Bản án về tranh chấp di sản thừa kế số 92/2022/DS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

BẢN ÁN 92/2022/DS-PT NGÀY 19/08/2022 VỀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ

Ngày 19/8/2022, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 104/2021/TLPT-DS ngày 14/10/2021 về việc: “Tranh chấp di sản thừa kế”.Do bản án dân sự sơ thẩm số 17/2021/DS-ST ngày 13/7/2021 của Toà án nhân dân huyện T Yên bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 156/2021/QĐ-PT ngày 14 tháng 12 năm 2021; Quyết định hoãn phiên tòa số 14/2021/QĐ-PT ngày 14/01/2022;

các thông báo thay đổi thời gian ở lại phiên tòa, giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: Bà Phùng Thị T, sinh năm 1961; Nơi cư trú: Tổ dân phố Cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên, tỉnh Bắc Giang. (có mặt)

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà T: Luật sư Nguyễn Văn HA – Văn phòng luật sư HA và cộng sự - Đoàn luật sư tỉnh Bắc Giang. (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án) Trợ giúp viên pháp lý: Luật sư Dương Minh Kiên – Văn phòng luật sư Dương Minh Nh – Đoàn luật sư tỉnh Bắc Giang. (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án)

* Bị đơn: Ông Phùng Minh Nh, sinh năm 1972; Nơi cư trú: Tổ dân phố Cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên, tỉnh Bắc Giang. (có mặt)

* Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Phùng Minh Ch, sinh năm 1949; Nơi cư trú: Tổ dân phố Bãi Ban, thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên, tỉnh Bắc Giang. (vắng mặt)

2. Ông Phùng Minh H, sinh năm 1952; Nơi cư trú: Số nhà 88, đường Võ Nguyên Giáp, thôn Mỹ Cầu, xã T Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. (có mặt)

3. Bà Phùng Thị Th, sinh năm 1955; Nơi cư trú: Tổ dân phố T Hòa, thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên, tỉnh Bắc Giang. (có mặt)

4. Ông Phùng Minh D, sinh năm 1958; Nơi cư trú: Tổ dân phố Cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên, tỉnh Bắc Giang. (có mặt)

5. Ông Phùng Bắc HA, sinh năm 1966; Nơi cư trú: Tổ dân phố Cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên, tỉnh Bắc Giang. (có mặt)

6. Ông Phùng Minh Toàn, sinh năm 1975; Nơi cư trú: Số nhà 13, Ngõ 311, đường Đằng HA, quận HA An, thành phố HA Phòng, HA Phòng.(vắng mặt) 7. Bà Nguyễn Thị HA, sinh năm 1977 (vắng mặt)

8. Anh Phùng Minh TU, sinh năm 2003. (vắng mặt) Đều cư trú: Tổ dân phố Cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam, h. T Yên, Bắc Giang.

9. UBND thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên do bà Phạm Thị Liên Phương - Công chức Địa chính xây dựng đại diện theo ủy quyền. (vắng mặt)

10. UBND huyện T Yên, tỉnh Bắc Giang do ông Trần TU Anh - Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường đại diện theo ủy quyền.(vắng mặt)

* Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: Ông Phùng Minh H, sinh năm 1952; Nơi cư trú: Số nhà 88, đường Võ Nguyên Giáp, thôn Mỹ Cầu, xã T Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. (vắng mặt)

* Người làm chứng:

1. Ông Vũ Xuân Hào, sinh năm 1940; Nơi cư trú: Xóm Quẫn, xã T Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. (vắng mặt)

2. Bà Trần Thị Lan, sinh năm 1947; Hiện trú tại: Số nhà 67-69, đường T Ninh, phường Trần Phú, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. (vắng mặt)

3. Ông Phạm Sơn Hà, sinh năm 1958; (vắng mặt)

4. Ông Phạm Ngọc Trai, sinh năm 1956; (vắng mặt)

5. Ông Nguyễn Bá Thế, sinh năm 1951; (vắng mặt)

6. Ông Vũ Quốc Bảo, sinh năm 1960; (vắng mặt)

7. Bà Nguyễn Thị Vân - Bí thư chi bộ Tổ dân phố Cầu Thượng(vắng mặt) Đều cư trú: Tổ dân phố Cầu Thượng, TT Nhã Nam, h. T Yên, Bắc Giang.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn bà Phùng Thị T trình bày:

Bố mẹ bà là cụ Phùng Duy Kham và cụ Đoàn Thị Thành sinh được 08 người con gồm: Phùng Minh Ch, Phùng Minh H, Phùng Thị Th, Phùng Minh D, bà, Phùng Bắc HA, Phùng Minh Nh, Phùng Minh Toàn. Cụ Thành chết năm 2007, cụ Kham chết năm 2018.

Tài sản của cụ Kham và cụ Thành tạo dựng được khi còn sống là 1.004,3m2 đất tại thửa 652, tờ bản đồ số 10, xã Nhã Nam, huyện T Yên và 01 ngôi nhà 05 gian bằng gỗ xoan xây dựng năm 1974 diện tích 50m2, 01 nhà mái đổ bê tông 01 tầng, diện tích 45m2 đều đã xây dựng trên 20 năm.

Về nguồn gốc thửa đất trên là do bố mẹ bà kể lại mua của xưởng cơ khí nhỏ từ những năm 1950, bà chỉ nghe nói như vậy, không có giấy tờ mua bán gì. Năm 2003, UBND huyện T Yên cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ ông Phùng Duy Kham đối với diện tích đất nêu trên.

Quá trình sinh sống và sử dụng đất như sau: Bà các anh chị em sinh sống trên đất từ khi sinh ra đến năm 1982 thì đi lấy cH, không còn sinh sống trên đất đó. Năm 1982 cụ Kham mở của hàng sửa chữa xe đạp trên thửa đất này, do các anh chị em người đi học, người đi làm xa, người có gia đình riêng nên vợ cH bà đã về phụ giúp bố mẹ làm ruộng và kinh doanh cửa hàng. Đến năm 1996, ông HA ra ở riêng thì ông Nh đi công nhân về thay ông HA giúp đỡ bố mẹ kinh doanh. Sau đó ông Nh lấy vợ năm 2003 thì ở cùng bố mẹ bà trên thửa đất này.

Năm 2007 cụ Thành chết thì bố bà vẫn tiếp tục ở với vợ cH ông Nh, năm 2012 ông D về ở cùng cụ Kham và vợ cH ông Nh trên thửa đất trên.

