Bản án về tranh chấp chia thừa kế số 441/2021/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 441/2021/DS-PT NGÀY 25/11/2021 VỀ TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ

Ngày 19 và ngày 25 tháng 11 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 155/2021/TLPT-DS ngày 12 tháng 4 năm 2021 về việc “Tranh chấp chia thừa kế”.Do bản án dân sự sơ thẩm số 246/2020/DS-ST, ngày 25/12/2020 của Tòa án nhân dân huyện ĐA bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 297/2021/QĐ-PT ngày 02 tháng 7 năm 2021, giữa các đương sự:

Nguyên đơn:

Ông Nguyễn Hữu L , sinh năm 1940 (có mặt tại phiên tòa). Hộ khẩu thường trú và nơi ở: TĐ, xã VH, huyện ĐA, HN. Trú tại: Số 144, XP, Tổ 4, PC, quận NTL, HN.

Người đại diện theo ủy quyền của ông L là bà Lê Thị Thanh H ; HKTT: thị trấn V, huyện U, thành phố HN; địa chỉ liên hệ: Phòng 1936, tòa nhà HH4C, khu đô thị ; đường N, quận HM, thành phố HN (theo Hợp đồng ủy quyền lập ngày 18/01/2021 công chứng tại Văn phòng công chứng Trương Thị N , thành phố HN, số công chứng 343/2021/HĐUQ. Quyển số 01/VP/CC-SCC/HĐGD. Bà H có mặt tại phiên tòa).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Hữu L là bà Phạm Thị Thanh P- Luật sư Công ty Luật TNHH Vì Chân Lý T thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội (bà P có mặt tại phiên tòa).

Bị đơn: Ông Nguyễn Hữu P , sinh năm 1937 (vắng mặt tại phiên tòa).

Hộ khẩu thường trú và nơi ở: TĐ, xã VH, huyện ĐA, HN.

Người đại diện theo ủy quyền của ông P là anh Nguyễn Hữu N , sinh năm 1970; địa chỉ: TĐ, xã VH, huyện ĐA, HN (anh N có mặt tại phiên tòa).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Hữu P và anh Nguyễn Hữu N là bà Chu Thị T, Luật sư Văn phòng luật sư T thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội (bà T có mặt tại phiên tòa).

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Trần Thị T , sinh năm 1940 (vắng mặt tại phiên tòa).

2. Anh Nguyễn Hữu N , sinh năm 1970 (có mặt tại phiên tòa).

3. Chị Hữu Thị L , sinh năm 1974 (vợ anh N ).

Người đại diện theo ủy quyền của chị L là anh Nguyễn Hữu N , sinh năm 1970, (anh N có mặt tại phiên tòa).

4. Chị N Thị C , sinh năm 1972 (có mặt tại phiên tòa).

Bà T , anh N , chị L, chị C cùng có hộ khẩu thường trú và nơi ở tại: TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố HN.

5. Bà Lê Thị T, sinh năm 1945 (vợ ông T ).

6. Anh Trương Đức T1, sinh năm 1964 (con ông T , bà T).

7. Anh Trương Đức T2, sinh năm 1970 (con ông T , bà T).

8. Anh Trương Đức Q, sinh năm 1973 (con ông T , bà T).

9. Chị Trương Thị C, sinh năm 1975 (con ông T , bà T).

Cùng có hộ khẩu thường trú và nơi ở: Xóm 4, thôn H, xã S, huyện HH, tỉnh BG.

10. Chị Trương Thị T, sinh năm 1966 (con ông T , bà T).

Hộ khẩu thường trú và nơi ở: Số nhà 30, ngõ 50, đường L, khu phố 3 phường NQ, thành phố BG, tỉnh BG.

Người đại diện theo ủy quyền của bà T, anh T , anh Q , chị C , chị T là anh Trương Đức T , sinh năm 1970; Hộ khẩu thường trú và nơi ở: Xóm 4, thôn H, xã S, huyện HH, tỉnh BG (anh T có đơn xin xét xử vắng mặt tại phiên tòa).

11. Bà Hữu Thị M , sinh năm 1944 (vắng mặt tại phiên tòa).

Hộ khẩu thường trú và nơi ở: Thôn Đ, xã VH, huyện ĐA, HN.

Người đại diện theo ủy quyền của bà M là bà Lê Thị Thanh H ; HKTT: thị trấn V, huyện U, thành phố HN; địa chỉ liên hệ: Phòng 1936, tòa nhà HH4C, khu đô thị ;, đường N, quận HM, thành phố HN (theo Hợp đồng ủy quyền lập ngày 18/01/2021 công chứng tại Văn phòng công chứng Trương Thị N , thành phố Hà Nội, số công chứng 343/2021/HĐUQ. Quyển số 01/VP/CC-SCC/HĐGD (bà H có mặt tại phiên tòa).

12. Ông Nguyễn Hữu T , sinh năm 1946 (có mặt tại phiên tòa).

Hộ khẩu thường trú và nơi ở: TĐ, xã VH, huyện ĐA, HN.

Người đại diện theo ủy quyền của ông T là bà Lê Thị Thanh H , sinh năm; HKTT: thị trấn V, huyện U, thành phố HN; địa chỉ liên hệ: Phòng 1936, tòa nhà HH4C, khu đô thị L, đường Nguyễn Hữu T , quận HM, thành phố HN (theo Hợp đồng ủy quyền lập ngày 18/01/2021 công chứng tại Văn phòng công chứng Trương Thị N , thành phố Hà Nội, số công chứng 343/2021/HĐUQ. Quyển số 01/VP/CC-SCC/HĐGD (bà H có mặt tại phiên tòa).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Hữu T là bà Nguyễn Thanh H, Luật sư Công ty Luật TNHH Vì Chân Lý T thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội (bà H vắng mặt tại phiên tòa).

13. Bà Nguyễn Thị M , sinh năm 1950 (có mặt tại phiên tòa).

Hộ khẩu thường trú và nơi ở: Thôn T, xã VH, huyện ĐA, HN.

Người đại diện theo ủy quyền của bà M là bà Lê Thị Thanh H , sinh năm; HKTT: thị trấn V, huyện U, thành phố HN; địa chỉ liên hệ: Phòng 1936, tòa nhà HH4C, khu đô thị L, đường Nguyễn Hữu T , quận HM, thành phố HN (theo Hợp đồng ủy quyền lập ngày 18/01/2021 công chứng tại Văn phòng công chứng Trương Thị N , thành phố Hà Nội, số công chứng 343/2021/HĐUQ. Quyển số 01/VP/CC-SCC/HĐGD (bà H có mặt tại phiên tòa).

14. Ông Nguyễn Hữu N , sinh năm 1953 (có mặt tại phiên tòa).

Hộ khẩu thường trú và nơi ở: Số 4/8 đường số 2, khu phố 3, phường H, quận TĐ, Thành phố HCM.

Người đại diện theo ủy quyền của ông N là bà Lê Thị Thanh H , sinh năm; HKTT: thị trấn V , huyện U, thành phố HN; địa chỉ liên hệ: Phòng 1936, tòa nhà HH4C, khu đô thị L, đường Nguyễn Hữu T , quận HM, thành phố HN (theo Hợp đồng ủy quyền lập ngày 18/01/2021 công chứng tại Văn phòng công chứng Trương Thị N , thành phố Hà Nội, số công chứng 343/2021/HĐUQ. Quyển số 01/VP/CC-SCC/HĐGD (bà H có mặt tại phiên tòa).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Hữu N là ông Lương Thành Đ, Luật sư Công ty Luật TNHH Vì Chân Lý T thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội (Ông Đ có mặt tại phiên tòa).

15. Bà Phạm Thị D , sinh năm 1947 (vắng mặt tại phiên tòa).

16. Anh Nguyễn Hữu L1, sinh năm 1979 (vắng mặt tại phiên tòa).

17. Anh Nguyễn Hữu L , sinh năm 1982 (vắng mặt tại phiên tòa).

18. Cháu Nguyễn Khánh L, sinh năm 2012;

19. Cháu Nguyễn Hữu Gia H, sinh năm 2016;

20. Chị N Thị H, sinh năm 1987 (vắng mặt tại phiên tòa).

21. Cháu Nguyễn Phi L, sinh năm 2013 ;

22. Cháu Nguyễn Thị Bảo T, sinh năm 2015 (con anh L , chị H );

Người đại diện hợp pháp của cháu Ly, cháu Huy là anh Nguyễn Hữu L1 bố đẻ của các cháu (anh L1vắng mặt tại phiên tòa).

Người đại diện theo pháp luật của cháu L, cháu T là anh Nguyễn Hữu L và chị N Thị H là bố mẹ đẻ các cháu. Anh L và chị H vắng mặt tại phiên tòa).

23. Bà Ngô Thị H , sinh năm 1958 (vắng mặt tại phiên tòa).

24. Chị N Quỳnh T , sinh năm 1983 (vắng mặt tại phiên tòa).

25. Cháu Nguyễn Quỳnh M , sinh năm 2009 ;

Người đại diện theo pháp luật của cháu M là chị N Quỳnh T là mẹ đẻ của cháu Mai.

Chị T vắng mặt tại phiên tòa).

Cùng hộ khẩu thường trú: TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố HN.

26. Ủy ban nhân dân xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội. Trụ sở: Xã VH, huyện ĐA, thành phố HN;

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Hữu S, chức vụ Chủ tịch UBND xã VH (vắng mặt tại phiên tòa).

