Bản án về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động số 159/2023/LĐ-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 159/2023/LĐ-PT NGÀY 15/02/2023 VỀ TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Trong các ngày 11 tháng 01, 08 và 15 tháng 02 năm 2023 tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố H xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 64/2022/LĐPT ngày 18/11/2022 về: “Tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 32/2022/LĐ-ST ngày 15/9/2022 của Tòa án nhân dân quận T Thành phố H bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 6236/2022/QĐ-PT ngày 09/12/2022; Quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm số 2020/2022/QĐ-PT ngày 28/12/2022 và Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 1902/2023/QĐ-PT ngày 08/02/2023 giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Bà NTNT, sinh năm 1979;

Địa chỉ: B19/394L A2, x. TN, h. BC, Thành phố H - Có mặt.

Bị đơn: Cty TNHH SP VN;

Địa chỉ: Số 1185 đường QL 1A, p. BTĐB, q. BT, Thành phố H;

Người đại diện hợp pháp: Ông NQD, sinh năm 1982;

Địa chỉ: Số 11/50 đường DTL, p. TQ, q. TP, Thành phố H; là người đại diện theo ủy quyền (Giấy ủy ngày 25/11/2020); (có mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện, các bản tự khai, các biên bản hòa giải cùng các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, nguyên đơn - Bà NTNT trình bày:

Bà NTNT được tuyển dụng vào Cty TNHH SP VN (gọi tắt là Cty SP) làm việc vào ngày 23/11/2001, đến ngày 01/01/2002 các bên ký kết hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm; ngày 01/01/2003 các bên ký kết hợp đồng lao động có thời hạn 02 năm; đến ngày 01/01/2005 các bên tiếp tục ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Ngày 29/5/2020, Công ty thông báo với một số người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn; trong danh sách chấm dứt hợp động lao động có tên bà T; nội dung thông báo kể từ ngày 30/5/2020 những người có tên trong danh sách trên không đến công ty làm việc và được hưởng lương cơ bản đến 15/7/2020 và sẽ chính thức thôi việc từ ngày 16/7/2020. Ngày 16/7/2020, bà T chính thức nhận Quyết định về việc chấm dứt hợp đồng lao động; lý do chấm dứt hợp đồng lao động: Do tình hình dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty nên giảm người lao động; thời hạn chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 16/7/2020.

Bà T không đồng ý lý do Công ty chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn. Bởi vì dịch bệnh xảy ra từ tháng 3, 4/2020 đến tháng cuối tháng 5/2020 Công ty mới thông báo chấm dứt hợp đồng lao động. Mặt khác, Công ty cho rằng do dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty nên giảm chỗ làm là không đúng; từ khi xảy ra dịch bệnh đến khi Công ty ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động không được nghỉ vì dịch. Đến cuối tháng 5/2020 Công ty bất ngờ ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn đối với một số người lao động; với những người lao động làm việc tại công ty từ 1 đến 2 năm vẫn được tái ký hợp đồng lao động, nhưng bà T đã làm việc tại công ty hơn 18 năm mà trong danh sách thông báo chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn có bà T là không hợp lý.

Bà T đã nhận tiền trợ cấp thất nghiệp đến tháng 5/2013, Công ty đã thực hiện nghĩa vụ đóng các khoản bảo hiểm đến ngày 15/7/2020, riêng tiền bảo hiểm xã hội đã đóng đến ngày 30/7/2020.

Do Công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật nên bà NTNT yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Cty TNHH SP VN phải có nghĩa vụ:

- Nhận bà T trở lại làm việc tại Công ty với vị trí cũ;

- Trả lương cho bà T trong những ngày không được làm việc, từ ngày 16/7/2020 cho đến khi nhận bà T trở lại làm việc;

- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp cho bà T từ ngày 01/8/2020 đến khi nhận bà T trở lại làm việc;

- Trả cho bà T 2 tháng lương do chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, với số tiền 16.986.646 đồng;

Tại bản tự khai, các biên bản hòa giải, người đại diện hợp pháp của bị đơn - Ông NQD trình bày:

Công ty Cty TNHH SP VN có ký kết hợp đồng lao động và quá trình thực hiện các hợp đồng lao động như bà T đã trình bày trên.

