Bản án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ tưới, tiêu số 61/2023/DS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG

BẢN ÁN 61/2023/DS-ST NGÀY 27/02/2023 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TƯỚI, TIÊU

Trong các ngày 21 và 27 tháng 02 năm 2023 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Châu Phú, xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 198/2022/TLST-DS ngày 03 tháng 10 năm 2022 về việc “Tranh chấp về hợp đồng dịch vụ tưới, tiêu” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 49/2023/QĐXXST-DS ngày 02 tháng 02 năm 2023 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Hợp tác xã nông nghiệp HĐ (gọi tắt là HTXNN HĐ); địa chỉ trụ sở: Ấp BD, xã TMT, huyện CP, tỉnh AG.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Lương Văn M – chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc (có mặt)

2. Bị đơn: Ông Trần Văn Đ, sinh năm 1951; địa chỉ cư trú: Tổ 14, ấp BX, xã TMT, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang (có mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tại đơn khởi kiện ngày 10/01/2022 và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, ông Lương Văn M đại diện cho HTXNN HĐ trình bày:

Từ vụ Đ Xuân năm 2020 đến vụ Hè Thu năm 2022, HTXNN HĐ phục vụ tưới tiêu cho ông Trần Văn Đ với diện tích 36.000 m2 tọa lạc tại ấp BX, xã TMT, huyện CP, tỉnh AG. Giá dịch vụ được tính như sau: Vụ Đ Xuân 135.000 đồng/1.000m2, vụ Hè Thu 135.000 đồng/ 1.000m2, vụ Thu Đ (vụ 3) 155.000 đồng/1.000m2.

Nhưng từ vụ Đ Xuân năm 2020 đến vụ Hè thu năm 2022, ông Đ không trả tiền dịch vụ tưới, tiêu cho HTXNN HĐ, tổng cộng số tiền là: 40.320.000 đồng. Do đó, HTXNN HĐ yêu cầu Tòa án buộc ông Đ trả số tiền 40.320.000 đồng, do ông Đ có sử dụng dịch vụ tưới, tiêu của HTXNN HĐ từ vụ Đ Xuân năm 2020 đến vụ Hè thu năm 2022.

Tại Văn bản trình bày ý kiến ngày 20/10/2022 và Biên bản hòa giải ngày 31/10/2022, ông Trần Văn Đ trình bày:

Ông Đ có canh tác diện tích đất nông nghiệp 36.000 m2 tọa lạc tại ấp BX, xã TMT, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, trong vùng hoạt động của HTXNN HĐ. Giá dịch vụ tưới tiêu đối với đất trồng lúa được tính như sau: Vụ Đ Xuân 135.000 đồng/1.000m2, vụ Hè Thu 135.000 đồng/1.000m2, vụ Thu Đ 155.000 đồng/1.000m2.

Trước đây khi còn làm lúa 02 vụ thì ông Đ trực tiếp canh tác; đến khoảng năm 2011-2012 thì chuyển sang trồng cỏ và trồng rẫy, việc tưới tiêu là do ông Đ trực tiếp bơm. Phần đất 36.000 m2 thì ông Đ chưa từng hợp đồng tưới tiêu với HTXNN HĐ. Đến khoảng Hè Thu năm 2018, ông Đ chuyển 20.000 m2 sang làm lúa và cho người khác thuê, không rõ giữa người thuê đất và HTXNN HĐ thỏa thuận hợp đồng tưới tiêu như thế nào. Còn lại diện tích đất khoảng 16.000 m2 thì ông Đ lên vườn trồng mít vào năm 2016 đến nay và không có hợp đồng tưới tiêu với HTXNN HĐ.

Do đó, ông Đ đề nghị HTXNN HĐ xác định lại diện tích thực tế canh tác lúa và làm vườn. Ông Đ đồng ý trả tiền lúa nước đối với diện tích đất trồng lúa. Còn đối với diện tích đất trồng vườn thì ông Đ không đồng ý trả tiền lúa nước, do không có sử dụng dịch vụ tưới, tiêu của HTXNN HĐ.

