Bản án về tranh chấp chia thừa kế đất lâm nghiệp số 161/2020/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

BẢN ÁN 161/2020/DS-PT NGÀY 23/07/2020 VỀ TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ ĐẤT LÂM NGHIỆP

Trong các ngày 23 tháng 6 và ngày 23 tháng 7 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 97/2020/TLPT- DS ngày 12 tháng 02 năm 2020 về việc: Tranh chấp đòi lại tài sản, tranh chấp về chia thừa kế đất lâm nghiệp và thành quả lao động trên đất.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 32/2019/DS-ST ngày 30/12/2019 của Tòa án nhân dân huyện Năm Căn bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 109/2020/QĐ-PT ngày 28 tháng 02 năm 2020, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Bà Trần Hồng N1, sinh năm 1967 (có mặt).

Địa chỉ: Số 19/115, khóm 8, phường 7, thành phố C, tỉnh C .

Bị đơn: Ông N3 Tiến D, sinh năm 1952 (có mặt).

Địa chỉ: Khóm C, thị t, huyện N ., tỉnh Cà Mau

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Trần Thanh N2 (Út) sinh năm 1975 (có mặt).

Địa chỉ: Khóm 2, thị t, huyện N, tỉnh C ..

2. Ông Trần Văn C1, sinh năm 1952 (có mặt).

Địa chỉ: Ấp Ngã Bát, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

3. Ông Trần Quốc T2, sinh năm 1955 (có mặt).

Địa chỉ: Ấp X, xã V, huyện N, tỉnh C ..

4. Ông Trần Quốc T1, sinh năm 1960 (có mặt).

Địa chỉ: Khóm 1, thị t, huyện N, tỉnh C ..

5. Bà Trần Thị Tô (, sinh năm 1954 (vợ ông Tiến D);

Địa chỉ: Khóm C, thị t, huyện N ., tỉnh Cà Mau.

6. Bà Trần Thị N3, sinh năm 1963 (có mặt).

Địa chỉ: Ấp Ô, xã T, huyện N, tỉnh C ..

7. Ông Phan Chí D2, sinh năm 1963 (chồng bà N3 vắng mặt).

Địa chỉ: Ấp Ô, xã T, huyện N, tỉnh C ..

8. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Ngọc H1 (viết tắt: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp N).

Địa chỉ: Ấp T, xã T, huyện N, tỉnh C ..

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Phạm Ngọc H, sinh năm 1963, chức vụ Phó Phòng kỹ thuật (có mặt).

9. Ủy ban nhân dân xã Tân Ân Tây, huyện N, tỉnh Cà M1 (vắng mặt).

Địa chỉ: Ấp D, xã T, huyện N, tỉnh C .

10. Anh N3 Chí Danh, sinh năm 1983 (con ông Tiến D, có mặt).

Địa chỉ: Ấp Ô, xã T, huyện N, tỉnh C ..

11. Chị Liên Thị L, sinh năm 1987 (vợ anh D3 vắng mặt).

Địa chỉ: Ấp Ô, xã T, huyện N, tỉnh C ..

12. Chị N3 Ngọc Thêu, sinh năm 1981 (con ông Tiến D, vắng mặt).

Địa chỉ: Khóm 1, thị t, huyện N, tỉnh C ..

13. Anh N3 Chí Công, sinh năm 1982 (con ông Tiến D, có mặt).

Địa chỉ: Khóm C, thị t, huyện N ., tỉnh Cà Mau.

14. Anh Phan Chí H2, sinh năm 1990 (con bà N3, vắng mặt).

15. Chị N3 Thị My (là vợ anh H2, vắng mặt).

16. Chị Phan Thu P, sinh năm 1997 (con bà N3, vắng mặt). Cùng địa chỉ: Ấp Ô, xã T, huyện N, tỉnh C ..

Người đại diện theo ủy quyền của ông Chí D, anh H2 và chị P là bà Trần Thị N3 (có mặt).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà N3, bà N2, bà N1: Luật sư Đặng Huỳnh Q, Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau (có mặt).

Người kháng cáo: Nguyên đơn là bà Trần Hồng N1, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Trần Thị N3, bà Trần Thanh N2.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Nguyên đơn, bà Trần Hồng N1 trình bày:

Cha mẹ bà N1 có 07 người con chung gồm: Bà Trần Thị Tô (là vợ ông N3 Tiến D), ông Trần Quốc T2, ông Trần Quốc T1, bà Trần Thị N3, ông Trần Văn C1, bà Trần Hồng N1 và bà Trần Thanh N2. Cha mẹ bà là cụ Trần Văn Ngheo qua đời ngày 21/6/2000 và cụ Nguyễn Thị Vĩ qua đời ngày 04/7/2010 đều không để lại di chúc, tài sản cha mẹ bà để lại gồm:

+ Hai phần đất ruộng tọa lạc tại bờ đập thuộc ấp N, xã T, huyện Đ, tỉnh C .. Ngày 20/11/2010 đã họp thân tộc chia cho bà N1, bà N2 chung một thửa diện tích 14.080m2 (mỗi người 7.040m2), ông C1 được sử dụng 01 thửa diện tích 11.540m2 trong đó có đất hương hỏa. Phần bà N1 và bà N2 đã chuyển nhượng lại cho ông Mỹ giá 108 chỉ vàng 24k, phần ông C1 hiện nay vẫn còn quản lý, canh tác. Phần di sản này đã chia xong bà N1 không đặt ra yêu cầu.

+ Một phần đất nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng rừng, loại đất lâm nghiệp giao khoán khoảng 9,8 ha tọa lạc tại ấp Ông Như, xã Tân Ân Tây, huyện N, tỉnh Cà Mau. Nguồn gốc cụ Vĩ, cụ Ngheo hùn với ông N3 Tiến D nhận chuyển nhượng thành quả lao động trên đất, với diện tích chung là 7,2 ha mỗi người hùn ½ diện tích nhưng theo đo đạc thực tế là 9,8 ha (không tính phần đất vợ chồng bà Trần Thị N3 canh tác), thuộc thửa 178 khoảnh 16 tiểu khu 154. Trên đất có 01 cống xổ tôm, phần đất này chưa chia. Bà N1 yêu cầu chia cho ông D1 ½ diện tích bằng 4,9 ha. Phần còn lại của cụ Ngheo và cụ Vĩ là 4,9 ha chia cho 07 anh chị em, bà N1 yêu cầu được chia 1/7 di sản là đất, nếu không chia đất thì xin nhận giá trị bằng tiền. Ngoài ra bà N1 yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật tiền và tài sản hiện nay ông D1 đang quản lý gồm:

+ Tiền do giải tỏa cầu Ông Quyến bồi thường đợt 2 là 117.000.000 đồng.

+ Tiền khai thác cây rừng 12.000.000 đồng do ông D1 nhận chưa chia cho cụ Vĩ.

đồng.

+ Giá trị cây rừng hiện nay chưa khai thác theo giá trị định giá là 91.206.000 + Tiền thu nhập từ việc xổ tôm kể từ tháng 10 năm 2010 tới ngày xét xử là 08 năm 6 tháng tính theo giá đất cho thuê 60.000.000 đồng/năm/50 công bằng 510.000.000 đồng.

+ 01 máy honda 5.5 CV, 10 cái kiệu đựng nước uống, 01 căn nhà gỗ miền Đông mái lợp tol xi măng, 01 đồng hồ điện (lúc vô điện là 1.600.000 đồng nhưng không có định giá), 01 giếng nước ngầm. Đây là tài sản của cụ Vĩ, bà N1 yêu cầu được chia giá trị theo kết quả định giá.

+ 01 chiếc võ Composite là của ông Tiến D và cụ Vĩ hùn mua mỗi người ½, giá trị, bà N1 yêu cầu chia giá trị phần của cụ Vĩ theo định giá.

+ Tiền cụ Vĩ đưa cho ông D1 18.225.000 đồng để trả cho ông Lê Văn Đinh theo bản án của Tòa án huyện N, bà N1 yêu cầu được chia.