Đến đầu năm 2020, Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên công ty gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn hàng giảm, hàng hóa không xuất - nhập khẩu được. Công ty đã cố gắng tìm mọi phương án duy trì hoạt động cho người lao động luân phiên nghỉ để trong mùa dịch bệnh để người lao động ổn định cuộc sống; nhưng tình hình dịch bệnh kéo dài, hoạt động sản xuất, kinh doanh phải T hẹp, buộc Công ty phải giảm chỗ làm đối với một số lao động trong đó có bà T. Công ty đã đảm bảo thời gian báo trước là 45 ngày và thanh toán đầy đủ tiền lương trong thời gian báo trước. Đồng thời đã thanh toán đầy đủ các khoản tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm và chốt sổ trả sổ bảo hiểm cho bà T đến ngày 15/7/2020; riêng bảo hiểm xã hội đã đóng đến hết tháng 7/2020. Do đó, Công ty không đồng ý với toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà T, đề nghị Tòa án không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Với nội dung vụ án nêu trên Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án:

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà NTNT về việc buộc Cty TNHH SP VN: Nhận bà T trở lại làm việc tại công ty; trả lương cho bà T trong những ngày không được làm việc, từ ngày 16/7/2020 cho đến khi nhận bà T trở lại làm việc; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp cho bà T từ ngày 01/8/2020 đến khi nhận bà T trở lại làm việc; trả cho bà T 2 tháng lương do chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, với số tiền 16.986.646 đồng (mười sáu triệu chín trăm tám mươi sáu nghìn sáu trăm bốn mươi sáu đồng).

Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên về án phí, quyền kháng cáo cho các bên đương sự.

Ngày 22/9/2022 nguyên đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và đề nghị sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn trình bày yêu cầu kháng cáo: Nguyên đơn làm việc tại bộ phận dán nhãn hàng hóa, thỉnh thoảng có qua kho làm việc. Vào ngày 29/5/2020 cuối giờ làm, công ty có thông báo cho một số anh chị, em công nhân ở lại họp trong đó có bà. Tại buổi họp bà được Công ty thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty có thanh toán cho bà 45 ngày lương cơ bản và đóng bảo hiểm cho bà đến hết tháng 7 năm 2020. Tuy nhiên trước trong và sau thời gian chấm dứt hợp đồng lao động với bà, Cty SP vẫn ký kết hợp đồng lao động với ông THP vào ngày 01/7/2020, TKT vào ngày 01/4/2020, LTND vào ngày 04/01/2021 những người này đã hết hạn hợp đồng lao động thì đáng lẽ Cty SP phải chấm dứt hợp đồng lao động với những người này nhưng Cty SP đã lợi dụng dịch bệnh loại bỏ người lao động đã làm việc lâu năm có mức lương cao, giữ lại người lao động mới có mức lương thấp. Đồng thời việc ký hợp đồng lao động mói chứng tỏ Công ty đã không thật sự T hẹp sản xuất, giảm chỗ làm. Chính vì vậy, bà yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa toàn bộ bản án sơ thẩm, chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà.

Bị đơn trình bày ý kiến về yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn: Từ tháng 1 năm 2020 dịch Covid – 19 hoành hành, Cty SP bị mất nhiều đơn hảng, hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được, Công ty đã khắc phục khó khăn bằng cách cho người lao động nghỉ việc luân phiên, tuy nhiên do dịch bệnh kéo dài buộc Công ty buộc phải T hẹp sản xuất, cắt giảm chỗ làm. Việc Công ty cắt giảm chỗ làm đều thông qua các cuộc họp có ý kiến của Công đoàn cơ sở, có danh sách bố trí cho công nhân nghỉ vào tháng 7 năm 2020, danh sách này được dán tại bản thông tin nội bộ của Công ty, người lao động nghỉ việc là do bốc thăm một cách ngẫu nhiên chứ Công ty không có ý cho người lao động lâu năm nghỉ việc để cắt giảm chi phí như ý kiến của nguyên đơn. Đối với các hợp đồng lao động được ký với một số công nhân trong thời gian này do họ không Tộc người lao động có trong danh sách cho nghỉ việc và cũng đã hết hạn hợp đồng lao động nên Cty SP mới phải ký lại hợp đồng.

