Bản án về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm số 15/2023/KDTM-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

BẢN ÁN 15/2023/KDTM-PT NGÀY 22/12/2023 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Ngày 22 tháng 12 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 09/2023/TLPT-KDTM ngày 10/10/2023 về việc “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm”.

Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2023/KDTM-ST ngày 12-5-2023 của Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 12/2023/QĐ-PT ngày 20-11-2023 và Quyết định hoãn phiên tòa số 12/2023/QĐ-PT ngày 05/12/2023, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Công ty Cổ phần N4; Địa chỉ: Số B, đường H, khu phố E, phường A, thành phố T, Thành phố Hồ Chí Minh. Người đại diện theo pháp luật: Bà Tô Thị Thùy L - Giám đốc (vắng mặt).

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Ngô Trương B, sinh năm 1974 (vắng mặt) và bà Đinh Thị Bích H, sinh năm 1977 (có mặt); địa chỉ: Văn phòng L1, số A đường N, Phường G, Quận E, TP Hồ Chí Minh.

2. Bị đơn: Tổng Công ty Cổ phần B3; Địa chỉ: Tầng A, Tòa nhà S, đường C, phường D, quận C, Thành phố H.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Hoài A - Tổng Giám đốc (vắng mặt).

Người đại diện theo ủy quyền:

+ Ông Nguyễn Hoàng H1, sinh năm 1974; địa chỉ: Ô số C BT3, khu bán đảo L, phường H, quận H, Thành phố H (có mặt).

+ Bà Phạm Thị Hồng V, sinh năm 1983; địa chỉ: Nhà N, khu bán đảo L, phường H, quận H, Thành phố H (vắng mặt).

+ Ông Lê Thế T - Giám đốc Ban Giám định bồi thường Tổng Công ty Cổ phần B3 (có mặt).

+ Bà Lê Xuân Q - Trưởng phòng Ban quản lý rủi ro Tổng Công ty Cổ phần B3 (có mặt).

+ Ông Nguyễn Văn K - Trưởng phòng Ban Giám định bồi thường Tổng Công ty Cổ phần B3 (có mặt).

+ Ông Phạm Trường G - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần B4, chi nhánh V2 (có mặt).

+ Ông Nguyễn Hữu N - Phó trưởng phòng Ban giám định bồi thường Công ty Cổ phần B4, chi nhánh V2 (có mặt).

+ Bà Huỳnh Thị Thanh T1 - Cán bộ phòng Ban Giám định bồi thường Công ty Cổ phần B4, chi nhánh V2 (có mặt).

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Công ty Cổ phần N5. Địa chỉ: Số A I đường K, phường T, quận T, TP H. Người đại diện theo pháp luật: Ông Trương Mạnh Đ - Giám đốc (vắng mặt).

+ Công ty Cổ phần N6. Địa chỉ: Số C đường T, phường T, quận H, Thành phố H.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Ngọc Đ1 - Giám đốc (vắng mặt).

4. Người kháng cáo: Tổng Công ty Cổ phần B3 do người đại diện theo ủy quyền là ông Vũ Minh H2 ký đơn kháng cáo.

NỘI DUNG VỤ ÁN

1. Theo đơn khởi kiện, các bản khai và quá trình tố tụng tại phiên tòa, nguyên đơn và người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:

Công ty N4 là Chi nhánh trực thuộc của Tổng Công ty Cổ phần B3 (Tổng Công ty B3 – viết tắt là BIC) có trụ sở tại Tầng A, Tòa nhà số B, đường C, phường D, quận C, Thành phố H. Vào ngày 02-01-2020 Công ty Cổ phần N4 (sau đây gọi tắt là Việt P) và Công ty N4 (sau đây gọi tắt là N4) ký với nhau Hợp đồng nguyên tắc Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 2020/HĐNT/FIR/BICVT-VP. Thực hiện Hợp đồng, N4 đã cấp cho V Giấy chứng nhận Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 08201223 với nội dung: Đối tượng được bảo hiểm là 12.980 tấn điều thô, số tiền bảo hiểm là 340.435.592.000đ (ba trăm bốn mươi tỷ bốn trăm ba mươi lăm triệu năm trăm chín mươi hai nghìn đồng), thời hạn bảo hiểm là 03 tháng, từ 17 giờ ngày 11/02/2020 đến 17 giờ ngày 11/5/2020. Sau khi cấp giấy chứng nhận trên, N4 đã lần lượt cấp cho V các đơn sửa đổi bổ sung để ghi nhận số lượng hàng hóa thực tế là đối tượng bảo hiểm vào các ngày 17/02/2020 là 12.535 tấn điều thô, với số tiền bảo hiểm là 330.598.090.000đ (ba trăm ba mươi tỷ năm trăm chín mươi tám triệu không trăm chín mươi đồng); ngày 22/02/2020 là 14.088 tấn điều thô, với số tiền bảo hiểm là 371.556.912.000đ (ba trăm bảy mươi mốt tỷ năm trăm năm mươi sáu triệu chín trăm mười hai đồng); ngày 27/02/2020 là 14.078 tấn điều thô, với số tiền bảo hiểm 371.293.172.000đ (ba trăm bảy mươi mốt tỷ hai trăm chín mươi ba triệu một trăm bảy mươi hai nghìn đồng) và ngày 08/4/2020 là 10.860 tấn điều thô, với số tiền 286.421.640.000đ (hai trăm tám mươi sáu tỷ bốn trăm hai mươi mốt triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng). N4 đã cập nhật về số lượng hàng hóa được bảo hiểm, V đã thanh toán phí bảo hiểm cho N4 đầy đủ theo thỏa thuận. Ngày 09/4/2020 xảy ra việc cháy tại kho T2, theo Thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm số 1654/TB-VPCQCSĐT (Đ3) ngày 05/6/2020 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh B. Khi xảy ra cháy, số lượng hoàng hóa điều thô của V được ghi nhận có tại kho Thành Chí là 10.878,100 tấn. Theo đơn bổ sung ngày 08/4/2020 do N4 đã cấp cho Việt P tại kho Thành Chí là 10.860 tấn với số tiền 286.421.640.000đ (hai trăm tám mươi sáu tỷ bốn trăm hai mươi mốt triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng). Ngày 07/6/2021 N4 đã ban hành Văn bản đồng ý bồi thường 162.909.945.096đ (một trăm sáu mươi hai tỷ chín trăm lẻ chín triệu chín trăm bốn mươi lăm nghìn không trăm chín mươi sáu đồng), trong khi giá trị bảo hiểm được ghi nhận theo đơn sửa đổi bổ sung ngày 08/4/2020 do N4 phát hành ghi nhận số lượng hàng hóa được cập nhật là 10.860 tấn điều thô với số tiền bảo hiểm được ghi nhận là 286.421.640.000đ (hai trăm tám mươi sáu tỷ bốn trăm hai mươi mốt triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng) là không thỏa đáng đối với thiệt hại thực tế xảy ra của V. Lý do N4 đưa ra là trong số 10.860 tấn điều thô mà Việt P mua bảo hiểm thì có 4.064.145 tấn Việt P chưa hoàn tất việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ Công ty Cổ phần N5 (sau đây viết tắt là Bờ Biển Ngà) và Công ty Cổ phần N6 (sau đây viết tắt là BIVC) nhưng không chỉ ra được bất kỳ điều khoản nào trong Hợp đồng Bảo hiểm giữa BIC Vũng Tàu và N4 có ghi nhận phải xác định việc hoàn tất chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa là điều kiện để thanh toán bảo hiểm khi xảy ra điều kiện bảo hiểm. Sau khi cháy V xác định giá trị hàng hóa bị tổn thất thực tế là 10.858,56 tấn điều thô tương ứng với số tiền 286.383.661.440đ (hai trăm tám mươi sáu tỷ ba trăm tám mươi ba triệu sáu trăm sáu mươi mốt nghìn bốn trăm bốn mươi đồng). Vì vậy V yêu cầu Tổng Công ty Cổ phần B3 (N4) bồi thường cho Việt P số tiền 286.383.661.440đ (hai trăm tám mươi sáu tỷ ba trăm tám mươi ba triệu sáu trăm sáu mươi mốt nghìn bốn trăm bốn mươi đồng) trừ đi tiền bán phế liệu là 4.394.602.024đ (bốn tỷ ba trăm chín mươi bốn triệu sáu trăm lẻ hai nghìn không trăm hai mươi bốn đồng), khấu trừ 5% giá trị tổn thất theo Hợp đồng là 14.099.452.970đ (mười bốn tỷ không trăm chín mươi chín triệu bốn trăm năm mươi hai nghìn chín trăm bảy mươi đồng) và số tiền mà N4 đã tạm ứng trước là 118.000.000.000đ (một trăm mười tám tỷ đồng), tổng cộng là 136.494.054.995đ (một trăm ba mươi sáu tỷ bốn trăm chín mươi bốn triệu không trăm năm mươi bốn nghìn chín trăm chín mươi lăm đồng), như vậy Tổng Công ty Cổ phần B3 (N4) còn phải bồi thường cho V số tiền là 286.383.661.440đ – 136.494.054.995đ = 149.889.606.445đ (một trăm bốn mươi chín tỷ tám trăm tám mươi chín triệu sáu trăm lẻ sáu nghìn bốn trăm bốn mươi lăm đồng) và tiền lãi với lãi suất 1%/tháng tính từ ngày 14-6-2021 đến ngày 12-5-2023 là 22 tháng 28 ngày là 34.374.683.077đ (ba mươi bốn tỷ ba trăm bảy mươi bốn triệu triệu sáu trăm tám mươi ba nghìn không trăm bảy mươi bảy đồng), tổng cộng cả gốc và lãi là 184.264.289.521đ (một trăm tám mươi bốn tỷ hai trăm sáu mươi bốn triệu hai trăm tám mươi chín nghìn năm trăm hai mốt đồng).

V không có ý kiến gì đối với kết quả Thẩm định giá của Công ty Cổ phần G1 cũng như Công ty TNHH Đ3. V xác định thiệt hại thực tế theo Hợp đồng Bảo hiểm mà Tổng Công ty Cổ phần B3 đã cấp cho V, mặc dù các kết quả Thẩm định giá đó cao hơn so với yêu cầu khởi kiện của V. 2. Theo các bản tự khai, biên bản lấy lời khai và quá trình tố tụng tại Tòa án, bị đơn và người đại diện theo ủy quyền của bị đơn trình bày:

Ngày 11/2/2020, Công ty Cổ phần N4 (viết tắt là V) có Giấy yêu cầu bảo hiểm (P) gửi Công ty N4 (viết tắt là N4). N4 là đơn vị trực thuộc Chi nhánh của Tổng Công ty Cổ phần B3 (Tổng Công ty B3 – viết tắt là BIC). Ngày 02/01/2020, N4 và Việt P ký Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 2020/HĐNT/FIR/BICVT-VP. Ngày 11/02/2020, N4 đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 08201223 cho V với một số nội dung cơ bản như sau: Người được bảo hiểm: Công ty Cổ phần N4. Địa điểm được bảo hiểm: Kho T - Đường số A, KCN P, Thị trấn P, huyện T, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; đối tượng bảo hiểm: 12,908 tấn điều thô; rủi ro được bảo hiểm: Hoả hoạn, sét đánh trực tiếp, nổ (A); nổ (B); máy bay và các phương tiện hàng không khác và/hoặc thiết bị trên các phương tiện đó rơi trúng (C); gây rối, đình công, công nhân bế xưởng (D); hành động ác ý (E); giông bão (G); giông bão, lụt (H); nước thoát ra từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước (I); đâm va chạm bởi xe cơ giới hay động vật (J). Số tiền bảo hiểm là 340.435.592.000đ (ba trăm bốn mươi tỷ bốn trăm ba mươi lăm triệu năm trăm chín mươi hai nghìn đồng). Mức khấu trừ 5% giá trị tổn thất/vụ tổn thất, tối thiểu 100.000.000đ (một trăm triệu đồng)/vụ tổn thất/địa điểm. Điều kiện, điều khoản: Quy tắc Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định số 3290/QĐ-TSKT (01/12/2010) của Tổng Giám đốc Tổng Công ty B3 và các Điều khoản sửa đổi bổ sung đính kèm theo Hợp đồng này. Thời hạn bảo hiểm: 03 tháng, từ 17h00 ngày 11/2/2020 đến 17h00 ngày 11/5/2020. Phí bảo hiểm: 93.619.788đ (chín mươi ba triệu sáu trăm mười chín nghìn bảy trăm tám mươi tám đồng), đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng (VAT). Tiếp đó, trên cơ sở các thông báo cập nhật của V về số hàng nhập, N4 đã cấp 05 Đơn sửa đổi bổ sung như sau:

Đơn sửa đổi bổ sung số 08201223 – END 01 ngày 17/2/2020 với nội dung: giảm khối lượng điều thô trước đây 12.908 tấn xuống 12.535 tấn; khối lượng giảm 373 tấn; số tiền bảo hiểm giảm 9.837.502.000đ (chín tỷ tám trăm ba mươi bảy triệu năm trăm lẻ hai nghìn đồng).

Đơn sửa đổi bổ sung số 08201223 – END 02 ngày 22/2/2020với nội dung: tăng khối lượng điều thô trước đây 12.535 tấn lên 14.088 tấn; khối lượng tăng 1.553 tấn; số tiền bảo hiểm tăng 40.958.822.000đ (bốn mươi tỷ chín trăm năm mươi tám triệu tám trăm hai mươi hai nghìn đồng).

Đơn sửa đổi bổ sung số 08201223 – END 03 ngày 27/2/2020 với nội dung: giảm khối lượng điều thô trước đây 14.088 tấn xuống 14.078 tấn; khối lượng giảm 10 tấn; số tiền bảo hiểm giảm 263.740.000đ (hai trăm sáu mươi ba triệu bảy trăm bốn mươi nghìn đồng).

Đơn sửa đổi bổ sung số 08201223 – END 04 ngày 08/4/2020 với nội dung: giảm khối lượng điều thô trước đây 14.078 tấn xuống 10.860 tấn; khối lượng giảm 3.218 tấn; số tiền bảo hiểm giảm 84.871.532.000đ (tám mươi bốn tỷ tám trăm bảy mươi mốt triệu năm trăm ba mươi hai nghìn đồng).