Tại Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 09/12/2022 thể hiện: Ông Đ có quản lý, sử dụng 13 công tầm cắt (1.296 m2/công) đất vườn tọa lạc tại tổ 14, ấp BX, xã TMT, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, trong vùng hoạt động của HTXNN HĐ. Hiện trạng đất làm vườn, chủ yếu trồng mít, được cải tạo từ đất trồng lúa thành đất vườn, chưa chuyển mục đích sử dụng đất. Bờ vườn mặt tiền giáp với đất ở, tiếp giáp với kênh 13, có 01 cống xả nước do gia đình ông Trần Văn Đ xây dựng cách nay khoảng 30 năm, có đường dẫn nước từ cống vào ngang qua đất vườn cho đến bờ phía sau hậu thông với đất lúa, có lối thoát nước. Bờ vườn trên (theo hướng Châu Đốc – Long Xuyên) và bờ vườn dưới (theo hướng Long Xuyên - Châu Đốc) là bờ kín. Bên trong vườn có các mương nước xen kẽ, do gia đình ông Đ tự đào. Theo ông Đ khai: Cạnh phía sau hậu đất vườn giáp với đất lúa thì ông Đ thường xuyên khép kín lối thoát nước để không cho nước từ đất lúa vào đất vườn, vì nước từ đất lúa có ảnh hưởng đến cây trồng trong vườn. Việc xả nước từ kênh 13 vào đất vườn do gia đình ông Đ tự đóng, xả lối vào cống.

Tại phiên tòa, Ông Lương Văn M, đại diện cho HTXNN HĐ trình bày: Chỉ yêu cầu ông Đ trả tiền dịch vụ tưới, tiêu đối với diện tích đất vườn 16.800 m2 (tương đương 13 công tầm cắt x 1.296 m2 = 16.848 m2, làm tròn số) số tiền tổng cộng là 13.272.000 đồng, giá dịch vụ được tính cụ thể như sau:

Vụ/năm

Diện tích (m2)

Đơn giá (Đồng/1.000m2)

Thành tiền (Đồng)

Đ Xuân 2020

16,800

80,000

1,344,000

Hè Thu 2020

16,800

80,000

1,344,000

Thu Đ 2020

16,800

155,000

2,604,000

Đ Xuân 2021

16,800

80,000

1,344,000

Hè Thu 2021

16,800

80,000

1,344,000

Thu Đ 2021

16,800

155,000

2,604,000

Đ Xuân 2022

16,800

80,000

1,344,000

Hè Thu 2022

16,800

80,000

1,344,000

Tổng cộng

13,272,000

Rút lại yêu cầu khởi kiện đối với số tiền 27.048.000 đồng (=40.320.000đ – 13.272.000đ) trên diện tích 19.200 m2.

Trường hợp ông Đ đồng ý thương lượng trả tiền dịch vụ tưới, tiêu thì HTXNN HĐ sẽ giảm giá và áp dụng đơn giá vụ Đ Xuân: 50.000 đồng/1.000m2, vụ Hè Thu: 50.000 đồng/1.000m2 và vụ Thu Đ: 155.000 đồng/1.000m2). Tuy nhiên, do ông Đ không thống nhất trả tiền dịch vụ trong vụ Đ Xuân và vụ Hè Thu nên HTXNN HĐ giữ nguyên đơn giá của vụ Đ Xuân: 80.000 đồng/1.000m2, vụ Hè Thu: 80.000 đồng/1.000m2, vụ Thu Đ: 155.000 đồng/1.000m2) như bảng tính nêu trên. Trước đây HTXNN HĐ có cử người đến thu tiền nhưng ông Đ không chịu đóng nên sau đó mới không đến thu.

Ngoài ra, ông Lương Văn M còn khai: HTXNN HĐ hoạt động phục vụ tưới, tiêu theo chủ trương của nhà nước, có đăng ký kinh doanh hợp tác xã và được cấp phép hoạt động đúng theo quy định. Địa bàn hoạt động từ kênh 11 đến kênh 13 thuộc ấp Long Châu và ấp BX; phần đất vườn của ông Đ nằm trong địa bàn hoạt động của HTXNN HĐ. Hệ thống đê bao do nhà nước quản lý, trước đây đa số các cống, bọng tự phát đã bị san lấp, không để người dân bơm tưới tự phát mà chỉ sử dụng máy bơm của hợp tác xã; chỉ còn để sót lại cống của một vài hộ dân nhưng không cho phép đặt máy bơm. Hằng năm, hợp tác xã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc gia cố đê bao.

