Bản án về tranh chấp chia thừa kế và chia tài sản chung số 154/2022/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 154/2022/DS-PT NGÀY 26/05/2022 VỀ TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ VÀ CHIA TÀI SẢN CHUNG

Ngày 26/5/2022, tại trụ sở TAND Thành phố HN xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 252/2019/TLPT-DS ngày 01/8/2019 về việc: “Tranh chấp thừa kế và yêu cầu chia tài sản chung” Do Bản án sơ thẩm số 06/2019/DSST ngày 30/5/2019 của Tòa án nhân dân huyện ĐP bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 365/2019/QĐXX-PT ngày 02/11/2019 và các thông báo mở lại phiên tòa tiếp theo giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà Bùi Thị M, sinh năm 1965. Cư trú tại: Số 11, ngách 71/66 phố Hoàng Văn Thái, Khương Trung, quận TX, HN. Có mặt

2. Bị đơn: Ông Bùi Văn V, sinh năm 1947. Cư trú: Số 31, ngõ 376 đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận BĐ, HN. Có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Ông V: Luật sư Lê Khắc H, Văn phòng Luật sư VD - Đoàn Luật sư Thành phố HN. Địa chỉ: Số 43C ngõ 87 Láng Hạ, quận DD, HN. Có mặt.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Bà Bùi Thị N, sinh năm 1952. Cư trú: Số 73 phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận TX, HN. Có mặt;

3.2. Bà Bùi Thị Huyền N, sinh năm 1960. HKTT: Số 58A Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, HN. Cư trú tại: Số 5 - TT4- Dự án 183, phố Hoàng Văn Thái, Khương Trung, quận TX, HN. Có mặt;

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Như: Luật sư Lê Khắc H, Văn phòng Luật sư VD - Đoàn Luật sư Thành phố HN. Địa chỉ: Số 43C ngõ 87 Láng Hạ, quận DD, HN. Có mặt.

3.3. Ông Nguyễn Hồng T, sinh năm 1964. Cư trú: Số 11, ngách 71/66 phố Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, TX, HN. Vắng mặt;

3.4. Bà Bùi Thị Minh Th, sinh năm 1948. Cư trú: Số 31, ngõ 376 đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận BĐ, HN. Vắng mặt;

3.5. Ông Bùi Trọng Th1, sinh năm 1948. Cư trú: Số 73 phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận TX, HN. Vắng mặt;

3.6. Ông Phạm Văn S, sinh năm 1959. HKTT: Số 58A Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận HBT, Tp. HN. Cư trú: Số 5 - TT4 - Dự án 183, phố Hoàng Văn Thái, Khương Trung, quận TX, HN. Vắng mặt;

3.7. Ông Nguyễn Ngọc L, sinh năm 1952. HKTT: Phùng Hưng, thị trấn Phùng, huyện ĐP, HN. Cư trú tại: Số 60 phố Phan Đình Phùng, thị trấn Phùng, huyện ĐP, HN. Vắng mặt;

3.8. Bà Nguyễn Thị K, sinh năm 1955. HKKT: Phùng Hưng, thị trấn Phùng, huyện ĐP, HN. Cư trú tại: Số 60 phố Phan Đình Phùng, thị trấn Phùng, huyện ĐP, HN. Vắng mặt;

3.9. Ông Nguyễn Văn M. Đã chết ngày 14/6/2021. Người kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông M.

3.9.1. Bà Nguyễn Thị H (vợ ông M), sinh năm 1953;

3.9.2. Anh Nguyễn Văn L, sinh năm 1976.

Cùng trú tại: Số 3/17/131 Phượng Trì, thị trấn Phùng, ĐP, HN, 3.9.3. Chị Nguyễn Thị L, sinh năm 1978. Trú tại: Phùng Hưng, thị trấn Phùng, huyện ĐP, HN;

3.9.4. Anh Nguyễn Đức L, sinh năm 1981.Trú tại: Khu Đồng Sậy, Phan Đình Phùng, thị trấn Phùng, huyện ĐP, HN.

Những Người kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông M đều vắng mặt; có đề nghị giải quyết vắng mặt và đề nghị Tòa án không triệu tập họ tham gia tố tụng.

3.10. UBND thị trấn Phùng, huyện ĐP, HN. Đại Diện theo pháp luật là Chủ tịch UBND thị trấn. Vắng mặt.

4. Người kháng cáo:

4.1. Ông Bùi Văn V là bị đơn. Có mặt.

4.2. Bà Bùi Thị N và bà Bùi Thị Huyền N là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo hồ sơ vụ án sơ thẩm

1. Nguyên đơn- Bà M trình bày:

Bố bà là cụ Bùi Văn B - chết ngày 06/5/2004 và mẹ bà là cụ Bùi Thị K- chết ngày 01/9/2002 đều không để lại di chúc. Bố mẹ bà có 04 người con đẻ gồm: Ông Bùi Văn V và các bà Bùi Thị N, Bùi Thị Huyền N, Bùi Thị M.

Khi chết bố mẹ bà có và để lại 04 khối di sản gồm:

+ Thửa đất số 283, tờ bản đồ số 19, diện tích 153m2 (đo thực tế 152,6 m2) đất ở lâu dài tại số 4, ngõ 21/131 phố Phượng Trì, thị trấn Phùng, huyện ĐP, HN (Sau đây viết tắt là: thửa đất số 283) được UBND huyện ĐP cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số S667995 ngày 17/9/2001 (Sau đây viết tắt là: GCNQSDĐ số S667995) đứng tên ông Bùi Văn B. Nguồn gốc thửa đất số 283 trước đây là của cố Nguyễn Thị Đ(mẹ đẻ cụ B) cho cụ B.

+ Thửa đất số 203, tờ bản đồ 19, diện tích 110 m2 đất (đo thực tế 112,5 m2) tại số 5 ngõ 11/131 phố Phượng Trì, thị trấn P, huyện ĐP, HN (Sau đây viết tắt là: thửa đất số 203) được UBND huyện ĐP cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số S667459 ngày 17/9/2001 (Sau đây viết tắt là: GCNQSDĐ số S667459) đứng tên ông Bùi Văn B. Do cụ B được cụ Bùi Bá N và cụ Lê Thị T (có con trai duy nhất là ông Bùi Bá Th, là liệt sỹ không có vợ con) cho cụ B trước khi 02 cụ chết.

+ 72,6 m2 đất dịch vụ tại Đồng Sậy - Trẫm Sau, thị trấn Phùng, huyện ĐP, Hà Nội (đã bán năm 2012).

+ 01 thửa đất nông nghiệp diện tích 440 m2 đất ở xứ đồng sau Máy kéo, Quán Quạ, thị trấn Phùng, huyện ĐP, Hà Nội.

Sau khi Cụ K chết, cụ B sống một mình ở quê, các anh chị em đều sinh sống ở nơi khác. Do nhà xuống cấp nên năm 2003 các ông bà góp tiền xây ngôi nhà 03 tầng trên thửa đất số 283 hết khoảng 400 triệu đồng cho cụ B ở. Khi xây dựng vợ chồng bà( bà với ông T) đóng góp 130 triệu đồng; vợ chồng bà Nhđóng góp khoảng 130 triệu đồng; vợ chồng Ông V đóng góp khoảng 130 triệu đồng. Riêng vợ chồng bà Nđóng góp bao nhiêu bà không biết. Việc góp tiền xây nhà không có văn bản giấy tờ gì. Mục đích xây ngôi nhà là nơi sum họp chung khi có công việc gia đình như lễ tết, giỗ chạp để anh em cùng ở. Khi xây nhà cụ B còn sống. Ngôi nhà có 03 phòng riêng biệt, một phòng của vợ chồng bà, một phòng của vợ chồng Ông V, một phòng của vợ chồng bà Như, phòng của ai người đó cầm chìa khóa.

Tại thửa đất số 203, có tường bao do Ông V xây. Do vườn bỏ không nên năm 2006, Ông V cho ông Nguyễn Văn M sử dụng.

Nay bà khởi kiện yêu cầu chia thừa kế khối di sản là quyền sử dụng thửa đất số 283, thửa đất số 203 và chia tài sản chung là ngôi nhà 3 tầng tên thửa đất số 283.

Đối với số tiền đã bán 72,6m2 đất dịch vụ tại Đồng Sậy - Trẫm Sau và 440 m2 thửa đất nông nghiệp hiện do Ông V quản lý bà không đề nghị giải quyết.

2. Bị đơn – Ông V trình bày:

Thừa nhận: Bà M trình bày về quan hệ huyết thống, di sản mà bố mẹ ông để lại gồm thửa đất số 283 và thửa đất số 203, UBND huyện ĐP đã cấp GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 đứng tên cụ B là đúng.

Năm 2003, khi cụ B còn sống: Vợ chồng ông và vợ chồng các em của ông xây dựng ngôi nhà 03 tầng làm nơi sinh hoạt chung tại thửa đất số 283 đúng như Bà M trình bày. Tuy nhiên vệc Bà M trình bà về số tiền đóng góp là không chính xác, thực tế: Vợ chồng bà Ngóp 20 triệu đồng; vợ chồng Bà M góp 70 triệu đồng, vợ chồng bà Nhgóp 130 triệu đồng; số tiền còn lại do vợ chồng ông chi phí xây nhà. Khi góp tiền xây nhà các ông bà không viết giấy tờ gì.

Trên thửa đất số 203 không có công trình xây dựng gì. Năm 2006 ông cho ông Mận trồng một số cây ăn quả và cải tạo đất.