Đơn sửa đổi bổ sung số 08201223 – END 05 ngày 09/4/2020, cập nhật sau 04 lần sửa đổi, bổ sung khối lượng điều thô là 10.860 tấn, số tiền bảo hiểm là 286.421.640.000đ (hai trăm tám mươi sáu tỷ bốn trăm hai mươi mốt triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng), thời hạn bảo hiểm từ ngày 08/4/2020 đến 11/5/2020, phí bảo hiểm gồm VAT là 92.364.319đ (chín mươi hai triệu ba trăm sáu mươi bốn nghìn ba trăm mười chín đồng).

Theo Bản xác nhận nộp phí bảo hiểm ngày 06/5/2020 của N4 thì Việt P đã nộp đủ phí bảo hiểm với số tiền là 92.364.319đ (chín mươi hai triệu ba trăm sáu mươi bốn nghìn ba trăm mười chín đồng).

Khoảng 06 giờ 20 phút ngày 09/04/2020, ông Trần Văn V1 - nhân viên bảo vệ của Công ty TNHH D (là đơn vị mà Công ty N4 đã thuê 02 nhân viên bảo vệ, làm việc 24/07 để giám sát tài sản tại Kho T) đã phát hiện cháy tại khu vực cửa số 4 của kho số 5. Đến 06h30 phút cùng ngày, BIC V nhận được thông tin tổn thất qua điện thoại từ Công ty Cổ phần N4. Ngày 11/4/2020, N4 nhận được văn bản thông báo tổn thất chính thức từ Người được bảo hiểm. Ngày 09/4/2020, ngay khi tiếp nhận thông báo tổn thất của người được bảo hiểm, N4 đã xuống hiện trường ghi nhận sự việc và thực hiện công tác giám định hiện trường ban đầu với tổn thất trên. Do nhà kho hạt điều thô là vật liệu dễ cháy với số lượng lớn được chứa trong bao bố cũng là vật liệu dễ cháy nên đám cháy đã nhanh chóng bùng phát ra toàn bộ nhà kho. Đến ngày 11/04/2020, sau nhiều nỗ lực dập lửa từ lực lượng PCCC thì đám cháy cơ bản được dập tắt. Vì tổn thất có tính chất phức tạp, khó xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất, chi phí khắc phục ước tính là rất lớn nên ngày 12/04/2020, sau khi thống nhất với người được bảo hiểm, BIC đã thuê Công ty Cổ phần V3 (viết tắt là VietAdjusters) để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất và phạm vi trách nhiệm của đơn bảo hiểm.

Về nguyên nhân tổn thất, theo Thông báo kết luận giám định số 1281 ngày 11/5/202 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh B: Do trên đường dây dẫn điện lắp đặt dọc vách tường bên trái đi qua khu vực gần cửa số 6 của kho số E đã xảy ra sự cố chạm chập điện (ngắn mạch). Sự cố ngắn mạch phát sinh hồ quang điện mang năng lượng cao đốt cháy vỏ cách điện, làm nóng chảy lõi dây điện tạo hạt đồng nóng chảy mang nhiệt độ cao. Sản phẩm vỏ cách điện cháy và hạt đồng nóng chảy mang nhiệt độ cao rơi xuống gây cháy các vật liệu cháy (bao bì, nhựa, hạt điều,…) ở phía dưới và từ đây đám cháy phát triển đi các hướng gây cháy lớn. Về mức độ tổn thất, Công ty CP V3 trong quá trình thực hiện giám định, đã phát hành các Báo cáo nhanh ngày 15/04/2020, Báo cáo sơ bộ (Báo cáo số 1) ngày 20/04/2020, Báo cáo tiếp theo (Báo cáo số 2) ngày 02/6/2020, Báo cáo tiếp theo 2 (Báo cáo số 3) ngày 24/7/2020 và Báo cáo cuối cùng (Báo cáo số 4) ngày 14/05/2021.

Theo hồ sơ giám định của VietAdjusters thể hiện: Hàng hóa bị tổn thất trong Kho số 5 của Công ty N4 của 04 công ty gồm: Công ty Cổ phần N4, Công ty Cổ phần N5 (viết tắt là Bờ Biển Ngà), Công ty Cổ phần N6 (viết tắt là BIVC) và Công ty Cổ phần T3. Trong đó chỉ có 6.814,955 tấn hạt điều của V là thuộc phạm vi bảo hiểm theo Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm của BIC đã cấp. Đối với 1.015,605 tấn hạt điều của Bờ Biển Ngà và 3.048,540 tấn hạt điều của BIVC không thuộc phạm vi bảo hiểm. Còn 3.176.448 tấn hạt điều của Công ty Cổ phần T3 do Tổng Công ty B3 cấp đơn bảo hiểm.

Về thanh lý phế liệu thu hồi sau tổn thất, BIC V và V đã thuê Trung tâm Đấu giá Tài sản tỉnh B để tổ chức đấu giá thanh lý tài sản bị tổn thất sau cháy và nhà thầu Lê B1 là bên trúng thầu với đơn giá trúng thầu là 502 đồng/kg. Tuy nhiên, tại thời điểm này các cơ quan chức năng vẫn chưa cho phép thông quan lô hàng để bán phế liệu nên nhà thầu đã hủy hợp đồng và không đồng ý mua lô hàng này nữa. Ngày 19/08/2020 và 28/09/2020, BIC cũng đã có văn bản gửi đến T4 về việc làm rõ thông tin lô hàng bị cháy tại kho ngoại quan Thành Chí. Đến ngày 14/10/2020, T4 đã gửi văn bản phúc đáp đến BIC. Cuối cùng, người được bảo hiểm đã chủ động thanh lý phế liệu cho đơn vị khác với giá thanh lý trọn gói là 5.500.000.000đ (năm tỷ năm trăm triệu đồng). Quá trình thanh lý diễn ra từ ngày 25/12/2020 đến ngày 04/02/2021 với tổng khối lượng hàng thanh lý thực tế là 11.904.060 kg, đơn giá thanh lý thực tế tương ứng là 462 đồng/kg (đơn giá đã bao gồm thuế nhập khẩu phải nộp). Việc phế liệu giảm giá trị (chênh lệch giữa giá phế liệu qua đấu giá thành công là 502 đồng/kg – giá thực tế thanh lý là 462 đồng/kg sau khi cơ quan hải quan cho lấy hàng) là do sự chậm trễ của cơ quan nhà nước kết hợp với thời tiết mưa nhiều (trong khi hàng hóa bị tổn thất để ngoài trời không được che chắn). Các thiệt hại này không được bồi thường (do nguyên nhân tổn thất không phải rủi ro được bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm đã cấp) và giá trúng đấu giá là 502 đồng/kg sẽ được áp dụng để tính toán số tiền phế liệu thu được.

Về tạm ứng bồi thường tổn thất, Việt P đã có Văn bản đề nghị tạm ứng số 1605/2020/CV-VP ngày 16/05/2020 và số 0207/2020/CV-VP ngày 02/07/2020 gửi đến BIC với tổng số tiền tạm ứng là 223.210.820.000đ (hai trăm hai mươi ba tỷ hai trăm mười triệu tám trăm hai mươi nghìn đồng). Trên cơ sở báo cáo đề xuất của VietAdjusters, BIC đã phê duyệt tạm ứng tại Văn bản số 1344/CV- GĐBT ngày 23/06/2020 và số 1919/CV-GĐBT với tổng số tiền tạm ứng là 118.000.000.000đ (một trăm mười tám tỷ đồng). N4 đã hoàn tất thanh toán tạm ứng theo phê duyệt đến tài khoản thụ hưởng của V. Theo Báo cáo cuối cùng ngày 14/05/2021, VietAdjusters đã xác định tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm theo rủi ro Hỏa hạn, sét nổ (A); không có điểm loại trừ hay giới hạn có thể áp dụng để loại trừ trách nhiệm của Người bảo hiểm trong trường hợp này. Trong đó, hàng tồn kho thuộc sở hữu của V thuộc phạm vi bảo hiểm, còn hàng tồn kho thuộc sở hữu của Bờ Biển Ngà và BIVC không thuộc phạm vi bảo hiểm. VietAdjusters đã đưa ra đề xuất số tiền bồi thường mà BIC phải thanh toán cho Việt P là 174.236.952.588đ (một trăm bảy mươi bốn tỷ hai trăm ba mươi sáu triệu chín trăm năm mươi hai nghìn năm trăm tám mươi tám đồng). Sau khi trừ đi các khoản gồm tiền phế liệu là 2.752.799.855đ (hai tỷ bảy trăm năm mươi hai triệu bảy trăm chín mươi chín nghìn tám trăm năm mươi lăm đồng), khoản khấu trừ 5% giá trị tổn thất là 8.574.207.637đ (tám tỷ năm trăm bảy mươi bốn triệu hai trăm lẻ bảy nghìn sáu trăm ba mươi bảy đồng) và khoản tiền tạm ứng bồi thường là 118.000.000.000đ (một trăm mười tám tỷ đồng), BIC còn phải thanh toán cho Việt P là 44.909.945.096 đồng (bốn mươi bốn tỷ, chín trăm lẻ chín triệu, chín trăm bốn mươi lăm nghìn, không trăm chín mươi sáu đồng) và tiền lãi với lãi suất 10%/năm.

