Bản án về tranh chấp chia thừa kế số 250/2022/DS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

BẢN ÁN 250/2022/DS-PT NGÀY 28/09/2022 VỀ TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ

Trong các ngày 22 và 28 tháng 9 năm 2022, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự đã thụ lý số: 13/2022/TLPT- DS ngày 10 tháng 2 năm 2022 về việc tranh chấp “Chia thừa kế”.Do bản án dân sự sơ thẩm số 91/2021/DS-ST ngày 18/11/2021 của Toà án nhân dân huyện T, tỉnh Tiền Giang bị kháng cáo.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 28/2022/QĐXXPT-DS ngày 17/2/2022 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1968 (Có mặt).

Địa chỉ: Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Văn D, sinh năm 1963 (Có mặt).

Địa chỉ: Số 39B Nguyễn H, Khu phố M, Phường B, thị xã G, Tiền Giang.

2. Bị đơn: Đặng Thị Trúc L, sinh năm 1982 (có mặt).

Địa chỉ: Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Ông Nguyễn Văn Đ, sinh năm 1953 (Xin vắng mặt).

Địa chỉ: Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang.

3.2. Ông Nguyễn Văn R, sinh năm 1955 (Xin vắng mặt).

Địa chỉ: Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang.

3.3. Ông Nguyễn Văn H1, sinh năm 1955 (Có mặt).

Địa chỉ: Ấp Tân H, xã Bàu C, huyện Châu D, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

3.4. Bà Nguyễn Thị L1 (Hồ Thị L1), sinh năm 1962 (Có mặt).

Địa chỉ: Ấp Cả T, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang.

3.5. Bà Nguyễn Thị Đ1, sinh năm 1966 (Có mặt).

Địa chỉ: Ấp Cả T, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang.

3.6. Bà Nguyễn Thị C, sinh năm 1966 (Xin vắng mặt).

Địa chỉ: Ấp Tân P, xã Bàu C, huyện Châu Đ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

3.7. Bà Nguyễn Thị N, sinh năm 1970 (Có mặt).

Địa chỉ: Ấp Cả T, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang.

3.8. Bà Nguyễn Thị M, sinh năm 1972 (Xin vắng mặt).

Địa chỉ: Ấp Tân P, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang.

3.9. Bà Đặng Thị Trúc L, sinh năm 1982 (Có mặt)

3.10. Chị Nguyễn Thị Thu T, sinh năm 1999 (có mặt).

3.11. Cháu Nguyễn Minh Th, sinh năm 2004.

Đại diện theo pháp luật của cháu Th: Bà Đặng Thị Trúc L, sinh năm 1982. Cùng địa chỉ: Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, Tiền Giang.

4. Người kháng cáo: Bị đơn bà Đặng Thị Trúc L.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, căn cứ vào lời trình bày của đương sự, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Cụ Nguyễn Văn Đ2 (sinh năm 1927, chết năm 1995) và cụ Phan Thị Ph (sinh năm 1930, chết năm 2002) có 11 người con chung (không có con riêng, không có con nuôi) gồm: Ông Nguyễn Văn Đ, ông Nguyễn Văn R, bà Hồ Thị L1, ông Nguyễn Văn H1, bà Nguyễn Thị Đ1, bà Nguyễn Thị C, ông Nguyễn Văn H, bà Nguyễn Thị H2 (sinh năm 1969, chết năm 1979), bà Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị M và ông Nguyễn Văn H3 (sinh năm 1974, chết năm 2015). Ông H3 trước khi chết có vợ là bà Đặng Thị Trúc L và 02 con là chị Nguyễn Thị Thu T và em Nguyễn Minh Th. Cụ Đ2, cụ Ph chết không để lại di chúc.

Khi còn sống, Cụ Đ2 và cụ Ph tạo lập được khối tài sản là quyền sử dụng đất của nhiều thửa đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện Gò Công T (nay là huyện T), tỉnh Tiền Giang. Hai cụ tặng cho quyền sử dụng đất cho các con của mình. Riêng 08 thửa đất với diện tích 24.211m2 Cụ Đ2 vẫn còn đứng tên trên sổ mục kê ruộng đất ngày 20/01/1998. Đến ngày 30/11/2000, Ủy ban nhân dân huyện Gò Công T cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Phan Thị Ph (không thể hiện cấp cho bà Phan Thị Ph hay hộ bà Phan Thị Ph). Năm 2002, cụ Ph chết, đến năm 2015 Ông H3 chết và bà L là người trực tiếp quản lý, sử dụng các thửa đất này cho đến nay. Thông tin các thửa đất cụ thể như sau:

Thửa 2277, tờ bản đồ PTC3, diện tích 1.742m2, đất lúa, qua đo đạc thực tế tách thành 02 thửa 2277A có diện tích 1.103,1m2 và thửa 2277B có diện tích 132,6m2. Thửa 47, tờ bản đồ số PTC5, diện tích 6.490m2, đất ở nông thôn và đất cây lâu năm, qua đo đạc thực tế thành 02 thửa 47A có diện tích 249,4m2 và thửa 47B có diện tích 5.981,1m2. Thửa 48, tờ bản đồ số PTC5, diện tích 1.860m2, đất lúa, qua đo đạc thực tế có diện tích 1.860,4m2. Thửa 49, tờ bản đồ số PTC5, diện tích 3.023m2, đất lúa, qua đo đạc thực tế có diện tích 3.000,7m2. Thửa 54, tờ bản đồ số PTC5, diện tích 5.748m2, đất vườn, qua đo đạc thực tế có diện tích 5.747,8m2. Thửa 61, tờ bản đồ số PTC5, diện tích 2.006m2, đất lúa, qua đo đạc thực tế có diện tích 2.006,4m2. Thửa 145, tờ bản đồ số PTC5, diện tích 1.452m2, đất vườn, qua đo đạc thực tế có diện tích 1.330,9m2. Thửa 153, tờ bản đồ số PTC5, diện tích 1.890m2, đất lúa, qua đo đạc thực tế có diện tích 1.828,2m2.

Năm 2019, do phát sinh mâu thuẫn trong vấn đề thờ cúng, giữa người thừa kế của Cụ Đ2, cụ Ph phát sinh tranh chấp với bà L.

* Nguyên đơn ông H và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu chia di sản thừa kế của Cụ Đ2, cụ Ph, cụ thể:

Phân chia di sản thừa kế của Cụ Đ2 và cụ Ph là căn nhà thờ có diện tích khoảng 120m2 (kết cấu vách gỗ, cột gỗ, mái tôn, nền đất) tại thửa đất 47, tờ bản đồ số PTC5, làm 10 kỷ phần bằng nhau cho tất cả các người con của cụ Ph và Cụ Đ2. Riêng tài sản trong nhà gồm 01 tủ thờ, 03 bộ ván, 02 bộ bàn ghế dài đều bằng gỗ, các ông bà thống nhất không tranh chấp giá trị.

Phân chia di sản thừa kế của cụ Ph để lại gồm 24.211m2 đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang, yêu cầu phân chia làm 10 phần bằng nhau cho tất cả các người con của cụ Ph, Cụ Đ2, mỗi kỷ phần thừa kết là 2421,1m2. Cây trồng trên đất các bên không tranh chấp giá trị, nếu giao phần đất cho người thừa kế nào có cây trồng thì người đó được hưởng.

Yêu cầu bà L giao nhà và tài sản trong nhà cho ông H để ông H thờ cúng ông bà tổ tiên.

Riêng bị đơn bà L và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chị T không đồng ý toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Bà L yêu cầu được giữ nguyên hiện trạng đất đai, nhà cửa của cụ Ph, không đồng ý chia thừa kế, không đồng ý giao nhà và tài sản trong nhà cho ông H. Bởi vì đây là tài sản của cụ Ph để lại cho vợ chồng Ông H3, bà L và chị T, anh Th.