Về GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 trước đây ông giữ nhưng được một thời gian Bà M hỏi mượn để thế chấp vay tiền ngân hàng, sau đó ông đòi Bà M không trả, hiện nay Bà M đang giữ.

Bố mẹ ông chết còn để lại 02 thửa đất nông nghiệp là + ba anh em tự nguyện chia số tiền bán 72,6m2 đất này. . .

+ Thửa đất số 445, tờ bản đồ số 20, diện tích 440m2 đất ở xứ đồng sau Máy kéo (Quán Quạ) trồng lúa, hiện nay ông đang quản lý.

Nay Bà M khởi kiện yêu cầu chia thừa kế thửa đất số 283, thửa đất số 203 và yêu cầu chia tài sản chung là ngôi nhà 03 tầng trên thửa đất số 283 thì ông không đồng ý chia thừa kế theo pháp luật và chia tài sản chung. Vì:

- Thửa đất số 283, và ngôi nhà trên đất anh chị em trong gia đình đã thống nhất là tài sản chung, là nơi thờ cúng tổ tiên, nơi sinh hoạt chung, số tiền xây nhà do các anh em tự nguyện đóng góp. Nếu Bà M , ông T yêu cầu chia ngôi nhà ông sẽ có trách nhiệm trả Bà M , ông T số tiền 70.000.000 đồng đã đóng góp xây nhà và số tiền lãi theo lãi suất ngân hàng.

- Thửa đất số 203 là do cụ B hưởng của gia đình liệt sĩ nên sử dụng vào việc thờ cúng cụ T – Mẹ Việt nam anh hùng và Liệt sĩ không thể phân chia thừa kế.

- Diện tích 72,6m2 đất có nguồn gốc là do Nhà nước thu hồi khoảng 02 sào đất ruộng của gia đình ông ở xứ đồng Miêu nên được cấp 10% đất dịch vụ ở Đồng Sậy- Trẫm Sau. Do vợ chồng Bà M gặp khó khăn nên ngày 11/7/2012 ông, bà N, bà Nh, Bà M họp gia đình thống nhất bán 72,6m2 đất này lấy tiền cho Bà M và bà Nhtrả nợ. Ngày 10/9/2012 có ông, bà N, Bà M lập biên bản họp gia đình (Bà Nhkhông có mặt nên không ký vào biên bản) với nội dung đã bán phiếu cấp72,6m2 đất được 980.000.000 đồng, sau khi trừ 58.000.000 đồng tiền lệ phí đất và hạ tầng, còn lại là 922.000.000 đồng. Ông và bà N tặng cho phần của mình cho Bà M , bà Nh. Theo đó chia cho Bà M hưởng 461.000.000 đồng, bà Nhhưởng 461.000.000 đồng (bà Nht rả nợ bà Thưvợ ông 114.000.000 đồng, còn lại 347.000.000 đồng). Do bà Nh đang nợ tiền Bà M , bà Nh không có mặt nên Bà M cầm 461.000.000 đồng Bà M được chia và cả 347.000.000 đồng là tiền bà Nh được hưởng. Tổng cộng Bà M đã cầm hưởng là 808.000.000 đồng Tại đơn phản tố nộp ngày 28/01/2019 và đơn đề nghị ngày 30/01/2019 Ông V đề nghị: Trường hợp Bà M vẫn yêu cầu chia thừa kế hai thửa đất thổ cư thì đề nghị Tòa án xem xét đến số tiền Bà M hưởng do bán 72,6m2 đất. Ông không yêu cầu chia thừa kế 440m2 đất nông nghiệp.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Bà N, bà Nh thống nhất trình bày:

Bà M , Ông V trình bày về quan hệ huyết thống; về thửa đất số 283 và thửa đất số 203 do UBND huyện ĐP đã cấp GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 đứng tên cụ B là đúng.

Năm 2003 khi cụ B còn sống, Ông V đứng ra xây ngôi nhà hết khoảng 600.000.000 đồng, mục đích làm nhà thờ. Mặc dù Ông V không yêu cầu ai đóng góp nhưng vợ chồng bà Nhu- ông Thủy tự nguyện góp 20.000.000 đồng; vợ chồng bà Như- ông Sính tự nguyện góp 130.000.000 đồng; vợ chồng Bà M - ông T tự nguyện góp 70.000.000 đồng; Ông V chi phi nốt số tiền còn lại. Khi góp tiền xây nhà các anh chị em trong gia đình không viết giấy tờ; không có tài liệu, chứng cứ chứng minh số tiền các ông bà đóng góp vào việc xây ngôi nhà.

- 72,6m2 đất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp tại khu Đồng Sậy - Trẫm Sau đã bán Bà M hưởng toàn bộ số tiền khoảng hơn 800.000.000 đồng như Ông V trình bày. Thửa đất nông nghiệp 440m2 đất trồng lúa do Ông V quản lý.

Nay Bà M khởi kiện yêu cầu chia thừa kế thửa đất số 283, thửa đất số 203 và yêu cầu chia tài sản chung là ngôi nhà 03 tầng trên thửa đất số 283 thì các bà không đồng ý và có quan điểm như Ông V đã trình bày.

Đề nghị Tòa án buộc Bà M trả lại GCNQSDĐ số S667995 của thửa đất số 283 và GCNQSDĐ số S667459 của thửa đất số 203.

Bà N, bà Nh cùng có quan điểm như Ông V tại đơn phản tố nộp ngày 28/01/2019 và đơn đề nghị ngày 30/01/2019 là: Nếu Tòa án chia thừa kế thì đề nghị xem xét số tiền Bà M hưởng do bán 72,6m2 đất.

3.2. Bà Bùi Thị Minh T trình bày: Bà là vợ Ông V. Năm 2003 khi cụ B còn sống, ngôi nhà trên thửa đất số 283 xuống cấp, vợ chồng bà xin ý kiến cụ B xây ngôi nhà mới và cụ B đồng ý. Khi xây nhà vợ chồng bà Nhu; vợ chồng Bà M ; vợ chồng bà Nhtự nguyện đóng góp và tổng chi phí xây dụng hết khoảng 600 triệu đồng như Ông V các bà N, bà Nh trình bày. Mục đích xây ngôi nhà là nơi thờ cúng tổ tiên, nơi sinh hoạt chung của gia đình. Hiện nay ngôi nhà đóng cửa không có ai sinh sống, thỉnh thoảng anh em trong gia đình về sum họp giỗ tết. Nay Bà M yêu cầu chia tài sản chung là ngôi nhà 03 tầng xây trên thửa đất số 283, bà đề nghị Tòa án xem xét bảo vệ quyền lợi cho ong Viễn trong việc đóng góp tiền xây nhà. Ngoài việc đóng góp tiền vào xây ngôi nhà bà không có công sức phát triển tài sản gì trên thửa đất. Bà không có tài liệu, chứng cứ chứng minh số tiền bà đóng góp vào việc xây ngôi nhà.

3.3. Ông Bùi Trọng T trình bày: Ông là chồng bà N. Khi cụ B còn sống, Ông V có ý định xây ngôi nhà là nơi ở cho cụ B vì các con cụ B đều thoát ly, công tác sinh sống ở Hà Nội. Năm 2003 làm nhà, vợ chồng ông tự nguyện góp 20 triệu đồng. Nay Bà M yêu cầu chia tài sản chung là ngôi nhà, ông không yêu cầu giải quyết số tiền 20 triệu đồng vì số tiền đó vợ chồng ông tự nguyện đưa cho Ông V xây nhà. Ông không có tài liệu chứng cứ chứng minh số tiền ông đóng góp vào việc xây ngôi nhà.

3.4. Ông Phạm Văn S trình bày: Ông là chồng bà Nh. Năm 2003 làm nhà trên thửa đất số 283, vợ chồng ông tự nguyện góp 130 triệu đồng để làm ngôi nhà thờ cúng tổ tiên, cũng là nơi anh em về sum họp gia đình. Nay Bà M yêu cầu chia tài sản chung là ngôi nhà nêu trên, ông không yêu cầu giải quyết số tiền 130 triệu đồng vì số tiền đó vợ chồng ông tự nguyện đưa cho Ông V xây nhà. Ông không có tài liệu, chứng cứ chứng minh số tiền ông đóng góp vào việc xây ngôi nhà.

3.5. Ông Nguyễn Hồng T trình bày: Ông là chồng Mỹ. Năm 2003 khi Ông V xây nhà trên thửa đất số 283, vợ chồng ông tự nguyện đóng góp 130 triệu đồng. Khi Tòa án giải quyết vụ án ông đề nghị bảo vệ quyền lợi cho Bà M vì Bà M đưa tiền cho Ông V, không viết văn bản gì, do vậy ông không có tài liệu, chứng cứ gì chứng minh vợ chồng ông đưa 130 triệu đồng làm ngôi nhà chung.

3.6. Ông Nguyễn Ngọc L và bà Nguyễn Thị K trình bày: Ông bà là anh trai và chị dâu ông T. Tháng 9 năm 2011 ông T, Bà M vay ông bà 6,3 tỷ đồng. Khi hỏi vay tiền Bà M nói với ông bà là vay hộ bà Huyền Như (chị gái Bà M ). Do là anh em trong gia đình nên không viết giấy tờ gì. Sau đó ông T, Bà M đã trả được 02 tỷ đồng, còn nợ 4,3 tỷ đồng. Năm 2012 ông bà yêu cầu ông T, Bà M viết giấy nhận nợ. Bà M tự nguyện đưa cho ông bà giữ GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 đứng tên cụ B; ông bà giữ để làm tin với mục đích để ông T- Bà M phải có trách nhiệm trả số tiền còn nợ; không có Hợp đồng thế chấp hay cầm cố tài sản. Nay Bà M khởi kiện Ông V ra Tòa án yêu cầu chia thừa kế tài sản có sổ đỏ do ông bà đang giữ. Ông bà đề nghị: Khi nào ông T- Bà M trả đủ số tiền còn nợ ông bà sẽ trả hai GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 đứng tên cụ B cho ông T, Bà M .