Để nhanh chóng kết thúc vụ án, Cty SP đồng ý hỗ trợ cho bà T 02 tháng tiền lương nếu bà T đồng ý rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp ngược lại thì Cty SP không hỗ trợ khoản tiền này cho bà T.

Do trong hồ sơ vụ án còn thiếu một số chứng cứ liên quan đến tiền lương của bà T, giấy ủy quyền của bà KSC cho ông YSH, hồ sơ liên quan đến quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Hội đồng xét xử tạm dừng phiên tòa để các bên bổ sung.

Tại phiên tòa ngày 08/02/2023:

Nguyên đơn cung cấp cho Tòa án bản sao kê chi tiết phát sinh của Ngân hàng Đông Á có diễn giải lương tháng của nguyên đơn từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.

Bị đơn cung cấp cho Hội đồng xét xử: Giấy ủy quyền số 0302362567 ngày 02/01/2020 của bà KSC (người đại diện theo pháp luật của Cty SP theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên ngày 16/12/2015) cho ông YSH; kế hoạch nghỉ tháng 5 năm 2020 (bố trí cho nhân viên nghỉ việc).

Tại phiên tòa ngày 15/02/2023 bị đơn cung cấp cho Tòa án nội quy lao động năm 2017, Thỏa ước lao động tập thể (lần 1 năm 2017 – 2019); Điều lệ Cty TNHH SP VN; phụ lục giấy ủy quyền số 030236567 ngày 10/3/2020.

Bị đơn trình bày về giấy ủy quyền của bà KSC cho ông YSH: Do có công việc riêng bà KSC có ủy quyền cho ông YSH quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, được ký kết các hợp đồng lao động... sau đó bà KSC có lập phụ lục ủy quyền bổ sung ngày 10/3/2020 trong đó có ủy quyền cho ông YSH được quyền “Ký kết thanh lý các loại hợp đồng kinh doanh, thương mại, dân sự, lao động”. Như vậy, ông YSH có thẩm quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của pháp luật.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố H phát biểu ý kiến:

Về hình thức: Đơn kháng cáo của đương sự nằm trong hạn luật định nên hợp lệ. Hội đồng xét xử đúng thành phần, phiên tòa diễn ra theo đúng trình tự và quy định của pháp luật.

Về nội dung: Sau khi phân tích những tình tiết khách quan của vụ án, căn cứ vào khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự, đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố H đề nghị Hội đồng xét xử, không chấp nhận kháng cáo của bị đơn và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa sau khi phân tích, đánh giá về kháng cáo, các tình tiết của vụ án, việc giải quyết, xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, đối chiếu những căn cứ pháp luật, Hội đồng xét xử Phúc thẩm nhận định:

[1] Bản án sơ thẩm số 32/2022/LĐ-ST được tuyên vào ngày 15/9/2022, ngày 22/9/2022 nguyên đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vì vậy đơn kháng cáo của bị đơn nằm trong thời hạn luật định, nguyên đơn được miễn dóng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm do đó Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm.

[2] Bà T vào làm việc tại Cty SP từ năm 2005 theo các hợp đồng lao động. Ngày 29/5/2020 Cty SP có thông báo cho bà về việc chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 30/5/2020 bà T được nghỉ việc, hưởng lương cơ bản đến ngày 16/7/2020 thì Cty SP ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Bà T cho rằng Công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật nên bà T yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Cty SP VN phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

[3] Tòa án xét thấy: Từ đầu năm 2020 tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Thủ tướng Chính phủ ban hành các Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19; Ngày 01/4/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 447/QĐ-TTg Công bố dịch Covid – 19 trên cả nước. Do dịch bệnh bùng phát và diễn biến rất phức tạp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên cả nước.

[4] Qua xem xét bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngày 07/02/2020 của Cty SP (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019) cho thấy “năm trước” lợi nhuận sau Tế của Cty SP là 14.509.587.233 đồng (Mười bốn tỷ năm trăm lẻ chín triệu năm trăm tám mươi bảy ngàn hai trăm ba mươi ba đồng) nhưng đến “năm nay” đã giảm còn 7.837.086.619 đồng (Bảy tỷ tám trăm ba mươi bảy triệu không trăm tám mươi sáu ngàn sáu trăm mười chín đồng). Như vậy, có cơ sở xác định do tình hình dịch bệnh đã làm hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cty SP gặp khó khăn và lợi nhuận sau Tế bị giảm sút.

