TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BẢN ÁN 136/2023/DS-PT NGÀY 07/04/2023 VỀ TRANH CHẤP ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM
Trong các ngày 06 và 07 tháng 4 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 292/2022/TLPT-DS ngày 03 tháng 11 năm 2022 về “Tranh chấp bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; Đòi lại tài sản”.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 101/2022/DS-ST ngày 31 tháng 8 năm 2022 của Toà án nhân dân quận Thốt Nốt bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 105/2023/QĐPT-DS ngày 03 tháng 3 năm 2023, giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Ông Trần Văn T, sinh năm 1993 Trú tại: số 00, ấp T, xã H, huyện V, tỉnh Đồng Tháp.
Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Phạm Ngọc T1, sinh năm 1980; Trú tại: khu vực Thới Bình, phường P, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ (theo Giấy ủy quyền ngày 23.9.2022) (có mặt).
2. Bị đơn: Ông Trần Văn H, sinh năm 1968 Trú tại: ấp Q, xã P, huyện V, tỉnh Đồng Tháp.
Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn: Bà Phan Thị Thanh T2, sinh năm 1998; Trú tại: số 15/7, đường Lê Hồng Phong, khu vực 2, phường T, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ (theo Giấy ủy quyền ngày 09.5.2022) (có mặt).
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
3.1. Bà Nguyễn Thị T6, sinh năm 1982
3.2. Ông Huỳnh Tấn N, sinh năm 1982
Trú tại: số 00, ấp T, xã P, huyện V, tỉnh Đồng Tháp.
Người đại diện theo ủy quyền của bà T6 và ông N: Bà Lê Thị Ngọc T3, sinh năm 1995; Trú tại: 329V4/11, Nguyễn Văn Linh, khu vực 3, phường A, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (theo Giấy ủy quyền ngày 16.3.2023) (có mặt).
3.3. Bà Lê Thị Kim T4, sinh năm 1990 (vắng mặt) Trú tại: 463A/3, ấp T, xã H, huyện V, Đồng Tháp.
3.4. Bà Đinh Thị C, sinh năm 1971 Trú tại: ấp Tân Lộc, xã P, huyện V, tỉnh Đồng Tháp.
Người đại diện theo ủy quyền của bà C: ông Lê Thanh Nhân, sinh năm 1998; Trú tại: số 15/7, đường Lê Hồng Phong, khu vực 2, phường T, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ (theo Giấy ủy quyền ngày 10.5.2022) (có mặt).
4. Người là m chứng:
4.1. Ông Đoàn Thanh T5, sinh năm 1963 (có mặt) Trú tại: ấp T, xã H, huyện V, tỉnh Đồng Tháp.
4.2. Ông Lê Ngọc D, sinh năm 1947 (vắng mặt) Trú tại: ấp L, xã P, huyện V, tỉnh Đồng Tháp.
4.3. Ông Phạm Văn B, sinh năm 1965 (vắng mặt) Trú tại: ấp T2, xã P, huyện V, tỉnh Đồng Tháp.
Người kháng cáo: Bị đơn ông Trần Văn H và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Đinh Thị C.
NỘI DUNG VỤ ÁN
* Tại Đơn khởi kiện ngày 07.12.2020, nguyên đơn ông Trần Văn T (có ông Phạm Ngọc T1 đại diện ủy quyền) trình bày: Vào ngày 02.9.2020 nguyên đơn làm thuê theo xe ô tô tải biển số 66C -X, xe này do bà Đinh Thị C thuê của ông Huỳnh Tấn N/bà Nguyễn Thị T6. Xe được ông Trần Văn H điều khiển vận chuyển 940kg cam từ huyện V (Đồng Tháp) đến huyện Tịnh Biên (An Giang). Khi xe xuống dốc cầu Vàm Cống 01 đoạn khoảng 200m thì nổ lốp xe phía sau bên phải, sau đó lật xe và gây tai nạn cho ông T. Ông T được mọi người đưa đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương thành phố Cần Thơ từ ngày 02.9.2020 đến ngày 09.9.2020 thì xuất viện.