3.7. Ông Nguyễn Văn M trình bày: Năm 2006 Ông V cho ông trồng cây ăn quả, trông nom thửa đất số 203. Ông đã tôn vườn, trồng cây ăn quả, chăm sóc cải tạo đất từ năm 2006 đến nay. Tổng số tiền ông mua đất đổ vào vườn là khoảng 2.500.000 đồng, công trông nom cải tạo đất là khoảng 1.500.000 đồng. Nay Bà M khởi kiện Ông V yêu cầu chia thừa kế thửa đất số 203, ông đề nghị Tòa án xem xét đến công sức của ông trong việc cải tạo đất và trồng số cây ăn quả trên đất. Nếu ai hưởng thửa đất trên phải thanh toán trả ông. Nếu người được hưởng thửa đất trên không thanh toán ông cũng không có ý kiến gì.

3.8. Ủy ban nhân dân thị trấn P trình bày: Thửa đất số 283 có diện tích trong GCNQSDĐ số S667995 là 153m2 đất, diện tích đo thực tế là 152,6m2. Thửa đất số 203 trong GCNQSDĐ số S667459 là 110m2 đất, diện tích đo thực tế là 112,5m2. Việc biến động so với diện tích trong GCNQSDĐ là do sai số đo đạc qua các thời kỳ. Diện tích cả hai thửa đất đều sử dụng ổn định không có việc lấn chiếm đất công, không tranh chấp với các hộ liền kề, không chuyển nhượng trái qui định.

Tại biên bản xem xét, thẩm định, định giá tài sản cấp sơ thẩm xác định:

- Thửa đất số 283, giá trị quyền sử dụng đất là 18.000.000 đồng/m2; trị giá là 152,6m2 x 18.000.000 đồng/m2 = 2.746.800.000 đồng;

- Thửa đất số 203, giá trị quyền sử dụng đất là 15.000.000 đồng/m2; trị giá là 112,5m2 x 15.000.000 đồng/m2 = 1.687.500.000 đồng.

Tổng cộng giá trị hai thửa đất là 4.434.300.000 đồng.

- Giá trị công trình trên thửa đất số 283 gồm: Ngôi nhà 3 tầng diện tích 82m2/sàn xây dựng năm 2003 trừ khấu hao còn trị giá 530.702.000 đồng; sân lát gạch đỏ trị giá 903.000 đồng; tường bao 110 bổ trụ trị giá 1.838.000 đồng; tường bao 220 kết hợp hoa sắt (trong đó: tường bao 1.196.000 đồng; rào sắt 499.000 đồng); 04 cánh cổng sắt trị giá 300.000 đồng; 07 cây cau trị giá 2.940.000 đồng; 01 cây bưởi trị giá 120.000 đồng. Tổng giá trị là 536.803.000 đồng.

- Các tài sản trên thửa đất 203. Có:

+ Ông Mận đã đổ đất trị giá 2.500.000 đồng; công cải tạo duy trì đất trị giá 1.500.000 đồng tiền và 08 cây bưởi, 01 cây vối trị giá 330.000 đồng. Giá trị tài sản của ông Mận phát triển trên đất trị giá 4.330.000 đồng.

+ Ông V xây dựng 01 đoạn tường bao trị giá 526.000 đồng.

* Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2019/DSST ngày 30/5/2019, Tòa án nhân dân huyện ĐP, Thành phố HN. Quyết định:

1. Chấp nhận yêu cầu của bà Bùi Thị M về việc chia tài sản thừa kế của cụ Bùi Văn B, cụ Bùi Thị Kvà yêu cầu chia tài sản chung.

2. Xác định di sản thừa kế của cụ Bùi Văn B và cụ Bùi Thị Kgồm: 152,6m2 đất ở nông thôn, thời gian sử dụng lâu dài tại thửa đất số 283, tờ bản đồ số 19 tại số 4, ngõ 21/131 phố Phượng Trì, thị trấn Phùng, huyện ĐP, Thành phố Hà Nội trị giá 2.746.800.000 đồng và 112,5m2 đất tại thửa đất số 203 tờ bản đồ 19 tại số 5 ngõ 11/131 phố Phượng Trì, thị trấn Phùng, huyện ĐP, Thành phố Hà Nội trị giá 1.687.500.000 đồng. Tổng trị giá di sản là hai thửa đất cụ Bùi Văn B và cụ Bùi Thị Kđể lại là 4.434.300.000 đồng (Bốn tỷ, bốn trăm ba tư triệu, ba trăm nghìn đồng).

3. Xác định tài sản chung của bà Bùi Thị M, ông Nguyễn Hồng Thêm, ông Bùi Văn V, bà Bùi Thị Minh Thuần, bà Bùi Thị N, ông Bùi Trọng Thủy, bà Bùi Thị Huyền N, ông Phạm Văn Slà ngôi nhà 03 tầng và sân lát gạch đỏ, tường bao 110 bổ trụ, tường bao 220 kết hợp hoa sắt, 04 cánh cổng sắt, có tổng trị giá 535.438.000 đồng.

4. Cụ Bùi Thị Kchết ngày 01/9/2002; cụ Bùi Văn B chết ngày 06/5/2004. Tại thời điểm cụ B chết di sản và hàng thừa kế của cụ B và Cụ K không thay đổi so với thời điểm Cụ K chết. Vì vậy, xác định thời điểm mở thừa kế là ngày 06/5/2004.

Hàng thừa kế thứ nhất của Cụ K, cụ B gồm: Ông Bùi Văn V; bà Bùi Thị N;

bà Bùi Thị Huyền N; bà Bùi Thị M mỗi người được hưởng 01 kỷ phần thừa kế 5. Chia tài sản là di sản của cụ Bùi Văn B và cụ Bùi Thị Kđể lại theo qui định của pháp luật. Giá trị tài sản thừa kế theo kỷ phần mỗi người thừa kế được hưởng là: 4.434.300.000 đồng : 4 = 1.108.575.000 đồng.

6. Phần chia hiện vật cụ thể như sau:

+ Chia cho bà Bùi Thị M được hưởng 112,5m2 đất tại thửa đất số 203 tờ bản đồ 19 tại số 5 ngõ 11/131 phố Phượng Trì, thị trấn Phùng, huyện ĐP, Thành phố Hà Nội. Trên đất có tường bao, 08 cây bưởi và 01 cây vối (có sơ đồ kèm theo).

Bà Bùi Thị M có trách nhiệm thanh toán trả bà Bùi Thị Huyền N 578.925.000 đồng (Năm trăm bảy tám triệu, chín trăm hai lăm nghìn đồng).

Bà Bùi Thị M có trách nhiệm thanh toán trả ông Bùi Văn V giá trị tường bao là 526.000 đồng (Năm trăm hai sáu nghìn đồng).

Bà Bùi Thị M có trách nhiệm thanh toán trả ông Nguyễn Văn M2.500.000 đồng tiền đổ đất; 1.500.000 đồng tiền công cải tạo duy trì đất và 330.000 đồng tiền giá trị 08 cây bưởi và 01 cây vối, tổng số tiền là: 4.330.000 đồng (Bốn triệu ba trăm ba mươi nghìn đồng) + Chia cho ông Bùi Văn V được hưởng 152,6m2 đất tại thửa đất số 283, tờ bản đồ số 19 tại số 4, ngõ 21/131 phố Phượng Trì, thị trấn Phùng, huyện ĐP, Thành phố Hà Nội (có sơ đồ kèm theo).

Ông Bùi Văn V có trách nhiệm thanh toán trả bà Bùi Thị N số tiền 1.108.575.000 đồng (một tỷ, một trăm linh tám triệu, năm trăm bảy lăm nghìn đồng).

Ông Bùi Văn V có trách nhiệm thanh toán trả bà Bùi Thị Huyền N số tiền 529.650.000 đồng (Năm trăm hai mươi chín triệu, sáu trăm năm mươi nghìn đồng).

+ Giao cho ông Bùi Văn V và bà Bùi Thị Minh Tđược quyền sở hữu ngôi nhà 03 tầng và sân lát gạch đỏ, tường bao 110 bổ trụ, tường bao 220 kết hợp hoa sắt, 04 cánh cổng sắt trên thửa đất số 283, tờ bản đồ số 19 tại số 4, ngõ 21/131 phố Phượng Trì, thị trấn Phùng, huyện ĐP, Thành phố HN do ông Bùi Văn V được chia thừa kế.

Ông Bùi Văn V và bà Bùi Thị Minh T có trách nhiệm thanh toán trả vợ chồng bà Bùi Thị N và ông Bùi Trọng T số tiền 37.438.000 đồng.

Ông Bùi Văn V và bà Bùi Thị Minh T có trách nhiệm thanh toán trả bà Bùi Thị Huyền N và ông Phạm Văn S số tiền 166.000.000 đồng.

Ông Bùi Văn V và bà Bùi Thị Minh T có trách nhiệm thanh toán trả bà Bùi Thị M và ông Nguyễn Hồng T số tiền 166.000.000 đồng.

7. Dành quyền khởi kiện bằng một vụ án dân sự khác đối với di sản còn lại (nếu có) của cụ Bùi Văn B và cụ Bùi Thị K cho các đương sự khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

8. Ông Bùi Văn V, bà Bùi Thị M có trách nhiệm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của bản án đã tuyên khi đã có hiệu lực pháp luật.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về nghĩa vụ do chậm thi hành án, quyền thỏa thuận thi hành án, về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

*Không đồng ý với bản án sơ thẩm.