Theo yêu cầu bồi thường của Người được bảo hiểm: Tại Văn bản số 0109/2020/CV-VP ngày 01/9/2020 v/v đề nghị tổng Công ty B3 bồi thường, V cho rằng BIC phải bồi thường hàng tồn kho hạt điều thô với số tiền là 286.421.640.000đ (hai trăm tám mươi sáu tỷ bốn trăm hai mươi mốt triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng) và chi phí dọn dẹp hiện trường, tiêu hủy phế liệu là 1.400.000.000đ (một tỷ bốn trăm triệu đồng). Theo Văn bản số 121120/2020/VP-YCBT ngày 12/11/2020, V yêu cầu bồi thường số tiền là 323.245.725.370đ (ba trăm hai mươi ba tỷ hai trăm bốn mươi lăm triệu bảy trăm hai mươi lăm nghìn ba trăm bảy mươi đồng). Phía V cho rằng số hàng hạt điều của 02 Công ty Bờ Biển Ngà và BIVC nhập khẩu là thuộc quyền sở hữu của V nên cũng là đối tượng bảo hiểm. Do đó, ngoài số lượng hàng 6.814,955 tấn hạt điều của V trực tiếp nhập khẩu thì BIC còn phải bồi thường bảo hiểm đối với 1.015,605 tấn hạt điều của Bờ Biển Ngà và 3.048,540 tấn hạt điều của BIVC đã bán cho Việt P. Do không đồng ý với mức đề xuất bồi thường của BIC và VietAdjusters theo Báo cáo cuối cùng ngày 14/05/2021, Công ty CP N4 đã làm đơn khởi kiện Tổng Công ty Cổ phần B3 tại Tòa án Nhân dân Thành phố Vũng Tàu. Theo Thông báo thụ lý vụ án số 287/2021/TLST-DS ngày 28/06/2021 của Tòa án Nhân dân Thành phố Vũng Tàu, V yêu cầu buộc BIC phải bồi thường số tiền 286.383.661.440đ (hai trăm tám mươi sáu tỷ ba trăm tám mươi ba triệu sáu trăm sáu mươi mốt nghìn bốn trăm bốn mươi đồng) trừ đi tiền bán phế liệu là 4.394.602.024đ (bốn tỷ ba trăm chín mươi bốn triệu sáu trăm lẻ hai nghìn không trăm hai mươi bốn đồng), khấu trừ 5% giá trị tổn thất theo Hợp đồng là 14.099.452.970đ (mười bốn tỷ không trăm chín mươi chín triệu bốn trăm năm mươi hai nghìn chín trăm bảy mươi đồng) và số tiền mà N4 đã tạm ứng trước là 118.000.000.000đ, còn lại là 149.889.606.445đ (một trăm bốn mươi chín tỷ tám trăm tám mươi chín triệu sáu trăm lẻ sáu nghìn bốn trăm bốn mươi lăm đồng) và tiền lãi với lãi suất 1%/tháng tính từ ngày 14-6-2021 đến ngày 12-5-2023 là 22 tháng 28 ngày là 34.374.683.077đ (ba mươi bốn tỷ ba trăm bảy mươi bốn triệu triệu sáu trăm tám mươi ba nghìn không trăm bảy mươi bảy đồng), tổng cộng cả gốc và lãi là 184.264.289.521đ (một trăm tám mươi bốn tỷ hai trăm sáu mươi bốn triệu hai trăm tám mươi chín nghìn năm trăm hai mốt đồng). Việc Nguyên đơn yêu cầu bồi thường đối với tổn thất hàng hóa của Công ty CP N5 và Công ty CP N6 là hoàn toàn không có căn cứ bởi vì giấy chứng nhận bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 08201223 được cấp cho đối tượng bảo hiểm là hàng hóa của V, chứ không bảo hiểm cho hàng hóa của Bờ Biển N1 và BIVC. Theo Giấy yêu cầu bảo hiểm ngày 11/2/2020, Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 2020/HĐNT/FIR/BICVT-VP và Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 08201223 thể hiện rõ Người được bảo hiểm là Công ty Cổ phần N4, địa điểm bảo hiểm là Kho T - Đường số A, KCN P, Thị trấn P, huyện T, tỉnh Bà Rịa - vũng Tàu, hàng hóa được bảo hiểm: Nông sản, số tiền bảo hiểm: 340.435.592.000đ (ba trăm bốn mươi tỷ bốn trăm ba mươi lăm triệu năm trăm chín mươi hai nghìn đồng). Thực tế, tại K T ngoài số lượng hàng 6.814,955 tấn hạt điều của V trực tiếp nhập khẩu thì còn 1.015,605 tấn hạt điều của Bờ Biển Ngà và 3.048,540 tấn hạt điều của BIVC. Bờ Biển N1 và BIVC đều ký Hợp đồng thuê kho ngoại quan riêng biệt với Công ty Cổ phần N4 để thuê trông coi, lưu giữ và bảo quản hàng hóa của họ. Theo Văn bản số 05/2020/CV-TC ngày 12/6/2020 của Công ty N4 xác nhận có các hợp đồng thuê kho ngoại quan gồm: Hợp đồng thuê kho ngoại quan và cung cấp dịch vụ số 39A/2019/HĐKT ngày 23/9/2019 ký với V; Hợp đồng số 34/2019/HĐKT ngày 05/9/2019 ký với Bờ Biển Ngà; Hợp đồng số 39B/2019/HĐKT ngày 23/9/2019 ký với BIVC. Nhưng cả 02 Công ty N5 và BIVC đều không có giấy yêu cầu bảo hiểm đối với BIC nên số hàng hạt điều của 02 Công ty này nhập khẩu không phải là đối tượng bảo hiểm của BIC. Đồng thời, Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 08201223 không có nội dung nào thể hiện các hàng hóa của công ty khác được V kê khai cũng là đối tượng được bảo hiểm. Do đó, ý chí cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 08201223 của N4 là chỉ bảo hiểm cho hàng hóa thuộc sở hữu của V. Thời điểm hàng hóa của Bờ Biển N1 và BIVC nhập kho ngoại quan Thành Chí, V hoàn toàn không có thông báo cho BIC. Theo Điều 8.1 của Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt quy định về trách nhiệm của Bên A (V): “ Kê khai trung thực, chính xác và đầy đủ các thông tin có liên quan đến tài sản bảo hiểm theo yêu cầu của Bên B; …. Thông báo bằng văn bản/email những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của Bên B trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của Bên B”. Thực hiện theo quy định nêu trên, khi có các thay đổi về số lượng hàng hóa, số tiền bảo hiểm, V đều thông báo ngay cho N4, thể hiện qua các Đơn sửa đổi bổ sungsố 08201223 – END 01, số H – END 02, số H – END 03, số H – END 04. Tuy nhiên, đối với lô hàng 1.015,605 tấn hạt điều của Bờ Biển Ngà và 3.048,540 tấn hạt điều của BIVC tại kho Thành Chí mà T2 cho rằng đã mua của 02 công ty trên thì lại không có thông báo cho N4. Căn cứ các Biên bản đối chiếu hàng tồn tại Kho số 5 ngày 05/5/2020 do Chủ kho ngoại quan cung cấp, từ thời điểm nhập và lưu giữ hàng tại kho Thành Chí, 04 lô hàng hạt điều của Bờ Biển N1 (nhập kho trong các ngày 05/11/2019, 06/11/2019, 15/1/2020) và 06 lô hàng hạt điều của BIVC (nhập kho trong các ngày 14/11/2019, 15/11/2019, 09/12/2019, 10/12/2019, 15/1/2020, 16/1/2020) cho đến trước ngày tổn thất xảy ra (ngày 09/4/2020) thì Việt P hoàn toàn không có bất kỳ thông báo nào cho BIC về việc đối tượng bảo hiểm có bao gồm hàng hạt điều do Bờ Biển N1 và BIVC nhập khẩu; hay Người được bảo hiểm/Người thụ hưởng bảo hiểm có bao gồm Bờ Biển Ngà và BIVC. Việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong kho ngoại quan giữa V với Bờ Biển N2 và BIVC là không có giá trị pháp lý vì trước khi tổn thất, hàng hóa của V, Bờ Biển N2 và BIVC trong kho ngoại quan đang chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan và chưa được thông quan. Về hàng hóa gửi kho ngoại quan, theo Điều 85 khoản 1 của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 quy định: “Hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan quy định tại Khoản 1 Điều 84 Nghị định này được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan”. Theo Điều 85 khoản 1 điểm b của Nghị định số 08/2015/NĐ- CP thì hàng hóa của V, Bờ Biển N2 và BIVC là: “Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba”. Căn cứ Công văn số 6615/TCHQ-GSQL ngày 14/10/2020 của T4 trả lời BIC thể hiện: “Đối với lô hàng hạt điều thô của Công ty N5, Công ty N6 và Công ty N4 nhập từ Tanzania gửi kho ngoại quan của Công ty Cổ phần N4 đã bị cháy, hỏng không còn nguyên trạng, đặc trưng của hạt điều thô dùng để sản xuất thành phẩm, không đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng vẫn còn giá trị sử dụng cho mục đích khác và doanh nghiệp muốn thanh lý bán vào nội địa, phải thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan vào nội địa theo quy định tại Điều 88 Nghị định 08/2015/NĐ-CP dẫn trên; thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2020 của Bộ Tài chính, theo đó, chủ hàng hóa khai tên hàng, mã số hàng hóa; áp dụng chính sách mặt hàng, chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai, sau khi hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu, chủ hàng thực hiện thanh lý cho các doanh nghiệp khác theo nhu cầu”. Tại Văn bản số 2511a/2020/CV-VP ngày 25/11/2020 của V gửi BIVC và Văn bản số 2511b/2020/CV-VP ngày 25/11/2020 của V gửi Bờ Biển N2 thể hiện: “Vì nhiều lý do khách quan nên đến nay lô hạt điều thô bị cháy vẫn chưa thể thông quan để bán thanh lý cụ thể: Ngay khi nhận được Công văn số 6615/TCHQ-GSQL, V đã liên tục làm việc với cơ quan hải quan để chuẩn bị, thực hiện thủ tục nhập khẩu số hạt điều bị cháy. Đồng thời V cũng tìm và có được khách hàng muốn mua số điều bị cháy, tuy nhiên việc thực hiện thanh lý thực tế và giá mua còn phụ thuộc vào thủ tục và thời gian thông quan”. Theo Văn bản số 0412/2020/CV-VP ngày 04/12/2020 của V gửi BIC và N4 thể hiện: “Tuy nhiên đến hiện tại đã gần 02 tháng kể từ ngày T4 có văn bản chấp thuận thì lô điều bị cháy vẫn chưa được phép thông quan”. Theo Văn bản số 0812/2020/CV-VP ngày 08/12/2020 của V gửi BIC và N4 thể hiện: “Bước tiếp theo, V và các bên liên quan về chứng từ sẽ nỗ lực để đáp ứng các yêu cầu của cơ quan Hải quan để có được tờ khai thông quan trong thời hạn quy định của Hợp đồng mua bán số 011220/HĐTLTS, V sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến Quý Công ty bảo hiểm”. Theo Văn bản số 1112/2020/CV-VP ngày 11/12/2020 của V gửi BIC và N4, VietAdjusters thể hiện: “Tiếp theo Văn bản số 0812/2020/CV-VP ngày 08/12/2020 của V gửi Quý Công ty, sau quá trình nỗ lực cung cấp hồ sơ, thực hiện thủ tục của V, Công ty TNHH T6 (“Khanh Long”) và các bên liên quan về chứng từ, dự kiến trong ngày hôm nay (11/12/2020) Lô hạt điều thô bị cháy tại kho ngoại quan Thành Chí – đường số A, KCN P, Thị trấn P, huyện T, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (“Kho ngoại quan”)sẽ được cơ quan hải quan cho phép thông quan. Các khoản thuế, phí, chi phí cho việc thông quan lô hàng sẽ được chúng tôi tổng hợp và thông tin sau đến Quý Công ty. Ngay sau khi lô hạt điều thô bị cháy được thông quan, K sẽ tiến hành việc nhận và chuyển lô hạt điều cháy ra khỏi Kho Ngoại quan”. Như vậy, căn cứ nội dung các tài liệu nêu trên thì thực tế lô hàng hạt điều của V, B Ngà và BIVC trong kho Thành Chí chưa làm thủ tục thông quan trước thời điểm xảy ra tổn thất ngày 09/4/2020 và sau đó được thông quan vào ngày 11/12/2020 để bán thanh lý. Như vậy, việc V cho rằng các lô hàng nêu trên đã hoàn thành thủ tục hải quan trước khi xảy ra tổn thất là không đúng sự thật. Về việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong kho ngoại quan: Theo Điều 83 khoản 3 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 quy định:“Chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan: Chuyển quyền sở hữu hàng hóa”. Theo quy định tại Điều 91 khoản 8 của Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: “....8. Việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại. Chủ kho ngoại quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa đang gửi kho ngoại quan để quản lý theo dõi, không phải làm thủ tục nhập, xuất kho ngoại quan. Thời hạn hàng hoá gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hoá đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ”.

Về thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng trong kho ngoại quan, V hiểu rõ vấn đề này, thể hiện trong Biên bản làm việc (Meeting minutes) ngày 13- 14/4/2020 giữa đại diện V và đại diện VietAdjusters: “… 1.2. Hàng do đơn vị khác nhập khẩu, đã có hợp đồng mua bán hàng với V và thuộc trách nhiệm quản lý trông coi của V. Theo quy định của hải quan, đơn vị đứng tên trên bộ hồ sơ mua hàng (đơn vị trực tiếp nhập khẩu) sẽ là đơn vị trực tiếp thuê kho từ T. Khi nào Việt P muốn lấy hàng thì thông báo cho người bán làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng trong kho ngoại quan cho Việt P (sẽ phát sinh bộ hồ sơ: xác nhận chuyển quyền sở hữu của Hải quan, Lệnh giao hàng, hợp đồng, invoice, packing list …)”. Căn cứ các quy định tại Điều 83 khoản 3 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Điều 91 khoản 8 của Thông tư số 38/2015/TT- BTCV phải có văn bản thông báo cho Chủ kho ngoại quan v/v chuyển quyền sở hữu hàng hóa của Bờ Biển Ngà và BIVC cho Việt P, kèm theo bộ hồ sơ gồm hợp đồng, chứng từ liên quan.Trên cơ sở đó, Chủ kho ngoại quan – Công ty Cổ phần N4 sẽ chuyển hồ sơ cho Chi cục Hải quan Cửa khẩu C1 để theo dõi hàng hóa xuất, nhập kho ngoại quan. Nhưng trên thực tế, Việt P không có bất cứ thông báo chuyển quyền sở hữu hàng hóa nào gửi cho Chủ kho Thành Chí hoặc Chi cục Hải quan Cửa khẩu C1. V chưa có quyền sở hữu đối với lô hàng hạt điều của B Ngà và BIVC. V cho rằng mình có quyền sở hữu đối với hàng hạt điều của Bờ Biển Ngà và BIVC dựa trên Điều 2.3 trong các Hợp đồng kinh tế số 061119/HĐKT/VP-BBN ngày 06/11/2019 và Hợp đồng kinh tế số 081119/HĐKT/VP-BIVC ngày 08/11/2019 quy định: “Từ thời điểm Hàng Hóa nhập Kho N, Bên A có trách nhiệm quản lý, bảo quản Hàng Hóavà tự chịu trách nhiệm đối với hao hụt của Hàng H3 trong thời gian H lưu trữ tại Kho N Sau khi Bên B hoàn tất các thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao trọn vẹn cho Bên A”. Tuy nhiên, nội dung Điều 2.3 trong các Hợp đồng nêu trên là không đúng theo các quy định của Điều 83 khoản 3 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015, Điều 91 khoản 8 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC25/03/2015 của Bộ Tài chính. Vì các Hợp đồng này không có quy định về trách nhiệm của Bên B (V) phải làm thủ tục thông báo chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong kho ngoại quan. Hơn nữa, các thủ tục hải quan chưa được hoàn tất vì Việt P không làm thủ tục nộp hồ sơ chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong kho ngoại quan và cũng chưa hoàn thành thủ tục thông quan. Do đó, việc Việt P cho rằng quyền sở hữu hàng hóa của Bờ Biển N2 và BIVC đã được chuyển giao trọn vẹn cho Việt P là hoàn toàn không có cơ sở. Theo Chứng thư giám định số 20642648 ngày 07/5/2020 của Công ty Cổ phần G1 kết luận: “… toàn bộ khối lượng hàng hóa (1.015,605 tấn theo các hồ sơ giấy tờ liên quan) hạt điều thô nhập khẩu của Công ty Cổ phần N5 Ngà tại hiện trường kho hàng Công ty Cổ phần N4 – địa chỉ: Khu K, đường số A, KCN P, phường P, Thị xã P, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi xảy ra sự cố phát hỏa cháy hàng là đã bị hư hỏng và đã tổn thất với tỷ lệ tổn thất thực tế là 100%, không còn tình trạng đặc trưng của hạt điều thô dùng để sản xuất thực phẩm …”. Ngày 08/5/2020, Công ty Cổ phần N5 Ngàcó Văn bản số 03/2020/GT-BBN gửi Chi cục Hải quan Cửa khẩu C1 về việc đề nghị giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa bị hư hỏng do cháy kho ngoại quan (theo các Tờ khai hải quan số 103097373263 ngày 08/01/2020và số 103097372456 ngày 08/01/2020 với tổng khối lượng là 1.015, 605 tấn). Ngày 18/5/2020, UBND Thị xã P có Công văn số 1570/UBND-VP gửi Công ty Cổ phần N5 Ngà có nội dung: “Ngày 13/5/2020, UBND thị xã nhận được Văn bản số 2404b/CV-BBN ngày 13/5/2020 của Công ty Cổ phần N5 về việc đề nghị UBND cung cấp văn bản xác nhận vụ hỏa hoạn bất ngờ tại kho Thành Chí”. Ngày 19/5/2020, Công ty Cổ phần N5 có Văn bản số 1805/CV- HQPM gửi Chi cục Hải quan Cửa khẩu C1, Đội Nghiệp vụ Hải quan SP-PSA với nội dung: “Như Quý cơ quan đã biết, công ty chúng tôi có lô hàng hạt điều đang gửi Kho ngoại quan Thành Chí với tổng khối lượng là 1.015,605 tấn, tuy nhiên ngày 09/04/2020 thì tại Kho Ngoại quan Thành Chí xảy ra hỏa hoạn bất ngờ đã làm cháy toàn bộ hàng hóa nêu trên của chúng tôi. Được sự hướng dẫn của Q1 Cơ Quan, Công ty chúng tôi đã nộp hồ sơ xin giảm thuế theo NĐ 134/2016/NĐ-CP. Theo Công ty C2 được biết hồ sơ xin giảm thuế này sẽ được Quý Chi C Hải Quan gửi lên Cục H4 và T4 để xem xét. Với tư cách là chủ sở hữu của lượng hàng này, Công ty chúng tôi nhận thấy vấn đề môi trường thật sự rất nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của Công ty chúng tôi…Công ty chúng tôi cam kết sẽ tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế (nếu có) sau khi Q1 Cơ Quan Hải Quan có Quyết định chính thức về hồ sơ xin giảm thuế của Công ty chúng tôi”. Căn cứ các tài liệu trên đã khẳng định Công ty Cổ phần N5 vẫn là chủ sở hữu đối với lô hàng 1.015,605 tấn hạt điều do họ nhập khẩu. Vì nếu đã chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho Việt P thì Bờ Biển N2 sẽ không có quyền để thực hiện các công việc nêu trên.