Ngày 09/3/2017, tại văn phòng công chứng Đ&T, cụ Kham lập bản di chúc cho anh Phùng Minh Nh được hưởng toàn bộ tài sản của cụ Kham.

Trong các ngày 12, 13/11/2017 và ngày 29/01/2018, cụ Kham lập 02 di chúc viết tay. Nội dung của các di chúc này là chia cho bà một phần trong diện tích đất của bố mẹ bà, phần đất còn lại chia đều cho các thừa kế; truất quyền thừa kế của ông Phùng Minh H và Phùng Minh Nh.

Ngày 01/3/2018, sau khi đi viện về thì cụ Kham viết di chúc với nội dung chia đều cho 8 người con, 01 phần của bố bà để cho bà nuôi dưỡng đến khi bố bà mất. Lúc viết di chúc bố bà có đọc cho ông Vũ Xuân Hào người Thái Nguyên viết hộ, bố bà ký và điểm chỉ, sau đó có 06 người làm chứng ký vào. Lúc viết di chúc ở nhà ông Hào có mặt vợ cH bà và cháu bà, bản di chúc này có phần lưu ý rất quan trọng là nếu trả giấy tờ thì cho ông H, ông Nh nếu không trả giấy tờ thì phần đó làm thờ cúng họ Phùng. Lúc bố bà viết bản di chúc cho bà ngày 01/3/2018 dương lịch tức ngày 14/01/2018 âm lịch, chữ viết trong bản di chúc là do bố bà đọc cho ông Vũ Xuân Hào ở T Đức, Phú Bình, Thái Nguyên viết hộ, toàn bộ nội dung bản di chúc là ý chí của bố bà, ông Hào viết hộ xong thì đọc lại cho bố bà nghe và bố bà nhất trí, lúc đọc viết bản di chúc là bố bà hoàn toàn minh mẫn. Tại thời điểm viết bản di chúc có mặt bố bà, ông Vũ Xuân Hào, bà và con trai bà. Sau đó có mang về cho ông Phạm Ngọc Trai; bà Trần Thị Lan; ông Nguyễn Bá Thế; ông Vũ Quốc Bảo ký xác nhận tại nhà bà. Còn bà Nguyễn Thị Vân và ông Phạm Sơn Hà thì bố bà mang di chúc lên nhà nhờ ký người làm chứng vào bản di chúc trên. Bà khẳng định chữ ký Kham và Phùng Duy Kham và điểm chỉ trong bản di chúc là chữ ký và điểm chỉ của bố bà và toàn bộ chữ viết, chữ ký của ông Vũ Xuân Hào, ông Phạm Ngọc Trai, bà Nguyễn Thị Vân, ông Nguyễn Bá Thế, ông Phạm Sơn Hà, ông Vũ Quốc Bảo trong bản di chúc ký người làm chứng là chữ ký, chữ viết của những người trên.

Ngày 04/3/2018 cụ Kham chết, để lại di sản gồm: Thửa đất số 652, tờ bản đồ số 10, diện tích 1.004,3m2 ở tổ dân phố Cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam và một số tài sản gắn liền với đất khác. Ngoài ra, cụ Kham, cụ Thành không để lại di sản nào khác, không để lại nghĩa vụ về tài sản nào.

Nay bà yêu cầu Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế do bố mẹ bà để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 652, tờ bản đồ số 10, diện tích 1.004,3m2 ở tổ dân phố Cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam, bà đồng ý chia thừa kế của mẹ bà để lại theo pháp luật. Bà yêu cầu được nhận di sản bằng hiện vật (bằng đất) và công nhận di chúc bố bà viết cho bà năm 2018 là di chúc hợp pháp và đề nghị chia phần di sản của bố bà theo di chúc năm 2018. Ngoài ra, bà không yêu cầu Tòa án giải quyết về các công trình tài sản, cây cối trên đất và các di sản khác của bố mẹ bà.

Anh Phùng Minh Nh là bị đơn trình bày:

Bố mẹ anh là cụ Phùng Duy Kham và cụ Đoàn Thị Thành sinh được 08 người con gồm: Ch, H, Th, D, T, HA, Nh,Toàn. Ngoài ra không người con đẻ, con nuôi nào khác. Bố anh chết ngày 04/3/2018, mẹ chết ngày 03/12/2007, để lại khoản nợ nào chưa thanh toán.

Về nguồn gốc đất thì theo bố mẹ anh kể lại là mua lại dãy nhà cấp bốn của xưởng đúc gang từ năm 1956. Anh sinh sống cùng bố mẹ từ khi sinh ra cho đến nay, năm 2002 thì ông lấy vợ là bà Nguyễn Thị HA, sau đó sinh được hai người con là Phùng Minh TU, sinh năm 2003 và Phùng Nguyệt Hằng, sinh năm 2009.

Quá trình sinh sống trên đất các anh chị được bố mẹ nuôi từ bé cho ăn học, đến trước năm 1980, ông Ch, ông H, bà Th, ông D ra ở riêng hết. Sau năm 1982 thì bà T, ông HA xây dựng gia đình và cũng ra ở riêng. Quá trình sinh sống trên đất các anh chị không có ai có công sức đóng góp gì đối với công trình tài sản trên đất của bố mẹ anh.

Tài sản của bố mẹ anh để lại là một ngôi nhà 05 gian, ngoài ra không có gì khác. Quá trình sinh sống trên đất anh tạo lập được các tài sản như: Tường bao xung quanh nhà làm năm 1993, làm nhà trần 01 tầng năm 1993, năm 2002 lấy vợ làm tiếp tầng 2 nhà trần kéo dài hết đất tới công trình phụ, 01 nhà mái tôn sắt sau và trước, kho chứa hàng trước nhà trần, mái tôn sân (bây giờ ông đã sửa chữa lại), sau này làm sân kéo dài đến cổng, trụ cổng, cổng, sân gạch, tường hoa, sửa chữa lại nhà năm gian gồm nâng nền, lát gạch, ốp gạch.... Ngoài ra, không còn có công trình gì khác.

Các cây cối lâm lộc trên đất là toàn bộ do anh tạo lập gồm: 02 cây roi, 01 cây nhãn ở cổng, một số cây nhãn ở sau vườn, 02 cây vú sữa, 01 cây sấu to, 05 cây vải, 03 cây gỗ sưa, 01 cây soài, 02 cây xoan, 02 cây khế, 02 cây mít nhỏ, 06 cây bưởi, 02 cây táo, 04 cây ổi, 06 gốc đinh lăng.