Nay ông T khởi kiện yêu cầu ông Trần Văn H và bà Nguyễn Thị T6 có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quá trình giải quyết, nguyên đơn rút yêu cầu đối với bà T6, chỉ yêu cầu ông H bồi thường thiệt hại gồm các khoản sau: Tiền thuốc điều trị gồm: tiền thuốc, cặp inox, nạn gỗ: 30.000.000 đồng; Chi phí giám định: 2.000.000 đồng; Chi phí tái khám, tháo cặp inox: 20.000.000 đồng; Thu nhập thực tế bị mất của ông T (trong thời gian điều trị) 200.000 đồng x 10 ngày = 2.000.000 đồng; Thu nhập thực tế bị mất của ông T (sau thời gian điều trị) 200.000 đồng/ngày x 180 ngày = 36.000.000 đồng; Thu nhập thực tế bị mất của người nuôi bệnh (trong thời gian điều trị) 200.000 đồng x 10 ngày = 2.000.000 đồng; Tổn thất tinh thần là 30 tháng lương cơ sở: 1.390.000 đồng x 30 tháng = 41.170.000 đồng. Tổng cộng 133.170.000 đồng.
* Tại Đơn yêu cầu phản tố ngày 06.6.2022 và quá trình giải quyết, bị đơn ông Trần Văn H (có bà Phan Thị Thanh T2 đại diện ủy quyền) trình bày: Trước đây ông T và bà C có hùn vốn để thu mua bán trái cây rồi bán. Vào ngày 01.9.2020 bà C cùng ông T thuê xe của ông N/bà T6 để vận chuyển trái cây cho nhà vựa tại Tịnh Biên, thuê ông H là người lái xe.
Đến ngày 02.9.2020 ông H với ông T đến nhà ông N/bà T6 nhận xe ô tô tải để chở trái cây đến Tịnh Biên, khi đến đoạn đường dốc cầu Vàm Cống thì ông nghe động lộp cộp dưới gầm xe nên ngừng xe kiểm tra, ông H gọi điện thoại thông báo cho ông N thì biết xe còn thời hạn đăng kiểm nên sau khi kiểm tra thì tiếp tục điều khiển xe. Khi qua dốc cầu Vàm Cống thì nổ lốp sau làm xe lật gây thương tật cho ông T. Tuy nhiên do bản thân không có lỗi mà việc nổ lốp xe là bất khả kháng nên ông không đồng ý bồi thường theo yêu cầu của ông T. Ngoài ra ông H có yêu cầu phản tố để yêu cầu ông T trả 30.000.000 đồng.
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Bà Đinh Thị C (có ông Lê Thanh Nhân đại diện ủy quyền) trình bày: Trước đây bà C và ông T có hùn vốn để thu mua trái cây, nhiều lần thuê xe của ông N/bà T6. Ngày 02.9.2020 ông H và ông T trên đường vận chuyển trái cây từ Lai Vung đến Tịnh Biên thì xảy ra tai nạn làm ông T gãy chân điều trị thương tật tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Qua việc các bên tranh chấp thì bà C không ý kiến.
- Ông Huỳnh Tấn N và bà Nguyễn Thị T6 (có đại diện theo ủy quyền) trình bày: Ông N thường xuyên cho bà C thuê xe tải biển số 66C -X để vận chuyển hàng hoá (trái cây). Ngày 02.9.2020 ông cho bà C thuê xe này, sau đó xảy ra tai nạn làm ông T bị thương tật. Ông đã nhận lại xe (sửa chữa 110.000.000 đồng) nên không ý kiến về việc các bên tranh chấp cũng như không đồng ý liên đới bồi thường.
Tại Ban an dân sư sơ thâm (lần thứ nhất) số: 53/2021/DS-ST ngày 25.6.2021 của Tòa án nhân dân quận Thốt Nốt tuyên xư:
- Buôc ông Trần Văn H có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông Trần Văn T số tiền 85.500.000 đồng.
Về phương thức thanh toán: Thanh toán tại giai đoạn thi hành án.
- Ghi nhận người liên quan bà Nguyễn Thị T6 tự nguyện hỗ trợ cho ông Trần Văn T số tiền 10.000.000 đồng.
Ngoai ra, ban an con tuyên vê an phi dân sư sơ thâm va quyên khang cao cua cac đương sư.
Ngày 08.7.2021, ông Trần Văn H khang cao toan bô ban an sơ thâm, yêu câu không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Tại Ban an dân sư phuc thâm (lân thư nhât) số: 36/2022/DS-PT ngày 24.2.2022 của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ tuyên xư:
Châp nhân khang cáo cua bị đơn ông Trần Văn H. Hủy ban an dân sư sơ thâm sô: 53/2021/DS-ST ngay 25.6.2021 cua Toa an nhân dân quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Giao toàn bộ hồ sơ vụ án vê cho Tòa án nhân dân quận Thốt Nốt giải quyết lại theo quy định pháp luật.