Bị đơn: Ông N3 Tiến D trình bày:

Năm 1984 ông D1, ông Tải và ông Bông được Nhà nước cấp một phần đất, loại đất trồng rừng kết hợp nuôi tôm với diện tích 7,2 ha mỗi người được 2,4 ha. Đất tọa lạc tại ấp Ông Như, xã Tân Ân Tây, huyện N, tỉnh Cà Mau. Năm 1986 ông Tải chuyển nhượng thành quả lao động lại cho cha mẹ vợ ông là cụ Ngheo và cụ Vĩ; phần của ông Bông thì ông Bông tặng cho ông, ngoài ra ông đã tự bao chiếm thêm kể cả phần đất của vợ chồng bà N3 đang canh tác nên mới có diện tích đất như hiện nay khoảng 13,8 ha. Sau khi cha mẹ vợ ông qua đời, anh chị em vợ của ông đã thỏa thuận phân chia thừa kế bằng biên bản họp gia đình ngày 21/9/2010 viết tay do cậu vợ là ông N3 Thế Vinh viết giùm thể hiện:

Phần đất nhận giao khoán do cha mẹ vợ ông hùn với ông diện tích 2,4 ha (24.000m2), đã giải tỏa làm cầu 1.000m2 còn lại 23.000m2 chia cho: Ông T1 4.500m2, ông T2 4.500m2, bà Tô 4.500m2, bà N3 4.500m2, còn 5.000m2 là phần của bà Út Ngân.

Phần đất ruộng ở ấp Ngã Bát, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi chia cho bà N1, ông C1 và 01 phần làm đất hương hỏa.

Sau khi lập biên bản thì phía bà N2 có đổi lại 5.000m2 đất lâm nghiệp của bà N2 cho ông C1 để bà N2 nhận đất ruộng nên phần đất thờ cúng 5.000m2 đất bà N2 được chia bà N2 giao cho ông C1 quản lý, ông C1 giao cho bà N2 5.000m2 đất ruộng ở Đầm Dơi. Phần đất ông C1 đổi với bà N2 thì ông C1 giao cho ông canh tác, mỗi năm ông trả tiền thuê đất cho ông C1 là 3.000.000 đồng để ông C1 thờ cúng cha mẹ.

Ngoài ra, năm 1990 ông có cho vợ chồng bà N3 mượn đất nhận giao khoán để canh tác với diện tích khoảng 3,9 ha, phần đất này chung với thửa đất có tranh chấp hiện nay nhưng có ranh giới và bờ riêng. Sau khi bà N3 nhận thừa kế 4.500m2 thì bà N3 đã đổi với ông để lấy phần đất bà N3 đang canh tác, do đó bà N3 tiếp tục canh tác trên phần đất 3,9 ha. Phần đất của bà N3 được chia vẫn do ông tiếp tục canh tác. Việc đổi đất chỉ thỏa thuận bằng lời nói không có làm văn bản. Phần đất ông T1, ông T2 được chia ông T1 và ông T2 đã chuyển nhượng cho ông mỗi người đã nhận của ông 45.000.000 đồng. Phần đất bà N1, bà N2 đã chuyển nhượng cho người khác xong.

Trong quá trình giải quyết, do bà N3 có yêu cầu chia thừa kế nên ông đã khởi kiện yêu cầu vợ chồng bà N3 trả lại phần đất 3,9 ha hiện nay do vợ chồng bà N3 đang canh tác. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện đối với bà N3 về việc đòi lại 3,9 ha đất.

Ông D1 không đồng ý chia thừa kế cho bà N1 theo yêu cầu của bà N1 và bà N2, bà N3.

Đối với số tiền 36.450.000 đồng để thi hành án cho ông Đinh vào năm 2005, ông D1 thừa nhận mẹ vợ ông là cụ Vĩ có đưa cho ông 10.000.000 đồng để thi hành án trả cho ông Đinh.

Đối với yêu cầu bà N1 về tiền đền bù đất đợt hai ông thừa nhận có nhận 117.000.000 đồng nhưng không đồng ý chia vì số tiền ông đã nhận sau khi đã thỏa thuận xong việc chia phần đất 23.000m2 .

Đối với giá trị cây đước trên đất hiện nay chưa khai thác nhưng số cây này do gia đình ông trồng nên không đồng ý chia.

Đối với số tiền khai thác cây rừng 12.000.000 đồng đã chia với cụ Vĩ xong khi cụ Vĩ còn sống. Sau khi cụ Vĩ qua đời thì gia đình ông tiếp tục trồng đước lại cho đến nay chưa khai thác.

Đối với 01 máy honda 5,5 CV; 09 cái kiệu nước là của cụ Vĩ, cụ Ngheo vẫn do ông quản lý nhưng không có sử dụng. Ông chấp nhận giao hiện vật nếu ai muốn nhận, ông không nhận.

Đối với một cái cống xổ tôm bằng xi măng; 01 chiếc võ Composite ông hùn với cụ Vĩ mua giá 1.500.000 đồng, phần này ai nhận thì giao ½ giá trị cho ông.

Riêng 01 đồng hồ điện là do ông xuất tiền ra để vô điện, có xác nhận của điện lực; 01 giếng nước ngầm là của ông dùng cây nước cũ khoan lại; 01 căn nhà trên phần đất hiện nay là do ông cất cho cụ Vĩ ở nên đồng ý chia.

Bà N1 yêu cầu chia tiền mất thu nhập tính mỗi năm bằng 60.000.000 đồng ông không đồng ý chia theo yêu cầu của bà N1 vì đất toàn bộ là của ông.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Trần Thị Tô ( là vợ ông N3 Tiến D trình bày:

Bà thống nhất với lời trình bày và yêu cầu của ông Tiến D. Bà thừa nhận khi cha mẹ bà qua đời không để lại di chúc, năm 2010 họp anh em phân chia tài sản, có 02 biên bản họp. Một biên bản là viết tay tại nhà ông C1 do cậu ba Vinh viết chia toàn bộ phần đất nhận giao khoán và đất ruộng. Biên bản này không có bà N1, bà N2 ký. Một biên bản họp đánh máy là để cho bà N1, bà N2 và ông C1 sang tên đối với phần đất ruộng và vườn ở Đầm Dơi. Biên bản này ông T1 và ông T2 không có ký tên. Tuy nhiên anh chị em đồng ý với hai biên bản trên, việc hoán đổi đất và phân chia tài sản đã thực hiện xong nên đối với yêu cầu của bà N1 về việc chia thừa kế bà không đồng ý.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Trần Thị N3 trình bày:

Phần đất vợ chồng bà N3 canh tác hiện nay có diện tích 3,9 ha không chung với phần đất 9,8 ha hiện nay bà và bà N1 yêu cầu chia thừa kế do ông Tiến D đang quản lý. Nguồn gốc đất có diện tích 3,9 ha có nguồn gốc là do vợ chồng bà tự khai phá vào năm 1986 và canh tác cho đến nay chưa ký hợp đồng giao khoán. Biên bản thỏa thuận phân chia ngày 21/9/2010 do cậu ba Vinh viết giùm bà N3 không thừa nhận. Bà N3 đồng ý với ý kiến bà N1 yêu cầu ông Tiến D chia thừa kế cho 07 chị em bà trong đó bà yêu cầu chia cho bà một phần theo quy định.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Trần Thanh N2 trình bày:

Cha mẹ bà chết không để lại di chúc, tài sản đất ruộng tại ấp N, xã T, huyện Đ, tỉnh C . anh chị em họp chia cho bà và bà N1 diện tích 14.080m2 (mỗi người ½ = 7.040m2), phần này bà N2 và bà N1 đã sang nhượng cho ông Mỹ giá 108 chỉ vàng 24k, ông C1 được chia hiện ông C1 còn quản lý; phần này chia xong không đặt ra yêu cầu. Phần đất rừng nhận giao khoán là 9,8 ha và các tài sản khác theo trình bày của bà N1 chưa chia là đúng. Hiện nay gia đình ông Tiến D đang quản lý toàn bộ đất và tài sản nên bà yêu cầu chia theo pháp luật cho bà một phần.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Trần Quốc T1, ông Trần Quốc T2 và ông Trần Văn C1 trình bày:

Thống nhất như lời trình bày của ông Tiến D. Đối với di sản do cha mẹ qua đời để lại năm 2010 gia đình đã họp phân chia cho anh chị em, gồm:

- 02 phần đất tọa lạc tại Bờ Đập thuộc ấp Ngã Bát, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi loại đất ruộng và đất vườn. Đất ruộng ông C1 được chia 5.000m2, bà N1 được chia 6.700m2, đất hương hỏa 5.061m2 và đất vườn người nào phụng thờ thì được gìn giữ, con cháu qua đời không chỗ chôn cất thì được đem về phần đất vườn.