27. Anh Nguyễn Hữu L, sinh năm 1974 (vắng mặt tại phiên tòa).

28. Chị Hoàng Thị N, sinh năm 1975 (vắng mặt tại phiên tòa).

Cùng có hộ khẩu thường trú tại: TĐ, xã VH, huyện ĐA, HN.

Người đại diện theo ủy quyền của chị N là anh Nguyễn Hữu L , sinh năm 1974 (chồng chị Nguyễn); Hộ khẩu thường trú và nơi ở: TĐ, xã VH, huyện ĐA, HN (vắng mặt tại phiên tòa).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn và người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:

Về quan hệ huyết thống:

Cụ Nguyễn Hữu P , sinh năm 1905, chết ngày 18 tháng 11 năm 1988. Khi còn sống, cụ P có 03 người vợ và các con theo thứ tự là:

1. Vợ thứ nhất là cụ Đình Thị N , (không biết năm sinh), chết ngày 01 tháng 9 năm 1934 (Âm lịch) theo bia mộ. Cụ P và cụ N không có con chung.

2. Vợ thứ hai là cụ Phạm Thị T , (không biết năm sinh), chết ngày 24 tháng 7 năm 1939. Cụ P và cụ T có với nhau 02 người con trai là:

- Ông Nguyễn Hữu P , sinh năm 1938, hiện đang ở TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội.

- Ông Trương Đức T1, sinh năm 1939, chết ngày 23/12/2015 âm lịch, tức ngày 01/02/2016 dương lịch. Ông T được cho đi làm con nuôi từ nhỏ nên đã được đổi họ theo bố nuôi. Ông T có vợ là bà Lê Thị T, sinh năm 1945 và các con lần lượt là:

Anh Trương Đức T2, sinh năm 1964.

Anh Trương Đức T , sinh năm 1970. Anh Trương Đức Q , sinh năm 1973. Chị Trương Thị C , sinh năm 1975.

Cùng có hộ khẩu thường trú và nơi ở: Xóm 4, thôn H, xã S, huyện H, tỉnh BG.

Chị Trương Thị T, sinh năm 1966.

Hộ khẩu thường trú và nơi ở: Số nhà 30, ngõ 50, đường L, khu phố 3 phường NQ, thành phố BG, tỉnh BG.

3. Vợ thứ ba là cụ Đình Thị S , sinh năm 1910, chết ngày 26 tháng 02 năm 1981 (Âm lịch). Cụ P và cụ Sửu có với nhau 07 người con lần lượt là:

- Ông Nguyễn Hữu Phúc, sinh năm 1940, chết năm 1961 là liệt sĩ, không có vợ con.

- Ông Nguyễn Hữu L , sinh năm 1940, là anh em sinh đôi với ông Phúc hiện ở TĐ, xã VH, huyện ĐA, Hà Nội.

- Bà Hữu Thị M , sinh năm 1944, hiện ở thôn Đoài, xã VH, huyện ĐA, Hà Nội.

- Nguyễn Hữu T , sinh năm 1946, hiện ở TĐ, xã VH, huyện ĐA, Hà Nội.

- Nguyễn Hữu Khang, sinh năm 1948, chết năm 1970 là liệt sĩ, không có vợ con.

- Nguyễn Thị M , sinh năm 1950, hiện ở thôn Trung, xã VH, ĐA, Hà Nội.

- Nguyễn Hữu N , sinh năm 1953, hiện ở: Số nhà 4/8 đường số 2 khu phố 3, phường H, quận TĐ, Thành phố HCM.

Ngoài ra, cụ P không còn người vợ, người con chung, con riêng, con nuôi nào khác.

Theo đơn khởi kiện ghi ngày 14/8/2018 và các lời khai có trong hồ sơ vụ án, ông Nguyễn Hữu L với tư cách là nguyên đơn và người đại diện theo ủy quyền của ông N , ông T , bà M , bà M xác định:

Về các tài sản của cụ Nguyễn Hữu P khi còn sống có:

- Một thửa đất ao tại TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội. Theo bản đồ 299 thì thửa ao này là thửa số 191, tờ bản đồ số 30, diện tích 376m2. Theo bản đồ 364 thì phần ao này được đo chung vào phần ao tập thể và gộp thành 01 thửa là thửa số 52, tờ bản đồ số 3, diện tích 1.843 m2. Tuy nhiên, chính quyền địa phương, cụ thể là UBND xã VH đã xác định cho gia đình ông là phần đất ao có nguồn gốc của cha ông để lại và hiện không có ai quản lý phần đất ao này. Do vậy, ông xác định đây là tài sản của bố ông là cụ P . Cụ P chết không để lại di chúc phân chia tài sản, không để lại bất kỳ giấy tờ bàn giao tài sản này cho ai nên ông yêu cầu chia thừa kế phần đất ao này cho các con của cụ P . Phần thừa kế của ông L , ông T , bà Mùi, bà M , ông N , các ông bà nhận chung với nhau và do ông L đại diện nhận.

- Đối với Thửa đất số 24, tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội do gia đình ông Nguyễn Hữu T quản lý, sử dụng sinh sống và thửa đất số 28, tờ bản đồ số 30 có địa chỉ: TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội do gia đình ông Nguyễn Hữu P đang quản lý, sử dụng đều có nguồn gốc là của cụ P để lại. Trước đây là một thửa nhưng sau đó cụ P tách thành hai thửa cho ông T và ông P quản lý (vào năm nào thì ông không nhớ) nên ông không nhất trí với ý kiến của gia đình ông P khai là đất của cụ Phạm Thị T . Việc chia tách đất trên không có văn bản gì. Cụ P và cụ Sửu ở với vợ chồng ông T nên vợ chồng ông T phụng dưỡng. Khi cụ Sửu chết thì cụ P đứng ra làm ma. Khi cụ P chết thì chuyển sang nhà ông P làm ma vì ông P là con trưởng. Ông không yêu cầu chia thừa kế đối với hai phần đất này nhưng ông T có yêu cầu độc lập chia thừa kế đối với thửa đất số 28, tờ bản đồ số 30 có địa chỉ: TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội do gia đình ông Nguyễn Hữu P đang quản lý, sử dụng, ông nhất trí với yêu cầu của ông T . Ngoài ra, quá trình sử dụng đất ông T có cho anh Nguyễn Hữu L , sinh năm 1974 là hàng xóm và là con của ông L một phần đất, diện tích cụ thể không rõ nhưng có chiều rộng là 1m kéo dài dọc theo ranh giới đất giữa nhà ông T với nhà anh L . Hiện nay anh L đã xây tường ngăn theo ranh giới mới nhưng hai bên chưa làm thủ tục tách đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chỉ sử dụng thực tế.

Đối với thửa đất số 03, tờ bản đồ số 31 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội hiện nay do gia đình ông Nguyễn Hữu L quản lý, sử dụng: Năm 1969, Hợp tác xã TĐ cấp đất cho bà Phạm Thị D (là vợ ông L ). Khi cấp đất, ông L đi làm công nhân quốc phòng nên bà Dân ở nhà là người xin cấp đất. Sau khi được cấp đất thì vợ chồng ông L chuyển ra thửa đất này sinh sống và có xây dựng trên đất ngôi nhà 3 gian lợp rạ. Gia đình ông L sinh sống trên đất từ đó đến nay và đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà Phạm Thị D . Ông L xác định thửa đất này là của gia đình ông được cấp đất giãn dân, không phải là đất của bố mẹ ông. Tòa án cũng đã lấy lời khai của những người hàng xóm cùng được cấp đất dãn dân cùng thời điểm với gia đình ông và xác định đây là đất của gia đình ông. Do vậy, ông không nhất trí với yêu cầu của ông Nguyễn Hữu P chia thừa kế đối với tài sản này.

Bị đơn ông Nguyễn Hữu P và người đại diện theo ủy quyền của ông P là anh Nguyễn Hữu N trình bày:

Thửa đất ao mà ông L xác định là của cụ P và đang yêu cầu chia thừa kế có nguồn gốc là của cụ Đình Thị N , vợ thứ nhất của bố ông (cụ P ). Cụ N được mẹ của cụ cho phần đất ao này và sau khi cụ N chết thì cụ P trực tiếp quản lý để thờ cúng cụ Năm, khi nào ông T quay về thì ông trả lại cho ông T nhưng hiện nay ông T đã chết. Trước đây phần đất ao này sâu 2,5m, vợ chồng ông và vợ chồng anh N (con trai ông) phải san lấp phần đất ao. Khi cụ P bàn giao cho gia đình ông quản lý đều có giấy tờ. Quá trình quản lý do phần đất ao có tranh chấp với hộ gia đình ông Nguyễn Hữu Đàm và chính quyền địa phương nên ông P là người đứng ra giải quyết các tranh chấp này để đòi lại quyền lợi chính đáng của gia đình đối với phần đất ao. Năm 1998, ông P cho con gái là chị N Thị C xây một gian nhà tạm trên phần đất ao để làm may. Năm 2010, chị C ly hôn và về sinh sống tại gian nhà tạm này nên chị đã cơi nới và mở rộng để ở đến bây giờ. Nay ông L yêu cầu chia thừa kế đối với phần đất ao này thì ông không đồng ý vì ông xác định gia đình ông đã được bố ông bàn giao cho phần đất ao để thờ cúng các cụ.

