Bản án về tranh chấp đòi tài sản số 88/2021/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

BẢN ÁN 88/2021/DS-PT NGÀY 20/04/2021 VỀ TRANH CHẤP ĐÒI TÀI SẢN

Ngày 20 tháng 4 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 36/2021/TLPT-DS ngày 23 tháng 02 năm 2021, về việc “Tranh chấp đòi tài sản”.Do Bản án Dân sự sơ thẩm số: 85/2020/DS-ST ngày 31 tháng 12 năm 2020, của Tòa án nhân dân thị xã HT, tỉnh Tây Ninh bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 54/2021/QĐ-PT ngày 04 tháng 3 năm 2021, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Cụ bà Trần Thị O, sinh năm 1942; cư trú tại: Số 114, ấp LH, xã TrT, thị xã HT, tỉnh Tây Ninh; vắng mặt.

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Bà Trần Thị Đỗ Th, sinh năm 1965; cư trú tại: Số 114A, ấp LH, xã TrT, thị xã HT, tỉnh Tây Ninh (theo giấy ủy quyền ngày 11-6-2019); có mặt.

- Bị đơn: Bà Trần Thị Đỗ Q, sinh năm 1967; cư trú tại: Số 114, ấp LH, xã TrT, thị xã HT, tỉnh Tây Ninh; có mặt.

- Người kháng cáo: Bị đơn bà Trần Thị Đỗ Q.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện, quá trình thu thập chứng cứ và tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn – bà Trần Thị Đỗ Th trình bày:

Cụ O là mẹ ruột của bà Q. Do tin tưởng con gái và lo lắng tuổi cao, sức khỏe kém những lúc bệnh nặng nên cụ O giao vàng cho bà Q nhiều lần, cụ thể:

+ Vào khoảng năm 2015, 2016 (không nhớ rõ ngày tháng), bà Q tự ý lấy của cụ O đeo thử chiếc vòng trọng lượng 10 chỉ vàng 24k nhưng không trả. Sau đó, bà Q tiếp tục lấy của cụ O một sợi dây chuyền trọng lượng 05 chỉ vàng 24k và một mặt dây chuyền vàng trọng lượng 01 chỉ vàng 24k, tổng cộng là 16 chỉ vàng 24k.

+ Đến khoảng tháng 09-2018 (không nhớ rõ ngày), trong lúc cụ O nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Lê Ngọc Tùng, bác sĩ chuẩn đoán cụ O bị teo não nên bà Q đề nghị cụ O đưa tất cả số vàng cụ O đang có cho bà Q giữ giùm nếu không sẽ bị kẻ gian lấy, cụ O lo sợ nên đã giao thêm vàng cho bà Q giữ, trong đó: Bà Q lấy tay vuột tháo 02 chiếc vòng vàng của cụ O, mỗi chiếc trọng lượng 10 chỉ vàng 24k, sau đó cụ O tiếp tục chỉ cho bà Q nO cất giấu 01 miếng vàng trọng lượng 05 chỉ vàng 24k bỏ trong cái ấm và 01 miếng vàng trọng lượng 01 chỉ vàng 24k bỏ trong chiếc vớ (bít tất) ở nhà riêng và bà Q đã lấy toàn bộ số vàng này.

Cụ O cho rằng do tuổi đã cao, sức khỏe kém nên đã nghe lời bà Q giao toàn bộ số vàng trên cho bà Q cất giữ, hoàn toàn không có việc cụ O cho bà Q mượn, tặng cho hay thỏa thuận bán hết số vàng này để có chi phí chăm sóc cụ O.

Tổng số vàng bà Q đã lấy của cụ O là 42 chỉ vàng 24k, bà Q đã giao trả cho bà O được 11 chỉ vàng 24k, còn lại 31 chỉ vàng 24k. Cụ O nhiều lần yêu cầu bà Q giao trả nhưng bà Q lấy lý do đã đem bán tất cả để chi vào việc nuôi dưỡng cụ O nên không đồng ý trả lại.