- 01 phần đất rừng nhận giao khoán của cha mẹ có là 24.000m2, Nhà nước thu hồi 1.000m2 còn lại 23.000m2 chia cho bà Tô, bà N3, ông T1, ông T2 mỗi người 4.500m2, còn lại 5.000m2 là của bà N2 (Út). Việc thỏa thuận này thể hiện bằng văn bản có cậu ba Vinh làm chứng và viết giùm, lúc đó bà N2 và bà N1 vắng nên không có ký tên. Sau đó bà N2 không đồng ý nhận đất giao khoán nên đổi về phần đất ở ấp Ngã Bát nhận chung với bà N1 và phần này bà N1 và bà N2 (Út) đã chuyển nhượng cho người khác; còn 5.000m2 đất nhận giao khoán của bà N2 được chia, bà N2 đã chuyển đổi sang cho ông C1, ông C1 giao cho vợ chồng ông D1 canh tác mỗi năm ông D1 trả 3.000.000 đồng cho ông C1 để làm đám giỗ cha mẹ.

Do diện tích đất nhận giao khoán ông T1 và ông T2 được chia có diện tích nhỏ nên ông T1 và ông T2 đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông D1, giá mỗi người chuyển nhượng là 45.000.000 đồng. Ông T1, ông T2 đã nhận đủ tiền. Nay ông T1, ông T2 và ông C1 không có yêu cầu chia thừa kế. Nếu trường hợp được chia thừa kế thì phần của ông T1, ông T2 và ông C1 được chia yêu cầu giao cho ông D1 và bà Tô.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Ngọc H1 (gọi tắt là Công ty) có văn bản thể hiện ý kiến:

Phần đất hiện nay các đương sự đang tranh chấp thừa kế là đất lâm nghiệp (đất rừng kết hợp nuôi tôm) do Công ty giao khoán tại thửa 178, khoảnh 16, tiểu khu 154 thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp N có tổng diện tích khoảng 9,9 ha. Phần đất bà Trần Thị N3, ông Phan Chí D2 đang quản lý canh tác giáp ranh thửa đất trên, theo kết quả đo đạc cắm mốc ranh giới ngày 06/11/2013 diện tích 3,9 ha là diện tích riêng biệt không nằm trong diện tích đất tranh chấp thừa kế. Phần đất này Công ty chưa ký hợp đồng giao khoán với bà N3.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:Ủy ban nhân dân xã Tân Ân Tây có văn bản thể hiện ý kiến:

Theo văn bản trả lời của Công ty TTHH MTV Lâm nghiệp N số 37 ngày 04/12/2013 và số 20 ngày 08/6/2015 thể hiện phần đất bà N3 và ông Tiến D canh tác hiện nay là hai thửa riêng biệt. Căn cứ vào kết quả xác minh thể hiện phần đất của vợ chồng bà N3 đang canh tác là do bà N3 tự khai phá vào năm 1986 và sản xuất ổn định đến nay. Phần đất hiện nay bà N1 đang tranh chấp về thừa kế có nguồn gốc trước đây là của cụ Ngheo ký hợp đồng giao khoán, hiện nay chuyển qua ai ký hợp đồng thì Ủy ban chưa nắm được.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Anh N3 Chí Danh, chị Liên Thị L đồng trình bày:

Anh chị hiện đang sinh sống trên phần đất bà N1 tranh chấp với ông D1. Cây rừng có trên đất là do anh D3 trồng, trái đước giống tự lượm một phần và một phần do Công ty cung cấp. Trên phần đất có căn nhà, sau khi cụ Vĩ mất thì vợ chồng anh D3 có đầu tư sửa nhà khoảng 20.000.000 đồng, nếu yêu cầu khởi kiện của bà N1 được chấp nhận phải trả lại giá trị sửa chữa nhà, trả toàn bộ giá trị cây đước trồng theo giá trị đã định giá. Anh chị và gia đình đang quản lý đất, nhà, võ máy, kiệu chứa nước, cây nước.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:Anh N3 Chí Công, chị N3 Ngọc Thêu đồng trình bày:

Phần đất có tranh chấp thừa kế giữa bà Trần Hồng N1 với ông N3 Tiến D đã chia xong, đối với đất bà N3 canh tác là của ông Tiến D tự khai phá và cho bà N3 mượn canh tác, sau đó hoán đổi phần diện tích đất bà N3 được thừa kế 4.500m2 với ông Tiến D và bà N3 được hưởng hết phần đất cho mượn.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Anh Phan Chí H2, chị Phan Thu P:

ủy quyền cho mẹ là bà Trần Thị N3 không có ý kiến khác.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị N3 Thị My là vợ anh H2: Không có văn bản nêu ý kiến đối với việc giải quyết vụ án.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 32/2019/DS-ST ngày 30/12/2019 của Tòa án nhân dân huyện Năm Căn đã quyết định:

- Đình chỉ xét xử yêu cầu của ông N3 Tiến D về việc yêu cầu đòi lại quyền sử dụng thành quả lao động trên đất đối với vợ chồng bà Trần Thị N3, ông Phan Chí D2 đối với phần đất có diện tích 3,9 ha tại ấp Ông Như, xã Tân Ân Tây, huyện N, tỉnh Cà Mau (theo bản vẽ là thửa số 3). Ông N3 Tiến D được quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật.

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Trần Hồng N1 về việc chia di sản thừa kế của cụ ông Trần Văn Ngheo và cụ bà N3 Thị Vĩ.

Buộc vợ chồng ông N3 Tiến D, bà Trần Thị Tô ( giao giá trị 1/7 di sản thừa kế cho bà N1 là 1.041.000 đồng.

Vợ chồng ông Tiến D được sở hữu 10 miếng tiplo của cụ Vĩ nằm chung căn nhà của vợ chồng ông Tiến D; 09 kiệu chứa nước (08 kiệu lớn, 01 kiệu nhỏ); máy nổ Honda của cụ Vĩ; cống xổ vuông; vỏ Composite.

Bác yêu cầu bà N1 về việc yêu cầu gia đình ông N3 Tiến D trả lại phần đất NTTS diện tích 49.000m2 (4,9ha) tọa lạc tại ấp Ông Như, xã Tân Ân Tây, huyện N, tỉnh Cà Mau cho anh chị em bà đứng tên hợp đồng giao khoán; yêu cầu chia 7.000m2 đất nuôi trồng thủy sản; yêu cầu chia tiền giải tỏa bồi thường cầu Ông Quyến đợt 2 là 103.000.000 đồng; tiền trợ cấp giảm thu nhập 14.000.000 đồng; tiền khai thác cây rừng 12.000.000 đồng; thu nhập từ việc xổ vuông 08 năm 06 tháng mỗi năm 60.000.000 đồng = 510.000.000 đồng; cây rừng trên đất theo định giá là 91.206.000 đồng; tiền trả cho ông Đinh 18.225.000 đồng; giếng nước ngầm; đồng hồ điện.

Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên về chi phí tố tụng, án phí, nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo theo luật định.