* Quá trình thụ lý lại vụ án: Nguyên đơn yêu câu bị đơn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại sức khỏe số tiền 133.170.000 đồng. Bị đơn không đồng ý yêu cầu của nguyên đơn, đồng thời có đơn yêu cầu phản tố đòi nguyên đơn phải trả lại số tiền 30.000.000 đồng mà nguyên đơn mượn để chữa trị thương tích.
Tại Bản án dân sư sơ thâm (lần thứ hai) số: 101/2021/DS-ST ngày 31.8.2022 của Tòa án nhân dân quận Thốt Nốt tuyên xư :
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại về sức khỏe của nguyên đơn ông Trần Văn T (có ông Phạm Ngọc T1 đại diện) đối với bị đơn ông Trần Văn H và Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Đinh Thị C.
2. Chấp nhận yêu cầu phản tố đòi lại tài sản (tiền) của bị đơn ông Trần Văn H (có bà Phan Thị Thanh T2 đại diện) đối với nguyên đơn ông Trần Văn T.
- Buộc bà Đinh Thị C có trách nhiệm bồi thường cho ông Trần Văn T số tiền 36.151.000 đồng (ba mươi sáu triệu một trăm năm mươi mốt ngàn đồng).
- Buộc ông Trần Văn H có trách nhiệm bồi thường cho ông Trần Văn T số tiền 6.151.000 đồng (sáu triệu một trăm năm mươi mốt ngàn đồng).
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 điều 468 Bộ luật dân sự 2015 tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
Ngoai ra, ban an con tuyên vê an phi dân sư sơ thâm va quyên khang cao cua cac đương sư.
Ngày 09/9/2022, bị đơn ông Trần Văn H và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Đinh Thị C cùng có đơn kháng cáo, đề nghị cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án và sửa án sơ thẩm theo hướng: ông H và bà C không phải là những người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông T theo quy định pháp luật.
Ông H cho rằng, ông chỉ là người lái xe chở hàng thuê cho ông T và bà C. Khi phát hiện xe có biểu hiện lạ, ông cho xe dừng lại để kiểm tra, còn ông T thì gọi điện báo lại cho ông N (chồng bà T6) là chủ xe và được chủ xe thông báo là xe còn trong thời hạn đăng kiểm. Việc xe bị nổ lốp là sự kiện bất khả kháng không mong muốn. Tai nạn xảy ra, bản thân ông H cũng bị thương tích, việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông phải bồi thường thiệt hại cho ông T hơn 36.000.000 đồng là không phù hợp.
Còn bà C cho rằng, ông T không khởi kiện đối với bà, chỉ yêu cầu ông H bồi thường thiệt hại nhưng cấp sơ thẩm lại tuyên buộc bà và ông H cùng phải chịu trách nhiệm bồi thường là vượt quá yêu cầu khởi kiện.
Ngày 16/3/2023, bà Nguyễn Thị T6, ông Huỳnh Tấn N có Đơn yêu cầu độc lập gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm, yêu cầu Tòa án buộc ông Trần Văn H và bà Đinh Thị C bồi thường thiệt hại chi phí sửa xe số tiền 170.000.000 đồng do ông H là người có lỗi lái xe gây thiệt hại, làm hư hỏng xe, còn bà C thuê xe sử dụng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, ông H và bà C (có người đại diện theo ủy quyền) vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo của mình. Người đại diện theo ủy quyền cho nguyên đơn không có yêu cầu gì khác, thống nhất như bản án sơ thẩm đã tuyên xử.
Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến:
Về thủ tục tố tụng: Hội đồng xét xử, Thư ký thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định pháp luật. Người tham gia tố tụng chấp hành đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Về nội dung kháng cáo, nhận thấy:
Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn và bà C có trách nhiệm liên đới bồi thường cho ông T số tiền 72.302.000 đồng, mỗi người là 36.151.000 đồng. Bà C kháng cáo cho rằng, bà không có lỗi dẫn đến thiệt hại và nguyên đơn không khởi kiện bà nên bà không đồng ý bồi thường là chưa đúng quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Như vậy, bà C là người thuê xe, là người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ nên khi thiệt hại xảy ra thì phải có trách nhiệm bồi thường mặc dù trong trường hợp không có lỗi. Đối với các vụ án liên quan giao thông đường bộ thường xuất phát từ lỗi vô ý, nên việc bà cho rằng mình không có lỗi là không đúng. Mặc dù, ông T không khởi kiện bà nhưng theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong lao động thì bà là người thuê mướn ông H lái xe cho bà nên khi thiệt hại xảy ra thì bà phải có trách nhiệm bồi thường, không cần bắt buộc nguyên đơn phải khởi kiện bà. Tuy nhiên tại phiên tòa phúc thẩm, có căn cứ chứng minh (qua lời khai của những người làm chứng, chứng minh được ông T và bà C cùng nhau thuê xe mua trái cây nên ông T cũng có nghĩa vụ trong vấn đề bồi thường thiệt hại như bà C, nên đối với số tiền 36.151.000 đồng mỗi người phải chịu ½. Như vậy, bà C có nghĩa vụ bồi thường cho ông T là 18.075.500 đồng.