Bị đơn là Ông V; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà N, bà Nh kháng cáo bản án sơ thẩm số 06/2019/DSST. Với cùng nội dung:

- Cấp sơ thẩm không thụ lý yêu cầu phản tố của Ông V và yêu cầu độc lập của bà N, bà Nh là không đúng quy định pháp luật.

Toàn bộ quyền sử dụng, sử hữu tài sản trên thửa đất 283 đã được các anh em trong gia đình thống nhất giao cho Ông V - tư cách là con trai trưởng duy nhất quản lý, trông nom để làm nơi thờ cúng; không đồng ý chia thừa kế hoặc chuyển nhượng. Thửa đất 203 là đất ở của gia đình liệt sỹ dùng làm nơi thờ cúng liệt sỹ, không được đem ra chia thừa kế.

Bà M đã được hưởng toàn bộ số tiền bán 72,6m2 đất dịch vụ nên không có quyền yêu cầu chia thừa kế các tài sản khác của bố mẹ.

* Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 27/5/2022.

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho Ông V, bà Nh phát biểu tranh luận:

Ông V, bà N, bà Nh đều kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Cùng đề nghị bác yêu cầu khởi kiện của Bà M hoặc hủy bả án sơ thẩm nên trình bày quan điểm chung như sau:

- Cấp sơ thẩm không hướng dẫn cụ thể về quyền yêu cầu phản tố, về yêu cầu độc lập cho bị đơn; cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên họ không biết nên khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử mới nộp đơn phản tố. Cấp sơ thẩm không thụ lý giải quyết phân chia thừa kế 72,6m2 đất dịch vụ phi nông nghiệp mà cụ B đã có quyết định giao đất của UBND huyện ĐP là bỏ sót tài sản, vi phạm tố tụng.

- Cấp sơ thẩm phân chia thửa đất số 283 và thửa đất số 203 là không đúng quy định pháp luật bởi lẽ:

+ Thửa đất số 283, và ngôi nhà trên đất anh chị em trong gia đình đã thống nhất là tài sản chung, là nơi thờ cúng tổ tiên, nơi sinh hoạt chung giao cho Ông V theo Biên bản họp gia đình ngày 29/6/2012. Số tiền xây nhà do các anh em tự nguyện đóng góp. Nếu Bà M , ông T yêu cầu chia ngôi nhà Ông V sẽ có trách nhiệm trả vợ chồng Bà M - ông T số tiền 70.000.000 đồng đã đóng góp xây nhà và lãi theo lãi suất ngân hàng.

+ Mặc dù Hội đồng xét xử công bố các tài liệu xác minh tại UBND thị trấn Phùng; Quyết định số 41584; Quyết định số 40276 cùng ngày 30/12/2014 của Sở Lao động- Thương binh và xã hội Thành phố Hà Nội; Lời khai của ông Bùi Văn H về việc: Ông H là người thờ cúng Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị T và được hưởng trợ cấp thờ cúng Liệt sỹ Bùi Bá Th; ông Bùi Huy M là người được hưởng trợ cấp thờ cúng Liệt sỹ Bùi Bá Th. Nhưng Ông V, bà N, bà Nh vẫn xác định dùng thửa đất số 203 do cụ B hưởng của gia đình Liệt sỹ sử dụng vào việc thờ cúng cụ T, Liệt sỹ Thân, Liệt sỹ Giao xuất phát từ tình cảm, trách nhiệm của Ông V theo lời của cụ B nói lại trước khi chết và theo Biên bản họp gia đình ngày 29/6/2012. Thực tế thì hàng năm Ông V vẫn cúng giỗ cụ T, Liệt sỹ Thân, Liệt sỹ Giao. Đề nghị Hội đồng xét xử xác định dó là tài sản dùng vào việc thờ cúng không thể phân chia. Do không hiểu biết nên khi còn sống cụ B tự ý đề nghị cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất số 203 ghi nguồn gốc do ông cha để lại với mục đích sử dụng là đất ở là không đúng vì đất này là cụ B được cụ T cho để làm nơi thờ cúng. Ông V và Luật sư đã có nhiều đơn đề nghị UBND huyện ĐP xem xét lại việc cấp và thu hồi, hủy bỏ GCNQSDĐ số S667459. UBND huyện ĐP đã có Văn bản yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường trả lời, giải quyết trước ngày 20/5/2022 nhưng nay chưa có kết quả.

Mặt khác: Do nhận thức pháp luật hạn chế nên Ông V và các bà Nhu, Như, Mỹ không thực hiện việc công chứng, chứng thực Biên bản họp gia đình ngày 29/6/2012 theo quy định pháp luật nhưng tất cả đều ký, được xác định cùng thống nhất giao 02 thửa đất số 283, số 203 cho Viễn quản lý sử dụng và làm nơi thờ cúng bố mẹ, tổ tiên; mẹ Việt Nam anh hùng; Liệt sỹ. Không thể phân chia.

Do cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng về tố tụng về nội dung. Đề nghị Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm để giải quyết cả 72,6m2 đất dịch vụ trong cùng vụ án.

Ông V nhất trí với các ý kiến mà Luật sư đã trình bày. Bổ sung thêm:

Mặc dù ông không cùng huyết thống với cụ N (ông nội ông là người ở xã Hát Môn, Phúc Thọ về làm con nuôi họ Bùi Bá). Nhưng từ nhỏ ông đã chơi thân với ông T; cụ N - cụ T quý ông như con nên ông phải có nghĩa vụ thờ cúng các cụ và ông T. Do đó thửa đất số 203 cụ T cho cụ B để làm nơi thờ cúng cụ T và Liệt sỹ T; cụ G là em ruột cụ N nên ông cũng có trách nhiệm thờ cúng đúng như cụ B nói lại trước khi chết nên không thể phân chia thửa đất này.

Bà N, bà Nh nhất trí toàn bộ quan điểm tranh luận của Luật sư H và của Ông V, không bổ sung gì thêm.

Bà M tranh luận: Giữ nguyên các quan điểm đã trình bày tại cấp sơ thẩm. Bà được Ông V giao GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 để vay Ngân hàng nhưng bà không vay được. Do bà đã vay tiền của vợ chồng ông L cho bà Nhnên bà đưa GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 cho vợ chồng ông L để làm tin chứ không có văn bản thế chấp hoặc cầm cố đúng như vợ chồng ông L trình bày. Đối với 72,6m2 đất cụ B mới có quyết định cấp chứ chưa được bàn giao đất cụ thể và chưa đươc cấp GCNQSD đất nên không biết đất ở vị trí nào nên bà đã không yêu cầu chia diện tích đất này và hơn 400 m2 đất nông nghiệp Ông V đang quản lý, sử dụng. Bà đề nghị Hội đồng xét xử bác toàn bộ yêu cầu kháng cáo của Ông V, bà N, bà Nh.

Các đương sự khác không kháng cáo. Vắng mặt tại phiên tòa không gửi văn bản bổ sung quan điểm với Hội đồng xét xử.

Các đương sự có mặt tại phiên tòa không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm:

Về tố tụng:

- Người kháng cáo nộp đơn kháng cáo và Biên lai nộp tạm ứng án phí phúc thẩm trong hạn luật định.

-Vụ án không được xét xử trong thời hạn luật định vì lý do khách quan. Như:

Việc giải quyết khiếu nại Quyết định không chấp nhận việc thay đổi Kiểm sát viên của Luật sư, của bị đơn bị kéo dài; các đương sự có nhiều lần đề nghị hoãn phiên tòa; ngừng phiên tòa để xác minh thu thập bổ sung chứng cứ hoặc do bị ốm hoặc cần phải bổ sung người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã chết.

- Các đương sự khác không kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa nhưng đã được triệu tập hợp lệ.

Về Nội dung:

Cấp sơ thẩm xác định Biên bản họp gia đình ngày 29/6/2012 không đúng quy định pháp luật; thửa đất số 203 không phải là tài sản dùng vào việc thờ cúng; phân chia di sản thừa kế đối với cả 2 thửa đất số 283 và 203 là có căn cứ. Tuy nhiên: Do cấp sơ thẩm không hướng dẫn cho bị đơn về quyền phản tố; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về quyền yêu cầu độc lập của nên họ không biết để nộp đơn phản tố; yêu cầu độc lập theo quy định pháp luật dẫn đến không thụ lý giải quyết phân chia thừa kế 72,6m2 đất là bỏ sót tài sản. Không quyết định về GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 là không giải quyết triệt để vụ án. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 3 Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự Hủy bản án sơ thẩm. Giao hồ sơ về TAND huyện ĐP giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm.

Sau khi nghiên cứu tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng:

Cấp sơ thẩm đã thụ lý giải quyết vụ án tại giai đoạn xét xử sơ thẩm tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Người kháng cáo nộp đơn kháng cáo và Biên lai nộp tạm ứng án phí phúc thẩm trong hạn luật định. Xác định người kháng cáo đã thực hiện quyền kháng cáo hợp lệ.

Ngày 05/02/2020, Luật sư H nộp đơn xin thay đổi Kiểm sát viên. Ngày 27/02/2020. VKSND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 54/QĐ-VKS – KN không chấp nhận yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên. Ngày 02/3/2020, Luật sư H tiếp tục khiếu nại Quyết định số 54/QĐ-VKS – KN ngày 27/02/2020 . Ngày 24/11/2021, Luật sư H nộp “Đơn rút đơn đề nghị thay đổi Kiểm sát viên”. Ngày 13/01/2022, VKSND cấp cao tại Hà Nội ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 01/QĐ-VKS: Không chấp nhận yêu cầu khiếu nại của Luật sư H. Do vậy Kiểm sát viên Nguyễn Mai Thanh tiếp tục tham gia phiên tòa phúc thẩm.