Trong quá trình giải quyết, bà L tiến hành tháo dỡ căn nhà các bên đang tranh chấp. Theo yêu cầu của nguyên đơn và kết quả xác minh, thu thập chứng cứ, Tòa án đã ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02/2020/QĐ-BPKCTT ngày 02/12/2020 “Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp” theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Bản án dân sự sơ thẩm số 91/2022/DS-ST ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Toà án nhân dân huyện T, tỉnh Tiền Giang đã áp dụng các Điều 26, Điều 35, Điều 39, điểm e khoản 1 Điều 138, Điều 147, khoản 1 Điều 228, Điều 235, khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự; Các điều 636, 637, 638, 679 Bộ luật Dân sự năm 1995; Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015; Các điều 42, 52 Luật Đất đai năm 1993; Điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 2 Điều 27 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội về quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; khoản 1, khoản 3 Điều 19 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự; Án lệ số 05/2016/AL về tranh chấp di sản thừa kế được chọn từ Quyết định giám đốc thẩm số 39/2014/DS-GĐT ngày 09-10-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ- CA ngày 17-10-2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn H, một phần yêu cầu độc lập của ông Nguyễn Văn Đ, ông Nguyễn Văn R, ông Nguyễn Văn H1, bà Hồ Thị L1, bà Nguyễn Thị Đ1, bà Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị M về việc chia di sản thừa kế của cụ Phan Thị Ph.

1.1. Ông Nguyễn Văn H được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với phần đất có diện tích 2259,7m2, thuộc thửa 47B, tờ bản đồ PTC5, đất ở nông thôn (100m2) và đất trồng cây lâu năm (2159,7m2), đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần đất còn lại của thửa 47B chia cho bà Đặng Thị Trúc L.

Tây giáp đất Võ Văn Ch, Võ Tấn H5.

Nam giáp đất Lê Thị H6.

Bắc giáp đường Giồng K 6.bê tông.

1.2. Bà Đặng Thị Trúc L, chị Nguyễn Thị Thu T và anh Nguyễn Minh Th cùng được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với phần đất có diện tích 3721,4m2, thuộc thửa 47B, tờ bản đồ PTC5, đất ở nông thôn (100m2) và đất trồng cây lâu năm (3621,4m2), đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp thửa 2277B, thửa 48, thửa 49, thửa 153, đất ông Nguyễn Văn R.

Tây giáp phần còn lại của thửa 47B chia cho ông Nguyễn Văn H.

Nam giáp đất Lê Thị H6.

Bắc giáp đường Giồng K 6.bê tông.

1.3. Ông Nguyễn Văn Đ được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 249,4m2, thuộc thửa 47A, tờ bản đồ PTC5, đất ở nông thôn (100m2) và đất trồng cây lâu năm (149,4m2), đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp thửa 2277A. Tây giáp đất Võ Văn Ch.

Nam giáp đường Giồng K 6.bê tông.

Bắc giáp bờ kênh, kênh.

Phần đất có diện tích 1828,2m2, thuộc thửa 153, tờ bản đồ PTC5, đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp thửa 49.

Tây giáp thửa 47B.

Nam giáp đất Nguyễn Văn R.

Bắc giáp thửa 47B.

1.4. Ông Nguyễn Văn R được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 498,2m2 (trong đó 45,8m2 thuộc thửa 2277B, tờ bản đồ PTC3 và 452,4m2 thuộc thửa 48, tờ bản đồ PTC5), đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần còn lại của thửa 2277B, 48 chia cho ông Nguyễn Văn H1.

Tây giáp thửa 47B. Nam giáp thửa 47B.

Bắc giáp đường Giồng K 6.bê tông.

Phần đất có diện tích 2006,4m2, thuộc thửa 61, tờ bản đồ PTC5, đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp đất Đào Văn Út. Tây giáp đất Nguyễn Văn Đ.

Nam giáp đất Nguyễn Văn H1, Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị N.

Bắc giáp đất Nguyễn Văn Đ.

1.5.Ông Nguyễn Văn H1 được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 498,2m2 (trong đó 36,1m2 thuộc thửa 2277B, tờ bản đồ PTC3 và 462,1m2 thuộc thửa 48, tờ bản đồ PTC5), đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần còn lại của thửa 2277B, 48 chia cho bà Nguyễn Thị C. Tây giáp phần còn lại của thửa 2277B, 48 chia cho ông Nguyễn Văn R. Nam giáp thửa 47B.

Bắc giáp đường Giồng K 6.bê tông.

Phần đất có diện tích 1330,9m2, thuộc thửa 145, tờ bản đồ PTC5, đất trồng cây lâu năm, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp đất Nguyễn Văn Đ.

Tây giáp đất Nguyễn Văn R.

Nam giáp đất Nguyễn Văn R, Nguyễn Văn Đ.

Bắc giáp đất Nguyễn Văn H, Nguyễn Văn H1, Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị N.

1.6. Bà Nguyễn Thị C được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 498,2m2 (trong đó 24m2 thuộc thửa 2277B, tờ bản đồ PTC3 và 474,2m2 thuộc thửa 48, tờ bản đồ PTC5), đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần còn lại của thửa 2277B, 48 chia cho bà Nguyễn Thị M. Tây giáp phần còn lại của thửa 2277B, 48 chia cho ông Nguyễn Văn H1. Nam giáp thửa 47B.

Bắc giáp đường Giồng K 6.bê tông.

Phần đất có diện tích 1500,3m2, thuộc thửa 49, tờ bản đồ PTC5, đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần đất còn lại của thửa 49 chia cho bà Nguyễn Thị M.

Tây giáp thửa 47B, thửa 153. Nam giáp đất Nguyễn Văn R. Bắc giáp đất Đặng Thị Trúc L.

1.7. Bà Nguyễn Thị M được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 498,2m2 (trong đó 26,7m2 thuộc thửa 2277B, tờ bản đồ PTC3 và 471,7m2 thuộc thửa 48, tờ bản đồ PTC5), đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp đất Nguyễn Văn Đ, Nguyễn Văn R, Đặng Thị Trúc L.

Tây giáp phần còn lại của thửa 2277B, 48 chia cho bà Nguyễn Thị C.

Nam giáp thửa 47B.

Bắc giáp đường Giồng K 6. bê tông.

Phần đất có diện tích 1500,4m2, thuộc thửa 49, tờ bản đồ PTC5, đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp thửa 54.

Tây giáp phần đất còn lại của thửa 49 chia cho bà Nguyễn Thị C.

Nam giáp đất Nguyễn Văn R.

Bắc giáp đất Đặng Thị Trúc L.

1.8. Bà Hồ Thị L1 được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 367,7m2, thuộc thửa 2277A, tờ bản đồ PTC3, đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần đất còn lại của thửa 2277A chia cho bà Nguyễn Thị Đ1.

Tây giáp thửa 47A.

Nam giáp đường Giồng K 6.bê tông.

Bắc giáp bờ kênh, kênh.

Phần đất có diện tích 1628,5m2, thuộc thửa 54, tờ bản đồ PTC5, đất trồng cây lâu năm, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần đất còn lại của thửa 54 chia cho bà Nguyễn Thị Đ1.

Tây giáp thửa 49.

Nam giáp đất Nguyễn Văn R, Đào Văn T1.

Bắc giáp đất Đặng Thị Trúc L, Nguyễn Văn Đ.

1.9. Bà Nguyễn Thị Đ1 được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 367,7m2, thuộc thửa 2277A, tờ bản đồ PTC3, đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần đất còn lại của thửa 2277A chia cho bà Nguyễn Thị N.

Tây giáp phần đất còn lại của thửa 2277A chia cho bà Hồ Thị L1.

