong đó có mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp (Số thứ tự 13). Trên cơ sở công văn số 340 của Ngân hàng O, ngày 1/11/2011 Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hải Dương có công văn số 1185/NHNN-HAD1: xác nhận các nội dung ngành nghề kinh doanh đề nghị được xác nhận như trong văn bản 340 của Ngân hàng O là đúng. Do đó Hợp đồng 3108 đảm bảo giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật.

HĐXX thấy rằng: theo phân cấp quản lý tại Nghị định 96/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đó có nội dung hướng dẫn về các điều kiện thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Do đó Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Hải Dương xác nhận hoạt động kinh doanh của Ngân hàng O với nội dung được mua bán trái phiếu trong khi Giấy phép hoạt động số 0048 và Quyết định 257 không có nội dung này. Mặt khác theo quy định tại điều 18 Luật các tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép theo quy định của Luật này. Điểm d điều 29 quy định Tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các thủ tục thay đổi một trong những nội dung sau đây:

d. Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

Ngân hàng O khi chưa được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động Mua bán trái phiếu nên văn bản 1185 của Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hải Dương lại xác định Ngân hàng O được phép hoạt động mua bán trái phiếu là không phù hợp quy định của pháp luật nên văn bản 1185 không phải là căn cứ pháp lý để xác định Ngân hàng Ngân hàng O được mua bán trái phiếu như ý kiến nguyên đơn trình bày. Nguyên đơn đề nghị ngừng phiên toà để làm rõ tính pháp lý của văn bản 1185. HĐXX đã phân tích giá trị pháp lý của văn bản này như đã nêu trên nên không cần thiết tạm ngừng phiên toà như đề nghị của nguyên đơn.

Ngày 6/5/2015 Ngân hàng TMCP O được chuyển đổi thành Ngân hàng thương mại TNHH Một thành viên theo quyết định 664/QĐ-NHNN. Trong Quyết định cũng đã nêu Quyết định này là bộ phận không tách rời của Quyết định 257 và Giấy phép hoạt động 0048 ngày 30.12.1993. Như vậy phạm vi hoạt động của Ngân hàng O tại thời điểm chuyển đổi thành Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên, hoạt động nghiệp vụ vẫn trong phạm vi quyết định 257. Việc nguyên đơn cho rằng đây là thiếu sót khi trong Quyết định 664 không đề cập đến Quyết định 104 ngày 9/1/2007 mà trong quyết định 104 cũng đã cho phép Ngân hàng O thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của Ngân hàng trong đó có nghiệp vụ mua bán trái phiếu như quy định tại khoản 3 điều 107 Luật các tổ chức tín dụng.

HĐXX thấy rằng: Nguyên đơn viện dẫn khoản 3 điều 107 Luật các tổ chức tín dụng để xác định tại khoản 3 Quyết định 104 ngày 9/1/2007 của Ngân hàng nhà nước (chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên Ngân hàng TMCP Nông thôn H.H thành Ngân hàng TMCP O) thì Ngân hàng O đã được phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại, trong đó có mua bán trái phiếu doanh nghiệp (chỉ trừ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối). Ở đây các nghiệp vụ của Ngân hàng như mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp là nghiệp vụ kinh doanh khác được quy định tại khoản 3 điều 107 Luật các tổ chức tín dụng. Theo khoản 3 điều 90 Luật các tổ chức tín dụng thì Các hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng quy định tại Luật này thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng nhà nước đã hướng dẫn tại khoản 2 điều 5 thông tư 28/2011/TT-NHNN ngày 1/9/2011 Điều kiện đối với tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp đó là “Trong giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp có ghi nội dung mua trái phiếu doanh nghiệp”. Do đó ý kiến của nguyên đơn không phù hợp với văn bản pháp luật như HĐXX đã phân tích ở trên.

Mặt khác Ngân hàng O không thể tự mình đưa ra ý kiến cho rằng Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã thiếu sót nội dung khi ban hành quyết định 664. Điều này là không phù hợp và không có căn cứ khẳng định việc ban hành Quyết định 664 có nội dung thiếu sót là không đề cập đến Quyết định 104 như ý kiến của nguyên đơn trình bày.

Như vậy, trước ngày 25/9/2015, Ngân hàng O không được hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp vì chưa được sự cho phép của Ngân hàng nhà nước. Do đó Hợp đồng hoán đổi trái phiếu 3108 ký ngày 31/8/2013 vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật theo quy định tại khoản 1 điều 122, 128 Bộ luật dân sự 2005. Án sơ thẩm xác định Hợp đồng hoán đổi trái phiếu vô hiệu là có căn cứ.

Trong quá trình giải quyết vụ án, cấp sơ thẩm đã giải thích cho các đương sự về hậu quả pháp lý Hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên nguyên đơn đề nghị Toà án xem xét giá trị pháp lý của Hợp đồng, không xác định Hợp đồng vô hiệu và không yêu cầu giải quyết hậu quả giao dịch vô hiệu. Bị đơn có yêu cầu phản tố đề nghị tuyên bố hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của Hợp đồng hoán đổi trái phiếu vô hiệu theo điều 137 Bộ luật dân sự 2005 là khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Còn việc xác định bồi thường thiệt hại, bị đơn không đề nghị giải quyết.