Người đại diện theo ủy quyền của cụ O xác định từ trước đến nay bà Q chỉ thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng cụ O trong 06 tháng, từ tháng 9/2018 đến tháng 02/2019, thời gian đó bà Q đã thu tiền nhà cho thuê được số tiền 46.200.000 đồng, thu tiền nợ của những người nợ tiền của cụ O cùng các khoản khác với tổng số tiền hơn 54.315.000 đồng đã đủ để chăm sóc cụ O trong vòng 06 tháng. Đối với bảng kê các khoản chi phí do bà Q tự kê, phía nguyên đơn không đồng ý vì không hợp lý và quá cao so với thực tế.

Nay cụ O yêu cầu giải quyết xem xét buộc bà Q giao trả lại 31 chỉ vàng 24k, cụ O yêu cầu được nhận bằng vàng, không yêu cầu gì khác.

Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn bà Trần Thị Đỗ Q tại cấp sơ thẩm trình bày: Bà Q không giữ bất kỳ số vàng nào của cụ O nên không đồng ý theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Tại biên bản hòa giải ngày 18-9-2020, người đại diện hợp pháp cho bà Q xác nhận: Bà Q có lấy 42 chỉ vàng 24k của cụ O như lời cụ O trình bày, bà Q đã giao lại cụ O 11 chỉ vàng 24k, còn lại 31 chỉ vàng 24k; tuy nhiên, bà Q không hề sử dụng 31 chỉ vàng này để sử dụng cá nhân mà dùng để chăm sóc, phụng dưỡng cụ O trong thời gian 06 tháng. Cụ thể, chi phí nuôi cụ O như thế nào thì bà Q đã kê rõ trong bảng kê viết tay với tổng số tiền 147.700.000 đồng; bao gồm các chi phí nằm viện, đi lại, ăn uống sinh hoạt chi tiêu hằng ngày. Trong khi số tiền bán vàng, thu tiền nhà, thu tiền nợ chỉ có 141.400.000 đồng, bà Q còn phải lấy tiền riêng bù đắp vào 6.700.000 đồng.

Tại phiên tòa sơ thẩm, người đại diện hợp pháp cho bà Q thay đổi lời khai, cho rằng bà Q không hề giữ bất kỳ số vàng nào của cụ O. Bà Q thừa nhận có chở cụ O đi bán vàng để có chi phí chăm lo cho cụ O, cụ thể bán vàng vào thời gian nào, bán bao nhiêu lần, số vàng bao nhiêu thì nhớ rõ. Mọi chi phí chăm sóc cụ O do cụ O tự bỏ ra, bà Q chỉ thay mặt cụ O để lo việc chi tiêu. Ngoài ra, tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp cho bà Q còn cung cấp một số hóa đơn, chứng từ thể hiện việc bà Q góp phần chăm sóc, nuôi bệnh cụ O là sự thật, còn toàn bộ số vàng cụ O yêu cầu trả hiện nay không còn mà tất cả đã được bán theo ý chí của cụ O. Do đó, bà Q không đồng ý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Tại Bản án Dân sự sơ thẩm số: 85/2020/DS-ST ngày 31-12-2020, của Tòa án nhân dân thị xã HT, tỉnh Tây Ninh đã quyết định:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ bà Trần Thị O đối với bà Trần Thị Đỗ Q. Buộc bà Trần Thị Đỗ Q có nghĩa vụ trả cho cụ bà Trần Thị O 31 (ba mưO mốt) chỉ vàng 24k.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về nghĩa vụ do chậm thi hành án, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo.

Tại Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án số 01/2021/QĐ-ĐC ngày 11-01- 2021 của Tòa án nhân dân thị xã HT, tỉnh Tây Ninh đã quyết định:

“Sửa chữa, bổ sung Bản án số: 85/2020/DS-ST ngày 31-12-2020, của Tòa án nhân dân thị xã HT, tỉnh Tây Ninh như sau:

- Tại dòng thứ 12 từ trên xuống và dòng thứ 07 từ dưới lên thuộc trang 6 của Bản án bổ sung: “........ – Về chi phí tố tụng: Chị Q có nghĩa vụ giao cho bà O tiền chi phí giám định là 2.040.000 đồng”.