Năm 2007 cụ Thành chết không để lại di chúc, cụ Kham vẫn tiếp tục ở với vợ cH anh. Khi còn sống bố anh có viết 01 bản di chúc lập ngày 09/3/2017 tại Văn phòng công chứng Đ&T, việc lập di chúc tại Văn phòng công chứng Đ & T của bố anh là hoàn toàn tự nguyện, thể hiện ý trí của cụ bố anh ký tên điểm chỉ trước mặt công chứng viên, trước đó không viết một bản di chúc nào khác. Khi bà T khởi kiện đề nghị chia di sản thừa kế thì anh mới biết là bố anh có viết bản di chúc cho bà T. Theo anh, bản di chúc mà cụ Kham lập tại văn phòng công chứng là hợp pháp vì lúc viết di chúc bố anh là hoàn toàn minh mẫn và được Văn phòng công chứng chứng thực di chúc, còn di chúc của bà T bằng văn bản có người làm chứng nhưng người làm chứng không ký văn bản trực tiếp và không có mặt tại thời điểm viết di chúc. Việc có chữ ký của những người làm chứng đó là do bà T nhờ viết và ký, ngay cả chữ ký trong văn bản là do bà T nhờ viết xong mang về cho bố anh ký.

Bản di chúc ngày 09/3/2017 có nội dung là cho anh hưởng phần quyền sử dụng đất của cụ trong khối tài sản chung và phần di sản cụ được hưởng của cụ Thành.

Lý do bố ông viết di chúc này là vì: Trước đó bố anh có họp gia đình để phân chia đất, tại cuộc họp bố anh nói đất của bố mẹ có trị giá 2 tỷ đồng, chia đều cho 8 người con mỗi người được hưởng 250 triệu đồng. Trong các con ai trả được tiền đất cho các anh chị em khác thì được sử dụng toàn bộ đất. Tuy nhiên các anh chị không thống nhất được về giá trị đất và cách phân chia nên bố anh đã tự mình đi làm di chúc cho anh. Trong suốt quá trình sống cùng vợ cH anh, không hề có việc vợ cH ông có hành vi hành hạ, ngược đãi hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm cụ. Cụ Kham không có thời gian sinh sống với bà T, chỉ có việc bà T dẫn lên dẫn xuống đi lại nhà bà T, bố anh không ở với bà T thời gian nào. Việc bà T trình bày vợ cH anh đối xử không tốt với bố là không có căn cứ.

Về di chúc ngày 01/3/2018 viết cho bà T: Khi cụ Kham lập di chúc này thì anh không biết và không được chứng kiến, cụ cũng không nói gì với ai về việc di chúc cho bà T, đến khi bà T khởi kiện thì anh mới biết cụ có viết di chúc cho bà T. Theo anh bản di chúc này không hợp pháp, lý do vì: Di chúc không ghi rõ di sản thừa kế là thửa đất nào, được cấp theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào; bản di chúc do ông Hào viết hộ nhưng không có xác nhận là đã nghe đọc lại hoặc xác nhận ghi đúng như lời kể của cụ; 02 dấu điểm chỉ cuối di chúc không ghi là dấu tay nào, cũng không đủ sự tin cậy là dấu vân tay; người lập di chúc đã ký trước rồi mới đưa cho từng người làm chứng ký, trong đó vài người ký tại nhà riêng mà không có mặt những người làm chứng khác; những người làm chứng cũng không xác nhận chữ ký của người lập di chúc; chữ viết của ông Hào ở cuối di chúc cũng không được viết cùng thời điểm với những người làm chứng khác nhưng lại ghi cùng ngày lập di chúc.

Về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Hộ gia đình do cụ Kham là chủ hộ, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu năm 2003 đối với diện tích đất 1.004,3m2 ở tổ dân phố Cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên. Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận năm 2003, thực tế sinh sống trên đất có cụ Kham, cụ Thành, vợ cH anh và cháu TU (bà HA chưa có tên trong hộ khẩu, anh Toàn không sinh sống nhưng vẫn có tên trong sổ hộ khẩu).

Hiện nay trên diện tích đất đang tranh chấp có vợ cH anh, các con TU, Hằng và ông D cùng sinh sống (hộ khẩu thường trú của ông D vẫn ở Hà Nội). Ông D hiện bị bệnh nên đầu óc đôi lúc không được minh mẫn, ông D có vợ nhưng đã ly hôn ở địa chỉ nào thì anh không biết.

Nay bà T khởi kiện chia thừa kế thì anh đồng ý với một phần yêu cầu khởi kiện về việc phần chia di sản thừa kế do mẹ anh để lại là một phần diện tích 1.004,3m2.

Anh không đồng ý chia phần di sản của cụ Kham theo di chúc ngày 01/3/2018 do bà T cung cấp vì di chúc này không hợp pháp như anh đã trình bày, đề nghị Tòa án chia di sản thừa kế của cụ Kham theo di chúc lập ngày 09/3/2017 tại Văn phòng công chứng Đ&T. Anh không yêu cầu chia thừa kế đối với các tài sản gắn liền trên đất do bố mẹ anh để lại, anh đề nghị Tòa án được nhận di sản bằng hiện vật và đề nghị được nhận phần đất có công trình trên đất do anh đã tạo lập được trên đất. Toàn bộ phần di sản mà các anh chị em được hưởng tặng cho anh thì anh đồng ý nhận.

Ông Phùng Minh H có ý kiến trình bày:

Về thời gian chết, về hàng thừa kế, diện thừa kế của cụ Kham, cụ Thành; nguồn gốc diện tích đất là di sản đang tranh chấp, ông xác nhận đúng như bà T, anh Nh trình bày.

Năm 2007, cụ Thành chết không để lại di chúc, cụ Kham vẫn tiếp tục ở với vợ cH anh Nh.