Đối với Công ty Cổ phần N6: Theo Chứng thư giám định số 20642650 ngày 07/5/2020 của Công ty Cổ phần G1 kết luận: “Toàn bộ khối lượng hàng hóa (3.048,540 tấn theo các hồ sơ giấy tờ liên quan) hạt điều thô nhập khẩu của Công ty Cổ phần N6 tại hiện trường kho hàng Công ty Cổ phần N4 – địa chỉ: Khu K, đường số A, KCN P, phường P, Thị xã P, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi xảy ra sự cố phát hỏa cháy hàng là đã bị hư hỏng và đã tổn thất với tỷ lệ tổn thất thực tế là 100%, không còn tình trạng đặc trưng của hạt điều thô dùng để sản xuất thực phẩm ”. Ngày 08/5/2020, Công ty Cổ phần N6 có Văn bản số 02/2020/GT-BBN gửi Chi cục Hải quan Cửa khẩu C1 v/v đề nghị giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa bị hư hỏng do cháy kho ngoại quan (theo các Tờ khai hải quan số 103033934362 ngày 06/12/2019, số 103033897262 ngày 06/12/2019, số 103097381813 ngày 08/01/2020 và số 103097385423 ngày 08/01/2020 với tổng khối lượng là 3.048,540 tấn). Ngày 18/5/2020, UBND Thị xã P có Công văn số 1569/UBND-VP gửi Công ty Cổ phần N6 có nội dung: “Ngày 13/5/2020, UBND thị xã nhận được Văn bản số 16/CV-BIVC ngày 13/5/2020 của Công ty Cổ phần N6 về việc xin được cung cấp văn bản xác nhận vụ hỏa hoạn bất ngờ gây thiệt hại cho hàng hóa nhập khẩu”. Ngày 19/5/2020, Công ty Cổ phần N6 có Văn bản số 185/CV-HQPM gửi Chi cục Hải quan Cửa khẩu C1, Đội Nghiệp vụ Hải quan SP-PSA với nội dung: “Như Quý cơ quan đã biết, công ty chúng tôi có lô hàng hạt điều đang gửi Kho ngoại quan Thành Chí với tổng khối lượng là 3.048,54 tấn, tuy nhiên ngày 09/04/2020 thì tại Kho Ngoại quan Thành Chí xảy ra hỏa hoạn bất ngờ đã làm cháy toàn bộ hàng hóa nêu trên của chúng tôi. Được sự hướng dẫn của Q1 Cơ Quan, Công ty chúng tôi đã nộp hồ sơ xin giảm thuế theo NĐ 134/2016/NĐ-CP. Theo Công ty C2 được biết hồ sơ xin giảm thuế này sẽ được Quý Chi C Hải Quan gửi lên Cục H4 và T4 để xem xét. Với tư cách là chủ sở hữu của lượng hàng này, Công ty chúng tôi nhận thấy vấn đề môi trường thật sự rất nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của Công ty chúng tôi…Công ty chúng tôi cam kết sẽ tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế (nếu có) sau khi Q1 Cơ Quan Hải Quan có Quyết định chính thức về hồ sơ xin giảm thuế của Công ty chúng tôi”. Căn cứ các tài liệu trên đã khẳng định Công ty Cổ phần N6 vẫn là chủ sở hữu đối với lô hàng 3.048,54 tấn hạt điều do họ nhập khẩu. Vì nếu đã chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho Việt P thì BIVC sẽ không có quyền để thực hiện các công việc nêu trên.

Đối với Công ty Cổ phần N4: Theo Chứng thư giám định số 20642647 ngày 07/5/2020 của Công ty Cổ phần G1 kết luận: “Toàn bộ khối lượng hàng hóa (6.814,955 tấn theo các hồ sơ giấy tờ liên quan) hạt điều thô nhập khẩu của Công ty Cổ phần N4 tại hiện trường kho hàng Công ty Cổ phần N4 – địa chỉ: Khu K, đường số A, KCN P, phường P, Thị xã P, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi xảy ra sự cố phát hỏa cháy hàng là đã bị hư hỏng và đã tổn thất với tỷ lệ tổn thất thực tế là 100%, không còn tình trạng đặc trưng của hạt điều thô dùng để sản xuất thực phẩm”. Ngày 08/5/2020, Công ty Cổ phần N7 Phicó Văn bản số 01/2020/GT-VP gửi Chi cục Hải quan Cửa khẩu C1 v/v đề nghị giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa bị hư hỏng do cháy kho ngoại quan(theo 15 Tờ khai hải quan với tổng khối lượng là 6.814,955 tấn). Ngày 18/5/2020, UBND Thị xã P có Công văn số 1571/UBND-VP gửi Công ty Cổ phần N4 có nội dung: “Ngày 13/5/2020, UBND thị xã nhận được Văn bản số 2804b/2020/CV-VP ngày 13/5/2020 của Công ty Cổ phần N4 về việcxin văn bản xác nhận về việc hỏa hoạn bất ngờ gây thiệt hại cho hàng hóa nhập khẩu”. Ngày 19/5/2020, Công ty Cổ phần N4 có Văn bản số 1505/CV-HQPM gửi Chi cục Hải quan Cửa khẩu C1, Đội nghiệp vụ hải quan SP-PSA với nội dung: “Như Quý cơ quan đã biết, công ty chúng tôi có lô hàng hạt điều đang gửi Kho ngoại quan Thành Chí với tổng khối lượng là 6.814,955 tấn, tuy nhiên ngày 09/04/2020 thì tại Kho Ngoại quan Thành Chí xảy ra hỏa hoạn bất ngờ đã làm cháy toàn bộ hàng hóa nêu trên của chúng tôi. Được sự hướng dẫn của Q1 Cơ Quan, Công ty chúng tôi đã nộp hồ sơ xin giảm thuế theo NĐ 134/2016/NĐ-CP. Theo Công ty C2 được biết hồ sơ xin giảm thuế này sẽ được Quý Chi C Hải Quan gửi lên Cục H4 và T4 để xem xét. Với tư cách là chủ sở hữu của lượng hàng này, Công ty chúng tôi nhận thấy vấn đề môi trường thật sự rất nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của Công ty chúng tôi. Công ty chúng tôi cam kết sẽ tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế (nếu có) sau khi Q1 Cơ Quan Hải Quan có Quyết định chính thức về hồ sơ xin giảm thuế của Công ty chúng tôi”. Căn cứ các tài liệu trên đã khẳng định Công ty Cổ phần N4 vẫn là chủ sở hữu đối với lô hàng 6.814,955 tấn hạt điều do họ nhập khẩu.

Theo số liệu do Chủ kho ngoại quan cung cấp: Ngày 29/4/2020, Công ty CP N4 có Văn bản số 76/2020/CV.TC v/v cung cấp số liệu gửi Công ty N4 với nội dung: Các chủ hàng thuê kho: Công ty Cổ phần N5; Công ty Cổ phần N6; Công ty Cổ phần T3; Công ty Cổ phần N4. Mặt hàng lưu kho: Điều thô. Khối lượng các chủ hàng (Theo 2 số liệu: Số liệu theo NXT qua cân Thành Chí và số liệu theo tờ khai Hải quan). Ngày 29/4/2020, Công ty CP N4 có Văn bản số 77/2020/CV.TC về việc phúc đáp công văn số 2504/2020 gửi V, kèm theo Báo cáo Nhập – Xuất – Tồn tại Kho số 5 của Công ty Cổ phần N4, thời gian nhập – xuất từ ngày 05/11/2019 đến ngày 08/4/2020, được lập ngày 14/4/2020 do thủ kho Phạm Tùng N3 ký, trong đó thể hiện khối lượng tồn kho theo tờ khai là 6.814,955 tấn và khối lượng tồn kho theo thực tế là 6.911,280 tấn. Biên bản đối chiếu hàng tồn tại Kho số 5 ngày 05/5/2020 giữa đại diện Công ty N4 và thủ khoThành Chí với đạidiện Công ty Cổ phần N4 đã xác nhận khối lượng tồn kho theo tờ khai là 6.814,955 tấn và khối lượng tồn kho theo thực tế là 6.911,280 tấn. Biên bản đối chiếu hàng tồn tại Kho số 5 ngày 05/5/2020 giữa đại diện Công ty N4 với đại diện Công ty Cổ phần N5 đã xác nhận khối lượng tồn kho theo tờ khai là 1.015,61 tấn và khối lượng tồn kho theo thực tế là 1.029,930 tấn.

- Biên bản đối chiếu hàng tồn tại Kho số 5 ngày 05/5/2020 giữa đại diện Công ty N4 với đại diện Công ty Cổ phần N6 đã xác nhận khối lượng tồn kho theo tờ khai là 3.048,54 tấn và khối lượng tồn kho theo thực tế là 3.071,950 tấn. V không có quyền lợi được bảo hiểm đối với 1.015,605 tấn hạt điều của Công ty Cổ phần N5 Ngà và 3.048,540 tấn hạt điều của Công ty Cổ phần N6. Do đó, phần đơn bảo hiểm cấp đối với số hàng 4.064,145 tấn hạt điều (trong đó có 1.015,605 tấn của Bờ B2 Ngà và 3.048,540 tấn của BIVC) tại kho Thành Chí là vô hiệu. Theo Điều 22, khoản 1, điểm a Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định: Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây: Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm”.

Theo Đơn sửa đổi bổ sung số 08201223 – END 05 ngày 09/4/2020, cập nhật sau 04 lần sửa đổi, bố sung là khối lượng điều thô 10.860 tấn, số tiền bảo hiểm là 286.421.640.000 VNĐ, thời hạn bảo hiểm từ ngày 08/4/2020 đến 11/5/2020, phí bảo hiểm gồm VAT là 92.364.319 VNĐ. Nhưng trong tổng khối lượng 10.860 tấn điều thô nêu trên thì V chỉ có 6.814,955 tấn thuộc sở hữu của mình, còn 4.064,145 tấn hạt điều là thuộc sở hữu của công ty khác. Nên V không có quyền lợi được bảo hiểm đối với số hàng 4.064,145 tấn hạt điều nêu trên. Theo Bản xác nhận nộp phí bảo hiểm ngày 06/5/2020 của N4 thì Việt P đã nộp đủ phí bảo hiểm cho khối lượng điều thô 10.860 tấn với số tiền là 92.364.319 VNĐ. Tuy nhiên, do V chỉ có quyền lợi bảo hiểm đối với 6.814,955 tấn hạt điều nên phần phí bảo hiểm sẽ được tính lại là:

57.961.264VNĐ (đã bao gồm VAT). Phần phí bảo hiểm đối với số hàng 4.064,145 tấn hạt điều là 34.403.115VNĐ, BIC sẽ hoàn trả lại cho Việt P theo quy định về xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. BIC giải quyết bồi thường căn cứ kết luận giám định của VietAdjusters về mức độ tổn thất là đúng quy định hợp đồng bảo hiểm và Luật Kinh doanh Bảo hiểm. Theo Điều 9 Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 2020/HĐNT/FIR/BICVT-VP quy định: “ Đối với những tổn thất mà bên B không tự tiến hành giám định được, bên B có quyền cử đơn vị giám định độc lập (là một trong các đơn vị giám định được liệt kê dưới đây) đến hiện trường để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Trường hợp Bên A thống nhất về kết luận giám định, thì kết luận giám định sẽ được sử dụng làm cơ sở để xem xét giải quyết bồi thường. Bên B sẽ lựa chọn một trong các đơn vị giám định có tên dưới đây để thực hiện giám định: Công ty Cổ phần Đ4 (Vietadjusters)”. Theo Điều 46, khoản 1 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định: “Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp B5 phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu”. Theo Khoản 1 Điều 48 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định: Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp B5 hoặc người được doanh nghiệp B5 thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu”. Căn cứ Báo cáo cuối cùng ngày 14/05/2021 của VietAdjusters thì tổn thất 6.814,955 tấn hạt điều của Việt P được xác định là 174.236.952.588 đồng. Sau khi trừ đi các khoản gồm tiền phế liệu là 2.752.799.855 đồng, khoản khấu trừ 5% giá trị tổn thất là 8.574.207.637 đồng thì số tiền bồi thường sẽ là 162.909.945.096 đồng. Do đã tạm ứng bồi thường là 118.000.000.000 đồng nên BIC chỉ còn phải thanh toán cho Việt P là 44.909.945.096 đồng. Tuy nhiên, Việt P không đồng ý với số tiền bồi thường nêu trên theo Báo cáo giám định của VietAdjusters. Căn cứ Điều 9 Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt quy định: “Trong trường hợp các Bên không thống nhất về kết luận giám định thì hai bên thỏa thuận trưng cầu giám định viên độc lập giám định lại (“Giám định viên lần 2”) và thỏa thuận về chi phí giám định. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng cầu giám định viên lần 2 thì một trong các bên được yêu cầu tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của bên A chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập do tòa án chỉ định có giá trị bắt buộc đối với các bên”. Các hợp đồng mua bán, biên bản, công văn xác nhận ký kết giữa V với Bờ Biển N và BIVC là không đáng tin cậy và có dấu hiệu tạo lập để đòi bồi thường bảo hiểm. Để chứng minh việc mua bán và chuyển quyền sở hữu đối với hàng hạt điều do Bờ Biển N2 và BIVC nhập khẩu, Việt P đã cung cấp cho bên giám định VietAdjusters các tài liệu gồm: Hợp đồng kinh tế số 061119/HĐKT/VP-BBN ngày 06/11/2019 ký với Bờ B2 Ngà mua 1.000 tấn điều thô; Biên bản xác nhận số 01-061119/HĐKT/VP-BBN ngày 20/1/2020 giữa V và Bờ Biển Ngà về khối lượng điều thô thực nhận và giá trị thanh toán 29.457.504.000 VNĐ; Văn bản số 0311/CV-BBN ngày 03/11/2020 của Bờ Biển Ngà gửi V yêu cầu bồi thường giá trị điều thô mà Việt P đã nhận là 29.457.504.000 VNĐ. Tuy nhiên, các tài liệu nêu trên chỉ được lập giữa 02 Công ty N4 và Bờ Biển N2, không có xác nhận của đơn vị có thẩm quyền là Chủ kho ngoại quan hay Chi cục Hải quan địa phương (đối với Hợp đồng kinh tế số 061119). Đồng thời, trên thực tế Bờ Biển N2 cũng không xuất hóa đơn VAT cho Việt P. Số tiền Bờ Biển Ngà yêu cầu bồi thường 29.457.504.000 VNĐ là vô lý, vì đây là khoản nợ V chưa thanh toán theo hợp đồng mua bán (nếu có) chứ không thể là khoản tiền bổi thường được. Hợp đồng kinh tế số 011119/HĐKT/VP-BBN ngày 01/11/2019 và Hợp đồng kinh tế số 081119/HĐKT/VP-BIVC ngày 08/11/2019 ký với BIVC mua tổng cộng 3.100 tấn điều thô; Biên bản xác nhận số 01-011119/HĐKT/VP-BIVC ngày 25/12/2019 giữa V và BIVC về khối lượng điều thô thực nhận và giá trị thanh toán 65.578.523.809 VNĐ; Biên bản xác nhận số 01-081119/HĐKT/VP- BIVC ngày 20/1/2020 giữa V và BIVC về khối lượng điều thô thực nhận và giá trị thanh toán 16.300.784.000 VNĐ; Văn bản số 25/CV-BIVC ngày 28/10/2020 của BIVC gửi V yêu cầu bồi thường giá trị điều thô mà Việt P đã nhận là 81.879.307.809 VNĐ. Tuy nhiên, các tài liệu nêu trên chỉ được lập giữa 02 Công ty N4 và BIVC, không có xác nhận của đơn vị có thẩm quyền là Chủ kho ngoại quan hay Chi cục Hải quan địa phương (đối với Hợp đồng kinh tế số 011119 và Hợp đồng kinh tế số 081119). Đồng thời, trên thực tế BIVC cũng không xuất hóa đơn VAT cho Việt P. Số tiền BIVC yêu cầu bồi thường 81.879.307.809 VNĐ là vô lý, vì đây là khoản nợ V chưa thanh toán theo hợp đồng mua bán (nếu có) chứ không thể là khoản tiền bồi thường được. Mặt khác, 03 Công ty N4, Bờ Biển N và BIVC đều có liên quan với nhau về lợi ích kinh tế, đó là cùng sử dụng chung thương hiệu T7. Theo Văn bản số 6808/2020/CV-VP ngày 06/8/2020 của V trả lời một số câu hỏi của VietAdjusters thể hiện: “… để tiếp cận thị trường Việt Nam các công ty mới thường hợp tác với T8 về việc sử dụng thương hiệu của Tập đoàn T8 để dễ tiếp cận với khách hàng, tạo được uy tín trong giao dịch mua bán với khách hàng. Biết được các lợi thế đó, Việt P, BIVC và Bờ Biển N2 đã thỏa thuận với Tập đoàn T8 để sử dụng thương hiệu T9”. Do đó, có nhiều cơ sở cho thấy các hợp đồng mua bán, biên bản, công văn xác nhận ký kết giữa V với Bờ Biển N và BIVC là không đáng tin cậy và được tạo lập với mục đích được hưởng tiền bảo hiểm. Đây là hành vi có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm, vi phạm Luật Kinh doanh Bảo hiểm. Bản ý kiến pháp lý của Công ty L2 Á châu (SAL) xác định hàng hóa của Bờ Biển Ngà và BIVC đã thông quan và đã hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu cho Việt P là hoàn toàn sai lầm và trái quy định pháp luật. Bản ý kiến pháp lý ngày 21/7/2020, SAL cho rằng Bờ Biển Ngà đã nộp Tờ khai hàng hóa hàng hóa nhập khẩu (thông quan) và đã nhận được quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu của hải quan là hoàn toàn chủ quan và không có cơ sở pháp lý nào. Vì như đã phân tích trên, hàng hóa của V, Bờ Biển N2 và BIVC mới làm thủ tục nhập kho ngoại quan, chứ chưa làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam nên chưa được thông quan. Từ nhận định sai lầm nêu trên, SAL đã không căn cứ vào quy định về chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong kho ngoại quan theo Điều 83 khoản 3 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 và hướng dẫn cụ thể về chuyển quyền sở hữu theo Điều 91 khoản 8 của Thông tư số 38/2015/TT- BTC25/03/2015 của Bộ Tài chính. Điều này dẫn đến ý kiến pháp lý của SAL cho rằng hàng hóa của Bờ Biển N2 và BIVC đã hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu cho Việt P là trái quy định tại Điều 91 khoản 8 của Thông tư số 38/2015/TT- BTC25/03/2015 của Bộ Tài chính. Về tiền lãi chậm trả bồi thường bảo hiểm: Theo Điều 10.2 Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 2020/HĐNT/FIR/BICVT-VP quy định: “Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bên B nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường hợp lệ, Bên B có trách nhiệm giải quyết việc bồi thường cho Bên A”. Ngày 14/5/2021, VietAdjusters đưa ra kết luận chính thức trong Báo cáo cuối cùng (Báo cáo giám định số 4) để gửi tới BIC và Người được bảo hiểm. Nên thời điểm tính lãi chậm trả bồi thường (nếu có) phải ít nhất sau 30 ngày, kể từ ngày ngày 14/5/2021 tức ngày 14/6/2021, tại Tòa hôm nay V yêu cầu tính lãi từ ngày 14-6-2021 đến nay, BIC đồng ý với thời gian bắt đầu tính lãi theo yêu cầu của V. Về lãi suất, theo quy định của pháp luật thì lãi suất 10%/năm , nay V yêu cầu tính lãi 12%/năm thì BIC không đồng ý. Hơn nữa, do V xác định số tiền yêu cầu bồi thường còn lại là 149.889.606.445đ (một trăm bốn mươi chín tỷ tám trăm tám mươi chín triệu sáu trăm lẻ sáu nghìn bốn trăm bốn mươi lăm đồng) và tiền lãi là 34.374.683.077đ (ba mươi bốn tỷ ba trăm bảy mươi bốn triệu triệu sáu trăm tám mươi ba nghìn không trăm bảy mươi bảy đồng), tổng cộng cả gốc và lãi là 184.264.289.521đ (một trăm tám mươi bốn tỷ hai trăm sáu mươi bốn triệu hai trăm tám mươi chín nghìn năm trăm hai mốt đồng) là không đúng như đã phân tích ở trên. Số tiền bồi thường còn lại theo tính toán của VietAdjusters là 44.909.945.096đ (bốn mươi bốn tỷ chín trăm lẻ chín triệu chín trăm bốn mươi lăm nghìn không trăm chín mươi sáu đồng), sau khi đã trừ các khoản tiền phế liệu, tiền khấu trừ 5% và tiền tạm ứng. Vì vậy qua yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần N4, Tổng Công ty Cổ phần B3 (Tổng Công ty B3 – viết tắt là BIC) đề nghị Quý Tòa xem xét toàn diện, khách quan vụ án, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của V đòi bồi thường bảo hiểm đối với số hàng của Bờ Biển N2 và BIVC và chỉ chấp nhận số tiền bồi thường theo kết quả giám định cuối cùng của VietAdjusters.

Về kết quả thẩm định giá: Tổng Công ty Cổ phần B3 cho rằng kết quả Thẩm định giá của Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định giá Phương Đ2 là cao so với kết quả thẩm định giá của Công ty V3, BIC không có ý kiến gì đối với kết quả Thẩm định giá của Công ty TNHH Đ3. 3. Theo các bản tự khai, biên bản lấy lời khai và quá trình tố tụng tại Tòa án, người đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Công ty Cổ phần N6 trình bày:

Công ty Cổ phần N6 có bán hàng hóa là hạt điều thô, xuất xứ Tanzania cho Công ty Cổ phần N4 theo các Hợp đồng kinh tế số 011119/HĐKT/VP- BIVC ngày 01-11-2019 và Hợp đồng kinh tế số 081119/HĐKT/VP-BIVC ngày 08-11-2019. Thực hiện các Hợp đồng kinh tế nêu trên, ngày 27-11-2019, Công ty Cổ phần N6 lập giấy ủy quyền cho Công ty Cổ phần L3 đại diện và nhân danh Công ty Cổ phần N6 nhận và vận chuyển hàng hóa đến kho Thành Chí, khu kho bãi tổng hợp, đường A, khu công nghiệp P, thị trấn P, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (K Ngoại quan) để giao hàng cho Công ty Cổ phần N4. Ngày 06-12-2019, Công ty Cổ phần L3 gửi văn bản cho Công ty Cổ phần N4 thông báo về việc giao hàng đợt 1. Ngày 25-12-2019, sau khi việc giao nhận hàng hóa đợt 1 tại kho Thành Chí hoàn tất, Công ty Cổ phần N6 và Công ty Cổ phần N4 đã lập Biên bản xác nhận về số lượng hàng thực giao, thực nhận đợt 1 của Bill KT1930 là 1.221,377 tấn, Bill KT1933 là 1.244,358 tấn, tổng số tiền phải thanh toán là 65.578.523.809đ (sáu mươi lăm tỷ năm trăm bảy mươi tám triệu năm trăm hai mươi ba nghìn tám trăm lẻ chín đồng). Ngày 10-01-2020 Công ty Cổ phần L3 gửi văn bản cho Công ty Cổ phần N4 thông báo về việc giao hàng đợt 2. Ngày 20-01-2020, sau khi việc giao nhận hàng hóa đợt 2 tại kho Thành Chí hoàn tất, Công ty Cổ phần N6 và Công ty Cổ phần N4 đã lập Biên bản xác nhận về số lượng hàng thực giao, thực nhận đợt 2 của Bill KT1916 là 177,464 tấn, Bill KT1932 là 384,632 tấn, tổng số tiền phải thanh toán là 16.300.784.000đ (mười sáu tỷ ba trăm triệu bảy trăm tám mươi bốn nghìn đồng). Tổng số hạt điều thô, xuất xứ Tanzania mà Công ty Cổ phần N6 đã giao tại kho Ngoại quan và Công ty Cổ phần N4 đã nhận của hai đợt là 3.027,831 tấn. Tổng số tiền Công ty Cổ phần N4 phải thanh toán của 02 đợt cho Công ty Cổ phần N6 là 81.879.307.809đ (tám mươi mốt tỷ tám trăm bảy mươi chín triệu ba trăm lẻ bảy nghìn tám trăm lẻ chín đồng). Các Hợp đồng kinh tế số 011119/HĐKT/VP- BIVC ngày 01-11-2019 và Hợp đồng kinh tế số 081119/HĐKT/VP-BIVC ngày 08-11-2019 được ký kết giữa hai bên, tại Điều 2 có quy định về trách nhiệm quản lý hàng hóa, theo đó: Từ thời điểm hàng hóa nhập Kho Ngoại quan (Kho T), Công ty Cổ phần N4 có trách nhiệm quản lý, bảo quản hàng hóa và tự chịu trách nhiệm đối với hao hụt của hàng hóa trong thời gian hàng hóa lưu trữ tại K Ngoại quan. Bằng chi phí của mình Công ty Cổ phần N4 có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa trong suốt thời gian lưu tại Kho Ngoại quan. Với quy định như trên, thời điểm chuyển giao rủi ro trong trường hợp này được xác định là kể từ thời điểm hàng hóa nhập Kho Ngoại quan, hai bên đã hoàn tất việc giao nhận hàng hóa như trên. Vì vậy, thiệt hại khi bị cháy số lượng hàng hóa mà Công ty Cổ phần N4 đã nhận của Công ty Cổ phần N6 tại Kho Ngoại quan là thuộc trách nhiệm của Công ty Cổ phần N4. Công ty Cổ phần N4 hiện nay còn nợ tiền mua hàng hóa của Công ty Cổ phần N6 đối với các Hợp đồng kinh tế nêu trên. Tuy nhiên trong vụ án này Công ty Cổ phần N6 không tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty Cổ phần N4, không yêu cầu Tòa án giải quyết về số tiền mà Công ty Cổ phần N4 còn nợ của Công ty Cổ phần N6, Công ty Cổ phần N6 không có yêu cầu độc lập trong vụ án này, nếu hai bên có phát sinh tranh chấp Công ty Cổ phần N6 sẽ khởi kiện trong vụ án khác. Vì vậy đề nghị Tòa xem xét, giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Công ty Cổ phần N6 xin được phép vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án cho đến khi vụ án kết thúc. Công ty Cổ phần N6 không khiếu nại gì đối với sự vắng mặt của mình và đề nghị không nhận các văn bản tố tụng liên quan của vụ án.

4. Theo các bản tự khai, biên bản lấy lời khai và quá trình tố tụng tại Tòa án, người đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Công ty Cổ phần N5 trình bày:

Công ty Cổ phần N5 có bán hàng hóa là hạt điều thô, xuất xứ Tanzania cho Công ty Cổ phần N4 theo Hợp đồng kinh tế số 061119/HĐKT/VP-BBN ngày 06-11-2019. Thực hiện Hợp đồng kinh tế này ngày 04-01-2020, Công ty Cổ phần N5 đã ủy quyền cho Công ty Cổ phần L3 đại diện và nhân danh Công ty Cổ phần N5 Ngà nhận và vận chuyển hàng hóa đến kho Thành Chí khu kho bãi tổng hợp, đường A, khu công nghiệp P, thị trấn P, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (K Ngoại quan) để giao hàng cho Công ty Cổ phần N4. Ngày 10-01-2020, Công ty Cổ phần L3 gửi văn bản cho Công ty Cổ phần N4 thông báo về việc giao hàng đến Kho T. Ngày 20-01-2020, sau khi việc giao nhận hàng hóa tại kho Thành Chí hoàn tất, Công ty Cổ phần N5 và Công ty Cổ phần N4 đã lập Biên bản xác nhận về số lượng hàng thực giao thực nhận của Bill KT1908 là 639,196 tấn, Bill KT1909 là 376,580 tấn, tổng số hàng là 1.015,776 tấn hạt điều thô, tổng số tiền Công ty Cổ phần N4 phải thanh toán cho Công ty Cổ phần N5 là 29.457.504.000đ (hai mươi chín tỷ bốn trăm năm mươi bảy triệu năm trăm lẻ bốn nghìn đồng). Việc xảy ra thiệt hại do bị cháy số lượng hàng hóa mà Công ty Cổ phần N4 đã nhận xong của Công ty Cổ phần N5 tại Kho Ngoại quan Thành Chí là thuộc trách nhiệm của Công ty Cổ phần N4. Vì tại Điều 2 Hợp đồng kinh tế số 061119/HĐKT/VP-BBN ngày 06-11-2019 được ký kết giữa Công ty Cổ phần N5 và Công ty Cổ phần N4 đã có quy định về trách nhiệm quản lý hàng hóa, theo đó hai bên thỏa thuận: Từ thời điểm hàng hóa nhập Kho Ngoại quan (Kho T), bên A (Công ty Cổ phần N4) có trách nhiệm quản lý, bảo quản hàng hóa và tự chịu trách nhiệm đối với hao hụt của hàng hóa trong thời gian hàng hóa lưu trữ tại K Ngoại quan. Bằng chi phí của mình, bên A (Công ty Cổ phần N4) có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa trong suốt thời gian lưu tại Kho Ngoại quan. Nội dung thỏa thuận này của hai bên phù hợp với quy định của Điều 57 Luật Thương mại quy định về thời điểm chuyển giao rủi ro trong trường hợp này được xác định là kể từ thời điểm hàng hóa nhập Kho Ngoại quan. Công ty Cổ phần N5 Ngà đã hoàn tất việc giao nhận hàng hóa như đã trình bảy ở trên. Với quy định như trên, thời điểm chuyển giao rủi ro trong trường hợp này được xác định là kể từ thời điểm hàng hóa nhập Kho Ngoại quan, hai bên đã hoàn tất việc giao nhận hàng hóa như trên. Cho đến nay, Công ty Cổ phần N4 chưa thanh toán số tiền mua hàng hóa của Công ty Cổ phần N5 Ngà theo Hợp đồng kinh tế nêu trên nhưng trong vụ án này Công ty Cổ phần N5 Ngà không tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa nêu trên với Công ty Cổ phần N4, Công ty Cổ phần N5 Ngà không yêu cầu Tòa án giải quyết về số tiền mua bán hàng hóa mà Công ty Cổ phần N4 còn nợ, Công ty Cổ phần N5 Ngà cũng không có yêu cầu độc lập trong vụ án này, nếu hai bên có phát sinh tranh chấp thì Công ty Cổ phần N5 sẽ khởi kiện Công ty Cổ phần N4 trong vụ án khác. Công ty Cổ phần N5 Ngà xin được phép vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án cho đến khi vụ án kết thúc. Công ty Cổ phần N5 Ngà không khiếu nại gì đối với sự vắng mặt của mình và đề nghị không nhận các văn bản tố tụng liên quan của vụ án.

5. Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2023/KDTM-ST ngày 12-5-2023 của Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu đã tuyên xử:

Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần N4, cụ thể: Buộc Tổng Công ty Cổ phần B3 (Tổng Công ty B3 – viết tắt là BIC) hoàn trả cho Việt P số tiền 184.264.289.521đ (một trăm tám mươi bốn tỷ hai trăm sáu mươi bốn triệu hai trăm tám mươi chín nghìn năm trăm hai mốt đồng), trong đó tiền gốc là 149.889.606.445đ (một trăm bốn mươi chín tỷ tám trăm tám mươi chín triệu sáu trăm lẻ sáu nghìn bốn trăm bốn mươi lăm đồng) và tiền lãi tính đến ngày 12-5-2023 là 34.374.683.077đ (ba mươi bốn tỷ ba trăm bảy mươi bốn triệu sáu trăm tám mươi ba nghìn không trăm bảy mươi bảy đồng).

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về chi phí tố tụng, án phí và quyền kháng cáo của các bên đương sự theo quy định của pháp luật.

6. Nội dung kháng cáo:

Ngày 26/5/2023, Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu nhận được đơn kháng cáo của bị đơn Tổng Công ty Cổ phần B3 do ông Vũ Minh H2 đại diện theo ủy quyền ký; nội dung kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

7. Tại phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Các bên đương sự không thỏa thuận được việc giải quyết vụ án và không cung cấp tài liệu, chứng cứ mới.

Kiểm sát viên phát biểu ý kiến: Quá trình thụ lý, giải quyết vụ án và tại phiên tòa, Thẩm phán, thành viên Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung: không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của kiểm sát viên; Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định:

[1] Đơn kháng cáo của bị đơn Tổng Công ty Cổ phần B3 do ông Vũ Minh H2 đại diện theo ủy quyền ký được gửi trong hạn luật định và đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, nên Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận xem xét lại Bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2023/KDTM-ST ngày 12/5/2023 của Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu theo trình tự phúc thẩm.

[2] Sự vắng mặt của các đương sự tại phiên tòa, Tòa án đã tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định hoãn phiên tòa hợp lệ cho các đương sự và đây là phiên tòa lần thứ hai các đương sự vắng mặt không có lý do khách quan hay vì sự kiện bất khả kháng nên theo quy định tại khoản 3 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự thì Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt họ.

[3] Xét yêu cầu kháng cáo của Tổng Công ty Cổ phần B3 (Gọi tắt là Tổng Công ty B3) thì thấy:

[3.1] Xác định hợp đồng bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm – Công ty cổ phần N4 (gọi tắt Công ty N4) với Tổng Công ty B3: Theo xác nhận của Công ty N4 và Tổng Công ty B3 (kèm theo tài liệu chứng cứ) thể hiện: Công ty N4 và Công ty Cổ phần B4, chi nhánh V2 (sau đây gọi tắt là N4) ký kết Hợp đồng nguyên tắc Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 2020/HĐNT/FIR/BICVT-VP ngày 02/01/2020. Thực hiện hợp đồng, N4 đã cấp cho Công ty N4 Giấy chứng nhận Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 08201223 với nội dung: Đối tượng được bảo hiểm là 12.980 tấn điều thô, số tiền bảo hiểm là 340.435.592.000đ (ba trăm bốn mươi tỷ bốn trăm ba mươi lăm nghìn năm trăm chín mươi hai ngàn đồng), thời hạn bảo hiểm là 03 tháng, từ 17 giờ ngày 11/02/2020 đến 17 giờ ngày 11/5/2020, địa điểm được bảo hiểm là kho Thành Chí - đường số A, KCN P, thị trấn P, huyện T, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau đó, N4 đã lần lượt cấp cho V các đơn sửa đổi bổ sung để ghi nhận số lượng hàng hóa thực tế là đối tượng bảo hiểm vào các ngày 17/02/2020 là 12.535 tấn điều thô, với số tiền bảo hiểm là 330.598.090.000đ (ba trăm ba mươi tỷ năm trăm chín mươi tám triệu không trăm chín mươi ngàn đồng); ngày 22/02/2020 là 14.088 tấn điều thô, với số tiền bảo hiểm là 371.556.912.000đ (ba trăm bảy mươi mốt tỷ năm trăm năm mươi sáu triệu chín trăm mười hai ngàn đồng); ngày 27/02/2020 là 14.078 tấn điều thô, với số tiền bảo hiểm 371.293.172.000đ (ba trăm bảy mươi mốt tỷ hai trăm chín mươi ba triệu một trăm bảy mươi hai nghìn đồng) và ngày 08/4/2020 là 10.860 tấn điều thô, với số tiền 286.421.640.000đ (hai trăm tám mươi sáu tỷ bốn trăm hai mươi mốt triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng). Ngày 09/4/2020, N4 cấp Đơn sửa đổi bổ sung lần 05 ghi nhận số lượng hàng hóa của 04 lần cập nhật, trong đó cập nhật lần 04 là ngày 08/4/2020 là 10.860 tấn điều thô với số tiền bảo hiểm là 286.421.640.000đ, phí bảo hiểm là 92.364.319 đồng.

Công ty N4 đã nộp đủ số tiền phí bảo hiểm 92.364.319 đồng cho Tổng Công ty B3 theo Bản xác nhận nộp phí bảo hiểm ngày 06/5/2020 của N4. Do đó, Hội đồng xét xử có đủ cơ sở để xác định hợp đồng bảo hiểm giữa Công ty N4 và Tổng Công ty B3 là Hợp đồng nguyên tắc Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 2020/HĐNT/FIR/BICVT-VP ngày 02/01/2020, Giấy chứng nhận Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 08201223 và theo Đơn sửa đổi bổ sung lần thứ 4 ngày 08/4/2020 là 10.860 tấn điều thô với số tiền bảo hiểm là 286.421.640.000 đồng; thời hạn bảo hiểm từ ngày 08/4/2020 đến ngày 11/5/2020; bên mua bảo hiểm là Công ty N4 và doanh nghiệp B5 là Tổng Công ty B3. [3.2] Xác định sự kiện bảo hiểm để Tổng Công ty B3 trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm – Công ty N4: Theo Thông báo kết luận giám định số 1281/TB-VPCQCSĐT(Đ3) ngày 11/5/2020 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh B: “Vùng cháy đầu tiên là khu vực gần cửa số 6 bên trong kho số 5 của Công ty cổ phần N4 (Công ty N4) thuộc khu Công nghiệp P, thị xã P, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nguyên nhân cháy là do trên đường dây dẫn điện lắp đặt dọc vách tường bên trái đi qua khu vực gần cửa số 6 của kho số E đã xảy ra sự cố chạm chập điện (ngắn mạch). Sự cố ngắn mạch phát sinh hồ quang điện mang năng lượng cao đốt cháy vỏ cách điện, làm nóng chảy lõi dây điện tạo hạt đồng nóng chảy mang nhiệt độ cao (≥ 15000C). Sản phẩm vỏ cách điện cháy và hạt đồng nóng chảy mang nhiệt độ cao rơi xuống gây cháy các vật liệu cháy (bao bì, nhựa, hạt điều,…) ở phía dưới và từ đây đám cháy phát triển đi các hướng gây cháy lớn.

Như vậy, sự kiện cháy xảy ra ngày 09/4/2020 tại kho Thành Chí nơi có chứa lượng hạt điều mà Công ty N4 đã mua bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm theo quy định tại Điều 2 của Hợp đồng nguyên tắc Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 2020/HĐNT/FIR/BICVT-VP ngày 02/01/2020. Do đó, đủ căn cứ phát sinh trách nhiệm trả tiền bảo hiểm của Tổng Công ty B3 cho bên mua bảo hiểm – Công ty N4. [3.3] Xác định trách nhiệm trả tiền bảo hiểm của Tổng Công ty B3 cho Công ty N4: [3.3.1] Theo xác nhận của Tổng Công ty B3 thì căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm được ký với Công ty N4 thì đối tượng được bảo hiểm là 10.860 tấn điều thô. Tổng Công ty B3 đồng ý trả tiền bảo hiểm cho số lượng hạt điều thuộc sở hữu của Công ty N4 là 6.814,955 tấn do thuộc phạm vi bảo hiểm theo hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm của N4 đã cấp. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm buộc Tổng Công ty B3 phải thanh toán tiền bảo hiểm cho Công ty N4 số tiền tương ứng với 6.814,955 tấn hạt điều bị cháy là phù hợp.

[3.3.2] Xét trách nhiệm trả tiền bảo hiểm của Tổng Công ty B3 cho Công ty N4 ký kết hợp đồng bảo hiểm đối với 1.015,605 tấn hạt điều của Công ty Cổ phần N5 (gọi tắt là Công ty N5) và 3.048,540 tấn hạt điều của Công ty Cổ phần N6 (Công ty N6) đang lưu giữ tại Kho Ngoại quan – Công ty N4 thì thấy:

Thứ nhất, tại Báo cáo cuối cùng của Vrs Vietadjusters ngày 14/5/2021, phần mô tả đối tượng được bảo hiểm đã xác định số lượng điều thô tồn kho tại thời gian và địa điểm tổn thất gồm: 6.814,955 tấn hạt điều của V; 1.015,605 tấn hạt điều của Công ty N5 Ngà và 3.048,540 tấn hạt điều của Công ty N6. Đồng thời theo Công văn số 76/2020/CV.TC ngày 29/4/2020 của Công ty N4 (chủ kho ngoại quan) gửi cho N4 đã xác định khối lượng hàng hóa qua cân Thành Chí và số liệu theo tờ khai Hải quan phù hợp với số liệu tại báo cáo của Vietadjusters; tổng khối lượng điều của 03 công ty này là 10.879.100 tấn điều. Như vậy, khi xảy ra cháy, số lượng hạt điều thô của 3 công ty được ghi nhận có tại kho Thành Chí là 10.879,100 tấn.

Tại đơn sửa đổi bổ sung ngày 08/4/2020 do N4 phát hành xác nhận số lượng hàng hóa được cập nhật là 10.860 tấn điều thô. Do đó, chỉ có cơ sở để xem xét trách nhiệm trả tiền bảo hiểm của Tổng Công ty B3 trong phạm vi đối với 10.860 tấn điều thô mà Công ty N4 đã mua bảo hiểm.

Quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn cũng thừa nhận trong 10.860 tấn điều thô có 1.015,605 tấn hạt điều của Bờ Biển Ngà và 3.048,540 tấn hạt điều của công ty N6 lưu giữ tại Kho Ngoại quan, nhưng đã được Việt P mua theo các hợp đồng kinh tế. Cụ thể:

- Hợp đồng kinh tế số 011119/HĐKT/VP-BIVC ngày 01/11/2019 giữa V với Công ty N6 với khối lượng điều V mua là 2.500 tấn.

- Hợp đồng kinh tế số 081119/HĐKT/VP-BIVC ngày 08/11/2019 giữa V với Công ty N6 với khối lượng điều V mua là 600 tấn.

- Hợp đồng kinh tế số 061119/HĐKT/VP-BBN ngày 06/11/2019 giữa Việt P và Công ty N5 Ngà với khối lượng điều V mua là 1.000 tấn.