Nam giáp đường Giồng K 6.bê tông.

Bắc giáp bờ kênh, kênh.

Phần đất có diện tích 1628,5m2, thuộc thửa 54, tờ bản đồ PTC5, đất trồng cây lâu năm, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần đất còn lại của thửa 54 chia cho bà Nguyễn Thị N.

Tây giáp phần đất còn lại của thửa 54 chia cho bà Hồ Thị L1.

Nam giáp đất Đào Văn T1.

Bắc giáp đất Đặng Thị Trúc L, Nguyễn Văn Đ.

1.10. Bà Nguyễn Thị N được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 367,7m2, thuộc thửa 2277A, tờ bản đồ PTC3, đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp đất Nguyễn Văn Đ.

Tây giáp phần đất còn lại của thửa 2277A chia cho bà Nguyễn Thị Đ1.

Nam giáp đường Giồng K 6.bê tông.

Bắc giáp bờ kênh, kênh.

Phần đất có diện tích 2490,8m2, thuộc thửa 54, tờ bản đồ PTC5, đất trồng cây lâu năm, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp đất Nguyễn Văn H.

Tây giáp phần đất còn lại của thửa 54 chia cho bà Nguyễn Thị Đ1.

Nam giáp đất Đào Văn T1.

Bắc giáp đất Nguyễn Văn Đ.

(Toàn bộ các phần đất có sơ đồ kèm theo).

Các đương sự được quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

Buộc bà Đặng Thị Trúc L, chị Nguyễn Thị Thu T và anh Nguyễn Minh Th có nghĩa vụ giao đất cho ông Nguyễn Văn H, ông Nguyễn Văn Đ, ông Nguyễn Văn R, ông Nguyễn Văn H1, bà Hồ Thị L1, bà Nguyễn Thị Đ1, bà Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị M. Thực hiện khi án có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp phần tài sản là nhà, tài sản trong nhà, hồ nước, nhà tạm sau khi chia nằm trên phần đất chia cho ông H thì bà L có nghĩa vụ di dời toàn bộ ra khỏi phần đất chia cho ông H.

Ghi nhận sự tự nguyện của ông H, ông R, bà L1, bà Đ1, bà N về việc tạo điều kiện cho bà L thu hoạch sả, lúa trên đất trong thời gian 04 tháng kể từ ngày 12/11/2021.

Ghi nhận sự tự nguyện ông H, ông R, bà L1, bà Đ1, bà N cùng liên đới trả cho bà L số tiền 10.000.000 đồng. Thực hiện khi án có hiệu lực pháp luật.

Buộc ông H trả cho ông H số tiền 39.914.000 đồng. Thực hiện khi án có hiệu lực pháp luật.

Buộc bà N trả cho ông Đ số tiền 2.987.000 đồng; bà N trả cho ông R số tiền 18.934.000 đồng; bà N trả cho ông H số tiền 2.864.000 đồng; bà N trả cho bà C số tiền 24.265.000 đồng; bà N trả cho bà M số tiền 24.258.000 đồng. Thực hiện khi án có hiệu lực pháp luật.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên có nghĩa vụ chậm thực hiện thì phải chịu lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, mức lãi suất được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành án.

2. Kể từ ngày bản án này có hiệu lực pháp luật, Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02/2020/QĐ-BPKCTT ngày 02/12/2020 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Tiền Giang bị hủy bỏ. Ông Nguyễn Văn H được nhận lại số tiền 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng) theo Giấy nộp tiền ngày 02/12/2020 và Giấy Thông báo về phong tỏa/đóng tài khoản thanh toán ngày 02/12/2020 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện T, tỉnh Tiền Giang.

3. Án phí:

Ông Nguyễn Văn Đ, ông Nguyễn Văn R, ông Nguyễn Văn H1 được miễn nộp án phí dân sự sơ thẩm.

Ông Nguyễn Văn H phải nộp 8.208.027 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 5.092.200 đồng theo biên lai thu số 49544 ngày 07 tháng 10 năm 2020 và 300.000 đồng theo biên lai thu số 49663 ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, nên ông H phải nộp tiếp số tiền 2.815.827 đồng.

Bà Đặng Thị Trúc L, chị Nguyễn Thị Thu T, cháu Nguyễn Minh Th có nghĩa vụ liên đới nộp 16.416.054 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

Bà Nguyễn Thị L1 (Hồ Thị L1) phải nộp 8.208.027 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 5.092.200 đồng theo biên lai thu số 49604 ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, nên bà L1 phải nộp tiếp số tiền 3.115.827 đồng.

Bà Nguyễn Thị Đ1 phải nộp 8.208.027 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 5.092.200 đồng theo biên lai thu số 49606 ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, nên bà Đ1 phải nộp tiếp số tiền 3.115.827 đồng.

Bà Nguyễn Thị N phải nộp 8.208.027 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 5.092.200 đồng theo biên lai thu số 49607 ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, nên bà N phải nộp tiếp số tiền 3.115.827 đồng.

Bà Nguyễn Thị C phải nộp 8.208.027 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 5.092.200 đồng theo biên lai thu số 49605 ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, nên bà C phải nộp tiếp số tiền 3.115.827 đồng.

Bà Nguyễn Thị M phải nộp 8.208.027 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 5.092.200 đồng theo biên lai thu số 49608 ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, nên bà M phải nộp tiếp số tiền 3.115.827 đồng.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về quyền kháng cáo và nghĩa vụ thi hành án của đương sự.

Ngày 22 tháng 11 năm 2021, bị đơn bà Đặng Thị Trúc L có đơn kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm xét xử theo hướng sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Đặng Văn H và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

- Bị đơn bà Đặng Thị Trúc L vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, không có nộp bổ sung, tài liệu chứng cứ mới, không có ý kiến với quả đo đạc ngày 14/9/2022.

- Đại diện nguyên đơn ông Nguyễn Văn D thống nhất kết quả đo đạc vào ngày 14/9/2022, ông H đồng ý giao cho bà L diện tích đất xây nhà và đất xung quanh nhà là 828,4 m2, yêu cầu bà L trả lại diện tích đất tương ứng liền kề. Đề nghị Hội đồng xét xử sửa án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị Đ1, bà Nguyễn Thị N, bà Hồ Thị L1 thống nhất kết quả đo đạc ngày 14/9/2022 và tự nguyện liên đới trả giá trị đất cho bà L phần đất 190,8 m2 sử dụng làm lối đi chung từ phần đất của các bà được chia ra đường Giồng K 6 Bê tông. Bà Nguyễn Thị Đ1, bà Hồ Thị L1 tự nguyện đưa phần đất được chia sử dụng làm lối đi chung không yêu cầu bà N trả giá trị đất theo biên bản đo đạc ngày 14/9/2022.

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang phát biểu ý kiến:

Về tố tụng: Trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án, Hội đồng xét xử, Thư ký và các đương sự đã tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Về nội dung: Đề nghị sửa án sơ thẩm theo hướng chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng có điều chỉnh về diện tích và có tính toán lại tiền chênh lệch theo diện tích thực tế đo đạc ngày 14/9/2022.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, ý kiến của Kiểm sát viên và những quy định pháp luật, Tòa án nhận định:

[1]. Về quan hệ pháp luật tranh chấp: Tòa sơ thẩm xác định tranh chấp giữa nguyên đơn ông Nguyễn Văn H và bị đơn bà Đặng Thị Trúc L là tranh chấp “Chia thừa kế tài sản” theo quy định tại Điều 26, Điều 35, Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự là có căn cứ.