Ông Trần Văn Đ trình bày: Ông Đ chuyển đất trồng lúa thành đất vườn khoảng 13 công tầm cắt (1.296m2/công), chưa đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất. Đất vườn này có cống từ kênh 13 thông vào và có mương thông ra đất lúa phía sau hậu, mương này chủ yếu dùng để hỗ trợ thoát nước từ đất ruộng ngang qua đất vườn và xả ra cống kênh 13 để chống ngập úng; vị trí đất trũng hơn so với các vị trí khác. Ông Đ đồng ý trả tiền dịch vụ tưới, tiêu đối với vụ Thu Đ (vụ 3) với mức giá 155.000 đồng/1.000m2, do vào vụ 3 HTXNN HĐ có phục vụ việc tiêu nước, chống ngập úng. Tuy nhiên, ông Đ không đồng ý trả tiền dịch vụ tưới, tiêu đối với vụ Đ Xuân và vụ Hè Thu, lý do vườn mít của ông có nhu cầu sử dụng nước ít nên không có sử dụng nước từ nguồn phục vụ của HTXNN HĐ. Ông Đ cho rằng nguồn nước ông Đ sử dụng từ kênh 13 chảy tự nhiên vào cống của gia đình ông và trong vườn ông cũng có đào các hầm sâu xen kẽ để dự trữ nước tưới; giữa HTXNN HĐ và ông Đ cũng không có ký kết hợp đồng dịch vụ tưới, tiêu. Ngoài ra, từ khi ông Lương Văn M lên làm HTXNN HĐ thì không cử người đến nhà ông Đ thu tiền bơm tưới, tiêu nước.

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện Châu Phú phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký và các đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Về việc giải quyết vụ án:

- Đề nghị đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của HTXNN HĐ do rút lại yêu cầu khởi kiện đối với số tiền 27.048.000 đồng.

- Đề nghị chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của HTXNN HĐ, buộc ông Đ có trách nhiệm trả cho HTXNN HĐ số tiền dịch vụ tưới, tiêu là 13.272.000 đồng,

đối với diện tích

đất

vườn

16.800 m2, theo đơn giá vụ Đ Xuân: 80.000

đồng/1.000m2, vụ

Thu:

80.000 đồng/1.000m2 và vụ Thu Đ: 155.000

đồng/1.000m2, tính từ vụ Đ Xuân năm 2020 đến vụ Hè Thu năm 2022.

- Kể từ ngày HTXNN HĐ có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành án xong, ông Đ còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án, theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành án.

- Về án phí và chi phí tố tụng, đề nghị giải quyết theo quy định pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về thủ tục tố tụng:

[1.1] Tranh chấp giữa các đương sự về hợp đồng dịch vụ tưới, tiêu; bị đơn cư trú tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Châu Phú theo quy định tại khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

[1.2] Nguyên đơn HTXNN HĐ tự nguyện rút lại một phần yêu cầu khởi kiện đối với số tiền 27.048.000 đồng nên Hội đồng xét xử đình chỉ yêu cầu khởi kiện này của HTXNN HĐ đối với số tiền 27.048.000 đồng.

[2] Về những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh: HTXNN HĐ và ông Đ thống nhất diện tích đất vườn là 13 công tầm cắt (1.296 m2/công) nằm trong vùng phục vụ của HTXNN HĐ. Về giá dịch vụ tưới, tiêu đối với đất trồng lúa là vụ Đ Xuân: 135.000 đồng/1.000m2, vụ Hè Thu: 135.000 đồng/1.000m2 và vụ Thu Đ (vụ 3): 155.000 đồng/1.000m2. Tại khoản 2 Điều 92 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh”. Do đó, Hội đồng xét xử căn cứ vào lời khai thừa nhận của các bên để làm cơ sở giải quyết vụ án.