Quá trình giải quyết vụ án, Công ty N6 và Công ty N5 đều có văn bản xác nhận hiện nay V còn nợ tiền mua hàng hóa đối với các hợp đồng kinh tế nêu trên nhưng nay không tranh chấp các hợp đồng mua bán hàng hóa này với Việt P. Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự cố cháy kho Thành Chí vào ngày 09/4/2020 thì ngày 08/5/2020 Công ty N5 có Công văn số 03/2020/GT-BBN gửi Chi cục hải quan cửa khẩu cảng C1 đề nghị giảm thuế nhập khẩu đối với 1.015,605 tấn điều; cùng ngày Công ty N6 cũng có Công văn số 02/2020/GT-BIVC gửi Chi cục hải quan cửa khẩu cảng C1 đề nghị giảm thuế nhập khẩu đối với 3.048,540 tấn điều. Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan thì người khai hải quan là: “Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu...”. Do đó, có căn cứ xác định Công ty N5 và Công ty N6 là chủ hàng hóa đối với lô điều nhập khẩu từ Tanzania được gửi tại kho T. Theo quy định tại khoản 2 Điều 88 của Nghị định này thì: “...thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan”. Theo quy định tại Điều 2.3 của các hợp đồng kinh tế hai bên có thỏa thuận: “Sau khi bên B (Nông sản quốc tế, Bờ Biển N) hoàn tất thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao trọn vẹn cho bên A (V). Như vậy, có căn cứ để xác định: Khối lượng hạt điều mà Công ty N4 mua bảo hiểm là 10.860 tấn đã bị cháy thì có 6.814,955 tấn thuộc quyền sở hữu của Công ty N4, có 1.015,605 tấn hạt điều thuộc quyền sở hữu của Công ty N5 Ngà và 3.048,540 tấn hạt điều của Công ty N6. Thứ hai, xét quyền được mua bảo hiểm, quyền thụ hưởng của Công ty N4 đối với 1.015,605 tấn hạt điều thuộc quyền sở hữu của Công ty N5 Ngà và 3.048,540 tấn hạt điều của Công ty N6 thì thấy:

Công ty N4 xác định có quyền mua bảo hiểm đối với số lượng hạt điều 1.015,605 tấn thuộc quyền sở hữu của Công ty N5 Ngà và 3.048,540 tấn hạt điều của Công ty N6 là dựa vào thỏa thuận trong Hợp đồng kinh tế số 011119/HĐKT/VP-BIVC ngày 01-11-2019 và Hợp đồng kinh tế số 081119/HĐKT/VP-BIVC ngày 08-11-2019 giữa V với Công ty N6 và Hợp đồng kinh tế số 061119/HĐKT/VP-BBN ngày 06-11-2019 giữa V4 và Công ty N5. Hội đồng xét xử xét thấy:

Các hợp đồng kinh tế mà Việt P đã ký với Công ty N6 và Công ty N5 (đều là công ty được thành lập tại Việt Nam) được lập thành văn bản, được đại diện theo pháp luật giữa hai công ty ký kết, có đóng dấu của hai công ty. Nội dung của hợp đồng kinh tế có đối tượng mua bán là hạt điều thô, không thuộc trường hợp hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Tổng Công ty B3 cho rằng có thể giữa các bên tạo lập khống hợp đồng, nhưng không có tài liệu chứng cứ để chứng minh. Do đó, Hội đồng xét xử dựa vào nội dung của các hợp đồng trên để làm căn cứ xác định quyền mua bảo hiểm của Công ty N4. Theo thỏa thuận tại Điều 2.3 của Hợp đồng kinh tế số 011119/HĐKT/VP- BIVC ngày 01-11-2019 và Hợp đồng kinh tế số 081119/HĐKT/VP-BIVC ngày 08-11-2019 giữa V với Công ty N6 và Hợp đồng kinh tế số 061119/HĐKT/VP-BBN ngày 06-11-2019 giữa V và Công ty N5 Ngà thể hiện nội dung: “Từ thời điểm hàng hóa nhập Kho Ngoại quan, Bên A (V) có trách nhiệm quản lý, bảo quản hàng hóa và tự chịu trách nhiệm đối với hao hụt của hàng hóa trong thời gian hàng hóa lưu giữ tại K Ngoại quan”. Theo xác nhận của Công ty N4, Công ty N5 thì số lô hạt điều của Công ty N5 Ngà được nhập vào kho Ngoại quan trong các ngày 05/11/2019, ngày 06/11/2019 và ngày 15/01/2020. Theo xác nhận của Công ty N4, Công ty N6 thì số lô hạt điều của Công ty N6 được nhập vào kho Ngoại quan trong các ngày 14/11/2019, ngày 15/11/2019, ngày 09/12/2019, ngày 10/12/2019, ngày 15/01/2020 và ngày 16/01/2020. Số liệu hạt điều trong tờ xác nhận giữa Công ty N4 với Công ty N5 và Công ty N6 hoàn toàn phù hợp với số liệu được thể hiện tại Biên bản đối chiếu hàng tồn tại kho số 5 ngày 05/5/2020 do Chủ Kho Ngoại quan – Công ty N4 cung cấp. Đối chiếu với nội dung thỏa thuận tại Điều 2.3 của Hợp đồng và số lượng hạt điều đã được nhập vào Kho Ngoại quan, thì có căn cứ để xác định:

Công ty N4 phải chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản và chịu trách nhiệm hao hụt trong thời gian lưu giữ tại Kho Ngoại quan đối với số hạt điều 1.015,605 tấn thuộc quyền sở hữu của Công ty N5 kể từ ngày 15/01/2020 và 3.048,540 tấn hạt điều của Công ty N6 kể từ ngày 16/01/2020.

Xét quan điểm của Tổng Công ty B3 cho rằng: Công ty N4 không có quyền quản lý tài sản, không có quyền về tài sản, mà các quyền này thuộc về chủ hàng là Công ty N5, Công ty N6 và Chủ kho Ngoại quan. Hội đồng xét xử xét thấy: Công ty N5, Công ty N6 vẫn là chủ sở hữu số lượng hạt điều trên do chưa thực hiện các thủ tục chuyển giao quyền sở hữu nên được thực hiện quyền quản lý, chiếm hữu, sử dụng và quyền về tài sản; tuy nhiên, Công ty N5, Công ty N6 đã giao lại cho Công ty N4 quản lý, bảo quản và chịu trách nhiệm hao hụt trong thời gian lưu giữ tại Kho Ngoại quan. Do đó, có căn cứ xác định Công ty N4 có quyền về tài sản và trách nhiệm chịu rủi ro của mình. Căn cứ vào Điều 57 Luật Thương mại năm 2005 về chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa” thì có đủ cơ sở để xác định Công ty N5 đã chuyển giao rủi ro 1.015,605 tấn hạt điều cho Công ty N4 kể từ ngày 15/01/2020 và Công ty N6 đã chuyển giao rủi ro 3.048,540 tấn hạt điều cho Công ty N4 kể từ ngày 16/01/2020 trong thời gian lưu giữ tại Kho Ngoại quan của Công ty N4. Đối với Chủ kho Ngoại quan: Căn cứ vào hợp đồng thuê kho và cung cấp dịch vụ được ký giữa Công ty N6, Công ty N5 và Công ty cổ phần N4 đã thể hiện nội dung thỏa thuận: “Việc bên B (Công ty N4) tham gia ký niêm phong, khóa, mở cửa kho chỉ mang tính chất hỗ trợ để bên A (Công ty N6, Công ty N5) quản lý tốt việc xuất nhập hàng. Bên A tự chịu trách nhiệm về việc an toàn cho hàng khỏi mất mát, hư hỏng”; đồng thời ghi rõ trách nhiệm của Công ty N6, Công ty N5 Ngà là tự mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Như vậy, Chủ Kho Ngoại quan không có quyền quản lý, chiếm hữu về tài sản là số hạt điều trên. Người chịu trách nhiệm về mát mát hư hỏng, hay rủi ro thuộc về Công ty N6, Công ty N5. Mặt khác, theo thỏa thuận tại Hợp đồng kinh tế số 011119/HĐKT/VP- BIVC ngày 01-11-2019 và Hợp đồng kinh tế số 081119/HĐKT/VP-BIVC ngày 08-11-2019 giữa Công ty N4 với Công ty N6 và Hợp đồng kinh tế số 061119/HĐKT/VP-BBN ngày 06-11-2019 giữa Công ty N4 và Công ty N5 Ngà thể hiện nội dung: “Bằng chi phí của mình, bên A (V) có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa trong suốt thời gian lưu tại Kho N Bên A (V) thực hiện các công việc cần thiết để đảm bảo hàng hóa không bị mất mát, hư hỏng hoặc thiệt hại….Từ thời điểm hàng hóa nhập Kho N, trong bất kỳ trường hợp nào (bao gồm cả sự kiện bất khả kháng) mà hàng hóa bị mất mát, hư hỏng hoặc thiệt hại thì bên A (V) chịu trách nhiệm bồi thường khoản tiền tương đương với giá trị của hàng hóa đó theo đơn giá quy định tại Điều 3.1 Hợp đồng”. Xét thấy, nội dung thỏa thuận này thể hiện rõ việc chuyển rủi ro và trách nhiệm dân sự của Công ty N4 (trách nhiệm bồi thường khi để xảy ra mất mất, hư hỏng hoặc thiệt hại); nên để đảm bảo thiệt hại khi xảy ra sự cố cháy nổ, Công ty N4 đã mua bảo hiểm đối với 1.015,605 tấn hạt điều của Công ty N5 Ngà và 3.048,540 tấn hạt điều của Công ty N6 là phù hợp với nội dung thỏa thuận của hợp đồng và phù hợp với quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2019: “Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm”.

Như vậy có thể thấy, Công ty N4 có trách nhiệm quản lý, bảo quản hàng hóa và tự chịu trách nhiệm đối với hao hụt của hàng hóa trong thời gian hàng hóa lưu giữ tại Kho Ngoại quan và trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng hoặc thiệt hại thì Công ty chịu trách nhiệm bồi thường khoản tiền tương đương với giá trị của số hạt điều trên. Để đảm bảo được thiệt hại, Công ty N4 đã bỏ chi phí bằng chính tiền của Công ty N4 để mua bảo hiểm. Đồng thời, số lượng 1.015,605 tấn hạt điều của Công ty N5 Ngà và 3.048,540 tấn hạt điều của Công ty N6 đã lưu giữ tại Kho Ngoại quan – Thành Chí, Công ty N4 đã khai báo đúng toàn bộ số lượng hàng hóa để tham gia bảo hiểm và được N4 chấp nhận. Tại thời điểm Công ty N4 ký kết Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt đối với 12.908 tấn điều thô ngày 11/02/2020 thì tất cả số hạt điều mà V mua của Công ty N6 và Công ty N5 đã được đưa vào kho Thành Chí từ trước đó. Do đó, không có căn cứ để cho rằng việc ký kết các hợp đồng kinh tế giữa Công ty N4 với Công ty N6 và Công ty N5 Ngà được tạo lập với mục đích trục lợi tiền bảo hiểm. Tổng Công ty B3 cho rằng các hợp đồng mua bán giữa Công ty N4 với Công ty N5 và Công ty N4 với Công ty N6 là không đáng tin cậy và được tạo lập với mục đích được hưởng tiền bảo hiểm và trục lợi bảo hiểm nhưng không đưa ra được tài liệu, chứng cứ để chứng minh nên không có cơ sở để xem xét.

Từ những nội dung phân tích nêu trên cho thấy: Công ty N6 và Công ty N5 đã giao hàng là số hạt điều trên cho Công ty N4 theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, đã chuyển giao rủi ro về hàng hóa cho Công ty N4 đúng quy định của pháp luật. Trong đó, các hợp đồng kinh tế này đã thỏa thuận tại Điều 4.1: Bên A (V) có quyền quản lý hàng hóa trong kho ngoại quan trong thời gian bên B (Nông sản quốc tế, Bờ Biển N) tiến hành các thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật. Điều 4.4 quy định: Bên A (V) có quyền mua bảo hiểm cho hàng hóa và toàn quyền thụ hưởng. Điều này cho thấy, Công ty N6 và Công ty N5 đã chuyển giao quyền chiếm hữu hàng hóa cho Công ty N4 phù hợp với quy định tại Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015 về chiếm hữu có căn cứ pháp luật, cụ thể là điểm b khoản 1 điều này quy định: “Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản” và điểm c khoản 1 Điều 165 quy định: “Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật”. Do đó, có căn cứ xác định Công ty N4 có quyền chiếm hữu đối với số lượng hạt điều mà Công ty N4 đã được Công ty N6 và Công ty N5 giao cho theo các hợp đồng kinh tế mà các công ty đã giao kết. Vì vậy, Công ty N4 mua bảo hiểm đối với số lượng hạt điều đứng tên Công ty N5 và Công ty N6 theo các hợp đồng kinh tế đã giao kết là phù hợp với quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2019.

Như vậy, căn cứ vào quy định tại Khoản 6, 7, 8, 9 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2019:

“6. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp B5 và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.

7. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.

8. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.

9. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”.

Hội đồng xét xử có đủ cơ sở để xác định: Công ty N4 có quyền mua bảo hiểm đối với 1.015,605 tấn hạt điều của Công ty N5 Ngà và 3.048,540 tấn hạt điều của Công ty N6 và là người thụ hưởng khi sự kiện cháy nổ xảy ra.

Việc Tổng Công ty B3 cho rằng: Do Công ty N4 không khai báo về nguồn gốc xuất xứ của số hạt điều trên, nên đã vi phạm nghĩa vụ khai báo đầy đủ, trung thực, chính xác là không có cơ sở. Bởi lẽ, toàn bộ số hạt điều 10.860 tấn được bảo hiểm thì tại thời điểm ký hợp đồng bảo hiểm, N4 không yêu cầu Công ty N4 cung cấp chứng từ hóa đơn về xuất xứ hàng hóa.

Trong vụ án này, Tòa án chỉ xem xét Công ty N4 có quyền mua bảo hiểm và quyền thụ hưởng bảo hiểm đối với 1.015,605 tấn hạt điều đang thuộc quyền sở hữu của Công ty N5 và 3.048,540 tấn hạt điều đang thuộc quyền sở hữu của Công ty N6. Tòa án xác định Công ty N4 đang chiếm hữu số hạt điều của Công ty N5 và Công ty N6 thông qua các Hợp đồng Kinh tế có quy định về chuyển giao rủi ro và trách nhiệm chịu rủi ro; chứ không xác định số hạt điều trên thuộc quyền sở hữu của Công ty N4. Do đó, Công ty N4 đề nghị Tòa án triệu tập Chủ kho Ngoại quan là Công ty cổ phần N4, Cơ quan Hải quan để làm rõ chủ sở hữu số hạt điều trên là không có cơ sở. Việc, Tổng Công ty B3 cho rằng Công ty N4 không có quyền sở hữu tài sản là số hạt điều trên nên không có quyền mua bản hiểm, dẫn đến hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu một phần đối với số hạt điều trên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2019 “Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm” là không có căn cứ.

