TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
BẢN ÁN 54/2024/DS-PT NGÀY 20/02/2024 VỀ TRANH CHẤP DÂN SỰ CHIA THỪA KẾ TÀI SẢN
Trong ngày 20 tháng 02 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 351/2023/TLPT-DS ngày 22 tháng 11 năm 2023, về việc “Tranh chấp về dân sự chia thừa kế tài sản”.
Do bản án dân sự sơ thẩm số: 76/2023/DS-ST ngày 16 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 14/2023/QĐ-PT ngày 02 tháng 01 năm 2024, giữa:
* Nguyên đơn:
1. Bà Nguyễn Thị T, sinh năm: 1945;
Địa chỉ: Số C, ấp Đ, xã T, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
2. Bà Nguyễn Thị H, sinh năm: 1948;
Địa chỉ: Số G, ấp Đ, xã T, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
3. Bà Nguyễn Thị H1, sinh năm: 1949;
Địa chỉ: Số P, khóm T, phường A, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
4. Bà Nguyễn Thị L, sinh năm: 1953;
Địa chỉ: Số A, ấp Đ, xã T, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
Người đại diện theo ủy quyền của bà T, bà H, bà H1 và bà L: Bà Đặng Thị Bích P, sinh năm 1993;
Địa chỉ: Số B, khóm P, thị trấn C, huyện C, tỉnh Đồng Tháp (theo văn bản ủy quyền ngày 05/01/2024).
* Bị đơn: Ông Nguyễn Văn S, sinh năm: 1963;
Địa chỉ: Số A, ấp Đ, xã T, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
Người đại diện theo ủy quyền của ông S: Anh Trần Tấn T1, sinh năm: 1977. Địa chỉ: Số A TL H, khóm T, phường A, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
Người đại diện theo ủy quyền của ông S: Bà Bùi Mỹ N, sinh năm: 1955. Địa chỉ: Số C, đường N, tổ B, khóm M, phường M, thành phố C, tỉnh Đồng Tháp.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư Nguyễn Hồng T2, Trưởng Văn phòng L4 - Thuộc Đoàn luật sư tỉnh Đ; Địa chỉ: Số C, tổ C, khóm D, Phường F, thành phố C, tỉnh Đồng Tháp.
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Nguyễn Văn Y, sinh năm: 1942 (đã chết ngày 13/4/2021).
Người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của Ông Y, chết ngày 13/4/2021:
1.1. Bà Trần Thị K, sinh năm: 1954;
Địa chỉ: Số A, ấp K, xã T, huyện L, tỉnh Đồng Tháp.
1.2. Bà Nguyễn Thị Thu L1 (Nguyễn Thị Bé H2), sinh năm: 1964.
Địa chỉ: Ấp M, xã M, huyện C, tỉnh Đồng Tháp.
1.3. Bà Nguyễn Thị Kiều D, sinh năm: 1967;
Địa chỉ: Số E, ấp E, xã G, huyện C, tỉnh Đồng Tháp.
1.4. Bà Nguyễn Thị K1, sinh năm: 1972;
Địa chỉ: Số A, ấp M, xã M, huyện C, tỉnh Đồng Tháp.
1.5. Bà Trần Thị Thu T3, sinh năm: 1971;
Địa chỉ: Số A, ấp K, xã T, huyện L, tỉnh Đồng Tháp.
1.6. Bà Nguyễn Thị Bích T4, sinh năm: 1977;
Địa chỉ: Số A, ấp K, xã T, huyện L, tỉnh Đồng Tháp.
1.7. Bà Nguyễn Thị Kim H3, sinh năm: 1979;
Địa chỉ: Số B, Khóm C, Phường A, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp. 3.1.8. Bà Nguyễn Thị Khánh N1, sinh năm: 1981;
Địa chỉ: Số E, ấp K, xã T, huyện L, tỉnh Đồng Tháp.
1.9. Ông Nguyễn Hữu T5, sinh năm: 1987;
Địa chỉ: Số A, ấp K, xã T, huyện L, tỉnh Đồng Tháp.
2. Bà Nguyễn Thị N2, sinh năm: 1957;
Địa chỉ: Số D, tổ B, ấp B, xã H, huyện C, tỉnh Tiền Giang.
3. Anh Nguyễn Văn Thanh G, sinh năm: 1993;
Địa chỉ: Số A, ấp Đ, xã T, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
Người đại diện theo ủy quyền của anh G: Anh Trần Tấn T1, sinh năm: 1977. Địa chỉ: Số A TL H, khóm T, phường A, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
Người đại diện theo ủy quyền của anh G: Bà Bùi Mỹ N, sinh năm: 1955. Địa chỉ: Số C, đường N, tổ B, khóm M, phường M, thành phố C, tỉnh Đồng Tháp.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh Nguyễn Văn T6 Giàu: Luật sư Nguyễn Hồng T2, Trưởng Văn phòng L4 - Thuộc Đoàn luật sư tỉnh Đ;
Địa chỉ: Số C, tổ C, khóm D, Phường F, thành phố C, tỉnh Đồng Tháp.
4. Bà Trần Thị D1, sinh năm: 1966;
5. Anh Nguyễn Anh T7, sinh năm: 2004;
Cùng địa chỉ: Số A, ấp Đ, xã T, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
* Người kháng cáo: ông Nguyễn Văn S; anh Nguyễn Văn Thanh G1.
NỘI DUNG VỤ ÁN
* Theo đơn khởi kiện, đơn khởi kiện bổ sung, các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án tại phiên tòa người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L1, chị L2 Phan Xuân Đ trình bày:
Cụ Nguyễn Văn Đ1 chết năm 2017 có vợ là cụ Đoàn Thị B chết năm 1993. Cụ Đ1 và cụ B sống chung vợ chồng từ khoảng năm 1940 - 1941, Cụ Đ1 và cụ B có 7 người con chung là ông Nguyễn Văn Y, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị N2 và ông Nguyễn Văn S; Ngoài ra, cụ Đ1 và cụ B không có người con ruột, con nuôi nào khác.
Ông Nguyễn Văn Y đã chết ngày 13/4/2021. Trước đây, ông Y sống chung vợ chồng với bà Nguyễn Thị L3 từ khoảng năm 1962 đến khoảng năm 1975, ông Y và bà L3 có 03 người con chung là bà Nguyễn Thị Thu L1 (Nguyễn Thị Bé H2), bà Nguyễn Thị Kiều D, bà Nguyễn Thị K1, bà Nguyễn Thị L3 đã chết khoảng năm 2015 - 2016. Từ khoảng năm 1976 ông Y sống chung vợ chồng với bà Trần Thị K và có với bà K 05 người con chung là bà Trần Thị Thu T3, bà Nguyễn Thị Bích T4, bà Nguyễn Thị Kim H3, bà Nguyễn Thị Khánh N1 và ông Nguyễn Hữu T5.