Ngoài ra khi còn sống cụ P và các bà vợ của cụ P còn có các tài sản gồm:

- Thửa đất số 24, tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội hiện nay vợ chồng ông Nguyễn Hữu T đang sinh sống. Khi cụ P và các bà vợ của cụ còn sống đều sinh sống tại thửa đất này, trên đất có một gian nhà cấp bốn, bếp do bố mẹ ông xây dựng, hiện nay vợ chồng ông T vẫn đang ở, có tôn tạo, sửa chữa lại như ông T đã trình bày. Phần đất này đã được Uỷ ban nhân dân cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông Nguyễn Hữu T . Ngoài ra trong quá trình quản lý, sử dụng thửa đất này, ông T có cho anh Nguyễn Hữu L là con trai ông L ở phần đất liền kề đất ông T đang quản lý khoảng 1m chiều rộng chạy dài theo phần tiếp giáp giữa hai nhà. Phần đất này anh L đã xây tường và đang quản lý. Ngày 27/6/2019, ông P đã làm đơn yêu cầu phản tố chia di sản thừa kế là phần đất và ngôi nhà trên đất do gia đình ông T đang quản lý, sử dụng vì phần đất này là của cụ P để lại. Ông yêu cầu chia cả phần đất ông T đã cho anh L vì đây là di sản thừa kế của cụ P .

- Thửa đất số 28, tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội hiện nay ông P đang ở, có nguồn gốc là của mẹ đẻ ông là cụ Phạm Thị T mua từ trước khi lấy cụ P . Sau khi lấy cụ P , cụ T về ở cùng cụ P trên thửa đất hiện ông T đang quản lý. Khi ông P trưởng thành, lấy vợ thì hai cụ cho sang ở tại phần đất này. Trên đất không có tài sản do các cụ để lại, đất đã được Uỷ ban nhân dân huyện ĐA cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên con trai ông là Nguyễn Hữu N . Thửa đất hiện do gia đình ông quản lý, sử dụng không phải là đất của cụ P để lại. Nguồn gốc đất này là của gia đình bà Phạm Thị T (Bà Tám là vợ hai của cụ P và là mẹ đẻ ông Phòng, ông T ). Sau khi bà Tám mất thì cụ Thơ Đạo (tức Phạm Văn Thơ là anh trai của bà Tám) quản lý thửa đất và nuôi dưỡng ông Phòng. Ông không đồng ý với yêu cầu của ông T chia thừa kế đối với thửa đất này vì đây không phải là di sản thừa kế của cụ P .

Đối với thửa đất số 03, tờ bản đồ số 31 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội, có nguồn gốc: Năm 1966, Hợp tác xã TĐ cấp cho hộ cụ Nguyễn Hữu P . Lúc đó những ai có nhu cầu sử dụng đất thì có ý kiến để được cấp đất không phải làm đơn. Khi cấp đất thì cụ P là người ra nhận phần đất này. Sau khi nhận đất không ai sinh sống trên đất mà đến năm 1969, ông L đi công nhân quốc phòng về và vợ chồng ông L sinh sống trên đất như ông L khai. Gia đình ông L được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất này. Bà Dân không xin cấp đất vì lúc đó con dâu không được xin xã cấp đất. Vì vậy ông xác định thửa đất này là đất của cụ P và yêu cầu chia thừa kế đối với thửa đất này.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan 1. Ông Nguyễn Hữu T trình bày:

Ông T nhất trí ý kiến của ông L về nguồn gốc thửa đất ao tranh chấp, quá trình quản lý, sử dụng và yêu cầu chia thừa kế đối với tài sản này.

Phần đất của cụ P khi còn sống mà ông P nhắc tới trong đơn phản tố gồm phần đất của gia đình ông tại thửa đất số 24, tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội và phần đất tại thửa đất số 28, tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội của gia đình ông P đang ở đã được Uỷ ban nhân dân huyện ĐA cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh N . Trước đây hai phần đất này cùng một thửa và khi còn sống cụ P đều quản lý, sử dụng. Khi ông P lấy vợ thì cụ P cho ông P một nửa phần đất để làm nhà, chính là phần đất hiện nay anh N đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần còn lại vợ chồng cụ P và bà M tiếp tục ở cho đến sau này bà M lấy chồng, ông T lấy vợ cũng về ở cùng cụ P tại thửa đất này. Ông T đi bộ đội từ năm 1967 đến năm 1983 mới xuất ngũ, do đóng quân tại miền Nam nên ông ở trong đó. Quá trình đi bộ đội đến năm 1975 ông T về quê lấy vợ, vợ chồng ông ở cùng cụ P đến năm 1981 thì ông T đón vợ vào Miền nam. Năm 1983, ông T xuất ngũ, vợ chồng quay về ở với cụ P . Ngôi nhà bốn gian trên đất do cụ P xây dựng vẫn còn, nhưng gia đình ông T đã cải tạo lại toàn bộ bao gồm làm tại tường, nền nhà và mái, chỉ còn lại khung nhà xoan là của các cụ. Đối với hai gian nhà ngang ông cũng đã làm lại phần mái nhưng do nhà đã xuống cấp nên vợ chồng ông chỉ để đồ đạc. Ông T xác định khi còn sống cụ P đã phân chia riêng rẽ phần đất cho ông P và ông T . Cả hai gia đình đã sinh sống ổn định nhiều năm, không có tranh chấp gì và đều đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc cụ P cho tách phần đất này cho gia đình ông và gia đình ông P không có văn bản gì mà chỉ nói miệng. Khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì gia đình hai bên còn ký xác nhận giáp ranh để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhau. Ông T không yêu cầu tính công sức phụng dưỡng bố mẹ. Quá trình sử dụng đất ông T có cho anh Nguyễn Hữu L , sinh năm 1974, là hàng xóm và là con của ông L một phần đất, diện tích cụ thể ông không rõ nhưng có chiều rộng là 1m kéo dài dọc theo ranh giới đất giữa nhà ông với nhà anh L . Hiện nay anh L đã xây tường ngăn theo ranh giới mới nhưng hai bên chưa làm thủ tục tách đất mà chỉ sử dụng thực tế do vậy ông không yêu cầu Tòa án giải quyết việc cho đất giữa ông và anh L mà hai bên sẽ tự giải quyết với nhau.

Đối với thửa đất số 28, tờ bản đồ số 30 có địa chỉ tại TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội hiện nay do gia đình ông Nguyễn Hữu P quản lý, sử dụng cũng là di sản thừa kế của cụ P nên ông yêu cầu chia thừa kế trong vụ án này. Ông không nhất trí với ý kiến của gia đình ông P khai là đất của cụ Phạm Thị T .

2. Bà Trần Thị T trình bày các ý kiến như anh N là con trai bà với tư cách người đại diện theo ủy quyền của ông Nguyễn Hữu P đã trình bày với Tòa án.

3. Bà Đỗ Thị Hảo trình bày:

Bà kết hôn với ông Nguyễn Hữu T năm 1976. Sau khi kết hôn bà về chung sống cùng ông T tại TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội, ở chung cùng bố mẹ chồng là cụ P và cụ Sửu tại nhà đất các cụ có từ trước và cũng là nhà đất mà hiện nay vợ chồng bà đang ở. Các anh chị em của ông T đều đã lập gia đình, ở riêng. Ông P và vợ con ông ở trên phần đất liền kề nhà cụ P , có ranh giới, tường bao. Do ông T đi bộ đội ở trong Nam nên năm 1980, ông T đón bà vào Nam ở cùng cho đến năm 1983 thì ông bà lại trở về TĐ, xã VH ở cùng cụ P còn cụ Sửu đã chết trước đó. Cụ P ở cùng vợ chồng bà và do vợ chồng bà chăm sóc đến trước khi cụ chết một ngày thì chuyển cụ sang nhà ông P để cụ chết tại nhà con Trưởng. Trên phần đất vợ chồng bà ở cùng cụ P có một nhà cấp bốn 04 gian, tường đất, khung gỗ xoan, rui tre, mái ngói, 02 gian công trình phụ, sân gạch. Quá trình ở tại nhà đất này vợ chồng bà có cải tạo lại vì công trình cũ. Nhà cấp bốn vợ chồng bà làm lại toàn bộ chỉ giữ lại khung xoan, nhà hai gian tôn tạo lại, sân gạch đã làm lại toàn bộ. Phần đất vợ chồng bà đang ở tuy cụ P không phân chia bằng văn bản giấy tờ nhưng ai cũng tự hiểu là bố mẹ cho ai ở đâu thì tiếp tục ở đó nên không ai có tranh chấp gì và 10 năm trước vợ chồng bà đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông T . Ông P yêu cầu chia thừa kế đối với phần tài sản vợ chồng bà đang quản lý, sử dụng có nguồn gốc của cụ P thì bà xác định, toàn bộ đất vợ chồng bà và gia đình ông P đang ở đều có nguồn gốc là của cụ P để lại nên nếu chia thì phải chia cả hai thửa đất. Phần đất ao bà không có công sức tôn tạo.

4. Bà Phạm Thị D trình bày:

Bà và ông Nguyễn Hữu L kết hôn năm 1967. Sau khi kết hôn bà về chung sống cùng ông L và bố mẹ ông L tại nhà đất hiện nay vợ chồng ông T đang ở còn phần đất phía bên kia thì bố mẹ chồng bà đã phân chia cho ông P để vợ chồng ông ăn ở ổn định tại đó. Khi đó bố mẹ chồng bà có nói, 1/2 thửa đất ao phía giáp đường giao cho ông P còn 1/2 còn lại giao cho vợ chồng bà và vợ chồng ông T thả bèo, nuôi lợn. Do ở cùng bố mẹ chồng chật chội nên bà có làm đơn đề nghị Hợp tác xã cấp đất giãn dân và khi có đợt xét cấp thì bà được cấp nhưng không nhớ cấp năm nào. Khoảng năm 1968, 1969, vợ chồng bà làm nhà và ở ổn định tại đất này cho đến nay. Các công trình trên đất đều do vợ chồng bà xây dựng, các con không đóng góp công sức. Bà xác định thửa đất vợ chồng bà đang ở là tài sản bà xin Hợp tác xã cấp không liên quan đến tài sản của bố mẹ chồng bà. Trên đất ao có một khóm tre ở phía Đông là khóm tre do cụ P trồng từ khi bà về làm dâu đã thấy có.