[2]. Về thời hạn kháng cáo: Bản án Dân sự sơ thẩm số 91/2022/ DS-ST của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Tiền Giang ban hành ngày 18/11/2021. Ngày 22/11/2021, bị đơn bà Đặng Thị Trúc L nộp đơn kháng, biên lai thu tạm ứng án phí phúc thẩm cho cho Tòa án. Xét thấy, kháng cáo của bị đơn bà L là còn trong thời hạn theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

[3]. Sự vắng mặt của đương sự trong vụ án: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Văn Đ, ông Nguyễn Văn R, bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị M vắng mặt. Xét thấy ông Đ, ông R, bà C, bà M có đơn xin xét xử vắng mặt và những người này đã có lời khai đầy đủ ở cấp sơ thẩm, việc vắng mặt của họ không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án. Do đó, Hội đồng xét xử căn cứ Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự xét xử vắng mặt ông Đ, ông R, bà C, bà M.

[4]. Xét kháng cáo của bị đơn bà Đặng Thị Trúc L về việc yêu cầu sửa án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

[4.1]. Về việc áp dụng pháp luật và xác định hàng thừa kế thứ nhất: Cấp sơ thẩm xác định Cụ Đ2 chết năm 1995, cụ Ph chết năm 2002 không để lại di chúc nên xác định hàng thừa kế, người thừa kế, di sản thừa kế căn cứ theo pháp luật dân sự tại thời điểm mở thừa kế là Bộ luật Dân sự năm 1995; việc phân chia di sản thừa kế căn cứ theo pháp luật dân sự tại thời điểm giải quyết là Bộ luật Dân sự năm 2015, chia thừa kế theo pháp luật và xác định hàng thừa kế thứ nhất chung của Cụ Đ2, cụ Ph theo quy định tại các điều 636, 638 và 679 Bộ luật Dân sự năm 1995 là 10 người con chung của hai cụ gồm ông Nguyễn Văn Đ, ông Nguyễn Văn R, bà Hồ Thị L1, ông Nguyễn Văn H1, bà Nguyễn Thị Đ1, bà Nguyễn Thị C, ông Nguyễn Văn H, bà Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị M và ông Nguyễn Văn H3 là có căn cứ.

[4.2]. Về di sản thừa kế: Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan sự thống nhất Cụ Đ2 và cụ Ph để lại di sản là 01 căn nhà trên thửa đất số 47 và tài sản trong nhà gồm 01 tủ thờ, 03 bộ ván, 02 bộ bàn ghế dài đều bằng gỗ; riêng cụ Ph còn để lại di sản là 08 thửa đất với tổng diện tích 24.211 m2 tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Toàn bộ nhà, tài sản trong nhà và đất đang do bà L đang quản lý, sử dụng.

[4.2.1]. Về căn nhà và tài sản trong nhà: Các bên tranh chấp với nhau liên quan căn nhà chính trên thửa đất số 47 là nhà bán kiên cố ký hiệu A1, cột gỗ quy cách, kèo gỗ quy cách, vách ván, mái phi rô xi măng, nền đất, hiện tại đã bị tháo dỡ vách, cửa và một bên mái, diện tích 63,635m2 và tài sản trong nhà gồm 01 tủ thờ, 03 bộ ván, 02 bộ bàn ghế dài đều bằng gỗ. Như vậy, xác định căn nhà và tài sản nêu trên là di sản thừa kế của Cụ Đ2, cụ Ph để lại. Ngoài ra, trên thửa đất 47 còn có 01 nhà tạm nền đất, mái phi rô xi măng, cột gỗ, 40% vách gỗ và tôn, 60% không vách, diện tích 66,78m2 và còn có 05 hồ nước thể tích 9,04m3; nhà tạm và hồ nước các bên không tranh chấp.

[4.2.2]. Về quyền sử dụng đất: 08 thửa đất với tổng diện tích 24.211m2 tại Ấp Giồng K, xã Phú T, Cụ Đ2 đứng tên trên sổ mục kê ruộng đất ngày 20/01/1998 (Bút lục 285, 286, 287). Đến ngày 30/11/2000, Ủy ban nhân dân huyện Gò Công T cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Phan Thị Ph (Bút lục 79). Theo kết quả thu thập chứng cứ của Tòa án tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện T (Bút lục 288), Ủy ban nhân dân xã Phú T (Bút lục 292), Ủy ban nhân dân huyện T (Bút lục 302) và Ủy ban nhân dân huyện Gò Công T (Bút lục 307), các cơ quan này đều không thể xác định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất này là cấp cho cá nhân cụ Ph hay cấp cho hộ cụ Ph. Theo kết quả cung cấp chứng cứ của Công an huyện T, thời điểm ngày 30/11/2000, hộ cụ Ph gồm có 03 thành viên là cụ Ph, bà M và Ông H3, cụ Ph, Ông H3 đã chết, người còn lại có tên trong hộ là bà M không có tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với các thửa đất. Các đương sự yêu cầu chia thừa kế đều xác định 08 thửa đất này thuộc quyền sử dụng của riêng cá nhân cụ Ph. Ngay cả bị đơn đồng thời là người đang quản lý, sử dụng các thửa đất là bà L cùng thừa nhận quyền sử dụng đất là của cá nhân cụ Ph và cụ Ph đã cho vợ chồng bà và hai con nhưng chưa làm thủ tục sang tên theo quy định. Do đó, Hội đồng xét xử có đủ cơ sở để xác định 08 thửa đất các bên đang tranh chấp thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cụ Ph tại thời điểm cấp giấy chứng nhận và là di sản của cụ Ph để lại theo quy định tại Điều 42, Điều 52 Luật Đất đai năm 1993.

[4.2.3]. Về cây trồng trên đất: Xét thấy các đương sự thống nhất không có yêu cầu chia đối với cây trồng trên đất, nếu chia đất cho ai có cây trồng thì người đó được hưởng. Ông H, ông R, bà L1, bà Đ1, bà N đồng ý tự nguyện hoàn trả giá trị 20 cây dừa cho bà L là 10.000.000 đồng nên Hội đồng xét xử ghi nhận.

[4.2.4]. Về nhà và tài sản trong nhà: Căn nhà là nhà bán kiên cố ký hiệu A1, cột gỗ quy cách, kèo gỗ quy cách, vách ván, mái phi rô xi măng, nền đất, hiện tại đã bị tháo dỡ vách, cửa và một bên mái, diện tích 63,635m2, giá trị còn lại 30%, thành tiền 26.841.234 đồng tọa lạc trên thửa đất 47 các bên thống nhất không tranh chấp và bà L đã tháo dở di dời về nhà mới nên giao cho bà L được quyền quản lý, sử dụng toàn bộ phần di sản thờ cúng là phù họp với thực tế.

[4.2.5]. Về quyền sử dụng đất: Tổng diện tích 08 thửa đất theo giấy chứng nhận là 24.211m2, tuy nhiên qua đo đạc thực tế giảm chỉ còn 23.240,6m2, trong đó có thửa 47 tách thành thửa 47A, 47B-1 và 47B-2, thửa 2277 tách thành thửa 2277A-1; 2277A-2; 2277A-3; 2277B-1; 2277B-2; 2277B-3 và 2277B-4.

Nguyên đơn và những người thừa kế khác của cụ Ph yêu cầu chia 08 thửa đất thành 10 phần cho 10 người con. Cấp sơ thẩm căn cứ Theo Án lệ số 05/2016/AL về tranh chấp di sản thừa kế được chọn từ Quyết định giám đốc thẩm số 39/2014/DS-GĐT ngày 09-10-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17-10- 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì: “Trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế, không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế, nên nếu Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp của họ vì yêu cầu không phân chia thừa kế đối với di sản thừa kế lớn hơn yêu cầu về công sức”. Hội đồng xét xử xét thấy tính chất, các tình tiết, sự kiện pháp lý trong vụ án này tương tự như các tình tiết, sự kiện pháp lý trong án lệ. Vì vậy, theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015 và theo Án lệ số 05/2016/AL cần xác định chia quyền sử dụng đất đối với các thửa đất nêu trên làm 11 phần, trong đó ông H, ông Đ, ông R, ông H, bà L1, bà Đ1, bà N, bà C, bà M mỗi người 01 phần; Riêng bà L, chị T, cháu Th được 02 phần, gồm 01 phần nhận thừa kế chuyển tiếp từ Ông H3 và 01 phần từ công sức quản lý di sản là có căn cứ.