Sau nhiều lần mở phiên tòa phúc thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 10/01/2022. Luật sư H, Ông V, bà N, bà Nh có đơn xin thay đổi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Căn cứ quy định tại khỏan 2 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định không chấp nhận yêu cầu thay đổi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa của Luật sư và các đương sự.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Mận đã chết ngày 14/6/2021; bố mẹ đẻ ông Mận đều chết trước ông Mận (ông Mận không có bố mẹ nuôi); ông Mận có vợ duy nhất là bà Hương; có 3 người con đẻ là anh Long, anh Luân, chị Liên; không có con nuôi, con riêng nào khác. Cấp phúc thẩm đưa bà Hương, anh Long, anh Luân, chị Liên tham gia tố tụng với tư cách là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của ông Mận là đúng quy định tại Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự.

Các đương sự không kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt tại phiên tòa; những người kế thừa quyền, nghĩa vụ của ông Mận đều đề nghị không tham gia tố tụng, xin vắng mặt trong quá trình tiến hành tố tụng nên Hội đồng xét xử tiến hành phiên tòa vắng mặt họ theo Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự.

[2] Về Nội dung:

Về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, không phải chứng minh: Cụ Bùi Thị Kchết ngày 01/9/2002; cụ Bùi Văn B chết ngày 06/5/2004 đều không để lại di chúc. Cấp sơ thẩm xác định thời điểm mở thừa kế là khi các cụ chết. Hàng thừa kế thứ nhất của Cụ K, cụ B gồm: Ông Bùi Văn V; bà Bùi Thị N; bà Bùi Thị Huyền N; bà Bùi Thị M. Mặc dù thời điểm mở thừa kế của Cụ K và cụ B khác nhau. Di sản của hai cụ để lại và người thừa kế của hai cụ không thay đổi, cấp sơ thẩm tổng hợp và chia di sản thừa kế cùng một lần là đảm bảo quyền lợi cho các đương sự.

Gia đình cụ B không cùng huyết thống với cụ N, cụ T mà do cụ nội Ông V, bà N, bà Nh, Bà M là con nuôi chi họ Bùi Bá của cụ N.

2.1. Xét kháng cáo của Ông V, bà N, bà Nh. Hội đồng xét xử thấy:

Ông V là bị đơn; bà N, bà Nh là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên Ông V, bà N, bà Nh đều kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Cùng đề nghị bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Bà M hoặc hủy bản án sơ thẩm nên được xét chung.

Ông V và các bà N, Nh, M cho rằng đã thống nhất giao cho Ông V là người quản lý, sử dụng hai thửa đất theo Biên bản họp gia đình ngày 29/6/2012 và đó là văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Theo điểm c khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định: "Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự". Tuy nhiên Biên bản họp gia đình ngày 29/6/2012 không được công chứng, chứng thực “theo quy định của pháp luật về dân sự". Sau khi lập văn bản này cho đến khi Bà M khởi kiện (ngày 12/10/2017), Ông V chưa đăng ký sang tên chủ sử dụng đất theo quy định pháp luật, chưa phát sinh quyền của chủ sử dụng đất. Tại phiên tòa phúc thẩm Ông V còn thừa nhận lập văn bản này để vợ chồng ông L phải trả lại GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 đứng tên cụ B mà ông đã đưa cho Bà M , Bà M lại đưa cho vợ chồng ông L. Cấp sơ thẩm xác định Biên bản họp gia đình ngày 29/6/2012 không phải là Văn bản khai nhận di sản thừa kế có hiệu lực pháp luật là có căn cứ.

Bố mẹ cụ B cho cụ B - Cụ K thửa đất số 283, UBND huyện ĐP đã cấp GCNQSDĐ số S667995 đứng tên chủ sử dụng là cụ B. Cụ N-cụ T cho cụ B thửa đất 203; UBND huyện ĐP đã cấp GCNQSDĐ số S667459 đứng tên chủ sử dụng là cụ B.

UBND xã ĐP và UBND thị trấn Phùng cung cấp về nguồn gốc của hai thửa đất như sau:

"Trước năm 1987 không lưu trữ bất kỳ tài liệu, sổ sách liên quan đến hai thửa đất thổ cư trên.

Theo danh sách chủ hộ sử dụng đất thổ cư xã ĐP lập năm 1987, ông Bùi Văn B đứng tên chủ sử dụng gồm 02 thửa:

-Thửa đất số 200, tờ bản đồ số 4, diện tích 112m2 đất ở tại thôn Phượng Trì, xã ĐP trước đây nay là phố Phượng Trì, thị trấn Phùng -Thửa đất số 273, tờ bản đồ số 4, diện tích 150m2 đất ở tại thôn Phượng Trì, xã ĐP trước đây nay là phố Phượng Trì, thị trấn Phùng + Theo bản đồ năm 1997 và sổ mục kê, ông Bùi Văn B đứng tên chủ sử dụng đất gồm 02 thửa: thửa đất số 283, tờ bản đồ 19, diện tích 153m2 đất ở lâu dài và thửa đất số 203, tờ bản đồ 19, diện tích 110m2 đất ở lâu dài cùng tại thôn Phượng Trì, xã ĐP (nay là phố Phượng Trì, thị trấn Phùng)..." Mặc dù người kháng cáo trình bày: Thửa đất 203 là của cụ B được hưởng của vợ chồng cụ N - cụ T (có con duy nhất là liệt sĩ Bùi Bá Th). Trước khi chết cụ T đã cho cụ B thừa kế để hương khói. Cho rằng đây là đất thờ cúng nên không thể đem ra phân chia thừa kế. Tuy nhiên: Ngày 09/01/2020, Tòa cấp phúc thẩm đã xác minh tại UBND thị trấn Phùng được cung cấp: Năm 1987, thửa đất số 200 (nay là thửa đất số 203) diện tích 112m2 trong "Danh sách chủ hộ sử dụng đất thổ cư năm 1987 của xã ĐP" chủ sử dụng là cụ B. Năm 1997, thửa đất số 203, chủ sử dụng là Bùi Văn B. Tiến hành xác minh tại Phòng TN&MT huyện ĐP được cung cấp: Theo "Sổ mục kê kiêm thống kê ruộng đất năm 1978 thửa đất 203 khi đó là thửa đất số 158, diện tích 256m2 tên chủ sử dụng là Bùi Bá N. Sau đó năm 1987 theo "Danh sách chủ hộ sử dụng đất thổ cư" thì đứng tên Bùi Văn B. Lý do vì sao có sự thay đổi chủ sử dụng từ cụ Bùi Bá N sang cụ B thì Phòng TN&MT huyện không có tài liệu.

Theo lời khai của ông Bùi Văn H (BL297) xác định toàn bộ thửa đất 203, có diện tích 256m2 của cụ N - cụ T, trước khi chết hai cụ cho cụ B và cho cụ Bùi Văn H (bố ông H) thừa hưởng. Hiện ông H đang quản lý một phần đất của cụ N - cụ T (sau khi trừ phần cụ B được hưởng); gia đình ông đã xây dựng lại nhà của cụ N - cụ T như hiện nay thờ cúng hai cụ và Liệt sỹ Thân, không tranh chấp với phần đất cụ B được hưởng.

Mặt khác: Kể từ khi nhận thửa đất 203, khi còn sống cụ B và sau này là Ông V chưa hề xây dựng nhà thờ trên đất, thậm chí chỉ cho ông Mận mượn trồng cây và chăn nuôi.

Theo đơn yêu cầu của Ông V, bà N, bà Nh (đề ngày 30/11/2021) đề nghị sao chụp toàn bộ hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất 203.

Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện ĐP cung cấp các tài liệu về hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất 203 trong đó có: “Đơn đăng ký quyền sử dụng đất” đề ngày 30/10/1998 thể hiện: “Loại đất thổ cư”; “Mục đích sử dụng đất ở”; “Nguồn gốc sử dụng đất ông cha để lại” do cụ B ký tên tại mục “Người sử dụng đất ký tên”. Không có tài liệu nào xác định thửa đất số 203, diện tích 110 m2 tờ bản đồ số 19 có mục đích sử dụng là “nơi thờ cúng ”.

Theo GCNQSDĐ số S667459 thì mục đích sử dụng của thửa đất 203 là “đất ở nông thôn- sử dụng lâu dài”. Theo khoản 1 Điều 670 BLDS 2005 và khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chỉ khi "...người lập di chúc để lại di sản vào việc thờ cúng thì di sản đó không được chia thừa kế". Nên thửa đất 203, không thuộc trường hợp “di sản đó không được chia thừa kế" .

Quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm và sau nhiều lần hoãn, ngừng phiên tòa phúc thẩm; Ông V, bà N, bà Nh và Luật sư có nhiều đơn trình bày: Thửa đất 203 là “hương hỏa thờ liệt sỹ Bùi Bá T” nhưng không xuất trình được bất kỳ bằng chứng có giá trị pháp lý (ngoài văn bản xác nhận của ông Hanh- nguyên chủ tịch UBND xã ĐP cho rằng có biết thửa đất này để thờ cúng Liệt sỹ).