5. Chị N Thị C trình bày:

Nguồn gốc thửa đất ao là của cụ Đình Thị N , vợ cả của cụ Nguyễn Hữu P . Khi còn sống cụ P giao phần đất ao này cho ông Nguyễn Hữu P và bà Trần Thị T quản lý, sử dụng. Năm 1998, chị C làm một gian quán trên một phần của thửa đất ao để làm may. Giá trị gian quán chị làm là 5.000.000 đồng. Năm 2007 chị lấy chồng và năm 2010 ly hôn nên chị chuyển về ở hẳn tại gian quán chị làm may. Do để ở nên chị phải bỏ ra số tiền 10.000.000 đồng để cải tạo, sửa chữa gian quán. Phần đất chị làm quán cắt may chị tự bỏ tiền san lấp từ ao thành mặt bằng như hiện nay. Đối với phần ao còn lại cả gia đình chị gồm bố mẹ chị, vợ chồng anh N và chị đã cùng nhau san lấp để có mặt bằng như hiện nay. Ao sâu trung bình 2,5 m. Chị không đồng ý yêu cầu khởi kiện chia thừa kế của ông L nhưng nếu phải giải quyết theo quy định của pháp luật chị đề nghị tính công sức cho chị và gia đình chị. Chị không còn nơi ở nào khác nên đề nghị Tòa án tạo điều kiện về nơi ở cho chị.

6. Anh Nguyễn Hữu L trình bày:

Bố anh là ông Nguyễn Hữu L và ông Nguyễn Hữu T là hai anh em ruột. Thửa đất nhà anh đang ở với đất nhà ông T liền kề nhau. Do đất nhà anh quá hẹp nên năm 2014 anh xin ông T một phần đất có diện tích chiều dài Nam - Bắc là 17,6m; Chiều dài Đông - Tây là 01m. Tổng diện tích là: 17,6 m2. Diện tích đất này chưa được nhập vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình anh mà ông T chỉ viết cho anh giấy tờ để sử dụng lâu dài. Phần đất ông T cho anh là hợp pháp, không ảnh hưởng gì đến nhà đất của ông P nên không đồng ý với ý kiến của ông Phòng.

7. Gia đình bà Lê Thị T và các con thống nhất trình bày:

Ông Trương Đức T1 là con đẻ của cụ Nguyễn Hữu P và cụ Phạm Thị T . Ông T là em ruột của ông Nguyễn Hữu P nhưng được cho làm con nuôi tại BG từ nhỏ nên mang họ Trương là họ của gia đình nhận nuôi. Tuy được cho đi làm con nuôi nhưng ông T vẫn qua lại với bố mẹ đẻ và các anh em tại ĐA, Hà Nội. Ông T có vợ là bà Lê Thị T, sinh năm 1945 và 05 người con là: Trương Đức T2, sinh năm 1964; Trương Đức T , sinh năm 1970; Trương Đức Q , sinh năm 1973; Trương Thị C , sinh năm 1975; Trương Thị T, sinh năm 1966. Ngoài ra ông T không còn người con nào khác. Ông T đã chết ngày 23/12/2015 âm lịch.

Về nguồn gốc thửa đất ao đang có tranh chấp trong vụ kiện là của gia đình cụ Đình Thị N là vợ cả của cụ Nguyễn Hữu P . Sau khi cụ N chết, cụ P tiếp tục quản lý, sử dụng ao. Khi còn sống cụ P từng nói với ông T về việc để lại một phần ao cho ông T vì cụ P vẫn muốn ông T về quê cha đất tổ nhưng không lập thành văn bản. Tuy nhiên do ông T ở BG cũng đã ổn định nên để cho ông P quản lý, sử dụng ao. Quá trình ông P quản lý, sử dụng ao còn xảy ra tranh chấp với hộ xung quanh cũng chỉ một mình ông P đứng ra giải quyết, san lấp đất ao còn những người khác không ai quan tâm gì. Về nguồn gốc thửa đất số 24 và 28 tờ bản đồ số 30 TĐ, xã VH, huyện ĐA, Hà Nội; Thửa đất số 24 do gia đình ông T quản lý, sử dụng trước đây là đất của cụ Ba Phong và khi còn sống cụ ở tại đây. Gian nhà trên đất và 01 cây mít là do cụ Ba Phong xây dựng và trồng. Thửa đất số 28 do gia đình ông P quản lý, sử dụng là do gia đình ông quản lý, sử dụng từ trước có ranh giới rõ ràng và ổn định với phần đất của cụ Ba Phong.

Đối với thửa đất số 03 tờ bản đồ số 31 TĐ, xã VH, huyện ĐA, Hà Nội, bà và các anh chị không biết gì về nguồn gốc đất này nên không có ý kiến. Đối với phần đất anh N hiện đang sử dụng bán hàng theo gia đình bà T biết là trước đây xã có chính sách khuyến khích người dân ra sinh sống tại khu chợ nhưng không có nhiều người chuyển ra. Khi đó ông P về mất sức và lại biết nghề sửa xe nên có ra phần đất này để sửa xe và lâu dần hình thành như phần đất hiện nay anh N làm quán bán hàng. Phần đất này không thuộc diện được cấp cho người có công hay liệt sĩ.

Về tranh chấp và yêu cầu khởi kiện của các bên trong vụ án gia đình bà T đã được Tòa án thông báo, gia đình bà có ý kiến như sau: Đề nghị Tòa án giữ nguyên việc quản lý sử dụng các tài sản như từ trước đến nay các gia đình vẫn đang quản lý, sử dụng và trong trường hợp đó gia đình bà không yêu cầu hay tranh chấp gì. Nếu các bên vẫn yêu cầu chia thừa kế và theo quy định của pháp luật phải chia thì phần của ông Tính được hưởng theo quy định của pháp luật đề nghị Tòa án giao chung một phần và để ông Toàn là người đại diện nhận. Gia đình bà xin vắng mặt trong quá trình Tòa án giải quyết vụ kiện.

8. Ủy ban nhân dân xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Hữu S - Chủ tịch UBND xã VH trình bày:

UBND xã VH giữ nguyên các ý kiến, quan điểm như trong Biên bản xác minh và biên bản xem xét tại chỗ tài liệu địa chính ngày 17/5/2019 với Tòa án nhân dân huyện ĐA. Đề nghị Tòa án căn cứ vào các nội dung đó để giải quyết vụ án.

Đối với phần đất ao có tranh chấp trong vụ án: Trước đây UBND xã đã từng giải quyết và đo mốc giới để trả lại phần ao cho gia đình ông Đàm và gia đình ông P và đã có số đo cụ thể từng cạnh của thửa đất. Vì vậy, để giải quyết và xác định thửa đất tranh chấp trong vụ án đề nghị căn cứ từ mốc giới phía trong đường ngõ phần đất của ông Đàm kéo theo phần giáp đường ngõ theo số đo tại Sơ đồ bàn giao mốc giới hộ ông Nguyễn Hữu P - Nguyễn Hữu Đàm (kèm theo Biên bản làm việc ngày 13/5/2014), phần còn lại trả cho UBND xã VH quản lý. Số đo để phân chia phần đất của gia đình ông P và gia đình ông Đàm được căn cứ theo bản đồ 299 để giải quyết và các bên cũng đồng ý về việc này tại thời điểm UBND xã VH giải quyết tranh chấp giữa các bên. Tuy nhiên, việc xác minh nguồn gốc đất ao đang có tranh chấp được UBND xã VH họp Hội đồng và xác định đất ao có nguồn gốc của gia đình cụ Ba Phong nhưng thực tế trên bản đồ do địa phương quản lý qua các thời kỳ đều đứng tên Hợp tác xã. Việc xác minh nguồn gốc đất trên UBND xã VH chưa báo cáo cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền và UBND huyện ĐA để giải quyết liên quan đến việc điều chỉnh, đính chính bản đồ địa chính.

Do điều kiện công việc bận nên xin vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án.

Tại phiên tòa sơ thẩm các đương sự đều thống nhất xác định chỉ yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Hữu P ngoài ra không có yêu cầu gì khác.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 246/2020/DS - ST, ngày 25/12/2020 của Tòa án nhân dân huyện ĐA đã xét xử:

Không chấp nhận yêu cầu chia thừa kế đối với phần đất ao theo bản đồ 299 lập năm 1984 thể hiện thửa ao này là thửa số 191, tờ bản đồ số 30, diện tích 376 m2; Theo bản đồ 364 lập năm 1996 thể hiện phần ao này được đo chung vào phần ao tập thể và gộp thành 01 thửa là thửa số 52, tờ bản đồ số 3, diện tích 1.843 m2 tại TĐ, xã VH, huyện ĐA, Hà Nội của ông Nguyễn Hữu L .

Không chấp nhận yêu cầu chia thừa kế đối với thửa đất thửa đất số 03, tờ bản đồ số 31 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội của ông Nguyễn Hữu P .

Không chấp nhận yêu cầu chia thừa kế đối với thửa đất số 28, tờ bản đồ số 30 có địa chỉ: TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội của ông Nguyễn Hữu T .