[3] Về nội dung vụ án:

[3.1] HTXNN HĐ đăng ký thành lập và được Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Châu Phú cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trong đó có ngành nghề kinh doanh là hoạt động dịch vụ tưới, tiêu (mã ngành 0161); được UBND xã TMT cho phép hoạt động phục vụ tưới và tiêu úng trong vùng đê bao khép kín, đoạn từ kênh 11 đến kênh 13 thuộc ấp LC và ấp BX, xã TMT, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang theo lịch thời vụ do cấp có thẩm quyền ấn định, để tránh dịch hại phá hủy mùa màng hoặc kịp thời vụ theo thời tiết được dự báo trước. Trước đây, HTXNN HĐ cùng chính quyền địa phương mời đại diện nông dân trong vùng để hiệp thương giá phục vụ và phương án sản xuất cho phù hợp từng khu vực trong vùng phục vụ của hợp tác xã. Lúc này, các mương, cống của người dân nằm trên tuyến đê bao được chính quyền địa phương vận động san lắp nhằm gia cố hệ thống đê bao; người dân không được bơm nước tự phát mà thực hiện theo chủ trương chung, trong đó có hoạt động tưới, tiêu của hợp tác xã. Tuy hợp tác xã và từng hộ dân không trực tiếp ký kết hợp đồng dịch vụ nhưng đại đa số các hộ dân đã thống nhất thực hiện chủ trương, kể cả người canh tác lúa và trồng vườn đều trả tiền dịch vụ cho hợp tác xã theo mức giá đã thông qua. Hình thức hợp đồng dịch vụ không bắt buộc phải bằng văn bản nên người dân có thể tham gia hợp đồng dịch vụ tưới, tiêu bằng hành vi cụ thể, thông qua việc sử dụng dịch vụ tưới, tiêu trong vùng phục vụ của hợp tác xã, theo các điều 119, 513 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

[3.2] Phần đất vườn 13 công tằm cắt (tương đương 13 x 1.296 m2/công = 16.800m2, làm tròn số) của ông Đ được cải tạo từ đất trồng lúa sang trồng vườn nhưng đến nay chưa chuyển mục đích sử dụng đất. Qua khảo sát thì khu vực vườn của ông Đ có lối cấp thoát nước thông ra đất trồng lúa và có cống thông nước tự nhiên từ kênh 13 vào vườn, không đặt máy bơm. Ông Đ thừa nhận phần đất vườn của ông thuộc vị trí trũng hơn những phần đất khác; quá trình hợp tác xã hoạt động có việc xả nước chống úng từ đất lúa sang đất vườn của ông Đ và thoát nước ra kênh 13, nên ông Đ thống nhất trả tiền dịch vụ của vụ Thu Đ (vụ 3) với mức giá dịch vụ là 155.000đ/1.000m2/vụ. Đối với vụ Đ Xuân và vụ Hè Thu thì ông Đ cho rằng không có sử dụng nước của hợp tác xã. Tuy nhiên, khu vực đất vườn của ông Đ nằm trong vùng phục vụ của HTXNN HĐ; việc trồng lúa hay trồng vườn đều phát sinh nhu cầu sử dụng nước tưới; mặc dù việc trồng vườn nhu cầu sử dụng nước ít hơn trồng lúa, nhưng vẫn phát sinh nhu cầu sử dụng nước. Do vị trí đất vườn của ông Đ trũng hơn những vị trí khác, xung quanh có tiếp giáp với đất trồng lúa nên nguồn nước tưới trong vườn của ông Đ có nguồn gốc một phần từ nguồn nước mà HTXNN HĐ bơm chung ở các hộ lân cận xung quanh khu vực vườn. Do đó, ông Đ vẫn phải có nghĩa vụ trả chi phí dịch vụ tưới tiêu cho HTXNN HĐ. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử xét thấy, nhu cầu sử dụng nước của đất trồng vườn ít hơn của đất trồng lúa nên vào vụ Đ Xuân và vụ Hè Thu, cần áp dụng giá dịch vụ đối với đất trồng vườn của ông Đ bằng một nửa so với giá dịch vụ của đất trồng lúa là phù hợp. Giá dịch vụ tổng cộng 12.012.000 đồng, được tính cụ thể như sau:

Vụ/năm

Diện tích (m2)