Ngày 18/02/2022, Tòa cấp phúc thẩm tiến hành xác minh, được ông Bùi Văn H cung cấp: Thửa đất số 158, diện tích 256m2 trước đây là của cố Bùi Bá N và cố Lê Thị T. Cụ Học (bố ông H) là người được cố Ngọ- cố Tý nhận là con nuôi, cụ Học ở với hai cố từ nhỏ, khi lớn được hai cố tổ chức kết hôn cho cụ Học và tiếp tục ở với hai cố. Cụ B không phải là người cùng huyết thống với cố Ngọ, cố Tý nhưng cố Tý cũng cho cụ Học và cụ B mỗi người 1/2 thửa đất số 158. Khi cụ Học còn sống và sau này là ông mới là người thờ cúng hai cố và Liệt sỹ Thân; ông mới là người được hưởng tiền trợ cấp thờ cúng Liệt sỹ Ttheo Quyết định số 41584/QĐ- SLĐTBXH ngày 30/12/2014 của Sở Lao động- Thương binh và xã hội Thành phố Hà Nội. Nhà đất mà gia đình ông hưởng từ cụ N- cụ T (1/2 thửa đất số 158) mới là nơi thờ cúng và đặt bài vị, hương linh mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị T và Liệt sỹ Bùi Bá Th. Ngày thương binh liệt sỹ ( 27/7 hàng năm), ngày lễ tết; Chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể địa phương đến dâng hương mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị T, Liệt sỹ Bùi Bá Th và tặng quà cho gia đình ông là người thờ cúng liệt sỹ.

UBND thị trấn Phùng xác định: Ông H là người thờ cúng Liệt sỹ T và được hưởng trợ cấp thờ cúng Liệt sỹ. Ngày thương binh liệt sỹ (27/7 hàng năm), ngày lễ tết chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể địa phương đến dâng hương mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị T, Liệt sỹ T tại nhà ông H.

Ông V, bà N, bà Nh cũng không xuất trình được bất kỳ tài liệu, chứng cứ nào về việc thờ cúng Liệt sỹ Bùi Bá G. Theo Quyết định số 40276/QĐ-SLĐTBXH ngày 30/12/2014 của Sở Lao động- Thương binh và xã hội Thành phố Hà Nội thì người được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ Giao là ông Bùi Huy Mận.

Đủ căn cứ xác định: Thửa đất 203 không phải là nơi được chỉ định là nơi thờ cúng Liệt sỹ, Bà M ẹ Việt nam anh hùng như Ông V, bà N, bà Nh và Luật sư trình bày.

Quá trình giải quyết tại cấp sơ thẩm, không đương sự nào đề nghị hủy GCNQSDĐ số S667459 do UBND huyện ĐP cấp cho cụ B là chủ sử dụng thửa đất 203. Tại cấp phúc thẩm, Luật sư H; Ông V, bà N, bà Nh trình bày đã đề nghị UBND huyện ĐP hủy hoặc thu hồi GCNQSDĐ số S667459; Tuy nhiên: Tại phiên tòa thì Luật sư; các đương sự không xuất trình được tài liệu, chứng cứ chứng minh GCNQSDĐ số S667459 đã bị cấp có thẩm quyền tuyên hủy hoặc thu hồi .

Do đó cấp sơ thẩm xác định thửa đất 283 và thửa đất số 203 là di sản của cụ B- Cụ K để lại được chia thừa kế theo pháp luật là có căn cứ quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015.

Đối với kháng cáo cho rằng cấp sơ thẩm không thụ lý yêu cầu phản tố của Ông V; yêu cầu độc lập của bà Nhu, bà Như là vi phạm. Thấy:

Ngày 25/12/2018, TAND huyện ĐP đã ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 28/2018/QĐXXST-DS. Tống đạt hợp lệ cho các đương sự. Ngày 24/01/2019. Hội đồng xét xử sơ thẩm hoãn phiên tòa lần thứ nhất. Đến ngày 28/01/2019, bà Nhmới nộp “ĐƠN PHẢN TỐ” đề ngày 20/01/2019 do Ông V, bà N, bà Nh cùng ký tên với các yêu cầu:

1. Ngôi nhà nằm trên diện tích đất ở của cụ Lê Thị T để lai là nơi thờ cúng liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ nên không thể chia được.

2. Ngôi nhà nằm trên diện tích đất ở của bố mẹ tôi để lại, thực chất là nhà thờ Tổ tiên nên cũng không chia được. Trường hợp phải chia thửa đất này, chúng tôi đề nghị Tòa án xem xét, đề cập tới giá trị thửa đất 72,6m2 ở Đồng Sậy như đã nói ở trên tại thời điểm phân chia tài sản thừa kế”.

Ngày 30/01/2019, Ông V và bà N nộp “ĐƠN ĐỀ NGHỊ” cùng đề ngày 30/01/2019 tại Tòa sơ thẩm cùng với nội dung: Nếu Bà M không rút đơn kiện thì đề nghị Tòa án xem xét việc Bà M đã được chia tiền do bán diện tích 72,6m2 đất tại khu Đồng Sậy. Trường hợp Bà M rút đơn khởi kiện thì Ông V vẫn nhất trí cho Bà M mảnh đất 72,6m2 đất tại khu Đồng Sậy.

Theo khoản 3 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.” Khoản 2 Điều 201 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:“ 2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”.

Do vậy cấp sơ thẩm không thụ lý xem xét, giải quyết yêu cầu phản tố là đúng các quy định pháp luật đã viện dẫn trên Mặt khác: Quá trình giải quyết tại cấp sơ thẩm. Các văn bản tố tụng làm việc giữa Tòa án với các đương sự như: Biên bản lấy lời khai; Biên bản tiếp cận công khai chứng cứ; Biên bản Hòa giải; Biên bản đối chất có sự tham gia, ký tên của Ông V, bà N, bà Nh và các đương sự khác đều có mục Tòa án đã giải thích quyền và nghĩa vụ tố tụng cho các đương; không có bất kỳ đương sự nào khiếu nại về việc Tòa cấp sơ thẩm phổ biến quyền, nghĩa vụ tố tụng cho các đương sự. Do đó Luật sư H, các đương sự cho rằng không được hướng dẫn quyền và nghĩa vụ tố tụng dẫn đến đương sự không nộp đơn yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đúng quy định pháp luật là không có căn cứ.

Ngoài ra: Phòng TN&MT huyện ĐP còn cung cấp Quyết định số 4331/QĐ- UBND ngày 14/10/2013 của UBND huyện ĐP. Theo quyết định này, cụ B được giao 72,6m2 đất tại phiếu số 180, sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp; cụ B có trách nhiệm nộp tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB và làm hạ tầng theo quy định. Thực tế chưa bàn giao diện tích đất trên thực địa và chưa cấp GCNQSDĐ đối với diện tích này; các đương sự đều thừa nhận đã bán phiếu số 180 về việc cụ B sẽ được giao 72,6m2 đất là tài sản hình thành trong tương lai. Như vậy chưa có căn cứ để xem xét thẩm đinh, định giá 72,6m2 đất được giao trong tương lai hoặc khoản tiền bán tài sản hình thành trong tương lai cho người khác chưa hoàn thành; chưa tuân thủ quy định về giao dịch, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chưa có đất để giao cho bên mua.

Do đó cấp sơ thẩm đã giành quyền khởi kiện cho các đương sự đối với 72,6m2 đất bằng một vụ kiện khác là đảm bảo quyền, lợi ích của các đương sự.

Đối với diện tích đất nông nghiệp do Ông V quản lý; các đương sự không đề nghị phân chia thừa kế. Cấp sơ thẩm không xem xét là có căn cứ pháp luật.

2.2. Quan điểm của Hội đồng xét xử phúc thẩm:.

Kháng cáo của Ông V, bà N, bà Nh không có căn cứ chấp nhận. Cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là đúng quy định pháp luật.

Tuy nhiên cấp sơ thẩm còn một số nội dung không chính xác, chưa phù hợp với pháp luật, cần phải xem xét và sửa án sơ thẩm. Cụ thể:

2.2.1. Giữ nguyên quyết định của cấp sơ thẩm xác định di sản của cụ B- Cụ K để lại được chia thừa kế theo pháp luật là quyền sử dụng thửa đất số 283 và thửa đất số 203; trị giá thành tiền là 4.434.300.000 đồng. Hàng thừa kế thứ nhất của 02 cụ gồm: Ông V, bà Như, bà Nhu, Bà M ; mỗi kỷ phần được chia thừa kế bằng giá trị tiền là 4.434.300.000 đồng/4kỷ phần = 1.108.575.000 đồng.

2.2.2. Các tài sản trên đất: Xác định toàn bộ phần tài sản trên thửa đất 283 trị giá 536.803.000 đồng là tài sản chung do vợ chồng Ông V; vợ chồng bà Như; vợ chồng bà Nhu; vợ chồng Bà M đóng góp xây dựng.

Mặc dù: Bà M trình bày xây dựng các tài sản trên đất này chỉ hết khoảng 400 triệu đồng. Vợ chồng bà đóng góp 130 triệu đồng; vợ chồng bà Nhđóng góp khoảng 130 triệu đồng; vợ chồng Ông V đóng góp khoảng 130 triệu đồng; vợ chồng bà Nđóng góp bao nhiêu bà không biết. Tuy nhiên không có văn bản chứng minh và không phù hợp với giá trị thực tế hiện tại. Do vậy Hội đồng xét xử chấp nhận quan điểm trình bày thống nhất của vợ chồng Ông V; vợ chồng bà Như; vợ chồng bà Nlà chi phí xây dựng hết khoảng 600.000.000 đồng (phù hợp với giá trị thực tế hiện tại còn lại là 536.803.000 đồng ).Vợ chồng bà Ngóp 20.000.000 đồng/600.000.000 đồng (được xác định là 3,33%); vợ chồng bà Nhgóp 130.000.000 đồng/600.000.000 đồng (được xác định là 21,66%); vợ chồng Bà M góp 70.000.000 đồng/ 600.000.000 đồng (được xác định là 11,66%). Phần còn lại tương ứng 63,35% do vợ chồng Ông V đóng góp. Chia phần cụ thể đối với giá trị nhà 3 tầng còn lại trên thửa đất số 283 như sau:

- Phần 3,33% đóng góp của vợ chồng bà Nđược chia (tính theo 536.803.000 đồng, giá trị còn lại của ngôi nhà ) là 17.875.000 (đã làm tròn) đồng ;

- Phần 21,66% đóng góp của vợ chồng bà Nhđược chia (tính theo 536.803.000 đồng, giá trị còn lại của ngôi nhà)là 116.272.000 (đã làm tròn) đồng ;

- Phần 11,66% đóng góp của vợ chồng Bà M được chia (tính theo 536.803.000 đồng, giá trị còn lại của ngôi nhà) là 62.502.000 (đã làm tròn) đồng .