Khi còn sống bố ông có vài lần viết di chúc, ông cũng không biết chính xác là bao nhiêu lần, trong đó có 01 bản di chúc lập ngày 09/3/2017 tại Văn phòng công chứng Đ&T. Thời điểm bố ông lập di chúc này thì cụ đi một mình, không nói với các con, sau này có lần cụ nói cho ông nhưng gần đây ông mới nhớ ra. Ông nộp cho Tòa án bản sao di chúc do bố ông lập ngày 09/3/2017 mà ông thu thập tại Văn phòng công chứng Đ&T vào ngày 21/4/2020 để Tòa án xem xét. Đây chính là bản di chúc mà bà T trình bày là do ông và ông Nh đưa bố ông đi làm. Ông khẳng định bản di chúc này do bố ông tự đi làm theo ý chí của cụ, ông và anh Nh không đi cùng và không tác động gì đến việc định đoạt di sản cũng như việc ký tên, điểm chỉ của bố ông trong di chúc.

Bản di chúc ngày 09/3/2017 có nội dung chính là bố ông để lại cho ông Phùng Minh Nh hưởng phần quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của cá nhân bố ông tại thửa đất 652 nêu trên bao gồm 1/5 quyền sử dụng đất trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình ngày 02/10/2003 và 1/9 trong phần được hưởng thừa kế từ mẹ ông để lại. Lý do bố ông viết di chúc này là vì: Trước đó bố ông có họp gia đình để phân chia đất, tại cuộc họp bố ông nói đất của bố mẹ có trị giá 02 tỷ đồng, chia đều cho 8 người con mỗi người được hưởng 250 triệu đồng, trong các con ai trả được tiền đất cho các anh chị em khác thì được sử dụng toàn bộ đất. Tuy nhiên, các anh chị em ông không thống nhất được về giá trị đất và cách phân chia nên bố ông đã tự mình đi làm di chúc.

Trong suốt quá trình sống cùng gia đình anh Nh thì ông được biết vợ cH con cái anh Nh không hề có hành vi hành hạ, ngược đãi hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm cụ. Chỉ có thời gian khoảng 01 tháng (ông không nhớ chính xác) vào trước tết âm lịch năm 2019, cụ sang ở với vợ cH bà T, toàn bộ thời gian còn lại đều ở cùng vợ cH anh Nh. Theo ông có thể thời gian đó ông D bị trầm cảm, đầu óc không minh mẫn, nhiều khi không làm chủ được hành vi nên bố ông sợ, pHA lánh tạm sang nhà bà T. Việc bà T trình bày vợ cH anh Nh đối xử không tốt với cụ là không có căn cứ.

Về di chúc ngày 01/3/2018: Khi bố ông lập di chúc này thì ông không biết và không được chứng kiến, bố ông cũng không nói gì với ông và các anh chị em ông, thời gian sau khi bà T khởi kiện, ông Ch cung cấp di chúc này cho ông thì mới biết.

Theo ông bản di chúc này không hợp pháp, lý do vì: Di chúc không ghi rõ di sản thừa kế là thửa đất nào, được cấp theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào; bản di chúc do ông Hào viết hộ nhưng không có xác nhận của bố ông là đã nghe đọc lại hoặc xác nhận ghi đúng như lời kể của bố ông; 02 dấu điểm chỉ cuối di chúc không ghi là dấu tay nào, cũng không đủ sự tin cậy là dấu vân tay; người lập di chúc đã ký trước rồi mới đưa cho từng người làm chứng ký, trong đó vài người ký tại nhà riêng mà không có mặt những người làm chứng khác; những người làm chứng cũng không xác nhận chữ ký của người lập di chúc; chữ viết của ông Hào ở cuối di chúc cũng không được viết cùng thời điểm với những người làm chứng khác nhưng lại ghi cùng ngày lập di chúc.

Về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Hộ gia đình do bố ông là chủ hộ, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu năm 2003 đối với diện tích đất thửa đất số 652, tờ bản đồ số 10, diện tích 1.004,3m2. Tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2003 thì trên thực tế có bố mẹ ông, anh Nh, vợ anh Nh là chị HA và con của ông Nh là Phùng Minh TU cùng sinh sống, ngoài ra không có ai khác. Thời điểm đó trên hộ khẩu gia đình thì chưa có tên bà HA nhưng vẫn còn tên anh Toàn.

Hiện nay trên diện tích đất đang tranh chấp có vợ cH anh Nh, các con anh Nh là TU, Hằng và ông D cùng sinh sống (hộ khẩu thường trú của ông D vẫn ở Hà Nội).

Ông D hiện bị bệnh nên đầu óc đôi lúc không được minh mẫn, ông D có vợ nhưng đã ly hôn, có 02 con gái nhưng hiện ở địa chỉ nào thì ông không biết.

Các tài sản trên đất đang tranh chấp hiện nay gồm: Nhà 5 gian và nhà trần mái bằng do bố mẹ ông làm hiện vẫn còn, tường bao bằng cay xỉ than do ông và ông HA cùng làm năm 1986, các tài sản do vợ cH anh Nh kiến thiết gồm: tầng 2 chống nóng của nhà trần lợp tôn, nhà bếp đổ trần lợp tôn, sân gạch, tường ngăn với vườn, trụ cổng, cánh cổng inox. Cây cối gồm 03 cây sưa do ông trồng, ngoài ra còn một số cây cối nhưng giá trị không đáng kể.

Bà T khởi kiện chia thừa kế ông đồng ý về việc phần chia di sản thừa kế của cụ Thành để lại theo pháp luật, ông đề nghị chia phần di sản của cụ Kham theo di chúc lập ngày 09/3/2017 tại Văn phòng công chứng Đ&T, không yêu cầu chia thừa kế đối với các tài sản khác.

Tòa án chia cho ông phần di sản bằng tiền hay bằng hiện vật ông đều nhất trí.

Nếu chia di sản bằng đất thì ông đề nghị được nhận phần đất có công trình trên đất, toàn bộ phần di sản mà ông được hưởng ông giao cho ông Nh được quyền sở hữu, sử dụng và không yêu cầu ông Nh pHA trích trả giá trị bằng tiền cho ông.

Bà Phùng Thị Th trình bày:

Về thời gian chết, về hàng thừa kế, diện thừa kế của cụ Kham, cụ Thành, nguồn gốc diện tích đất là di sản đang tranh chấp, ông xác nhận đúng như bà T, anh Nh trình bày.

Bản di chúc đề ngày 09/3/2017 lập tại Văn phòng công chứng Đ $ T cho ông Phùng Minh Nh, tại thời điểm lập tại văn phòng công chứng thì bà không có mặt nên bà không nắm được nội dung. Nhưng trước khi lập di chúc cho anh Nh thì bố bà có nói với bà là bố muốn lập di chúc cho anh Nh. Thực tế bố bà không họp gia đình để họp bàn thống nhất việc lập di chúc cho anh Nh. Về bản di chúc đề ngày 01/3/2018 cho bà T, bà không biết và không nắm được nội dung như thế nào.