Ngày 13/01/2020 nguyên đơn là bà Trần Hồng N1, bà Trần Thị N3, bà Trần Thanh N2 kháng cáo yêu cầu hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Năm Căn.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bà N1, bà N2 và bà N3 thay đổi nội dung kháng cáo, không yêu cầu hủy bản án sơ thẩm mà yêu cầu sửa bản án sơ thẩm.

Bà N1 yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật cho bà phần di sản cha mẹ bà qua đời để lại trên phần đất lâm nghiệp tại huyện N do ông D1 và bà Tô đang quản lý. Riêng phần đất nuôi trồng thủy sản tại huyện Đầm Dơi là di sản của bà được cha mẹ cho riêng bà và bà N2 khi cha mẹ còn sống, nên anh em đã họp gia đình ngày 20/11/2010 thống nhất cho bà và bà N2 đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vào năm 2011 bà và bà N2 đã chuyển nhượng cho ông Mỹ với diện tích là 14.085m2 với giá 108 chỉ vàng 24k. Ông C1 cũng được chia phần đất ở, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản với diện tích 11.540m2. Hiện nay nếu anh em có đơn yêu cầu chia thừa kế phần đất của bà và bà N2 được chia ở Đầm Dơi thì bà vẫn đồng ý chia thừa kế theo pháp luật nhưng phải xem xét lại toàn bộ phần đất của cha mẹ hiện nay ông C1 đang quản lý và sử dụng có diện tích trên 40.000m2. Đối với các yêu cầu chia di sản là giá trị cây rừng trên đất, bà N1 yêu cầu nếu chia đất lâm nghiệp cho bà thì cây rừng trên phần đất được chia bà được hưởng không yêu cầu chia giá trị, các tài sản còn lại bà yêu cầu chia giá trị theo kết quả định giá. Riêng số tiền xem xét thẩm định tại chỗ tại Tòa án Năm Căn bà đã nhận lại 960.000 đồng nên không có yêu cầu xem xét lại số tiền này.

Bà N2 và bà N3 yêu cầu được chia thừa kế theo pháp luật phần di sản là phần đất lâm nghiệp tại huyện N do cha mẹ qua đời để lại nhưng bà N2 và bà N3 không nhận phần di sản được chia mà giao hết cho bà N1 nhận và được bà N1 đồng ý.

Ông D1 yêu cầu được giữ nguyên việc chia di sản thừa kế như các biên bản họp gia đình ngày 21/9/2010 và biên bản họp gia đình ngày 20/11/2010. Không thống nhất chia thừa kế theo yêu cầu của bà N1, bà N2 và bà N3.

Ông C1 tranh luận cho rằng phần đất tại Đầm Dơi ông đã được anh em thống nhất chia cho ông, bà N2 và bà N1, ông đã quản lý sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 17.533m2 vào năm 2013, trong diện tích đất ông được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có một phần ông nhận chuyển nhượng thêm của người khác. Hiện nay ông đang quản lý đất để sử dụng và thờ cúng cha mẹ. Ông yêu cầu giữ nguyên hiện trạng đất như đã chia trước đây, ông không có yêu cầu chia thừa kế phần đất lâm nghiệp ở huyện N.

Ông T2 và ông T1 tranh luận cho rằng phần đất lâm nghiệp ở huyện N và phần đất nuôi trồng thủy sản ở huyện Đầm Dơi là di sản của cha mẹ qua đời để lại đã được anh em thống nhất họp gia đình để chia theo biên bản họp ngày 21/9/2010 và biên bản họp ngày 20/11/2010. Phần đất Lâm nghiệp ở huyện N ông T1 và ông T2 được chia ông T1 và ông T2 đã chuyển nhượng cho ông D1, ông D1 đã trả cho ông T1 và ông T2 mỗi người 45.000.000 đồng. Do đó hiện nay nếu được chia thừa kế theo pháp luật thì ông T1 và ông T2 thống nhất giao kỷ phần được hưởng cho ông D1 và bà Tô.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà N1, bà N2 và bà N3. Giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Năm Căn.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Xét kháng cáo của bà Trần Thanh N2 và bà Trần Thị N3, Hội đồng xét xử xét thấy: Tại hồ sơ, bà N2 và bà N3 đều có yêu cầu được chia thừa kế phần di sản cha mẹ qua đời để lại như yêu cầu của bà N1 nhưng cấp sơ thẩm tách yêu cầu của bà N2 và bà N3 ra để giải quyết thành vụ kiện khác. Tại cấp phúc thẩm, bà N2 và bà N3 thay đổi nội dung kháng cáo. Bà N2 và bà N3 không yêu cầu hủy bản án sơ thẩm mà yêu cầu sửa bản án sơ thẩm theo hướng toàn bộ di sản của bà N2 và bà N3 được chia theo pháp luật, bà N2 và bà N3 giao hết cho bà N1 được bà N1 đồng ý. Do đó, Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu thay đổi nội dung kháng cáo của bà N2 và bà N3 để xem xét giải quyết vụ án.

[2] Xét yêu cầu kháng cáo của bà Trần Hồng N1.

Bà N1 và ông Tiến D đều thừa nhận nguồn gốc đất lâm nghiệp đang tranh chấp hiện nay tại huyện N là do cụ Vĩ, cụ Ngheo cùng với ông Tiến D nhận chuyển nhượng thành quả lao động của ông Bông và ông Tải vào năm 1986 với diện tích ghi trên giấy tờ là 7,2 ha, không đo đạc cụ thể, nhưng phần đất cụ Ngheo, cụ Vĩ và ông Tiến D quản lý sử dụng từ trước đến nay được các đương sự thừa nhận trên thực địa là khoảng 9,8 ha. Bà N1, bà N2 và bà N3 cho rằng trong diện tích 9,8 ha thì phần của cụ Ngheo và cụ Vĩ có là ½ diện tích bằng 4,9ha. Phần còn lại 4,9 ha là của ông D1 nhưng ông D1 cho rằng phần của cụ Ngheo và cụ Vĩ chỉ có 1/3 diện tích trong diện tích 7,2ha bằng 23.000m2. Phần còn lại 2/3 diện tích trong 7,2 ha là của ông, phần đất thừa tăng lên từ 7,2 ha lên 9,8 ha là do ông Tiến D tự khai phá thêm khi trực tiếp quản lý và canh tác cùng với cụ Vĩ và cụ Ngheo từ năm 1986 đến nay.