- Phần 63,35% còn lại do vợ chồng Ông V đóng góp được chia(tính theo 536.803.000 đồng, giá trị còn lại của ngôi nhà) là 340.154.000 đồng.

Đối với các tài sản trên thửa đất 203. Căn cứ các lời khai thống nhất của các đương sự. Xác định giá trị cải tạo và phát triển trên đất gồm 02 phần: Phần phát triển của ông Mận trị giá 4.330.000 đồng; phần phát triển của Ông V trị giá 526.000 đồng . Do đó ông Mận, Ông V được hưởng phần mà họ phát triển được.

2.2.3. Chia hiện vật: Do bà Như, bà Nkhông có yêu cầu chia bằng hiện vật; Bà M yêu cầu được hưởng bằng hiện vật. Cấp sơ thẩm chia (giao) cho Ông V được quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng thửa đất số 283; chia (giao) thửa đất số 203 cho Bà M được sử dụng trên cơ sở phải thanh toán chênh lệch cho các kỷ phần thừa kế khác là hợp tình hợp lý và đúng quy định pháp luật. Hội đồng xét xử giữ nguyên quyết định này của cấp sơ thẩm. Cụ thể:

Chia (Giao) cho ông Bùi Văn V được quyền quản lý sử dụng thửa đất số 283 (giá trị quyền sử dụng đất là 2.746.800.000 đồng) và được sở hữu các tài sản gắn liền trên đất trị giá 536.803.000 đồng; tổng trị giá thành tiền là 3.283.603.000 đồng. Đối chiếu với [1.108.575.000 đồng (kỷ phần thừa kế Ông V được hưởng)+ 340.154.000 đồng (phần tài sản chung được chia tại thửa đất số 283) + 526.000 đồng (tiền tường bao tại thửa đất số 203)] là 1.449.255.000 đồng thì Ông V được giao khối tài sản có trị giá nhiều hơn (3.283.603.000 đồng -1.449.255.000 đồng) là 1.834.348.000 đồng. Do đó Ông V phải thanh toán lại cho kỷ phần các thừa kế khác phần chênh lệch này.

Chia (Giao) cho bà Bùi Thị M được hưởng 112,5m2 đất tại thửa đất số 203 (giá trị quyền sử dụng đất là 1.687.500.000 đồng) và được sở hữu các tài sản gắn liền trên đất (do ông Mận phát triển trị giá 4.330.000 đồng, đoạn tường bao do Ông V xây trị giá 526.000 đồng). Như vậy Bà M được giao phần hiện vật trị giá 1.692.356.000 đồng. Đối chiếu với [1.108.575.000 đồng (kỷ phần thừa kế Bà M được hưởng)+ 62.502.000 đồng (phần tài sản chung được chia tại thửa đất số 283)] là 1.171.077.000 đồng thì Bà M được giao khối tài sản có giá trị nhiều hơn (1.692.356.000 đồng - 1.171.077.000 đồng ) là 521.279.000 đồng. Do đó Bà M phải thanh toán lại cho kỷ phần thừa kế khác phần chênh lệch này 2.2.4. Thanh toán chênh lệch:

- Bà Nđược hưởng kỷ phần thừa kế trị giá 1.108.575.000 đồng và được chia tài sản chung tại thửa đất số 283 trị giá 17.875.000 đồng. Tổng được hưởng là 1.126.450.000 đồng. Cần buộc Ông V thanh toán trả bà Nsố tiền này từ khoản 1.834.348.000 đồng mà ông nhận chênh lệch nhiều hơn đã nhận định trên (Sau khi thanh toán phần bà Nthì Ông V còn chênh lệch 707.898.000 đồng).

- Bà Huyền Như được hưởng kỷ phần thừa kế trị giá 1.108.575.000 đồng và được chia tài sản chung tại thửa đất số 283 trị giá 116.272.000 đồng. Tổng được hưởng là 1.224.847.000 đồng. Cần buộc:

+ Ông V thanh toán trả bà Nh707.898.000 đồng (số tiền mà Ông V nhận chênh lệch nhiều hơn còn lại sau khi thanh toán cho bà Nhu).

+ Bà M phải thanh toán trả bà Huyền Như số 516.949.000 đồng (trong số tiền 521.279.000 đồng mà Bà M nhận chênh lệch nhiều hơn đã nhận định trên).

+ Buộc Bà M phải thanh toán trả ông Mận (do người thừa kế của ông Mận hưởng) 4.330.000 đồng. Do những người thừa kế quyền, nghĩa vụ của ông Mận không đề nghị phân chia cụ thể cho từng người, từ chối tham gia tố tụng nên tạm giao khoản tiền này cho bà Hương (vợ ông Mận) làm đại diện nhận và quản lý cho đến khi những người thừa kế quyền, nghĩa vụ của ông Mận tự thỏa thuận phân chia hoặc khởi kiện phân chia di sản của ông Mận bằng vụ liện khác theo pháp luật.

2.2.5. Về GCNQSDĐ số S667995; GCNQSDĐ số S667459 đứng tên cụ B. Do các đương sự đều thừa nhận Ông V tự giao GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 đứng tên cụ B cho Bà M , Bà M lại đưa cho vợ chồng ông L. Vợ chồng ông L cũng thừa nhận giữa vợ chồng ông với Bà M không có giao dịch thế chấp GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 đứng tên cụ B. Đủ căn cứ xác định việc vợ chồng ông L quản lý GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 là trái quy định pháp luật. Cấp sơ thẩm không buộc vợ chồng ông L giao trả GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 đứng tên cụ B là thiếu sót. Cần phải sửa án sơ thẩm về nội dung này. Cụ thể:

Như nhận định trên, thửa đất số 283, GCNQSDĐ số S667995 đứng tên chủ sử dụng là cụ B đã được phân chia cho Ông V; thửa đất 203, GCNQSDĐ số S667459 đứng tên chủ sử dụng là cụ B đã được phân chia giao cho Bà M . Người được chia (giao) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có quyền, nghĩa vụ chủ động đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký kê khai;

đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất được chia được giao theo quy định pháp luật.

Theo Điều 178 Luật thi hành án dân sự quy định:

Trách nhiệm của cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm trong thi hành án dân sự 1. Tạm dừng hoặc dừng việc thực hiện các yêu cầu liên quan đến các giao dịch đối với tài sản của người phải thi hành án đăng ký tại cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm ngay sau khi nhận được yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự.

2. Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho người mua được tài sản, người được thi hành án nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án.

3. Thu hồi, sửa đổi, hủy các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, giấy tờ đăng ký giao dịch bảo đảm đã cấp cho người phải thi hành án; thực hiện việc cấp mới các giấy tờ theo quy định của pháp luật.” Điều 28. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/07/2015 ( sửa đổi bổ sung tại Nghị định 33/2020/NĐ- CP ngày 17/3/2020) của Chính phủ hướng dẫn:

1. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự không thu hồi được giấy tờ có liên quan đến tài sản quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 106 Luật Thi hành án dân sự thì có văn bản nêu rõ lý do, gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ có liên quan đến tài sản để thực hiện việc hủy giấy tờ cũ, cấp giấy tờ mới theo quy định.

2. Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không thu hồi được Giấy chứng nhận thì thực hiện như sau:

a) Cơ quan thi hành án dân sự gửi văn bản nêu rõ lý do không thu hồi được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đến Văn phòng đăng ký đất đai nơi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.” Do đó cần phải sửa nội dung này và tuyên. Khi có yêu cầu: Ông Nguyễn Ngọc Lvà bà Nguyễn Thị K - Người đang quản lý GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 do UBND huyện ĐP cấp cho chủ sử dụng là cụ Bùi Văn B phải có nghĩa vụ giao lại cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để cấp mới hoặc điều chỉnh lại tên chủ sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo Quyết định của bản án và theo quy định của pháp luật. Trường hợp người đang quản lý không giao hoặc không thể giao lại được thì Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 178 Luật thi hành án dân sự năm 2014 và Nghị định số 62/2015/NĐ- CP ngày 18/7/2015 ( sửa đổi bổ sung tại Nghị định 33/2020/NĐ- CP ngày 17/3/2020) của Chính phủ về hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự.

2.2.5. Về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm: Ông V, bà N, bà Nh là người cao tuổi, xin miễn án phí nên cần căn Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 miễn án phí sơ thẩm cho họ.

2.2.6. Quan điểm của Kiểm sát viên đề nghị hủy bản án sơ thẩm là không phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử Áp dụng khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, sửa án sơ thẩm về chia tài sản chung; nghĩa vụ thanh toán chênh lệch; buộc vợ chồng ông L phải giao nộp trả GCNQSDĐ số S667995 và GCNQSDĐ số S667459 và về án phí sơ thẩm.