Các thửa đất số 220, 221 cùng tờ bản đồ số 3; thửa đất 1136, 1137 cùng tờ bản đồ số 2; thửa đất 171 tờ bản đồ số 03 tất cả cùng tọa lạc tại xã T, TP ., tỉnh Đồng Tháp (thống nhất theo đo đạc thực tế thửa 220 diện tích 951m2, thửa 221 diện tích 533,6m2, thửa 1136 diện tích 2.008m2, thửa 1137 diện tích 3.195,9m2, thửa 171 diện tích 1.528,1m2) có nguồn gốc do cha mẹ cụ Đ1 cho cụ Đ1 và cụ B sử dụng từ trước năm 1945; thửa đất 1136, 1137 trước kia trồng lúa, mía, đến khoảng năm 1995 - 1996 cụ Đ1 sử dụng để trồng xoài, các thửa đất 220, 221, 171 sử dụng để trồng xoài, trên thửa đất 220 có căn nhà cấp 4 do cụ Đ1 và cụ B xây dựng từ năm 1971 đến khi cụ B chết năm 1993, cụ Đ1 chết năm 2017. Sau khi cụ B, cụ Đ1 chết thì ông Nguyễn Văn S và bà Trần Thị D1 tạm thời sử dụng các thửa đất 220, 221, 1136, 1137, 171 cùng căn nhà trên thửa đất 220 do ông S, bà D1 ở chung nhà với cụ B, cụ Đ1 từ khoảng năm 1992 đến khi cụ B, cụ Đ1 chết, lúc cụ B chết thì bà L còn sống chung nhà với cụ B, cụ Đ1, đến khoảng năm 2000 bà L chuyển đi noi khác sinh sống, còn ông Y, bà T, bà H, bà H1, bà N2 lập gia đình và đi noi khác sinh sống trước lúc cụ B chết năm 1993. Căn nhà trên thửa đất 220 thì vào năm 2022 ông S sửa chữa mở rộng, hiện có ông S, bà D1, anh G1, anh T7 đang ở trong căn nhà này. Diện tích còn lại của thửa đất 220 và thửa 221 ông S, bà D1 sử dụng để trồng hoa kiểng, có một phần xây dựng nhà mồ của cụ B, cụ Đ1; thửa đất 1136, 1137, 171 vẫn sử dụng để trồng xoài đến nay.
Căn nhà trên đất và các thửa đất 220, 221, 1136, 1137 được cấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) cụ Nguyễn Văn Đ1 ngày 29/7/1994, thời điểm này trong hộ ngoài cụ Đ1 thì còn có bà L, ông S, cụ B (có tên trong hộ, nhưng đã chết năm 1993) và thửa đất 171 cấp QSDĐ hộ cụ Nguyễn Văn Đ1 ngày 16/8/2000, thời điểm này trong hộ ngoài cụ Đ1 thì còn có bà L, ông S; nhưng căn nhà và các thửa đất 220, 221, 1136, 1137, 171 là tài sản của cụ Đ1 và cụ B; bà L, ông S không có công sức đóng góp gì để tạo lập các tài sản này.
Cây trồng trên các thửa đất 220, 221, 1136, 1137, 171 có một phần của cụ Đ1, có một phần của ông S trồng.
Năm 2017, sau khi cụ Đ1 chết bà T, bà H, bà H1, bà L mới biết cụ Đ1 có di chúc năm 2010 để lại thửa đất 220, 221, 1136, 1137 và căn nhà trên thửa đất 220 cho ông S và để lại thửa đất 171 cho anh Nguyễn Văn Thanh G1.
Nay bà T, bà H, bà H1, bà L yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật di sản của cụ Đoàn Thị B chết để lại trong khối tài sản chung của cụ B với cụ Nguyễn Văn Đ1 gồm 1/2 của các thửa đất số 220, 221 cùng tờ bản đồ số 3; thửa đất 1136, 1137 cùng tờ bản đồ số 2; thửa đất 171, tờ bản đồ số 03 và Vi giá trị căn nhà cấp 4 trên thửa đất 220. Yêu cầu chia di sản của cụ Ba thành 8 phần bằng nhau cho bà T, bà H, bà H1, bà L, cụ Đ1, ông Y (vợ, các con ông yên được chia phần của ông Y), bà N2, ông S. Bà T, bà H, bà H1, bà L đồng ý giao cho ông S phần di sản của cụ B mà cụ Đ1 được chia trong thửa đất 220, 221, 1136, 1137 và đồng ý giao cho anh G1 phần đất cụ Đ1 được chia trong thửa 171. Bà T, bà H, bà H1, bà L được yêu cầu chia và nhận chung thửa đất 220, 221 là các phần đất Hình 1, Hình 2, Hình 3, Hình 4; các thửa đất 1136, 1137 yêu cầu chia và nhận chung các phần đất Hình 1, Hình 2, Hình 3, Hình 4; thửa đất 171 yêu cầu chia và nhận chung các phần đất Hình 1, Hình 2, Hình 3, Hình 4 theo Sơ đồ đo đạc hiện trạng đất tranh chấp ngày 30/3/2021, đo đạc bổ sung ngày 25/7/2023.
Bà T, bà H, bà H1, bà L đồng ý để ông S, bà D1, anh Gl, anh T7 di dời cây trồng, tài sản ra khỏi phần đất mà bà T, bà H, bà H1, bà L được chia; bà T, bà H, bà H1, bà T không yêu cầu chia cây trồng, tài sản khác trên đất. Tại phiên tòa các nguyên đơn rút lại yêu cầu khởi kiện, không yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ B đối với căn nhà chung của cụ B, cụ Đ1 trên thửa đất 220 được xây dựng năm 1971.
Bà T, bà H, bà H1, bà L chỉ yêu cầu chia phần thừa kế mà bà T, bà H, bà H1, bà T được hưởng từ cụ Đoàn Thị B trong khối tài sản chung của cụ Nguyễn Văn Đ1 và cụ B là các thửa đất 220, 221, 1136, 1137, 171. Đối với phần thừa kế ông Nguyễn Văn Y (những người kế thừa của ông Y), bà Nguyễn Thị N2 không yêu cầu chia, thì bà T, bà H, bà H1, bà L không có ý kiến, không có yêu cầu gì đối với các phần này.
Ngoài ra, bà T, bà H, bà H1, bà T không có yêu cầu gì khác.
* Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn ông Nguyễn Văn S và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Nguyễn Văn Thanh G1 là anh Trần Tấn T1 trình bày:
Ông S, anh G1 thống nhất phần trình bày của phía nguyên đơn về quá trình sống chung vợ chồng năm chết và hàng thừa kế của cụ Nguyễn Văn Đ1, cụ Đoàn Thị B, ông Nguyễn Văn Y.
Các thửa đất số 220, 221, 1136, 1137 (thống nhất theo đo đạc thực tế thửa 220 diện tích 951m2, thửa 221 diện tích 533,6m2, thửa 1136 diện tích 2.008m2, thửa 1137 diện tích 3.195,9m2) ông S, anh G1 không biết có nguồn gốc từ đâu. Ông S, anh G1 chỉ biết cụ B, cụ Đ1 sử dụng chung thửa đất 220, 221 từ năm 1971 để xây dựng nhà một phần, còn phần còn lại để trồng xoài đến khi cụ B chết. Sau khi cụ Đ1 chết, đến năm 2019 ông S, bà D1 làm giàn trồng hoa kiểng trên một phần thửa đất 220, 221 có một phần xây dựng nhà mồ của cụ B, cụ Đ1. Còn căn nhà trên thửa đất 220 thì vào năm 2022 ông S sửa chữa mở rộng, hiện có ông S, bà D1, anh G1, anh T7 đang ở trong căn nhà này. Thửa đất 1136, 1137 cụ B, cụ Đ1 sử dụng chung từ khoảng năm 1972 - 1973 để trồng mía, trồng lác (cây cói) đến năm 1999 chuyển qua trồng xoài.