Từ những nhận định ngư trên, xét thấy kháng cáo của bà Đinh Thị C có căn cứ chấp nhận một phần. Ngoài ra, trong vụ án này, chủ xe là bà Nguyễn Thị T6 là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ nên khi thiệt hại xảy ra dù không mong muốn và là lỗi khách quan nhưng với tư cách là chủ xe thì bà cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong vụ án này theo như viện dẫn tại Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 thì cần buộc bà T6 phải bồi thường cho ông T số tiền 36.151.000 đồng.
Đối với kháng cáo của ông H nhận thấy, cấp sơ thẩm buộc ông phải có trách nhiệm bồi thường cho ông T số tiền 36.151.000 đồng là không có căn cứ. Bởi lẽ, thiệt hại xảy ra bản thân ông cũng bị thương và ông không có lỗi trong sự kiện bánh xe bị nổ lốp (đây là tình tiết khách quan, sự kiện bất khả kháng). Do đó, xét thấy kháng cáo của ông không đồng ý bồi thường cho ông T là có căn cứ chấp nhận.
Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn ông H, chấp nhận một phần kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà C. Buộc bà T6 có trách nhiệm bồi thường cho ông T số tiền 36.151.000 đồng, bà C là 18.075.500 đồng và bản thân ông T tự gánh chịu thiệt hại là 18.075.500 đồng, áp dụng khoản 2 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự, sửa bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ đã được thu thập có trong hồ sơ vụ án, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về thủ tục tố tụng:
Theo nội dung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn thì đây là vụ án dân sự về “tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; Đòi lại tài sản”. Do nơi xảy ra việc gây thiệt hại thuộc địa bàn quận Thốt Nốt nên nguyên đơn có quyền lựa chọn, yêu cầu Tòa án nhân dân quận Thốt Nốt thụ lý giải quyết vụ án là có căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 .
[2] Về nội dung giải quyết:
Ngày 02/9/2020, ông Trần Văn H điều khiển xe ô tô tải Biển số 66C- X, chở 940kg cam trái (tải trọng đăng ký xe chở hàng là 990kg do bà Nguyễn Thị T6 đứng tên sở hữu), trên xe còn có người ngồi bên cạnh tài xế là ông Trần Văn T. Khi xe đang lưu thông trên đường thì nghe tiếng kêu, ông H cho xe dừng lại để kiểm tra nhưng không phát hiện điều gì bất thường, ông T gọi điện báo lại cho ông Huỳnh Tấn N (chồng bà T6) hỏi về tình trạng xe thì được chủ xe cho biết, xe còn trong thời hạn đăng kiểm nên ông H tiếp tục cho xe di chuyển. Khi xe đang đổ dốc cầu Vàm Cống xuống đường dẫn để ra Quốc lộ 80 (thuộc địa bàn quận Thốt Nốt) thì bánh sau bên phải bị nổ lốp dẫn đến tai nạn làm cho ông T bị thương tích ở chân, chiếc xe bị hư hỏng nặng, còn ông H cũng bị thương tích nhẹ.
Xét thấy, ông H là người điều khiển xe không vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, không chạy quá tốc độ quy định, không chở hàng vượt quá tải trọng xe đã được đăng ký, khi đưa vào tham gia giao thông thì xe còn trong thời hạn đăng kiểm. Vì xe đủ điều kiện để lưu thông theo quy định nên ông H không phải là người có trách nhiệm buộc phải biết, chiếc xe mà mình điều khiển có đảm bảo an toàn để lưu thông hay không và chỉ phải chịu trách nhiệm khi bản thân ông H điều khiển xe và có vi phạm quy tắc giao thông đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ hoặc văn bản pháp luật khác có liên quan.