Ngày 15-01-2021, bị đơn bà Trần Thị Đỗ Q có đơn kháng cáo với nội dung: Yêu cầu cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Tại phiên tòa bà Trần Thị Đỗ Q vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh:

Về tố tụng: Việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án đã thực hiện đúng quy định pháp luật. Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng thực hiện đúng quy định pháp luật.

Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Trần Thị Đỗ Q; giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến Đại diện Viện kiểm sát, xét thấy:

[1] Về tố tụng:

1.1. Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật “Tranh chấp đòi tài sản” là có căn cứ, được quy định tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

1.2. Tại cấp phúc thẩm, bà Q có văn bản chấm dứt ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Từ, Hội đồng xét xử chấp nhận.

[2] Xét kháng cáo của bà Q và việc cho rằng không “mượn” vàng của cụ O nên không chấp nhận trả; thấy rằng:

2.1. Tại Bút lục số 25 – là chứng cứ do nguyên đơn giao nộp, có chữ viết của bà Q, nội dung bà Q tự kê các khoản chi phí nằm viện, ăn uống, đi lại…đồng thời có ghi giá trị 01 cây vàng 33.000.000 đồng và “02 cây vàng 66.000.000 đồng”.

2.2. Tại Bút lục số 76 – là chứng cứ do người đại diện theo ủy quyền của bà Q tại cấp sơ thẩm giao nộp, nội dung bà Q giải thích rõ các khoản tiền đã chi phí cho cụ O, đồng thời có ghi “bán 03 cây vàng 96.000.000 đồng”.

2.3. Tại Biên bản về việc không tiến hành đối chất được ngày 26-6-2020 (Bút lục 88), bà Q thừa nhận có giữ 31 chỉ vàng của cụ O, số tiền bán vàng dùng để chăm lo, chi phí nuôi cụ O như đã nêu trong các bảng kê, bà không tư lợi hay sử dụng cho cá nhân.

2.4. Tại biên bản hòa giải ngày 18-9-2020, người đại diện theo ủy quyền của bà Q tiếp tục khẳng định: “Bị đơn chị Q xác nhận có lấy số vàng 42 chỉ 24k của bà O như lời bà O trình bày, đã giao lại 11 chỉ vàng 24k, còn lại 31 chỉ 24k, tuy nhiên chị Q không hề sử dụng số vàng này cho cá nhân mà dùng để chăm sóc, phụng dưỡng bà O”.

Xét thấy, mặc dù lời khai của người đại diện theo ủy quyền của bà Q có sự thay đổi, không thống nhất nhau trong quá trình giải quyết vụ án nhưng có cơ sở xác định việc bà Q có giữ 31 chỉ vàng 24K của cụ O, phù hợp với lời thừa nhận của bà Q (tại bút lục 88) và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ O là có căn cứ.

[3] Xét kháng cáo của bà Q về việc yêu cầu khấu trừ các khoản chi phí, thấy rằng:

Quá trình giải quyết vụ án, các bên đương sự thống nhất bà Q là người trực tiếp chăm lo, phụng dưỡng mẹ ruột là cụ O từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019. Nguyên đơn cho rằng bà Q có các khoản thu như tiền thuê nhà, tiền thu nợ từ những người nợ bà O,…được khoảng 54.315.000 đồng, số tiền này bà Q đủ dùng chi phí chăm sóc cụ O trong 06 tháng, riêng 31 chỉ vàng thì bà Q đang cất giữ. Bị đơn không đồng ý, cho rằng trong 06 tháng chỉ thu được 45.400.000 đồng, bao gồm tiền nhà 04 tháng 28.000.000 đồng + 02 tháng 14.400.000 đồng + Yến, Đô, Hiếu trả 3.000.000 đồng trong khi tổng chi phí chăm lo cho bà O là 147.700.000 đồng và phải bán 03 cây vàng của cụ O, được 96.000.000 đồng. Tuy nhiên, cụ O không đồng ý cấn trừ bất kỳ khoản chi phí nào vào trong giá trị vàng đã giao cho bà Q; ngoài ra, người đại diện hợp pháp cho cụ O còn cho rằng số tiền bà Q đã thu tiền tiền thuê nhà dùm cụ O, tiền người khác trả nợ cho cụ O mà bà Q đã cất giữ tổng công khoảng 54.315.000 đồng là nhiều hơn số tiền chi phí mà bà Q đã bỏ ra để nuôi dưỡng cụ O trong 06 tháng nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Q.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, bà Trần Thị Đỗ Q có đơn yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ nhằm chứng minh việc bà Q có nuôi dưỡng cụ bà Trần Thị O. Xét thấy, quan hệ tranh chấp trong vụ án này là “Đòi tài sản”; bà Q thừa nhận có cất giữ 31 chỉ vàng 24K của cụ bà O; đồng thời, việc bà Q cho rằng đã bán số vàng này nhằm nuôi dưỡng cụ bà O nhưng cụ bà O không thừa nhận và không đồng ý khấu trừ những khoảng tiền bà Q đã bỏ ra để chi phí phụng dưỡng cụ bà O. Do đó, việc yêu cầu thu thập chứng cứ của bà Q không nhằm chứng minh việc bù trừ nghĩa vụ của bà Q đối với cụ bà O.

[4] Từ những phân tích trên, không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của bà Q; chấp nhận lời đề nghị của Kiểm sát viên tại phiên tòa; giữ nguyên bản án sơ thẩm.

[5] Về chi phí tố tụng: Do chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ bà Trần Thị O nên buộc bà Trần Thị Đỗ Q có nghĩa vụ thanh toán (trả lại) cho cụ bà Trần Thị O tiền chi phí giám định là 2.040.000 (hai triệu, không trăm bốn mưO nghìn) đồng.

[6] Về án phí: Do kháng cáo không đươc chấp nhận nên bà Q phải chịu án phí phúc thẩm.

[7] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ vào khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

2. Không chấp nhận kháng cáo của bà Trần Thị Đỗ Q;

3. Giữ nguyên Bản án Dân sự sơ thẩm số: 85/2020/DS-ST ngày 31 tháng 12 năm 2020, của Tòa án nhân dân thị xã HT, tỉnh Tây Ninh và Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án số 01/2021/QĐ-ĐC ngày 11-01-2021 của Tòa án nhân dân thị xã HT, tỉnh Tây Ninh.

4. Căn cứ vào Điều 166 Bộ luật Dân sự, Nghị quyết số:326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

5. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ bà Trần Thị O đối với bà Trần Thị Đỗ Q.

Buộc bà Trần Thị Đỗ Q có nghĩa vụ trả cho cụ bà Trần Thị O 31 (ba mưO mốt) chỉ vàng 24k.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án đối với khoản tiền phải trả cho người được thi hành án cho đến khi thi hành xong, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo qui định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

6. Về chi phí tố tụng: Buộc bà Trần Thị Đỗ Q có nghĩa vụ thanh toán (trả lại) cho cụ bà Trần Thị O tiền chi phí giám định là 2.040.000 (hai triệu, không trăm bốn mưO nghìn) đồng.

7. Về án phí sơ thẩm: Bà Trần Thị Đỗ Q phải chịu 8.471.000 (tám triệu, bốn trăm, bảy mưO mốt nghìn) đồng.

8. Án phí dân sự phúc thẩm: Bà Trần Thị Đỗ Q phải chịu 300.000 (ba trăm nghìn) đồng, được trừ vào 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo Biên lai thu số: 0009600 ngày 21-01-2021, của Chi cục Thi hành án dân sự thị xã HT, tỉnh Tây Ninh.

9. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

10. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Ðiều 2 của Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 của Luật Thi hành án; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Ðiều 30 của Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

377
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp đòi tài sản số 88/2021/DS-PT

Số hiệu:88/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Tây Ninh
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 20/04/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về