Chấp nhận một phần yêu cầu chia thừa kế đối với thửa đất số 24, tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội của ông Nguyễn Hữu P và chia thừa kế di sản của cụ Nguyễn Hữu P theo quy định của pháp luật.

Phân chia tài sản chung của cụ P với các vợ của cụ trong khối tài sản chung của các cụ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 24, tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội. Xác định di sản của cụ Nguyễn Hữu P là phần tài sản của cụ P trong khối tài sản chung với các vợ của cụ, trị giá là:

745.204.683 đồng.

Xác định thời điểm mở thừa kế của cụ Nguyễn Hữu P là ngày 18 tháng 11 năm 1988.

Xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Nguyễn Hữu P gồm: Ông Nguyễn Hữu P , ông Trương Đức T1 do hàng thừa kế thứ nhất của ông T nhận và đại diện là ông Trương Đức T , ông Nguyễn Hữu L , ông Nguyễn Hữu T , bà Nguyễn Thị M , bà Nguyễn Thị Mùi, ông Nguyễn Hữu N . Trích công sức tôn tạo, quản lý di sản của vợ chồng ông T bằng một kỷ phần thừa kế, trong đó mỗi người được hưởng 1/2.

Mỗi kỷ phần thừa kế của cụ P có giá trị là: 745.204.683 đồng/8 = 93.150.585 đồng.

Ông Nguyễn Hữu P , ông Trương Đức T1 do hàng thừa kế thứ nhất của ông T nhận và đại diện là ông Trương Đức T , ông Nguyễn Hữu L , ông Nguyễn Hữu T , bà Nguyễn Thị M , bà Nguyễn Thị Mùi, ông Nguyễn Hữu N đều được hưởng một kỷ phần thừa kế theo quy định của pháp luật có giá trị là: 93.150.585 đồng.

Ông T được hưởng một kỷ phần thừa kế theo quy định của pháp luật và 1/2 kỷ phần thừa kế do trích công sức nên giá trị di sản ông T được hưởng là: 139.725.877 đồng. Bà Hảo được hưởng 1/2 kỷ phần thừa kế do trích công sức, trị giá là:

46.575.292 đồng.

Xác định phần diện tích thực tế ông T để anh Nguyễn Hữu L sử dụng và xây dựng một số công trình trên đất nhưng chưa thực hiện tách thửa theo quy định của pháp luật do các đương sự không yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ này nên nếu các bên có tranh chấp sẽ giải quyết bằng vụ kiện khác.

Giao tài sản cụ thể như sau:

Giao cho ông Nguyễn Hữu T và bà Ngô Thị H tiếp tục quản lý, sử dụng toàn bộ thửa đất số 24, tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội và tài sản gắn liền trên đất gồm:

1. Nhà cấp bốn: 59,8 m2 x 2.278.000 đồng/1 m2 x 30% = 40.867.320 đồng; Nhà này do các cụ xây và theo thời gian cũ, hỏng gia đình ông T ở tại đây đã tôn tạo, sửa chữa toàn bộ tường, nền... chỉ giữ lại phần khung mái. Do vậy xác định phần giá trị là di sản của các cụ P , cụ Sửu là 30% trị giá: 12.260.196 đồng và phần tài sản do gia đình ông T xây dựng trị giá 70% trị giá: 28.607.124 đồng;

2. Nhà cấp bốn mái ngói phía đông nam 9,7 m2 x 1.374.000 đồng x 30% = 3.998.340 đồng; Nhà này do các cụ xây dựng và gia đình ông T có cải tạo, sửa chữa nên xác định phần giá trị là di sản của các cụ P , cụ Sửu là 50% trị giá: 1.999.170 đồng và phần tài sản do gia đình ông T xây dựng trị giá 50% trị giá: 1.999.170 đồng;

3. Nhà cấp bốn mái tôn: 23,9 m2 x 2.278.000 đồng/1 m2 x 65% = 35.388.730 đồng;

4. Khu vệ sinh (công trình phụ) 9,4 m2 x 4.426.000 đồng/ 1 m2 x 76,7% = 31.910.574 đồng;

5. Nhà cấp bốn 11,8 m2 x 2.278.000 đồng/1 m2 x 30% = 8.064.120 đồng;

6. Nhà tạm 5 m2 x 1.415.000 đồng/1 m2 x 30% = 2.271.000 đồng;

7. Tường bao ngăn vườn và sân: 12,12m x 0,8m x 676.000 đồng/1 m2 x 30% = 1.966.348 đồng;

8. Sân gạch đỏ: 87,1 m2 x 207.000 đồng/1 m2 x 30% = 5.408.910 đồng;

9. 02 trụ cổng: 0,45m x 0,45m x 1,9m x 2 x 2.000.000 đồng/1 m3 x 30% = 461.700 đồng;

10. cánh cổng: 1,5m x 1,9 m x 800.000 đồng/1 m2 x 30% = 684.000 đồng;

11. Lán tạm 8 m2 x 278.000 đồng/1 m2 x 30% = 667.200 đồng;

12. Lối đi láng xi măng 22.8m 2 x 140.000 đồng/ 1 m2 x 30% = 957.600 đồng;

13. bể lọc nước 1,5 m3 x 2.941.000 đồng/1 m3 x 30% = 1.323.450 đồng;

14. Giếng khoan: 2.709.000 đồng;

15. 01 Cây mít to do cụ P trồng: 1.600.000 đồng;

16. 01 Cây mít nhỏ: 30.000 đồng;

17. 01 cây bưởi: 360.000 đồng;

18. 01 cây cau: 50.000 đồng.

Trong số các tài sản trên có một phần là di sản của các cụ Phạm Thị T và Đình Thị S do không ai có yêu cầu nên giao cho vợ chồng ông T , bà Hảo đang quản lý, sử dụng tiếp tục sử dụng. Phần di sản của cụ P chia cho các thừa kế nhưng do không đủ điều kiện tách thửa để giao bằng hiện vật nên giao toàn bộ phần di sản của cụ P trị giá là: 745.204.683 đồng bằng hiện vật cho vợ chồng ông T , bà Hảo tiếp tục quản lý, sử dụng và ông bà có trách nhiệm thanh toán phần vượt quá phần di sản, công sức mình được hưởng cho những người thừa kế khác. So với giá trị phần di sản mà ông T được hưởng thừa kế và trích công sức là: 139.725.877đồng và phần bà Hảo được trích công sức là: 46.575.292 đồng thì đã nhiều hơn là: 558.903.514 đồng. Ông T , bà Hảo có trách nhiệm thanh toán cho các thừa kế còn lại của cụ Nguyễn Hữu P theo kỷ phần mỗi thừa kế được hưởng là: 93.150.585đồng, cụ thể như sau:

Thanh toán cho ông Nguyễn Hữu L , ông Nguyễn Hữu N , bà Nguyễn Thị Mùi do ông L đại diện nhận số tiền là: 279.451.755 đồng.

Thanh toán cho bà Lê Thị T, ông Trương Đức T2, ông Trương Đức T , bà Trương Thị T, ông Trương Đức Q , bà Trương Thị C do ông Trương Đức T nhận số tiền là: 93.150.585 đồng.

Thanh toán cho ông Nguyễn Hữu P và bà Nguyễn Thị M mỗi người số tiền là:

93.150.585 đồng.

Ngoài ra bản án còn tuyên về phần án phí, quyền kháng cáo và nghĩa vụ thi hành án của các bên đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 28/12/2020 và 04/01/2021 nguyên đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Hữu T , ông Nguyễn Hữu N , bà Hữu Thị M , bà Nguyễn Thị M có đơn kháng cáo đề nghị điều tra, xác minh và xét xử lại vì bản án sơ thẩm xét xử thiếu khách quan.

- Ngày 28/12/2020 bị đơn ông Nguyễn Hữu P có đơn kháng cáo, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, giao cho ông P được hưởng kỷ phần thừa kế của cụ T (mẹ đẻ của ông Phòng) khi thanh toán tài sản chung của vợ chồng (cụ T , cụ P ) và chia thừa kế cả thửa đất giãn dân hiện ông L đang quản lý.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn kháng cáo vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, yêu cầu kháng cáo, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và toàn bộ yêu cầu kháng cáo, giải quyết vụ án đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho họ.

Người đại diện theo ủy quyền của ông L , ông N , ông T , bà Mùi, bà M đề nghị Tòa án:

- Xác định thửa đất ao và thửa đất số 28 tờ bản đồ số 30 tại TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội hiện đang do gia đình ông P quản lý, sử dụng có nguồn gốc của cụ Nguyễn Hữu P , đồng thời xác định là di sản thừa kế và chia theo quy định của pháp luật.

- Đối với thửa đất số 24 tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội hiện gia đình ông T đang quản lý, sử dụng, các đương sự trong vụ án đều xác định từ khi các cụ còn sống cũng như đã chết, gia đình ông T quản lý và sử dụng ổn định không ai có ý kiến gì. Việc Tòa án cấp sơ thẩm không xác định thửa đất số 28 của gia đình ông P đang quản lý sử dụng là di sản mà chỉ xác định thửa 24 do gia đình ông T quản lý, sử dụng là di sản thừa kế và chia theo pháp luật là không khách quan.

- Trong hồ sơ vụ án không có hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 28 tờ bản đồ số 30 tại TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội hiện đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên anh N .

Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm tạm ngừng phiên tòa để thu thập thêm chứng cứ là hồ sơ cũng như trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 28 có địa chỉ nêu trên.

Bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo của phía nguyên đơn.

Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Các Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn - ông L và người có quyền, nghĩa vụ liên quan là ông N phát biểu:

- Đối với thửa đất số 191, tờ bản đồ số 30, lập năm 1984 và theo bản đồ 364 lập năm 1996, đây là thửa đất ao hiện gia đình ông P quản lý, sử dụng. Căn cứ vào nội dung các văn bản do UBND xã VH, huyện ĐA cung cấp cũng như Biên bản xác minh của Tòa án đều thể hiện, thửa đất ao này có nguồn gốc của cụ Nguyễn Hữu P .

Căn cứ vào Công văn số 235/UBND-ĐC ngày 23 tháng 9 năm 2021, Ủy ban nhân dân xã VH trả lời ông Nguyễn Hữu L , thì thửa đất ao có kích thước, hình thể rõ ràng, UBND xã đã xác định ranh giới, mốc giới cụ thể đối với các hộ liền kề trong đó có hộ ông Nguyễn Hữu P và ông Nguyễn Hữu Đàm. Như vậy thửa đất này có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo quy định của UBND thành phố Hà Nội (Quyết định số 12/2017/QĐ- UBND ngày 31/3/2017 sửa đổi bổ sung Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 15/10/2018) quy định hồ sơ trình tự thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định UBND xã có trách nhiệm xác nhận hiện trạng, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, vì vậy căn cứ vào các nội dung xác minh cũng như trả lời của UBND xã VH có đủ căn cứ xác định thửa đất ao nêu trên có nguồn gốc là của cụ Nguyễn Hữu P , nay cụ P đã mất nên thửa đất này trở thành di sản và chưa được chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

- Đối với thửa đất số 03 tờ bản đồ số 31 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội hiện gia đình ông L đang quản lý, sử dụng có nguồn gốc của vợ chồng ông L được cấp đất giãn dân, không phải của cụ P . Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà Dần (vợ ông L ), do vậy thửa đất này không phải là di sản của cụ P để lại nên yêu cầu phản tố của ông P yêu cầu chia thừa kế cả thửa đất này là không có căn cứ.

- Đối với thửa đất số 28, tờ bản đồ số 30 tại TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội, gia đình ông P quản lý, sử dụng và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên anh N (con trai ông Phòng). Các đương sự đều xác nhận thửa đất này có nguồn gốc của cụ T (mẹ đẻ của ông Phòng). Khi còn sống cụ T với cụ P có quan hệ hôn nhân hợp pháp nên căn cứ Luật hôn nhân và gia đình, tài sản có trước và trong thời kỳ hôn nhân đều xác định là tài sản chung của vợ chồng. Do vậy khi hai cụ chết thì thửa đất này cũng được xác định là di sản thừa kế và phải được chia theo quy định của pháp luật. Đề nghị Hội đồng xét xử chia thừa kế cho ông T , ông N bằng hiện vật để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Để có căn cứ đưa thửa đất ao vào xác định là di sản thừa kế và giải quyết chia thừa kế theo quy định, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm cho tạm ngừng phiên tòa để tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ đối với thửa đất ao, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho ông T khi có mặt Luật sư Hà tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông T tại phiên tòa phúc thẩm. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm không tạm ngừng phiên tòa thì đề nghị giải quyết vụ án theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện, yêu cầu kháng cáo của ông L , ông N và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có chung quyền lợi với nguyên đơn.

Luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của của bị đơn phát biểu:

- Theo cung cấp của cơ quan quản lý đất đai của địa phương xác định thửa đất ao (thửa số 191, tờ bản đồ số 30, lập năm 1984 và theo bản đồ 364 lập năm 1996), hiện gia đình ông P quản lý, sử dụng có nguồn gốc của cụ Năm. Theo bản đồ 364 thì phần ao này được đo chung vào phần ao tập thể và gộp thành 01 thửa là thửa 52, tờ bản đồ số 3, diện tích 1.843 m2. Quá trình quản lý, sử dụng gia đình ông P đã mất nhiều công sức để đổ đất, tôn nền và khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền để đòi lại phần diện tích đất gia đình ông đã quản lý và sử dụng ổn định từ nhiều năm nay. Phía nguyên đơn khởi kiện yêu cầu xác định thửa đất này là di sản của cụ P và yêu cầu chia thừa kế là không có căn cứ.

- Đối với thửa đất số 28 tờ bản đồ số 30 tại TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội, gia đình ông P quản lý, sử dụng và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên anh N (con trai ông Phòng) có nguồn gốc của gia đình cụ T (vợ thứ hai của cụ P và là mẹ đẻ của ông Phòng), khi cụ T đi lấy chồng thì thửa đất này vẫn do gia đình cụ T quản lý, sử dụng cho đến khoảng năm 1960 ông P lấy người vợ thứ nhất thì anh trai của cụ T là cụ Phạm Đắc Thơ mới giao cho ông P thửa đất này và từ đó ông P mới xác lập quyền sở hữu, sử dụng, sau này ông P đứng tên trong Sổ mục kê và bản đồ giải thửa. Trên thực tế thì không có tài liệu, chứng cứ nào thể hiện thửa đất này đứng tên chủ sử dụng là cụ T . Lời khai của ông P tại giai đoạn sơ thẩm là do nhận thức của ông P cho rằng thửa đất của gia đình cụ T (Bên ngoại) cho nên xác định là đất của cụ T , thực tế nguồn gốc thửa đất như trình bày nêu trên là đúng sự thật.

- Đối với thửa đất số 03 tờ bản đồ số 31 và thửa đất số 24, tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội hiện gia đình ông L và ông T đang quản lý, sử dụng, căn cứ vào việc thu thập chứng cứ đề nghị Tòa án xác định hai thửa đất này đều là di sản thừa kế của cụ P để lại và chia theo pháp luật.

- Tòa án cấp sơ thẩm chia thừa kế đối với thửa đất số 24, tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội là đúng nhưng giao kỷ phần tài sản của cụ T trong khối tài sản chung của vợ chồng cụ T với cụ P cho ông T mà không giao cho ông Phòng, ông T (con đẻ của cụ T ) quản lý, sử dụng là không đúng quy định của pháp luật.

Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện, yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phát biểu ý kiến:

Về thủ tục tố tụng: Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, các đương sự đã thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Về nội dung: sau khi phân tích, đánh giá quá trình giải quyết vụ án, đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phát biểu:

Trong hồ sơ vụ án Tòa án cấp sơ thẩm chưa thu thập chứng cứ là hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 28 tờ bản đồ số 30 tại TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội, hiện đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên anh Nguyễn Hữu N . Căn cứ vào Biên bản xem xét thẩm định nhận thấy diện tích đất thực tế với diện tích đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không phù hợp nên cần phải tiến hành xác minh xem các hộ liền kề có tranh chấp gì không? .

Để có căn cứ giải quyết vụ án đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm tạm ngừng phiên tòa để thực hiện việc xác minh và thu thập chứng cứ bổ sung.

Tòa án không chấp nhận tạm ngừng phiên tòa thì đề nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm do việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận công khai tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:

1. Về tố tụng: Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn kháng cáo trong thời hạn luật định, không thuộc trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí nên xác định kháng cáo là hợp lệ.

Đối với một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn xin xét xử vắng mặt hoặc vắng mặt không có lý do, xét thấy sự vắng mặt của những người này không làm ảnh hưởng đến việc xét xử nên căn cứ Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án tiến hành xét xử theo theo quy định.

Đối với Luật sư Nguyễn Thanh Hà là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Hữu T có đơn xin hoãn phiên tòa với lý do sức khỏe không đảm bảo cho việc tham gia phiên tòa. Xét thấy phiên tòa mở lần này là thứ hai, Luật sư có đơn xin hoãn phiên tòa vì lý do sức khỏe không đảm bảo nhưng không có tài liệu, chứng cứ chứng minh như nội dung Luật sư trình bày trong đơn, do vậy không có căn cứ xác định đề nghị của Luật sư thuộc trường hợp khách quan hoặc vì sự kiện bất khả kháng nên Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không chấp nhận đề nghị hoãn phiên tòa của Luật sư.

2. Về Nội dung:

2.1 Xác định thời điểm mở thừa kế và thời hiệu chia thừa kế:

Cụ Nguyễn Hữu P sinh năm 1905, chết ngày 18 tháng 11 năm 1988. Khi còn sống cụ P có 03 người vợ, người vợ trước chết thì mới kết hôn với người sau, thứ tự lần lượt là:

Vợ thứ nhất là cụ Đình Thị N , (không biết năm sinh), chết ngày 01 tháng 9 năm 1934 (Âm lịch) theo bia mộ;

Vợ thứ hai là cụ Phạm Thị T , (không biết năm sinh), chết ngày 24 tháng 7 năm 1939;

Vợ thứ ba là cụ Đình Thị S , sinh năm 1910, chết ngày 26 tháng 02 năm 1981 (Âm lịch).

Các đương sự trong vụ án đều xác định khi chết các cụ không để lại di chúc, căn cứ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 và hướng dẫn tại phần I Giải đáp số 01/GĐ - TANDTC ngày 05/01/2018 của Tòa án nhân dân tối cao về thời hiệu thừa kế đối với bất động sản là 30 năm tính từ ngày Pháp lệnh thừa kế có hiệu lực pháp luật là ngày 10/9/1990 và thời hiệu chia thừa kế đối với động sản là 10 năm nên yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Hữu P còn trong thời hiệu pháp luật quy định.