Theo diễn biến của vụ tai nạn xảy ra thấy rằng, khi xe đang di chuyển thì bất ngờ bị nổ lớp bánh sau nên không giữ được thăng bằng, chao đảo rồi đâm vào lề dẫn đến lật nghiêng và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn. Do xe đang chở hàng (gần bằng với tải trọng xe chở hàng được đăng ký), đang đổ dốc cầu xuống đường dẫn nên khi lốp bánh sau bất ngờ bị nổ nên tài xế không thể giữ được thăng bằng dẫn đến tai nạn là đương nhiên. Trường hợp phanh gấp có thể gây tai nạn cho người đang tham gia giao thông ở phía sau hoặc gây nguy hiểm cho người đang ngồi trên xe và khi đó, hậu xảy ra còn khó lường hơn. Vì vậy, mặc dù tai nạn xảy ra và có gây thiệt hại nhưng ông H không phải là người có lỗi trong tình huống này. Án sơ thẩm nhận định, ông H vì quá tự tin nên tiếp tục điều khiển phương tiện, để sau đó khi nổ lốp xe thì không làm chủ tay lái, xử lý tình huống kém, gây tai nạn và buộc ông H phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi là không phù hợp.
Mặt khác, ông H là người lái xe do bà C thuê, trường hợp ông H có lỗi gây thiệt hại tại thời điểm đang thực hiện công việc do người sử dụng lao động giao thì bà C là người phải có trách nhiệm bồi thường do người làm công gây ra và có quyền yêu cầu người này phải hoàn trả khoản tiền theo quy định pháp luật tại Điều 600 của Bộ luật dân sự năm 2015.
[3] Về xác định ai là người phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thấy rằng:
Bà C (có người đại diện theo ủy quyền) cho rằng, bà và ông Trần Văn T có hùn vốn để mua bán trái cây kiếm lời, cả hai cùng nhiều lần thuê xe của vợ chồng ông N, bà T6 để vận chuyển. Ngày xảy ra tai nạn, ông T bị hại về sức khỏe (ngày 02/9/2020), bà C đại diện giao dịch thuê ông Trần Văn H điều khiển xe và thuê xe ô tô tải Biển số 66C 000.00 của vợ chồng ông N, bà T6. Do cùng làm ăn chung, thuê tài xế và phương tiện để chuyên chở nên khi tai nạn xảy ra thì ông T cũng phải cùng gánh chịu thiệt hại với bà. Còn phía ông T (có người đại diện theo ủy quyền) thì cho rằng, trước thời điểm xảy ra tai nạn, giữa ông T và bà C có hùn vốn mua bán trái cây (nhãn) nhưng tại thời điểm thuê xe của ông N, bà T6 và xảy ra tai nạn thì hai người không còn làm ăn chung. Để có căn cứ đánh giá về lời trình bày nhưng không thống nhất của mỗi bên, cấp sơ thẩm thu thập lời khai của những người làm chứng, cụ thể:
Ông Lê Ngọc D là chủ vườn cam, bán cam xác nhận (bút lục số 143): “Ông có bán cho bà Đinh Thị C và ông Trần Văn T số cam 940 kg, hái vào ngày 14/7/2020 âm lịch, nhằm ngày 02/9/2020 dương lịch”.
Khi Tòa án cấp sơ thẩm lập Biên bản lấy lời khai ngày 29/8/2022 (bút lục 220 – 221), ông D khai:
“Năm 2020, ông có bán cam mật, ông T và bà C đến vườn coi cam. Sau khi thỏa thuận thì bà C đưa 2.000.000 đồng cho ông T, ông T đưa tiền cho ông để đặt cọc. Qua hôm sau, bà C và ông T đến vườn bẻ, nhận cam. Việc mua bán thỏa thuận bằng lời nói, không lập hợp đồng, lúc bán cam thì ông T có nói là hùn với bà C mua cam. Ngày 02/9/2020, khi đến vườn để nhận cam thì bà C và vợ ông T đến trước, sau đó có ông H và ông T đến nhận cam.” Ông Phạm Văn B là chủ vườn cam, bán cam xác nhận (bút lục số 142):
“Ông Trần Văn T đang nằm bệnh viện, có điện thoại về cho ông mua cam với giá 7.000 đồng/kg nên ông đồng ý bán cho ông T. Hái cam ngày 09/9/2020 dương lịch. Người vô lấy cam của ông là bà Đinh Thị C. Ông có nghe ông T và bà C hùn nhau mua cam của ông.” Khi Tòa án cấp sơ thẩm lập Biên bản lấy lời khai ngày 29/8/2022 (bút lục 222 – 223), ông B khai:
“Trước khi xảy ra tai nạn thì ông T có đến vườn cam của ông để hỏi mua cam trái 07 công. Đến khi cam chín thì ông T bị tai nạn phải nằm viện, ông T điện thoại cho ông nói đang nằm viện, ông H sẽ đến vườn lấy cam, ông giao đủ cam, bà C là người trả tiền. Việc mua bán cam không lập hợp đồng mà chỉ điện thoại dặn mua. Từ trước đến nay, ông bán cam cho ông T 02 lần, lần bị tai nạn là lần thứ 02, trước đó thì ông T hỏi mua và bà C cũng trả tiền.” Ngoài ra, còn có lời khai của ông Đoàn Thanh T5 là tài xế lái xe (tại Biên bản lấy lời khai ngày 14/7/2022, Bút lục 202 – 203) như sau:
“Ông T có nhà ở chợ đô thị, nhà của ông T với nhà bà C là liền kề nhau. Theo ông thấy thì họ có hùn vốn làm ăn để thu mua trái cây (nhãn và cam) rồi đem đi bán lấy lời. Cụ thể, mỗi lần chạy tài xế thì ông có hỏi ông T thì ông T nói có hùn vốn với bà C, còn đợt mua cam của ông D (ngày xảy ra tai nạn) thì vợ ông T có nói với ông là ông T với bà C hùn mua với giá 5.000.000 đồng.
Việc ông T mượn của ông H 30 triệu đồng thì ông không rõ có trả hay chưa. Còn sau khi xảy ra tai nạn thì ông T và bà C có điện thoại cho ông thuê ông làm tài xế chạy thuê đi bán trái cây ở Tịnh Biên, thuê ông 07 lần và chưa thanh toán tiền thuê cho ông, sau này ông có đòi thì lúc đó ông T mâu thuẫn với bà C nên chưa ai trả cho ông số tiền này”.
Tại phiên tòa, khẳng định những lời khai trên là đúng sự thật và ông còn trình bày thêm, ngay trước ngày xảy ra tai nạn, chính ông T là người liên hệ kêu ông lái xe chở trái cây thuê cho ông T, nhưng vì bận công việc khác nên ông không tham gia. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, ông xuất tiền ra cho ông H mượn để giao cho người nhà của ông T số tiền 5.000.000 đồng và cách khoảng 01 tuần sau khi ông T đang nằm bệnh viện, ông đưa thêm 25.000.000 đồng để ông T điều trị thương tích.
Xét thấy, ông T không cung cấp được chứng cứ về việc bà C có thuê mướn ông khuân vác trái cây và trả tiền công. Trong khi đó, ông D, ông B là chủ vườn cam, bán cam, còn ông T5 là tài xế nhiều lần chở trái cây thuê cho bà C, ông T và giữa họ với bà C, ông T không có quan hệ thân thiết hay mâu thuẫn gì nên lời khai của những người này đảm bảo khách quan, đáng để tin là một trong những nguồn chứng cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm cũng đã thu thập tài liệu, chứng cứ tương đối đầy đủ, ngoài lời xác nhận của người làm chứng, còn trực tiếp lập biên bản lấy lời khai của họ để xác thực về mức độ tin cậy, giá trị chứng minh của lời khai. Tuy nhiên khi đánh giá chứng cứ, lại không xem xét những lời khai này một cách đầy đủ, toàn diện và đưa ra kết luận, ông T không có hùn vốn mua bán trái cây với bà C tại thời điểm tai nạn xảy ra là không phù hợp với thực tế, bản chất của sự việc.
Từ những vấn đề nêu trên, có đủ cơ sở xác định: giữa ông T với bà C có hùn vốn mua bán trái cây kiếm lời, mua bán nhỏ, đơn giản nên không làm hợp đồng, cùng thuê phương tiện và tài xế để vận chuyển tại thời điểm trước, trong và sau tai nạn xảy ra. Ông T (có người đại diện ủy quyền) cho rằng, chỉ có một mình bà C thuê phương tiện làm ăn là không phù hợp và do đó, khi rủi ro, thiệt hại xảy ra thì cả hai người cùng phải gánh chịu. Người chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trong trường hợp này được xác định không chỉ một mình bà C mà còn có cả ông T, bà C là người đại diện giao dịch thuê mướn. Điều này cũng lý giải vì sao ông T cho rằng, chỉ một mình bà C là người thuê phương tiện làm ăn nhưng ông lại không yêu cầu gì đối với bà C về việc bồi thường thiệt hại từ khi tai nạn xảy ra và trong suốt quá trình giải quyết vụ án cũng là có sự mâu thuẫn.