Hội đồng xét xử xét thấy, ông Tiến D không có giấy tờ, chứng cứ chứng minh phần đất của ông Tiến D và cụ Ngheo, cụ Vĩ mỗi người là bao nhiêu ha nhưng trên thực tế ông Tiến D cùng với cụ Ngheo và cụ Vĩ quản lý và sử dụng từ năm 1986 đến nay với diện tích 9,8ha. Ông Tiến D và các đồng thừa kế của cụ Ngheo và cụ Vĩ đều thừa nhận trên toàn bộ phần đất 9,8 ha hiện nay đang tranh chấp là do ông Tiến D và cụ Ngheo, cụ Vĩ quản lý sử dụng khai thác và chia lợi nhuận chung đến khi cụ Ngheo qua đời năm 2004 thì toàn bộ phần đất do ông Tiến D và cụ Vĩ quản lý sử dụng. Đến năm 2011 cụ Vĩ qua đời thì ông Tiến D và bà Tô mới quản lý và sử dụng toàn bộ diện tích đất trên cho đến nay. Tại bản án sơ thẩm số 11/2005 ngày 01/6/2005 của Tòa án nhân dân huyện N do ông Đinh kiện ông D1 để đòi tiền thành quả lao động trên phần đất hiện nay các đương sự đang tranh chấp thì ông Tiến D cũng thừa nhận phần đất nêu trên có nguồn gốc là của ông Tải, ông Bông được Nhà nước cấp diện tích 7,2 ha và ông Tiến D cũng có một phần nhưng do canh tác không hiệu quả nên ông đã giao trả lại cho Lâm ngư trường 13/12, sau đó Lâm ngư trường cấp cho cụ Ngheo (BL 170). Số tiền thi hành theo quyết định của bản án buộc ông Tiến D trả tiền thành quả lao động cho ông Đinh, ông D1 thừa nhận cụ Ngheo có đưa cho ông 10.000.000 đồng để thi hành án cho ông Đinh. Trong thời gian quản lý và sử dụng đất thì cụ Ngheo là người đại diện hộ gia đình cụ Ngheo đứng tên ký hợp đồng giao khoán với Lâm ngư trường 13/12 từ ngày 01/01/1994 đến ngày 31/12/2004 (BL 39). Như vậy chứng tỏ phần đất cụ Vĩ, cụ Ngheo và ông Tiến D đang quản lý sử dụng là tài sản chung của cụ Vĩ, cụ Ngheo và ông Tiến D. Năm 2005 ông Tiến D đã chuyển tên sổ hợp đồng giao khoán từ hộ gia đình cụ Ngheo sang hộ gia đình ông Tiến D. Việc chuyển tên sổ giao khoán ông Tiến D cho rằng căn cứ theo biên bản họp gia đình ngày 01/9/2005 gồm cụ Vĩ cùng các con của cụ Vĩ và cụ Ngheo đồng ý ký tên để hộ gia đình ông D1 được ký hợp đồng giao khoán (BL 452) nhưng tại biên bản này không có chứng thực nên không xác định được chữ ghi tên Vĩ trong biên bản có phải của cụ Vĩ hay không, bà N1 và bà N2 cho rằng không có mặt và cũng không ký tên biên bản được ông Tiến D thừa nhận. Tại Công văn số 28/2014 ngày 13/9/2014 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp N xác nhận việc chuyển tên sổ giao khoán từ hộ gia đình cụ Ngheo sang hộ gia đình ông Tiến D vào năm 2005 không có hồ sơ, tài liệu liên quan mà chỉ có sổ hợp đồng giao khoán của hộ gia đình ông Tiến D nên không có cơ sở để xác định thủ tục chuyển tên cho ông D1 là đúng hay sai (BL 1498, 1499). Tại biên bản làm việc với ông Trần Ngọc Thảo là Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp N là đơn vị trực tiếp quản lý đất từ năm 2008 đến nay do Ban quản lý rừng 13/12 sáp nhập vào Công ty Lâm nghiệp N năm 2007 xác định việc ông D1 được ký hợp đồng giao khoán vào ngày 07/11/2005 đến ngày 01/12/2014 là hết hạn hợp đồng giao khoán nhưng do phát sinh tranh chấp nên đến nay Công ty chưa thanh lý hợp đồng với ông D1 và cũng chưa ký lại hợp đồng giao khoán (BL 1519). Do đó việc ông Tiến D cho rằng ông Tiến D đại diện hộ gia đình ông ký hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp hiện nay là hợp pháp và phần đất trước đây do ông Tiến D và cụ Vĩ, cụ Ngheo quản lý sử dụng và canh tác thì phần của cụ Vĩ và cụ Ngheo chỉ có diện tích 23.000m2, phần còn lại của ông Tiến D là không có cơ sở. Vì vậy, chấp nhận lời trình bày của bà N1 để xác định phần đất Lâm nghiệp mà hiện nay ông Tiến D và bà Tô đang quản lý sử dụng có phần của cụ Vĩ và cụ Ngheo là ½ diện tích, phần đất của ông D1 và bà Tô là ½ diện tích trên tổng diện tích đất thực tế hiện nay ông D1 và bà Tô đang quản lý sử dụng.

[3] Theo kết quả đo đạc thực tế ngày 18/6/2018 do Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện N cùng các đương sự và Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp N xác định, tổng diện tích đất hiện nay ông Tiến D và bà Tô đang quản lý là 86.180,9m2. Như vậy ông D1 có ½ diện tích bằng 43.090.45m2. Cụ Ngheo và cụ Vĩ có ½ diện tích bằng 43.090,45m2.

[4] Do cụ Ngheo và cụ Vĩ qua đời không để lại di chúc nên bà N1, bà N2 và bà N3 yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật nhưng ông Tiến D và bà Tô cho rằng sau khi cụ Vĩ qua đời thì vào ngày 21/9/2010 anh chị em đã họp gia đình và lập biên bản để phân chia di sản của cha mẹ qua đời để lại bao gồm phần đất lâm nghiệp do ông Tiến D đang quản lý và đất nuôi trồng thủy sản, đất vườn và đất ruộng ở ấp Ngã Bát, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi. Trong đó phần đất lâm nghiệp được chia cho bà Tô, ông T2, ông T1, bà N3 mỗi người 4.500m2, bà N2 được chia 5.000m2. Phần đất ở ấp Ngã Bát chia cho bà N1 6.700m2 và ông C1 10.061m2 trong đó có 5.061m2 đất hương quả. Đến ngày 20/11/2010 thì anh em đã thống nhất lập biên bản phân chia phần đất ở ấp Ngã Bát cho bà N1 và bà N2 mỗi người diện tích 7.040m2 và chia cho ông C1 diện tích 11.540m2 nên bà N1 và bà N2 đã đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền dử dụng đất. Sau đó bà N1 và bà N2 đã chuyển nhượng cho ông Mỹ diện tích 14.085m2 với giá 108 chỉ vàng 24k vào năm 2011. Vì vậy ông Tiến D và bà Tô không đồng ý chia thừa kế đất cho bà N1, bà N2 và bà N3.

Theo biên bản họp gia đình ngày 20/11/2010, ông D1 cho rằng, ngày 21/9/2010 thì anh em thống nhất chia phần đất ở ấp Ngã Bát cho bà N1, bà N2 và ông C1 nên bà N1 và bà N2 không được chia thừa kế phần đất lâm nghiệp ở huyện N. Từ đó anh em mới tiếp tục họp gia đình ngày 20/11/2010 để chia đất lâm nghiệp ở huyện N cho các anh em khác nhưng bà N1 và bà N2 không thừa nhận mà cho rằng việc chia phần đất cho bà N1 và bà N2 ở ấp Ngã Bát theo biên bản ngày 20/11/2010 để bà N1 và bà N2 đăng ký quyền sử dụng đất là do khi cha mẹ còn sống đã hứa cho riêng bà N1 và bà N2 phần đất này, anh em đều thống nhất nên đã ký tên vào biên bản ngày 20/11/2010 để bà N1 và bà N2 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn phần đất lâm nghiệp thì chưa chia do còn đang tranh chấp về phần của cha mẹ bà và ông Tiến D mỗi người diện tích là bao nhiêu ha trong tổng diện tích 9,8ha. Sau đó ông D1 mới làm lại biên bản họp gia đình và ghi lùi ngày lại là ngày 21/9/2010 để cho rằng bà N1 và bà N2 không được chia đất Lâm Nghiệp ở huyện N.

Hội đồng xét xử xét thấy, biên bản họp gia đình ngày 21/9/2010 anh em thống nhất chia đất ở ấp Ngã Bát cho bà N1 và bà N2, đồng thời biên bản xác định diện tích đất lâm nghiệp của cụ Vĩ và cụ Ngheo là 23.000m2 để phân chia cho các anh em nhưng không được bà N1 và bà N2 tham gia họp và ký tên để thống nhất việc thỏa thuận phân chia di sản của cha mẹ qua đời để lại được ông Tiến D và các anh em thừa nhận là không có bà N1 và bà N2 nên bà N1 và bà N2 không có ký tên biên bản. Ông D1 cho rằng có cụ Vĩ ký tên nhưng bà N1, bà N2 và bà N3 không thừa nhận chữ viết tên của cụ Vĩ. Ông D1 cung cấp biên bản họp gia đình ngày 21/9/2010 có Trưởng ấp là bà N3 Tuyết Liễu ký tên xác nhận vào ngày 18/11/2012 nhưng tại biên bản làm việc với bà N3 Tuyết Liễu ngày 26/11/2016 bà Liễu thừa nhận khi ký tên xác nhận vào biên bản họp gia đình để phân chia di sản của cụ Ngheo và cụ Vĩ bà không chứng kiến việc họp gia đình vì thời điểm 21/9/2010 bà cũng chưa làm Trưởng ấp (BL 795). Do đó ông D1 căn cứ vào biên bản họp gia đình ngày 21/9/2010 để xác định di sản của cụ Vĩ và cụ Ngheo đã được cụ Vĩ và tất cả các anh em thỏa thuận thống nhất phân chia đất cho bà N1, bà N2, bà N3. Đồng thời, ông D1 cho rằng theo biên bản ngày 21/9/2010 anh em thống nhất ký tên để chia đất cho bà N1 và bà N2 ở ấp Ngã Bát, thì bà N1 và bà N2 không được chia phần đất lâm nghiệp tại huyện N, nhưng do văn bản không có nội dung thỏa thuận này nên việc trình bày của ông D1 là không có cơ sở chấp nhận.