Cụ Đình Thị N chết ngày 01 tháng 9 năm 1934 (Âm lịch) theo bia mộ; cụ Phạm Thị T , chết ngày 24 tháng 7 năm 1939; cụ Đình Thị S chết ngày 26 tháng 02 năm 1981 (Âm lịch); cụ P chết ngày 18 tháng 11 năm 1988 nên những ngày này được coi là ngày mở thừa kế theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh thừa kế và Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015.

2.2 Về quan hệ huyết thống, diện và hàng thừa kế:

Theo trình bày của các đương sự và được các bên cùng xác nhận :

- Cụ Đình Thị N và cụ Nguyễn Hữu P có một người con chung nhưng đã chết từ khi còn nhỏ, cụ N chết trước cụ P nên hàng thừa kế thứ nhất của cụ N là cụ P . Sau khi cụ N chết, cụ P kết hôn với cụ T , hai cụ có hai người con chung là ông Nguyễn Hữu P và ông Trương Đức T1. Sau khi cụ T chết, cụ P kết hôn với cụ Đình Thị S và sinh được 07 người con chung, hai cụ cùng nhau nuôi dưỡng cả con chung và con riêng của cụ P với cụ T là ông Phòng, còn ông T đã cho đi làm con nuôi ở BG. Cụ Sửu chết ngày 26 tháng 02 năm 1981 (Âm lịch). Trong số những người con chung của cụ P và cụ Sửu có hai ông là Nguyễn Hữu Phúc, sinh năm 1940, chết năm 1961 là liệt sĩ, không có vợ con và ông Nguyễn Hữu Khang, sinh năm 1948, chết năm 1970 là liệt sĩ, không có vợ con, cả hai ông đều đã chết trước người để lại di sản và không có con nên theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 các ông không còn sống vào thời điểm mở thừa kế nên không được hưởng thừa kế. Cụ Nguyễn Hữu P chết ngày 18 tháng 11 năm 1988 nên hàng thừa kế thứ nhất của cụ P là các con của cụ gồm: Ông Phòng, ông T , ông L , bà Mùi, ông T , bà M và ông N .

2.3 Xác định di sản thừa kế của cụ Nguyễn Hữu P và căn cứ để giải quyết đối với di sản.

Các đương sự trong vụ án đều có lời khai thống nhất xác định: Thửa đất ao theo bản đồ 299 là thửa số 191, tờ bản đồ số 30, diện tích 376 m2; Theo bản đồ 364 thì phần ao này được đo chung vào phần ao tập thể và gộp thành 01 thửa là thửa số 52, tờ bản đồ số 3, diện tích 1.843 m2 có nguồn gốc là của gia đình cụ Nguyễn Hữu P . Căn cứ vào các Biên bản xác minh tại UBND xã VH cũng như các Văn bản do UBND xã VH, huyện ĐA cung cấp cho Tòa án thể hiện, nguồn gốc thửa đất ao nêu trên là của cụ Ba Phong tức cụ Nguyễn Hữu P . Tuy nhiên trong toàn bộ tài liệu địa chính bao gồm bản đồ qua các thời kỳ và sổ mục kê kèm theo bản đồ đều thể hiện thửa đất trên là của Hợp tác xã. Theo UBND xã VH cung cấp, có thời kỳ các thửa ao được đưa vào Hợp tác xã để cùng sản xuất nhưng sau đó cũng đã trả lại cho người dân, có thửa trả lại cho chủ cũ, có thửa phân cho người khác nhưng do xã không còn quản lý văn bản giấy tờ liên quan đến việc nhập hoặc trả lại các thửa ao vào thời kỳ đó nên không có để cung cấp cho Tòa án. UBND xã VH đã tổ chức họp xác định nguồn gốc đất của cụ Nguyễn Hữu P nhưng chưa báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý và điều chỉnh các biến động liên quan đến bản đồ địa chính là Ủy ban nhân dân huyện ĐA đối với thửa đất trên để xác định chính xác chủ sử dụng. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã có nhiều văn bản xác minh và thu thập chứng cứ tại Ủy ban nhân dân huyện ĐA, ngày 17/8/2020, Ủy ban nhân dân huyện ĐA đã có văn bản trả lời Tòa án xác định, do chưa có phê duyệt bản đồ chính thức nên chưa có căn cứ để xác định thửa đất ao riêng biệt. Hiện thửa đất ao trên do chị C con gái của ông Nguyễn Hữu P quản lý, sử dụng một phần để ở đồng thời làm cửa hàng cắt may, phần còn lại gia đình ông P đang quản lý, sử dụng. Quá trình quản lý, sử dụng thửa đất trên, gia đình ông P đã xảy ra tranh chấp với gia đình sử dụng liền kề và đã được UBND xã VH giải quyết, ngoài ra không ai có tranh chấp liên quan đến thửa đất này trước đây mà Ủy ban nhân dân xã phải giải quyết.

Tại phiên tòa phúc thẩm phía nguyên đơn xuất trình một số văn bản do nguyên đơn tự xác minh trong dó có Công văn số 235/UBND - ĐC ngày 23/9/2021 của Ủy ban nhân dân xã VH, huyện ĐA (gọi tắt là Công văn số 235) trả lời ông Nguyễn Hữu L , nội dung văn bản này vẫn thể hiện, nguồn gốc thửa đất ao nêu trên là của cụ Nguyễn Hữu P . Giai đoạn năm 1950 - 1960 Nhà nước có chính sách dồn toàn bộ ao của các hộ gia đình vào Hợp tác xã để cùng sản xuất thả bèo chăn nuôi và tại xã VH cũng thực hiện chủ trương đó. Khi giải thể Hợp tác xã, một số hộ gia đình tự ý sử dụng lại phần đất ao của gia đình và được địa phương trả lại, một số ao vẫn do tập thể quản lý, tuy nhiên quá trình nhập vào Hợp tác xã và tách trả ao cho các hộ sau khi Hợp tác xã giải thể đều không có biên bản, giấy tờ lưu trữ. Do đó trên bản đồ 299 năm 1984, thửa đất ao số 191, diện tích 376m2, sổ mục kê vẫn ghi chủ sử dụng là Hợp tác xã, thực tế thửa đất này do ông Nguyễn Hữu P (con trai cụ P ) sử dụng... Trong Công văn này còn có một số nội dung khác thể hiện UBND xã VH đã xác định ranh giới, mốc giới thửa đất cho các bên theo bản đồ 299 năm 1984 vì theo bản đồ này mới thể hiện các thửa ao riêng biệt, có kích thước, hình thể...và khi thực hiện dự án xây dựng các điểm vui chơi sinh hoạt cộng đồng trong đó có khu ao xóm 6 TĐ thuộc một phần thửa đất số 52, tờ bản đồ số 31 nói trên, UBND xã VH đã xác định ranh giới, mốc giới cụ thể đối với các hộ liền kề trong đó có hộ ông P và ông Đàm.

Như vậy nội dung Công văn số 235 do phía nguyên đơn cung cấp phù hợp với tài liệu, chứng cứ do Tòa án xác minh, thu thập được thể hiện, thửa đất ao mặc dù có nguồn gốc của cụ Nguyễn Hữu P , tuy nhiên quá trình quản lý, sử dụng đã có nhiều biến động, căn cứ vào các tài liệu địa chính bao gồm bản đồ qua các thời kỳ và sổ mục kê đều thể hiện thửa đất trên không còn là của cụ P mà đứng tên chủ sử dụng là của Hợp tác xã. Theo UBND xã VH cung cấp thì khi giải thể Hợp tác xã, một số hộ gia đình tự ý sử dụng lại phần đất ao của gia đình và được địa phương trả lại, một số ao vẫn do tập thể quản lý, tuy nhiên quá trình nhập vào Hợp tác xã và tách trả ao cho các hộ sau khi Hợp tác xã giải thể đều không có biên bản, giấy tờ lưu trữ. Như vậy theo nội dung thông tin mà UBND xã VH cung cấp thì chưa có cơ sở xác định chủ sử dụng của thửa đất ao nên trên nên Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của ông Nguyễn Hữu L đối với thửa đất ao này là có căn cứ. Việc gia đình ông P quản lý, sử dụng phần diện tích đất và nhà thuộc thửa đất này không phải là căn cứ xác định gia đình ông P đang sở hữu, sử dụng di sản của cụ Nguyễn Hữu P nên kháng cáo của nguyên đơn và một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía nguyên đơn yêu cầu xác định thửa đất ao do gia đình ông P đang quản lý, sử dụng là di sản thừa kế của cụ P và chia thừa kế theo pháp luật là không có căn cứ chấp nhận.

Đối với thửa đất số 03, tờ bản đồ số 31 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội hiện nay do gia đình ông Nguyễn Hữu L quản lý, sử dụng, các bên cùng thống nhất xác định có nguồn gốc do địa phương cấp đất giãn dân, tuy nhiên các bên đều không xuất trình được tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc cấp đất giãn dân, Tòa án cấp sơ thẩm đã tiến hành xác minh tại Ủy ban nhân dân xã VH nhưng tại đây không lưu giữ được tài liệu về việc cấp đất giãn dân vào thời điểm như các bên trình bày. Căn cứ vào tài liệu địa chính do Ủy ban nhân dân xã VH đang quản lý và cung cấp cho Tòa án thể hiện, thửa đất trên theo bản đồ 299 lập năm 1984 được kê khai và đứng tên chủ sử dụng là ông Nguyễn Hữu L ; bản đồ địa chính lập năm 1996 thì không có sổ sách kèm theo nhưng thửa đất này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà Phạm Thị D (vợ ông L ), do vậy không có căn cứ để xác định thửa đất trên là di sản thừa kế của cụ Nguyễn Hữu P nên Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Nguyễn Hữu P yêu cầu chia thừa kế đối với thửa đất này là có căn cứ.