Thửa đất 171 thống nhất theo đo đạc thực tế diện tích là 1.528,1m2, có nguồn gốc do mẹ cụ Đ1 cho cụ Đ1 và cụ B từ trước năm 1975; cụ B, cụ Đ1 sử dụng chung để trồng lúa, sau đó chuyển sang trồng xoài.
Căn nhà trên đất và các thửa đất 220, 221, 1136, 1137 được cấp QSDĐ cụ Nguyễn Văn Đ1 ngày 29/7/1994, thời điểm này trong hộ ngoài cụ Đ1 thì còn có bà L, ông S, cụ B (có tên trong hộ, nhưng đã chết năm 1993) nên các thửa đất này là tài sản của cụ B, cụ Đ1, ông S; và thửa đất 171 cấp QSDĐ hộ cụ Nguyễn Văn Đ1 ngày 16/8/2000, thời điểm này trong hộ ngoài cụ Đ1 thì còn có bà L, ông S nên thửa đất 171 là tài sản của cụ Đ1, ông S. Sở dĩ tất cả các thửa đất trên khi cấp giấy chứng nhận QSDĐ có bà L là thành viên hộ, nhưng không có phần của bà L là do bà L có Văn bản cam kết về tài sản công chứng ngày 28/5/2020 cam kết không có quyền, nghĩa vụ liên quan đến các thửa đất 220, 221, 1136, 1137,171.
Hiện các thửa đất 220, 221, 1136, 1137, 171 ông S, bà D1, anh G1, anh T7 đang sử dụng để trồng hoa kiểng, cây ăn trái. Các cây trồng hiện nay trên các thửa đất 220, 221, 1136, 1137, 171 đều do ông S, bà D1 trồng.
Bản chính giấy chứng nhận QSDĐ các thửa đất các thửa đất 220, 221, 1136, 1137, 171 hiện ông S đang giữ, không có thể chấp cho tổ chức, cá nhân nào.
Nay ông S, anh G1 chỉ đồng ý với một phần yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn. Đồng ý chia phần di sản của cụ B là 1/3 các thửa đất 220, 221, 1136, 1137 thành 8 phần bằng nhau cho hàng thừa kế của cụ B (vợ, các con ông Y được chia phần của ông Y). Không đồng ý chia thừa kế thửa đất 171, do thửa đất 171 lúc cấp giấy chứng nhận QSDĐ ngày 16/8/2000 thì cụ B đã chết.
Trong trường hợp chia thừa kế theo yêu cầu của nguyên đơn, hay chia thừa kế theo yêu cầu của ông S, anh G1 thì những người được chia đất mà có cây trồng thì được sử dụng các cây trồng trên đất. Ông S, anh G1 không yêu cầu chia hay trả giá trị cây trồng trên đất.
Trường hợp chia thừa kế phần di sản của cụ B trong thửa đất 171, thì ông S đồng ý giao các phần của ông S được nhận trong thửa đất 171 cho anh G1 toàn bộ.
Ngoài ra, ông S, anh G1 không có ý kiến, yêu cầu gì khác.
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị D1, anh Nguyễn Anh T7 trình bày:
Bà D1, anh T7 thống nhất với toàn bộ lời trình bày, ý kiến, yêu cầu của ông S, anh G1.
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị N2 yêu cầu giải quyết vụ kiện vắng mặt, tuy nhiên có văn bản ý kiến trình bày:
Bà N2 không có tranh chấp, không có yêu cầu chia thừa kế. Trường hợp phải chia thừa kế các tài sản đang tranh chấp thì bà N2 đồng ý thống nhất giao phần của bà N2 được chia thừa kế cho ông S nhận. Ngoài ra, bà N2 không có yêu cầu gì khác.
* Người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Văn Y là bà Trần Thị K trình bày:
Bà K, thống nhất phần trình bày của phía ông S về thời gian chết và hàng thừa kế của ông Nguyễn Văn Y. Bà K không có tranh chấp, không có yêu cầu chia thừa kế các tài sản đang tranh chấp. Trường hợp phải chia thừa kế các tài sản đang tranh chấp thì đồng ý thống nhất giao phần của ông Y được chia thừa kế cho ông S nhận. Ngoài ra, không có yêu cầu gì khác.
* Người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Văn Y là bà Nguyễn Thị Thu L1, bà Nguyễn Thị Kiều D, bà Nguyễn Thị K1, bà Trần Thị Thu T3, bà Nguyễn Thị Bích T4, bà Nguyễn Thị Kim H3, bà Nguyễn Thị Khánh N1, ông Nguyễn Hữu T5 có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt, có ý kiến trình bày:
Bà L1, bà D, bà K1, bà T3, bà T4, bà H3, bà N1, ông T5 trình bày thống nhất như ông S về thời gian chết và hàng thừa kế của ông Nguyễn Văn Y.
Bà L1, bà D, bà K1, bà T3, bà T4, bà H3, bà N1, ông T5 không có tranh chấp, không có yêu cầu chia thừa kế các tài sản đang tranh chấp. Trường hợp phải chia thừa kế các tài sản đang tranh chấp thì đồng ý thống nhất giao phần của ông Y được chia thừa kế cho ông S nhận. Ngoài ra, không có yêu cầu gì khác.
* Tại bản án dân sự sơ thẩm số: 76/2023/DS-ST ngày 16 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân thành phố Sa Đéc đã tuyên xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L về việc yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Đoàn Thị B chết để lại trong khối tài sản chung với cụ Nguyễn Văn Đ1 là các thửa đất số 220, tờ bản đồ số 3, đo đạc thực tế có diện tích 951m2, mục đích sử dụng đất thổ; thửa 221 tờ bản đồ số 3, đo đạc thực tế có diện tích 533,6m2, mục đích sử dụng đất cây lâu năm; thửa 1136, tờ bản đồ số 2, đo đạc thực tế có diện tích 2.008m2, mục đích sử dụng đất lúa; thửa 1137, tờ bản đồ số 2, đo đạc thực tế có diện tích 3.185,9m2, mục đích sử dụng đất lúa; thửa 171, tờ bản đồ số 3, đo đạc thực tế có diện tích 1.528,1m2, mục đích sử dụng đất cây lâu năm.
2. Ông Nguyễn Văn S được chia thừa kế và được quyền tiếp tục quản lý, sử dụng các thửa đất số 220, tờ bản đồ số 3, đo đạc thực tế có diện tích 951m2, mục đích sử dụng đất thổ; thửa 221 tờ bản đồ số 3, đo đạc thực tế có diện tích 533,6m2, mục đích sử dụng đất cây lâu năm; thửa 1136, tờ bản đồ số 2, đo đạc thực tế có diện tích 2.008m2, mục đích sử dụng đất lúa; thửa 1137, tờ bản đồ số 2, đo đạc thực tế có diện tích 3.185,9m2, mục đích sử dụng đất lúa.
Anh Nguyễn Văn Thanh G1 được chia thừa kế và được tiếp tục quản lý, sử dụng thửa đất 171, tờ bản đồ số 3, đo đạc thực tế có diện tích 1.528,1m2, mục đích sử dụng đất cây lâu năm.