Bà N1 và bà N2 cho rằng việc bà N1 và bà N2 được chia đất ở ấp Ngã Bát theo biên bản họp gia đình ngày 20/11/2010 là di sản bà N1 và bà N2 được cho riêng nhưng không được các anh em là bà bà Tô, ông T2, ông T1 và ông C1 không thừa nhận, bà N1 và bà N2 không có chứng cứ chứng minh phần đất tại ấp Ngã Bát do bà N2 và bà N1 được cho riêng nên không có cơ cơ sở chấp nhận lời trình bày của bà N1 và bà N2.

Xét thấy cả hai biên bản họp gia đình ngày 21/9/2010 và biên bản ngày 20/11/2010 đều không đủ cơ sở để chấp nhận lời trình của ông D1 và bà N1 và bà N2. Nên không thể căn cứ theo hai biên bản họp gia đình nêu trên để xác định phần di sản của cụ Vĩ và cụ Ngheo qua đời để lại được phân chia xong theo thỏa thuận của tất cả các con của cụ Vĩ và cụ Ngheo. Vì vậy cần xác định toàn bộ di sản của cụ Vĩ và cụ Ngheo qua đời không để lại di chúc được chia theo pháp luật cho các con của cụ Vĩ và cụ Ngheo.

Tuy nhiên phần đất ở ấp Ngã Bát, bà N1 và bà N2, ông C1 được chia theo biên bản họp gia đình ngày 20/11/2010. Đã qua, bà N1, bà N2 và ông C1 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông C1 được cấp diện tích 17.533m2 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BM 998626 cấp ngày 28/6/2013 và hiện nay ông C1 đang ở và quản lý sử dụng và thờ cúng cụ Vĩ và cụ Ngheo từ trước đến nay, ông C1 cho rằng trong diện tích đất ông C1 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 17.533m2 có một phần đất ông nhận chuyển nhượng nhưng ông C1 không chứng minh được chuyển nhượng của ai, diện tích bao nhiêu m2, tuy nhiên tất cả các anh em của ông C1 hiện nay không ai có yêu cầu về phần đất ông C1 đang quản lý sử dụng để thờ cúng cha mẹ, ông C1 cũng yêu cầu giữ nguyên hiện trạng để ông được tiếp tục quản lý sử dụng đất. Ông C1 không yêu cầu chia phần đất lâm nghiệp ở huyện N. Xét thấy ông C1 được chia phần đất ở ấp Ngã Bát bao gồm đất ở, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 17.533m2, hiện nay bà Tô, ông T2, ông T1, bà N3, bà N1 và bà N2 đều không ai có yêu cầu gì trong vụ án này, ông C1 cũng không yêu cầu chia phần đất lâm nghiệp nghiệp ở huyện N nên xét thấy cần giữ nguyên diện tích đất này cho ông C1, Hội đồng xét xử không xem xét. Phần di sản của cụ Ngheo và cụ Vĩ còn lại được chia thừa kế cho 6 người con của cụ Vĩ và cụ Ngheo gồm bà Tô, ông T2, ông T1, bà N3, bà N1 và bà N2.

Đối với phần đất của bà N1 và bà N2 đã chuyển nhượng cho ông Lê Hoàng Mỹ diện tích 14.085m2 đất nuôi trồng thủy sản với giá 108 chỉ vàng 24k, hiện nay ông Mỹ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BG 218045 ngày 17/8/2011. Trong vụ án này, bà Tô, ông T2, ông T1 cũng không có yêu cầu chia thừa kế phần đất của bà N1 và bà N2 đã chuyển nhượng cho ông Mỹ, nên Hội đồng xét xử không phân chia đất của bà N1 và bà N2 cho các đồng thừa kế nhưng hội đồng xét xử xem xét để phân chia thêm một phần di sản là đất Lâm nghiệp ở huyện N cho bà N1 và bà N2 sau khi đã đối trừ với phần di sản mà bà N1 và bà N2 đã nhận.

Như vậy, phần đất lâm nghiệp tại huyện N là di sản của cụ Vĩ và cụ Ngheo được xác định là 43.090,45m2 được chia cho 6 người gồm bà N1, bà N3, bà N2, bà Tô, ông T2 ông T1 mỗi người được hưởng một phần là 7.181,7m2.

Kỷ phần của bà N3 và bà N2 đồng ý giao cho bà N1 nên bà N1 được nhận 03 phần là 21.545m2 (7181,7 x 3= 21.545m2).

Kỷ phần của ông T2, ông T1 giao cho bà Tô và ông D1 nên bà Tô và ông D1 được nhận 3 phần bằng 21.545m2.

Do ông D1 và bà Tô có một phần là 43.090,45m2 nên tổng diện tích đất ông D1 và bà Tô được chia là 64.636m2 (43.090,45 + 21.545 = 64.636m2 ).

Phần đất ở Ngã Bát do bà N2 và Nhan đã nhận và chuyển nhượng cho ông Mỹ giá 108 chỉ vàng 24k có giá trị tương đương bằng tiền hiện nay là 540.000.000 đồng tương đương với diện tích 12.094,9m2 đất lâm nghiệp (01m2 đất Lâm nghiệp theo kết quả định giá là 44.647 đồng). Do đó, bà N1, bà N2, bà N3, bà Tô, ông T2 và ông T1 mỗi người được hưởng diện tích 2.015,8m2. Tuy nhiên do phần đất trên bà N1 và bà N2 đã nhận nên bà N1 và bà N2 được chia ít hơn bà Tô, bà N3, ông T2 và ông T1 là 8.063m2 (2.015,8m2 x4 = 8.063m2).

Cụ thể, bà N1 và bà N2 được chia phần đất lâm nghiệp là 13.482m2(21.545m2 – 8.063m2 = 13.482m2).

Do bà N3 giao phần của bà N3 cho bà N1 nên bà N1 được nhận thêm một phần của bà N3 là 2.015,8 m2. Như vậy bà N1 được chia là 13.482 m2+ 2,015,8 = 15.498m2 Bà Tô, ông T2 ông T1 được chia: 6.047m2 (2.015,8 x 3 =6.047m2).

Phần của ông T2, ông T1 giao cho bà Tô và ông D1 nên bà Tô và ông D1 được nhận 27.592 m2 (21.545 m2 + 6,047m2 = 27.592 m2).

Do phần đất của ông D1 và bà Tô có từ ½ diện tích đất chia với cụ Vĩ và cụ Ngheo là 43.090,45m2 nên Tô và ông D1 được nhận là 70.682 m2 (27.592 m2 + 43,090,45m2 = 70.682m2).

Phần đất tranh chấp do ông D1 và bà Tô quản lý hiện nay được chia tách ra làm hai phần do có đường Hồ Chí Minh đi ngang qua nên phần đất tranh chấp được chia làm hai phần đất nằm hai bên lộ giới có hành lang lộ giới.

Theo sơ đồ đo đạc ngày 20/4/2018 thì phần đất ở vị trí thửa số 1 có diện tích 65.961,6m2. Phần đất ở vị trí thửa số 2 có diện tích 20.219,3m2.