Nguyên đơn và những người thừa kế khác yêu cầu không xác định giá trị của các thửa đất và yêu cầu mỗi người được nhận phần diện tích đất tương ứng 01 kỷ phần, ở bất kỳ vị trí nào, riêng ông H thì yêu cầu được nhận đất tại thửa 47 và chia cho bà L, chị T, anh Th phần đất phía sau căn nhà trên thửa 47 với tư cách là người thừa kế của Ông H3. Hội đồng xét xử xét thấy yêu cầu của nguyên đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là không phù hợp vì các thửa đất bao gồm các loại đất khác nhau, có vị trí khác nhau nên giá trị cũng khác nhau. Để đảm bảo quyền lợi ngang nhau của những người thừa kế cần xác định giá trị của toàn bộ các thửa đất từ đó xác định giá trị di sản và giá trị mỗi kỷ phần. Do các bên đương sự không tranh chấp về giá trị và yêu cầu căn cứ theo bảng giá do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành nên Hội đồng xét xử ghi nhận.

Thửa 2277A-1, 2277A-2, 2277A-3, 2277B-1, 2277B-2, 2277B-3 và 2277B-4 diện tích 1235,7m2, đất trồng lúa, đơn giá 70.000 đồng/m2, thành tiền 86.499.000 đồng.

Thửa 47A, 47B-1; 47B-2, diện tích 6.230,5m2, đất ở nông thôn (300m2) và đất trồng cây lâu năm (5.930,5m2), đơn giá đất ở 205.000 đồng/m2, đơn giá đất trồng cây lâu năm 85.000 đồng/m2, thành tiền 565.592.500 đồng.

Thửa 48 tách thành 04 thửa là 48-1, 48-2, 48-3, 48-4, diện tích 1.860,4m2, đất trồng lúa, đơn giá 70.000 đồng/m2, thành tiền 130.228.000 đồng.

Thửa 49 tách thành 02 thửa là 49-1, 49-2, diện tích 3.000,7m2, đất trồng lúa, đơn giá 70.000 đồng/m2, thành tiền 210.049.000 đồng.

Thửa 54 tách thành 03 thửa là 54-1, 54-2, 54-3, diện tích 5.747,8m2, đất trồng cây lâu năm, đơn giá 85.000 đồng/m2, thành tiền 488.563.000 đồng.

Thửa 61, diện tích 2.006,4m2, đất trồng lúa, đơn giá 55.000 đồng/m2, thành tiền 110.352.000 đồng.

Thửa 145, diện tích 1.330,9 m2, đất trồng cây lâu năm, đơn giá 65.000 đồng/m2, thành tiền 86.508.500 đồng.

Thửa 153, diện tích 1.828,2m2, đất trồng lúa, đơn giá 70.000 đồng/m2, thành tiền 127.974.000 đồng.

Tổng giá trị các thửa đất là 1.805.766.000 đồng. Giá trị 01 kỷ phần là 1.805.766.000 đồng: 11 = 164.160.545 đồng, 02 kỷ phần của bà L, chị T, cháu Th là 328.321.090 đồng. Khi phân chia quyền sử dụng đất, Hội đồng xét xử không chia mỗi thửa đất làm 11 phần mà chia diện tích dựa trên giá trị 01 kỷ phần, từ đó phần diện tích đất người thừa kế nhận được có giá trị chênh lệch so với giá trị 01 kỷ phần thì người nhận nhiều hơn sẽ hoàn lại số tiền tương ứng cho người nhận ít hơn.

Từ thực tế đang sử dụng đất và đảm bảo điều kiện về chỗ ở của bà L, chị T, anh Th nên cần chia cho bà L, chị T, cháu Th phần đất tại thửa 47B-2, trong đó có 100m2 đất ở nông thôn và phần đất cây lâu năm. Ông H có nguyện vọng nhận đất tại thửa 47B-1 và những người thừa kế khác thống nhất nên cần chia cho ông H nhận 100m2 đất ở nông thôn và phần diện tích đất cây lâu năm của thửa 47B-1.

Những người thừa kế khác không yêu cầu vị trí thửa đất cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho các bên, trong khi ông H, bà L đã được chia phần đất có tiếp giáp với đường công cộng nên cần chia cho 08 người thừa kế còn lại ai cũng được nhận đất tiếp giáp với đường công cộng. Trong các thửa đất còn lại chỉ có thửa 47A, thửa 2277A-1, 2277A-2, 2277A-3, thửa 2277B-1, 2277B-2, 2277B-3, 2277B-4 có tiếp giáp với đường công cộng. Thửa 47A diện tích gồm 100m2 đất ở nông thôn và 149,4m2 đất trồng cây lâu năm, thửa này sẽ chia cho 01 người thừa kế. Thửa 2277A-1, 2277A-2, 2277A-3, thửa 2277B-1, 2277B-2, 2277B-3, 2277B-4 chia cho 07 người thừa kế còn lại. Thửa 2277B-1, 2277B-2, 2277B-3, 2277B-4 chỉ có 132,6m2 nhưng chiều dài tiếp giáp đường công cộng đến 56,37m, đồng thời cạnh phía Nam của thửa này giáp với thửa 48-1, 48-2, 48-3, 48-4, do đó khi chia phải có tính liền kề, thuận lợi để người sử dụng đất có quyền nhập thửa trong quá trình sử dụng. Thửa 2277A-1, 2277A-2, 2277A-3 diện tích ít hơn nên chia cho 03 người, 1.103,1m2: 3, mỗi người nhận 367,7m2. Thửa 48 và thửa 2277B diện tích nhiều hơn nên chia cho 04 người, (132,6m2 + 1.860,4m2): 4, mỗi người nhận 498,2m2. Phần còn lại của kỷ phần, 08 người thừa kế này lần lượt nhận ở các thửa đất còn lại, trong đó thửa 153, 145 và 61 diện tích nhỏ nên chia mỗi thửa cho mỗi người; thửa 49 và thửa 54 diện tích lớn nên cần chia; chia thửa 49 cho 02 người, 3.000,7: 2, một người nhận 1.500,3m2 và một người nhận 1.500,4m2; chia thửa 54 cho 03 người, trong đó hai người sẽ nhận diện tích cho bằng giá trị 01 kỷ phần, một người nhận diện tích còn lại. Cụ thể phân chia như sau:

Bà L, chị T, cháu Th nhận 100m2 đất ở nông thôn và 3.621,4m2 đất trồng cây lâu năm tại thửa 47B-2.

100m2 x 205.000 đồng/m2 = 20.500.000 đồng.

(328.321.090 đồng – 20.500.000 đồng): 85.000 đồng/m2 = 3.621,4m2.

Ông H nhận 100m2 đất ở nông thôn và 2.159,7m2 đất trồng cây lâu năm còn lại của thửa 47B-1.

100m2 x 205.000 đồng/m2 = 20.500.000 đồng.

2.159,7m2 x 85.000 đồng/m2 = 183.574.500 đồng.

Tổng cộng di sản ông H nhận có giá trị 204.074.500 đồng, chênh lệch nhiều hơn so với giá trị 01 kỷ phần là 39.913.955 đồng.

Ông Đ nhận 100m2 đất ở nông thôn và 149,4m2 đất trồng cây lâu năm tại thửa 47A; ngoài ra ông Đ còn nhận thêm toàn bộ thửa 153, diện tích 1.828,2m2, đất trồng lúa.