Các thửa đất đều tọa lạc tại xã T, thành phố S, Đồng Tháp (Hiện các thửa đất 220, 221, 1136, 1137 cấp QSDĐ cho Nguyễn Văn Đ1 ngày 29/7/1994; thửa đất 171 cấp QSDĐ cho hộ ông Nguyễn Văn Đ1 ngày 16/8/2000. Còn tất cả các thửa đất này hiện do phía ông S, anh G1 đang quản lý, sử dụng).
Các diện tích đất được thể hiện theo các Sơ đồ đo đạc hiện trạng đất tranh chấp ngày 30/3/2021, đo đạc bổ sung ngày 25/7/2023 của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố S (Có các sơ đồ đo đạc kèm theo).
Các đương sự có trách nhiệm liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được điều chỉnh, đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất đã được Tòa án tuyên xử cho các đương sự theo quy định của pháp luật.
Buộc ông Nguyễn Văn S chia giá trị tương ứng một phần thừa kế cho bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L di sản của cụ Đoàn Thị B để lại trong các thửa đất 220, diện tích 951m2; thửa 221, diện tích 533,6m2; thửa 1136, diện tích 2.008m2; thửa 1137, diện tích 3.185,9m2. Cụ thể, ông S phải chia thừa kế như sau:
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị T một phần thừa kế là 302.467.000đ (Ba trăm lẻ hai triệu bốn trăm sáu mươi bảy nghìn đồng).
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị H một phần thừa kế là 302.467.000đ (Ba trăm lẻ hai triệu bốn trăm sáu mươi bảy nghìn đồng).
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị H1 một phần thừa kế là 302.467.000đ (Ba trăm lẻ hai triệu bốn trăm sáu mươi bảy nghìn đồng).
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị L một phần thừa kế là 302.467.000đ (Ba trăm lẻ hai triệu bốn trăm sáu mươi bảy nghìn đồng).
Buộc anh Nguyễn Văn T6 Giàu chia giá trị tương ứng một phần thừa kế cho bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L di sản của cụ Đoàn Thị B để lại trong thửa đất 171, diện tích 1.528,1m2. Cụ thể, anh G1 phải chia thừa kế như sau:
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị T một phần thừa kế là 38.202.500đ (Ba mươi tám triệu hai trăm lẻ hai nghìn năm trăm đồng).
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị H một phần thừa kế là 38.202.500đ (Ba mươi tám triệu hai trăm lẻ hai nghìn năm trăm đồng).
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị H1 một phần thừa kế là 38.202.500đ (Ba mươi tám triệu hai trăm lẻ hai nghìn năm trăm đồng).
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị L một phần thừa kế là 38.202.500đ (Ba mươi tám triệu hai trăm lẻ hai nghìn năm trăm đồng).
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án, mà bên phải thi hành án chưa thi hành xong, bên phải thi hành án còn phải chịu trả tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định tại các Điều 357, Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.
3. Đình chỉ yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L về việc yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Đoàn Thị B chết để lại trong khối tài sản chung với cụ Nguyễn Văn Đ1 là căn nhà tại số A, tọa lạc tại ấp Đ, xã T, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp trên thửa đất số 220 của cụ B, cụ Đ1 xây dựng năm 1971.
4. Về án phí:
Bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L được miễn nộp tiền tạm ứng án phí và án phí dân sự sơ thẩm, do là người cao tuổi và có đơn xin miễn nộp.
Ông Nguyễn Văn S phải chịu 104.635.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Anh Nguyễn Văn Thanh G1 phải chịu 22.337.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
4. Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản:
Bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị T đã nộp tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản tổng cộng 17.415.770 đồng.
Bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị T phải chịu tổng cộng 4.353.770 đồng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản; bà T, bà H, bà H1, bà L đã nộp xong. Ông Nguyễn Văn S phải nộp 11.598.000 đồng và anh Nguyễn Văn T6 Giàu phải nộp 1.464.000 đồng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản để hoàn trả lại cho bà T, bà H, bà H1, bà L.
Ngoài ra bản án còn tuyên về quyền kháng cáo và thi hành án.
Sau khi xét xử sơ thẩm:
Ngày 28 tháng 9 năm 2023, ông Nguyễn Văn S kháng cáo một phần bản án sơ thẩm, ông S yêu cầu sửa bản án sơ thẩm theo hướng:
- Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L về việc yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Đoàn Thị B chết để lại trong khối di sản chung của cụ Nguyễn Văn Đ1 là các thửa đất: Thửa 220, tờ bản đồ số 3, đo đạc thực tế có diện tích 951m2, mục đích sử dụng đất thổ; Thửa 221, tờ bản đồ số 3, đo đạc thực có diện tích 533,6m2, mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm; Thửa 1136, tờ bản đồ số 2, đo đạc thực tế có diện tích 2.008m2, mục đích sử dụng đất lúa; Thửa 1137, tờ bản đồ số 2, đo đạc thực tế có diện tích 3.185,9m2, mục đích sử dụng đất lúa; Thửa 171, tờ bản đồ số 3, đo đạc thực tế có diện tích 1.528,1m2, mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm.
- Không buộc ông S chia giá trị tương ứng một phần thừa kế cho bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L di sản của cụ Đoàn Thị B để lại trong các thửa 220, diện tích 951m2; thửa 221, diện tích 533,6m2; thửa 1136, diện tích 2.008m2; thửa 1137, diện tích 3.185,9m2.
- Ông S không phải chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L mỗi người một phần thừa kế là: 302.467.000 đồng.
- Ông S không phải chịu 104.635.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm và không phải nộp 11.598.000 đồng về tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản.
Ngày 28 tháng 9 năm 2023, anh Nguyễn Văn Thanh G1 kháng cáo yêu cầu sửa bản án dân sự sơ thẩm theo hướng:
- Không buộc anh G1 chia giá trị tương ứng một phần thừa kế cho bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L di sản của cụ Đoàn Thị B để lại trong thửa 171, diện tích 1.528,1m2.
- Anh G1 không phải chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L mỗi người một phần thừa kế là 38.202.500 đồng.
- Anh G1 không phải chịu 22.337.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm và không phải nộp 1.464.000 đồng về tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
Bà Bùi Mỹ N đại diện ủy quyền của ông Nguyễn Văn S và anh Nguyễn Văn Thanh G1 trình bày:
- Đối với ông S cho rằng nguồn gốc các thửa đất nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế là của cá nhân cha ông là cụ Nguyễn Văn Đ1, bời vì ông Đ1 được cấp giấy CN.QSDĐ lần đầu vào ngày 29/7/1994, khi đó cụ Đoàn Thị B đã chết 1993 nên tài sản này không phải là tài sản chung của vợ chồng cụ Đ1 với cụ B. Khi cụ Đ1 kê khai đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định cũng không ai ngăn cản hay tranh chấp về tài sản thừa kế.
Khi cụ Nguyễn Văn Đ1 còn sống đã lập di chúc vào ngày 30/8/2010, có công chứng chứng thực (số công chứng 125, quyển số 1 TP/CC-SCC/HĐGD) cho ông S phần tài sản trên.