Tại biên bản làm việc với Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp N xác định hiện nay toàn bộ phần đất tranh chấp về thừa kế giữa bà N1 với ông D1 Công ty chỉ ký hợp đồng giao khoán với 2 hộ ở hai vị trí đất theo sơ đồ đo đạc hiện nay (BL 1519). Do phần đất tranh chấp hiện nay khi đo đạc cả hai vị trí đất tranh chấp khi đo đã trừ hành lang lộ giới và phần đất hành lang lộ giới cũng không nằm trong phần đất ông D1 và bà Tô nhận tiền hỗ trợ bồi thường. Nên chia đất cho ông D1 và bà N1 mỗi người một phần là phù hợp. Diện tích đất bà N1 được chia là 15.498 m2 nhưng phần đất giao cho bà N1 ở vị trí số 2 có diện tích 20.219,3m2 nên bà N1 phải trả giá trị đất bằng số tiền tương ứng với diện tích đất bà N1 được nhận nhiều hơn diện tích đất được chia là 4.721m2 cho ông D1 và bà Tô.

Theo chứng thư định giá ngày 17/6/2020 do bà N1 và ông D1 thống nhất yêu cầu Công ty cổ phần định giá Eximvas định giá đất hiện nay có giá trị 44.647 đồng/m2. Như vậy tổng số tiền bà N1 phải trả cho ông D1 và bà Tô là 210.778.000 đồng (4.721m2 x 44.647 đồng = 210.778.000 đồng).

Giao cho ông D1 và bà Tô phần đất ở vị trí số 1 có diện tích 65.961,6m2 Tại phiên tòa bà N1 cho rằng ngoài phần đất ông C1 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 17.533m2 thì ông C1 còn quản lý phần đất khác của cha mẹ bà để lại chưa chia. Do trong quá trình bà N1 yêu cầu chia thừa kế đất lâm nghiệp tại huyện N, bà N1 không yêu cầu. Tại phiên tòa phúc thẩm bà N1 mới yêu cầu nên Hội đồng xét xử không xem xét. Nếu bà N1 có chứng cứ chứng minh ông C1 còn phần đất khác là di sản của cha mẹ để lại chưa chia ngoài diện tích đất ông C1 đang quản lý và sử dụng 17.533m2 thì bà N1 có quyền khởi kiện thành vụ kiện khác.

Xét yêu cầu kháng cáo của bà N1 về số tiền hỗ trợ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để làm cầu Ông Quyến đợt 2 là 103.000.000 đồng và 14.000.000 đồng tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. Tại phiên tòa ông D1 thừa nhận đã nhận tổng số tiền 117.000.000 đồng. Do số tiền này ông D1 và bà Tô nhận trong thời gian phần đất tranh chấp chưa được phân chia nên ông D1 phải chia cho bà N1. Cụ thể ½ số tiền là phần của ông D1 và bà Tô được hưởng là 58.500.000 đồng. ½ số tiền bằng 58.500.000 đồng là phần của cụ Vĩ và cụ Ngheo. Phần này được chia thành 6 phần, bà N1 được nhận bằng 3 phần (Phần của bà N1 gồm bà N1, bà N2 và bà N3) ông D1 được nhận 3 phần (phần của ông D1 là bà Tô, ông T2, ông T1). Buộc bà Tô và ông D1 phải trả cho bà N1 29.250.000 đồng.

Đối với tiền khai thác cây rừng 12.000.000 đồng bà N1 cho rằng do ông D1 nhận trong thời gian cụ Vĩ còn sống, ông D1 không thừa nhận số tiền này vì ông D1 cho rằng năm 2004, sau khi khai thác cây rừng giữa ông D1 và cụ Vĩ đã chia xong. Hiện nay bà N1 không có chứng cứ chứng minh số tiền này chưa chia cho cụ Vĩ nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà N1.

Đối với khoản tiền thu nhập từ việc xổ tôm kể từ tháng 10 năm 2010 tới ngày xét xử là 08 năm 06 tháng tính theo giá đất cho thuê 60.000.000 đồng/năm/50 công bằng 510.000.000 đồng. Tại phiên tòa phúc thẩm bà N1 yêu cầu chia số tiền 600.000.000 đồng. Xét thấy trong thời gian tranh chấp di sản thừa kế giữa bà N1 và ông D1 chưa được giải quyết, ông D1 quản lý sử dụng phần đất Lâm nghiệp ở huyện N thì bà N1 và bà N2 cũng quản lý phần đất ở ấp Ngã Bát, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, bà N1 và bà N2 cũng đã chuyển nhượng đất cho ông Mỹ nhận 108 chỉ vàng 24k để sử dụng cho đến nay, khi bà N1 và bà N2 khi chuyển nhượng đất cho ông Mỹ thì giá trị đất thấp hơn giá trị đất tại thị trường hiện nay.

Theo kết quả định giá ngày 22/7/2020 của Công ty Định giá Eximas xác định diện tích đất 14.085 m2 do bà N1 và bà N2 chuyển nhượng cho ông Mỹ hiện nay có giá trị là 1.168.083.347 đồng (1m2 bằng 82.931đồng). Do đó hiện nay bà N1 yêu cầu ông D1 chia tiền thu nhập từ việc khai thác sử dụng đất theo giá cho thuê đất hàng năm tại địa phương là không có cơ sở.

Đối với các tài sản còn lại bà N1 yêu cầu chia theo giá trị được định giá ngày 01/11/2018 (BL 767). Xét thấy toàn bộ tài sản bà N1 yêu cầu chia hiện nay đều do ông D1 và bà Tô quản lý sử dụng, gồm:

+ 01 căn nhà chiều dài 11m, chiều ngang 4m lợp tol xi măng, cột bằng cây dầu vách lá nền lót gạch tàu trị giá 7.600.000 đồng.

+ 01 máy nỗ honda 5.5 CV trị giá 1.100.000 đồng.

+ 09 cái kiệu đựng nước uống trị giá 2.600.000 đồng.

+ 01 giếng nước ngầm trị giá 2.000.000 đồng.

+ 01 chiếc võ Composite trị giá 700.000 đồng.

+ 01 cái cống xổ bằng xi măng trị giá 4.475.000 đồng.

Tổng giá trị tài sản được định giá là 20.475.000 đồng. Toàn bộ tài sản này bà N1, ông D1 đều không có chứng cứ chứng minh tài sản nào do cụ Vĩ mua và tài sản nào do ông D1 mua, căn nhà thì do cụ Vĩ và vợ chồng ông D1 cùng ở khi cụ Vĩ còn sống. Do đó chấp nhận ông D1 và cụ Vĩ mỗi người ½ giá trị. Phần tài sản của cụ Vĩ có giá trị là 10.237.500 đồng được chia thành 6 phần, bà N1 3 phần bao gồm phần bà N1, bà N3 và bà N2 bằng 5.118.000 đồng. Ông D1 được chia 3 phần gồm bà Tô, ông T2 và ông T1 nhưng do ông D1 và bà Tô đang quản lý sử dụng tài sản nên ông D1 và bà Tô phải trả cho bà N1 5.118.000 đồng. Riêng đồng hồ điện các đương sự thống nhất không định giá vì đây không phải là tài sản của cụ Vĩ nên không xem xét để chia.

Đối với yêu cầu kháng cáo của bà N1 yêu cầu ông D1 phải trả cho bà N1 số tiền do cụ Vĩ đưa cho ông D1 18.225.000 đồng để thi hành án trả cho ông Lê Văn Đinh theo bản án của Tòa án huyện N năm 2005. Hội đồng xét xử xét thấy số tiền này khi cụ Vĩ chưa qua đời cụ Vĩ không có yêu cầu nên hiện nay bà N1 yêu cầu ông D1 trả lại để chia thừa kế là không có cơ sở chấp nhận.