Do các bên không yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại nên căn cứ quy định tại điều 5 của Bộ luật tố tụng dân sự, Toà án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của đương sự. Việc xác định lỗi gây thiệt hại cũng sẽ được xem xét trong quá trình giải quyết bồi thường. HĐXX không đánh giá lỗi trong vụ án này bởi sẽ vượt quá phạm vi khởi kiện/phản tố của đương sự. Do đó đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định lỗi gây thiệt hại cần dành quyền khởi kiện cho các đương sự bằng vụ án khác khi có yêu cầu.

Theo Hợp đồng hoán đổi trái phiếu, tổng cộng giá trị khoản trái phiếu được chuyển giao theo Hợp đồng 3108 là 559.566.000.000 đồng. Ngày 03/11/2016, bị đơn đã thanh toán cho Ngân hàng O số tiền là 490.000.016.150 đồng. Như vậy, số tiền này được trừ vào số nợ gốc trái phiếu, bị đơn sẽ phải hoàn trả tiếp cho nguyên đơn số tiền là 69.565.983.850 đồng như án sơ thẩm xác định là phù hợp.

Án sơ thẩm chưa tuyên dành quyền khởi kiện cho các đương sự trong vụ án khác về xác định lỗi và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi tuyên bố Hợp đồng vô hiệu. Do đó cần sửa về nội dung này.

Từ những phân tích trên, thấy rằng kháng cáo của nguyên đơn không được chấp nhận nên nguyên đơn phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Từ những nhận định trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ: khoản 1 điều 30, 148, 308 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 - Điều 122; Điều 128; Điều 137 của Bộ luật dân sự năm 2005;

- Điều 18, 29, 90, 107 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010;

- Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án;

- Thông tư số 28/2011/TT-NHNN ngày 01/9/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp;

- Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của Ngân hàng thương mại, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam;

Xử: Sửa một phần bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2022/KDTM- ST ngày 19/5/2022 của Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm về cách tuyên. Cụ thể:

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Ngân hàng O về việc yêu cầu bị đơn Công ty CP V thanh toán trả số tiền nợ theo Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 tính đến ngày 12/5/2022 là 353.893.712.153 đồng (Ba trăm lăm mươi ba tỷ tám trăm chín mươi ba triệu bảy trăm mười hai nghìn một trăm lăm mươi ba đồng).

2. Chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn Công ty CP V đối với nguyên đơn Ngân hàng O về việc yêu cầu tuyên bố Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 vô hiệu.

3. Tuyên bố Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/2013 giữa Ngân hàng TMCP O (nay là Ngân hàng O) với Công ty CP Tập đoàn V (nay là Công ty CP V) vô hiệu.

4. Buộc Công ty CP V phải hoàn trả số tiền 69.565.983.850 đồng (Sáu mươi chín tỷ năm trăm sáu mươi lăm triệu chín trăm tám mươi ba nghìn tám trăm năm mươi đồng) cho Ngân hàng O do hợp đồng bị vô hiệu.

5. Xác định Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu mã số: 01/2013/V-OJB ngày 31/8/2013 do Công ty CP Tập đoàn V phát hành cho tổ chức sở hữu trái phiếu là Ngân hàng TMCP O; tổng mệnh giá 559.566.000.000 đồng; Kỳ hạn 03 năm; Ngày phát hành: 31/8/2013; Ngày đáo hạn: 31/8/2016 (hiện do nguyên đơn Ngân hàng O quản lý) không còn giá trị pháp lý.

6. Đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu phản tố của bị đơn Công ty CP V yêu cầu tuyên bố Hợp đồng mua bán trái phiếu số 40/HĐTP/V ngày 31/8/2011 giữa Ngân hàng TMCP O (nay là Ngân hàng O) với Công ty CP Tập đoàn V (nay là Công ty CP V) vô hiệu.

7. Dành quyền khởi kiện cho các đương sự về yêu cầu xác định lỗi và bồi thường thiệt hại đối với Hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 3108/2013/HĐHĐTP/NGÂN HÀNG O-V ngày 31/8/201 vô hiệu bằng vụ án khác khi có yêu cầu và nằm trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

8. Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

9. Về án phí:

- Ngân hàng O phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm: 461.893.712 đồng (Bốn trăm sáu mươi mốt triệu tám trăm chín mươi ba nghìn bảy trăm mười hai đồng) và 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) án phí Kinh doanh thương mại phúc thẩm;

Được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp 177.093.000 đồng theo biên lai số AA/2016/0002095 ngày 13/02/2018 và 2.000.000 đồng theo biên lai số AA/2020/0051671 ngày 13/6/2022 tại Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hoàn Kiếm. Ngân hàng O còn phải nộp 284.800.712 đồng (Hai trăm tám mươi tư triệu tám trăm nghìn bảy trăm mười hai đồng).

- Công ty CP V phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm đối với số tiền phải hoàn trả nguyên đơn là: 177.565.983 đồng.

Được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp 86.500.000 đồng theo biên lai số AA/2020/0051570 ngày 14/4/2022 và 3.000.000 đồng theo biên lai số AA/2020/0051457 ngày 19/01/2022 tại Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hoàn Kiếm. Công ty CP V còn phải nộp 88.065.983 đồng (Tám mươi tám triệu không trăm sáu mươi lăm nghìn chín trăm tám mươi ba đồng).

10. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hánh án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có Hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

635
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng hoán đổi trái phiếu số 166/2022/KDTM-PT

Số hiệu:166/2022/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Nội
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 12/09/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về