Bản án sơ thẩm áp dụng giá trị tài sản theo giá trị trường (Biên bản định giá tài sản ngày 30/3/2021 và ngày 25/7/2023, cụ thể như sau: Đất thổ giá 1.800.000đ/m2; thửa 221, đất cây lâu năm giá 1.000.000đ/m2, thửa 171, đất cây lâu năm giả 400.000đ/m2; Đất lúa giả 500.000đ/m2) là rất cao nên ông S không đồng ý. Do tài sản tranh chấp chia thừa kế không phải tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng nên ông S đề nghị áp dụng theo giá trị của Nhà nước quy định. Ngoài ra, ông S cũng có công sức đóng góp, cải tạo, gìn giữ, quản lý các thửa đất tranh chấp từ trước cho đến nay. Ông S không đồng ý với việc người đại diện theo ủy quyền ký tên vào Biên bản định giá tài sản ngày 30/3/2021 và ngày 25/7/2023, vì áp dụng giá trị tài sản tranh chấp theo giá thị trường làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ông S.
- Đối với anh Nguyễn Văn Thanh G1 cho rằng, nguồn gốc thửa 171 nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế là cấp cho hộ ông Nguyễn Văn Đ1 lần đầu vào ngày 16/8/2000. Không liên quan gì đến tài sản chung vợ chồng của cụ Đ1 với cụ B. Tại thời điểm cụ Đ1 làm thủ tục đăng ký QSD đất lần đầu năm 2000 không ai ngăn cản hay tranh chấp.
Khi cụ Nguyễn Văn Đ1 còn sống đã lập di chúc vào ngày 12/11/2010, có công chứng chứng thực (số công chứng 160, quyển số 2 TP/CC-SCC/HĐGD) cho anh G1 phần đất thửa 171.
Bản án sơ thẩm áp dụng giá trị tài sản theo giá trị trường (Biên bản định giả tài sản ngày 30/3/2021 và ngày 25/7/2023. Trong đó, thửa 171, đất cây lâu năm giá 400.000đ/m2) là rất cao nên anh G1 không đồng ý. Do tài sản tranh chấp chia thừa kế không phải tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng nên ông S đề nghị áp dụng theo giá trị của Nhà nước quy định. Ngoài ra, anh G1 cũng có công sức đóng góp, cải tạo, gìn giữ, quản lý các thửa đất 171 từ trước cho đến nay. Anh G1 không đồng ý với việc người đại diện theo ủy quyền ký tên vào Biên bản định giá tài sản ngày 30/3/2021 và ngày 25/7/2023, vì áp dụng giá trị tài sản tranh chấp theo giá thị trường làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ông S.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp phát biểu ý kiến:
Về tố tụng: Thẩm phán, Hội đồng xét xử và các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án đảm bảo chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2, Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự chấp nhận một phần kháng cáo của ông Nguyễn Văn S về miễn án phí sơ thẩm, phúc thẩm vì thuộc trường hợp người cao tuổi và không chấp nhận kháng cáo của anh Nguyễn Văn Thanh G1.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, được kiểm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, lời phát biểu của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Xét kháng cáo của ông Nguyễn Văn S và anh Nguyễn Văn T6 Giàu đúng về hình thức, nội dung được nộp trong hạn luật định nên kháng cáo của ông S và anh G1 được Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm xét xử theo thủ tục phúc thẩm.
- Về xét xử vắng mặt: Đối với những người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của ông Y, gồm: vợ ông Y là bà Trần Thị K và các con ông Y là bà Nguyễn Thị Thu T1 (tên gọi khác Nguyễn Thị Bé H2), bà Nguyễn Thị Kiều D, bà Nguyễn Thị Kl, bà Trần Thị Thu T3, bà Nguyễn Thị Bích T4, bà Nguyễn Thị Kim H3, bà Nguyễn Thị Khánh N1, ông Nguyễn Hữu T5 và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm bà Nguyễn Thị N2, bà Trần Thị D1, anh Nguyễn Anh T7 đã được tống đạt hợp lệ lần thứ hai nhưng vắng mặt. Xét thấy, các đương sự nêu trên vắng mặt không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án. Căn cứ vào khoản 3 Điều 296 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Hội đồng xét xử quyết định xét xử vắng mặt các đương sự trên.
[2] Phần đất tranh chấp yêu cầu chia thừa kế giữa nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan với bị đơn ông Nguyễn Văn S, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan anh Nguyễn Văn Thanh G1 trong vụ án này có tổng diện tích theo yêu cầu chia thừa kế, gồm:
- Thửa số 220, tờ bản đồ số 3, diện tích 951m2 (đo đạc thực tế diện tích 951m2), mục đích sử dụng T; Thửa 221, tờ bản đồ số 3, 1.276m2 (đo đạc thực tế diện tích 533,6m2), mục đích sử dụng TNK; Thửa 1136, tờ bản đồ số 2, diện tích 2.008m2 (đo đạc thực tế diện tích 2.008m2), mục đích sử dụng 2L; Thửa 1137, tờ bản đồ số 2, diện tích 2.762m2 (đo đạc thực tế diện tích 3.195,9m2), mục đích sử dụng 2L (theo giấy CN.QSDĐ cấp ngày 29/7/1994 cho ông Nguyễn Văn Đ1).
- Thửa 171, tờ bản đồ số 03, diện tích 1.280m2 (đo đạc thực tế diện tích 1.528,1m2), mục đích sử dụng LN (theo giấy CN.QSDĐ cấp ngày 16/8/2000 cho hộ ông Nguyễn Văn Đ1).
[3] Hội đồng xét xử xét thấy, phần đất tranh chấp thừa kế đối với thửa 220, thửa 221, thửa 1136, thửa 1137 theo giấy CN.QSDĐ cấp ngày 29/7/1994 cho ông Nguyễn Văn Đ1 và Thửa 171, tờ bản đồ số 03, diện tích 1.280m2 (đo đạc thực tế diện tích 1.528,1m2), mục đích sử dụng LN theo giấy CN.QSDĐ cấp ngày 16/8/2000 cho hộ ông Nguyễn Văn Đ1. Tuy nhiên, 07 người con cụ Đ1, cụ B thì có 07 người gồm: bà T, bà H, bà H1, bà L, bà N2 và ông Y chết (những người thuộc hành thừa kế thế vị của ông 7) đều xác định nguồn gốc đất của cha mẹ tạo lập là cụ Đ1, cụ B. Riêng ông S với anh G1 (là con ông S) thì xác định không biết nguồn gốc đất.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử xét thấy các thửa 220, thửa 221, thửa 1136, thửa 1137 theo giấy CN.QSDĐ cấp ngày 29/7/1994 cho ông Nguyễn Văn Đ1 với nội dung thể hiện tại đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất ngày 18/11/1993 của ông Nguyễn Văn Đ1 tổng diện tích 6.997m2 có nguồn gốc mua trước 1975 và thửa 171, tờ bản đồ số 03 theo giấy CN.QSDĐ cấp ngày 16/8/2000 cho hộ ông Nguyễn Văn Đ1 được thể hiện nội dung đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất ngày 22/11/1999 có nguồn gốc của cha Nguyễn Văn C để lại trước năm 1975 cho ông Nguyễn Văn Đ1 canh tác cho đến nay, không có ai tranh chấp, không nằm trong qui hoạch. Nên có căn cứ xác định nguồn gốc các thửa đất trên là tài sản của cụ Đ1 và cụ B mua và được cha cụ Đ1 tặng cho trong thời kỳ hôn nhân nên là di sản chung của cụ Đ1, cụ B chết để lại chia thừa kế là phù hợp.