100m2 x 205.000 đồng/m2 = 20.500.000 đồng.

149,4m2 x 85.000 đồng/m2 = 12.699.000 đồng.

1.828,2m2 x 70.000 đồng/m2 = 127.974.000 đồng.

Tổng cộng di sản ông Đ nhận có giá trị 161.173.000 đồng, chênh lệch ít hơn so với giá trị 01 kỷ phần là 2.987.545 đồng.

Ông R nhận 498,2m2 đất lúa của thửa 2277B-1 và thửa 48-1; ngoài ra ông R còn nhận thêm toàn bộ thửa 61, diện tích 2.006,4m2, đất trồng lúa.

498,2m2 x 70.000 đồng/m2 = 34.874.000 đồng.

2.006,4m2 x 55.000 đồng/m2 = 110.352.000 đồng.

Tổng cộng di sản ông R nhận có giá trị 145.226.000 đồng, chênh lệch ít hơn so với giá trị 01 kỷ phần là 18.934.545 đồng.

Ông H nhận 498,2m2 đất lúa của thửa 2277B-2 và thửa 48-2; ngoài ra ông H còn nhận thêm toàn bộ thửa 145, diện tích 1.330,9m2, đất trồng cây lâu năm.

498,2m2 x 70.000 đồng/m2 = 34.874.000 đồng.

1.330,9m2 x 65.000 đồng/m2 = 86.508.500 đồng.

Tổng cộng di sản ông H nhận có giá trị 121.382.500 đồng, chênh lệch ít hơn so với giá trị 01 kỷ phần là 42.778.045 đồng.

Bà C nhận 498,2m2 đất lúa của thửa 2277B-3 và thửa 48-3; bà C nhận thêm 1.500,3m2, đất lúa thuộc thửa 49-1.

498,2m2 x 70.000 đồng/m2 = 34.874.000 đồng.

1.500,3m2 x 70.000 đồng/m2 = 105.021.000 đồng.

Tổng cộng di sản bà C nhận có giá trị lần lượt là 139.895.000 đồng và 139.902.000 đồng, chênh lệch ít hơn so với giá trị 01 kỷ phần là 24.265.545 đồng.

Bà M nhận 498,2m2 đất lúa của thửa 2277B-4 và thửa 48-4; bà M nhận thêm 1.500,4m2, đất lúa thuộc thửa 49-2.

498,2m2 x 70.000 đồng/m2 = 34.874.000 đồng.

1.500,4m2 x 70.000 đồng/m2 = 105.028.000 đồng.

Tổng cộng di sản bà C, bà M mỗi người nhận có giá trị lần lượt là 139.895.000 đồng và 139.902.000 đồng, chênh lệch ít hơn so với giá trị 01 kỷ phần là 24.258.545 đồng.

Bà L1 nhận 367,7m2 đất lúa của thửa 2277A-1; ngoài ra bà L1 còn nhận thêm diện tích 1.628,5m2, đất trồng cây lâu năm, thuộc thửa 54-1.

367,7m2 x 70.000 đồng/m2 = 25.739.000 đồng.

(164.160.545 đồng – 25.739.000 đồng): 85.000 đồng/m2 = 1.628,5m2.

Tổng cộng di sản bà L1 nhận có giá trị bằng với giá trị 01 kỷ phần nên không có chênh lệch.

Bà Đ1 nhận 367,7m2 đất lúa của thửa 2277A-2; ngoài ra bà Đ1 còn nhận thêm diện tích 1.628,5m2, đất trồng cây lâu năm, thuộc thửa 54-2.

367,7m2 x 70.000 đồng/m2 = 25.739.000 đồng.

(164.160.545 đồng – 25.739.000 đồng): 85.000 đồng/m2 = 1.628,5m2.

Tổng cộng di sản bà Đ1 nhận có giá trị bằng với giá trị 01 kỷ phần nên không có chênh lệch.

Bà N nhận phần đất 367,7m2 đất lúa của thửa 2277A-3; ngoài ra bà N còn nhận thêm diện tích còn lại của thửa 54-3 là 5.747,8m2 – (1.628,5m2 + 1.628,5m2) = 2.490,8m2, đất trồng cây lâu năm.

367,7m2 x 70.000 đồng/m2 = 25.739.000 đồng.

2.490,8m2 x 85.000 đồng/m2 = 211.718.000 đồng.

Tổng cộng di sản bà N nhận có giá trị 237.457.000 đồng, chênh lệch nhiều hơn so với giá trị 01 kỷ phần là 73.296.455 đồng.

Ông H, bà N là người nhận di sản có giá trị nhiều hơn nên phải có nghĩa vụ hoàn trả tiền cho ông Đ, ông R, ông H, bà C, bà M là những người nhận di sản có giá trị ít hơn 01 kỷ phần. Ông H có nghĩa vụ trả cho ông H số tiền 39.914.000 đồng; Bà N trả cho ông Đ số tiền 2.987.000 đồng; bà N trả cho ông R số tiền 18.934.000 đồng; bà N trả cho ông H số tiền 2.864.000 đồng; bà N trả cho bà C số tiền 24.265.000 đồng; bà N trả cho bà M số tiền 24.258.000 đồng.

Đối với các thửa đất 49-1, 49-2, 54-1, 54-2, 54-3 chia cho bà C, bà M, bà L1, bà Đ1 và bà N nhưng chưa được đảm bảo về quyền có lối đi ra đường cong cộng. Xét thấy, những người được chia đều thống nhất dành ra một phần đất để làm lối đi chung và không yêu cầu trả giá trị đất (bà C 53,7 m2 thửa 49-1; bà M 34,9 m2 thửa 49-2; bà L1 36,4 m2 thửa 54-1; bà Đ1 36,3 m2 thửa 54-2). Từ các thửa đất của bà C, bà M, bà L1, bà Đ1 và bà N để đi ra đường công cộng Giồng K 6. Bê tông thuận tiện và hợp lý nhất phải đi qua thửa đất 47B-2 chia cho bà L, anh Th và chị T vì nếu mở lối đi chung qua các thửa đất từ 48-1 đến 48-4 thì diện tích các thửa đất này còn lại quá nhỏ không đảm bảo cho mục đích sử dụng. Như vậy, bà M, bà C, bà L1, bà Đ1, bà N phải có nghĩa vụ trả cho bà L, anh Th, chị T tiền sử dụng 190,8 m2 đất cây lâu năm làm lối đi chung cho các bà là 85.000 đồng x 190,8m2 = 16.218.000 đồng, mổi người phải trả tính tròn 3.244.000 đồng.

Ông H yêu cầu bà L anh Th và chị T liên đới bàn giao lại cho ông phần đất cây lâu năm diện tích 828,4 m2 tương ứng với diện tích bà L đã xây nhà lấn chiếm qua phần đất của ông đã được cấp sơ thẩm xác định. Xét thấy, bà L đang là người trực tiếp quản lý, canh tác và có nhu cầu sử dụng đất, diện tích đất thực tế của ông H còn lại vẫn đảm bảo được nhu cầu sử dụng. Mặc khác, ông H yêu cầu giao đất theo vị trí ông H xác định là toàn bộ phần đất tiếp giáp đường công cộng Giồng K 6. Bê tông sẽ làm ảnh hưởng đến quyền về lối đi ra đường công cộng của bà L, anh Th, chị T nên không có cơ sở chấp nhận. Do đó, cần buộc bà L, chị T, anh Th liên đới trả cho ông H giá trị phần đất CLN xây nhà lấn qua đất của ông H là 828,4 m2 x 85.000 đồng = 70.414.000 đồng là phù hợp với thực tế sử dụng.