Thứ ba, xét trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm của Tổng Công ty B3 cho Công ty N4 đối với 1.015,605 tấn hạt điều thuộc sở hữu của Công ty N5 và 3.048,540 tấn hạt điều thuộc sở hữu của Công ty N6 mà Công ty N4 đã mua bảo hiểm thì thấy:

Hợp đồng nguyên tắc Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 2020/HĐNT/FIR/BICVT-VP ngày 02/01/2020, Giấy chứng nhận Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 08201223 và theo Đơn sửa đổi bổ sung lần thứ 4 ngày 08/4/2020 là 10.860 tấn điều thô với số tiền bảo hiểm là 286.421.640.000 đồng; thời hạn bảo hiểm từ ngày 08/4/2020 đến ngày 11/5/2020 giữa Công ty N4 và Tổng Công ty B3 có hiệu lực pháp luật; Công ty N4 là người đã đóng tiền phí bảo hiểm đối với hàng hóa là 10.860 tấn điều thô; trong đó có 1.015,605 tấn hạt điều của Công ty N5 Ngà và 3.048,540 tấn hạt điều của Công ty N6; nay có sự kiện cháy nổ xảy ra trong thời gian được bảo hiểm; việc cháy Kho hàng đã gây thiệt hại cho Công ty N4. Do đó, căn cứ vào điểm c Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm “Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” thì Tổng Công ty B3 phải có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho Công ty N4 đối với toàn bộ hàng hóa trên. Tòa án cấp sơ thẩm buộc Tổng Công ty B3 phải trả tiền bảo hiểm đối với hàng hóa là 10.860 tấn điều thô; trong đó có 1.015,605 tấn hạt điều thuộc sở hữu của Công ty N5 và 3.048,540 tấn hạt điều thuộc sở hữu của Công ty N6 mà Công ty N4 đã mua bảo hiểm cho Công ty N4 là có căn cứ pháp luật.

[3.3.3] Xác định số tiền bảo hiểm mà Tổng Công ty B3 phải trả cho Công ty N4: Căn cứ vào Điều 10 của Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt mà Công ty N4 và N4 đã giao kết quy định: “Số tiền bồi thường sẽ được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế”. Do đó, sau khi xảy ra sự cố cháy kho Thành Chí thì N4 đã mời Công ty Cổ phần V3 VietAdjusters để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất và phạm vi trách nhiệm của đơn bảo hiểm. Tuy nhiên, Công ty N4 không đồng ý với kết quả thẩm định đánh giá của VRS VietAdjusters.

Quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm, Tòa án đã trưng cầu định giá; theo đó Chứng thư Thẩm định giá của Công ty Cổ phần G1 và Thẩm định giá Phương Đông ngày 12/10/2022 xác định 10.858,562 tấn hạt điều thô bị tổn thất thời điểm ngày 09/4/2020 tại Kho Ngoại quan Thành Chí trị giá 307.433.344.000 đồng. Tổng Công ty B3 không đồng ý với kết quả thẩm định giá này và có yêu cầu thẩm định giá lại. Tại Chứng thư thẩm định giá của Công ty TNHH Đ3 ngày 17/4/2023 xác định hạt điều thô bị tổn thất thời điểm ngày 09/4/2020 tại Kho Ngoại quan Thành Chí trị giá 286.980.000.000 đồng. Như vậy các Công ty Thẩm định giá xác định hạt điều thô bị tổn thất thời điểm ngày 09/4/2020 tại Kho Ngoại quan Thành Chí đều cao hơn số tiền mà N4 đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho Việt P. Do đó, Công ty N4 yêu cầu Tổng Công ty B3 tổng số tiền 286.383.661.440 đồng là thấp hơn giá của các Công ty Thẩm định giá; Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu của Công ty N4 là có căn cứ và có lợi cho bị đơn.

[3.4] Về số tiền thanh lý phế liệu thu hồi sau tổn thất:

N4 và Công ty N4 đã thuê Trung tâm đấu giá tài sản tỉnh B để tổ chức đấu giá thanh lý tài sản bị tổn thất sau cháy với đơn giá trúng thầu 502đ/1kg. Tuy nhiên, tại thời điểm này các cơ quan chức năng vẫn chưa cho phép bán phế liệu nên nhà thầu đã hủy hợp đồng và không đồng ý mua lô hàng này nữa. Sau khi được các cơ quan chức năng cho phép bán phế liệu, Công ty N4 đã thanh lý phế liệu với giá trọn gói là 5.500.000.000đ (năm tỷ năm trăm triệu đồng), khối lượng hàng thanh lý thực tế là 11.904,060 tấn (bao gồm hạt điều thô của Công ty T3), tương ứng với 462đ/1kg.

Tổng Công ty B3 cho rằng phế liệu giảm giá trị từ 502đ/1kg xuống còn 462đ/1kg là sự chậm trễ của cơ quan nhà nước kết hợp với mưa nhiều trong khi hàng hóa bị tổn thất để ngoài trời không được che chắn, thiệt hại này không được bồi thường do nguyên nhân tổn thất không phải rủi ro được bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm đã cấp. Tại cấp sơ thẩm, Công ty N4 cũng đồng ý với giá thanh lý phế liệu là 502đ/1kg và đồng ý với báo cáo của Vietadjusters xác định phế liệu thu được sau khi khấu trừ 5% là 9.214,934 tấn x 502đ/kg = 4.625.896.868đ x 95% = 4.394.602.024đ (bốn tỷ ba trăm chín mươi bốn triệu sáu trăm lẻ hai nghìn không trăm hai mươi bốn đồng). Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xác định số tiền 4.394.602.024 đồng sẽ được tính để khấu trừ vào tiền bảo hiểm trước khi buộc Tổng Công ty B3 phải thanh toán cho Công ty N4 là phù hợp.

[3.5] Về mức khấu trừ khoản tiền Công ty N4 phải tự gánh chịu trong trường hợp có tổn thất xảy ra:

Theo quy định tại Điều 5 của Hợp đồng 2020/HĐNT/FIR/BICVT-VP ngày 02/01/2020, mức khấu trừ là khoản tiền Công ty N4 tự gánh chịu trong trường hợp có tổn thất xảy ra, khấu trừ 5% giá trị tổn thất/vụ tổn thất. Số tiền được bảo hiểm sau khi trừ tiền thanh lý phế liệu là 286.383.661.440đ – 4.394.602.024đ = 281.989.059.415 đồng. Nên 5% giá trị tổn thất được xác định là là 281.989.059.415 đồng x 5% = 14.099.452.970 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm xác định số tiền 14.099.452.970 đồng sẽ được tính để khấu trừ vào tiền bảo hiểm trước khi buộc Tổng Công ty B3 phải thanh toán cho Công ty N4 là phù hợp.

[3.6] Theo xác nhận của Công ty N4 và Tổng Công ty B3 thì Công ty N4 đã được đã thanh toán tạm ứng bảo hiểm số tiền 118.000.000.000 đồng. Do đó sau khi trừ đi số tiền đã thu về từ thanh lý phế liệu và khấu trừ 5% giá trị tổn thất/vụ tổn thất và khoản tiền đã tạm ứng thì Tòa án cấp sơ thẩm buộc Tổng Công ty B3 cho Công ty N4 số tiền (286.383.661.440đ - 4.394.602.024đ - 14.099.452.970đ -118.000.000.000đ) = 149.889.606.445 đồng là phù hợp.

[4] Về khoản tiền lãi suất đối với việc chậm trả tiền bảo hiểm của Tổng Công ty B3 phải có nghĩa vụ trả cho Công ty N4 thì thấy:

Theo Điều 10.2 Hợp đồng 2020/HĐNT/FIR/ BICVT-VP ngày 02/01/2020 quy định: “Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bên B (BIC) nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường hợp lệ, bên B có trách nhiệm giải quyết việc bồi thường cho bên A (V)”. Do đó Tổng Công ty B3 cho rằng ngày 14/5/2021 VietAdjusters mới đưa ra kết luận chính thức trong báo cáo cuối cùng (Báo cáo giám định số 4) để gửi tới Tổng Công ty Bảo hiểm và Công ty N4 nên thời điểm tính lãi chậm trả bồi thường phải ít nhất sau 30 ngày, kể từ ngày 14/5/2021 tức ngày 14/6/2021. Tại cấp sơ thẩm, Công ty N4 đồng ý với việc tính lãi từ ngày 14/6/2021 nên Tòa án cấp sơ thẩm đã tính lãi cho số tiền mà Tổng Công ty B3 chưa thanh toán cho Công ty N4 kể từ ngày 14/6/2021 là phù hợp với thỏa thuận của hai bên.

Thời gian tính lãi được tính từ ngày 14/6/2021 đến 12/5/2023 là 22 tháng 28 ngày. Căn cứ vào Điều 306 Luật thương mại năm 2005 quy định: ‘Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác’. Căn cứ vào Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/012019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 Ngân hàng thương mại có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu, cụ thể: Ngày 26/4/2023 Ngân hàng Thương mại Cổ phần C3, chi nhánh V2 xác định lãi suất cho vay trung hạn đối với pháp nhân là 9% - 14%, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay. Ngày 26/4/2023 tại Công văn số 431 của Ngân hàng TMCP N8, chi nhánh V2 xác nhận lãi suất cho vay trung hạn thông thường đối với tổ chức là 9,7% - 10,9%, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay. Tại Công văn số 367 ngày 25/4/2023 của Ngân hàng N9, chi nhánh V2 xác nhận lãi suất cho vay trung hạn đối với pháp nhân là 10% - 10,7%, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của V để buộc Tổng Công ty Bảo hiểm trả tiền lãi với lãi suất 1%/01 tháng tính từ ngày 14/6/2021 đến ngày xét xử sơ thẩm là phù hợp với quy định của pháp luật. Cụ thể, tiền lãi: 149.889.606.445đ x 1% x 22 tháng 28 ngày = 34.374.683.077 đồng là đúng quy định.

Tổng Công ty B3 cho rằng: Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng mức lãi suất 12%/năm là quá cao; vì theo quy định của Bộ luật Dân sự lãi suất chậm trả chỉ tương ứng với 10%/năm. Hội đồng xét xử xét thấy: Tại thời điểm phát sinh lãi suất chậm trả (ngày 14/6/2021) thì Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 chưa được ban hành nên không có căn cứ để áp dụng khoản 2 Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 làm căn cứ tính mức lãi suất đối với số tiền chậm trả “Lãi suất chậm trả được xác định theo thỏa thuận của các bên theo quy định của Bộ luật dân sự”. Do đó, cần phải áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2019 để giải quyết; tuy nhiên Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2019 chưa có quy định về lãi suất chậm trả tiền bảo hiểm của Doanh nghiệp B5; do đó Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào Luật Thương mại năm 2005 và Nghị quyết 01 ngày 11/012019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao để xác định mức lãi suất như trên là phù hợp. Vì vậy Tổng Công ty Bảo hiểm kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, xác định mức lãi suất chậm trả 10%/năm là không có căn cứ.

[5] Về chi phí tố tụng: Do yêu cầu khởi kiện của Công ty N4 được chấp nhận nên Tòa án cấp sơ thẩm đã buộc Tổng Công ty B3 phải chịu là phù hợp theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về nghĩa vụ chịu chi phí tố tụng, thẩm định giá. Nên kháng cáo của Tổng Công ty B3 về nghĩa vụ chịu chi phí tố tụng không thuộc về Tổng Công ty B3 là không có căn cứ.

[6] Án phí Kinh doanh thương mại sơ thẩm: Do yêu cầu khởi kiện của Công ty N4 được chấp nhận nên Tòa án cấp sơ thẩm buộc Tổng Công ty B3 phải chịu là phù hợp.

Từ những phân tích và nhận định trên, Hội đồng xét xử nhận thấy: Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn – Công ty N4 là có căn cứ, đúng pháp luật. Do đó, không có căn cứ để chấp nhận nội dung kháng cáo của Tổng Công ty B3. [7] Về án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Do yêu cầu kháng cáo không được chấp nhận nên Tổng Công ty B3 phải chịu 2.000.000 đồng.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự.

Không chấp nhận kháng cáo của Tổng Công ty Cổ phần B3; Giữ nguyên bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2023/KDTM- ST ngày 12/5/2023 của Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cụ thể:

Áp dụng: Khoản 3 Điều 296, Điều 165 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; khoản 6, 7, 8, 9 Điều 3; khoản 2 Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2019; Điều 57 và Điều 306 Luật Thương mại; Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần N4; 1. Buộc Tổng Công ty Cổ phần B3 trả cho Công ty Cổ phần N4 số tiền 184.264.289.521đ (một trăm tám mươi bốn tỷ hai trăm sáu mươi bốn triệu hai trăm tám mươi chín nghìn năm trăm hai mốt đồng); trong đó tiền gốc là 149.889.606.445đ (một trăm bốn mươi chín tỷ tám trăm tám mươi chín triệu sáu trăm lẻ sáu nghìn bốn trăm bốn mươi lăm đồng) và tiền lãi tính đến ngày 12-5- 2023 là 34.374.683.077đ (ba mươi bốn tỷ ba trăm bảy mươi bốn triệu sáu trăm tám mươi ba nghìn không trăm bảy mươi bảy đồng).

2. Chi phí tố tụng: Tổng Công ty Cổ phần B3 phải chịu 891.620.000đ (tám trăm chín mươi mốt triệu sáu trăm hai mươi nghìn đồng) chi phí thẩm định giá. Tổng Công ty Cổ phần B3 đã nộp 430.470.000đ (bốn trăm ba mươi triệu bốn trăm bảy mươi nghìn đồng), Công ty Cổ phần N4 đã nộp tạm ứng 461.150.000đ (bốn trăm sáu mươi mốt triệu một trăm năm mươi nghìn đồng) nên Tổng Công ty Cổ phần B3 phải hoàn trả 461.150.000đ (bốn trăm sáu mươi mốt triệu một trăm năm mươi nghìn đồng) cho Công ty Cổ phần N4.

3. Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi hành án không thanh toán số tiền nêu trên cho người được thi hành án thì hàng tháng người phải thi hành án còn phải thanh toán thêm cho người được thi hành án số tiền lãi theo lãi suất quy định tại Điều 306 của Luật thương mại tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

4. Án phí Kinh doanh Thương mại sơ thẩm:

Tổng Công ty Cổ phần B3 phải chịu 292.264.289đ (Hai trăm chín mươi hai triệu hai trăm sáu mươi bốn nghìn hai trăm tám mươi chín đồng).

Hoàn trả lại cho Công ty Cổ phần N4 số tiền tạm ứng án phí đã nộp 140.237.144đ (một trăm bốn mươi triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn một trăm bốn mươi bốn đồng) theo biên lai thu số 0001128 ngày 25-6-2021 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

5. Án phí Kinh doanh thương mại phúc thẩm: Tổng Công ty Cổ phần B3 phải chịu 2.000.000đ (Hai triệu đồng); được trừ vào tiền tạm ứng án phí đã nộp 2.000.000 đồng theo biên lai thu số 0000624 ngày 06/6/2023 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng Công ty Cổ phần B3 đã nộp xong.

6. Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

7. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (ngày 22/12/2023).

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

9
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm số 15/2023/KDTM-PT

Số hiệu:15/2023/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 22/12/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về