Ông S và anh G1 cho rằng không biết nguồn gốc đất tranh chấp thửa 220, thửa 221, thửa 1136, thửa 1137 theo giấy CN.QSDĐ cấp ngày 29/7/1994 cho ông Nguyễn Văn Đ1 và Thửa 171 theo giấy CN.QSDĐ cấp ngày 16/8/2000 cho hộ ông Nguyễn Văn Đ1 là của ai và xác định cụ Đoàn Thị B đã chết 1993 nên việc ông Nguyễn Văn Đ1 kê khai đăng ký QSD đất đối với thửa 220, thửa 221, thửa 1136, thửa 1137 được cấp ngày 29/7/1994 và thửa 171 được cấp ngày 16/8/2000 không phải là tài sản chung của vợ chồng cụ Đ1 với cụ B mà là của cá nhân ông Nguyễn Văn Đ1 là chưa đúng. Theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung” và Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cụ thể về tài sản chung của vợ chồng “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Như vậy, thửa 220, thửa 221, thửa 1136, thửa 1137 theo giấy CN.QSDĐ cấp ngày 29/7/1994 cho ông Nguyễn Văn Đ1 và Thửa 171 theo giấy CN.QSDĐ cấp ngày 16/8/2000 cho hộ ông Nguyễn Văn Đ1 có nguồn gốc được hình thành trong thời kỳ hôn nhân giữa cụ Đ1 với cụ B khoảng thời gian từ năm 1941 đến khi cụ B, cụ Đ1 qua đời nên là tài sản chung của hai cụ, sau khi hai cụ mất thì các tài sản này là di sản thừa kế của hai cụ để lại là phù hợp. Do cụ B chết trước cụ Đ1 và không để lại di chúc nên di sản cụ B là 50% trong khối di sản chung thuộc quyền thừa kế theo pháp luật của tất cả các đồng thừa kế của cụ B gồm cụ Đ1 và 7 người con chung nhưng khi cụ Đ1 kê khai đăng ký quyền sử dụng đất để được đứng tên H4 thì chưa có sự đồng ý (bằng văn bản) của tất cả các đồng thừa kế nên cũng chưa đảm bảo đúng trình tự quy định của pháp luật.
[5] Xét thấy, các đương sự thống nhất di sản của cụ Đ1 và cụ B chết để lại gồm các thửa 220, thửa 221, thửa 1136, thửa 1137 theo giấy CN.QSDĐ cấp ngày 29/7/1994 cho ông Nguyễn Văn Đ1 và căn nhà cấp 4; Thửa 171 theo giấy CN.QSDĐ cấp ngày 16/8/2000 cho hộ ông Nguyễn Văn Đ1 thì mỗi người được hưởng 50% (thửa 220, thửa 221, thửa 1136, thửa 1137 và thửa 171). Do cụ Đ1 chết năm 2017 có để lại di chúc hợp pháp, nên phần di sản của cụ Đ1 được chia thừa kế theo di chúc tương ứng với tỷ lệ 50% cho ông S, anh G1 được hưởng theo di chúc. Cụ B chết năm 1993 không để lại di chúc, nên phần di sản 50% của cụ B được chia thừa kế theo pháp luật cho các người con của cụ Đ1 và cụ B trong đó ông S được hưởng thêm một kỷ phần thừa kế theo pháp luật của cụ B.
[6]. Xét về người thừa kế: Tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;” Các đương sự đều thống nhất xác định cụ Đ1 và cụ B sống chung vợ chồng từ khoảng năm 1940 - 1941 cho đến khi cụ Đ1, cụ B chết. Cụ Đ1 và cụ B có 7 người con chung là ông Nguyễn Văn Y, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị N2 và ông Nguyễn Văn S; Ngoài ra, cụ Đ1 và cụ B không có người con ruột, con nuôi nào khác. Ông Y đã chết ngày 13/4/2021; Trước đây, ông Y sống chung vợ chồng với bà Nguyễn Thị L3 từ khoảng năm 1962 đến khoảng năm 1975, ông Y và bà L3 có 03 người con chung là bà Nguyễn Thị Thu L1 (Nguyễn Thị Bé H2), bà Nguyễn Thị Kiều D, bà Nguyễn Thị K1, bà Nguyễn Thị L3 đã chết khoảng năm 2015 - 2016. Từ khoảng năm 1976 ông Y sống chung vợ chồng với bà Trần Thị K và có với bà K 05 người con chung là bà Trần Thị Thu T3, bà Nguyễn Thị Bích T4, bà Nguyễn Thị Kim H3, bà Nguyễn Thị Khánh NI và ông Nguyễn Hừu T5. Vì vậy, hàng thừa kế thứ nhất của cụ B gồm: Cụ Đó, ông Y, bà T, bà H, bà H1, bà L, bà N2, ông S. Hàng thừa kế thứ nhất của ông Y gồm: Bà Ll, bà D, bà Kl, bà K, bà T3, bà T4, bà H3, bà Nl, ông T5. Do đó, cấp sơ thẩm xác định hàng thừa kế thế vị của ông Y là phù hợp.
[7]. Đối với di sản là căn nhà các nguyên đơn đã rút yêu cầu khởi kiện chia thừa kế tài sản cụ Ba trong khối tài sản chung cụ là căn nhà tại địa chỉ số A, ấp Đ, xã T, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp được xây dựng năm 1971 trên thửa đất số 220. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm đình chỉ giải quyết yêu cầu chia thừa kế căn nhà nên ông S được tiếp tục sử dụng căn nhà là phù hợp. Đối với các cây trồng, tài sản khác trên các thửa đất 220, 221, 1136, 1137, 171 các đương sự không tranh chấp, không có yêu cầu gì nên tiếp tục giao ông S được quản lý sử dụng. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét là phù hợp.
[8]. Xét thấy, các thửa đất 220, 221, 1136, 1137, 171 các nguyên đơn yêu cầu chia hiện vật phần được hưởng thừa kế thì diện tích của từng phần yêu cầu là rất nhỏ, không đủ điều kiện tách thành thửa đất riêng theo quy định tại Quyết định số 22/2021/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đ. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xác định phía bị đơn đang trực tiếp quản lý, sử dụng, trên đất có nhiều cây trồng của phía bị đơn; để không làm manh mún các thửa đất. Đồng thời, người đại diện các nguyên đơn cũng không kháng cáo nội dung yêu cầu được nhận hiện vật là QSD đất mà đồng ý nhận giá trị các kỷ phần bằng tiền nên Hội đồng xét xử giữ nguyên nội dung bản án sơ thẩm đối với nội dung này. Bà N2 và những người thừa kế của ông Y đồng ý giao phần được hưởng thừa kế của ông Y cho ông S và ông S đồng ý giao phần thừa kế được hưởng trong thửa đất 171 cho anh G1 được quyền sử dụng là phù hợp.