[5]. Bị đơn bà L kháng cáo cho rằng toàn bộ tài sản trên cụ Ph đã cho vợ chồng Ông H3, bà L và hai con của ông bà là anh Th và chị T nhưng bà L không cung cấp được chứng cứ chứng minh nên Hội đồng xét xử không có cơ sở để chấp nhận kháng cáo của bà.

[6]. Từ những phân tích trên, Tòa cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là có cơ sở. Sau khi xét xử sơ thẩm, bà L đã xây dựng căn nhà kiên cố và các công trình phụ trên đất chia cho ông H, do căn nhà không thể di dời và đảm bảo về lối đi chung cho các chủ sử dụng được chia các thửa đất 49-1, 49-2, 54-1, 54-2, 54-3 và 54-4 có thể đi ra đường công cộng, tránh phát sinh trah chấp về sau Hội đồng xét xử cần sửa án sơ thẩm cho phù hợp với thực tế sử dụng và đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho các bên.

[7]. Về án phí dân sự phúc thẩm: Bà Đặng Thị Trúc L không phải chịu phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Điều 148 và khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự;

Căn cứ các Điều 26, Điều 35, Điều 39, điểm e khoản 1 Điều 138, Điều 147, khoản 1 Điều 228, Điều 235, khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự; Các điều 636, 637, 638, 679 Bộ luật Dân sự năm 1995; Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015; Các điều 42, 52 Luật Đất đai năm 1993; Điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 2 Điều 27 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội về quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; khoản 1, khoản 3 Điều 19 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự; Án lệ số 05/2016/AL về tranh chấp di sản thừa kế được chọn từ Quyết định giám đốc thẩm số 39/2014/DS-GĐT ngày 09-10- 2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17-10-2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Căn cứ Luật thi hành án Dân sự.

Xử. 1. Chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn bà Đặng Thị Trúc L; sửa bản án dân sự sơ thẩm số 91/2021/DS-ST ngày 18/11/2021 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Tiền Giang.

1.1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn H; một phần yêu cầu độc lập của ông Nguyễn Văn Đ, ông Nguyễn Văn R, ông Nguyễn Văn H1, bà Hồ Thị L1, bà Nguyễn Thị Đ1, bà Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị M về việc chia di sản thừa kế của cụ Phan Thị Ph.

1.1.1. Ông Nguyễn Văn H được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với phần đất có diện tích 1.431,3m2, thuộc thửa 47B-1, tờ bản đồ PTC5, đất ở nông thôn (100m2) và đất trồng cây lâu năm (1.331,3m2), đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần đất còn lại của thửa 47B-2 chia cho bà Đặng Thị Trúc L.

Tây giáp đất Võ Văn Ch.

Nam giáp phần đất còn lại của thửa 47B-2 chia cho bà Đặng Thị Trúc L.

Bắc giáp đường Giồng K 6. bê tông.

1.1.2. Bà Đặng Thị Trúc L, chị Nguyễn Thị Thu T và anh Nguyễn Minh Th cùng được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với phần đất có diện tích 4.549,8m2, (trong đó có trừ đi 190,8 m2 đt CLN sử dụng làm lối đi chung cho bà N bà L1, bà Đ1 bà C, bà M) thuộc thửa 47B, tờ bản đồ PTC5, đất ở nông thôn (100m2) và đất trồng cây lâu năm (4.259 m2), đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp diện tích 190,8m2 sử dụng làm đường đi chung cho bà C, bà M, bà L1, bà Đ1, bà N; thửa 49-1; thửa 153 chia cho ông Nguyễn Văn R.

Tây giáp phần còn lại của thửa 47B-1 chia cho ông Nguyễn Văn H; Võ Tấn H5.

Nam giáp đất Lê Thị H6.

Bắc giáp đường Giồng K 6. bê tông.

1.1.3. Ông Nguyễn Văn Đ được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 249,4m2, thuộc thửa 47A, tờ bản đồ PTC5, đất ở nông thôn (100m2) và đất trồng cây lâu năm (149,4m2), đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp thửa 2277A. Tây giáp đất Võ Văn Ch.

Nam giáp đường Giồng K 6. bê tông.

Bắc giáp bờ kênh, kênh.

Phần đất có diện tích 1.828,2m2, thuộc thửa 153, tờ bản đồ PTC5, đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp thửa 49-1.

Tây giáp thửa 47B-2.

Nam giáp đất Nguyễn Văn R.

Bắc giáp thửa 47B-2.

1.1.4. Ông Nguyễn Văn R được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 498,2m2 (trong đó 45,8m2 thuộc thửa 2277B-1, tờ bản đồ PTC3 và 452,4m2 thuộc thửa 48-1, tờ bản đồ PTC5), đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần còn lại của thửa 2277B-2, 48-2 chia cho ông Nguyễn Văn H1.

Tây giáp thửa 47B-2.

Nam giáp thửa 47B-2.

Bắc giáp đường Giồng K 6. bê tông.

Phần đất có diện tích 2.006,4m2, thuộc thửa 61, tờ bản đồ PTC5, đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp đất Đào Văn Út. Tây giáp đất Nguyễn Văn Đ.

Nam giáp đất Nguyễn Văn H1, Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị N.

Bắc giáp đất Nguyễn Văn Đ.

1.1.5. Ông Nguyễn Văn H1 được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 498,2m2 (trong đó 36,1m2 thuộc thửa 2277B-2, tờ bản đồ PTC3 và 462,1m2 thuộc thửa 48-2, tờ bản đồ PTC5), đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần còn lại của thửa 2277B-3, 48-3 chia cho bà Nguyễn Thị C. Tây giáp phần còn lại của thửa 2277B-1, 48-1 chia cho ông Nguyễn Văn R. Nam giáp thửa 47B-2.

Bắc giáp đường Giồng K 6. bê tông.

Phần đất có diện tích 1.330,9m2, thuộc thửa 145, tờ bản đồ PTC5, đất trồng cây lâu năm, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp đất Nguyễn Văn Đ.

Tây giáp đất Nguyễn Văn R.

Nam giáp đất Nguyễn Văn R, Nguyễn Văn Đ.

Bắc giáp đất Nguyễn Văn H, Nguyễn Văn H1, Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị N.

1.1.6. Bà Nguyễn Thị C được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 498,2m2 (trong đó 24m2 thuộc thửa 2277B-3, tờ bản đồ PTC3 và 474,2m2 thuộc thửa 48-3, tờ bản đồ PTC5), đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần còn lại của thửa 2277B-4, 48-4 chia cho bà Nguyễn Thị M. Tây giáp phần còn lại của thửa 2277B-2, 48-2 chia cho ông Nguyễn Văn H1. Nam giáp thửa 47B-2.

Bắc giáp đường Giồng K 6. bê tông.

Phần đất có diện tích 1.500,3m2, (trong đó có 53,7 m2 đất CLN sử dụng làm lối đi chung) thuộc thửa 49-1, tờ bản đồ PTC5, đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần đất còn lại của thửa 49-2 chia cho bà Nguyễn Thị M.

Tây giáp thửa 47B-2, thửa 153. Nam giáp đất Nguyễn Văn R. Bắc giáp đất Đặng Thị Trúc L.

1.1.7. Bà Nguyễn Thị M được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 498,2m2 (trong đó 26,7m2 thuộc thửa 2277B-4, tờ bản đồ PTC3 và 471,7m2 thuộc thửa 48-4, tờ bản đồ PTC5), đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau: Đông giáp đất Nguyễn Văn Đ, Nguyễn Văn R, Đặng Thị Trúc L.

Tây giáp phần còn lại của thửa 2277B-3, 48-3 chia cho bà Nguyễn Thị C.

Nam giáp thửa 47B-2.

Bắc giáp đường Giồng K 6. bê tông.

Phần đất có diện tích 1.500,4m2 (trong đó có 34,9 m2 đất CLN sử dụng làm lối đi chung), thuộc thửa 49-2, tờ bản đồ PTC5, đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp thửa 54-1.