Đơn giá (Đồng/1.000m2)

Thành tiền (Đồng)

Đ Xuân 2020

16,800

67,500

1,134,000

Hè Thu 2020

16,800

67,500

1,134,000

Thu Đ 2020

16,800

155,000

2,604,000

Đ Xuân 2021

16,800

67,500

1,134,000

Hè Thu 2021

16,800

67,500

1,134,000

Thu Đ 2021

16,800

155,000

2,604,000

Đ Xuân 2022

16,800

67,500

1,134,000

Hè Thu 2022

16,800

67,500

1,134,000

Tổng cộng

12,012,000

Kể từ ngày HTXNN HĐ có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành án xong, ông Đ còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án, theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành án.

Hội đồng xét xử không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của HTXNN HĐ đối với số tiền 1.260.000 đồng, do có sự điều chỉnh đơn giá của vụ Đ Xuân và vụ Hè Thu từ 80.000đ/1.000m2/vụ thành 67.500đ/1.000m2/vụ.

[4] Về chi phí tố tụng: Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là 400.000 đồng, do HTXNN HĐ đã nộp tạm ứng. Yêu cầu của HTXNN HĐ được chấp nhận nên HTXNN HĐ không phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ. Ông Đ có nghĩa vụ hoàn trả cho HTXNN HĐ chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là 400.000 đồng, theo Điều 157 và khoản 1 Điều 158 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

[5] Về án phí dân sự sơ thẩm: HTXNN HĐ phải chịu án phí đối với phần yêu cầu của mình không được chấp nhận; trả lại cho HTXNN HĐ một phần tiền tạm ứng án phí đã nộp. Ông Đ phải chịu án phí đối với yêu cầu của HTXNN HĐ được chấp nhận; ông Đ không có đơn xin miễn nộp án phí nên không xem xét.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 2 Điều 92, điểm c khoản 1 Điều 217, Điều 147, Điều 157, Điều 158, Điều 266, Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

Căn cứ vào các điều 117, 118, 119, 357, 513, 515 và 519 của Bộ luật Dân sự năm 2015;

Căn cứ vào Điều 13 của Nghị quyết số: 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

Căn cứ vào khoản 4 Điều 26 của Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

1. Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của HTXNN HĐ đối với số tiền 27.048.000 đồng (Hai mươi bảy triệu không trăm bốn mươi tám nghìn đồng).

2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của HTXNN HĐ về việc yêu cầu ông Trần Văn Đ trả tiền dịch vụ tưới, tiêu.

Buộc ông Trần Văn Đ có trách nhiệm trả cho HTXNN HĐ số tiền 12.012.000 đồng (M hai triệu không trăm M hai nghìn đồng).

Kể từ ngày HTXNN HĐ có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành án xong, ông Trần Văn Đ còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án, theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành án.

3. Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của HTXNN HĐ đối với số tiền 1.260.000 đồng (Một triệu hai trăm sáu mươi nghìn đồng), do có sự điều chỉnh đơn giá của vụ Đ Xuân và vụ Hè Thu từ 80.000đ/1.000m2/vụ thành 67.500đ/1.000m2/vụ.

4. Về chi phí tố tụng: Ông Trần Văn Đ có nghĩa vụ hoàn trả cho HTXNN HĐ chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là 400.000 đồng (Bốn trăm nghìn đồng).

5. Về án phí dân sự sơ thẩm:

HTXNN HĐ phải chịu 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm, được trừ vào số tiền 1.008.000 đồng (Một triệu không trăm lẻ tám nghìn đồng) tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 0004776 ngày 27 tháng 9 năm 2022 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Trả lại cho HTXNN HĐ (do ông Lương Văn M đại diện nhận) số tiền 708.000 đồng (Bảy trăm lẻ tám nghìn đồng) tạm ứng án phí đã nộp.

Ông Trần Văn Đ phải chịu 600.000 đồng (Sáu trăm nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

6. Về quyền kháng cáo: HTXNN HĐ và ông Trần Văn Đ có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Trong trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo qui định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

5
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ tưới, tiêu số 61/2023/DS-ST

Số hiệu:61/2023/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Châu Phú - An Giang
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:27/02/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về