Đối với thửa đất số 28, tờ bản đồ số 30 có địa chỉ: TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội do gia đình ông Nguyễn Hữu P quản lý, sử dụng, theo phía nguyên đơn trình bày thì thửa đất này có nguồn gốc của cụ Nguyễn Hữu P nên phải xác định là di sản thừa kế, còn bị đơn - ông P trình bày thửa đất này có nguồn gốc của cụ Phạm Thị T trước khi lấy cụ P . Tại phiên tòa phúc thẩm phía bị đơn trình bày, thửa đất này có nguồn gốc của gia đình cụ T , khi cụ T đi lấy chồng thì thửa đất này vẫn do gia đình cụ T quản lý, sử dụng cho đến khoảng năm 1960 ông P lấy người vợ thứ nhất thì anh trai của cụ T là cụ Phạm Đắc Thơ mới giao cho ông P quản lý, sử dụng thửa đất này và từ đó ông P mới xác lập quyền sở hữu, sử dụng, sau này ông P đã đứng tên trong Sổ mục kê và bản đồ giải thửa. Tại giai đoạn sơ thẩm ông P trình bày thửa đất này là của cụ T là do nhận thức của ông P cho rằng thửa đất của gia đình cụ T (Bên ngoại) mua cho cụ T nên xác định là của cụ T .

Theo tài liệu địa chính do Ủy ban nhân dân xã VH đang quản lý và cung cấp cho Tòa án thể hiện, thửa đất trên đều được kê khai và đứng tên chủ sử dụng là ông Nguyễn Hữu P , không có tài liệu, chứng cứ nào thể hiện thửa đất này đứng tên chủ sử dụng là cụ T . Do vậy Tòa án cấp sơ thẩm xác định thửa đất trên không phải là di sản thừa kế của cụ Nguyễn Hữu P nên không chấp nhận yêu cầu độc lập của ông Nguyễn Hữu T yêu cầu chia thừa kế đối với thửa đất này là có căn cứ.

Đối với thửa đất số 24, tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội do gia đình ông Nguyễn Hữu T quản lý, sử dụng, các bên đương sự đều xác nhận thửa đất có nguồn gốc của các cụ để lại. Khi còn sống cụ P , cụ Năm, cụ T , cụ Sửu đều sinh sống cùng nhau trên thửa đất này. Căn cứ vào tài liệu địa chính do UBND xã VH đang quản lý và cung cấp cho Tòa án thể hiện, thửa đất trên theo bản đồ 299 lập năm 1984 là thửa số 85, diện tích 448 m2, trong sổ mục kê kèm theo bản đồ thể hiện tên chủ sử dụng là Nguyễn Hữu P ; theo bản đồ địa chính lập năm 1996 thửa đất này là thửa đất số 24, tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội, không có sổ mục kê kèm theo bản đồ thửa đất này. Ngoài ra các đương sự thống nhất xác định trên đất này có một nhà cấp bốn, nhà hai gian và 01 cây mít do cụ P xây dựng. Do vậy có căn cứ xác định nhà, đất hiện do gia đình ông T đang quản lý, sử dụng là di sản thửa kế của cụ P để lại.

Tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự đều xác nhận khi các cụ còn sống thì vợ chồng, con cái gia đình ông T đều ở cùng và chăm sóc phụng dưỡng các cụ. Sau khi các cụ chết gia đình ông T vẫn sinh sống ở đây, sửa chữa, cải tạo và gìn giữ nhà, đất này, đồng thời nhà đất này cũng là nơi tổ chức cúng giỗ, tết cho các cụ. Những người trong hàng thừa kế thứ nhất của cụ P gồm ông L , ông N , ông T , bà M , bà M có văn bản và trình bày tại phiên tòa xác nhận cụ P đã cho vợ chồng ông T nhà đất này từ khi cụ còn sống, sau này cụ P chết thì anh chị em trong gia đình vẫn thống nhất để ông T quản lý và sử dụng thửa đất cho đến nay. Người đại diện theo ủy quyền của ông P là anh Nguyễn Hữu N tại phiên tòa cũng xác nhận, gia đình ông T quản lý, sử dụng nhà đất này từ khi các cụ còn sống cũng như khi các cụ đã mất và không có tranh chấp gì, chỉ khi ông L khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với nhà, đất mà ông P (bị đơn) đang quản lý, sử dụng thì ông P mới có yêu cầu phản tố, yêu cầu chia thừa kế đối với thửa đất ông T đang quản lý, sử dụng và được xác định là di sản thừa kế của cụ P . Thời điểm ông T cũng như anh N làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với hai thửa đất đứng tên ông T và anh N thì ông T cũng như anh N đều ký giáp ranh quyền sử dụng đất cho nhau và không ai có ý kiến gì. Quá trình giải quyết vụ án vợ và các con của ông Nguyễn Hữu Tình (Trương Đức T1) nêu quan điểm thể hiện, đề nghị Tòa án giữ nguyên việc quản lý, sử dụng các tài sản như từ trước đến nay mọi người vẫn đang quản lý, sử dụng. Trường hợp phải chia thừa kế theo quy định thì phần của ông T được hưởng đề nghị giao cho vợ và các con của ông T , sau này cho ai là việc của gia đình không yêu cầu Tòa án giải quyết. Như vậy có căn cứ xác định thửa đất số 24, tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội nêu trên được xác định là di sản thừa kế của cụ P , tuy nhiên những người trong hàng thừa kế của cụ P đều xác định thửa đất này ông T cùng gia đình đã quản lý, sử dụng ổn định nhiều năm nay, khi làm thủ tục và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu đối với nhà đất này không ai có ý kiến khiếu nại hay tranh chấp gì. Do vậy cần xác định nhà, đất này đã được những người trong hàng thừa kế của cụ P công nhận quyền sở hữu, sử dụng cho ông Nguyễn Hữu T và ông T đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đối với nhà, đất này nên nay bị đơn - ông P có yêu cầu phản tố và kháng cáo đề nghị chia thừa kế đối với nhà đất thuộc thửa số 24 tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội là không có cơ sở chấp nhận.

Những phân tích nêu trên cũng là căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện cũng như yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Hữu T và yêu cầu kháng cáo của bà Nguyễn Thị M , bà Nguyễn Thị Mùi.

Do không xác định thửa đất số 28, tờ bản đồ số 30 có địa chỉ tại TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội hiện đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên anh Nguyễn Hữu N là di sản thừa kế và phải chia theo pháp luật, nên đề nghị của Luật sư cũng như đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn và đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị tạm ngừng phiên tòa để thu thập chứng cứ liên quan đến hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đối với thửa đất số 28, tờ bản đồ số 30 có địa chỉ tại TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội là không phù hợp. Do vậy Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận việc tạm ngừng phiên tòa để thu thập chứng cứ là hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất số 28, tờ bản đồ số 30 có địa chỉ tại TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội cũng như đề nghị hủy bản án sơ thẩm do việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ của đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.

3. Về án phí :

Các đương sự có Đơn khởi kiện, Đơn yêu cầu phản tố, Đơn yêu cầu độc lập và yêu cầu kháng cáo đều được xác định là người cao tuổi nên không phải chịu án phí theo quy đinh của pháp luật.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

Căn cứ các Điều 2, 3, 4, 5, 24, 25, 26, 36 Pháp lệnh thừa kế của Hội đồng nhà nước ngày 30/8/1990.

Căn cứ các Điều 634, 635, 636, 679, 680 Bộ luật Dân sự năm 1995; Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Căn cứ Luật đất đai năm 1987;

Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai năm 2013.

Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 246/2020/DSST ngày 25/12/2020 của Tòa án nhân dân huyện ĐA, thành phố Hà Nội.

Tuyên xử:

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Hữu L đối với ông Nguyễn Hữu P về yêu cầu chia thừa kế đối với phần đất ao theo bản đồ 299 lập năm 1984 thể hiện thửa ao này là thửa số 191, tờ bản đồ số 30, diện tích 376 m2; Theo bản đồ 364 lập năm 1996 thể hiện phần ao này được đo chung vào phần ao tập thể và gộp thành 01 thửa là thửa số 52, tờ bản đồ số 3, diện tích 1.843 m2 tại TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội.

2. Không chấp nhận yêu cầu độc lập của ông Nguyễn Hữu L đối với ông Nguyễn Hữu P , yêu cầu chia thừa kế đối với thửa đất số 28, tờ bản đồ số 30 có địa chỉ tại TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội.

3. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Nguyễn Hữu P đối với ông Nguyễn Hữu L , yêu cầu chia thừa kế đối với thửa đất số 03, tờ bản đồ số 31 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội.

4. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Nguyễn Hữu P đối với ông Nguyễn Hữu T , yêu cầu chia thừa kế đối với thửa đất số 24, tờ bản đồ số 30 thuộc TĐ, xã VH, huyện ĐA, thành phố Hà Nội.

5. Về án phí:

Ông Nguyễn Hữu L , ông Nguyễn Hữu P , ông Nguyễn Hữu T , được miễn tiền án phí nên không phải nộp án phí dân sự sơ thẩm.

Ông Nguyễn Hữu L , ông Nguyễn Hữu P , ông Nguyễn Hữu T , bà Nguyễn Thị M , bà Nguyễn Thị Mùi được miễn tiền án phí nên không phải nộp án phí dân sự phúc thẩm.

Án xử công khai phúc thẩm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

278
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp chia thừa kế số 441/2021/DS-PT

Số hiệu:441/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Nội
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:25/11/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về