Tây giáp phần đất còn lại của thửa 49-1 chia cho bà Nguyễn Thị C.

Nam giáp đất Nguyễn Văn R.

Bắc giáp đất Đặng Thị Trúc L.

1.1.8. Bà Hồ Thị L1 được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 367,7m2, thuộc thửa 2277A-1, tờ bản đồ PTC3, đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần đất còn lại của thửa 2277A-2 chia cho bà Nguyễn Thị Đ1.

Tây giáp thửa 47A.

Nam giáp đường Giồng K 6. bê tông.

Bắc giáp bờ kênh, kênh.

Phần đất có diện tích 1.628,5m2 (trong đó có 36,4 m2 đất CLN sử dụng làm lối đi chung) thuộc thửa 54-1, tờ bản đồ PTC5, đất trồng cây lâu năm, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần đất còn lại của thửa 54-2 chia cho bà Nguyễn Thị Đ1.

Tây giáp thửa 49-2.

Nam giáp đất Nguyễn Văn R, Đào Văn T1.

Bắc giáp đất Đặng Thị Trúc L, Nguyễn Văn Đ.

1.1.9. Bà Nguyễn Thị Đ1 được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 367,7m2, thuộc thửa 2277A-2, tờ bản đồ PTC3, đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần đất còn lại của thửa 2277A-3 chia cho bà Nguyễn Thị N. Tây giáp phần đất còn lại của thửa 2277A-1 chia cho bà Hồ Thị L1. Nam giáp đường Giồng K 6. bê tông.

Bắc giáp bờ kênh, kênh.

Phần đất có diện tích 1.628,5m2 (trong đó có 36,3 m2 đất CLN sử dụng làm lối đi chung) thuộc thửa 54-2, tờ bản đồ PTC5, đất trồng cây lâu năm, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp phần đất còn lại của thửa 54-3 chia cho bà Nguyễn Thị N.

Tây giáp phần đất còn lại của thửa 54-1 chia cho bà Hồ Thị L1.

Nam giáp đất Đào Văn T1.

Bắc giáp đất Đặng Thị Trúc L, Nguyễn Văn Đ.

1.1.10. Bà Nguyễn Thị N được hưởng một phần di sản là quyền quản lý, sử dụng đối với 02 phần đất:

Phần đất có diện tích 367,7m2, thuộc thửa 2277A-3, tờ bản đồ PTC3, đất trồng lúa, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp đất Nguyễn Văn Đ.

Tây giáp phần đất còn lại của thửa 2277A-2 chia cho bà Nguyễn Thị Đ1.

Nam giáp đường Giồng K 6. bê tông.

Bắc giáp bờ kênh, kênh.

Phần đất có diện tích 2.490,8m2, thuộc thửa 54-3, tờ bản đồ PTC5, đất trồng cây lâu năm, đất tại Ấp Giồng K, xã Phú T, huyện T, tỉnh Tiền Giang. Phần đất có tứ cận như sau:

Đông giáp đất Nguyễn Văn H.

Tây giáp phần đất còn lại của thửa 54-2 chia cho bà Nguyễn Thị Đ1.

Nam giáp đất Đào Văn T1.

Bắc giáp đất Nguyễn Văn Đ.

(Toàn bộ các phần đất có sơ đồ kèm theo).

Các đương sự được quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

Buộc bà Đặng Thị Trúc L, chị Nguyễn Thị Thu T và anh Nguyễn Minh Th có nghĩa vụ giao đất cho ông Nguyễn Văn H, ông Nguyễn Văn Đ, ông Nguyễn Văn R, ông Nguyễn Văn H1, bà Hồ Thị L1, bà Nguyễn Thị Đ1, bà Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị M. Thực hiện khi án có hiệu lực pháp luật.

Ghi nhận sự tự nguyện ông H, ông R, bà L1, bà Đ1, bà N cùng liên đới trả cho bà L số tiền 10.000.000 đồng. Thực hiện khi án có hiệu lực pháp luật.

Buộc ông H trả cho ông H số tiền 39.914.000 đồng. Thực hiện khi án có hiệu lực pháp luật.

Buộc bà N trả cho ông Đ số tiền 2.987.000 đồng; bà N trả cho ông R số tiền 18.934.000 đồng; bà N trả cho ông H số tiền 2.864.000 đồng; bà N trả cho bà C số tiền 24.265.000 đồng; bà N trả cho bà M số tiền 24.258.000 đồng; bà N trả cho bà L, chị T và anh Th số tiền 24.258.000 đồng.

Buộc bà Nguyễn Thị N, bà Hồ Thị L1, bà Nguyễn Thị Đ1, bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị M mổi người trả tiền đất CLN sử dụng làm lối đi chung tại thửa 47B2 cho bà L, chị T và anh Th là 3.244.000 đồng.

Buộc bà L, chị T, anh Th liên đới trả cho ông H giá trị phần đất CLN xây nhà lấn qua đất của ông H là 70.414.000 đồng.

Thực hiện khi án có hiệu lực pháp luật.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên có nghĩa vụ chậm thực hiện thì phải chịu lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, mức lãi suất được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành án.

2. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02/2020/QĐ- BPKCTT ngày 02/12/2020 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Tiền Giang bị hủy bỏ. Ông Nguyễn Văn H được nhận lại số tiền 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng) theo Giấy nộp tiền ngày 02/12/2020 và Giấy Thông báo về phong tỏa/đóng tài khoản thanh toán ngày 02/12/2020 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện T, tỉnh Tiền Giang.

3. Án phí:

3.1. Về án phí dân sự sơ thẩm:

Ông Nguyễn Văn Đ, ông Nguyễn Văn R, ông Nguyễn Văn H1 được miễn nộp án phí dân sự sơ thẩm.

Ông Nguyễn Văn H phải nộp 8.208.027 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 5.092.200 đồng theo biên lai thu số 49544 ngày 07 tháng 10 năm 2020 và 300.000 đồng theo biên lai thu số 49663 ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, nên ông H phải nộp tiếp số tiền 2.815.827 đồng.

Bà Đặng Thị Trúc L, chị Nguyễn Thị Thu T, anh Nguyễn Minh Th có nghĩa vụ liên đới nộp 16.416.054 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

Bà Nguyễn Thị L1 (Hồ Thị L1) phải nộp 8.208.027 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 5.092.200 đồng theo biên lai thu số 49604 ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, nên bà L1 phải nộp tiếp số tiền 3.115.827 đồng.

Bà Nguyễn Thị Đ1 phải nộp 8.208.027 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 5.092.200 đồng theo biên lai thu số 49606 ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, nên bà Đ1 phải nộp tiếp số tiền 3.115.827 đồng.

Bà Nguyễn Thị N phải nộp 8.208.027 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 5.092.200 đồng theo biên lai thu số 49607 ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, nên bà N phải nộp tiếp số tiền 3.115.827 đồng.

Bà Nguyễn Thị C phải nộp 8.208.027 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 5.092.200 đồng theo biên lai thu số 49605 ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, nên bà C phải nộp tiếp số tiền 3.115.827 đồng.

Bà Nguyễn Thị M phải nộp 8.208.027 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 5.092.200 đồng theo biên lai thu số 49608 ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, nên bà M phải nộp tiếp số tiền 3.115.827 đồng.

3.2. Về án phí dân sự phúc thẩm: Bà Đặng Thị Trúc L không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, hoàn lại số tiền tạm ứng án phí mà bà L đã nộp 300.000 đồng theo biên lai thu số 0008061 ngày 22/11/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, tỉnh Tiền Giang.

4. Trường hợp bản án, quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

161
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp chia thừa kế số 250/2022/DS-PT

Số hiệu:250/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Tiền Giang
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 28/09/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về