[9] Tại phiên tòa phúc thẩm người đại diện ủy quyền và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông S, anh G1 cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng giá theo Hội đồng định giá tài sản ngày 30/3/2021 và ngày 25/7/2023, áp dụng giá trị tài sản tranh chấp theo giá thị trường làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ông S. Tuy nhiên, do các bên đương sự đã thống nhất với nhau biên bản định giá ngày 30/3/2021 và ngày 25/7/2023 (Đất thố giả 1.800.000đ/m2; thửa 221, đất cây lâu năm giá 1.000.000đ/m2, thửa 171, đất cây lâu năm giá 400.000đ/m2; Đất lúa giá 500.000đ/m2). Mặt khác, ông S, anh G1 không chứng minh được Hội đồng định giá cấp sơ thẩm thực hiện không đúng trình tự quy định pháp luật. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ theo Hội đồng định giá tài sản ngày 30/3/2021 và ngày 25/7/2023 để quyết định giá là có căn cứ.
[10] Xét kháng cáo của ông S, anh G1 không đồng ý chịu án phí sơ thẩm và chi phí tố tụng khác. Theo quy định tại Điều 5, Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự thì ông S, anh G1 phải chịu phần án phí đối với phần được hưởng trong kỷ phần theo di chúc của cụ Đ1 và được hưởng di sản từ bà N2, ông Y (những người thừa kế thế vị của ông Y). Tuy nhiên, do ông S sinh ngày 25/12/1963 nên đến ngày 20/02/2024 xét xử phúc thẩm thì ông S đã trên 60 tuổi, thuộc trường hợp được miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm nên miễn tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định pháp luật. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 157, 165 Bộ luật tố tụng dân sự thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và chi phí định giá tài sản mỗi người phải chịu theo tỷ lệ giá trị phần tài sản được nhận. Do đó, yêu cầu của ông S và anh G1 là chưa đủ căn cứ chấp nhận nên phải chịu chi phí tố tụng trong vụ án này.
[11] Xét kháng cáo ông S, anh G1 yêu cầu được hưởng thêm 1 kỷ phần công sức cải tạo, gìn giữ, gìn, di sản của cụ Đ1, cụ B chết để lại: Hội đồng xét xử xét thấy sau khi cụ Đ1, cụ B chết, ông S là người quản lý di sản là QSD đất các thửa 220, thửa 221, thửa 1136, thửa 1137 theo giấy CN.QSDĐ cấp ngày 29/7/1994 cho ông Nguyễn Văn Đ1 và Thửa 171, tờ bản đồ số 03, theo giấy CN.QSDĐ cấp ngày 16/8/2000 cho hộ ông Nguyễn Văn Đ1. Việc gia đình ông S cùng chung sống với cụ B, cụ Đ1 từ trước cho đến nay và gia đình ông S, anh G1 đã quản lý, sử dụng tất cả các phần đất tranh chấp để thu huê lợi trên đất và hiện nay ông S cũng đang thờ cúng cụ Đ1, cụ B. Trong trường hợp ông S, anh G1 không quản lý gìn giữ đất thì các đồng thừa kế khác là các anh chị ông S sẽ tiếp nhận đất để sử dụng, gìn giữ và canh tác vì tất cả anh chị ông S đều sinh sống gần các phần đất tranh chấp này, do ông S là con Ú nên các anh chị ông đồng ý để ông S tiếp tục quản lý sử dụng sau khi cụ Đ1, cụ B qua đời, ông S đã canh tác thu huê lợi từ nhiều năm nay đối với cây trái huê lợi trên các phần đất là di sản của cụ Đ1, cụ B để lại, ông S cũng đã được cụ Đ1 di chúc toàn bộ di sản cụ Đ1 gồm 50% trên tổng di sản là QSD đất của cụ Đ1 và cụ B để lại và ông S cũng đã được hưởng một kỷ phần thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản của cụ B là đã tính bao gồm công sức gìn giữ, quản lý di sản cha mẹ chết để lại. Đối với việc tôn tạo làm tăng giá trị di sản thì ông S, anh G1 cũng không chứng minh được nội dung này nên cũng chưa đủ căn cứ chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông S, anh G1. Vì vậy, xét kháng cáo yêu cầu công sức đóng góp giữ gìn, bảo quản làm tăng giá trị di sản của ông S, anh G1 được hưởng thêm một phần tương ứng để thờ cúng cụ Đ1, cụ B là chưa phù hợp.
[12] Xét thấy, Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế, đối với phần di sản của cụ B chết năm 1993, không để lại di chúc, nên 1/2 phần di sản của cụ B trong các thửa đất 220, 221, 1136, 1137, 171 lần lượt diện tích 475,5m2, 266,8m2, 1.004m2, 1.597,95m2, 764,05m2 phát sinh thừa kể từ năm 1993. Hàng thừa kế thứ nhất của cụ B có 8 người gồm chồng là cụ Đ1, các con là ông Y, bà T, bà H, bà H1, bà L, bà N2, ông S; nên cụ Đ1 được hưởng 1 suất trong 8 suất thừa kế của cụ B các thửa đất 220, 221, 1136, 1137, 171 lần lượt các diện tích là 59,44m2, 33,35m2, 125,5m2, 199,74m2, 95,5m2. Vì vậy, thửa đất 220, 221, 1136, 1137 khi cụ Đ1 lập di chúc ngày 30/8/2010 cho ông S chỉ có hiệu lực đối với 14 trong khối tài sản chung với cụ Đ1 và 1/8 trong phần di sản của cụ B mà cụ Đ1 được hưởng thừa kế, tương đương với diện tích lần lượt là 534,94m2, 300,15m2, 1.129,5m2, 1.797,69m2 tặng cho ông S được xác định hưởng quyền sử dụng đất phần lớn hơn so với những người thuộc hàng thừa kế còn lại thì đã xem xét công sức quản lý, gìn giữ di sản của cụ B. Đối với thửa đất 171 khi cụ Đ1 lập di chúc ngày 12/11/2010 cho anh G1 chỉ có hiệu lực đối với 1/2 trong khối tài sản chung với cụ Đ1, cụ B và 1/8 trong phần di sản của cụ B mà cụ Đ1 được hưởng thừa kế, tương đương với diện tích là 859,55m2 mà anh G1 được hưởng quyền sử dụng đất thì cũng đã xem xét công sức quản lý, gìn giữ di sản của cụ B. Do đó, cấp sơ thẩm không xem xét công sức gìn giữ di sản cho ông S, anh G1 mà chia di sản thừa kế cho 08 kỷ phần, tương ứng cho một người được hưởng một kỷ phần là phù hợp.
[13] Từ những phân tích nêu trên, Hội đồng xét xử xét thấy, đề nghị của luật sư người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông S, anh G1 về miễn án phí dân sự sơ thẩm cho ông S là có căn cứ chấp nhận. Đối với các nội dung khác đề nghị là chưa đủ căn cứ chấp nhận.
[14] Xét đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp đề nghị chấp nhận một phần kháng cáo của ông Nguyễn Văn S về miễn án phí dân sự sơ thẩm, không chấp nhận kháng cáo của anh Nguyễn Văn Thanh G1 là phù hợp nên chấp nhận.
[15] Về án phí phúc thẩm:
Do ông Nguyễn Văn S là người cao tuổi và kháng cáo của ông được chấp nhận một phần nên ông S không phải chịu tiền án phí dân sự sơ, phúc thẩm theo quy định tại khoản 2, Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự.