Về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Bố bà được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2003 thì lúc đó hộ gia đình bố bà gồm: Cụ Kham, cụ Thành, anh Nh, anh Toàn và cháu TU. Hiện nay trên đất có vợ cH anh Nh, 02 con đang sinh sống.

Bà không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà T, đề nghị Tòa án giải quyết chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Phần thừa kế của bà được hưởng đề nghị Tòa án chia cho bà bằng đất (hiện vật), toàn bộ phần di sản của bà được hưởng bà đồng ý giao cho ông Nh được quyền sở hữu, sử dụng.

Ông Phùng Minh Ch trình bày:

Về thời gian chết, về hàng thừa kế, diện thừa kế của cụ Kham, cụ Thành; nguồn gốc diện tích đất là di sản đang tranh chấp, ông xác nhận đúng như bà T, ông Nh trình bày.

Năm 2007 mẹ ông chết thì bố ông vẫn tiếp tục ở với vợ cH anh Nh trên đất này, bà T thường xuyên đến chăm sóc, anh em ông thì thỉnh thoảng về thăm bố. Trước khi có di chúc thì vợ cH anh Nh đối xử tốt với bố, sau khi làm di chúc thì vợ cH anh Nh đối xử không tốt với bố ông nữa. Vợ cH anh Nh đối xử không tốt với bố nên bà T mới đón bố về chăm sóc một thời gian, đến khi bố ông chết.

Cuối năm 2017, cụ Kham viết di chúc ông không biết, nhưng trước đó có họp gia đình, bà T có nói bốn anh em không được chia đất là Ch, HA, D, Toàn vì lý do bất hiếu với bố mẹ, bà T nói như vậy tại cuộc họp nên cuộc họp hôm đó không thành, ngày tháng năm nào thì ông không nhớ. Bản di chúc bố ông viết cho bà T thì lúc bố ông viết di chúc ông không biết, sau này bố ông gọi xuống thì ông mới biết và có được xem nội dung bản di chúc trên. Ông có được đọc nội dung bản di chúc nhưng ông tôn trọng ý kiến của bố. Và sau đó thì không có cuộc họp gia đình nào nữa và cũng không có ai có ý kiến gì với ông nữa.

Hiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn mang tên hộ ông Phùng Duy Kham, cấp năm bao nhiêu thì ông không nhớ. Ông mong muốn được họp gia đình để hòa giải anh em và đề nghị thực hiện theo ý nguyện của bố mẹ ông trước khi chết, nếu không được thì đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ông Phùng Bắc HA trình bày:

Nay bà T khởi kiện chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại thì ông không đồng ý với toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà T. Ông đề nghị Tòa án giải quyết chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Phần thừa kế của ông được hưởng ông đề nghị được nhận bằng đất và cho anh Phùng Minh Nh được toàn quyền quản lý, sở hữu và sử dụng.

Với những nội nội dung trên, bản án dân sự sơ thẩm số 17/2021/DS-ST ngày 13/7/2021 của Toà án nhân dân huyện T Yên đã quyết định:

Căn cứ vào khoản 5 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; Điều 147; khoản 2 Điều 157; khoản 2 Điều 165; Điều 166; Điều 227; Điều 228; Điều 229; Điều 271; Khoản 1 Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ Điều 609; Điều 610; Điều 611; Điều 612; Điều 613; Điều 614; Điều 623; Điều 624, Điều 626; Điều 627; Điều 628, Điều 630; Điều 631; Điều 632; Điều 635; ; Điều 640; Điều 641; Điều 643; Điều 649; Điều 650; khoản 1 Điều 651; Điều 660 của Bộ luật dân sự.

Căn cứ khoản 29 Điều 3; Điều 166; Điều 167; Điều 179; Điều 195 của Luật đất đai;

Mục 1 phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 7 Điều 27 Nghị Quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Phùng Thị T về yêu cầu chia thừa kế đối với phần di sản của cụ Đoàn Thị Thành theo quy định của pháp luật.

2. Không chấp nhận yêu cầu của bà Phùng Thị T về việc yêu cầu công nhận bản di chúc của cụ Phùng Duy Kham lập ngày 13/11/2017 và ngày 01/3/2018 hợp pháp và chia di sản của cụ Kham theo các bản di chúc trên.

3. Không chấp nhận yêu cầu độc lập của ông Phùng Minh H về yêu cầu công nhận bản di chúc ngày 09/3/2017 là hợp pháp.

- Công nhận sự tự nguyện tặng cho kỉ phần thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất giữa ông Phùng Minh H, bà Phùng Thị Th, ông Phùng Bắc HA, anh Phùng Minh TU và ông Phùng Minh Nh.

- Giao toàn bộ diện tích đất 990,3m2 trong đó 360m2 đất ở và 630,3 m2 đất vườn tại thửa đất số 652, tờ bản đồ số 10, địa chỉ tổ dân phố Cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên, tỉnh Bắc Giang cho ông Phùng Minh Nh quản lý, sử dụng (có trích sơ đồ hiện trạng thửa đất kèm theo).

- Ông Phùng Minh Nh có trách nhiệm trích chia kỷ phần thừa kế cho ông Phùng Minh Toàn số tiền 681.617.500 đồng (sáu trăm tám mươi mốt triệu sáu trăm mười bẩy nghìn năm trăm đồng) và bà Phùng Thị T; ông Phùng Minh Ch, ông Phùng Minh D mỗi người là 136.323.000 đồng (một trăm ba mươi sáu triệu ba trăm hai ba nghìn đồng).

- Tạm giao cho ông Phùng Minh Nh quản lý 39,6m2 diện tích đất nằm trong hành lang giao thông tại thửa đất số 652, tờ bản đồ số 10, địa chỉ tổ dân phố Cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên, tỉnh Bắc Giang nhưng hạn chế ông Phùng Minh Nh xây dựng công trình kiên cố trên đất.