[3]. Án phí:

3.1. Về án phí dân sự sơ thẩm:

Tại thời điểm xét xử, Ông V, bà N, bà Nh đã trên 60 tuổi có yêu cầu xin miễn án phí nên được miễn án phí dân sự sơ thẩm.

Bà Bùi Thị M được hưởng kỷ phần thừa kế và được chia tài sản chung trị giá 1.171.077.000 đồng nên phải chịu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch là [36.000.000 đồng + 3% (2.000.000.000 đồng - 1.171.077.000 đồng )]= 47.132.310 (làm tròn là 47.132.000) đồng.

3.2. Về án phí dân sự phúc thẩm: Do sửa án sơ thẩm nên người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.

3.3. Các đương sự đã nộp tạm ứng án phí được đối trừ với nghĩa vụ phải nộp hoặc được hoàn trả nếu không có nghĩa vụ phải chịu án phí.

Vì các lẽ trên! 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào:

- Các Điều: 147, 148, 200, 201; khoản 2 Điều 308; Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

- Các Điều 609, 611, 612, 623, 649, 650, 651, 660 Bộ luật Dân sự năm 2015;

- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 14; Điều 2 Luật người cao tuổi.

Xử: Không chấp nhận kháng cáo của ông Bùi Văn V, bà Bùi Thị N, bà Bùi Thị Huyền N. Sửa bán án dan sự sơ thẩm số 06/2019/DSST ngày 30/5/2019 của TAND huyện ĐP. Cụ thể:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Bùi Thị M về yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Bùi Văn B, cụ Bùi Thị Kvà yêu cầu chia tài sản chung.

1.1. Xác định: Cụ Bùi Thị Kchết ngày 01/9/2002; cụ Bùi Văn B chết ngày 06/5/2004 đều không để lại di chúc. Thời điểm mở thừa kế là khi hai cụ chết. Hàng thừa kế thứ nhất của Cụ K, cụ B gồm: Ông Bùi Văn V; bà Bùi Thị N; bà Bùi Thị Huyền N; bà Bùi Thị M.

1.2. Di sản thừa kế của cụ Bùi Văn B và cụ Bùi Thị Kđể lại gồm: Quyền sử dụng thửa đất số 283, tờ bản đồ số 19, diện tích 152,6m2; GCNQSDĐ số S667995 đứng tên chủ sử dụng là cụ Bùi Văn B; tại địa chỉ: Số 4, ngõ 21/131 phố Phượng Trì, thị trấn Phùng, huyện ĐP, Thành phố Hà Nội và Quyền sử dụng thửa đất số 203, tờ bản đồ 19 diện tích 112,5m2; GCNQSDĐ số S667459 đứng tên chủ sử dụng là cụ Bùi Văn B; tại địa chỉ số 5 ngõ 11/131 phố Phượng Trì, thị trấn Phùng, huyện ĐP, Thành phố Hà Nội. Tổng trị giá thành tiền là 4.434.300.000 đồng.

Chia di sản thừa kế của cụ Bùi Văn B và cụ Bùi Thị Kcho ông Bùi Văn V;

bà Bùi Thị N; bà Bùi Thị Huyền N; bà Bùi Thị M mỗi người được hưởng 01 kỷ phần thừa kế trị giá bằng tiền là 1.108.575.000 đồng.

1.3. Xác định ngôi nhà 03 tầng và các tài sản gắn liền trên thửa đất số 283, tờ bản đồ số 19, diện tích 152,6m2; GCNQSDĐ số S667995 đứng tên chủ sử dụng là cụ Bùi Văn B; tại địa chỉ: Số 4, ngõ 21/131 phố Phượng Trì, thị trấn Phùng, huyện ĐP, Thành phố Hà Nội có trị giá 535.438.000 đồng là tài sản chung của vợ chồng ông Bùi Văn V - bà Bùi Thị Minh Thuần; vợ chồng bà Bùi Thị N - ông Bùi Trọng Thủy; vợ chồng bà Bùi Thị Huyền N - ông Phạm Văn Sính; vợ chồng bà Bùi Thị M- ông Nguyễn Hồng Thêm.

Chia tài sản chung: Phần của vợ chồng Ông V – bà Thuần được chia 340.154.000 đồng; Phần của vợ chồng bà Nh- ông Sính được chia 116.272.000 đồng; Phần của vợ chồng bà N- ông Thủy được chia 17.875.000 đồng; Phần của vợ chồng Bà M - ông T được chia 62.502.000 đồng.

1.4. Xác định giá trị bức tường do ông Bùi Văn V xây dụng trên thửa đất số 203 trị giá 526.000 đồng; Công sức đổ đất, cải tạo duy trì và trồng 08 cây bưởi, 01 cây vối trên thửa đất số 203 của ông Nguyễn Văn Mtrị giá 4.330.000 đồng.

1.5. Chia hiện vật:

1.5.1. Chia (Giao) cho ông Bùi Văn V được quyền quản lý sử dụng thửa đất số 283, tờ bản đồ số 19, diện tích đo thực tế là 152,6m2; tại địa chỉ: Số 4, ngõ 21/131 phố Phượng Trì, thị trấn Phùng, huyện ĐP, Thành phố Hà Nội và được sở hữu toàn bộ tài sản gắn liền trên đất gồm: Nhà 03 tầng, sân lát gạch đỏ, tường bao 110 bổ trụ, tường bao 220 kết hợp hoa sắt, 04 cánh cổng sắt. 07 cây cau, 01 cây bưởi gắn liền trên thửa đất số 283 được chia (Có sơ đồ kèm theo bản án).

1.5.2. Chia (Giao) cho bà Bùi Thị M được quyền quản lý sử dụng đất tại thửa đất số 203 tờ bản đồ 19, diện tích đo thực tế là 112,5m2; tại địa chỉ: Số 5 ngõ 11/131 phố Phượng Trì, thị trấn Phùng, huyện ĐP, Thành phố Hà Nội và được sở hữu các tài sản gắn liền trên đất, gồm: 01 đoạn tường bao, 08 cây bưởi và 01 cây vối trên thửa đất số 203 được chia (Có sơ đồ kèm theo bản án).

1.6. Người được chia (giao) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại tiểu điểm 1.5.1. và 1.5.2 khoản 1 Quyết định của bản án có quyền, nghĩa vụ chủ động đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký kê khai; đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất được chia (giao) theo Quyết định của bản án và theo quy định của pháp luật.

1.7. Khi có yêu cầu: Ông Nguyễn Ngọc Lvà bà Nguyễn Thị K - Người đang quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số S667995 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số S667459 do UBND huyện ĐP cấp cho chủ sử dụng là cụ Bùi Văn B phải có nghĩa vụ giao lại cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để cấp mới hoặc điều chỉnh lại tên chủ sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo Quyết định của bản án và theo quy định của pháp luật. Trường hợp người đang quản lý không giao hoặc không thể giao lại được thì Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 178 Luật thi hành án dân sự năm 2014 và Nghị định số 62/2015/NĐ- CP ngày 18/7/2015(sửa đổi bổ sung tại Nghị định 33/2020/NĐ- CP ngày 17/3/2020) của Chính phủ về hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự.

2. Về nghĩa vụ thanh toán chênh lệch:

2.1. Buộc ông Bùi Văn V phải thanh toán trả:

+ Bà Bùi Thị N 1.126.450.000 (Một tỷ, một trăm hai mươi sáu triệu, bốn trăm lăm mươi nghìn) đồng.

+ Bà Bùi Thị Huyền N 707.898.000 (Bảy trăm linh bảy triệu, tám trăm chín mươi tám nghìn) đồng.

2.2. Buộc bà Bùi Thị M phải thanh toán trả:

+ Bà Bùi Thị Huyền N 521.279.000 (Năm trăm hai mươi mốt triệu, hai trăm bảy mươi chín nghìn) đồng.

+ Ông Nguyễn Văn Mdo bà Nguyễn Thị Hương và các con là anh Nguyễn Văn Long, anh Nguyễn Đức Luân, chị Nguyễn Thị Liên được hưởng chung 4.330.000 (Bốn triệu, ba trăm ba mươi nghìn) đồng. Do bà Nguyễn Thị Hương làm đại diện nhận và quản lý cho đến khi những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Mận tự thỏa thuận phân chia hoặc khởi kiện phân chia di sản của ông Mận bằng vụ liện khác theo pháp luật.

2.3. Kể từ khi người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành ành án. Nếu người có nghĩa vụ thi hành án trả tiền chưa thanh toán xong khoản tiền phải trả thì còn phải chịu lãi theo mức lãi suất 10%/năm đối với số tiền chưa thi hành xong tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.

3. Về án phí:

3.1. Ông Bùi Văn V, bà Bùi Thị N được miễn án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.

Hoàn trả ông Bùi Văn V, bà Bùi Thị N và bà Bùi Thị Huyền N mỗi người 300.000 đồng, tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp theo các Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 10489; số 10490 và số10491cùng ngày 12/6/2019 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện ĐP, Thành phố Hà Nội.

3.2. Buộc bà Bùi Thị M phải chịu 47.132.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Được đối trừ với 15.000.000 đồng, tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 10082 ngày 24/7/2018 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện ĐP, Thành phố Hà Nội. Còn phải nộp tiếp 32.132.000 ( Ba mươi hai triệu, một trăm ba mươi hai nghìn) đồng.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Án xử công khai, phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày tòa tuyên án./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

346
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp chia thừa kế và chia tài sản chung số 154/2022/DS-PT

Số hiệu:154/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Nội
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:26/05/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về