Do kháng cáo của anh Nguyễn Văn T6 Giàu không được chấp nhận nên anh G1 phải chịu tiền án phí dân sự phúc thẩm theo quy định Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 2, Điều 148; khoản 2, Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
Căn cứ các Điều 611, 612, 623, 643, 650, 651 của Bộ luật dân sự năm 2015; Căn cứ Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959; Căn cứ vào các Điều 3, 33, 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; Căn cứ Nghị quyết số 76-CP ngày 25/3/1977 của Hội đồng Chính phủ;
Căn cứ vào các Điều 100, 166, 203 Luật đất đai 2013; Căn cứ các Điều 12, 26, 27 Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
Tuyên xử:
- Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Nguyễn Văn S về miễn án phí dân sự sơ thẩm, phúc thẩm.
- Không chấp nhận kháng cáo của anh Nguyễn Văn Thanh G1.
Sửa án dân sự sơ thẩm số: 76/2023/DS-ST ngày 16 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân thành phố Sa Đéc.
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L về việc yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Đoàn Thị B chết để lại trong khối tài sản chung với cụ Nguyễn Văn Đ1 là các thửa đất số 220, tờ bản đồ số 3, đo đạc thực tế có diện tích 951m2, mục đích sử dụng đất thổ; thửa 221 tờ bản đồ số 3, đo đạc thực tế có diện tích 533,6m2, mục đích sử dụng đất cây lâu năm; thửa 1136, tờ bản đồ số 2, đo đạc thực tế có diện tích 2.008m2, mục đích sử dụng đất lúa; thửa 1137, tờ bản đồ số 2, đo đạc thực tế có diện tích 3.185,9m2, mục đích sử dụng đất lúa; thửa 171, tờ bản đồ số 3, đo đạc thực tế có diện tích 1.528,1m2, mục đích sử dụng đất cây lâu năm.
2. Ông Nguyễn Văn S được chia thừa kế và được quyền tiếp tục quản lý, sử dụng các thửa đất số 220, tờ bản đồ số 3, đo đạc thực tế có diện tích 951m2, mục đích sử dụng đất thổ; thửa 221 tờ bản đồ số 3, đo đạc thực tế có diện tích 533,6m2, mục đích sử dụng đất cây lâu năm; thửa 1136, tờ bản đồ số 2, đo đạc thực tế có diện tích 2.008m2, mục đích sử dụng đất lúa; thửa 1137, tờ bản đồ số 2, đo đạc thực tế có diện tích 3.185,9m2, mục đích sử dụng đất lúa.
Anh Nguyễn Văn Thanh G1 được chia thừa kế và được tiếp tục quản lý, sử dụng thửa đất 171, tờ bản đồ số 3, đo đạc thực tế có diện tích 1.528,1m2, mục đích sử dụng đất cây lâu năm.
Các thửa đất đều tọa lạc tại xã T, thành phố S, Đồng Tháp (Hiện các thửa đất 220, 221, 1136, 1137 cấp CN.QSDĐ cho Nguyễn Văn Đ1 ngày 29/7/1994; thửa đất 171 cấp CN.QSDĐ cho hộ ông Nguyễn Văn Đ1 ngày 16/8/2000. Còn tất cả các thửa đất này hiện do phía ông S, anh G1 đang quản lý, sử dụng).
Các diện tích đất được thể hiện theo các Sơ đồ đo đạc hiện trạng đất tranh chấp ngày 30/3/2021, đo đạc bổ sung ngày 25/7/2023 của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố S (Có các sơ đồ đo đạc kèm theo).
Các đương sự có trách nhiệm liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được điều chỉnh, đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất đã được Tòa án tuyên xử cho các đương sự theo quy định của pháp luật.
Buộc ông Nguyễn Văn S trả giá trị tương ứng một kỷ phần thừa kế cho bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L di sản của cụ Đoàn Thị B chết để lại trong khói tài sản chung gồm các thửa đất 220, diện tích 951m2; thửa 221, diện tích 533,6m2; thửa 1136, diện tích 2.008m2; thửa 1137, diện tích 3.185,9m2. Ông S phải trả giá trị chia thừa kế, cụ thể như sau:
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị T một kỷ phần thừa kế là 269.018.000đ (Hai trăm sáu mươi chín triệu không trăm sáu mươi bảy nghìn đồng).
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị H một kỷ phần thừa kế là 269.018.000đ (Hai trăm sáu mươi chín triệu không trăm sáu mươi bảy nghìn đồng).
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị H1 một kỷ phần thừa kế là 269.018.000đ (Hai trăm sáu mươi chín triệu không trăm sáu mươi bảy nghìn đồng).
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị L một kỷ phần thừa kế là 269.018.000đ (Hai trăm sáu mươi chín triệu không trăm sáu mươi bảy nghìn đồng).
Buộc anh Nguyễn Văn T6 Giàu trả giá trị tương ứng một kỷ phần thừa kế cho bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L di sản của cụ Đoàn Thị B chết để lại để lại trong thửa đất 171, diện tích 1.528,1m2. Cụ thể, anh G1 phải chia thừa kế như sau:
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị T một phần thừa kế là 33.957.000đ (Ba mươi ba triệu chín trăm năm mươi bảy nghìn đồng).
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị H một phần thừa kế là 33.957.000đ (Ba mươi ba triệu chín trăm năm mươi bảy nghìn đồng).
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị H1 một phần thừa kế là 33.957.000đ (Ba mươi ba triệu chín trăm năm mươi bảy nghìn đồng).
- Chia thừa kế cho bà Nguyễn Thị L một phần thừa kế là 33.957.000đ (Ba mươi ba triệu chín trăm năm mươi bảy nghìn đồng).
3. Đình chỉ yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L về việc yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Đoàn Thị B chết để lại trong khối tài sản chung với cụ Nguyễn Văn Đ1 là căn nhà tại số A, tọa lạc tại ấp Đ, xã T, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp trên thửa đất số 220 của cụ B, cụ Đ1 xây dựng năm 1971.
4. Về án phí:
Bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L được miễn nộp tiền tạm ứng án phí và án phí dân sự sơ thẩm, do là người cao tuổi và có đơn xin miễn nộp.
Ông Nguyễn Văn S không phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm, do ông Nguyễn Văn S là người cao tuổi và có đơn xin miễn tiền án phí.
Ông Nguyễn Văn Thanh G1 phải chịu 44.599.000đồng án phí dân sự sơ thẩm.
4. Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản:
Bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L đã nộp tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản tổng cộng 17.415.770 đồng.
- Bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị H1, bà Nguyễn Thị L phải chịu tổng cộng 3.479.670 đồng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản; bà T, bà H, bà H1, bà L đã nộp xong. Ông Nguyễn Văn S phải nộp 10.816.000 đồng và anh Nguyễn Văn T6 Giàu phải nộp 3.120.000 đồng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản để hoàn trả lại cho bà T, bà H, bà H1, bà L.
[5] Án phí dân sự phúc thẩm:
Ông Nguyễn Văn S không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Ông S được nhận lại tiền tạm ứng án phí đã nộp 300.000 đồng theo biên lai thu số 0003190, ngày 28/9/2023 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Anh Nguyễn Văn Thanh G1 phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm, nhung được khấu trừ vào tiền tạm ứng án phí 300.000 đồng đã nộp theo biên lai thu số 0003191, ngày 28/9/2023 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, người phải thi hành án chua thi hành án xong còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Các phần khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và Điều 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án về tranh chấp dân sự chia thừa kế tài sản số 54/2024/DS-PT
Số hiệu: | 54/2024/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Đồng Tháp |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 20/02/2024 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về