- Ông Phùng Minh Nh có nghĩa vụ liên hệ với Cơ quan có thẩm quyền đăng ký, kê khai sự thay đổi, biến động đối với thửa đất số 652 tờ bản đồ 10 diện tích hiện trạng theo kết quả đo đạc 1029,9m2 trong đó 360m2 đất ở và 630,3m2 đất vườn và 39.6m2 đất hành lang giao thông, địa chỉ thửa đất tại Thôn Cầu Thượng (nay là tổ dân phố Cầu Thượng), xã Nhã Nam (nay là thị trấn Nhã Nam), huyện T Yên, tỉnh Bắc Giang (có trích sơ đồ hiện trạng thửa đất kèm theo).

Ngoài ra bản án còn xử lý về án phí, các chi phí tố tụng và tuyên quyền kháng cáo, quyền thi hành án cho các bên đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 27/7/2021 bà T nộp đơn kháng cáo đề nghị sửa bản án sơ thẩm, đề nghị xác định di chúc của cụ Kham lập ngày 13/11/2017 và 01/3/2018 có hiệu lực pháp luật; ông Phùng Minh Ch kháng cáo đề nghị xác nhận 2 bản di chúc của cụ Kham có hiệu lực pháp luật.

Tại phiên tòa, nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo, các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

+ Nguyên đơn, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn trình bày:

Về nguồn gốc diện tích đất đang tranh chấp di sản thừa kế là của cụ Kham và cụ Thành mua của hợp tác xã Đúc Gang, vì vậy thuộc quyền sử dụng của cụ Kham và cụ Thành. Đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà T, chia di sản thừa kế theo bản di chúc do cụ Kham lập ngày 13/11/2017 và bản di chúc ngày 01/3/2018.

+ Luật sư trợ giúp pháp lý cho nguyên đơn trình bày:

- Có căn cứ xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình cụ Kham được cấp trước năm 1999 và năm 1999 là cấp đổi, năm 2003 lại cấp đổi tiếp. Đề nghị ngừng phiên tòa để xác minh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước năm 1999 đối với diện tích đất đang tranh chấp di sản thừa kế.

- Trong di chúc ghi cụ Đoàn Thị Thành chết năm 2008 không chính xác vì giấy chứng tử ghi cụ Đoàn Thị Thành chết ngày 03/12/2007.

+ VKSND tỉnh Bắc Giang phát biểu quan điểm về giải quyết nội dung vụ án:

...................................................................

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng:

- Về sự vắng mặt của một số đương sự: Tại phiên tòa vắng mặt một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng đã nhiều lần được triệu tập hợp lệ. Theo đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang tham gia phiên tòa, ý kiến của các đương sự và quy định tại khoản 4 Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vụ án.

[2] Về thời hiệu khởi kiện:

Cụ Đoàn Thị Thành chết ngày 03/12/2007, cụ Phùng Duy Kham chết ngày 04/3/2018. Năm 2019, bà Phùng Thị T yêu cầu chia thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất của cụ Kham, cụ Thành. Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết là phù hợp với quy định tại Điều 623 của Bộ luật dân sự.

[3] Về hàng thừa kế, diện thừa kế:

Các đương sự đều thống nhất là cụ Phùng Duy Kham và cụ Đoàn Thị Thành sinh được 08 người con gồm: Phùng Minh Ch, Phùng Minh H, Phùng Thị Th, Phùng Minh D, Phùng Thị T, Phùng Bắc HA, Phùng Minh Nh, Phùng Minh Toàn. Ngoài ra không có con riêng hay con nuôi nào khác.

[4] Về nội dung tranh chấp:

[4.1] Về di sản của cụ Thành và cụ Kham:

Quá trình giải quyết vụ án, các đương sự chỉ yêu cầu chia di sản thừa kế đối với 1004,3m2 đất, ngoài ra không yêu cầu chia di sản nào khác. Diện tích đất này đã được UBND huyện T Yên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 02/10/2003 cho hộ ông Phùng Duy Kham.

[4.2] Những người có quyền sử dụng đối với 1004,3m2:

Ngày 02/10/2003, UBND huyện T Yên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 1004,3m2 đất ở, đất vườn. Tại thời điểm ngày 02/10/2003, hộ gia đình cụ Kham gồm có 5 thành viên như sau: Cụ Phùng Duy Kham, bà Đoàn Thị Thành, anh Phùng Minh Nh, anh Phùng Minh Toàn, cháu Phùng Minh TU.

Luật sư trợ giúp pháp lý cho nguyên đơn cho rằng chưa xác định được những người có quyền sử dụng đối với 1004,3m2 đất đang tranh chấp vì trong hồ sơ có căn cứ xác định diện tích đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước năm 1999. HĐXX thấy rằng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp ngày 02/10/2003 hiện nay đang có giá trị pháp lý, chưa bị hủy bỏ hoặc thay thế. Từ khi cấp giấy đến nay thì cụ Thành, cụ Kham cũng không có khiếu nại, thắc mắc gì về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình.

Mặt khác, tại bản di chúc ngày 09/3/2017 thì cụ Kham cũng xác định là được quyền sử dụng 1/5 diện tích đất trên, do đó có căn cứ xác định cụ Kham đã thừa nhận diện tích đất thuộc quyên sử dụng của 5 người, trong đó có Phùng Minh TU.

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật đất đai 2003, khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 và hướng dẫn tại điều 4 mục III Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 thì những người có quyền sử dụng đối với 1004,3m2 đất gồm 5 người là:

cụ Kham, cụ Thành, anh Nh, anh Toàn, anh TU.

Căn cứ vào quy định của pháp luật và các tài liệu chứng cứ nêu trên thì cụ Kham, cụ Thành, anh Nh và anh Toàn, anh TU mỗi người được quyền sử dụng 1/5 diện tích đất đang tranh chấp.

[4.3] Xét hiệu lực của các bản di chúc:

- Đối với bản di chúc ngày 09/3/2017, được công chứng tại phòng Công chứng Đ&T.

Ngày 9/3/2017, tại Văn phòng công chứng Đ&T, cụ Phùng Duy Kham đã viết di chúc phân định quyền sử dụng đất được hưởng và tài sản thừa kế. Cụ thể người được hưởng di sản là ông Phùng Minh Nh, sinh năm 1972 ở thôn cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên, tỉnh Bắc Giang. Di sản là thửa đất số 652, tờ bản đồ số 10, địa chỉ thửa đất: xã Nhã Nam, huyện T Yên, tỉnh Bắc Giang, diện tích 1004,3m2, mục đích sử dụng đất ở 360m2, đất vườn 644,3m2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên hộ ông Phùng Duy Kham. Tài sản gắn liền với đất: 02 ngôi nhà trong đó có 01 nhà cấp 4 và một ngôi nhà mái bằng (tài sản chưa được cấp quyền sở hữu).