[4] Đối với bên cho thuê tài sản:
Ông Huỳnh Tấn N, bà Nguyễn Thị T6 là bên cho thuê tài sản, theo Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, chiếc xe cho thuê Biển số 66C-X do bà Nguyễn Thị T6 đứng tên sở hữu, khối lượng hàng được đăng ký chuyên chở có trọng tải 990kg. Thời điểm xảy ra tai nạn, bên thuê sử dụng xe chở hàng (cam trái) có trọng lượng 940kg, tức là chưa đến mức trọng tải đã đăng ký nhưng khi di chuyển thì bị nổ lốp dẫn đến xảy ra tai nạn. Điều đó cho thấy, tài sản cho thuê không đảm bảo chất lượng (lốp xe không an toàn) vi phạm về nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản theo quy định Điều 476 của Bộ luật dân sự năm 2015. Và do đó, bên cho thuê phương tiện, đồng thời là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi nên phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra theo quy định tại khoản 3 Điều 601 của Bộ luật dân sự năm 2015. Bên thuê xe là bà C và ông T (như được nhận định ở phần trên) là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nhưng thiếu kiểm tra xe để khi lưu thông thì xảy ra tai nạn nên cũng phải chịu một phần trách nhiệm về thiệt hại. Theo đó, bên cho thuê tài sản phải chịu 50% thiệt hại về sức khỏe của ông T. Do bà C và ông T hùn vốn làm ăn nên 50% còn lại thì bà C và ông T mỗi người phải gánh chịu là 25%.
[5] Mặc dù, ông T không khởi kiện đối với bà C, vợ chồng ông N, bà T6 nhưng theo quy định của pháp luật, bà C và vợ chồng ông N, bà T6 là những người phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này nên phải tham gia giải quyết vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 68 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Do xác định không đầy đủ người phải có trách nhiệm bồi thường nên cấp sơ thẩm không buộc ông N, bà T6 phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho ông T là thiếu sót nên cấp phúc thẩm cần xem xét điều chỉnh. Việc bà C cho rằng, vì không bị nguyên đơn khởi kiện nên bà không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cũng là không đúng.
[6] Về xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm của ông T:
Quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, ông T yêu cầu ông H bồi thường thiệt hại về sức khỏe số tiền 133.170.000 đồng nhưng cấp sơ thẩm chỉ chấp nhận một phần, buộc bà C và ông H bồi thường số tiền tổng cộng 72.301.997 đồng (làm tròn 72.302.000 đồng, chưa bao gồm chi phí tái khám lấy Inox) nhưng nguyên đơn thống nhất bản án sơ thẩm, không kháng cáo. Phía bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ kháng cáo về việc không đồng ý chịu trách nhiệm bồi thường, không kháng cáo về số tiền mà cấp sơ thẩm đã tuyên xử. Do đó, cấp phúc thẩm không xem xét điều chỉnh lại (tăng hoặc giảm) số tiền phải bồi thường nên giữ nguyên như án sơ thẩm đã xác định.
Như nhận định ở phần trên [3] và [4] thì ông N, bà T6 phải bồi thường 50% thiệt hại tương ứng số tiền 36.151.000 đồng (72.302.000 đồng : 2); ông T phải gánh chịu 25% thiệt hại, 25% còn lại là phần của bà C phải bồi thường cho ông T và tương ứng số tiền là 18.075.500 đồng (36.151.000 đồng : 2).
[7] Xét yêu cầu phản tố của bị đơn ông Trần Văn H:
Do ông H được xác định không phải là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho ông T theo quy định của pháp luật (như nhận định ở phần trên) nên số tiền mà ông T5 cho ông H mượn để tạm ứng cho ông T 30.000.000đ điều trị thương tích thì ông T phải có trách nhiệm trả lại cho ông H để ông H trả lại cho ông T5. Trường hợp giữa ông T5 và ông H có xảy ra tranh chấp sẽ được giải quyết bằng vụ án khác.
Do cấp sơ thẩm xác định ông H phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn nên không tuyên buộc nguyên đơn phải trả lại tiền mà bị đơn cho tạm ứng là không phù hợp, do đó, cấp phúc thẩm cần xem xét điều chỉnh lại.