[5] Do có khó khăn trong việc thiếu đơn hàng nên Cty SP đã bố trí cho Công nhân viên phỉ việc luân phiên theo thông báo ngày 28/4/2020 có sự đồng ý của Chủ tịch Công đoàn cơ sở Cty SP. Do ảnh hưởng của tình hình dich bệnh, ngày 29/5/2020 Cty SP đã có cuộc họp với ban chấp hành Công đoàn về việc T hẹp sản xuất, sau đó ban hành thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động với 46 công nhân viên trong đó có bà NTNT. Công ty cũng báo người lao động biết trước“Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 38 của Bộ luật Lao động năm 2012.

[6] Điểm c khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 về những trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động có quy định trường hợp “Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải T hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc”; Lý do bất khả kháng được xác định bao gồm “địch họa, dịch bệnh” (điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động).

[7] Từ những sự kiện và các quy định pháp luật nêu trên có thể thấy: Trong giai đoạn năm 2020 Cty SP thật sự gặp khó khăn, Cty SP đã có biện pháp khắc phục bằng cách giảm thời gian làm việc của Công nhân viên nhưng cũng không khắc phục được khó khăn nên buộc phải giảm chỗ làm việc là đúng quy định của pháp luật. Cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà T là đúng pháp luật.

[8] Tại phiên tòa phúc thẩm bà T cho rằng, trong thời gian Cty SP cho bà nghỉ việc thì Cty SP vẫn ký hợp đồng lao động mới đối với những công nhân khác có mức lương thấp hơn, chứng tỏ Cty SP không thật sự lâm vào hoàn cảnh khó khăn, mà chỉ muốn chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động lâu năm có mức lương cao để giảm chi phí sản xuất.

[9] Tòa án xét thấy: Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2012 về quyền của người sử dung lao động thì người sử dụng lao động có quyền a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh... Như vậy, việc lựa chọn sử dụng người lao động (đang làm việc trong doanh nghiệp) trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh là quyền của người sử dụng lao động được pháp luật cho phép. Việc bà T cho rằng Cty SP cắt giảm lao động trong khi vẫn ký hợp đồng lao động đối với những người lao động đã hết hợp đồng lao động với Cty SP là trái pháp luật, Tòa án không thể ghi nhận ý kiến này của bà T.

[10] Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, Tòa án nhân dân quận T chưa tìm hiểu rõ về thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của ông YSH trong khi đó người đại diện theo pháp luật của Cty SP theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên ngày 16/12/2015 là bà KSC. Tòa án cấp phúc thẩm đã T thập các chứng cứ kiểm tra về thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của ông YSH, xác định việc ủy quyền của bà KSC cho ông YSH không trái quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều lệ Cty TNHH SP VN. Vì vậy, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Cty SP VN với bà T là không trái pháp luật.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về mức T, miễn giảm, T, nộp và quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã được sửa đổi bổ sung năm 2014;

Tuyên xử:

Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn bà NTNT. Giữ nguyên bản án lao động sơ thẩm số 32/2022/LĐ-ST ngày 15/9/2022 của Tòa án nhân dân quận T, Thành phố H.

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà NTNT về việc buộc Cty TNHH SP VN: Nhận bà T trở lại làm việc tại công ty; trả lương cho bà T trong những ngày không được làm việc, từ ngày 16/7/2020 cho đến khi nhận bà T trở lại làm việc; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp cho bà T từ ngày 01/8/2020 đến khi nhận bà T trở lại làm việc; trả cho bà T 2 tháng lương do chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, với số tiền 16.986.646 đồng (mười sáu triệu chín trăm tám mươi sáu nghìn sáu trăm bốn mươi sáu đồng).

2. Án phí lao động sơ thẩm và án phí lao động phúc thẩm: Bà NTNT và Cty TNHH SP VN không phải chịu án phí.

3. Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

84
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động số 159/2023/LĐ-PT

Số hiệu:159/2023/LĐ-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh
Lĩnh vực:Lao động
Ngày ban hành:15/02/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về