Cụ Kham đã phân định di sản cho người thừa kế sau khi cụ qua đời cho con trai là anh Phùng Minh Nh được hưởng phần quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của cụ tại thửa đất số 652 nêu trên bao gồm 1/5 trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình ngày 02/10/2003 và 01/9 trong phần được hưởng thừa kế từ cụ Thành để lại. Tài sản tặng cho con trai Phùng Minh Nh không pHA thanh toán bằng tiền hoặc tài sản nào khác, không pHA chia sẻ cho thành viên nào khác trong gia đình, anh Nh pHA có trách nhiệm quản lý tài sản của cụ Kham để lại, không được bán cho người khác, không để người khác xâm phạm tài sản của cụ tặng.

Như vậy, bản di chúc được cụ Kham lập tại Văn phòng công chứng Đ&T xác định cụ Kham hoàn toàn tự nguyện và minh mẫn, sáng suốt, không bị ai ép buộc và sau đó di chúc này đã được công chứng di chúc trước mặt công chứng viên và công chứng viên đã xác nhận: Tại thời điểm công chứng, cụ Kham có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật, nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; cụ Kham đã tự đọc lại bản di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc và ký tên, điểm chỉ vào di chúc trước sự có mặt của Công chứng viên. Văn bản trình bày ý kiến của Văn phòng công chứng Đ&T gửi cho Tòa án cũng khẳng định nội dung này.

Tại biên bản xác minh ngày 10/3/2022, Văn phòng công chứng Đ&T (nay đổi tên thành văn phòng công chứng Vũ Anh Hoàng) cho biết: Từ khi công chứng di chúc cho đến nay không có việc người lập di chúc thông báo cho văn phòng về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc. Căn cứ khoản 3 Điều 56 Luật công chứng năm 2014 thì bản di chúc ngày 09/3/2017 của cụ Kham có hiệu lực pháp luật.

Đối chiếu với các quy định của pháp luật nêu trên thì các di chúc cụ Kham tự viết tay hoặc nhờ người viết hộ đều không hợp pháp và không có hiệu lực pháp luật.

Bản di chúc ngày 09/3/2017 được công chứng tại văn phòng công chứng Đ&T có hiệu lực pháp luật.

Vì vậy, kháng cáo của bà Phùng Thị T về yêu cầu công nhận bản di chúc ngày 13/11/2017 và di chúc ngày 01/3/2018 có hiệu lực pháp luật là không có căn cứ, HĐXX không chấp nhận.

Tòa án cấp sơ thẩm xác định toàn bộ di chúc của cụ Kham không có hiệu lực pháp luật và chia di sản thừa kế theo pháp luật là không có căn cứ, ảnh hưởng đến quyền lợi của anh Phùng Minh Nh, vì vậy cần sửa án sơ thẩm.

[4.4] Về di sản thừa kế của cụ Thành: Các đương sự trong vụ án thống nhất chỉ đề nghị chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, các tài sản khác không đề nghị Tòa án giải quyết.

Thửa đất số 652, tờ bản đồ số 10, địa chỉ thửa đất tại tổ dân phố Cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên, có diện tích là 1004,3m2 (trong đó 360m2 đất ở và 644,3m2 đất vườn). Diện tích đất này được UBND huyện T Yên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ cụ Phùng Duy Kham. Do đó toàn bộ diện tích đất này thuộc quyền sử dụng của các thành viên trong hộ gia đình cụ Kham tại thời điểm năm 2003 gồm 5 người.

Theo kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất hiện nay của Công ty TNHH một thành viên Kim Hoàng thì tổng diện tích đo là 1346,2m2 gồm diện tích 1029,9m2 đất ở, đất vườn trong đó có 39,6 m2 là hành lang giao thông và diện tích 316,3m2 đất nông nghiệp. Do vậy, diện tích đất ở, đất vườn trừ diện tích hành lang giao thông hiện trạng còn là diện tích 990,3m2 (trong đó 360m2 đất ở và 630,3m2) đất vườn.

[4.4.1] Về di sản của cụ Thành:

Cụ Thành chết năm 2007 không để lại di chúc, di sản của cụ Thành là 990,3m2 : 5 = 198,m2 (trong đó 72m2 đất vườn và 126,06m2 đất vườn).

Theo kết quả định giá ngày 18/9/2020 và ngày 09/4/2021 thì giá đất ở là 7.500.000 đồng/m2, đất vườn là 42.000 đồng/m2. Các đương sự trong vụ án đều nhất trí với kết quả định giá tài sản. Như vậy phần di sản thừa kế của cụ Thành trị giá là 545.295.000đ.

Di sản thừa kế của cụ Thành là 198,06m2 đất ở, đất vườn, nếu chia theo pháp luật cho 9 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thành bằng hiện vật thì không đảm bảo diện tích để tách thửa theo quy định của pháp luật. Do đó, tòa án cấp sơ thẩm chia di sản theo giá trị bằng tiền là có căn cứ. Mỗi kỷ phần thừa kế của cụ Thành được xác định lại là 545.295.000đ : 9 = 60.588.000đ.

[4.4.2] Di sản của cụ Kham:

Di sản của cụ Kham là 198,06m2 đất ở, đất vườn và 60.588.000đ kỷ phần thừa kế được hưởng của cụ Thành.

Cụ Kham chết năm 2018 và có di chúc được công chứng tại văn phòng công chứng Đ&T. Trước khi chết, cụ Kham không có văn bản thông báo về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc. Do đó bản di chúc do cụ Kham lập ngày 09/3/2017 tại văn phòng công chứng Đ&T có hiệu lực pháp luật. Nội dung của bản di chúc là cho ông Phùng Minh Nh toàn bộ tài sản của cụ Kham. Vì vậy, di sản của cụ Kham đã được định đoạt, Tòa án cấp sơ thẩm chia di sản của cụ Kham theo quy định của pháp luật là không có căn cứ.