[8] Xét yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Huỳnh Tấn N, bà Nguyễn Thị T6:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Tuy nhiên, trong suốt quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, ông N và bà T6 không yêu cầu cho đến khi xét xử phúc thẩm mới có đơn yêu cầu độc lập đòi ông H và bà C bồi thường thiệt hại tài sản. Xét thấy, yêu cầu này chưa được cấp sơ thẩm xem xét giải quyết nên không có cơ sở để Hội đồng xét xử phúc thẩm giải quyết.
[9] Xét ý kiến đề nghị của vị đại diện Viện kiểm sát phúc thẩm tại phiên tòa về việc chấp nhận toàn bộ yêu cầu kháng cáo của bị đơn ông H, chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà C, sửa bản án sơ thẩm là phù hợp như nhận định của Hội đồng xét xử.
[10] Về án phí dân sự sơ thẩm:
Bà C phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại sức khỏe cho ông T số tiền 18.075.500 đồng nên phải chịu án phí: 18.075.500 đồng x 5% = 903.700 đồng.
Ông N, bà T6 phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại sức khỏe cho ông T số tiền 36.151.000 đồng nên phải chịu án phí: 36.151.000 đồng x 5% = 1.807.500 đồng.
Do yêu cầu phản tố đòi lại tài sản cho mượn của ông H là có căn cứ chấp nhận nên ông T phải chịu án phí không có giá ngạch theo quy định. Ông H được nhận lại tiền tạm ứng án phí đã nộp.
Khi phản tố, ông H có đóng tiền tạm ứng án phí 750.000 đồng theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0004494 ngày 06/6/2022 tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Thốt Nốt nhưng do nhầm lẫn, cấp sơ thẩm xác định ông H chỉ đóng 300.000 đồng là không chính xác nên cấp phúc thẩm xem xét điều chỉnh lại.
[11] Án phí dân sự phúc thẩm: Do kháng cáo của ông H và bà C có căn cứ chấp nhận nên không phải chịu.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
- Các Điều 166, 288, 476, 584, 601 và khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015;
- Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30.12.2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
Chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông Trần Văn H.
Chấp nhận một phần kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Đinh Thị C.
Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 101/2022/DS-ST ngày 31 tháng 8 năm 2022 của Toà án nhân dân quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện về việc đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm của nguyên đơn ông Trần Văn T.
Buộc bà Đinh Thị C phải có trách nhiệm bồi thường cho ông T số tiền 18.075.500đ (mười tám triệu không trăm bảy mươi lăm ngàn năm trăm đồng); ông Huỳnh Tấn N và bà Nguyễn Thị T6 phải bồi thường số tiền 36.151.000đ (ba mươi sáu triệu một trăm năm mươi mốt ngàn đồng).
2. Chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn ông Trần Văn H.
Buộc ông Trần Văn T có trách nhiệm trả lại cho ông Trần Văn H số tiền 30.000.000đ (ba chục triệu đồng) để ông H trả lại cho ông T5. Trường hợp giữa ông H và ông T5 có xảy ra tranh chấp sẽ được giải quyết bằng vụ án khác.
Kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật thì hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền chậm thi hành theo mức lãi suất được quy định tại khoản 2 điều 468 Bộ luật dân sự 2015 tương ứng với thời gian chậm thi hành án.
3. Về án phí dân sự sơ thẩm:
- Buộc các đương sự phải chịu án phí, cụ thể như sau:
+ Bà Đinh Thị C số tiền 903.700đ (chín trăm lẽ ba ngàn bảy trăm đồng).
+ Ông Huỳnh Tấn N, bà Nguyễn Thị T6 phải chịu số tiền 1.807.500đ (một triệu tám trăm lẽ bảy ngàn năm trăm đồng).
+ Ông Trần Văn T phải chịu số tiền 300.000đ (ba trăm ngàn đồng).
- Trả lại cho ông Trần Văn H tiền tạm ứng án phí 750.000 đồng mà ông H nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0004494 ngày 06/6/2022 tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Thốt Nốt.
4. Về án phí dân sự phúc thẩm: Không ai phải chịu.
Trả lại tiền tạm ứng án phí phúc thẩm cho các đương sự đã nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Thốt Nốt, cụ thể:
+ Bà Đinh Thị C 300.000 đồng theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án 004594 ngày 09 tháng 9 năm 2022.
+ Ông Trần Văn H 300.000 đồng theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 004593 ngày 09 tháng 9 năm 2022.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày được tuyên án.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo Điều 30 của Luật thi hành án dân sự./.
Bản án về tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm số 136/2023/DS-PT
Số hiệu: | 136/2023/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Cần Thơ |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 07/04/2023 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về