Đối với số cây rừng hiện nay chưa khai thác theo giá trị định giá là 91.206.000 đồng. Tại phiên tòa bà N1 yêu cầu chia đất cho bà thì bà không yêu cầu chia giá trị cây trồng trên đất. Tuy nhiên, do chấp nhận yêu cầu của bà N1 về việc chia cho bà một phần đất lâm nghiệp nên bà N1 được hưởng số cây trồng trên đất khi được phép khai thác nhưng do số cây trồng trên đất được Công ty TNHHMTV Lâm Nghiệp N xác định, từ năm 2005 đến nay Công ty hỗ trợ trái giống và tư vấn kỹ thuật cho hộ ông D1 trồng rừng và quản lý bảo vệ.

Căn cứ theo Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 11/7/2013 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 12/9/2010 của UBND tỉnh Cà Mau về một số chính sách bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, trường hợp giao khoán của ông D1 với Công ty được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, theo đó bên nhận giao khoán được hưởng 95% giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế, phần còn lại nộp cho Công ty.

Như vậy, cây rừng hiện nay chưa khai thác theo giá trị định giá là 91.206.000 đồng. Bên nhận giao khoán được hưởng 95% giá trị là 95% x 91.206.000 đồng = 86.645.700 đồng. Đây là giá trị cây rừng trên tổng diện tích đất 86.180,9m2. Trong đó bà N1 được hưởng diện tích đất 20.219,3m2 tương đương giá trị cây rừng được hưởng là 21.398.000 đồng, do bà N1 được hưởng số cây rừng trên diện tích đất 20.219,3m2 nên buộc bà N1 hoàn trả cho ông D1 số tiền 21.398.000 đồng.

Đối với phần đất ở vị trí số 3 có diện tích 40.274,1m2, phần đất này Công ty xác định do bà N3 khai phá và quản lý từ trước đến nay nhưng hiện nay Công ty chưa ký hợp đồng giao khoán với bà N3. Ông D1 cho rằng phần đất này do ông D1 cho bà N3 mượn và đã khởi kiện. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông D1 đã rút đơn khởi kiện được bà N3 thừa nhận. Cấp sơ thẩm đình chỉ giải quyết vụ án là phù hợp. Bà N3 không có kháng cáo nên phần quyết định này đã có hiệu lực pháp luật.

[5]Xét đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau tại phiên tòa là chưa phù hợp nên không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

[6] Về án phí có giá ngạch do bà Tô ông D1 là người cao tuổi có đơn xin miễn án phí nên được miễn. Bà N1 phải chịu án phí có giá ngạch trên phần di sản được chia.

[7] Về án phí phúc thẩm: Do chấp nhận kháng cáo của bà N1, bà N3, bà N2 nên bà N1, bà N3, bà N2 không phải chịu án phí phúc thẩm.

[8] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Trần Hồng N1, bà Trần Thị N3, bà Trần Thanh N2.

Sửa bản án sơ thẩm số 32/2019/DS-ST ngày 30/12/2019 của Tòa án nhân dân huyện Năm Căn.

Đình chỉ xét xử yêu cầu của ông N3 Tiến D về việc yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất lâm nghiệp đối với vợ chồng bà Trần Thị N3, ông Phan Chí D2 có diện tích 3,9 ha tại ấp Ông Như, xã Tân Ân Tây, huyện N, tỉnh Cà Mau (theo bản vẽ là thửa số 3).

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Trần Hồng N1 về việc chia di sản thừa kế của cụ ông Trần Văn Ngheo và cụ bà N3 Thị Vĩ là phần đất lâm nghiệp tọa lạc tại ấp Ông Như, xã Tân Ân Tây, huyện N, tỉnh Cà Mau có tổng diện tích theo đo đạc là 86.180,9m2 .

Chia cho bà N1 diện tích đất lâm nghiệp tại thửa ở vị trí số 2 có diện tích 20.219,3m2.

Chia cho ông Tiến D và bà Tô phần đất lâm nghiệp ở thửa có vị trí số 1 diện tích 65.961,6m2 Buộc ông Tiến D và bà Tô phải giao cho bà N1 diện tích đất là 20.219,3m2 ở vị trí số 2 cùng với cây trồng, công trình kiến trúc trên đất (Có sơ đồ đo đạc kèm theo).

Bà N1, ông D1 và bà Tô có quyền liên hệ với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp N ký hợp đồng giao khoán theo quy định.

Buộc bà N1 phải trả cho ông Tiến D và bà Tô số tiền chênh lệch trên diện tích đất được chia là 210.778.000 đồng.

Buộc bà N1 trả cho ông D1 số tiền giá trị cây rừng trên đất là 21.398.000 đồng.

Buộc ông Tiến D và bà Tô phải chia cho bà N1 số tiền được Nhà nước hỗ trợ bồi thường là 29.250.000 đồng.

Buộc ông Tiến D và bà Tô phải chia thừa kế giá trị tài sản cho bà N1 là 5.118.000 đồng bao gồm 01 căn nhà, 01 máy nổ honda 5.5 CV, 09 cái kiệu đựng nước uống, 01 giếng nước ngầm, 01 chiếc võ Composite, 01 cái cống xổ nước bằng xi măng.

Ông N3 Tiến D và bà Trần Thị Tô được tiếp tục quản lý, sở hữu toàn bộ tài sản gồm:

+ 01 căn nhà chiều dài 11m, chiều ngang 4m lợp tol xi măng, cột bằng cây dầu vách lá nền lót gạch tàu, 01 máy nỗ honda 5.5 CV, 09 cái kiệu đựng nước uống, 01 giếng nước ngầm, 01 chiếc võ Composite, 01 cái cống xổ bằng xi măng, 01 đồng hồ điện hiện nay ông D1 và bà Tô đang quản lý sử dụng.

Bác yêu cầu bà N1 về việc yêu cầu chia tiền thu nhập từ việc cho thuê đất với tổng số tiền là 600.000.000 đồng.

Bác yêu cầu của bà N1 về việc yêu cầu ông D1 phải trả tiền thi hành án cho ông Đinh để chia thừa kế là 18.225.000 đồng.

Bác yêu cầu của bà N1 về việc yêu cầu ông D1 phải chia cho bà N1 một phần trong số tiền 12.000.000 đồng tiền khai thác cây rừng năm 2004.

Về chi phí tố tụng:

- Chi phí đo đạc, định giá 28.091.000 đồng bà N1 và ông D1 mỗi người phải chịu 14.045.500 đồng, đã qua bà N1 có dự nộp 19.091.000 đồng, ông D1 đã dự nộp 9.000.000 đồng, ông D1 phải trả lại cho bà N1 5.045.500 đồng.

- Chi phí xem xét thẩm định tại chỗ đối với phần đất bà N3 400.000 đồng, ông Tiến D phải chịu, ông D1 đã nộp xong.

Về án phí:

- Ông D1 và bà Tô được miễn nộp án phí dân sự sơ thẩm.

- Bà N1 phải chịu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch là 33.926.000 đồng.

Đã qua, bà N1 có nộp tạm ứng 2.500.000 đồng theo biên lai thu số 003231 ngày 24/01/2013 của Chi cục thi hành dân sự huyện N và 200.000 đồng theo biên lai thu tiền số 003383 ngày 19/6/2013 của Chi cục thi hành án dân sự huyện N được đối trừ, bà N1 phải nộp tiếp là 31.226.000 đồng - Ông N3 Tiến D được nhận lại số tiền tạm ứng án phí 7.312.500 đồng theo biên lai thu tạm ứng án phí lệ phí Tòa án số 0014919 ngày 22/4/2016 do ông Tiến D khởi kiện bà Trần Thị N3.

“Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại các điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật thi hành án dân sự”.

Án phí dân sự phúc thẩm: Bà Trần Hồng N1, bà Trần Thị N3, bà Trần Thanh N2 không phải chịu 300.000 đồng, ngày 13/01/2020 bà N3, bà N2, bà N1 đã dự nộp mỗi người 300.000 đồng theo các biên lai số 0007014, 0007015, 0007016 tại Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Năm Căn được nhận lại.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

44
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp chia thừa kế đất lâm nghiệp số 161/2020/DS-PT

Số hiệu:161/2020/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Cà Mau
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:23/07/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về