[4.5] Anh Phùng Minh Toàn là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thành, cụ Kham. Mặc dù không có kháng cáo, kháng nghị nhưng Tòa án cấp sơ thẩm quyết định về phần chia di sản cho anh Toàn không đúng pháp luật vì:

Tòa án cấp sơ thẩm xác định 1004,3m2 đất thuộc quyền sử dụng của 5 người, trong đó có anh Toàn. Như vậy, 1/5 diện tích đất này thuộc quyền sử dụng của anh Toàn trong khối tài sản chung chứ không pHA là di sản của cụ Thành, cụ Kham. Anh Toàn không yêu cầu chia tài sản chung nhưng Tòa án cấp sơ thẩm giao cho anh Toàn 1/5 giá trị đất này và buộc anh Toàn phải chịu án phí là vượt quá yêu cầu khởi kiện của đương sự.

Mặt khác, anh Toàn đã nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án, giấy triệu tập của Tòa án nhưng không có văn bản thể hiện ý kiến của mình gửi cho Tòa án. Do đó không biết anh Toàn có đề nghị được nhận di sản thừa kế của cụ Thành hay không. Tòa án cấp sơ thẩm chia kỷ phần thừa kế của cụ Thành cho anh Toàn và buộc anh Toàn phải chịu án phí là vượt quá yêu cầu của đương sự. Trường hợp này, Tòa án cấp sơ thẩm pHA tạm giao kỷ phần thừa kế của anh Toàn cho anh Nh quản lý, anh Toàn khởi kiện bằng vụ án khác nếu có yêu cầu.

[4.6] Đối với phần di sản ông Phùng Minh Ch được hưởng:

Như đã nhận định ở trên, mỗi người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thành được hưởng phần di sản trị giá 60.588.000đ. Tuy nhiên, ngày 13/11/2014 ông Ch đã nhận của anh Nh 200.000.000đ và thỏa thuận toàn bộ phần di sản ông Ch để lại cho anh Nh. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm giao kỷ phần thừa kế của ông Ch cho anh Nh là có căn cứ.

[4.7] Anh Phùng Minh Nh không yêu cầu xem xét thanh toán công sức bảo quản, gìn giữ di sản nên Hội đồng xét xử không đặt ra xem xét.

[5] Về chi phí tố tụng: Chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản ngày 18/9/2021 và ngày 09/4/2021 là 13.000.000 đồng (anh Nh và bà T mỗi người nộp 6.500.000đ).

[6] Về án phí:

+ Về án phí:

- Bà Phùng Thị T, ông Phùng Minh Ch, ông Phùng Minh H, ông Phùng Minh D, bà Phùng Thị Th được miễn án phí theo quy định của pháp luật.

- Anh Phùng Minh Nh phải chịu án phí theo kỷ phần được hưởng và phần án phí của ông Phùng Bắc HA.

Vì các lẽ trên:

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự, không chấp nhận kháng cáo của bà Phùng Thị T, sửa bản án sơ thẩm số 17/2021/DS-ST ngày 13/7/2021 của Tòa án nhân dân huyện T Yên.

Căn cứ Điều 147; khoản 2 Điều 157; khoản 2 Điều 165; 166 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 609, 610, 611, 612, 613, 614, 623, 624, 626, 627, 628, 630, 631, 632, 635, 640, 641, 643, 649, 650, khoản 1 Điều 651, Điều 660 của Bộ luật dân sự; khoản 29 Điều 3, Điều 166, 167, 179, 195 của Luật đất đai.

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 7 Điều 27 Nghị Quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Phùng Thị T về chia di sản thừa kế của cụ Đoàn Thị Thành.

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phùng Thị T đối với yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Phùng Duy Kham.

2. Xác định định di sản thừa kế của cụ Đoàn Thị Thành 198,06m2 (trong đó 72m2 đất vườn và 126,06m2 đất vườn) tại thửa đất 652, tờ bản đồ số 10, tổ dân phố Cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên, có giá trị 545.295.000đ.

3. Xác định những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng di sản của cụ Đoàn Thị Thành gồm: Phùng Duy Kham, Phùng Minh Ch, Phùng Minh H, Phùng Thị Th, Phùng Minh D, Phùng Thị T, Phùng Bắc HA, Phùng Minh Nh, Phùng Minh Toàn. Mỗi kỷ phần thừa kế trị giá 60.588.000đ.

4. Anh Phùng Minh Nh được quyền sở hữu 792,4m2 đất là di sản của cụ Đoàn Thị Thành và cụ Phùng Duy Kham nằm trong tổng diện tích 990,3m2 tại thửa đất 652, tờ bản đồ số 10, tổ dân phố Cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên. Anh Phùng Minh Nh có trách nhiệm trích trả cho bà Phùng Thị T, ông Phùng Minh D mỗi người 60.588.000đ.

5. Xác nhận ông Phùng Minh Ch, Phùng Minh H, bà Phùng Thị Th, ông Phùng Bắc HA tặng cho kỷ phần thừa kế di sản của cụ Thành cho anh Phùng Minh Nh.

6. Tạm giao kỷ phần thừa kế của anh Phùng Minh Toàn trị giá 60.588.000đ cho anh Phùng Minh Nh quản lý, anh Toàn có thể khởi kiện chia di sản thừa kế bằng vụ án khác khi có yêu cầu.

7. Tạm giao 198,06m2 (trong đó 72m2 đất vườn và 126,06m2 đất vườn) tại thửa đất 652, tờ bản đồ số 10, tổ dân phố Cầu Thượng, thị trấn Nhã Nam, huyện T Yên thuộc quyền sở hữu của anh Phùng Minh Toàn cho anh Phùng Minh Nh quản lý. Anh Toàn có thể kiện đòi quyền sở hữu bằng vụ án khác khi có yêu cầu.

8. Tạm giao 39,6 m2 đất hành lang giao thông cho anh Phùng Minh Nh quản lý.

9. Về án phí:

- Bà Phùng Thị T, ông Phùng Minh Ch, Phùng Minh H, bà Phùng Thị Th Miễn không phải chịu án phí - Anh Phùng Minh Nh phải chịu 6.059.000đ.

- Hoàn trả bà Phùng Thị T 10.000.000đ tiền tạm ứng án phi đã thu theo biên lai thu số AA/2017/0002360 ngày 25/02/2019 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện T Yên.

8. Về chi phí tố tụng.

Bà Phùng Thị T, anh Phùng Minh Nh mỗi người phải chịu 6.500.000đ tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ.

Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền pHA trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên pHA thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn pHA thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người pHA thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Án xử phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

216
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp di sản thừa kế số 92/2022/DS-PT

Số hiệu:92/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bắc Giang
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 19/08/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về